Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tóm tắt nội dung các bên liên quan

1. Tóm tắt sự việc:  


Ngày 19/4, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số đoạn tin nhắn từ phụ huynh của các em
học sinh tại một số trường THCS (trong đó có trường THCS Dịch Vọng yêu cầu học sinh học
lực yếu cam kết không thi vào lớp 10 hoặc phải vào trường ngoài công lập.

Theo đó, các nhà trường sàng lọc những em có lực học trung bình trở xuống đồng thời gặp
gỡ phụ huynh và học sinh để tư vấn có nên tiếp tục thi vào lớp 10 THPT hoặc vừa học
trường nghề vừa học văn hóa.

Sự việc gây bức xúc mạnh mẽ trên mạng xã hội và tạo ra một làn sóng dư luận mạnh mẽ
phản đối việc nhà trường đưa ra quyết định trên. 

2. Xác định các đối tượng trung tâm của sự việc:

 Tổ chức: Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội và một số trường THCS khác
tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. 
 Cá nhân 1:  Phụ Huynh và học sinh lớp 9 có thành tích học tập không cao tại trường
THCS ở Hà Nội.
 Cá nhân 2: Hiệu trưởng nhà trường và các thầy cô giáo chủ nhiệm, bộ môn.

3. Xác định các bên liên quan

Phạm vi bên trong:


 Enabling Linkage (Bên có thẩm quyền): 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo
 Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy
 Ban giám hiệu THCS Dịch Vọng Hậu
 Functional Linkage (Bên có nguồn lực & tiêu thụ):
 Phụ huynh THCS Dịch Vọng Hậu
 Học sinh THCS Dịch Vọng Hậu

 Normative Linkage (Bên lợi ích):


 Học sinh cùng lớp, cùng khối 9 THCS Dịch Vọng Hậu (mối quan hệ quan tâm)

Phạm vi bên ngoài:


 Functional Linkage (Bên có nguồn lực & tiêu thụ):
 Học sinh lớp 5 ở Hà Nội đang chuẩn bị chọn trường THCS
 Phụ huynh học sinh lớp 5 ở Hà Nội đang chuẩn bị chọn trường THCS

 Normative Linkage (Bên lợi ích):


 Các trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy (mối quan hệ cạnh tranh)

 Diffused Linkage (Bên ít tương tác, thời điểm):


 Các cơ quan báo chí, truyền thông
 Dư luận - Cộng đồng mạng
4. Phân tích các bên liên quan:

Phạm vi bên trong

 Bên có thẩm quyền: 


- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Là bên chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh và làm rõ, yêu
cầu xử phạt với các trường có tình trạng trên
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Là bên đưa ra công văn yêu cầu rà soát, xử phạt những
trường hợp vi phạm
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy:  Là bên làm việc với các trường THCS để nhận
thông tin và xác thực, tổ chức trao đổi với báo chí, rà soát các THCS trên địa bàn để tìm ra
những trường có tình trạng tương tự
- Ban giám hiệu THCS Dịch Vọng Hậu: Là bên liên quan trực tiếp tới sự việc, có nhiệm vụ
làm việc trực tiếp với giáo viên cùng phụ huynh, học sinh để xác thực thông tin và xử lý giáo
viên nếu có vi phạm 

 Bên có nguồn lực & tiêu thụ


- Phụ huynh THCS Dịch Vọng Hậu: Là bên có đóng góp trực tiếp cho nhà trường về mặt
kinh tế, uy tín
- Học sinh THCS Dịch Vọng Hậu: Là bên trực tiếp theo học, xây dựng thành tích và uy tín
cho nhà trường

 Bên lợi ích:


- Học sinh cùng lớp, cùng khối 9 THCS Dịch Vọng Hậu: Là bên cùng lợi ích với đối tượng
học sinh trong sự việc và quan tâm tới lợi ích trực tiếp của mình sau sự việc
- Học sinh các khối tại trường THCS Dịch Vọng Hậu: Là bên quan tâm tới lợi ích của mình
trong tương lai sau sự việc

Bên ngoài:

1. Bên có nguồn lực và tiêu thụ

 Học sinh và Phụ huynh học sinh lớp 5 ở Hà Nội đang chuẩn bị chọn trường THCS:
Là bên tiềm năng có khả năng sẽ đóng góp tài chính, uy tín của nhà trường trong
tương lai

2. Bên lợi ích

 Các trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy:là bên cạnh tranh có khả năng được
nhận lợi ích sau khi trường THCS đối thủ bị mất đi uy tín uy tín đối với phụ huynh và
học sinh. Tuy nhiên đây cũng có thể là bên sẽ nhận thiệt hại nếu có hành vi tương tự.

3. Bên ít tương tác, thời điểm

 Các cơ quan báo chí, truyền thông: Là bên thu thập thông tin của vụ việc từ chủ thể
và các bên liên quan để phản ánh  một cách chân thực, khách quan đến công chúng.
Đồng thời đây là bên góp phần khiến cho sự việc được quan tâm và nhanh chóng có
hướng giải quyết.

 Dư luận- cộng đồng mạng: là bên quan tâm đến chủ thể, có nhu cầu tìm kiếm thông
tin và  có nhiều thái độ với sự việc: đồng tình, phản đối, phân vân,.....
5. Stakeholder Map:

You might also like