Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI 6: CHỦ TỊCH NƯỚC

NHẬN ĐỊNH
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm
phán của Toà án nhân dân các cấp.
Nhận định sai. Vì theo khoản 3,Điều 88 HP 2013 , Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
không phải do Chủ tịch nước trực tiếp bổ nhiệm mà là do Quốc hội bổ nhiệm , theo quy
trình 3 bước:
(1)Chánh án tòa án nhân dân tối cao đề nghị.
(2)Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm.
(3)Chủ tịch nước ký quyết định.
-Chủ tịch nước có quyền trực tiếp bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án khác đó là Tòa án cấp
cao, cấp tỉnh và cấp huyện.(Khoản 7, Điều 27, Luật Tổ chức TAND 2014).

2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định phong
quân hàm đại úy.
Nhận định sai. Vì theo khoản 5, Điều 88, HP 2013: CTN quyết định phong, thăng,
giáng,tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc,đô đốc hải quân chứ không có
quyền quyết định phong quân hàm đại úy.
-Đại úy là cấp bậc trong hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân quân hàm đại úy ( Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam năm 1999 (sd, bs 2014) và Dân quân tự vệ 2019).
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định đại xá.
Nhận định sai. Vì chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định đại xá. Chủ tịch nước có quyền
quyết định đặc xá và ân xá.
-Đại xá  là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội
phạm nhất định với rất nhiều người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính
trị của đất nước. Do Quốc hội quyết định.Nước ta đã có 2 lần đại xá là 20/10/1945: nhân
dịp thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
và 9/11/1954: nhân dịp giải phóng Thủ đô Hà Nội.
-Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước
thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại,
ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt . Ngày 30/8/2021, Chủ tịch nước
đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 3.035 người, Quyết định có hiệu lực từ
ngày 01/9/2021. Đây là lần đặc xá đầu tiên áp dụng Luật Đặc xá 2018.
-Ân xá là người bị tòa kết án tử hình làm đơn xin Chủ tịch nước ân giảm án. Trong nhiệm
kỳ 2016 – 2021, Chủ tịch nước đã quyết định bác đơn xin ân giảm của 295 bị án; quyết ân
giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 94 bị án.

4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định tình
trạng chiến tranh.
-Nhận định sai. Vì theo khoản 5, Điêu 88, HP 2013 Chủ tịch nước không có quyền trực
tiếp quyết định chiến tranh mà phải thông qua Quốc hội.
(1) Quốc hội sẽ có quyền quyết định.
(2)Trong trường hợp nếu Quốc hội không thể họp được thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ
quyết định và báo cáo cho Quốc hội tại kỳ họp gần nhất .
(3) Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào nghi quyết của Quốc hội hoặc ủy ban thường vụ Quốc hội
để bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định phê
chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với tất cả các điều ước quốc tế.
Nhận định sai. Vì theo khoản 6, Điêu 88, HP 2013 Chủ tịch nước không có quyền trực tiếp
quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với tất cả điều ước quốc tế mà
phải thông qua Quốc hội.
-Theo Khoản 14 Điều 70 HP 13 CTN có các điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phải trình
QH phê chuẩn quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực. Cụ thể đó là các điều ước quốc
tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước
quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế
khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước không có quyền yêu cầu
Chính phủ họp.
Nhận định sai. Vì theo Khoản 2 , Điều 90 Hp 2013 , Chủ tịch nước có quyền yêu cầu
Chính phủ họp về những trường hợp xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn
của chủ tịch nước. Đây là nhiệm vụ quyền hạn mới của Chủ tịch nước.
7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành.
Nhận định sai. Vì chủ tịch nước có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành
( còn gọi là quyền phủ quyết cứng) chỉ có ở Hiến pháp 1946. Còn theo quy định của pháp
luật hiện hành, Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại
pháp lệnh trong thời hạn mười ngày( kể từ ngày pháp lệnh được thông qua) được quy định
tại khoản 1, Điều 88, HP 2013. Quyền này không hẳn là quyền phủ quyết( veto) tương tự
như vậy nhằm đảm bảo vai trò giám sát của CTN trong việc banh hành pháp lệnh của
UBTVQH( còn được gọi là quyền phủ quyết mềm)
8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các
pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 15 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua.
Nhận định sai. Vì theo Điều 80 của Luật ban hành văn bản qppl 2015 thì có những trường
hợp Chủ tịch nước đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh được quy định tại khoản 1
Điều 88, HP 2013 ,sau khi UBTVQH đồng ý thông qua thì CTN công bố chậm nhất là 15
ngày kể từ khi UBTVQH thông qua lại. Hoặc đối với trường hợp pháp lệnh, được xây
dựng, ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn thì CTN công bố pháp lệnh chậm nhất là 5
ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.

9. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của
ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc
hội.

Nhận định sai. Vì :


- Chỉ có HP 1959 ghi nhận về độ tuổi trở thành Ctn ( Điều 62),và không ghi nhận yêu cầu
phải là ĐBQH.
- Các bản HP còn lại điều ghi nhận điều kiện quan trọng để trở thành Ctn phải là ĐBQH
và không đề cập đến vấn đề độ tuổi. Cụ thể:
 Điều 45, HP 1946
 Điều 99, HP 1980.
 Điều 102, HP 1992.
 Điều 87, HP 2013.
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
-Nhận định sai. Vì theo khoản 3, Điều 88, HP 2013, chủ tịch nước không có quyền trực
tiếp bổ nhiệm , niễm nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao mà phải
thông qua Quốc hội theo quy trình 3 bước:

(1)Chánh án tòa án nhân dân tối cao đề nghị.


(2)Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm.
(3)Chủ tịch nước ký quyết định.

TỰ LUẬN
1. Giải thích vì sao theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước không có quyền phủ
quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành.
-khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đệ trình một pháp lệnh nào đó lên Chủ tịch nước công
bố, nếu không đồng ý, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem
xét lại pháp lệnh đó trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được Ủy ban Thường vụ Quốc hội
thông qua. Trong trường hợp pháp lệnh đó tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu
quyết thông qua mà Chủ tịch nước vẫn không đồng ý, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội
quyết định tại kỳ họp gần nhất (khoản 1, Điều 88 Hiến pháp năm 2013). Tuy nhiên, quyền
này của Chủ tịch nước không được áp dụng đối với các luật của Quốc hội. Do đó, đây có
thể coi là quyền “phủ quyết hạn chế” của Chủ tịch nước đối với quyền lập pháp. Chủ tịch
nước chỉ có thể trì hoãn một pháp lệnh, chứ không thể hủy bỏ văn bản này.
- Vì nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và văn hành quyền lực nhà nước Việt Nam là nguyên
tác lập quyền ( nguyên tắc thống nhất quyền lực )và Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, do vậy, về mặt kiểm tra, giám sát không chỉ CTN các cơ quan nhà nước ở
trung ương như Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao cũng phải chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước CH
+ Chủ tịch nước sẽ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và có nhiệm kỳ theo nhiệm
kỳ QH, điều kiện để trở thành Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội (Điều 37 Hiến pháp
2013) ,Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc
hội, vì vậy chủ tịch nước không thể phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành.
2. Anh (Chị) hãy giải thích vì sao Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp hiện hành quy định cho
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các pháp lệnh
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
Vì :

- Quyền này diễn ra sẽ phát sinh mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia( chủ tịch nước) đối
với cơ quan mang tên lập pháp( Ủy ban thường vụ Quốc hội) trong việc giải quyết các
vấn đề quan trọng.

- Chủ tịch nước là chủ thể công bố pháp lệnh (Khoản 1, Điều 88, HP 2013), trước khi công
bố Chủ tịch nước phải xem xét lại , đọc lại để giảm thiểu sai sót, để đảm bảo sự cẩn
trọng, sự khách quan cho nên trao quyền lại cho Chủ tịch nước là hợp lý nhất.

- Xuất phát từ tính chất của pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những
vấn đề mà pháp luật đã ban hành nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc
chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó. Cụ thể tại khoản 1 Điều 16 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), pháp lệnh do Ủy ban thường vụ
Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao cho.
3. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch nước theo Hiến
pháp năm 1946 với Hiến pháp năm 2013 và giải thích.
HP 1946 HP 2013
Tên gọi Chủ tịch nước Việt Nam Chủ tịch nước
dân chủ cộng hòa.
Vị trí, tính chất pháp lý -Là nười đứng đầu nhà Là người đứng đầu Nhà
nước và Chính phủ, thay nước,thay mặt nước Cộng
mặt cho nước Việt Nam hòa xã hội chủ nghĩa VN về
dân chủ cộng hoà về đối đối nội và đối ngoại
nội, đối ngoại.
Nhiệm vụ, quyền hạn Thay mặt nhà nước về đối Với tư cách là người đứng
nội, đối ngoại; giữ quyền
đầu nhà nước. Ngoài ra bổ
tổng chỉ huy quân đội toàn
quốc; kí sắc lệnh bổ nhiệm sung thêm một số quyền
các chức danh trong Chính
hạn và nhiệm vụ như: Quyết
phủ; không chịu trách
nhiệm nào, trừ khi phạm tội định phong, thăng, giáng,
phản quốc.
tước quân hàm cấp tướng,
chuẩn đô đốc, phó đô đốc,
đô dốc hải quân; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức
Tổng tham mưu trưởng…
Có quyền yêu cầu Chính
phủ họp bàn về vấn đề Chủ
tịch nước xét thấy cần thiết
để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch
nước.
Nhiệm kỳ Nhiệm kỳ 5 năm ,không Nhiệm kì của Chủ tịch nước
theo nhiệm kỳ của Nghị theo nhiệm kì của quốc hội.
viện nhân dân (3 năm) Khi Quốc hội hết nhiệm kì,
Chủ tịch nước tiếp tục làm
nhiệm vụ cho tới khi bầu
Quốc hội khóa mới, trong
đó nhiệm kì của Quốc hội là
5 năm và có thể rút ngắn
hoặc kéo dài theo đề nghị
của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội; việc kéo dài không
được quá 12 tháng trừ
trường hợp có chiến tranh.

You might also like