Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT TINH DẦU

1. PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC: (phần nào t bôi đỏ thì ghi vô slide hi, phần còn
lại nhờ bạn thuyết trình nha)
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để chiết xuất tinh dầu.
 Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp hai chất lỏng bay hơi được không trộn
lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hòa bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp
bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu hơi này bị ống ngưng hơi làm lạnh, ngưng
tụ trở thành thể lỏng, rơi xuống ống gạn. Trong ống gạn, dung dịch tách thành hai lớp
gồm lớp nước và lớp tinh dầu. Vẫn tiếp tục đun nóng hệ thống, lớp nước trong ống gạn
càng lúc càng nhiều, sẽ được trả về bình cầu nhờ ống nhánh ngang thông nhau. Nhờ ống
này mà không cần phải tiếp thêm nước cho hệ thống trong quá trình chưng cất. Lúc này
chỉ cần mở khóa ống gạn là có thể thu lấy tinh dầu.

https://www.lhu.edu.vn/Data/News/388/files/hop_chat_thien_nhien_gszrs.pdf
PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO: GỒM 2 LOẠI
(Phần ni t nghĩ là đưa hình vô pp thôi còn lại phần nguyên tắc của 2 loại thì bạn thuyết trình cố
gắng nhớ hi tại dài quá á, còn phần ưu nhược điểm nhớ bỏ vô pp nha, cái mô dài quá t có bôi đỏ
rút lại á là phần nớ ghi vô pp nghen.)
a. DƯỢC LIỆU NGẬP TRONG NƯỚC 
 Quy mô phòng thí nghiệm
- Quy mô công nghiệp

Ở phương pháp này, nguyên liệu và nước cùng cho vào thiết bị. Khi hỗn hợp được
đun sôi. Hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu. Hơi nước gặp lạnh ở bộ phận ngưng
tụ, Ta sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu. Hai thành phần này không tan vào
nhau nên dễ dàng tách riêng biệt và chiết được tinh dầu nguyên chất. 
Ưu điểm:
- Thường được sử dụng để cô lập các sản phẩm tự nhiên không tan trong nước có
nhiệt độ sôi cao.( nguyên liệu thực vật như gỗ hoặc hoa)
- Bảo vệ dầu được chiết xuất ở một mức độ nhất định vì nước xung quanh đóng vai
trò như một rào cản ngăn dầu quá nóng.
- Có thể được chưng cất ở nhiệt độ dưới 100°C
Nhược điểm: Dược liệu dễ bị cháy khét, Tốn thời gian và năng lượng.
b. DƯỢC LIỆU KHÔNG NGẬP TRONG NƯỚC:
 Quy mô phòng thí nghiệm

 Quy mô công nghiệp

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng được tách và tạo khoảng cách bởi
một vỉ nồi. Để nguyên liệu không lọt từ vỉ xuống nước. Có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp lót tùy
theo kích thước của từng loại nguyên liệu.  Khi đun sôi nước, hơi nước bốc lên qua tầng nguyên
liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản
xuất có qui mô trung bình.
Phương pháp lôi cuốn hơi nước này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn. Với phương
pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất. Tức là nồi hơi có thể đi
tới nhiều thùng nguyên liệu cùng 1 lúc bằng các đường ống dẫn hơi khác nhau.
Ưu điểm:
- Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để chiết xuất tinh dầu thực vật.
- Tỷ lệ tinh dầu được chiết xuất bằng chưng cất hơi nước là 93%.
Nhược điểm: Tốn thời gian và năng lượng

https://thietbituanminh.com/chung-cat-loi-cuon-hoi-nuoc/#:~:text=Ch%C6%B0ng%20c
%E1%BA%A5t%20l%C3%B4i%20cu%E1%BB%91n%20h%C6%A1i%20n
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20l%C3%A0%201%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p,
%C3%ADt%20h%C3%B2a%20tan%20trong%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc.
PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC KẾT HỢP VI SÓNG (phần ni mình đưa hình vô pp
thôi hi, mấy cái t bôi đỏ là đưa vô pp đó nghe, conf lại nhờ bạn thuyết trình nhớ giúp t với hi)
a) KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT
TINH DẦU GỪNG

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh
dầu gừng như thời gian lưu trữ (để héo) và thời gian chưng cất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của
phương pháp chưng cất đến giá trị cảm quan và các thông số hóa-lý của tinh dầu gừng cũng được
tiến hành đánh giá. Kết quả nhận thấy gừng sau khi thu hoạch được lưu trữ 4 ngày và chưng cất
trong thời gian 16 giờ bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước hay 80 phút khi có sự hỗ trợ của vi
sóng với công suất 300W là phù hợp về hiệu suất và chất lượng của tinh dầu thu được
https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1070
b) CHƯNG CẤT HƠI NƯỚC CẤP TỐC BẰNG VI SÓNG CỦA TINH DẦU TỪ
HOA OẢI HƯƠNG ( Chưng cất hơi nước cấp tốc bằng vi song của tinh dầu từ
hoa oải hương)
 Sơ đồ nguyên lí được thể hiện trên hình bên : Thiết bị có thân hình trụ Pyrex với lưới
Teflon , bên trên lưới Teflon là hoa oải hương và bên dưới lưới teflon là nước. Hơi
nước được tạo ra bằng cách đun nóng nước bằng bức xạ vi sóng đi qua hoa oải
hương, bay hơi và mang theo tinh dầu của hoa. Sau đó dẫn tới bình ngưng, nằm trên
đỉnh của thân thiết bị chính. Sau khi ngưng tụ hỗn hợp được gạn để tách tinh dầu và
nước. Lượng nước dư thừa được hồi lưu và tái chế về bình chiết để khôi phục lại
nước được sử dụng để sản xuất hơi nước. Tinh dầu được thu gom, làm khô bằng
Na2SO4 khan và bảo quản ở 4 ◦C cho đến khi sử dụng.

Kết qủa là thu được:


- Giọt tinh dầu đầu tiên chỉ cần đun nóng 5 phút với phương pháp chưng cất hơi
nước cấp tốc bằng vi song (MASD) so với 30 phút đối với phương pháp cất kéo
hơi nước (SD).
- Như được trình bày trong  Hình trên, thời gian chiết xuất là 10 phút với MASD
mang lại sản lượng tương đương với sản lượng thu được sau 90 phút bằng SD.
- Những kết quả này có nghĩa là tiết kiệm đáng kể thời gian, năng lượng và nguyên
liệu thực vật của MASD so với SD.
Ưu điểm:
- Vượt trội hơn vì thời gian xử lý ngắn hơn và sản lượng dầu cao hơn với ít hơi nước sử dụng
hơn.
- Phương pháp này đã thể hiện được những ưu điểm tuyệt vời so với các phương pháp thay thế
truyền thống bao gồm:
+ thời gian cách ly ngắn hơn,
+ cần ít năng lượng hơn,
+ các tính năng sạch hơn  (không tạo cặn và không sử dụng nước hoặc dung môi),
+ tăng hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Nhược điểm:
-Không áp dụng cho các phân tử không phân cực.
-Khó áp dụng cho quy mô công nghiệp vì đầu tư cho thiết bị tạo vi sóng là không nhỏ để có đủ
công suất.
-Nhiệt độ sôi của các dung môi đạt được rất nhanh, có thể gây nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: https://www.sci-hub.ru/10.1111/1750-3841.12492

2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT VỚI DUNG MÔI:


 Nguyên tắc: Phương pháp pháp chiết xuất bằng dung môi là phương pháp dùng ancol để
tách riêng tinh dầu khỏi dầu béo. Sau đó thu hồi ancol bằng cách làm giảm áp lực để thu
được tinh dầu nguyên chất. Có 2 loại dung môi dung để chiết:
- Dung môi không bay hơi: Dầu béo hoặc dầu parafin. Ngâm dược liệu (thường là hoa)
trong dung môi đã được làm nóng 60-70 oC, trong 12-48 giờ tùy theo từng loài hoa.
Dùng alcol để tách riêng tinh dầu khỏi dầu béo và cất thu hồi alcol dưới áp lực giảm
sẽ thu được tinh dầu.
- Dung môi dễ bay hơi: Dung môi thường dùng là ether dầu hỏa, xăng công nghiệp …
Sau khi chiết, cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm sẽ thu được tinh dầu có lẫn sáp
và một số tạp chất khác và thường ở thể đặc.
https://kduoc.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/78/5490/tong-hop-cac-phuong-phap-chiet-
xuat-tinh-dau
Ưu điểm:
+ Là một phương pháp chiết xuất tinh dầu hiện đại thường được sử dụng để chiết xuất loại thực
vật khó (lượng tinh dầu thấp, không chịu được nhiệt,áp suất của quá trình chưng cất kéo hơi
nước), đặc biệt là tinh dầu của các loài hoa
+ Kỹ thuật này tránh được những thay đổi hóa học so với quá trình chưng cất thủy phân
+ Chất lượng tinh dầu cao
Nhược điểm:
+ Cần nhiều chi phí đầu tư cho dây chuyền máy móc sản xuất
+ Thành phẩm tinh dầu thu được phụ thuộc nhiều vào công nghệ và máy móc sản xuất
+ Giá thành cao
+ Tốn tương đối nhiều thời gian, lượng dung môi lớn, hiệu suất chiết xuất thấp (Do có thể gặp
phải sự mất mát của một số hợp chất dễ bay hơi) hơn so với nhiều phương pháp chiết suất hiện
đại khác như chiết xuất bằng CO2 siêu tới hạn, chiết suất có trợ giúp vi sóng hay siêu âm.
+ Thông thường dung môi trộn chung với dược liệu nên khó tinh chế sau khi chiết xuất, dư
lượng dung môi trong sản phẩm cuối cùng, chứa nhiều tạp chất nếu: tinh dầu có nhiệt độ bay hơi
với dung môi và cồn, tinh dầu và tạp có cùng độ hòa tan trong dung môi và cồn

Tài liệu tham khảo:


- Tongnuanchan, P. & Benjakul, S. Essential Oils: Extraction, Bioactivities, and Their Uses for
Food Preservation. J. Food Sci. 79, R1231–R1249 (2014).
- Elyemni, M. et al. Extraction of Essential Oils of Rosmarinus officinalis L. by Two Different
Methods: Hydrodistillation and Microwave Assisted Hydrodistillation. Sci. World J. 2019,
(2019).
- https://www.newdirectionsaromatics.com/blog/articles/how-essential-oils-are-made.html
- https://www.hindawi.com/journals/tswj/2019/3659432/
- https://ift.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1750-3841.12492

3. PHƯƠNG PHÁP ÉP LẠNH: (phần t tô đỏ là viết vô pp hi, phần còn lại nhờ bạn thuyết
trình <3)
Thuật ngữ “ép lạnh” về mặt lý thuyết có nghĩa là dầu được ép ở nhiệt độ và áp suất thấp. Phương
pháp ép lạnh là một trong những phương pháp tốt nhất để chiết xuất tinh dầu. Thường dùng để
tách tinh dầu từ các loại trái cây,các dược liệu có thành phần không chịu được nhiệt độ cao. (Chủ
yếu được sử dụng để chiết xuất tinh dầu từ thực vật, hoa, hạt, chanh, quýt).
Phương pháp này chỉ áp dụng để điều chế tinh dầu ở quả các loài Citrus vì những lý do sau:
(phần lí do t nghĩ có thể xem xét đưa vô pp, nếu mà ko đưa được thì nhờ bạn thuyết trình nhớ xíu
hi)
 Tinh dầu vỏ cam, chanh chủ yếu dùng trong kỹ nghệ sản xuất đồ uống vì vậy cần có mùi
giống như mùi tự nhiên, mà tinh dầu điều chế bằng phương pháp cất không đạt được yêu
cầu này.
 Trong vỏ cam, chanh tinh dầu nằm trong túi tiết ở lớp vỏ ngoài, chỉ cần tác động 1 lực cơ
học là có thể giải phóng ra. Vì vậy phương pháp ép rất phù hợp.
 Các túi tiết tinh dầu trong vỏ các loài Citrus được bao bọc bởi các màng pectin. Càng gia
nhiệt màng càng đông cứng lại.
 Nguyên tắc:
 Dùng máy thủy lực công suất lớn tác dụng lực cơ học để phá vỡ cấu trúc màng pectin và các túi
dầu, ép vỏ quả/dược liệu thành dầu và nước,tách bã, lọc ly tâm tách tinh dầu ra khỏi nước và bảo
quản.
https://tinhdaumekong.com/blogs/bai-viet-moi/cac-phuong-phap-chung-cat-tinh-dau#:~:text=Ph
%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20n%C3%A0y%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng
%20d%C3%B9ng,tinh%20d%E1%BA%A7u%20ra%C3%89p%20l%E1%BA%A1nh%20(cold
%20press) 

 
Để lấy tinh dầu triệt để, phải thực hiện tiếp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để lấy phần tinh dầu
còn lại này (tinh dầu loại 2).
Nếu muốn điều chế tinh dầu bằng các phương pháp cất, trước hết phải phá vỡ màng này. Có thể
dùng các tác nhân sau: Gồm:
+ Cơ học: Chia nhỏ dược liệu.
+ Hóa học: Dung dịch acid chlohydric hoặc acid oxalic loãng.
+ Enzym.
2.Quy trình :
video áp dụng phương pháp ép lạnh trong chiết xuất tinh dầu dừa 
https://www.youtube.com/watch?v=TfvcIOdAkeA 

https://www.osperfume.com/fragrance-extraction.html 
 
 
Đầu tiên dược liệu sẽ được “nghiền cơ học” bằng cách dùng một thiết bị chọc thủng vỏ quả để
các túi chứa dầu ở mặt dưới vỏ quả bị vỡ ra . Rồi  sử dụng động cơ thủy lực công suất lớn ép vỏ
quả thành dầu và nước, bã tách ra riêng. Phần dịch ép có chứa nhiều pectin, sau khi ép phải lọc,
ly tâm. Phần tinh dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên,dễ dàng tách lấy tinh dầu ra khỏi nước và bảo
quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp.

https://www.usalab.com/blog/essential-oil-extraction-methods/
 Ưu nhược điểm:
- Ưu:
+ Tinh dầu có từ phương pháp ép cho sản phẩm có chất lượng cao hơn phương pháp
lôi cuốn theo hơi nước vì phương pháp này hạn chế được tác dụng của nhiệt.
+ Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh có mùi thơm tự nhiên, giống
với mùi vỏ quả tươi. (Quá trình ép lạnh sử dụng thủy lực mạnh trong suốt quá trình ép
nhằm tránh tạo nhiệt trong quá trình chiết xuất nhờ đó giữ được nguyên vẹn một số
thành phần không bền nhiệt có trong dược liệu. -> Dịch chiết tinh khiết, nguyên vẹn
hoàn toàn).
+ Phương pháp này hạn chế được nhược điểm của phương pháp cất cuốn theo hơi
nước vì hạn chế được nhiệt độ cao.
- Nhược:
+ Giới hạn nguồn dược liệu, nguyên liệu vỏ phải tươi
+ Phạm vi sử dụng không phổ biến vì chỉ áp dụng để điều chế tinh dầu ở quả các loài
Citrus như:vỏ cam,chanh..
+ Hạn sử dụng ngắn hơn các phương pháp khác do nhanh bị oxy hóa
+ Chi phí máy móc và vận hành lớn.
+ Hiệu suất chiết thường thấp.
4. PHƯƠNG PHÁP KHÁC: PP CHIẾT CO2 SIÊU TỚI HẠN (phần ni bê zô hết nha, phần
nào cần rút gọn để zô pp t có bôi đỏ á)
 Nguyên lý :
Thông thường, tùy theo điều kiện nhất định các chất sẽ tồn tại ở một trong 3 trạng thái rắn, lỏng
và khí. Nếu nén chất khí tới một áp suất đủ cao, khí sẽ hóa lỏng. Tuy nhiên, có một giá trị áp suất
mà ở đó, nếu nâng dần nhiệt độ lên thì chất lỏng cũng không thể trở về trạng thái khí, mà rơi vào
một vùng trạng thái đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn. Vật chất ở trạng thái này mang nhiều
đặc tính của cả chất khí và chất lỏng, nghĩa là vừa có khả năng hòa tan được các chất như pha
lỏng, vừa có khả năng khuếch tán cao của pha khí. Bất kỳ dung môi nào cũng sẽ ở trạng thái siêu
tới hạn nếu tồn tại ở nhiệt độ và áp suất trên giá trị tới hạn. Vì vậy khi nhiệt độ và áp suất của
CO2 được đưa lên cao hơn nhiệt độ, áp suất tới hạn của nó (trên nhiệt độ 31°C và áp suất 73.8
bar) thì CO2 sẽ chuyển sang trạng thái siêu tới hạn. Ở trạng thái này, CO2 có khả năng hòa tan
rất tốt nhiều chất ở cả 3 dạng rắn, lỏng và khí.

 Cơ chế hoạt động của thiết bị chiết CO2 siêu tới hạn
Thiết bị chiết sử dụng CO2 siêu tới hạn bao gồm một máy bơm được kết nối với xi lanh CO2 và
bình chiết được gắn thẳng đứng bên trong lò điều nhiệt. CO2 ở trạng thái lỏng từ trong bình chưa
khí với áp suất 50-55 bar được dẫn qua thiết bị truyền nhiệt làm lạnh xuống khoảng nhiệt độ 0-
1°C để tăng tỷ trọng dòng dung môi CO2 lỏng trước khi vào bơm cao áp. CO2 được nén đến áp
suất mong muốn và chảy với tốc độ không đổi bên trong cột. Khi CO2 đến bình chiết, nó được
làm nóng bằng lò chứa. Nhiệt độ của CO2 trong bình chiết được điều chỉnh tự động bằng hệ
thống điều khiển nhằm duy trì trạng thái ổn định ở nhiệt độ chiết. Hỗn hợp chiết cùng với dòng
CO2 siêu tới hạn ra khỏi bình chiết qua van tháo tiếp đó được giảm áp, dịch chiết đi vào bình
tách và tại đây CO2 hóa khí tách ra khỏi sản phẩm.

 Ưu điểm của phương pháp:


- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao: tinh dầu có màu, mùi tự nhiên, không lẫn nhiều
thành phần không mong muốn; các hợp chất tự nhiên với hoạt tính cao
- Tách được các hoạt chất với hàm lượng cao: các hợp chất hòa tan trong CO2 siêu tới
hạn đều được tách ra triệt để
- Không còn lượng dung môi dư: do CO2 chuyển hết sang trạng thái khí và không còn
trong hỗn hợp
- Không gây ô nhiễm môi trường: CO2 có thể tuần hoàn nên không gây ô nhiễm môi
trường
- Là phương pháp có công nghệ cao và an toàn với các sản phẩm tự nhiên, không làm
biến đổi các sản phẩm tự nhiên
 Ứng dụng
Chiết CO2 siêu tới hạn đã được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm để chiết tách các hoạt chất chữa bệnh, tăng
cường sức khoẻ từ các nguồn nguyên liệu thảo mộc, các tinh dầu quý hiếm để phục vụ cho công
nghiệp sản xuất nước hoa, đặc biệt là các loại nước hoa cao cấp và hương liệu trong đồ uống và
thực phẩm. Một số nước trên thế giới đã ứng dụng phương pháp này ở quy mô công nghiệp với
một số sản phẩm nhất định như: Chiết xuất tinh dầu làm mỹ phẩm từ hoa hublông (hoa bia) và
thảo dược ở New Zealand, Ba Lan; tách loại cafein trong cà phê, trà ở Đức và Italia; chiết xuất
tinh dầu từ gia vị và thảo dược ở Ấn Độ; xử lý thuốc trừ sâu trong gạo ở Đài Loan; chiết xuất
tinh dầu mè ở Hàn Quốc…Tại Việt Nam, phương pháp chiết CO2 siêu tới hạn đã được ứng dụng
để chiết xuất tinh dầu trầm, tinh dầu dương cam cúc, tinh dầu gấc, tinh dầu tiêu, tinh dầu quế…

http://sokhcn.binhduong.gov.vn/New/cong-nghe-co2-sieu-toi-han-su-dung-trong-chiet-xuat-tinh-
dau-duong-cam-cuc-va-cac-nguyen-lieu-khac-964
Viện Công nghệ hóa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực
hiện Dự án sản xuất thử - thử nghiệm: "Hoàn thiện công nghệ và chế tạo thiết bị phục vụ sản
xuất tinh dầu Trầm dung tích 50 lít”. Kết quả thu được là đã nghiên cứu và phát triển thành công
công nghệ chiết xuất tiên tiến hiện đại-Công nghệ sử dụng carbon dioxid ở trạng thái siêu tới
hạn, nổi bật là chiết xuất tinh dầu Trầm từ cây Dó, góp thêm một công nghệ mới vào phát triển
lĩnh vực chiết xuất các hợp chất thiên nhiên.

https://vast.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nghien-cuu-chiet-xuat-tinh-dau-bang-cong-nghe-co2-
sieu-toi-han-tu-cay-co-thien-nhien-cua-viet-nam-3688-463.html
TS. Phan Tại Huân - Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM đã ứng
dụng công nghệ sử dụng CO2 siêu tới hạn để trích ly tinh dầu gấc và hiệu quả trích ly tinh dầu
gấc lên đến 91,5 %. Chất lượng dầu gấc thu được bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn cao hơn
và tốt hơn. Theo tác giả, công nghệ trích ly bằng CO2 siêu tới hạn cho phép thu được sản phẩm
có độ tinh sạch cao, sản phẩm tinh dầu gấc tăng hàm lượng các dưỡng chất mà lại không chứa
dung môi hữu cơ độc hại, là kỹ thuật thích hợp để trích phân đoạn tinh dầu gấc.

https://congnghiepsinhhocvietnam.com.vn/tin-tuc/t117/cong-nghe-trich-ly-su-dung-co2-sieu-toi-
han-nang-gia-tri-qua-gac.html

You might also like