TRẮC NGHIỆM CƠ BẢN CHƯƠNG KIM LOẠI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

TRẮC NGHIỆM CƠ BẢN CHƯƠNG KIM LOẠI


1. Một người thợ bạc đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng
dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch Fe(NO3)2
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Cả A, C đều đúng
2. Cho sơ đồ phản ứng. Hỏi A có thể là chất nào sau đây? A+HCl⟶MgCl2+…
A. Mg B. MgO C. MgCO3 D. Cả A, B, C đều đúng
3. Kim loại nào sau đây có tính dẻo lớn nhất?
A. Al B. Cu C. Ag D. Au
4. Lấy hỗn hợp gồm Al và Fe đem tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được dung dịch A và chất
rắn B gồm 2 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) thấy có khí bay lên. Trong B
chứa:
A. Fe, Cu B. Al, Cu C. Al, Fe D. Al, Fe, Cu
5. Cho một mẫu sắt vào dung dịch chứa đồng thời 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu
được một kim loại thì số muối ở trong dung dịch là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
6. Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có khí bay lên, tạo kết của đỏ gạch. B. Đinh sắt bị mòn, có kết tủa đỏ gạch bám trên đinh
sắt. C. Màu xanh nhạt dần, đinh sắt mòn, có kết tủa đỏ gạch. D. Không có hiện tượng gì.
7. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?
A. Al ; Cu B. Zn ; Fe C. Au ; Ag D. Mg ; Pb
8. Cho ba ống nghiệm: Fe2O3 và Al (1); Fe và Fe2O3 (2); Al2O3 (3). Dùng hóa chất nào sau
đây để phân biệt được ba ống nghiệm trên?
A. dung dịch HCl 25% B. Dung dịch HCl 75% C. dung dịch NaOH D. dung dịch K2SO4
9. Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl
dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?
A. Al B. Fe C. Không xác định được D. Cả A, B đều bằng nhau

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 1


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

10. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch
dung dịch ZnSO4? A. Zn B. Fe và Cu C. Na D. Zn và Cu
11. Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi, thu được 1 moi sắt oxit. Công thức oxit sắt này là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe4O3
12. Cho một hỗn hợp dung dịch chứa ZnCl2, CuCl2 và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào
hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất?
A. Zn B. Fe C. Cu D. Cả A, B, C đều đúng
13. Kim loại nào sau đây khi nung nóng sẽ cháy và tạo thành oxit trong môi trường CO2?
A. Mg B. Fe C. Zn D. Ag
14. Cho một thanh sắt (Fe) vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh sắt ra
cân thì thanh sắt thay đổi là:
A. Giảm B. Tăng C. Không thay đổi D. Không xác định được
15. Nhôm có thể phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. H2O,CuSO4,H2SO4(đặc,nguội) B. CuO, Ba(OH)2,AgN03
C. H2SO4(đặc,nguội) ; CuO, HCl D. O2,MgCl2,CuSO4
16. Cho lá nhôm vào dung dịch HCl. Lấy dung dịch thu được nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH,
hiện tượng xảy ra là:
A. Khí bay lên, xuất hiện kết tủa trắng. B. Có kết tủa trắng xuất hiện.
C. Có khí bay lên. D. Không có hiện tượng gì.
17. Cho bột Al dư vào hỗn hợp chứa 2 dung dịch CuSO4 và CuCl2. Khi phản ứng kết thúc, sản
phẩm thu được là:
A. Al2(SO4)3 và AlCl3 B. Cu và AI
C. Cu, Al2(SO4)3vàAlCl3 D. Cu, Al, Al2(SO4)3vàAlCl3
18. Cho phản ứng sau: Zn+CuSO4⟶ZnSO4+Cu
Phát biểu nào sau đây là đúng cho phản ứng trên?
A. Kẽm có tính khử yếu hơn đồng. B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần.
C. Kẽm có tính khử mạnh hơn đồng. D. Cả B, C đều đúng.
19. Tại sao trong tự nhiên Al, Fe không tồn tại dưới dạng đơn chất?
A. Vì khối lượng rất ít. B. Vì chúng hoạt động hóa học mạnh. C. Không có trong tự nhiên.
D. Kém bền bị phân hủy.

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 2


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

20. Cho các dung dịch sau: AlCl3,CuCl2,FeCl2,FeCl3. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết
các dung dịch trên?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch KOH C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Cả A, B, c đều được
21. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat?
A. Zn B. Cu C. Fe D. Pb
22. Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4. Quan sát thấy có khí A bay ra và kết tủa xanh B tạo
thành. Hợp chất A, B là:
A. H2, Cu(OH)2 B. H2, NaOH C. SO2, Cu(OH)2 D. Cu, Na2SO4
23. Hòa tan hợp kim Al - Mg vào dung dịch H2SO4 dư. Khi phản ứng kết thúc trong dung dịch
chứa mấy chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
24. Cho sơ đồ phản ứng sau. (X) là chất nào sau đây để khi điền vào sơ đồ thì phù hợp?
(X)+HCl⟶(Y)+H2↑
(Y)+NaOH đủ⟶(Z)+NaCl
(Z) →(to) ZnO+H2O
A. Zn B. ZnO C. Zn(OH)2 D. ZnCO3
25. Cho phản ứng sau. Hợp chất A, B lần lượt là: FexOy+yH2 →(to)A+B
A. xFe và y/3H2O B. x/2Fe và y/3H2O C. xFe và yH2O D. Fe và yH2O
26. Bạn T đã làm lẫn các bột kim loại Ag, Cu, Fe vào nhau. Em hãy giúp bạn T chọn dung dịch
nào sau đây để thu được Ag tinh khiết?
A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch Fe(NO3)2 D. Dung dịch NaOH
27. Khi cho kim loại natri (Na) vào dung dịch FeCl3 (vừa đủ) thì sản phẩm cuối cùng tạo thành
chứa chất nào sau đây?
A. NaOH và H2 B. Fe(OH)3và NaCl C. Fe(OH)3; NaCl và H2 D. NaCl và H2
28. Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp:
A. Điện phân dung dịch muối nhôm. B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolit làm xúc tác.
C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc 𝐻2. D. Khử oxit nhôm bằng cacbon.
29. Nhôm và hợp kim nhôm có thể dùng làm:
A. Vỗ máy bay B. Bàn ghế C. Chén dĩa D. Cả A, B, C đều đúng
30. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Mg+H2SO4(loãng) B. Cu+AgNO3 C. Fe+CuSO4 D. Fe+ZnCl2

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 3


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

31. Cho bột kẽm vào hỗn hợp gồm 2 dung dịch CuSO4 và FeSO4. Sau phản ứng chứa mấy muối
nếu phản ứng vừa đủ?
A. 1 muối B. 2 muối C. 3 muối D. Cả 3 câu trên
32. Dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối
nhôm? A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
33. Cho kim loại A tác dụng dung dịch H2SO4(loãng), khí sinh ra dẫn qua ống đựng oxit BO
nung nóng, tạo ra chất kim loại (B) màu đỏ. Hai kim loại A, B là:
A. Ag và Cu B. Fe và Pb C. Zn và Cu D. Zn và Al
34. Cho phản ứng sau. Hợp chất (A) đúng là:
A+H2SO4⟶FeSO4+Fe2(SO4)3+H2O
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe
35. Trong giờ thực hành, một em học sinh đã cho mẫu nhỏ natri vào dung dịch CuSO4 thì thấy
có khí (X) không màu bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa (Y) màu xanh. Vậy (X) và (Y) lần lượt
là:
A. H2 và NaOH B. SO2 và Cu(OH)2 C. H2 và Cu(OH)2 D. CO2 và Cu
36. Tôn lợp trong xây dựng làm từ Fe, tại sao để lâu mới bị gỉ?
A. Vì để ngoài nắng B. Vì được phủ lớp Zn C. Vì được tráng Sn D. Cả B và C đều đúng
37. Cho các kim loại K, L, M, N và dung dịch X.
Biết:
- K phản ứng được với dung dich X.
- L phản ứng được với dung dịch X và dung dịch muối của K.
- M không phản ứng được với dung dịch X.
- N không phản ứng được với dung dịch muối của L nhưng phản ứng được với dung dịch muối
K.
Dãy sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại?
A. L, K, M, N B. M, K, N, L C. M, N, K, L D. L, N, K, M
38. Dãy kim loại nào sau đây đều tham gia phản ứng được với dung dịch axit clohiđric ?
A. Mg; Ba; Cu B. Au; Al; Fe C. Mg; Fe; Zn D. Zn; Pb; Hg
39. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 4


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

40. Chỉ dùng H2SO4 có thể nhận biết được các chất trong các trường hợp nào sau đây?
A. Fe và FeO B. FeO và CuO C. AI và Fe3O4 D. Cả A, B, C đều được
41. Lấy ít bột Fe cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, đem sản phẩm thu được tác dụng với
dung dịch NaOH. Sau vài phút hiện tượng quan sát được là:
A. Không có hiện tượng gì. B. Có khí bay lên.
C. Có kết tủa trắng xanh. D. Có kết tủa màu nâu đỏ.
42. Nhúng thanh đồng vào dung dịch AgNO3. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có kim loại màu trắng bạc bám ngoài thanh đồng.
B. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
C. Khối lượng thanh đồng tăng lên so với ban đầu nếu đem cân.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
43. Cho biết X, Y, Z, X’, Y’, Z’, có thể lần lượt là những chất nào sau đây?
1) X là kim loại nhẹ, mềm; X tác dụng mãnh liệt với nước tạo ra dung dịch bazơ và khí hiđro.
2) Y là kim loại nhẹ, trong điều kiện thường có 1 lớp oxit bảo vệ bên ngoài rất bền, Y tan được
trong các dung dịch kiềm.
3) Z là kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Bazơ của Z bị phân hủy ngay khi
tạo ra, cho kết tủa màu đen. Muối z là chất kết tủa màu trắng.
4) X’ là kim loại nặng, không tan trong nước, X’ cháy sáng trong oxi và tạo ra hạt nóng chảy
màu nâu.
5) Y’ là kim loại không tác dụng dung dịch HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng được với H2SO4
đặc nóng. Y’ là kim loại dẫn điện tốt.
6) Z’ là kim loại màu trắng xanh, thường được dùng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
A. Na, Al, Zn, Ag, Cu, Fe B. Al, Na, Cu, Fe, Ag, Zn
C. Na, Al, Ag, Fe, Cu, Zn D. Al, Na, Ag, Zr, Cu, Fe
44. Cho lượng Fe dư vào hỗn hợp chứa hai dung dịch MgSO4 và CuSO4 khuấy nhẹ và lọc. Chất
rắn còn lại trên giấy lọc là: A. Mg và Cu. B. Mg, Cu, Fe. C. Fe và Cu. D. Cu.
45. Nhôm hoạt động hơn sắt, đồng nhưng các đồ vật bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn
những đồ vật bằng sắt, đồng. Đó là vì:
A. Nhôm ở bề mặt tác dụng với oxi tạo lớp oxit nhôm rất bền.
B. Nhôm bền trong không khí hơn sắt và đồng.
C. Nhôm tác dụng với các chất khí trong không khí tạo các muối nhôm rất bền.

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 5


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

D. Do nhôm có màu trắng và nhẹ.


46. Để tách đồng kim loại ra khỏi hỗn hợp (X) gồm: đồng, nhôm và sắt. Người ta dùng phương
pháp nào sau đây?
A. Nam châm. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch 𝐶𝑢𝑆𝑂4. D. Dung dịch 𝐵(𝑁𝑂3)2
47. Tính chất vật lí chung, đặc trưng của kim loại là:
A. Tính dẻo B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt C. Ánh kim D. Cả A, B, C
48. Cho mẫu nhỏ natri vào cốc nước cất có thêm vài giọt phenolphtalein. Sau phản ứng, nhỏ từ
từ dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng vừa đủ. Dung dịch thu được cuối cùng có màu gì?
A. Màu đỏ B. Hồng đậm C. Hồng nhạt D. Không màu
49. Lấy một ít bột sắt cho tác dụng với dung dịch axit HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH
vào dung dịch vừa thu được. Hiện tượng quan sát được trong quá trình làm thí nghiệm là:
A. Có khí không màu bay ra.
B. Có kết tủa trắng xanh.
C. Có khí bay ra, kết tủa trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ.
D. Không có hiện tượng gì cả.
50. Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch đựng trong bốn lọ riêng biệt
ZnSO4, AgNO3,CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên?
A. Al B. Mg C. Fe D. Tất cả đều sai
51. Trong công thức oxit của kim loại R, tỉ lệ về khối lượng giữa kim loại và oxi là 9 : 8. Công
thức oxit đó là: A. ZnO B. Al2O3 C. BeO D.
Fe2O3
52. Cho kim loại A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh được được dẫn qua ống
đựng bột RO nung nóng chỉ tạo ra chất rắn màu đỏ. Kim loại A và R lần lượt là:
A. Ag và Cu B. Zn và Cu C. Fe và Pb D. Zn và Al
53. Một em học sinh làm thí nghiệm: Cho một mẫu natri vào cốc nước, sau đó cho vài mẫu quỳ
tím vào. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có khí không màu thoát ra. B. Các mẫu quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. Natri nóng chảy thành giọt tròn, nổi và chạy lung tung trên mặt nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
54. Chọn câu trả lời sai:
A. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm 2 - 5%.

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 6


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

B. Thép là hợp kim của Fe và C, hàm lượng C nhỏ hơn 2%.


C. Gang có nhiều tính chất quý như: đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn.
D. Quá trình sản xuất thép được thực hiện trong lò luyện thép.
55. Trong các kim loại: Ag, Si, Al, Fe, kim loại nào dẫn điện tốt nhất:
A. Si B. Al C. Ag D. Fe
56. Cho phương trình đã cân bằng sau: Al+6HNO3⟶Al(NO3)3+3X+3H2O
X là hợp chất nào sau đây?
A. N2O B. N2 C. NO D. NO2
57. Oxi hóa hoàn toàn a gam Fe, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl. Muối thu được
sau phản ứng là:
A. FeCl2 B. FeCl3 C. FeCl2,FeCl3 D. FeCl4
58. Cho kim loại kali vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:
A. Tạo kết tủa Fe. B. Chỉ có khí không màu bay ra.
C. Có khí không màu bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
D. Chỉ tạo kết tủa nâu đỏ.
59. Ở điều kiện thường có duy nhất một kim loại ở trạng thái lỏng là:
A. Hg B. Mn C. Sn D. Be
60. Cho phản ứng: 3Fe+4H2O →to Fe3O4+4H2
Phản ứng trên thuộc loại. A. Oxi hóa-khử B. Thế C. Trung hòa D. Phân hủy
61. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo tính hoạt động hóa học giảm dần?
A. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Ag, Au. B. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag.
C. K, Ca, Na, Al, Mg, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag. D. K, Ca, Na, Mg, Al, Fe, Zn, Sn, Pb, Ag, Au.
62. Tính chất nào sau đây không phải của nhôm?
A. Kim loại màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim. B. Cháy sáng tạo hạt màu nâu.
C. Tác dụng dung dịch HCl giải phóng khí H2.
D. Tan trong dung dịch NaOH tạo dung dịch muối và khí H2.
63. Để bảo quản kim loại natri trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm natri vào:
A. Nước tinh khiết B. Dầu hỏa C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch muối ăn
64. Một học sinh cho mẫu kali vào dung dịch (NH4)2SO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Có khí không màu, không mùi thoát ra.
C. Có khí mùi khai bay ra và có kết tủa xanh xuất hiện.

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 7


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

D. Chỉ có khí không màu, mùi khai thoát ra.


65. Cho các cặp chất sau:
1. Al+H2SO4 loãng 2. Zn+CuSO4 3. K+H2SO4
4. Ag+HCl 5. Cu+AgNO3 6. Al2O3+H2
Các cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 3, 6 C. 1, 2, 3, 4, 5, 6 D. 3, 4, 5, 6
66. Khi cho sắt phản ứng với HNO3, phản ứng nào sau đây biểu diễn đúng?
A. Fe+4HNO3⟶Fe(NO3)3+NO↑+2H2O B. Fe+6HNO3⟶Fe(NO3)3+3NO↑+3H2O
C. Fe+4HNO3⟶Fe(NO3)3+2NO↑+2H2O D.Fe+8HNO3⟶Fe(NO3)3+5NO↑+4H2O
67. Có hai ống nghiệm đựng hai bột kim loại là sắt và nhôm. Dung dịch nào sau đây dùng để
nhận biết hai kim loại trên?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch axit HCl C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch Na2CO3
68. Có 3 kim loại R, M, N. Để xác định độ hoạt động của chúng theo thứ tự giảm dần từ trái sang
phải, một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: M không đẩy được R ra khỏi dung dịch muối.
Thí nghiệm 2: M đẩy được N ra khỏi dung dịch muối nhưng không đẩy được hiđro ra khỏi dung
dịch axit.
Thí nghiệm 3: R đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
A. R, H2, M, N B. M, N, R, H2 C. M, R, H2, N D. H2, R, N, M
69. Cho sơ đồ phản ứng sau. Vậy (Z) là hợp chất nào sau đây?
Cu→(+O2)X→(+HCl)Y→(+NaOH) Z
A. Cu(NO3)2 B. Cu(OH)2 C. CuO D. CuCl2
70. Cho phản ứng. Phản ứng nào sau đây cân bằng đúng?
FexOy+HCl⟶FeCl2y/x+H2O.
A. FexOy+2yHCl⟶xFeCl2y/x+yH2O B. FexOy+HCl⟶xFeCl2y/x+yH2O
C. FexOy+yHCl⟶xFeCl2y/x+yH2O D. FexOy+y/2HCl⟶xFeCl2y/x+2yH2O
71. Cho hỗn hợp gồm Zn và AI tác dụng với hỗn hợp dung dịch CuSO4 và AgNO3, thu được
dung dịch (X) và chất rắn (Y) gồm 3 kim loại. Cho (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thì có khí
bay ra. Thành phần định tính của chất rắn (Y) là:

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 8


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

A. Zn, Al và Ag B. Zn và Cu C. Zn, Cu và Ag D. Cu và Ag
72. Dãy kim loại không phản ứng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng?
A. Zn; Fe; Al B. Cu; Zn; Mg C. Cu; Ag; Hg D. Ba; Au; Pt
73. Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội?
A. Fe và Cu B. Al và Fe C. Al và Mg D. Mg và Ag
74. Dung dịch AlCl3 có lẫn tạp chất là CuCl2. Sử dụng phương pháp nào sau đây để thu được
dung dịch muối nhôm tinh khiết?
A. Dùng kim loại Zn B. Dùng kim loại Fe C. Dùng kim loại Al D. Dùng dung dịch AgNO3
75. Hiện tượng nào nêu sau đây là đúng khi cho thanh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat?
A. Có lớp đồng bám ngoài thanh sắt. B. Không có hiện tượng gì.
C. Thanh sắt bị hòa tan 1 phần, đồng được giải phóng (màu đỏ) bám ngoài thanh sắt và màu
xanh của dung dịch bị nhạt dần.
D. Thanh sắt bị hòa tan một phần và dung dịch vẫn có màu xanh như ban đầu.
76. Cho các kim loại: Fe, Cu, Zn, Na, Ag, Sn, Pb, Al. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp
theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. Na; Al; Zn; Fe; Sn; Pb; Cu; Ag. B. Al; Na; Zn; Fe; Pb; Sn; Al; Na.
C. Ag; Cu; Pb; Sn; Fe; Zn; Al; Na. D. Ag; Cu; Sn; Pb; Fe; Zn; Al; Na.
77. Cho các cặp chất sau:1. Al+S 2. Al2O3+H2 3. Al+CuSO4
4. Al+KOH 5. Al+H2SO4(đặc,nguội) 6. Al2O3+HCl
Trường hợp nào không xảy ra phản ứng?
A. 5, 4 B. 2, 1 C. 1, 6 D. 2, 5
78. Cho các chất rắn sau: Al2O3, Fe, Zn. Dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết chúng?
A. Dùng dung dịch H2SO4(loãng) B. Dùng dung dịch KOH
C. Dùng dung dịch HCl D. Dùng dung dịch CuSO4
79. Ngâm một lá sắt (đã dược làm sạch) vào dung dịch CuSO4. Câu trả lời đúng là:
A. Màu xanh nhạt dần. B. Có kim loại màu đỏ gạch bám trên lá sắt.
C. Lá sắt bị tan ra. D. Kết hợp A, B, C.
80. Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% khối
lượng kim loại đã dùng. Tên kim loại R đem dùng là:
A. Bari (Ba) B. Kali (K) C. Magie (Mg) D. Canxi (Ca)

PHẠM TRƯỜNG HƯNG 9


TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 06/28/2022

PHẠM TRƯỜNG HƯNG


1
0

You might also like