Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

A.

NGUỒN
I. Khái niệm
- Nguồn là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền
thông. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay một tổ chức, mang nội
dung, thông tin, (thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích lan truyền) với
người khác hay nhóm người khác.
II. Nguồn của fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò
- Do đội ngũ truyền thông trẻ - “những admin giấu mặt”: “Từ những cá nhân
yêu thích các giá trị văn hóa, lịch sử chúng mình quy tụ lại thông qua các mối
quan hệ xã hội, gặp gỡ và quen biết nhau, cùng xây dựng đội ngũ.”
- Xuất phát từ ý tưởng “số hóa” nội dung lịch sử để tiếp cận gần gũi với cộng
đồng.

B. THÔNG ĐIỆP
I. Khái niệm
- Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng
tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, ý kiến,
hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật… được mã hóa theo
một hệ thống kí hiệu nào đó. Tiếng nói, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ
biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có nghĩa, được dùng để trao đổi
giữa chủ thể và công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông.
II. Thông điệp của “Di tích Nhà tù Hỏa Lò”
- Lan toả tình yêu lịch sử tới cộng đồng, đặc biệt là tình yêu với lịch sử dân
tộc: Đội ngũ truyền thông của Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã chia sẻ: “Khi chính
thức bắt tay vào việc làm fanpage, chúng tôi bắt đầu với tình yêu và nhiệt
huyết nhiều hơn là những chiến lược, tầm nhìn. Mục tiêu lớn của chúng tôi rất
đơn giản: Lan toả tình yêu lịch sử tới cộng đồng, đặc biệt là tình yêu với lịch
sử dân tộc”.
- “Truyền cảm hứng đến đối tượng tiếp nhận để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và
chia sẻ rộng rãi cho công chúng.

C. KÊNH TRUYỀN THÔNG


I. Khái niệm
- Kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể mà người ta chia truyền thông thành
các loại hình khác nhau như truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền
thông trực tiếp, truyền thông đại chúng,...
- Đội ngũ truyền thông của Di tích Nhà tù Hỏa Lò chủ yếu tập trung vào loại
hình truyền thông xã hội - khai thác sử dụng các trang mạng xã hội có sức lan
tỏa rộng rãi như Facebook, Instagram, Spotify…
II. Hoạt động trên từng kênh
1. Nền tảng facebook
- Fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic” được thành lập vào
năm 2017 với mục tiêu lan tỏa tình yêu lịch sử và đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò
đến gần hơn với cộng đồng thông qua những tuyến nội dung hợp xu hướng và
dễ tiếp cận.
- Năm 2020, khi các địa điểm tham quan, du lịch lao đao bởi dịch bệnh,
ngưng trệ các hoạt động truyền thông thì Nhà tù Hỏa Lò lại “comeback” đầy
ngoạn mục với những nội dung gây sốt với giới trẻ, thu hút hàng ngàn lượt
theo dõi, tương tác mỗi ngày.
- Hiện tại fanpage đã có hơn 208 nghìn lượt theo dõi, với tần suất đăng tải đều
đặn hằng ngày. Bài đăng trên fanpage được sắp xếp và phân chia rõ ràng bởi
các hashtag như #HistoTEA, #HoaLoFACT, #onthisday, #HumanofHoaLo,
#StoryOfHoaLo...v..v…
a. Chuyên mục HistoTEA: chuyên mục kể các chuyện lịch sử thú vị từ
những chuyện truyền miệng cho tới những chuyện được ghi chép qua
nhiều nguồn sách, báo, tài liệu, sự kiện đa dạng và nhân vật lịch sử khác
nhau. Truyền tải bằng các hình ảnh meme có tính giải trí cao

Những câu chuyện lịch sử được kể lại không hề khô khan, vừa đảm bảo yếu
tố lịch sử, vừa mang yếu tố “trendy” rất dễ tiếp cận với các bạn trẻ
b. Chuyên mục #HumanofHoaLo: Gồm những bài đăng về cuộc đời, tiểu sử
của các đồng chí từng bị bắt giam ở nơi đây. Chuyên mục #HoaLoFACT:
Giải mã về những sự thật thú vị ít ai biết xoay quanh Nhà tù Hỏa Lò.
c. Chuyên mục #inHoaLo: gồm những bài đăng giới thiệu hiện vật.
d. Chuyên mục #Daily: thường xuyên chia sẻ những hình ảnh thường nhật tại
Hoả Lò, với những khung cảnh nên thơ, những khung hình bình yên, và
những cung bậc cảm xúc đầy xúc động, tự hào hiện diện trên gương mặt
những vị khách ghé thăm Hoả Lò.

2. Nền tảng Instagram


- Tuy chỉ mới được thành lập vào đầu năm nay nhưng tài khoản IG của Hỏa
Lò cũng đã tiếp cận được một lượng đối tượng đáng kể. Tài khoản IG hiện tại
sở hữu gần 3 nghìn lượt theo dõi với 21 bài viết được đăng tải.
- Những bài đăng trên IG cũng được xây dựng với những phương hướng
riêng, phần nội dung được định hướng chuyên sâu vào các bài chuyên môn và
layout được thống nhất.
- Ngoài các bài viết, đội ngũ truyền thông cũng tập trung nhiều vào phần
tương tác với công chúng bằng cách sử dụng công cụ đặt câu hỏi - trả lời của
IG và những thông báo vắn bằng story.
- Cùng hướng tới mục tiêu kéo lịch sử đến gần hơn với công chúng nhưng có
thể thấy, đội ngũ Truyền thông của Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã có sự tìm hiểu
kỹ càng, cụ thể về thuật toán của từng nền tảng để đưa ra phương hướng chiến
lược phát triển phù hợp.

3. Kênh podcast trên Spotify và Apple Podcast


- Từ cuối tháng 7 năm 2021, Ban Quản lý (BQL) di tích Nhà tù Hỏa Lò đã
chính thức ra mắt kênh phát thanh độc quyền trên ứng dụng Spotify sau một
thời gian dài ấp ủ và chuẩn bị.
- Thông qua kênh phát thanh này, Ban Quản lý Di tích Hỏa Lò sẽ dần đưa đến
công chúng các câu chuyện lịch sự, các trưng bày, triển lãm, các buổi tọa đàm
và các phỏng vấn ngắn về các nhân chứng lịch sử.
- Tại đây, 3 chương trình trưng bày trực tuyến mang tên “Thắp lửa yêu
thương”, “Sắt – Son”, “Lời thề quyết tử” được truyền tải qua giọng đọc cảm
xúc khiến khán, thính giả dễ dàng tiếp cận câu chuyện lịch sử hơn.
- Nhân dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7), Ban Quản lý di tích Nhà
tù Hỏa Lò (Hà Nội) cũng đã tổ chức trưng bày “Thắp lửa yêu thương”, kể lại
câu chuyện về các chiến sĩ yêu nước dù bị giam cầm tại Nhà tù Hỏa Lò. Để
bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, trưng bày thực hiện tại thực
địa và được giới thiệu trực tuyến qua kênh phát thanh HoaLoPrisonRelic và
fanpage của di tích Nhà tù Hỏa Lò.
- Sau 24h phát hành 2 tập đầu tiên, kênh phát thanh của Di tích Nhà tù Hoả
Lò đã đạt:
+ Top 2 bảng xếp hạng Podcast Spotify Việt Nam
+ Top 20 hạng mục Giáo dục, Spotify Việt Nam
+ Top 1 hạng mục Lịch sử, Apple Podcast Việt Nam
+ Top 24 hạng mục Lịch sử, Apple Podcast Singapore

4. Group cộng đồng “HistoTea”


- Dành cho những người yêu thích lịch sử, có mong muốn tìm hiểu và chia sẻ
những nội dung thú vị liên quan đến lịch sử Thế giới nói chung và lịch sử
Việt Nam nói riêng
- Được lập ra vào ngày 20/06/2021 tính đến nay đã hơn 1 năm và sở hữu
53,8K người theo dõi. Hàng ngày, các nội dung vẫn được các bạn trẻ đăng tải
liên tục, từ đó có thể thấy đây thật sự là môi trường lý tưởng và phù hợp để
cho mọi người cùng bàn luận, trao đổi các vấn đề lịch sử với nhau.
Kết luận: Có thể thấy, đội ngũ truyền thông của Di tích nhà tù Hoả Lò đã tận
dụng tối đa mọi kênh truyền thông, mọi nền tảng xã hội để tiếp cận rộng rãi
đến mọi đối tượng. Ở mỗi kênh khác nhau, đội ngũ truyền thông cũng xây
dựng chiến lược khác nhau theo thị hiếu của người dùng ở nền tảng ấy. Nếu
như ở nền tảng facebook, team tập trung vào cách xây dựng hình ảnh meme
thú vị, giải trí, trendy thì nền tảng Instagram tập trung vào nội dung chuyên
môn, phần nội dung được xử lý ngắn gọn, súc tích và hình ảnh được thiết kế
thống nhất…Từ đó có thể thấy đội ngũ truyền thông của Hoả Lò vô cùng tâm
huyết để đạt được mục tiêu chính là kéo lịch sử đến gần hơn với mọi người,
và ngày càng lan tỏa được tình yêu lịch sử ở mọi lứa tuổi.

D. NGƯỜI NHẬN
I. Khái niệm
- Người nhận hay công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông là cá nhân hay
nhóm người tiếp cận thông điệp.
II. Đối tượng của fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò”
- Hỏa Lò đã mạnh dạn chọn các bạn trẻ, đặc biệt là gen Z làm đối tượng mục
tiêu của mình và tận dụng fanpage Facebook làm phương tiện tiếp cận các
bạn trẻ. Lựa chọn này hoàn toàn phù hợp bởi gen Z là những người ưa khám
phá, trải nghiệm, dành nhiều quan tâm cho các vấn đề xã hội, văn hóa, nghệ
thuật – sẽ có hứng thú với các khu di tích lịch sử có nhiều giá trị như Hỏa Lò;
lại chiếm đa số người dùng nền tảng Facebook – kênh truyền thông online
chính của Hỏa Lò hiện tại (hơn 25 triệu người, tương đương 32,6% người
dùng theo số liệu thống kê Người dùng Facebook Việt Nam Tháng 10/2022
của NapoleonCat).

E. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ


I. Lời nhận xét từ các chuyên gia, các trang tin
- Chuyên gia truyền thông Nguyễn Minh đánh giá: “Trước thời điểm dịch
COVID-19 diễn ra, Nhà tù Hoả Lò thu hút rất đông du khách nước ngoài đến
tham quan. Hai năm trở lại đây, hoạt động du lịch bị đình chỉ, nhưng nhờ độ
phủ sóng trên mạng xã hội, podcast Spotify với những nội dung thú vị, nhà tù
Hỏa Lò đã trở thành một trong những điểm đến lịch sử được giới trẻ tìm kiếm
nhiều nhất”.
- ICTNEWS: “Lần đầu tiên, một kênh truyền thông về lịch sử Việt Nam lại
nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ người trẻ đến vậy; lý do cũng đến từ việc
làm mới nội dung tiếp cận thế hệ trẻ: hóm hỉnh nhưng vô cùng sâu sắc, bắt
"trend" nhưng vẫn mang đậm hơi thở của quá khứ anh hùng”
- Theinfluencer: “Niềm yêu thích với một di tích lịch sử ấy được thổi hồn do
sự thay đổi tự nhiên trong nhận thức của cộng đồng người trẻ, hay bởi sức hút
vốn có của Hỏa Lò - nay được tô điểm, “nhấn nhá" bởi những hoạt động
chính và hoạt động truyền thông? Có lẽ, câu trả lời xác đáng hơn cả là Di tích
Nhà tù Hỏa Lò sở hữu những dấu ấn và giá trị đặc biệt; và nhờ công tác
truyền thông sáng tạo, hiệu quả, nét đẹp của di tích và tình yêu với lịch sử đã
đến với đúng cộng đồng của mình”.
II. Những minh chứng cho hiệu quả truyền thông
- Thời gian gần đây, di tích Nhà tù Hoả Lò đón nhận được sự ủng hộ và quan
tâm của nhiều đối tượng du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm đến với di tích
với mong muốn được tìm hiểu lịch sử và “sống lại” một thời quá khứ vẻ vang
của dân tộc. Số lượng du khách đăng ký tham quan đông đến mức các tour lúc
nào cũng trong tình trạng 'cháy vé'.
- Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Hỏa Lò cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ
Hùng Vương, số lượng khách tham quan di tích là 4.300 khách, tăng 53,8%
so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó phần lớn là khách tham quan miễn phí
(trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi) và các bạn trẻ 9x, 10x. Theo đánh giá
của Ban quản lý di tích, các bạn trẻ đến với Khu di tích Nhà tù Hỏa Hỏa Lò
trong những ngày nghỉ lễ tăng nhiều so với những năm trước. Đây chính là
kết quả ban đầu của cuộc hành trình giúp người trẻ "kéo" lịch sử lại gần thông
qua việc truyền thông trên các trang MXH.

F. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG


I. Xác định đối tượng truyền thông và kênh truyền thông phù hợp
- Điểm mấu chốt trong chiến lược truyền thông Nhà tù Hỏa Lò là xác định đối
tượng mục tiêu và kênh truyền thông phù hợp. Trong khi các khu di tích lịch
sử khác như Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Mỹ Thuật, Di tích Văn miếu
Quốc Tử Giams… vẫn còn xác định đối tượng truyền thông của mình là tệp
rộng bao gồm mọi độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính một cách chung chung, trải
rộng kinh phí cho nhiều kênh truyền thông khác nhau thì Hỏa Lò đã mạnh dạn
chọn các bạn trẻ, đặc biệt là gen Z làm đối tượng mục tiêu của mình và tận
dụng fanpage Facebook làm phương tiện tiếp cận các bạn trẻ.
- Tuy nhiên, để thuyết phục được một thế hệ năng động, đầy sáng tạo, luôn
cập nhật theo các xu hướng, trending liên tục như gen Z, fanpage Nhà tù Hỏa
Lò cần làm gì khi những câu chuyện của mình đều thuộc về lịch sử – không
thể tạo mới, không thể thêm thắt, mang lại cảm giác hứng thú cho mọi người?
II. Ấn phẩm thiết kế độc đáo, “meme” hóa
- Có thể nói, một thay đổi mang tính bước ngoặt đem lại thành công cho
fanpage Nhà tù Hỏa Lò là đã thay đổi tư duy thiết kế hình ảnh để phù hợp với
thị hiếu của tệp đối tượng mục tiêu hiện tại. Thời gian đầu, những hình ảnh
trên fanpage hầu hết xoay quanh việc cập nhật các hoạt động của các đoàn
tham quan như dâng hương, tham quan mô hình, hay những hình ảnh lịch sử
và thiếu đi các câu chú thích, giống với nhiều kênh truyền thông của các di
tích khác ở thời điểm hiện tại. Giờ đây, những bức ảnh đính kèm bài đăng
trên fanpage được thiết kế với các phong cách vô cùng đa dạng, có tính thẩm
mỹ cao và đặc biệt thu hút được sự chú ý của những người trẻ trên mạng xã
hội.
- Một vài phong cách thiết kế hình ảnh nổi bật có thể kể đến: chọn lọc meme
để ghép thành ảnh; ảnh theo phong cách trang trí scrapbook đẹp nhẹ nhàng
tinh tế; các video vui nhộn hài hước được cộng đồng mạng trên khắp thế giới
ưa thích. Tất cả những phong cách thiết kế này đều có một điểm chung, đó là
hàm chứa một yếu tố gần gũi với cuộc sống của giới trẻ, là những gì mà họ
làm, họ nhìn thấy hàng ngày. Điều này, vô hình trung đã khiến cho những
thông tin lịch sử tưởng như cũ kỹ, khô khan trở nên sống động hơn bao giờ
hết.
- Một điểm đáng chú ý nữa, hầu hết các hình ảnh đi kèm bài đăng hiện nay
trên fanpage Nhà tù Hỏa Lò đều tóm gọn lại được nội dung của cả bài đăng,
tức ngay cả khi tách riêng ảnh và chữ, hình ảnh vẫn có khả năng truyền tải
được tinh thần cũng như thông điệp chính của bài viết. Theo một nghiên cứu
của Đại học Công nghệ Đan Mạch được thực hiện vào năm 2019, “khoảng
chú ý” (attention span) của mỗi người ngày càng bị thu hẹp bởi khối lượng
thông tin mà một ngày mỗi chúng ta tiếp cận ngày một gia tăng, vì vậy cách
thiết kế này có thể dễ dàng tìm chỗ đứng cho mình trên newsfeed đông đúc
của giới trẻ.
III. Nội dung bài viết đa dạng, trẻ trung
- Nội dung bài đăng không chỉ đơn thuần là sự lặp đi lặp lại những câu
chuyện lịch sử dạng bài viết dài (long-form) hay những câu văn mang tính
thuyết minh thuần túy cho một chuyến tham quan, mà đã được đa dạng hoá
dựa trên tính chất nội dung của mỗi bài đăng.
- Chia sẻ với Advertising Vietnam, để cân bằng giữa những câu chuyện mang
yếu tố lịch sử và những yếu tố “trendy”, đội ngũ creator Di tích Nhà tù Hỏa
Lò sẽ phân bổ tuyến nội dung của trang thành 2 hình thức chính:
+ Bài đăng chuyên môn: Di tích Hỏa Lò có đội ngũ giáo dục – nghiên
cứu – sưu tầm cung cấp tư liệu chuyên sâu để đội ngũ truyền thông
biên tập lại; hoặc chủ động cung cấp bài viết để sử dụng trên trang =>
đảm bảo tính chính xác.
+ Bài đăng tương tác: Do creator trực tiếp thực hiện, đồng thời có một
phụ trách chuyên môn để kiểm duyệt nội dung rồi mới chọn lọc và
đăng tải. Về tổng thể, các bài đăng đều xoay quanh các thông tin về Di
Tích Nhà Tù Hoả Lò nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung.
- Ngoài ra, “menu” nội dung cho “thực khách” đến với fanpage Nhà tù Hỏa
Lò được chia thành các nhóm (các series/ hashtag) vô cùng đa dạng. Nhờ đó,
bất cứ ai ở bất kì độ tuổi nào đến với fanpage cũng đều có thể tìm được một
“món ăn” hợp gu với mình. Hơn nữa, nếu theo dõi thì có thể thấy những đề tài
chuyên môn luôn chiếm phần lớn trên fanpage và được thay đổi theo nhiều
cách trình bày khác nhau, từ cách kể chuyện tới thiết kế sản phẩm in ấn để
tăng tính hấp dẫn và truyền tải được hết giá trị.

Kết luận: Luôn có những phần thưởng xứng đáng dành cho những người
dũng cảm thay đổi. Với những bước đột phá trong cách làm nội dung cho
kênh truyền thông online, fanpage Nhà tù Hỏa Lò đã gặt hái được những “quả
ngọt” và có thể được coi là ví dụ điển hình cho thành công của content
marketing thế hệ mới với cách thức truyền thông linh hoạt, hợp thời.

G. BÀI HỌC RÚT RA CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM TRUYỀN THÔNG


- Khi bắt đầu một dự án truyền thông, cần xác định được nội dung và những
giá trị mình muốn chia sẻ, lan tỏa đến cộng đồng.
- Phân tích tệp khách hàng - những đối tượng nào sẽ tiếp cận được với nội
dung ấy.
- Lên chiến lược truyền thông cụ thể.
- Xây dựng nội dung, hình ảnh thống nhất, xuyên suốt để tạo thương hiệu.
- Nội dung, hình ảnh cần đảm bảo tính xác thực nhưng đồng thời cũng trendy,
tạo được hiệu ứng lan tỏa trên các kênh truyền thông

You might also like