Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU

BỆNH PHẨM BỆNH TRUYỀN NHIỄM


Mục tiêu

1. Phân biệt được chất lây nhiễm loại A và chất lây nhiễm loại B
2. Mô tả được cách đóng gói mẫu bệnh phẩm theo hệ thống
đóng gói 3 lớp
3. Liệt kê được các yêu cầu đóng gói và ghi/dán nhãn cho chất
lây nhiễm loại A, loại B.
4. Thực hiện được việc đóng gói và ghi/dán nhãn cho chất lây
nhiễm loại A, loại B đúng quy định
Nội dung
1. An toàn sinh học trong thu thập mẫu bệnh phẩm
2. Giới thiệu quy định, hướng dẫn về lấy mẫu, đóng gói và vận
chuyển chất lây nhiễm
3. Một số định nghĩa, khái niệm
4. Đóng gói chất lây nhiễm loại A
5. Đóng gói chất lây nhiễm loại B
6. Các chất làm lạnh thông dụng
7. Đóng gói, vận chuyển nội bộ
8. Xử lý sự cố tràn đổ chất lây nhiễm trong quá trình vận chuyển
An toàn sinh học trong thu thập
mẫu bệnh phẩm
Việc thu thập đúng mẫu bệnh
phNm và vận chuyển trong điều
kiện an toàn là bước đầu tiên
góp phần tạo ra kết quả xét
nghiệm chính xác.
An toàn sinh học trong thu thập mẫu bệnh phẩm
• Mẫu bệnh phNm: có thể chứa tác nhân lây nhiễm
• Khi thu thập: đảm bảo an toàn và các biện pháp khử nhiễm nhằm bảo
vệ:
- người lấy mẫu
- người được lấy mẫu
- đồng nghiệp, nhân viên PXN
- cộng đồng, môi trường
• Tránh nhiễm chéo mẫu BP, đảm bảo chất lượng mẫu BP
• Người thực hiện việc lấy mẫu BP phải được đào tạo/ tập huấn về kỹ
năng thu thập mẫu BP và an toàn sinh học
An toàn sinh học trong thu thập mẫu bệnh phẩm (2)
• An toàn cho người lấy mẫu:
+ Lựa chọn và sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp.
+ Rửa/Sát khuNn tay trước và sau khi lấy mẫu.
+ Được đào tạo/ tập huấn kỹ năng lấy mẫu, an toàn sinh học.
+ Thực hiện theo quy trình lẫy mẫu được quy định.
An toàn sinh học trong thu thập mẫu bệnh phẩm (3)
• An toàn cho người được lấy mẫu:
+ Sử dụng dụng cụ dùng 01 lần
+ Khử nhiễm dụng cụ
+ Khử trùng bằng cồn 700
+ Lấy mẫu ở khu vực riêng biệt, đảm bảo sạch
• An toàn cho nhân viên y tế, cộng đồng và môi trường:
+ Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định
+ Khử nhiễm thích hợp
+ Xử lý sự cố đúng quy trình
Giới thiệu quy định, hướng dẫn về lấy mẫu, đóng
gói và vận chuyển chất lây nhiễm

Thông tư số
43/2011/TT-BYT
Quy định/ hướng dẫn của quốc gia
Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của của Bộ Y tế Quy
định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm
Việc lấy mẫu, bảo quản, đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền
nhiễm nhằm mục đích nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và dự phòng được quy định
cụ thể tại:
Điều 4: Thu thập mẫu bệnh phẩm (kèm Phụ lục 1-3, 6)
Điều 5: Bảo quản mẫu bệnh phẩm (kèm Phụ lục 4)
Điều 6: Đóng gói mẫu bệnh phẩm (kèm Phụ lục 5)
Điều 7: Ghi nhãn đóng gói và phiếu xét nghiệm
Điều 8: Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
Điều 9: Xử lý sự cố khi bị tràn đổ trong quá trình vận chuyển
Quy định/ hướng dẫn của quốc gia (2)
Quyết định số 57/QĐ-DP ngày 27 tháng 03 năm 2017 của Cục Y tế dự
phòng về việc ban hành ''Hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận
chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm''

Phạm vi áp dụng:
Các đơn vị được phép thực hiện nghiên cứu,
chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh truyền
nhiễm
Quy định/ hướng dẫn của quốc tế
UN Recommendation on the transport of dangerous goods – Model regulations
Khuyến cáo về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm – Quy định tiêu chuẩn
(Liên hợp quốc - Sách cam)
Quy định các lớp hàng hóa nguy hiểm (DGR)

Lớp1: Chất nổ Lớp 6: Chất độc hại và chất lây nhiễm


Lớp 2: Khí Lớp 7: Chất phóng xạ
Lớp 3: Chất lỏng dễ cháy Lớp 8: Các chất ăn mòn
Lớp 4: Chất rắn dễ cháy Lớp 9: Các chất khác
Lớp 5: Các chất ôxy hoá

Quy định chung của quốc tế


Quy định/ hướng dẫn của quốc tế (2)

Hướng dẫn của WHO về các quy định đối với vận chuyển chất lây nhiễm
Một số định nghĩa, khái niệm
Chất lây nhiễm
• Chất lây nhiễm (CLN):
Là chất có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân vi sinh vật (bao gồm vi rút, vi
khuNn, vi khuNn nội bào, ký sinh trùng, nấm) và tác nhân khác gây bệnh truyền
nhiễm cho người, bao gồm CLN loại A và CLN loại B (43/2011/TT-BYT).
• Chất lây nhiễm loại A: Là chất khi phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển có
thể gây ra những bệnh lý đe dọa đến tính mạng, gây tử vong hoặc dị tật vĩnh viễn
cho người (TT43).
• Chất lây nhiễm loại B: Là chất lây nhiễm không thuộc danh mục chất lây nhiễm
loại A (TT43). Ví dụ: Mẫu đờm nghi ngờ có chứa Mycobacterium tuberculosis;
mẫu máu có chứa virus viêm gan B.
Các mẫu chứa chất lây nhiễm
1. Mẫu máu dương tính với Virut HIV
2. Huyết thanh dương tính với Virut viêm gan B
3. Đờm dương tính với Vi khuẩn Lao
4. Mẫu máu nghi ngờ chứa Virut Ebola
5. Dịch sau khi nuôi cấy vi khuẩn Than
6. Dịch ngoáy họng gửi đi làm xét nghiệm Sởi
7. Dịch não tủy xét nghiệm viêm não mô cầu (Neisseria
meningitidis)
8. Dịch tị hầu xét nghiệm vi rút H5N1
9. Mẫu máu dương tính với Sốt xuất huyết Dengue
10. Dịch âm đạo xét nghiệm nấm Candida
Mẫu nuôi cấy và mẫu bệnh phẩm
• Mẫu nuôi cấy (culture): Mẫu nuôi cấy là kết quả của quá trình nhân lên có
chủ tích của tác nhân gây bệnh

• Mẫu bệnh phẩm: Mẫu bệnh phẩm bao gồm các mẫu máu, huyết thanh,
huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ
người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh
vật có khả năng gây bệnh cho người (TT43)
Số hiệu UN và tên vận chuyển của các chất lây nhiễm
• Số UN (United Nation number - mã số vận chuyển theo Liên Hợp Quốc) là
số có bốn chữ số xác định các chất độc hại, các sản phNm (như chất nổ, chất
lỏng dễ cháy, chất độc hại...) trong khuôn khổ của vận tải quốc tế.
• Các chất lây nhiễm loại A gây bệnh cho cả người và động vật có mã số vận
chuyển: UN 2814.
• Các chất lây nhiễm loại A chỉ gây bệnh ở động vật có mã số vận chuyển: UN
2900.
• Chất lây nhiễm loại B có mã số vận chuyển: UN 3373.

Các số hiệu này chỉ áp dụng trong vận chuyển


Số hiệu UN và tên vận chuyển của
các chất lây nhiễm loại A
Số hiệu UN

UN 2814 UN 2900

Chất lây nhiễm, gây Chất lây nhiễm, gây


bệnh cho người bệnh cho động vật
UN 2814 bao gồm cả các chất
lây nhiễm loại A lây bệnh từ
động vật sang người.
Tên vận chuyển phù hợp
Số hiệu UN và tên vận chuyển của
các chất lây nhiễm loại B

Số hiệu UN
UN 3373

Hợp chất sinh học


loại B

Tên vận chuyển phù hợp


Nguyên tắc đóng gói ba lớp
Gồm ba lớp giúp bảo vệ các chất sẽ được
vận chuyển, đó là lớp thứ nhất, lớp thứ hai
và lớp ngoài cùng. Lớp thứ nhất
• Lớp thứ nhất: là vật chứa mẫu như tuýp,
chai, lọ đựng mẫu Lớp thứ hai
• Lớp thứ hai: dùng để bảo vệ lớp thứ nhất
• Lớp ngoài cùng: Bao quanh lớp thứ hai, Lớp thứ ba
bảo vệ các lớp và các vật liệu khác (chất
làm lạnh) bên trong khỏi bị ảnh hưởng của
điều kiện bên ngoài trong quá trình vận
chuyển
Ví dụ: lớp thứ nhất
Ví dụ: lớp thứ hai
Ví dụ: lớp thứ ba
Đóng gói chất lây nhiễm loại A
Các yêu cầu khi đóng gói chất lây nhiễm loại A
➢ Lớp thứ nhất: không rò rỉ, không thấm nước, chịu được nhiệt độ -40 C

đến 55 C
➢ Lớp thứ hai: bền, không rò rỉ, không thấm nước, chịu được nhiệt độ -40 C

đến 55 C
➢ Lớp thứ nhất hoặc lớp thứ hai chịu được áp lực 95kPa

➢ Lớp 3 (phần bọc ngoài): cứng, chịu lực, có lớp đệm chống va đập, kích

thước tổi thiểu mỗi chiều là 10 cm x 10cm x 12 cm (hộp carton)


Các yêu cầu khi đóng gói chất lây nhiễm loại A (2)
➢ Đối với mẫu bệnh phẩm dạng lỏng: phải có vật liệu thấm hút giữa lớp
thứ nhất và lớp thứ hai. Có biện pháp ngăn ngừa sự rò rỉ mẫu như: quấn
parafin quanh nắp, hoặc có nắp chuyên dụng.
➢ Nếu vận chuyển từ 2 mẫu trở lên phải được phân tách nhau để tránh va
đập
➢ Hộp vận chuyển chất lây nhiễm loại A:
+ Được thử nghiệm chịu áp lực 95kPa đối với lớp thứ nhất hoặc hai
+ Đã được kiểm tra sự rơi từ độ cao 9 m
+ Đã được thử nghiệm chống thủng ở mức 7 kg
Hướng dẫn đóng gói chất lây nhiễm loại A (P620)

Lớp thứ nhất Nắp


(ống đựng mẫu)
Vật liệu thấm hút
Lớp thứ hai Thông tin mẫu bệnh phẩm
(Không rò rỉ)
Lớp ngoài cùng
Ghi và dán nhãn chất lây nhiễm loại A
Tên vận chuyển và số
hiệu UN
Tên và địa chỉ người gửi và
người nhận

Tên và số điện thoại của


người chịu trách nhiệm
Nhãn chất lây nhiễm
Ghi và dán nhãn chất lây nhiễm loại A (2)
Nhãn chỉ hướng
Bắt buộc phải ở hai mặt đối diện khi tổng thể tích
chất lây nhiễm vượt quá 50 ml

Kí hiệu chuyên biệt


của UN

Nhãn chỉ vận chuyển bằng


máy bay chở hàng
Bắt buộc khi lô hàng chỉ có thể được
Kí hiệu đóng đá khô
vận chuyển bằng máy bay chở hàng)
Kí hiệu của UN
Kí hiệu này có nghĩa là hộp vận chuyển đã vượt qua được các thử nghiệm quy
định bởi UN (Sách Cam).
Đóng gói theo P260 yêu cầu sử dụng hộp vận chuyển được chấp nhận bởi UN.

4G/CLASS 6.2/05
GB/2470
Kí hiệu của UN (2)
3 Biểu thị hộp vận chuyển đã vượt qua các
thử nghiệm đảm bảo rằng nó đã đạt các
Chỉ dẫn về chủng loại của lớp bên ngoài yêu cầu đối với vận chuyển các chất lây
2
(trong ví dụ này hộp cartong (4G); các ví dụ nhiễm loại A (Nhóm 6.2), như:
khác bao gồm hộp nhựa (4H2), hoặc thùng Thử nghiệm áp lực ở 95 kPa
nhựa (1H2), áp dụng cho vận chuyển khô) Thử nghiệm rơi ở độ cao 9 m
Thử nghiệm kháng thủng ở mức 7 kg
1 Kí hiệu vận chuyển Thử nghiệm lực nén
của liên hiệp quốc 4G/Class 6.2/13
GB/2470

5 Mã quốc gia có đủ thNm quyền ban 4 Hai số cuối của năm sản xuất
(trong ví dụ này là năm 2013)
hành kí hiệu của UN (trong ví dụ
này GB kí hiệu cho Vương quốc
Anh) Mã nhà sản xuất được chỉ định bởi đơn vị có
6 thNm quyền (trong ví dụ này là 2470)
Ghi và dán nhãn chất lây nhiễm loại A (3)
Ghi nhãn: Cung cấp đủ thông tin
• Tên và địa chỉ người gửi (nên ghi thêm số điện thoại)
• Tên và địa chỉ người nhận (nên ghi thêm số điện thoại)
• Tên và số điện thoại của người chịu trách nhiệm cho lô hàng (luôn trực 24 giờ cho đến khi hàng
đến nơi nhận)
• Tên vận chuyển phù hợp: Infectious substance, affecting humans (Chất lây nhiễm,
ảnh hưởng tới người)
• Số hiệu UN: UN 2814
• Ký hiệu chuyên biệt của UN

Nhãn (nguy hiểm và xử lý)


• Nhãn chất lây nhiễm
• Nhãn chỉ hướng (bắt buộc khi ống đựng mẫu có thể tích vượt quá 50 ml hoặc 50g)
• Nhãn chỉ vận chuyển bằng máy bay chở hàng
Đóng gói chất lây nhiễm loại B
Các yêu cầu khi đóng gói chất lây nhiễm loại B
➢ Lớp thứ nhất không rò rỉ, không thấm nước
➢ Lớp thứ hai không rò rỉ, không thấm nước
➢ Lớp thứ nhất hoặc lớp thứ hai áp suất phải chịu được áp lực 95kPa
➢ Lớp thứ hai hoặc lớp ngoài cùng phải cứng, kích thước mỗi chiều tối thiểu
10cm x 10cm x 12cm
➢ Đã được kiểm tra tra sự rơi từ độ cao 1,2 m
➢ Đối với mẫu bệnh phẩm dạng lỏng: phải có vật liệu thấm hút giữa lớp thứ nhất
và lớp thứ hai. Có biện pháp ngăn ngừa sự rò rỉ mẫu như: quấn parafin quanh nắp,
hoặc có nắp chuyên dụng.
➢ Nếu vận chuyển từ 2 mẫu trở lên phải được phân tách nhau để tránh va đập
Hướng dẫn đóng gói chất lây nhiễm loại B (P650)
Lớp thứ nhất: không rò rỉ
Nắp
Giá đỡ
Vật liệu
thấm hút Thông tin bệnh phẩm

Lớp thứ hai Lớp ngoài cùng cứng


không rò rỉ
Tên vận chuyển
Số hiệu UN
Địa chỉ gửi/nhận
Hướng dẫn đóng gói chất lây nhiễm loại B (P650)
Lớp thứ nhất: không rò rỉ

Vật liệu thấm hút Lớp thứ hai:


khi đóng gói không cứng, không rò rỉ

Lớp ngoài cùng cứng

Tên vận chuyển

Số hiệu UN
Địa chỉ gửi/nhận
Ghi và dán nhãn chất lây nhiễm loại B

Tên và địa chỉ người gửi


và người nhận

Tên vận chuyển

Số hiệu UN

Kí hiệu có đá khô
Ghi và dán nhãn chất lây nhiễm loại B (2)
Ghi nhãn
•Tên và địa chỉ người gửi
•Tên và địa chỉ người nhận
•Tên và số điện thoại của người chịu trách nhiệm cho lô hàng (luôn trực 24 giờ
cho đến khi hàng đến nơi nhận)
•Tên vận chuyển phù hợp: Biological substance, Category B
(Hợp chất sinh học, Loại B)
•Số hiệu UN : UN3373
Nhãn (nguy hiểm và xử lý)
•Không yêu cầu (trừ trường hợp vận chuyển bằng đá khô, nitơ lỏng)
Ký hiệu và dán nhãn khi vận chuyển với đá khô
• Gói/kiện hàng chứa đá khô phải được ký hiệu và dán nhãn để cảnh báo cho tất cả
những người có khả năng tiếp xúc với nó trong quá trình vận chuyển.
• Nhãn và ký hiệu phải được dán bên ngoài gói/kiện hàng chứa đá khô.

Ký hiệu dành cho hàng hóa nguy hiểm nhóm 9 (bao


gồm cả đá khô):
1 nhãn/gói hàng hay kiện hàng
Kích thước tối thiểu cho gói hàng nhỏ: 50 x 50 mm
Kích thước tối thiểu cho gói hàng to: 100 x 100 mm
Màu: đen và trắng

Dry ice as coolant Nhãn đá khô (Carbon dioxide, rắn)


UN1845 Tên vận chuyển với đá khô phải được ghi từ “đá khô dùng
Net quantity ___kg
để làm lạnh” (dry ice as coolant)
Khối lượng đá khô phải được ghi bên ngoài gói hàng
Các chất làm lạnh thông dụng
Điều kiện bảo quản, vận chuyển
Điều kiện bảo quản Thời
Môi trường bảo gian
Mẫu bệnh phẩm Mục đích XN Vận
quản /vận chuyển Chờ XN vận
chuyển chuyển
Huyết thanh/ ≤ 10
XN huyết thanh học Không cần 2oC - 8oC -20oC
Huyết tương ngày
18oC - 2oC -
Máu toàn phần XN vi khuNn/virus MT chuyên dụng ≤ 24h
30oC 8oC
MT chuyên dụng
XN vi khuNn (Trans-isolate RT RT* ≤ 1h
Dịch não tủy medium)
XV virus Không cần 2oC - 8oC -70oC ≤ 48h
XN vi khuNn MT Carey-Blair 2oC - 8oC -70oC ≤ 48h
XN virus Không cần 2oC - 8oC -70oC ≤ 48h

Mẫu phân 10% fomalin hoặc 2oC -


XN ký sinh trùng 2oC - 8oC
polyvinyl chloride 8oC
XN phát hiện -15oC (đá
Không cần -15oC
Ag/PCR khô)
XN vi khuNn Không cần 2oC - 8oC ≤ 48h

Các chất làm lạnh thông dụng


Đá gel là một túi nhựa hoặc hộp nhựa, bên trong có chứa chất giữ lạnh dạng gel có
thể chuyển đổi trạng thái từ lỏng qua rắn khi làm lạnh và từ rắn sang lỏng khi ở
nhiệt độ lạnh.
Đá khô là CO2 ở dạng rắn; Được tạo thành khi khí CO2 được nén ở áp suất cao và
nhiệt độ thấp.
Một số loại đá gel thông thường
Loại túi 500g Loại túi 300g Loại hộp xanh 350g
Kích thước: 14 x 20 x 2cm Kích thước: 12 x 17 x 2cm Kích thước: 9 x 17 x 3cm

Để túi/hộp trong tủ âm trong 24h để gel đông hoàn toàn


Nhiệt độ sau khi đông hoàn toàn: khoảng -18oC
Khi để ở nhiệt độ phòng, giữ lạnh trong 3-4 giờ
Khi để trong hộp cách nhiệt, giữ lạnh trong 24-36 giờ

Loại hộp trắng 1kg


Kích thước: 16 x 23 x 3cm
Các lựa chọn chất làm lạnh và
trọng lượng sử dụng
CẦN GIỮ ĐÔNG LẠNH :sử dụng đá khô
Thùng xốp có kính thước : R40 cm x D60 cm x C35 cm
Giữ khoảng 24 giờ cần 3 kg đá khô
Giữ khoảng 48 giờ cần 5 kg đá khô

HÀNG CẦN GIỮ MÁT :sử dụng đá gel


Thùng xốp có kính thước : R40 cm x D60 cm x C35 cm
Giữ khoảng 24 giờ cần 5 kg đá gel
Giữ khoảng 48 giờ cần 10 kg đá gel
Đóng gói có sử dụng chất làm lạnh
• Chất làm lạnh có thể được sử dụng để ổn định các
chất lây nhiễm loại A và B trong quá trình vận
chuyển. Đối với vận chuyển cùng với chất làm lạnh,
cần tuân thủ theo hướng dẫn đóng gói P620 hay
P650
• Các chất làm lạnh đều đặt giữa lớp thứ hai và lớp
ngoài cùng.
• Đá ướt thì phải được đặt trong một bao bì chống rò rỉ
trước khi đặt vào giữa 2 lớp bao bì trên.
• Sử dụng đá khô: thì bao bì của lớp thứ hai và lớp
ngoài cùng cần có khả năng chịu nhiệt, lớp ngoài
cùng có lỗ thoát khí CO2 trong quá trình vận chuyển
Vận chuyển với đá khô
• Mẫu cần giữ ở nhiệt độ -70o C có thể được vận chuyển bằng cách sử dụng đá
khô
• Đá khô là một loại hàng hóa nguy hiểm
• Người chuyển mẫu sử dụng đá khô phải được đào tạo
• Khi vận chuyển với đá khô, yêu cầu dán nhãn cảnh báo nguy hiểm hỗn hợp
• Người chuyển mẫu phải ký hiệu và dán nhãn phù hợp trên lớp ngoài cùng khi
sử dụng đá khô
• Khi sử dụng, phải ghi chép sự có mặt của đá khô trong tất cả các giấy tờ, hồ sơ
phù hợp (VD: vận đơn hàng không …)
Vận chuyển với đá khô (2)
• Nhiệt độ rất thấp (-79°C) của đá khô có thể gây ra bỏng da nếu tiếp xúc
trực tiếp, phải dùng găng tay cách nhiệt.
• Hộp/gói hàng chứa đá khô phải được thiết kế và đóng gói sao cho khí CO2
có thể thoát ra ngoài, tránh việc tích tụ khí gây tăng áp suất và có thể dẫn
tới nổ hộp/gói hàng.
• Lớp thứ nhất và lớp thứ 2 trong các gói hàng chứa đá khô phải có khả năng
duy trì sự toàn vẹn ở nhiệt độ thấp.
• Các mẫu được vận chuyển với đá khô sẽ cần được đóng gói sao cho không
bị nghiêng đổ sau khi đá tan.
Tóm tắt các yêu cầu khi vận chuyển mẫu với đá
khô
• Sử dụng đủ lượng đá khô cần thiết
• Đóng gói đảm bảo 3 lớp và khí CO2 có thể thoát ra ngoài
• Dán nhãn và ký hiệu phù hợp

• Thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với đá khô
Đóng gói, vận chuyển mẫu trong đơn vị
Câu hỏi
Anh/chị hãy chia sẻ cách thức vận chuyển mẫu trong đơn vị anh/chị
hiện nay:
• Vận chuyển mẫu trong tòa nhà hay khác các tòa nhà
• Đóng gói mẫu bệnh phNm
•Dụng cụ chuyển mẫu
•Đường vận chuyển mẫu
Không nên
Đóng gói mẫu bệnh phẩm
Đóng gói 2 lớp:

Lớp thứ nhất: ống /lọ đựng mẫu, ghi nhãn, không thấm nước, không rò rỉ,
chịu được nhiệt độ từ khoảng âm 40oC đến 55oC

Lớp thứ hai: hộp/thùng/bình kín, không rò rỉ, không thấm nước; chất liệu
bằng kim loại hoặc nhựa, chịu được nhiệt độ cao của nồi hấp tiệt trùng hoặc
chịu được các loại hóa chất khử nhiễm. Hộp đựng mẫu lớp thứ hai nên là
hộp kín, có nắp đậy, có tay xách
Các bước đóng gói mẫu bệnh phẩm
➢ Bước 1: Ống đựng mẫu nên đặt vào giá cắm ống nghiệm bên trong để
đảm bảo ống đựng mẫu được giữ theo chiều thẳng đứng trong quá trình
vận chuyển. Có thể cần chèn thêm vật liệu để giữ cố định giá đựng mẫu
trong quá trình vận chuyển
➢ Bước 2: Khi vận chuyển mẫu bệnh phNm dạng lỏng, nên có lớp lót bằng
vật liệu hút Nm được đặt giữa lớp 1 và thứ 2
➢ Bước 3: Khử nhiễm bề mặt ngoài của lớp thứ hai bằng hóa chất
Đóng gói mẫu bệnh phẩm
Lưu ý:
● Khử nhiễm hộp đựng mẫu (lớp thứ hai) trước khi tái sử
dụng
● Các giấy tờ về mẫu (phiếu yêu cầu xét nghiệm, thông
tin về mẫu bệnh phNm, danh sách mẫu bệnh phNm…)
phải được tách rời, tránh tiếp xúc với bệnh phNm (có thể
cầm tay hoặc đựng trong túi ni lon có khóa)
Lưu ý an toàn khi vận chuyển mẫu
● Xây dựng quy trình vận chuyển mẫu trong đơn vị
● Phân công người chịu trách nhiệm vận chuyển mẫu bệnh phNm
● Lựa chọn tuyến đường vận chuyển mẫu, đảm bảo nhanh chóng, thuận
tiện và an toàn cho các khu vực khác (khu vực tập trung bệnh nhân, khu
hành chính…)
● Người vận chuyển mẫu nên được đào tạo về quy trình xử lý sự cố tràn
đổ mẫu bệnh phNm
Xử lý sự cố tràn đổ chất lây nhiễm trong
quá trình vận chuyển
Bộ dụng cụ xử lý đánh đổ chất lây nhiễm
(spill kit) trong quá trình vận chuyển
1. Trang bị bảo hộ cá nhân như găng tay,
khNu trang, kính
2. Panh, kẹp với kích thước phù hợp
3. Túi đựng chất thải lây nhiễm
4. Dung dịch/Chất khử nhiễm phù hợp
5. Giấy thấm hoặc khăn thấm
6. Biển cảnh báo
7. Quy trình xử lý sự cố tràn đổ chất lây
nhiễm
Quy trình xử lý sự cố tràn đổ chất lây nhiễm
trong quá trình vận chuyển
1. Mặc đồ bảo hộ: găng tay, khNu trang, kính
2. Đậy vùng bị tràn đổ chất lây nhiễm với khăn/giấy thấm để ngăn lan tràn
3. Đổ dung dịch khử nhiễm thích hợp lên khăn/giấy thấm trên vùng bị tràn đổ
theo chiều từ ngoài vào trong
4. Để khoảng 30 phút cho chất khử nhiễm phát huy tác dụng
5. Gắp khăn/giấy thấm và các vật liệu đã bị nhiễm bNn cho vào túi đựng chất
thải lây nhiễm
6. Làm sạch và khử trùng lại vùng bị tràn đổ bằng khăn/giấy thấm và cho vào
túi đựng chất thải lây nhiễm. Nếu cần thiết, lặp lại các bước từ 2-5
7. Tháo bỏ đồ bảo hộ, rửa sạch tay
8. Ghi chép, báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm của PXN gửi mẫu
Mục tiêu
1. Phân biệt được chất lây nhiễm loại A và chất lây nhiễm loại B
2. Mô tả được cách đóng gói mẫu bệnh phẩm theo hệ thống đóng gói 3 lớp
3. Liệt kê được các yêu cầu đóng gói và ghi/dán nhãn cho chất lây nhiễm
loại A, loại B
4. Thực hiện được việc đóng gói và ghi/dán nhãn cho chất lây nhiễm loại
A, loại B đúng quy định
Bài tập nhóm
• Chia thành 6 nhóm
• Thảo luận trong nhóm để ghi lại các bước của quá trình đóng gói, ghi/dán
nhãn cho mẫu bệnh phẩm cần chuyển gửi trong tình huống đề ra.
• Thời gian thảo luận: 20 phút
• Phương thức trình bày: viết câu trả lời lên giấy A0 và cử người đại diện trình
bày trước lớp
Bài tập nhóm (2)
• Tình huống 1: PXN A cần gửi mẫu bệnh phẩm máu nghi ngờ chứa vi rút Mer
tới NIHE làm xét nghiệm khẳng định. Thời gian vận chuyển dự kiến là 4 giờ
đồng hồ.
• Tình huống 2: PXN Z cần gửi mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng tới Viện
Pasteur HCMC để làm xét nghiệm xác định vi rút gây viêm phổi. Thời gian
vận chuyển dự kiến là 28 giờ đồng hồ.
• Tình huống 3: PXN H cần gửi mẫu bệnh phẩm máu nghi ngờ chứa vi rút
Ebola tới NIHE làm xét nghiệm khẳng định. Thời gian vận chuyển dự kiến là
6 giờ đồng hồ.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like