Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MỞ ĐẦU...................................................................................................................

2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT
MAY TOÀN CẦU................................................................................................2
1. Khái niệm......................................................................................................2
2. Đặc điểm của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu................................................4
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI BUỔI
HỘI NHẬP HIỆN NAY.......................................................................................6
1) Thực trạng.....................................................................................................6
2) Định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi dệt may toàn cầu............................7
3) Cơ hội và thách thức.....................................................................................8
4) Một số giải pháp............................................................................................8
KẾT LUẬN..............................................................................................................9

1
MỞ ĐẦU
Trong gần 2 thập kỷ gần đây, dệt may luôn là một trong các ngành xuất khẩu
chủ lực của nền kinh tế. Việc trở thành một chủ thể của chuỗi giá trị toàn cầu
(GVC) đã mang lại nhiều lợi ích nhưng dệt may Việt Nam cũng đang phải đối diện
với nhiều khó khăn. Khó khăn điển hình là giá trị gia tăng đạt thấp, hàm lượng nội
địa trong giá trị xuất khẩu không cao. Lợi ích kinh tế lớn nhất vẫn chủ yếu là khả
năng tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho người lao động.
Vị trí của dệt may Việt Nam trong GVC đang ở đáy, tham gia chủ yếu các
công đoạn, tạo ra ít giá trị gia tăng của chuỗi. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao giá trị
gia tăng cho dệt may, cải thiện vị trí trong GVC là vấn đề cấp bách và cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, em xin phép chọn đề bài 02:
“ Trình bày hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu của một ngành được lựa chọn (dệt
may, da giày, thủy sản)” thông qua một ngành cụ thể là dệt may.
Do thời gian và trình độ kiến thức còn hạn chế nên trong thời gian làm bài không
tránh được sai sót, em rất mong các thầy cô có thể thông và sửa chữa để giúp em hoàn
thiện thêm kiến thức và có kinh nghiệm tốt hơn ở những bài làm sau!
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY
TOÀN CẦU
1. Khái niệm.
Chuỗi giá trị (Value Chain):
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị
nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng
hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là
không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong
suốt các hoạt động.
Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này. Việc cắt
có thể chỉ tốn một chi phí thấp, nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản
phẩm cuối cùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với một viên
kim cương đã được cắt.
 Phân biệt với chuỗi cung ứng (Supply chain)
Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động
thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc di chuyển một sản phẩm hoặc
2
dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng
biến đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu và bán thành phẩm thành
sản phẩm hoàn chỉnh giao cho khách hàng cuối cùng
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự kết nối của tất cả các hoạt động, bắt đầu
từ khâu sản xuất nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh & kết thúc khi sản
phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi giá trị (Value Chain) là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào
việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
Cả 2 mạng lưới này đều giúp đưa sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng với
giá cả hợp lý. Vì thế, hầu hết thời gian, Supply Chain và Value Chain thường
được đặt cạnh nhau và đi liền với nhau.
Chuỗi giá trị toàn cầu ( Global value chain ) :
Dựa trên quan điểm của Michael Porter, năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ là
Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm:
“Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương
thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh
nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến
phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng”. 1
Theo quan điểm của Kogut.B, về cơ bản chuỗi giá trị toàn cầu là :
“ Một tiến trình trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên
liệu và lao động. các nguồn đầu vào này được sản xuất, lắp ráp, marketing và
phân phối. Một doanh nghiệp đơn lẻ ở một quốc gia có thể chỉ là một mắt xích
trong dây chuyền này hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm
vi rộng”. 2

Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân
công lao động quốc tế, nghĩa là bất kì doanh nghiệp nào có tham gia vào quá
trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu.

VD: Một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm
thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và
may đo ở Việt Nam. Đây là ví dụ đơn giản về chuỗi giá trị toàn cầu nhằm kết

1
http://itdr.org.vn/nghien_cuu/chuoi-gia-tri-va-van-dung-chuoi-gia-tri-trong-du-lich/
2
Kogut.B (1985), Designingglobal stragegies : comparative and competitive value – added chains, S loan
Management Review 26 (4) : 15-28

3
hợp lợi thế riêng của mỗi doanh nghiệp trong từng công đoạn để tạo ra một sản
phẩm có nhiều ưu điểm nhất.
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu :
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được hiểu là các công đoạn của quá trình sản
xuất sản phẩm may mặc trong chuỗi giá trị từ khâu khai thác, sản xuất nguyên
liệu, thiết kế, gia công – sản xuất thành phẩm rồi phân phối tới các nhà bán
buôn, bán lẻ… có sự tham gia của các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế
giới.
2. Đặc điểm của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
a) Bản chất của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
- Sản phẩm dệt may là một chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi người mua, điều
này có nghĩa là những khách hàng quốc tế (bán lẻ hoặc những công ty phát
triển thươn hiệu) thường có vị thế trội hơn trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị
toàn cầu ảnh hướng theo người mua bao gồm các nhà bán lẻ, các nhà
marketing, các nhà sản xuất có thương hiệu mạnh có vai trò then chốt trong
việc hình thành mạng lưới sản xuất tập trung ở các nước xuất khẩu khác
nhau trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển
b) Vai trò của chuỗi dệt may toàn cầu.
- Xu thế toàn cầu hó có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước
đang phát triển và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay
nhỏ, cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu như
không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế
- Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value
Chain – GVC) cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm
( quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.Đến nay,
nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đi đến kết luận là lợi ích khi trở
thành một bộ phận của GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do quá
trình tự do thương mại đem lại
c) Các công đoạn của chuỗi dệt may toàn cầu.

4
Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may gồm 5 mắc xích chính:
- Thiết kế: Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và rất thâm
dụng tri thức. Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi
đã dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung
vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương
hiệu nổi tiếng để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh tranh
thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương
hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo. Yếu tố quan trọng
để thâm nhập và “trụ” vững được ở mắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp
cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang
của người mua toàn cầu.
- Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành may
mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn. Đối với hàng may mặc,
giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất
lượng sản phẩm. Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành
hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu. Nguyên liệu chính là thành phần
chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các loại vải. Phụ liệu là các vật
liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản phẩm may
mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu
dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo,
cúc, dây thun,…
- May: Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận
thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% Công đoạn cắt may thường được thực
hiện ở các nước đang phát triển như Bangladesh, Pakistan và Việt Nam do
nguồn lao động giá rẻ, không yêu cầu đầu tư cao về công nghệ. Đối với các
doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu về trong phân
khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là CMT, FOB
hay ODM.
- Xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công ty may mặc có
thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương mại của các
nước. Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do
người mua quyết định là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng,
nhưng không thực hiện bất cứ việc sản xuất nào. Họ được mệnh danh là
những “nhà sản xuất không có nhà máy” do hoạt động sản xuất được gia
công tại hải ngoại, điển hình như các công ty Mast Industries, Nike và
Reebok. Hiện nay các nhà buôn, người mua ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn

5
Quốc đang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này, đây được xem là “ba
ông lớn” 3 trong chuỗi cung ứng hàng dệt may thế giới.
- Marketing và phân phối sản phẩm, đây cũng là khâu thâm dụng tri thức. Các
nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế giới đang nắm giữ khâu này và thu được nguồn
lợi nhuận khổng lồ hàng năm. “Tại thị trường châu Âu, các nhà phân phối
thường chính là nhà thiết kế, vì hơn ai hết, chính họ là người tường tận nhất
nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thị hiếu của khách hàng. Các chuyên gia
trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm
may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà
phân phối lẻ này” 4. Đây là mắt xích có suất sinh lợi cao nhất, do các công ty
lớn trên thế giới nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gia nhập ngành nên
các quốc gia mới gia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập được khâu này.
Các công ty trong khâu này không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện
hoạt động phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng họ đóng vai trò
quan trọng trong việc định hướng và tác động đến chuỗi dệt may thế giới vì
họ nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp xu hướng thời trang
cho các nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân
phối trên toàn cầu

II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI BUỔI HỘI
NHẬP HIỆN NAY.
1) Thực trạng.
- Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) về tình hình sản
xuất, kinh doanh và xuất khẩu của ngành dệt may, kết thúc năm 2019, tổng
kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 39 tỷ USD, giảm 1 tỷ USD so với
mục tiêu đặt ra, nhưng thặng dư thương mại đạt mức lớn nhất từ trước tới
nay, với 17,7 tỷ USD.5 Cụ thể, mức kim ngạch 39 tỷ USD trong năm 2019
đã tương đương với mức tăng trưởng 7,55% so với năm 2018. Kim ngạch
nhập khẩu dệt may cả năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%. Giá trị
nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%.Xuất siêu
16,6 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với 2018
- Việt Nam đã ghi tên là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau
Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2020, thị trường dệt may toàn cầu vẫn chịu tác
động từ thương chiến Mỹ-Trung, ngành dệt may đặt mục tiêu tổng giá trị
xuất khẩu đạt 42 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2025, con số này là 60 tỷ
USD.

3
Gereffi, 1999,International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain, Journal of International Economics
48
4
Hồ Tuấn, Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị, Tạp chí Công nghiệp
5
https://baodautu.vn/xuat-sieu-166-ty-usd-det-may-viet-nam-xuat-khau-dung-thu-3-the-gioi-d112988.html

6
- Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm
20206

- Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước:
May10,May Việt Tiến, Dệt kim Đồng Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An
Phước… không chỉ đứng vững trong thị trường trong nước mà còn tạo dựng
tên tuổi trên thị trường nước ngoài
2) Định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi dệt may toàn cầu.
- Việt Nam dù đã tham gia chuỗi giá trị này từ những năm 1990, nhưng, đến
nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang tập trung ở các công
đoạn thứ 2, đó là nằm trong hệ thống sản xuất và nằm ở đáy của chuỗi giá trị
xét trên khía cạnh mức độ giá trị gia tăng tạo ra.
- Ở công đoạn này, doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện chủ yếu vẫn sản
xuất theo phương thức gia công đơn giản, thực hiện sản xuất theo mẫu thiết
kế từ người mua cung cấp.
- Theo thống kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức
gia công thuần túy - CMT7 vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 80%), xuất khẩu theo
phương thức mua nguyên liệu và may gia công – FOB chỉ khoảng 13% và
chỉ 2% xuất khẩu theo phương thức tự thiết kế, sản xuất –ODM. Các doanh
nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOBI, nên
giá trị gia tăng của ngành còn thấp.8
- Do đó, Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để
tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Vì thế, tuy sản phẩm dệt may của
Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top 10 quốc gia
xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng giá trị thu về lại thấp.
3) Cơ hội và thách thức.

6
https://chienluocsong.com/wp-content/uploads/Phan-tich-nganh-det-may.pdf
7
Gia công hàng xuất khẩu -CMT ( Cut- Make- Trim)
8
http://congthuong.hanoi.gov.vn/default.aspx?page=&lang=0&cat=126&content=1279

7
- Hưởng lợi từ việc kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định tự do Việt Nam và liên minh Châu Âu
(VEFTA), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
- Một trong những nội dung quan trọng của CPTPP là xóa bỏ từ 95 - 98% các
dòng thuế quan ngay khi hiệp định chính thức có hiệu lực, các dòng thuế còn
lại sẽ được cắt giảm theo lộ trình 5 - 7 năm. Đây được xem là yếu tố tác
động tích cực đến sự phát triển và kim ngạch xuất khẩu của dệt may 9
- Dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương
mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Tuy
nhiên, khâu yếu nhất hiện nay của ngành là khâu dệt và nhuộm. Vì vậy, nếu
muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phải nắm được mấu chốt
cơ bản của chuỗi cung ứng đó. Nếu không có sự chuẩn bị tổng thể, sự tham
gia của các bộ ngành địa phương, vượt qua thách thức này đối với ngành dệt
may, thì việc tận dụng cơ hội rất khó.10
- Các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của hiệp định VEFTA đang được cho
là thách thức lớn với các doanh nghiệp ngành dệt may của chúng ta, vốn đã
quen gia công là chính.11
- Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng để tạo sức hút cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư
vào dệt, nhuộm, theo quy trình khép kín.
4) Một số giải pháp.
- Nhà nước cần cải cách và sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành để tiệm cận
với các quy định của EU, thúc đẩy cơ chế cạnh tranhtheo kinh tế thị trường,
tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh để xây dựng một nền
sản xuất vững mạnh
- Dưới áp lực ngày càng cao đến từ các nhà nhập khẩu về chất lượng và thời
gian giao hàng, ngoài chủ động về nguồn nguyên phụ liệu, doanh nghiệp
cũng cần phải nâng cao năng lực về tài chính, tay nghề của lao động và đặc
biệt là năng lực của đội ngũ quản lý để tìm kiếm thị trường, quản lý hoạt
động sản xuất, giao dịch với khách hàng tốt hơn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ cao
của hiệp định VEFTA.

9
https://www.xuongmaymac.vn/tin-tuc-nganh-det-may-det-may-va-da-giay-ky-vong-gi-tu-hiep-dinh-cptpp.html
10
https://vnmedia.vn/kinh-te/201908/nganh-det-may-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-tu-hiep-dinh-evfta-637839/
11
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nganh-det-may-viet-nam-khi-evfta-co-
hieu-luc-587383

8
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nhiều FTA song phương và khu vực đang đàm phán và đã kí
kết, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội song phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt từ các đối thủ trong khu vực với năng suất lao động cao hơn, nguồn cung
nguyên phụ liệu dồi dào và chủ động, công nghệ sản xuất hiện đại hơn. Chính vì
thế, các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước cần có những biện pháp ứng phó để
tận dụng cơ hội từ VEFTA cũng như CPTPP hay các FTA khác mà Việt Nam đã
tham gia. Các biện pháp được doanh nghiệp chú trọng sẽ là nâng cao tỉ lệ nội địa
hóa nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh sản phẩm.
Hi vọng rằng, ngành dệt may sẽ tận dụng được hết cơ hội mà các hiệp định mang
lại, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, chuyển đổi từ giai đoạn sản xuất là
chủ yếu sang những giai đoạn có giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị dệt
may toàn cầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nguyễn Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ ,Hà Nội
2, Kogut.B (1985), Designingglobal stragegies : comparative and competitive value
– added chains, S loan Management Review 26 (4) : 15-28
3, Hồ Tuấn, Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá
trị, Tạp chí Công nghiệp.
5, Gereffi, 1999,International trade and industrial upgrading in the apparel
commodity chain, Journal of International Economics 48
6, Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Tìm hiểu mô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu”,
Nội san Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
7, Hà Văn Hội, “ Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam” , Tạp chí
khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28( 2012) 49-59
8,Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT, Báo caó ngành Dệt may, tháng 4/2014
(https://chienluocsong.com/wp-content/uploads/Phan-tich-nganh-det-may.pdf)
9, Chu Viết Luân (2003), Dệt may Việt Nam - Cơ hội và thách thức, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9
10,Hà Văn Hội (2012), “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những
bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, 28, Hà Nội.
11, Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt
may Việt Nam, Chương trình Giảng trình dạy Kinh tế Fulbright, Hồ Chí
Minh
12, http://itdr.org.vn/nghien_cuu/chuoi-gia-tri-va-van-dung-chuoi-gia-tri-trong-du-
lich/
13, https://baodautu.vn/xuat-sieu-166-ty-usd-det-may-viet-nam-xuat-khau-dung-
thu-3-the-gioi-d112988.html
14,http://congthuong.hanoi.gov.vn/default.aspx?
page=&lang=0&cat=126&content=1279
15, https://www.xuongmaymac.vn/tin-tuc-nganh-det-may-det-may-va-da-giay-ky-
vong-gi-tu-hiep-dinh-cptpp.html
16, https://vnmedia.vn/kinh-te/201908/nganh-det-may-viet-nam-co-hoi-va-thach-
thuc-tu-hiep-dinh-evfta-637839/
17, https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nganh-
det-may-viet-nam-khi-evfta-co-hieu-luc-587383

10

You might also like