Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, dân tộc

ta luôn phải
chống lại kẻ thù xâm lược với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường dân tộc ta đã đánh thắng tất
cả kẻ thù xâm lược đã viết lên nhiều trang sử hào hùng của dân tộc cũng như những truyền
thống vẻ vang rất đáng tự hào cho thế hệ mai sau trong đó có học sinh chúng ta của ngày hôm
nay để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước đó. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu nội
dung bài học “Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh”. bài Luật Nghĩa vụ quân sự
và trách nhiệm của học sinh mục đích để nhằm trang bị cho học sinh nắm được những nội dung
cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự làm cơ sở để chúng ta thực hiện đúng trách nhiệm nghĩa vụ
quân sự của mình Vì vậy yêu cầu học sinh chúng ta phải xác định tinh thần thái độ đúng đắn
trong học tập nghiên cứu Luật Nghĩa vụ quân sự liên hệ xác định nghĩa vụ trách nhiệm của
chúng ta tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường cũng như ở địa phương và xây
dựng quân đội

Nghĩa vụ quân sự là gì?


Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực
hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội
nhân dân.
- Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nới cư trú phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Cùng như lý do ban hành nghĩa vụ quân sự trên thì sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự là:

-Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân :
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra , vì nhân dân mà chiến đấu nên được sự
tham gia, ủng hộ của toàn dân. Từ khi thành lập đến nay, quân đội nhân dân càng chiến
đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao , chúng ta đã
xây dựng quân đội bằng chế độ tình nguyện tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự. Chế
độ tình nguyện tòng quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã
phát huy tác dụng trong những thời kì lịch sử đó và góp phần quán trọng vào nhiệm vụ
xây dựng quân đội.Kế thừa và phát huy thắng lợi của chế độ tình nguyện tòng quân, năm
1960, miền Bắc bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Năm 1976, cả nước cùng thực hiện
nghĩa vụ quân sự nên đã phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân dối với nhiệm vụ xây
dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

-Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc :
Điều 77 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Bảo vệ tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận
làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Đối với công dân,
bảo vệ Tổ quốc vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, do vậy mỗi công dân có bổn phận phải
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đó. Luật nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực
hiện, tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với tổ quốc.

-Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá :
Nhiệm vụ hàng đầu của quân dội nhân dân là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ tổ
quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng
thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước. Hiện nay, quân đội nhân dân Việt Nam
được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, hệ thống học viện nhà trường, viện
nghiên cứu….; bảo đảm phục vụ và từng bước được trang bị hiện đại, có lực lượng
thường trực và lực lượng dự bị. Luật nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi
công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây
dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong mọi tình
huống cân thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện
nay.

-Có chế tài xử lý những trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ của mình với đất nước :
Căn cứ điều 332, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về
tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì: Khi một người không chấp hành lệnh gọi nhập
ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện (Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị
kết tội này, chưa được xóa án tính mà còn vi phạm) thì sẽ bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.  Ở khoản 2 khi có các tình tiết
tăng nặng có thể bị phạt tù từ 1-5 năm.

-Thống nhất các quy trình liên quan đến nghĩa vụ quân sự.

Trong đó điều quan trọng là hiện nay nhiều tình trạng đi nghĩa vụ quân sự bị hạn chế bởi thanh
niên khi đều đi học và không muốn đi nghĩa vụ quân sự ngày càng nhiều. Bởi vậy để công bằng
về nghĩa vụ của công dân thì luật nghĩa vụ quân sự ra đời nhằm điều chỉnh các hành động liên
quan đến nghĩa vụ quân sự cũng như răn đe những đối tượng không chấp hành nghĩa vụ của
mình.
Hình thức tham gia nghĩa vụ quân sự ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ Tổ quốc ra còn giúp bạn
nâng cao, rèn luyện được ý chí của bản thân trước các việc khó khăn trong cuộc sống. Luật
nghĩa vụ quân sự ra đời còn là một cầu nối giúp tăng thêm tính đoàn kết trong việc bảo vệ Tổ
quốc. Đây là một cách sẽ giúp Nhà nước quản lý công dân của mình tốt hơn và đồng thời cũng
là các bước chuẩn bị tốt nhất trong các trường hợp bất khả kháng.

You might also like