Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC LÀ MỘT KHOA HỌC

I. Khái niệm:
- Giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm xã hội - lịch sử giữa thế hệ trước và
thế hệ sau đảm bảo cho cá nhân xã hội tồn tại và phát triển.

Phẩm chất + năng lực


II. Các chức năng xã hội của giáo dục:
- Là những tác động tích cực của giáo dục đến sự phát triển mọi m ặt của đời s ống xã
hội.
+ Kinh tế sản xuất
+ Chính trị xã hội
+ Tư tưởng văn hóa
1. Chức năng kinh tế - sản xuất:
- Sự tác động của giáo dục đến kinh tế - sản xuất là sự tác động gián ti ếp thông qua
tác động đến nguồn lao động
- Giáo dục trực tiếp cung cấp đủ số người lao động để duy trì sản xuất
- Giáo dục trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua vi ệc nâng cao v ốn
người cho người lao động trong đó vốn người là tri thức, kỹ năng và thái độ của người
lao động được phát triển, khai thác và sử dụng thông qua quá trình lao đ ộng, h ọc t ập.
*Lưu ý:
- Hiệu quả kinh tế do giáo dục mang lại không thể đo lường một các tr ực ti ếp và t ức thì
vì giáo dục không trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
- Giáo dục và kinh tế luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua l ại lẫn nhau, giáo
dục là sức mạnh của nền kinh tế.
- Giáo dục và kinh tế đều nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần, góp phần phát triển toàn diện cho con người.
2. Chức năng chính trị - xã hội:
- Giáo dục thông qua tác động vào các cá nhân (là thành viên c ủa các nhóm, giai c ấp,
tầng lớp, bộ phận xã hội) để thay đổi hành vi của cá nhân, từ đó làm thay đổi c ơ c ấu và
tính chất của các nhóm, các giai cấp, tầng lớp, bộ phận trong xã hội theo m ục đích
mong muốn.
- Giáo dục góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xã hội
VD: giáo dục dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu phát tri ển
dân số, giáo dục giới tính góp phần tiến tới sự bình đẳng nam nữ, nâng cao tu ổi th ọ,
phòng chống bệnh tật,...

3. Chức năng văn hóa - tư tưởng:


- Giáo dục là một hiện tượng xã hội nhưng là một hiện tượng đặc biệt, là nhân tố quan
trọng và là động lực đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
- Vai trò của giáo dục đối với xã hội được thực hiện và đảm bảo qua việc tiến hành
đồng thời 3 chức năng xã hội
- Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo d ục là
quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững cá nhân
và đất nước”.
III. Các tính chất của giáo dục:
- Phản ánh sự quy định của xã hội đối với giáo dục
- Các tính chất: lịch sử - cụ thể, giai cấp, kế thừa, phổ biến, vĩnh hằng.
1. Tính lịch sử - cụ thể:
- Giáo dục luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội bởi vì giáo dục luôn ch ịu s ự quy
định của xã hội, khi xã hội thay đổi thì giáo dục phải thay đổi theo đ ể đáp ứng yêu c ầu
của xã hội.
*Biểu hiện:
- Cấp độ không gian: Trong một giai đoạn lịch sử, mỗi địa phương, mỗi quốc gia khác
nhau thì trình độ phát triển giáo dục cũng khác nhau.
- Cấp độ thời gian: Giáo dục của mỗi địa phương, mỗi quốc gia qua các giai đo ạn l ịch
sử khác nhau thì khác nhau.
*Ví dụ: 5 hình thái kinh tế - xã hội = 5 nền giáo dục: giáo d ục cộng s ản nguyên th ủy,
giáo dục chiếm hữu nô lệ, giáo dục phong kiến, giáo dục tư bản chủ nghĩa, giáo d ục xã
hội chủ nghĩa.
*Kết luận:
- Là sai lầm khi:
+ Sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của nước khác khi xây
dựng mô hình giáo dục của nước mình
+ Giữ nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở giai đoạn tr ước khi những
điều kiện xã hội của giai đoạn mới đã thay đổi.
- Là đúng đắn khi:
+ Có sự cải tiến, điều chỉnh, cải các giáo dục qua từng thời kỳ phát tri ển
2. Tính giai cấp:
- Xã hội trong giáo dục có giai cấp thì mang tính giai c ấp b ởi vì b ản ch ất c ủa giáo d ục
là phương thức đấu tranh giai cấp.
- Nhà trường là công cụ của chuyên chính giai cấp.
- Hoạt động giáo dục, nhà trường là vũ đài đấu tranh giai cấp
*Biểu hiện:
- Giai cấp cầm quyền, thống trị sử dụng giáo dục như một phương tiện để duy trì, củng
cố sự cầm quyền, thống trị của giai cấp họ bằng cách:
+ Nhào nặn con em của giai cấp bị trị thành sức lao động mang lại nhiều giá tr ị
của cải, lợi nhuận và biết phục tùng họ một cách trung thành
+ Giành độc quyền địa vị trang bị những tri thức khoa học và giá tr ị văn hóa cho
con em của giai cấp họ
+ Tước đoạt hoặc ban phát nhỏ giọt cho con em giai cấp bị trị những tri thức
khoa học và giá trị văn hóa
- Giai cấp bị trị thông qua các đặc điểm ưu tú của mình cũng sử dụng giáo dục như là
một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị cho nền giáo dục dân chủ và bình
đẳng.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng và đấu tranh giai cấp không có và không th ể có
một nền giáo dục nào trung lập đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp hay ph ục v ụ cho
toàn xã hội thoát khỏi mọi hệ tư tưởng của giai cấp. Nhà trường đứng ngoài cuộc s ống,
ngoài chính trị là nói dối, là lừa bịp.
- Nét đặc trưng và nổi bật của nền giáo dục và nhà trường của giai cấp thống tr ị từ
chiếm hữu nô lệ đến tư bản là tồn tại song song hai loại hình nhà trường: là nhà tr ường
dành cho con em giai cấp thống trị và nhà trường dành cho con em giai c ấp bị tr ị. N ền
giáo dục xã hội chủ nghĩa và nhà trường xã hội chủ nghĩa cũng mang tính giai c ấp, đó
là tính chất của giai cấp công nhân: tính dân chủ và nhân đạo sâu s ắc h ướng đ ến sự
phát triển và hài hòa nhân cách của mọi thành viên trong xã hội.
*Nghị quyết TW2 khóa 8 đã xác định:
- Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục
- Chống khuynh hướng thương mại hóa trong giáo dục
- Đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa trong giáo dục
- Không truyền bá tôn giáo trong trường học
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
- Tạo điều kiện cho ai cũng được học hành, đảm bảo cho những người giỏi phát triển tài
năng, người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập.
IV. Giáo dục học là một khoa học:

You might also like