Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 52

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN EVN

2.1 Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của EVN

Dữ liệu sử dụng trong phần phân tích này bao gồm số liệu về các chỉ tiêu đo lường tính cho từng
TCTĐL và cho Tập đoàn EVN theo từng năm (từ năm 2012 đến 2014) và giá trị trung bình của
các chỉ tiêu đo lường cho từng công ty điện lực trong giai đoạn 2012-2014 để so sánh và đánh
giá.
Một số thống kê mô tả cơ bản
Bảng 2.1: Thống kê mô tả NSLĐ theo sản lượng của hệ thống phân phối và bán lẻ của Tập đoàn
EVN

Chỉ tiêu Giá trị

Giá trị nhỏ nhất (kWh/người) 224.745

Giá trị lớn nhất (kWh/người) 5.683.001

Trung bình (kWh/người) 1.712.213

Độ lệch chuẩn 1.006.734

NSLĐ trung bình của các công ty điện lực thuộc 5 TCTĐL của EVN có giá trị lớn nhất khoảng
5.683 nghìn kWh/người, giá trị nhỏ nhất ở mức 224,7 nghìn kWh/người. Giá trị trung bình của
NSLĐ theo sản lượng của EVN là 1.712 triệu kWh/người, con số trung bình này chênh lệch khá
nhiều so với số lớn nhất và nhỏ nhất của NSLĐ. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của NSLĐ là khá
cao cho thấy mức độ phân tán của NSLĐ giữa các công ty điện lực (CTĐL) thuộc Tập đoàn
EVN là lớn. Như vậy, trên bề mặt số liệu, mức chênh lệch NSLĐ giữa các công ty điện lực thành
viên là đáng kể.
2.1.1 Thực trạng NSLĐ và ảnh hưởng của số lượng khách hàng đến NSLĐ
Thực trạng NSLĐ theo sản lượng của 5 TCTĐL thuộc Tập đoàn EVN và NSLĐ tính chung cho
cả 5 TCTĐLnày được thể hiện dưới bảng 2.2

1
Bảng 2.2: NSLĐ theo sản lượng của Tập đoàn EVN và các TCTĐL
từ năm 2012 đến 2014

2012 2013 2014

TCTĐL Mức tăng so


Mức tăng so Tốc độ tăng Mức tăng so Tốc độ tăng NSLĐ Tốc độ
NSLĐ NSLĐ với 2013
với 2011 so với 2011 với 2012 so với 2012 (kWh/người tăng so với
(kWh/người) (kWh/người) (kWh/người
(kWh/người) (%) (kWh/người) (%) ) 2013 (%)
)

EVN NPC 1.211.676 39.599 3,38 1.297.285 85.609 7,07 1.502.712 205.427 15,84

EVNSPC 1.844.862 18.576 1,02 1.895.763 50.901 2,76 2.135.334 239.571 12,64

EVNCPC 959.480 55.335 6,12 1.010.826 51.346 5,35 1.116.460 105.634 10,45

EVNHN 1.343.011 -53.642 -3,84 1.365.025 22.014 1,64 1.533.542 168.517 12,35

EVNHCMC 2.381.784 136.000 6,06 2.557.425 175.641 7,37 2.725.303 167.878 6,56

5 TCTĐL 1.482.687 26.711 1,83 1.554.546 71.859 4,85 1.743.912 189.366 12,18

Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

NSLĐ bình quân theo sản lượng tính chung cho 5 TCTĐL tăng từ năm 2012 đến năm 2014 với
mức tăng và tốc độ tăng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2012, NSLĐ tăng 1,83% so với cùng kỳ
năm 2011, tương ứng với mức tăng 26.711 kWh/người. Đến năm 2014, NSLĐ tăng tới 12,18%
so với năm 2013, mức tăng tương ứng lên tới 189.366 kWh/người, gấp hơn 7 lần mức tăng
NSLĐ của năm 2012, đây là một con số khá ấn tượng. Khi xem xét chênh lệch NSLĐ năm 2014
với năm 2012 ta thấy, NSLĐ năm 2014 tăng 17,62% so với năm 2012, tăng tương ứng 261.225
kWh/người.
Hầu hết các TCTĐLđều có NSLĐ tăng từ năm 2012 đến năm 2014, tuy nhiên, mức tăng và tốc
độ tăng của từng TCTĐL là khác nhau. Tốc độ tăng NSLĐ của EVN NPC tăng từ 3,38% năm
2012 lên tới 15,84% vào năm 2014. Xét cả giai đoạn thì NSLĐ của TCTĐLNPC tăng 291.036
kWh/người, tương ứng với tốc độ tăng là 24,02%. Đây là con số thể hiện tốc độ tăng NSLĐ lớn
nhất so với các TCTĐL và so với tốc độ tăng của cả Tập đoàn EVN.
Ngược với xu hướng tốc độ tăng NSLĐ ngày càng tăng của cả tập đoàn EVN và các TCTĐL còn
lại, tốc độ tăng NSLĐ của EVNCPC giảm từ 6,12% năm 2012 xuống còn 5,35% năm 2013. Tuy
nhiên, đến năm 2014, NSLĐ của Tổng này cũng tăng lên 10,45% so với năm 2013, với mức tăng
tương ứng là 105.634 kWh. EVNSPC cũng có tốc độ tăng NSLĐ đáng kể vào năm 2014 từ
2,76% năm 2013 lên 12,64% năm 2014. Với mức tăng 239.571 kWh/người, SPC đã trở thành
TCTĐLcó mức tăng NSLĐ lớn nhất vào năm 2014.
EVNHCMC có mức chênh lệch NSLĐ giữa năm 2014 với năm 2012 lớn nhất, tuy nhiên, xét về
tốc độ tăng thì chỉ đạt 14,42%, nhỏ hơn tốc độ tăng của EVNNPC. Đồng thời, EVNHCMC cũng
là TCTĐLduy nhất có tốc độ tăng NSLĐ năm 2014 giảm so với năm 2013 (từ 7,37% năm 2013
xuống còn 6,56% năm 2014). Riêng với EVNHN, NSLĐ năm 2012 giảm 53.642 kWh/người so
với năm 2011. Nhưng đến năm 2014, NSLĐ của Tổng này đã tăng tới 190.531 kWh/người so

2
với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 14,18%. Điều này cho thấy một bước tiến đáng kể của
EVNHN nói riêng và Tập đoàn EVN nói chung.
Năng suất theo sản lượng của cả Tập đoàn EVN
NSLĐ theo sản lượng của cả tập đoàn EVN được đánh giá qua NSLĐ trung bình giai đoạn 2012
-2014 của 105 công ty điện lực thuộc 5 TCTĐLcủa EVN. Nội dung phân tích dữ liệu ở phần này
sẽ trình bày NSLĐ trong mối quan hệ với số lượng khách hàng.

Hình 2.1: NSLĐ của Tập đoàn EVN theo các TCTĐL giai đoạn 2012-2014
Trước tiên, cùng đánh giá NSLĐ trung bình theo sản lượng giai đoạn 2012-2014 của các công ty
điện lực, ta thấy, NSLĐ giữa các CTĐL trong một TCTĐLcũng có sự khác biệt và khác biệt ở
những mức độ khác nhau. Cụ thể, các công ty điện lực thuộc EVNNPC có NSLĐ khoảng 200
nghìn kWh/người đến 3,5 triệu kWh/người; các công ty thuộc EVNCPC là 500 nghìn
kWh/người đến 1,8 triệu kWh/người; các công ty thuộc EVNHN từ 600 nghìn kWh/người đến 3
triệu kWh/người; các công ty thuộc EVNHCMC khoảng từ 1,7 triệu kWh/người đến 4,8 triệu
kWh/người và các công ty thuộc EVNSPC khoảng từ 600 nghìn kWh/người đến 3 triệu

3
kWh/người. Sau khi xem xét tổng quan về NSLĐ của Tập đoàn EVN, chúng ta sẽ xem xét một
cách cụ thể hơn về NSLĐ của các công ty thuộc từng TCTĐL.

Hình 2.2 NSLĐ của tập đoàn EVN theo từng công ty điện lực giai đoạn 2012-2014
Hình 2.2 biểu đạt tọa độ kép giữa số lượng khách hàng và NSLĐ của các công ty điện lực thuộc
tập đoàn EVN. Dễ dàng thấy một số điểm dữ liệu có sự khác biệt đáng kể có thể quan sát hình
học thông thường như Nghệ An, Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương, Bình Phú, v.v.. Trong đó,
Công ty điện Bình Dương (thuộc EVNSPC) và Bình Phú (thuộc EVNHCMC) có NSLĐ lớn hơn
hẳn so với các công ty điện lực khác (trên dưới 5 triệu kWh/người). Được biết đây là hai khu vực
có sự phát triển nổi trội về các ngành công nghiệp, điều này còn được thể hiện thông qua sản
lượng điện cấp cho công nghiệp hàng năm của hai khu vực. Năm 2012, sản lượng điện cấp cho
công nghiệp của hai khu vực này lần lượt là hơn 4,5 tỷ kWh (chiếm 79,3% tổng sản lượng điện
của khu vực) và hơn 1,4 tỷ kWh (chiếm 65,1% tổng sản lượng điện trong cả khu vực). Điểm biểu
diễn của Hải Phòng và Đồng Nai cũng tách biệt so với những công ty khác, nhưng sự khác biệt
này không phải do NSLĐ tạo nên, mà sự khác biệt này là từ số lượng khách hàng. Đây là hai khu
vực có số lượng khách hàng lớn nhất trong số các công ty điện lực (trên 600 nghìn khách hàng).

4
NSLĐ của một số công ty điện thuộc EVNNPC như Lai Châu, Điện Biên, hay các công ty thuộc
CPC như Cao Bằng, Bắc Kạn,... là khá nhỏ so với các công ty khác. Điều này có thể dễ dàng lý
giải do đặc điểm địa lý tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho việc kéo
các đường dây điện để đưa điện lưới đến với người dân, do vậy lượng điện phân phối ra vẫn còn
ít và chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, dẫn đến NSLĐ theo sản lượng điện của vùng này
vẫn chưa cao.
Xét tổng quan về mối quan hệ giữa NSLĐ với số lượng khách hàng của EVN, khó có thể đưa ra
một kết luận cụ thể nào. Nhiều công ty có NSLĐ ở mức cao nhưng số lượng khách hàng lại ở
mức trung bình như công ty Bình Phú, Bình Dương, Thủ Đức,... Trong khi đó, các công ty có
lượng khách hàng lớn như Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định,... năng suất lại ở mức trung bình
hoặc mức thấp. Cụ thể, Bình Dương, Bình Phú, Thủ Đức với số lượng khách hàng lần lượt là gần
400 nghìn, trên 200 nghìn và 100 nghìn khách, thì đều có năng suất đều trên 4 triệu kWh/người.
Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định có số khách hàng trên 500 nghìn khách nhưng năng suất chỉ
trên dưới 1 triệu kWh/người. Bên cạnh đó, các công ty như Bắc Ninh, Hưng Yên cũng có năng
suất trên 3 triệu kWh/người nhưng chỉ có trên 350 khách hàng.
Năng suất tính theo sản lượng của 5 TCTĐL
Ở trên chúng ta đã có một cái nhìn chung về NSLĐ và tương quan giữa NSLĐ với số lượng
khách hàng của Tập đoàn EVN. Liệu NSLĐ và mối quan hệ của nó với số lượng khách hàng
trong từng TCTĐLcó giống với Toàn tập đoàn không? Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng
ta trả lời câu hỏi này.

5
Hình 2.3: NSLĐ theo sản lượng của các công ty thuộc EVNHN giai đoạn 2012-2014
Sơ bộ có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2014, NSLĐ của các công ty thuộc EVNHN có sự khác
biệt khá lớn. Các công ty thuộc khu vực nội thành Hà Nội như Cầu Giấy, Từ Liêm, Hoàn Kiếm,
Đống Đa,... có NSLĐ cao hơn so với các công ty thuộc khu vực ngoại thành như Ưng Hòa, Mỹ
Đức, Ba Vì,... Đặc biệt, CTĐL Đông Anh thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội lại có NSLĐ lớn
hơn so với hầu hết các CTĐL khác trong TCTĐL Hà Nội, khoảng trên 2,7 triệu kWh/người. Mỹ
Đức là công ty có NSLĐ nhỏ nhất với giá trị khoảng 200 nghìn kWh/người.
Về mối quan hệ giữa NSLĐ và số lượng khách hàng của EVNHN, có thể thấy ở phân khúc số
lượng khách hàng dưới 60 nghìn khách, tương quan giữa NSLĐ là không rõ ràng. Với phân khúc
khách hàng trên 60 nghìn khách, NSLĐ có xu hướng tăng khi lượng khách hàng tăng và ngược
lại.

6
Hình 2.4: NSLĐ theo sản lượng của các công ty thuộc EVNHCMC giai đoạn 2012-2014
Hình 2.4 cho thấy NSLĐ của các công ty thuộc EVNHCMC có giá trị trung bình lớn hơn so với
các khu vực khác và dao động trong khoảng từ 2 triệu kWh/người đến 4 triệu kWh/người. Riêng
Bình Phú có NSLĐ là gần 5 triệu kWh/người. Cần Giờ là công ty có NSLĐ nhỏ nhất, dưới 1
triệu kWh/người. Khi đánh giá mối quan hệ của NSLĐ và số lượng khách hàng của EVNHCMC
ta thấy, công ty có số lượng khách hàng lớn hơn không đồng nghĩa với NSLĐ sẽ cao hơn. Cụ thể
như, công ty điện lực Thủ Đức với số lượng khách hàng chỉ hơn 100 nghìn khách, nhưng NSLĐ
lại ở mức gần cao nhất trong khu vực (trên 4 triệu kWh/người). Trong khi đó, Hóc Môn có số
khách hàng là hơn 150 nghìn khách, nhưng NSLĐ lại chỉ gần 3 triệu kWh/người. Do đó, chưa
thể khẳng định một cách chính xác sự gia tăng của NSLĐ khi số lượng khách hàng tăng tại khu
vực này. Điều này cũng cho thấy NSLĐ của EVNHCMC có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi số
lượng khách hàng.

7
Hình 2.5: NSLĐ của các công ty thuộc EVN NPC giai đoạn 2012-2014
Trong số các công ty điện lực thuộc EVN NPC, giá trị NSLĐ có thể chia thành các mức khác
nhau. Mức năng suất cao bao gồm các CTĐL Bắc Ninh và Hưng Yên với giá trị trên 3 triệu
kWh/người. Chênh lệch NSLĐ của hai công ty này so với các công ty khác ít nhất khoảng 700
nghìn kWh/người. Các công ty thuộc các tỉnh miền núi, vùng xâu vùng xa như Cao Bằng, Sơn
La, Điện Biên có NSLĐ khá nhỏ so với CTĐL thuộc các khu vực khác với giá trị dưới 1 triệu
kWh/người. Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,… là các công ty có NSLĐ ở mức trung bình, dao
động từ trên 1 triệu kWh/người đến 2,5 triệu kWh/người.
Với mức NSLĐ dưới 1 triệu kWh/người, các công ty có số lượng khách hàng lớn hơn thì NSLĐ
là lớn hơn. Cụ thể như CTĐL Hà Tĩnh, với số lượng khách hàng là trên 300 nghìn khách, NSLĐ
đạt gần 1 triệu kWh/người. Trong khi đó, Sơn La có khoảng trên 200 nghìn khách, thì NSLĐ chỉ
khoảng 300 nghìn kWh/người. Hoặc tại công ty điện Hà Giang với số khách hàng trên 100 nghìn
khách, thì NSLĐ chỉ khoảng 200 triệu kWh/người. Ngược lại với phân khúc NSLĐ trên 1 triệu
kWh/người đến 3 triệu kWh/người, NSLĐ có xu hướng giảm dần khi số lượng khách hàng tăng.
Điều này được thể hiện ở các điểm biểu diễn NSLĐ trong quan hệ với số lượng khách hàng của
các công ty có NSLĐ trên 1 triệu kWh/người. Ví dụ như công ty điện Vĩnh Phúc có số khách

8
hàng dưới 200 nghìn khách, NSLĐ của công ty này ở mức gần 2,5 triệu kWh/người. Trong khi
đó, Thanh Hóa có khoảng 550 nghìn khách, thì NSLĐ lại chỉ khoảng 1,2 triệu kWh/người. Có
thể thấy, không có mối quan hệ thống nhất về NSLĐ và số lượng khách hàng ở khu vực EVN
NPC.

Hình 2.6: NSLĐ của các công ty thuộc EVNCPC giai đoạn 2012-2014
Từ hình 2.6 về NSLĐ trong mối quan hệ với khách hàng của EVNCPC, có thể thấy đây là
TCTĐLduy nhất thể hiện rõ hơn về mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng khách hàng và NSLĐ.
Nghĩa là, các công ty có số lượng khách hàng lớn như Bình Định, với khoảng hơn 300 nghìn
khách hàng, thì có NSLĐ cao hơn các công ty khác trong EVNCPC. Các công ty thuộc tỉnh miền
núi như Đăk Nông, Kon Tum có NSLĐ chỉ dưới mức 600 nghìn kWh/người, và đây cũng là hai
công ty có số khách hàng ít nhất trong khu vực, chỉ khoảng trên 100 nghìn khách. Vậy sơ bộ ta
thấy NSLĐ tại các tỉnh thuộc Tổng CPC có thể sẽ tăng theo số lượng khách hàng.

9
Hình 2.7. NSLĐ theo sản lượng của các công ty thuộc EVNSPC giai đoạn 2012-2014
NSLĐ của các công ty thuộc EVNSPC phần lớn ở mức dưới 1 triệu kWh/người và một số công
ty có NSLĐ khoảng trên 1,5 triệu kWh/người đến trên 2 triệu kWh/người. Bình Phước là công ty
có NSLĐ cao nhất và vượt trội hẳn so với các công ty trong khu vực với năng suất trên 5 triệu
kWh/người. Các công ty thuộc khu vực Trà Vinh, Lâm Đồng có NSLĐ ở mức thấp so với các
công ty khác với.
Dựa vào các điểm trên hình 2.7 nhằm đánh giá tương quan giữa NSLĐ và số lượng khách hàng
của EVNSPC ta thấy, khi số lượng khách hàng tăng lên, NSLĐ tại khu vực này có thể tăng hoặc
giảm. Cụ thể, NSLĐ của Bình Thuận và An Giang ở mức gần 2 triệu kWh/người, nhưng số
khách hàng tại 2 công ty này chỉ khoảng 150-200 nghìn khách. Trong khi đó, Bến Tre với trên
350 nghìn khách, thì NSLĐ chỉ ở mức 1 triệu kWh/người. Đối với Tiền Gian và Đồng Tháp,
NSLĐ của hai công ty này tương đương với mức năng suất của Bình Thuận và An Giang, nhưng
số lượng khách lại ở mức từ 450 nghìn đến 500 nghìn khách. Do đó, vẫn chưa có cơ sở để đánh
giá sự gia tăng của NSLĐ theo số lượng khách hàng tăng tại khu vực này.

10
2.1.2 Tương quan giữa NSLĐ và chi phí phân phối điện
Trong giai đoạn 2012-2014, NSLĐ tính theo sản lượng ngày một tăng lên, nhưng chi phí phân
phối cho 1 đơn vị sản lượng lại giảm dần.
Bảng 2.3 Mức tăng NSLĐ theo sản lượng và mức tăng chi phí phân phối của EVN giai đoạn
2012-2014

2013 so với 2012 2014 so với 2013

Tốc độ Tốc độ Mức tăng Tốc độ


TCTĐL Mức tăng Mức tăng Tốc độ Mức tăng
tăng tăng CPPP tăng
NSLĐ CPPP tăng CPPP NSLĐ
NSLĐ NSLĐ CPPP
(kWh/
(kWh/người) (kWh/người) (%) (kWh/người)
(%) (%) người) (%)

EVN NPC 85.609 7,07 33,73 11.37 205.427 15,84 -16,348 -4.95

EVNSPC 50.901 2,76 23,41 15.27 239.571 12,64 7,730 4.37

EVNCPC 51.346 5,35 72,13 20.89 105.634 10,45 1,310 0.31

EVNHN 22.014 1,64 47,03 21.91 168.517 12,35 25,570 9.77

EVNHCMC 175.641 7,37 37,18 24.25 167.878 6,56 29,520 15.50

5 TCTĐL 71.859 4,85 36,01 16.37 189.366 12,18 6,201 2.42


Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

Mức tăng và tốc độ tăng CPPP của cả tập đoàn EVN giai đoạn 2013-2014 giảm so với giai đoạn
2012-2013. Cụ thể, giai đoạn 2012-2013, mức tăng CPPP của EVN đạt 36,01 đ/kWh ứng với tốc
độ tăng 16,37%, nhưng từ 2013 đến 2014, mức tăng này dừng lại ở con số khá khiêm tốn là
6,201 đ/kWh ứng với tốc độ tăng 2,42%. Đây là một dấu hiệu tốt cho việc giảm chi phí, tăng
hiệu quả hoạt động của toàn Tập đoàn. Đối với riêng từng TCTĐL, dấu hiệu tích cực này cũng
được thể hiện rõ rệt, CPPP của các Tổng đều có mức tăng giảm dần và đặc biệt là sự cải thiện
của EVN NPC. Cụ thể, năm 2014, CPPP của EVNNPC giảm 4,95% (ứng với 16,347 đ/kWh) so
với năm 2013.

11
Hình 2.8 Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và chi phí phân phối giai đoạn 2012-2014
CPPP của phần lớn các CTĐL là nhỏ hơn 500 đ/kWh, trong đó, mức chi phí từ dưới 100 – 300
đ/kWh là mức chi phí phổ biến nhất. Xem xét chi phí phân phối của từng Tổng công ty điện lực,
có thể thấy CPPP giữa các công ty của Tổng công ty NPC có mức độ phân tán cao nhất. CPPP
của các công ty thuộc Tổng này dao động từ 200 đ/kWh đến gần 2000 đ/kWh. Các Tổng còn lại
có chi phí (của các công ty) dao động trong khoảng dưới 100 đ/kWh đến gần 600 đ/kWh.
Quan sát mối tương quan giữa năng xuất lao động theo sản lượng và chi phí phân phối của Tập
đoàn EVN, ta thấy NSLĐ của EVN ở mức cao khi CPPP cao và ngược lại. Khi NSLĐ ở mức cao
nhất khoảng 5,8 triệu kWh/người, CPPP ở mức thấp nhất khoảng 80 đ/kWh. Khi CPPP ở mức
trên 1000 đ/kWh, thì NSLĐ lại ở mức thấp nhất (dưới 500 nghìn kWh/người) và CPPP gần như
không có sự chênh lệch giữa các công ty.
NSLĐ và chi phí phân phối của các TCTĐL
Giữa các TCTĐL với nhau, sự tương tác giữa hai yếu tố NSLĐ và CPPP cũng có sự khác biệt

12
Hình 2.9: Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVNHN giai đoạn 2012-2014
Chi phí phân phối điện của các công ty thuộc EVNHN nằm trong khoảng từ 80 đ/kWh đến gần
400 đ/kWh. Hình 2.9 cho thấy, sự tương quan ngược chiều giữa NSLĐ và CPPP: CPPP cao khi
NSLĐ cao và ngược lại. Tại các khu vực có sản lượng điện phần lớn dành cho quản lý tiêu dùng
như Ba Vì (69,3% năm 2014), Ứng Hòa (57,9% năm 2014), Mỹ Đức (64,3% năm 2014), CPPP
lớn hơn các khu vực còn lại, cao nhất là CTĐL Ba Vì có CPPP lên tới 350 đ/kWh. Tại các khu
vực này, NSLĐ theo sản lượng chỉ ở mức dưới 600 nghìn kWh/người.
Các CTĐL trong nội thành Hà Nội có CPPP điện năng ở mức trung bình, khoảng 150 – 250
đ/kWh và NSLĐ của các công ty này cũng ở mức trung bình so với NSLĐ trung bình của cả
vùng. Trong khi đó, CTĐL Đông Anh cấp điện thương phẩm sử dụng cho tiêu dùng chiếm một
số lượng nhỏ trong tổng lượng điện thương phẩm của vùng (22,9% năm 2014) thì chi phí phân
phối của công ty điện lực này lại thấp. Điều này chỉ ra rằng, sản lượng điện cấp cho tiêu dùng
của khu vực nào càng nhiều, thì chi phí phân phối cho khu vực đấy sẽ càng lớn (Phụ lục A)

13
Hình 2.10 Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVNSPC giai đoạn 2012-2014
Các công ty thuộc EVNSPC có chi phí phân phối dao động từ 50 đ/kWh đến trên 350 đ/kWh.
Trong đó, các công ty điện Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp,... có CPPP khoảng từ 80 đ/kWh
đến 170 đ/kWh. Các công ty Vĩnh Long, Bình Phước, Lâm Đồng,... có chi phí ở mức 240 đ/kWh
đến 360 đ/kWh. Riêng công ty điện Bình Dương có chi phí ở mức thấp nhất là 50 đ/kWh. Có thể
dễ dàng thấy một xu hướng trái chiều giữa NSLĐ và CPPP ở EVNCPC, công ty nào có NSLĐ
cao thì CPPP của các công ty đó cũng cao và ngược lại.

14
Hình 2.11 Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVN NPC giai đoạn 2012-2014
Chi phí phân phối ở EVNNPC lớn hơn hẳn so với các tổng khác, mức CPPP cao nhất là gần
2000 đ/kWh tại CTĐL tỉnh Lai Châu. Các khu vực miền cao như Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang
cũng có mức CPPP cao trên 1000 đ/kWh. Bên cạnh đó, các tỉnh có tốc độ phát triển cao với các
khu công nghiệp như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng là địa bàn của các CTĐL có CPPP thấp.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy, Hải Phòng, Vĩnh Phúc là hai công ty có CPPP ở mức thấp, nhưng
NSLĐ lại ở mức tương đối cao với giá trị gần 2,5 triệu kWh/người. Lai Châu là công ty có CPPP
cao nhất nhưng NSLĐ khá thấp, khoảng dưới 300 nghìn kWh/người. Dường như tương quan
giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVN NPC gần với xu hướng chung của hai yếu tố này
tính trên cả tập đoàn EVN. Điều này có thể được kiểm chứng bằng các con số phân tích cụ thể ở
phần sau.

15
Hình 2.12 Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVNHCMC giai đoạn 2012-
2014
Dữ liệu thực tế cho thấy, xu hướng tăng giảm trái chiều giữa xu hướng lao động và CPPP hầu
như được thể hiện rõ tại các TCTĐL. Duy chỉ có EVNHCMC, xu hướng này không được rõ
ràng. Cụ thể, đối với EVNHCMC, Bình Phú là công ty điện lực có chi phí nhỏ nhất với mức gần
60 đ/kWh. Trong khi đó, công ty điện lực Cần Giờ có chi phí phân phối là 160 đ/kWh – mức lớn
nhất trong địa bàn HCM. Nhìn chung, CPPP của các công ty thuộc EVNHCMC là thấp và hầu
hết ở dưới mức 120 đ/kWh và khó có thể nhìn thấy sự tăng của NSLĐ khi chi phí giảm và ngược
lại trong toàn cảnh của TCTĐL này.Tuy nhiên, vẫn có thể thấy mối liên quan của NSLĐ và
CPPP ở từng phân mức của chi phí. Khi CPPP ở mức dưới 80 đ/kWh, NSLĐ theo sản lượng là
cao và sẽ càng cao khi CPPP càng thấp. Từ mức CPPP trên 80 đ/kWh đến 120 đ/kWh, NSLĐ
càng cao khi CPPP tăng. Xu hướng tăng này đi ngược với xu hướng chung trong mối quan hệ
giữa CPPP và NSLĐ của cả Tập đoàn EVN.

16
Hình 2.13 Tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và CPPP của EVNCPC giai đoạn 2012-2014
CPPP của các công ty thuộc EVNCPC không tập trung tại một mức nào đó mà rải rác từ 250
đ/kWh đến gần 550 đ/kWh. Các công ty Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên,…có chi phí dao động
ở mức 250 đ/kWh đến 350 đ/kWh. Các công ty Quảng Trị, Đăk Lak, KonTum, Gia Lai có CPPP
từ trên 400 đ/kWh đến gần 500 đ/kWh. Quảng Bình là công ty có CPP lớn nhất trong số các
công ty thuộc EVNCPC nhưng năng suất chỉ gần 800 nghìn kWh/người. Trong khi đó, Đà Nẵng
có CPPP ở mức thấp nhất nhưng NSLĐ đạt được ở mức cao nhất.

17
2.2.3 Tương quan giữa NSLĐ và giá điện bình quân
Tình hình giá điện bình quân của EVN giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.4: Giá điện bình quân của Tập đoàn EVN và của các TCTĐL giai đoạn 2012-2014

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá điện
TCTĐL Mức tăng Tốc độ Mức tăng Tốc độ Mức tăng Tốc độ
Giá điện Giá điện bình quân
so với 2012 tăng so với so với 2013 tăng so với so với 2012 tăng so với
(đồng/kWh) (đồng/kWh) (đồng/kWh
(đồng/kWh) 2012 (%) (đồng/kWh) 2013 (%) (đồng/kWh) 2012 (%)
)

EVN NPC 1,266.12 1,392.96 126.83 10.02 1,438.04 45.08 3.24 171.92 13.58

EVNSPC 1,312.43 1,445.87 133.44 10.17 1,474.85 28.98 2.00 162.42 12.38

EVNCPC 1,358.17 1,494.76 136.58 10.06 1,537.3 42.54 2.85 179.13 13.19

EVNHN 1,499.46 1,650.07 150.60 10.04 1,694.5 44.43 2.69 195.04 13.01

EVNHCMC 1,558.59 1,719.03 160.44 10.29 1,746.67 27.64 1.61 188.08 12.07

5 TCTĐL 1,362.18 1,497.74 135.56 9.95 1,531.00 33.26 2.22 168.82 12.39
Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

Giá điện bình quân của Tập đoàn EVN nói chung và các TCTĐL nói riêng tăng qua các năm, tuy
nhiên, tốc độ tăng giá đã giảm dần. Từ năm 2012 đến 2013, giá điện bình quân của cả Tập đoàn
mà đại diện là 5 TCTĐL tăng 135,56 đ/kWh, ứng với tốc độ tăng 9,95%. Năm 2014, giá điện
vẫn tăng nhưng chỉ tăng 2,22% so với năm 2013. Tổng mức tăng giá điện bình quân từ năm 2012
đến 2014 là 168,82 đ/kWh với tốc độ tăng là 12,39%.
EVNSPC luôn là đơn vị có giá điện bình quân cao nhất trong ba năm 2012 đến 2014 với con số
1.746,67 đ/kWh. Tuy nhiên, xét về tốc độ và mức tăng, hiện tại (2014), EVNSPC là TCTĐL có
tốc độ tăng và mức tăng (so với năm 2013) thấp nhất trong số 5 TCTĐL. Giá điện bình quân của
EVNHN năm 2014 so với 2012 tăng nhiều nhất với mức 195,04 đ/kWh và của EVNSPC là thấp
nhất. Chú ý đến quá trình tăng giá điện của EVN NPC – TCTĐLcó giá điện thấp nhất trong số 5
Tổng của EVN từ 2012 đến 2013. Năm 2013, NPC có tốc độ tăng giá điện và mức tăng là thấp
nhất, nhưng đến năm 2014, mức tăng giá điện và tốc độ tăng so với năm 2013 và cả năm 2012
của TCTĐLnày đều là cao nhất.

18
NSLĐ và giá điện của EVN nói chung

Hình 2.14 Ảnh hưởng của giá điện bình quân đến NSLĐ theo sản lượng năm 2012-2014
Giá điện bình quân của phần lớn các công ty nhỏ hơn 2.000 đ/kWh, trong đó, khoảng từ 1.300
đ/kWh đến 1.500 đ/kWh là mức giá điện bình quân của nhiều công ty nhất, và chủ yếu là các
công ty thuộc 3 Tổng NPC, SPC và CPC. Tại mỗi Tổng công ty, giá điện giữa các công ty cũng
có sự khác biệt. Cụ thể, công ty điện lực thuộc EVNHN có giá dao động từ mức gần thấp nhất là
trên 1.300 đ/kWh đến gần 2.000 đ/kWh, các công ty thuộc EVNHCMC có giá điện từ 1.450
đ/kWh đến 2.100 đ/kWh. Giá điện bình quân của các công ty EVN NPC từ dưới 1.300 đ/kWh
đến 1.500 đ/kWh, các công ty thuộc EVNSPC bán điện với giá ở mức trên 1.300 đ/kWh đến
dưới 1.600 đ/kWh và các công ty thuộc EVNCPC có giá điện bình quân từ 1.350 đ/kWh đến gần
1.600 đ/kWh.

19
Hình 2.15: Tương quan giữa sản lượng và giá điện ảnh hưởng đến NSLĐ của EVN giai đoạn
2012-2014
Có thể thấy, tại điểm đại diện cho mỗi công ty điện lực có mức sản lượng cao thì mức giá điện
tại đó lại thấp. Tức là ở mức giá càng cao thì sản lượng điện sẽ càng thấp. Tuy nhiên khi xem xét
về tương quan giữa giá điện và NSLĐ, bán kính đường tròn thể hiện cho độ lớn của NSLĐ tại
điểm biểu diễn các mức giá bình quân khác nhau không tăng giảm theo một quy luật cụ thể nào.
Chẳng hạn, mức giá 1.400 đ/kWh là giá bình quân của một công ty có NSLĐ lớn nhất, nhưng
cũng tại mức giá này, còn rất nhiều công ty khác hoạt động với nhiều mức NSLĐ khác nhau. Do
vậy, chưa thể kết luận về sự tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng và giá điện bình quân.
NSLĐ và giá điện bình quân theo của các TCTĐL

20
Hình 2.16 Tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của EVNHN năm 2012-
2014
Trong số các công ty điện thuộc EVNHN, công ty ở khu vực nội thành như Hoàn Kiếm, Cầy
Giấy, Tây Hồ,…có giá điện bình quân cao hơn các công ty thuộc khu vực ngoại thành. Giá điện
của các công ty thuộc nội thành Hà Nội ở mức 1.650 đ/kWh đến gần 1.950 đ/kWh. Trong khi đó,
hầu hết các công ty điện lực ngoại thành Hà Nội có giá điện trung bình từ 1.350 đ/kWh đến
1.450 đ/kWh.
Ở mức giá bình quân quanh 1.400 đ/kWh, NSLĐ của các công ty có sự khác biệt khá lớn, mức
NSLĐ dao động từ dưới 1triệu kWh/người đến hơn 2,5 triệu kWh/người. Đối với mức giá bình
quân trên 1.700 đ/kWh, NSLĐ có thể tăng lên khi giá ngày càng tăng. Nhìn chung, chưa có
chứng minh rõ nét cho mối tương quan giữa NSLĐ và giá bình quân của khu vực.

21
Hình 2.17 Tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của EVNHCMC năm
2012-2014
Các công ty điện lực thuộc EVNHCMC có giá điện bình quân cao so với các công ty thuộc các
Tổng khác của EVN. Trong số các công ty thuộc EVNHCMC, công ty điện Sài Gòn có giá điện
cao hơn hẳn với mức gần 2.100 đ/kWh. Ngoài ra, các công ty có tỷ lệ điện cấp cho tiêu dùng cao
như Tân Bình, Gia Định cũng có giá điện cao, trên mức 1.800 đ/kWh. Ngược lại, những khu vực
sử dụng điện cho việc sản xuất công nghiệp là chủ yếu như Củ Chi, Cần Giờ có giá điện bình
quân khá thấp so với các công ty khác trong cùng TCTĐLHCM (Phụ lục B). Điều này mở ra một
câu hỏi, liệu tỷ trọng điện cấp cho các ngành có ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng không?
Dựa vào giá điện bình quân và năng suất của các công ty thuộc EVNHCMC, có thể thấy không
dễ dàng để đưa ra một nhận định cụ thể về mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Công ty điện Bình
Phú có NSLĐ ở mức cao nhất (gần 5 triệu kWh/người) so với các công ty khác trong
EVNHCMC, nhưng giá bình quân của công ty này chỉ ở mức gần 1.600 đ/kWh. Công ty điện lực
Gò Vấp với giá bình quân trên 1.700 đ/kWh, thì NSLĐ ở mức trên 2 triệu kWh/người. Trong khi
đó, CTĐL Sài Gòn có mức giá bình quân cao nhất (gần 2.100 đ/kWh) nhưng NSLĐ lại ở mức
trên 3,5 triệu kWh/người.

22
Hình 2.18 Tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của EVNCPC năm
2012-2014
Xem xét mối quan hệ giữa giá bình quân và NSLĐ theo sản lượng của các công ty trong
EVNHCMC ta thấy, mối tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của các
công ty thuộc EVNHCMC là không rõ ràng. Cũng tương tự, với các công ty thuộc EVNCPC,
giá điện bình quân ở tỉnh Khánh Hòa là cao nhất, với mức trên 1.550 đ/kWh và thấp nhất ở công
ty điện Quảng Ngãi, với mức trên 1.350 đ/kWh. Các CTĐL có NSLĐ theo sản lượng ở mức
trung bình như Bình Định, Quảng Nam thì giá điện bình quân cũng ở mức trung bình. Tuy nhiên,
các công ty có NSLĐ thấp hơn so với các công ty khác trong khu vực như KonTum, DakNong
lại có mức giá bình quân ở mức trung bình. Từ đó, chưa thể đưa ra kết luận chính xác cho mối
liên hệ giữa hai yếu tố giá và NSLĐ tại hai khu vực này.

23
Hình 2.19 Tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của EVN NPC năm
2012-2014
Ngược lại, đối với EVN NPC, dễ dàng nhìn thấy xu hướng của mối quan hệ ngược chiều giữa
giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng. Những công ty có NSLĐ cao như Hải Dương, Vĩnh
Phúc thì giá điện thấp (dưới mức 1.350 đ/kWh) và những công ty có NSLĐ thấp như Điện Biên,
Lai Châu lại có giá điện bình quân cao (gần 1.500 đ/kWh).
Khi nghiên cứu sâu hơn, ta thấy những công ty có NSLĐ ở mức thấp là những công ty có sản
lượng điện cấp chủ yếu cho quản lý tiêu dùng. Bởi vậy, lại một lần nữa ta có thể khẳng định tỷ lệ
điện thương phẩm cấp cho các ngành và NSLĐ theo sản lượng sẽ có một mối tương quan xác
lập. Điều này sẽ được khẳng định rõ hơn trong phần mối tương quan giữa NSLĐ theo sản lượng
và tỷ trọng điện cấp cho các ngành.

24
Hình 2.20 Tương quan giữa giá điện bình quân và NSLĐ theo sản lượng của EVNSPC năm
2012-2014
Giá điện bình quân của phần lớn các công ty thuộc TCTĐL SPC nằm trong khoảng từ 1.400
đ/kWh đến 1.500 đ/kWh. Kiên Giang, Bạc Liêu là các công ty có giá điện bình quân lớn hơn hẳn
các công ty khác. Tuy nhiên, khi đánh giá về tương quan giữa NSLĐ và giá điện của các công ty
thuộc TCTĐLnày, ta thấy NSLĐ và giá điện bình quân của các công ty thuộc EVNSPC cũng
không thể hiện một mối quan hệ cụ thể nào. Nghĩa là giá điện cao không đồng nghĩa với việc
NSLĐ cao và ngược lại.

25
2.2.4 Mối quan hệ giữa sản lượng điện, số lao động và NSLĐ
Nhìn nhận về sản lượng điện của Tập đoàn EVN

Hình 2.21: Sản lượng ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí
giai đoạn 2010-2013

Công nghiệp nói chung và của ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nước và
điều hòa không khí nói riêng đang ngày một phát triển với sự gia tăng hàng năm của sản lượng.
Năm 2010, sản lượng của ngành công nghiệp này có giá trị trên 132,5 nghìn tỷ đồng và đến năm
2013, con số này tăng lên mức trên 206 nghìn tỷ đồng. Về mức tăng sản lượng, giai đoạn 2010-
2011 và 2012-2013 sản lượng ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt,... có mức tăng lớn hơn
giai đoạn 2012-2013, do đó, tốc độ tăng sản lượng ở từng giai đoạn cũng có sự khác biệt. Năm
2011, sản lượng cho ngành sản xuất và phân phối tăng 19,4% so với năm 2010 (mức tăng tương
ứng là 25,7 nghìn tỷ đồng). Năm 2012, sản lượng ngành này vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm
xuống còn 10,66% (ứng với 16,8 nghìn tỷ đồng). Năm 2013, ngành này lại có sự cải thiện đáng
kể thể hiện qua tốc độ tăng lên tới 18,15%, ứng với mức tăng tương đối lớn là gần 31,8 nghìn tỷ
đồng.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng của ngành công nghiệp nói chung, ngành sản xuất phân phối
điện, khí đốt nói riêng, sản lượng điện thương phẩm phân phối và bán lẻ hàng năm của 5 TCTĐL
cũng tăng qua các năm. Cụ thể, sản lượng năm 2013 của 5 TCTĐL đạt trên 113,4 tỷ kWh, tăng
9,1% so với năm 2012. Năm 2014, sản lượng của 5 TCTĐLtăng lên mức trên 127,14 tỷ kWh,

26
tăng 12,1% so với năm 2013. Xét cả giai đoạn 2012-2013, sản lượng điện thương phẩm tăng lên
hơn 23 tỷ kWh, ứng với mức tăng 22,27%.
Mối quan hệ giữa NSLĐ và sản lượng và số lao động
Theo công thức tính NSLĐ, hai yếu tố cấu thành lên NSLĐ theo sản lượng là số lao động và sản
lượng điện. Với sự gia tăng sản lượng một cách đáng kể của EVN hàng năm, liệu sự tăng sản
lượng có ảnh hưởng đến NSLĐ của EVN hay không? Việc phân tích hình 2.22 sẽ giúp ta có một
cái nhìn cơ bản về sự tương quan giữa sản lượng điện và số lượng lao động, qua đó đánh giá ảnh
hưởng của hai yếu tố này tới NSLĐ.

Hình 2.22 Tương quan giữa sản lượng và số lượng lao động của các công ty điện lực thuộc 5
TCTĐL
Sản lượng điện trung bình và số lao động trung bình trong giai đoạn từ 2012-2014 của các CTĐL
là khác nhau dẫn đến sự khác biệt của NSLĐ trung bình giữa các công ty. Phần lớn các CTĐL
đều có sản lượng điện trung bình trong giai đoạn này nhỏ hơn 4 tỷ kWh và số lượng lao động ít
hơn 1.500 người. CTĐL Đồng Nai có sản lượng điện trung bình và số lượng lao động trung bình
trong 3 năm là lớn nhất với 8,5 tỷ kWh và 2500 người. Tuy nhiên, giá trị NSLĐ lớn nhất giai

27
đoạn này lại thuộc về công ty điện Bình Dương với giá trị là 5,68 triệu kWh/người, được thể hiện
ở đường tròn có bán kính lớn nhất.
Quan sát hình trên, có thể thấy, sự chênh lệch về sản lượng giữa hai công ty không đồng nhất với
sự chênh lệch về số lượng lao động. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về NSLĐ ở các mức
sản lượng và số lao động khác nhau. Một điểm đáng chú ý, với độ lớn của bán kính đường tròn
thể hiện cho giá trị NSLĐ tính theo sản lượng, bằng trực quan ta cũng có thể thấy được, khi
lượng lao động trung bình dao động dưới khoảng 500 lao động, thì sự gia tăng về số lượng lao
động sẽ góp phần tăng về NSLĐ. Tại các điểm đó, sự gia tăng về số lượng lao động sẽ góp phần
làm gia tăng sản lượng lao động, tuy nhiên, tốc độ tăng về sản lượng sẽ lớn hơn tốc độ tăng về
lao động, từ đó làm tăng NSLĐ.

Hình 2.23: Ảnh hưởng của sản lượng đến NSLĐ theo sản lượng
Xem xét một cụ thể hơn về mức độ ảnh hưởng của sản lượng điện đến NSLĐ theo sản lượng, có
thể thấy NSLĐ bình quân cho giai đoạn 2012-2014 tăng khi sản lượng trung bình tăng lên. Sản
lượng của phần lớn các công ty ở mức dưới 2 tỷ kWh, tương ứng với đó là mức năng suất dưới 3
triệu kWh/người. Một số công ty có sản lượng vượt mức 2 tỷ kWh với NSLĐ lên tới 4-5 triệu
kWh/người.

28
Hình 2.24: Ảnh hưởng của số lao động đến NSLĐ theo sản lượng
Về mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động đến NSLĐ, trong phân khúc lao động dưới 500
người, NSLĐ bình quân tăng ngày càng mạnh khi số lao động tăng lên. Tuy nhiên, từ phân khúc
500 đến gần 1.000 người, NSLĐ có tăng nhưng mức tăng đã giảm và không rõ rệt như phân khúc
dưới 500 lao động. Từ phân khúc gần 1.000 lao động trở lên, NSLĐ có xu hướng giảm dần. Từ
đây, có thể đưa ra một gợi ý giải pháp cho việc cải thiện NSLĐ của EVN thông qua việc phân
phối lượng lao động giữa các công ty một cách hợp lý.
2.2.5 Tương quan giữa doanh thu, tổn thất điện năng và NSLĐ
Doanh thu và tác động của doanh thu đến NSLĐ theo sản lượng
Doanh thu của EVN nói chung cũng như 5 TCTĐL nói riêng tăng dần qua các năm và tăng với
con số khá ấn tượng. Năm 2013, doanh thu của 5 TCTĐL EVN đạt gần 170 nghìn tỷ, tăng
19,96% so với năm 2012. Năm 2014, doanh thu tăng lên con số 194,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6%
so với năm 2013. Xét cả giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng doanh thu của EVN đạt 37,42%,
tương ứng với con số hơn 53 nghìn tỷ. EVNSPC luôn là TCTĐLcó doanh thu đứng đầu giai
đoạn 2012-2014 so với các TCTĐLcòn lại. Cụ thể, doanh thu của đơn vị này đạt 65.773 tỷ đồng
năm 2014, chiếm gần 34% tổng doanh thu của cả 5 TCTĐL.

29
Hình 2.25: Tốc độ tăng sản lượng và doanh thu của EVN giai đoạn 2012-2014
Với các con số tốc độ tăng trưởng dương, có thể thấy doanh thu cũng như sản lượng của EVN
đều tăng trong giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng doanh thu hàng năm của
EVN đang giảm dần và giảm từ mức 23,84% ở năm 2012 xuống mức 14,6% năm 2014. Bên
cạnh đó, sản lượng điện thương phẩm cũng có tốc độ tăng giảm vào năm 2013, từ mức tăng
11,47% năm 2012 (so với năm 2011), xuống còn mức tăng 9,1% năm 2013 (so với năm 2012).

30
Hình 2.26: Ảnh hưởng của doanh thu đến NSLĐ theo sản lượng của EVN giai đoạn 2012-2014
Dễ dàng thấy được, độ lớn của doanh thủ tỷ lệ thuận với độ lớn của sản lượng, tức là, doanh thu
sẽ cao hơn ở các công ty điện lực có sản lượng cao và ngược lại. Về mối quan hệ giữa doanh thu
và NSLĐ, một số lượng lớn các công ty thuộc 5 TCTĐL của Tập đoàn EVN có doanh thu ở mức
dưới 2.000 tỷ đồng và NSLĐ của các công ty này chỉ ở mức dưới 3,5 triệu kWh/người. Một số
lượng nhỏ các công ty có doanh thu trên 2.000 người, thì NSLĐ của hầu hết các công ty này đều
ở mức trên 3,5 triệu kWh/người. Điều này cho thấy, cùng với sản lượng điện, doanh thu cũng có
thể có tác động làm tăng NSLĐ, khi doanh thu ở mức thấp thì NSLĐ cũng ở mức thấp và ngược
lại. Tuy nhiên, mức độ tác động của doanh thu đến NSLĐ sẽ là không lớn.
Ảnh hưởng của tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối đến NSLĐ
Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối hay còn gọi là tổn thất điện năng (TTĐN), là lượng
điện tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ các nhà máy phát điện đến các tổ
chức, các hộ tiêu thụ. Năm 2014, tỷ lệ tổn thất điện năng của toàn EVN là 8,49%. Đây là một
con số ở mức trung bình so với một số nước trong khu vực ASEAN

31
Bảng 2.5: Tỷ lệ tổn thất điện năng của một số nước trong khu vực ASEAN giai đoạn 2011-2014

Quốc gia Tỷ lệ TTĐN (%) Quốc gia Tỷ lệ TTĐN (%)

Singapore 5 Indonesia 9

Malaysia 6 Philippines 11

Brunei 7 Myanmar 21

Thái Lan 7 Campuchia 28


Nguồn: Thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB)1

Từ năm 2013 đến 2014, nước ta đã có một sự tiến bộ trong việc cải thiện hệ thống truyền tải và
phân phối điện năng được thể hiện bởi sự giảm đi của con số tỷ lệ TTĐN. Năm 2013, tỷ lệ
TTĐN của Toàn tập đoàn EVN là 8,87%, tăng 0,02% so với cùng kỳ 2012. Đến năm 2014, con
số này giảm xuống còn 8,49%, giảm 0,38% so với năm 2013.

1
Tỷ lệ tổn tất điện năng của Việt Nam cao hay thấp so với các nước trên thế giới, Tập đoàn điện lực Việt Nam, ngày
22-4-2015, truy cập tại http://www.evn.com.vn/News/Tin-tuc-Hoat-dong/Thong-tin-Su-kien/Ty-le-ton-that-dien-
nang-cua-Viet-Nam-cao-hay-thap-so-voi-cac-nuoc-tren-the-gioi2015422.aspx

32
Hình 2.27: Ảnh hưởng của tỷ lệ tổn thất điện năng tới NSLĐ của EVN giai đoạn 2012-2014
Tổng quan có thể thấy được sự tăng về tỷ lệ tổn thất điện năng sẽ làm giảm NSLĐ. Với tỷ lệ
TTĐN khoảng từ 4 đến dưới 6%, giá trị năng suất tương ứng dao động từ 500 nghìn kWh/người
đến trên 5 triệu kWh/người. Với TTĐN có tỷ lệ từ 6% đến dưới 8%, NSLĐ chỉ ở mức 200 nghìn
kWh/người đến hơn 3 triệu kWh/người. Và với tỷ lệ tổn thất lên trên 8%, NSLĐ còn từ 200
nghìn kWh/người đến 2 triệu kWh/người.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định một cách rõ ràng về mối quan hệ giữa NSLĐ và tổn thất
điện năng. Bởi lẽ, khi xét trên từng công ty điện lực, ảnh hưởng của tỷ lệ tổn thất điện năng tới
NSLĐ là không thể hiện rõ một xu hướng nào. Hầu hết các công ty điện ở TP HCM có tỷ lệ tổn
thất ở mức thấp hơn so với các khu vực khác, mức 4-5%. Các công ty điện thuộc EVNCPC,
EVNSPC có tỷ lệ TTĐN ở mức trung bình từ 6-8%.
2.2.6 Ảnh hưởng của tỷ lệ điện thương phẩm cấp theo ngành đến NSLĐ
Điện thương phẩm của EVN được dùng để cấp cho các tất cả các ngành, trong đó, một lượng lớn
chủ yếu cấp cho lĩnh vực công nghiệp và quản lý tiêu dùng.

33
Bảng 2.6: Tỷ lệ điện thương phẩm cấp theo ngành của EVN giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 2013 2014

Tỷ lệ Tăng so với Tỷ lệ Tăng so với Tỷ lệ Tăng so với Tăng so với


Ngành
(%) 2011 (%) (%) 2012 (%) (%) 2013 (%) 2012 (%)

Nông nghiệp 1.2 17.22 0.3 15.46 1.5 25.96 49.48

Công nghiệp 53.2 10.43 53.6 9.9 54.2 13.4 24.63

Thương mại 4.8 15.65 4.7 7.74 4.8 14.09 22.93

Tiêu dùng 36.9 12.21 36.6 7.97 35.8 9.61 18.34

Khác 3.9 11.22 3.8 7.6 3.7 9.65 17.99

Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

Sản lượng điện cấp cho ngành công nghiệp luôn chiếm hơn 50% tổng số lượng điện EVN cung
cấp và có tỷ trọng ngày một tăng. Năm 2014, lượng điện cấp cho công nghiệp chiếm 54,2% tổng
lượng điện, tăng 13,4% so với năm 2012 và 24,63% so với năm 2012. Điện cấp cho quản lý tiêu
dùng có tỷ trọng lớn thứ 2 với con số trên 35% hàng năm. Tuy nhiên, con số tỷ trọng này lại theo
chiều hướng giảm dần mặc dù giá trị của lượng điện cung cấp cho quản lý tiêu dùng vẫn tăng lên
cùng với đà tăng của tổng sản lượng điện.
Lượng điện cho các ngành khác như nông nghiệp, thương mại cũng tăng từ năm 2012 đến 2014,
với tốc độ tăng đáng kể của năm nay so với năm trước trong ngành nông nghiệp, nhưng tỷ trọng
điện cấp cho những lĩnh vực này vẫn rất nhỏ trong tổng lượng điện thương phẩm (dưới 5%).

34
Hình 2.28: Tương quan giữa tỷ trọng điện thương phẩm cấp cho quản lý tiêu dùng và NSLĐ theo
sản lượng của EVN giai đoạn 2012-2014
Hình vẽ thể hiện sự tương quan giữa tỷ trọng điện thương phẩm cấp cho tiêu dùng và NSLĐ theo
sản lượng cho thấy rõ một bức tranh về mối quan hệ giữa NSLĐ và tỷ trọng điện cấp cho quản lý
tiêu dùng. Tỷ trọng điện thương phẩm cho tiêu dùng càng cao, thì NSLĐ càng cao và ngược lại.
Một số lượng lớn các công ty điện lực có tỷ trọng điện cấp cho quản lý tiêu dùng từ 40% đến
55%, và năng suất của các công ty này ở mức dưới 2 triệu kWh/người. Chỉ một lượng nhỏ các
công ty có NSLĐ trên 3,5 triệu kWh/người thì tỷ trọng điện cấp cho tiêu dùng là dưới 30%.

35
Hình 2.29: Mối quan hệ giữa tỷ trọng điện thương phẩm cấp cho ngành công nghiệp và NSLĐ
theo sản lượng của EVN giai đoạn 2012-2014
Mối quan hệ giữa NSLĐ và tỷ trọng điện công nghiệp có sự thay đổi ở mức tỷ trọng khoảng
35%. Khi tỷ trọng điện cấp cho ngành này dưới 35% thì những công ty có tỷ trọng thấp hơn đồng
nghĩa với việc NSLĐ sẽ cao hơn. Trên mức tỷ trọng 35%, NSLĐ lại tăng lên nhờ sự gia tăng của
tỷ trọng điện cấp cho công nghiệp trong tổng sản lượng điện.

36
Hình 2.30: Tương quan giữa tỷ trọng điện thương phẩm cấp cho nông nghiệp và NSLĐ theo sản
lượng của EVN giai đoạn 2012-2014
Tỷ trọng điện thương phẩm dành cho nông nghiệp ở nhiều công ty điện lực chỉ chiếm một mức
rất nhỏ, dao động chủ yếu trong khoảng từ 0% đến 3%. Có thể thấy, các công ty có NSLĐ cao
thì tỷ trọng điện gần như xấp xỉ 0%. Các công ty có tỷ trọng điện cho nông nghiệp trên 5% cũng
chỉ có NSLĐ dưới mức 1 triệu kWh/người. Từ đây ta thấy, tỷ trọng điện cho công nghiệp tăng
lên có thể sẽ có tác động tiêu cực đến NSLĐ.

37
Hình 2.31: Tương quan giữa tỷ trọng điện thương phẩm cấp cho thương mại và NSLĐ theo sản
lượng của EVN giai đoạn 2012-2014
Đối với ngành nông nghiệp, thương mại và các thành phần khác, do tỷ trọng điện cấp cho các
ngành này rất nhỏ nên ảnh hưởng sự thay đổi con số tỷ trọng đến NSLĐ là không nhiều. Tuy
nhiên, có thể thấy, nếu tỷ trọng điện cấp cho thương mại tăng trên 10%, sẽ bắt đầu xuất hiện xu
hướng tăng lên của NSLĐ khi tỷ trọng này càng tăng. Nghĩa là, nếu con số tỷ trọng điện cấp cho
thương mại được tăng lên cao hơn một mức nào đó thì việc gia tăng con số này có thể sẽ có tác
động tích cực đến NSLĐ theo sản lượng.
2.1.8 NSLĐ tính theo doanh thu và NSLĐ tính theo số lượng khách hàng
Ngoài phương thức đánh giá chủ yếu thông qua NSLĐ theo sản lượng, có thể đánh giá NSLĐ
thông qua doanh thu và số lượng khách hàng. Tuy nhiên, mục này chỉ đề cập nhằm bổ sung thêm
cách tính NSLĐ nên các phân tích sẽ không đi quá sâu.

38
Bảng 2.7: Một số thống kê mô tả cơ bản về NSLĐ tính theo doanh thu và số lượng khách hàng

Biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Ns_dt
332.605.263,16 8.146.156.583,63 2.616.127.139,02 1.657.281.886
(đồng/người)

Ns_kh
121,3 618,3 334,4 99,92
(KH/người)

Ns_dt, Ns_kh lần lượt là NSLĐ tính theo doanh thu và theo số lượng khách hàng.

Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của NSLĐ theo doanh thu của Tập đoàn EVN giai đoạn 2012-2014
lần lượt là 332,6 triệu đồng/người và gần 8.146,2 tỷ đồng/người. Giá trị trung bình của NSLĐ
theo doanh thu là trên 2,616 tỷ đồng/người cho biết doanh thu trung bình một người lao động tạo
ra là hơn 2,616 tỷ đồng trong 1 năm. Tương tự, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của NSLĐ theo số
lượng khách hàng của EVN lần lượt là 121,3 và 618, 3 KH/người. Giá trị trung bình của NSLĐ
theo số lượng khách hàng là 334,4 KH/người.
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo doanh thu của 5 TCTĐLphân phối và
bán lẻ của EVN

Hình 2.32: Ảnh hưởng của số lao động đến NSLĐ theo doanh thu của EVN năm 2012-2014

39
Cũng như NSLĐ theo sản lượng, NSLĐ theo doanh thu của các công ty thuộc EVNHCMC là
khá lớn, nhỏ nhất khoảng gần 3 tỷ đ/người và lớn nhất là gần 6 tỷ đ/người. EVNHN có NSLĐ
theo doanh thu của các công ty dao động từ dưới 1 tỷ đ/người đến trên 5 tỷ đ/người. Hầu hết các
công ty thuộc EVNCPC, SPC, NPC có doanh thu dưới mức 4 tỷ đ/người.
Nếu xét trên cả tổng thể 5 Tổng công ty, có thể sẽ không nhìn ra tương quan giữa số lượng lao
động và NSLĐ theo doanh thu của EVN. Nhưng nếu chỉ đánh giá riêng những công ty có số lao
động dưới 400 người (khu vực Hà Nội và HCM), NSLĐ theo doanh thu có xu hướng tăng khi số
lượng lao động tăng. Đối với các công ty có lượng lao động trên 400 người, chỉ riêng các công ty
thuộc TCTĐL CPC có sự đồng nhất giữa số lượng lao động và năng suất, công ty nào có nhiều
lao động thì năng suất theo doanh thu cao hơn và ngược lại. Ở các công ty thuộc các Tổng còn
lại, mối quan hệ giữa hai yếu tố năng suất và lao động không được thể hiện rõ ràng.
NSLĐ theo doanh thu của các TCTĐL

Hình 2.33: Mối quan hệ giữa số lượng lao động và NSLĐ theo doanh thu của EVNHN giai đoạn
2012-2014

40
NSLĐ theo doanh thu của các CTĐL thuộc EVNHN có sự khác biệt theo khu vực nội thành và
ngoại thành. Các công ty điện lực khu vực ngoại thành Hà Nội có NSLĐ cao nhất ở mức dưới
3,5 tỷ đ/người. Trong khi đó, khu vực nội thành có NSLĐ từ 2 tỷ đ/người đến trên 5 tỷ đ/người.
Mối quan hệ giữa NSLĐ và số lượng lao động của các công ty điện khu vực Hà Nội là mối quan
hệ thuận chiều, công ty nào có số lượng lao động nhỏ hơn thì NSLĐ thấp hơn, công ty nào có số
lượng lao động lớn hơn thì NSLĐ cao hơn. Công ty điện Mỹ Đức có NSLĐ thấp nhất với mức
dưới 1 tỷ đ/người, số lượng lao động gần 150 người. Đống Đa và Từ Liêm là hai công ty có
NSLĐ cao hơn so với nhiều công ty khác (khoảng 4 tỷ đ/người) với số lượng lao động là trên
300 lao động.
Tương tác cùng chiều của hai yếu tố NSLĐ theo doanh thu và số lượng lao động cũng được thể
hiện ở TCTĐL miền Trung (Phụ lục C)

Hình 2.34: Tương quan giữa số lượng lao động và NSLĐ theo doanh thu của các công ty điện
lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014
Tại các công ty thuộc EVNHCMC, công ty điện lực Cần Giờ có NSLĐ theo doanh thu thấp nhất
ở mức khoảng 2,5 tỷ đ/người, và số lượng lao động cũng ở mức thấp nhất với 250 người. Bình
Phú là công ty điện có số lượng lao động lớn nhất là gần 500 người, thì NSLĐ cũng ở mức gần
cao nhất so với các công ty khác trong khu vực (trên 7,4 tỷ đ/người). Tuy nhiên, đối với các công
41
ty có số lao động ở mức trung bình trong khu vực, thì giá trị của NSLĐ lại phân bổ không theo
một nguyên tắc nào. Lao động của hầu hết các công ty ở mức 320 – 420 người và NSLĐ theo
doanh thu dao động ở mức 3 tỷ đ/người (tại công ty có hơn 400 lao động) đến 6,5 tỷ đ/người (tại
công ty có gần 350 lao động).

Hình 2.35: Số lượng lao động và NSLĐ theo doanh thu của các công ty thuộc EVNNPC giai
đoạn 2012-2014
Nhìn một cách tổng quan khó có thể chỉ ra mối tương quan giữa năng suất và số lao động của các
công ty thuộc EVNNPC và SPC. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ lưỡng, có thể hình dung NSLĐ của
NPC được chia thành các phân mức với mối quan hệ giữa năng suất và lao động được thể hiện
trong từng phân mức. Cụ thể, với mức NSLĐ dưới 1,5 tỷ đ/người, các công ty có số lượng lao
động lớn hơn thì NSLĐ theo doanh thu sẽ nhỏ hơn và ngược lại. Tại giá trị NSLĐ theo doanh
thu từ trên 1,5 tỷ đ/người đến khoảng 3 tỷ đ/người, xu hướng NSLĐ giảm theo số lượng lao động
tăng cũng được biểu hiện. Với các phân mức còn lại của NSLĐ, mối quan hệ giữa hai yếu tố này
không được thể hiện rõ.

42
Hình 2.36: Số lượng lao động và NSLĐ theo doanh thu của các công ty thuộc TCTĐL SPC giai
đoạn 2012-2014
Đối với EVNSPC, phần lớn các công ty có năng suất theo doanh thu dưới 3 tỷ đ/người. Riêng
công ty điện Bình Dương có năng suất theo sản lượng cao nhất đồng thời có NSLĐ theo doanh
thu cũng cao nhất với mức 8 tỷ đ/người. Tại khu vực này, sự tăng giảm của NSLĐ và số lượng
lao động cũng không đồng nhất hoặc không theo xu hướng nào.

43
NSLĐ tính theo số lượng khách hàng của 5 TCTĐL: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 2.9: NSLĐ theo số lượng khách hàng của tập đoàn EVN giai đoạn 2012-2014

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TCTĐL Mức tăng so Tốc độ tăng NSLĐ Mức tăng so Tốc độ tăng Mức tăng so Tốc độ tăng
NSLĐ NSLĐ
với 2012 so với 2012 (KH/người với 2013 so với 2013 với 2012 so với 2012
(KH/người) (KH/người)
(KH/người) (%) ) (KH/người) (%) (KH/người) (%)

EVN NPC 285.35 291.28 5.93 2.08 321.55 30.28 10.39 36.20 12.69

EVNSPC 299.62 306.56 6.93 2.31 310.60 4.04 1.32 10.97 3.66

EVNCPC 275.45 289.63 14.18 5.15 308.45 18.82 6.50 33.00 11.98

EVNHN 254.40 248.60 -5.80 -2.28 260.00 11.41 4.59 5.60 2.20

EVNHCMC 271.11 286.48 15.37 5.67 298.82 12.34 4.31 27.71 10.22

5 TCTĐL 282.81 286.38 3.57 1.26 307.40 21.02 7.34 24.60 8.70

Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

Qua các năm từ 2012 đến 2014, NSLĐ theo số lượng khách hàng của Tập đoàn EVN nói chung
đều tăng. Mức tăng và tốc độ tăng NSLĐ theo số lượng khách hàng năm nay so với năm trước
cũng ngày càng lớn. Năm 2013, NSLĐ theo số lượng khách hàng chỉ tăng 3,57 KH/người, ứng
với tốc độ tăng 1,26% so với năm 2012. Các con số này có thể được lý giải do năm 2013, số lao
động của EVN tăng tới 2.800 lao động so với năm 2012, tăng gần 4,1% so với năm 2011, trong
khi số lượng khách hàng tăng gần 5,4% so với năm 2011, nên tốc độ tăng NSLĐ cũng nhỏ. Năm
2014, lượng lao động của EVN giảm 73 người, giảm 0,01% so với năm 2013 trong khi tốc độ
tăng của số lượng khách hàng là hơn 7,2%. Do đó, tốc độ tăng NSLĐ theo số lượng khách hàng
năm 2014 tăng nhiều hơn so với năm 2013.
EVNHN là TCTĐL duy nhất có tốc độ tăng NSLĐ theo số lượng khách hàng âm vào năm 2013,
tương ứng với mức giảm 5,85 KH/người lao động. Tuy nhiên, đến năm 2014, EVNHN đã đạt
được sự cải thiện rõ rệt với mức tăng NSLĐ lên tới 11,41 KH/người, ứng với 4,59% so với năm
2013. Trong cả giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng NSLĐ theo số lượng khách hàng lớn nhất tại
TCTĐLNPC. Đây cũng là TCTĐLcó tốc độ và mức tăng năm 2014 so với năm 2013 lớn nhất
trong số 5 TCTĐLcủa EVN.
Về giá trị NSLĐ theo số lượng khách hàng, năng suất của tập đoàn EVN hiện đang là 307,4
KH/người. Trong số 5 Tổng công ty, NPC có năng suất cao nhất với 321,55 KH/người vào năm
2014.

44
Hình 2.37: Tương quan giữa số lượng khách hàng và NSLĐ theo số lượng khách hàng của EVN
giai đoạn 2012-2014
Có thể thấy, số lượng khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc NSLĐ theo số lượng khách hàng
tăng. Cụ thể, tại những công ty có số lượng khách hàng nhỏ hơn 200 nghìn khách, NSLĐ của
những công ty đó lớn nhất là gần 450 KH/người. Tại những công ty có số khách hàng lớn hơn,
năng suất có thể lên tới trên 600 KH/người. Tuy nhiên, hầu hết các công ty có NSLĐ dưới 500
KH/người.

45
Hình 2.38: Tương quan giữa số lượng lao động và NSLĐ theo số lượng khách hàng của EVN
giai đoạn 2012-2014
Lấy con số 500 lao động làm mức để phân chia thành hai nhóm số lượng lao động, nhóm công ty
dưới 500 lao động và nhóm công ty từ 500 lao động trở lên. Những công ty thuộc nhóm dưới 500
lao động có NSLĐ theo số lượng khách hàng từ gần 200 đến 450 KH/người. Đối với nhóm có số
lượng khách hàng trên 500 người, con số năng suất dao động với biên độ lớn từ khoảng 20
KH/người đến trên 600 KH/người.
Tuy có tác động trực tiếp đến NSLĐ với vị trí là mẫu số trong công thức tính NSLĐ, nhưng việc
tăng số lượng lao động không đồng nghĩa với việc giảm đi về năng suất. Hình 2.38 cho thấy mối
quan hệ giữa năng suất và số lượng lao động của các công ty điện lực không chỉ rõ một xu hướng
cụ thể nào.
Khi xem xét về NSLĐ theo số lượng khách hàng của các TCTĐL, ta thấy sự phân bổ các mức
năng suất ở từng TCTĐLlà khác nhau và mỗi công ty trong một Tổng lại có sự khác biệt về mức
năng suất.

46
Hình 2.39: Tương quan giữa số lượng lao động và NSLĐ tính theo số khách hàng của EVNHN.
Có thể thấy năng suất theo số lượng khách hàng của các công ty thuộc EVNHN dao động từ giá
trị thấp nhất khoảng trên 50 KH/lao động cho đến giá trị cao nhất là gần 450 KH/người. Một số
lượng lớn các công ty thuộc khu vực có NSLĐ trên 300 KH/người như Từ Liêm, Hà Đông,
Thanh Oai,…và một lượng nhỏ các công ty có NSLĐ dưới 200 KH/người như Hoài Đức, Hoàn
Kiếm,...Bằng trực quan và thông qua các tính toán thống kê, ta dễ dàng nhận thấy giá trị của
NSLĐ theo số lượng khách hàng không phụ thuộc vào số lượng lao động (Phụ lục D). Hay có
thể nói, việc tăng hoặc giảm số lượng lao động sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của NSLĐ theo số
lượng khách hàng của các công ty điện lực thuộc EVNHN.
Điều này cũng được khẳng định ở các TCTĐL khác (Phụ lục E).

2.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của cả Tập đoàn EVN

47
Dựa vào các phân tích về thực trạng NSLĐ của EVN và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
NSLĐ theo sản lượng, cùng việc xây dựng mô hình thông qua việc lựa chọn biến (Phụ lục F),
ước lượng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là NSLĐ theo sản lượng thu được kết quả
sau:
Bảng 2.10: Bảng kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của
EVN

Tên biến Hệ số ước lượng P_value

Hệ số chặn -1.295.000 0,135

Giá bình quân (avrP) 1.436 0,009 **

Số lượng khách hàng (Ctm) 1,218 0,007 **

Sản lượng điện (Q) -0,002 0,002 **

Lao động (L) -1.656 2,70x10-12 ***

Doanh thu (Rvn) 0,000002 4,31x10-5 ***

Tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp


22.240 2,12x10-11 ***
(Irate)

Chi phí phân phối (dCost) -479,2 0,001 ***

Mức ý nghĩa thống kê: 0 ‘***’ 0,001 ‘**’ 0,01 ‘*’ 0,05 ‘.’ 0,1 ‘ ’ 1, z-value trong ngoặc vuông.
Phần dư (residual deviance) 334800 với 97 bậc tự do.
R2= 0,8969, R2 điều chỉnh = 0,8894
P_value < 2,2e-16
Tính toán của V&A sử dụng từ dữ liệu gốc do EVN tập hợp. © 2015.

Phương trình ước lượng NSLĐ của Tập đoàn điện lực Việt Nam
LP EVN =−1.295 .000+1.436 avrP+ 1,218Ctm−0,002Q−1.656 L−479,2 dCost +22.240 Irate+ 0,000002 Rvn

Các yếu tố có ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng được chia làm hai nhóm là nhóm các yếu tố
có tác động tăng NSLĐ và nhóm các yếu tố có tác động làm giảm NSLĐ. Nhóm các yếu tố làm
tăng NSLĐ bao gồm giá bình quân (avrP), số lượng khách hàng (Cst), tỷ lệ điện cấp cho công
nghiệp (Irate) và doanh thu của công ty điện lực (Rvn), tuy nhiên, có thể thấy doanh thu tác động
rất ít tới sự thay đổi của NSLĐ theo sản lượng. Nhóm các yếu tố tác động làm giảm NSLĐ bao
gồm sản lượng điện (Q), số lao động (L) và chi phí phân phối (dCost), trong đó, chi phí phân
phối có ảnh hưởng làm giảm NSLĐ nhiều nhất. Sự thay đổi của tất cả các yếu tố thuộc hai nhóm
này có tác động tới 89,69% sự thay đổi của NSLĐ theo sản lượng.

48
Trong số các yếu tố làm tăng NSLĐ, tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp có mức độ tác động nhiều
nhất đến việc tăng NSLĐ. Khi tăng tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp lên 1%, NSLĐ trung bình sẽ
tăng tương ứng 22.240 kWh/người. Điều này gợi mở ra một giải pháp cho việc cải thiện NSLĐ
thông qua việc bảo trì, nâng cấp hệ thống lưới điện cung cấp cho các khu công nghiệp.
Giá bình quân cũng có tác động khá lớn đến NSLĐ theo sản lượng. Nếu tăng giá bình quân lên
1đ/kWh, NSLĐ trung bình theo sản lượng sẽ tăng lên 1.436 kWh/người. Bên cạnh đó, sự thay
đổi giá điện bình quân cũng không có tác động trực tiếp đến sản lượng điện thương phẩm (Phụ
lục G), nên việc điều chỉnh tăng giá điện một cách hợp lý có thể là giải pháp hữu hiệu cho việc
tăng NSLĐ theo sản lượng.
Số lượng khách hàng và doanh thu là hai yếu tố ảnh hưởng có mức độ ảnh hưởng không quá lớn
tới NSLĐ theo sản lượng, đặc biệt là doanh thu. Việc thêm một khách hàng chỉ làm NSLĐ trung
bình theo sản lượng của EVN tăng thêm 1,218 kWh/người. Bên cạnh đó, con số 0,000002 về sự
tác động của doanh thu đến năng suất cho thấy sự tăng lên của doanh thu gần như tác động
không đáng kể đến NSLĐ theo sản lượng.
Trong nhóm các yếu tố có tác động tiêu cực đến việc tăng NSLĐ theo sản lượng, số lượng lao
động có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Tăng số lao động thêm một người sẽ làm giảm NSLĐ
trung bình đi 1.656 kWh/người. Vì vậy, theo lý thuyết, giảm số lượng lao động là được coi là
một phương án cho việc cải thiện NSLĐ của EVN. Tuy nhiên, trên thực tế việc này có thể sẽ khó
thực hiện.
Ngoài ra, chi phí phân phối cũng có tác động tới việc giảm NSLĐ, chi phí phân phối tăng lên
1đ/kWh sẽ làm NSLĐ trung bình theo sản lượng giảm 479,2 kWh/người.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo từng TCTĐL
a. TCTĐL Hà Nội
Từ kết quả ước lượng, ta xây dựng được phương trình các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản
lượng của TCTĐL Hà Nội sau:
LP HN =1.814 .000−5.248 L−1.867 dCost + 8.851 Irate−31.570 Arate+0,000002 Rvn

Các yếu tố có tác động đến NSLĐ theo sản lượng của khu vực Hà Nội là số lượng lao động (L),
chi phí phân phối (dCost), tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp (Irate), tỷ lệ điện cấp cho nông nghiệp
(Arate) và doanh thu (Rvn). Với R2= 0,9832 (Phụ lục H1), các yếu tố này giải thích tới 98,32%
sự thay đổi của NSLĐ theo sản lượng.
Có thể thấy, yếu tố tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp không chỉ có tác động tích cực trong việc tăng
NSLĐ theo sản lượng của Tập đoàn EVN mà còn tác động mạnh tới thay đổi NSLĐ của
EVNHN. Việc tăng tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp của EVNHN lên 1% sẽ làm NSLĐ trung bình
của TCTĐL này tăng lên tới 8.851 kWh/người. Bên cạnh tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp, doanh
thu cũng được cho là có ảnh hưởng làm tăng NSLĐ theo sản lượng của EVNHN. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hưởng cũng rất thấp, tương đương với mức độ ảnh hưởng của doanh thu toàn Tập
đoàn EVN đến NSLĐ của Tập đoàn này.

49
Số lao động, chi phí phân phối và tỷ lệ điện cấp cho nông nghiệp là các yếu tố tác động làm giảm
NSLĐ theo sản lượng của EVNHN. Trong đó, tỷ lệ cấp điện cho nông nghiệp có ảnh hưởng
nhiều nhất tới NSLĐ. Tỷ lệ này tăng lên 1% sẽ làm giảm NSLĐ trung bình theo sản lượng
31.570 kWh/người. Điều này cho thấy, việc công nghiệp, hoặc đô thị hóa các địa bàn ngoại
thành Hà Nội sẽ góp phần vào việc tăng NSLĐ của TCTĐL Hà Nội.
Số lao động của EVNHN có ảnh hưởng tương đối lớn đến NSLĐ theo sản lượng của khu vực
này. Cụ thể, song song với việc tăng lên 1 lao động, NSLĐ trung bình sẽ giảm đi 5.248
kWh/người. Từ đây có thể thấy nhu cầu cắt giảm lao động để thúc đẩy tăng NSLĐ của EVNHN
là khá cần thiết.
Cùng với nhu cầu cắt giảm số lượng lao động, việc cắt giảm chi phí phân phối cũng có tác động
làm tăng NSLĐ theo sản lượng của TCTĐL Hà Nội. Nếu chi phí phân phối của khu vực này
được cắt giảm đi 1 đ/kWh, thì NSLĐ trung bình sẽ tăng lên tới hơn 1.867 kWh/người.
b. TCTĐL TP. Hồ Chí Minh
Phương trình các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của EVN TP. Hồ Chí Minh
LP HCM =7.143 .000−2.185 L−8.311avrP−190.800 Arate+ 0,000001 Rvn

Các yếu tố có ảnh hưởng tới NSLĐ theo sản lượng của EVN TP. Hồ Chí Minh là số lượng lao
động (L), giá bình quân (avrP), doanh thu (Rvn) và tỷ lệ điện cấp cho nông nghiệp (Arate). Với
R2=0.9903, các yếu tố này giải thích 99,03% sự thay đổi của NSLĐ theo sản lượng (Phụ lục
H2). Dễ dàng thấy, hầu hết các yếu tố trên đều có tác động làm giảm NSLĐ theo sản lượng của
EVNHCMC, ngoại trừ sự tăng doanh thu giúp tăng NSLĐ nhưng mức độ tăng vẫn là rất nhỏ.
Để tăng NSLĐ, một giải pháp có thể đưa ra dựa vào kết quả ước lượng của mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến NSLĐ của EVNHCMC là giảm số lượng lao động. Việc giảm đi một lao động
có thể làm NSLĐ trung bình tăng lên 2.185 kWh/người. Cùng với đó, tỷ lệ cấp điện cho nông
nghiệp giảm đi 1% có thể làm tăng NSLĐ trung bình lên tới 190.800 kWh/người, một con số khá
lớn thể hiện mức độ ảnh hưởng đáng kể của tỷ lệ cấp điện cho nông nghiệp tới NSLĐ theo sản
lượng.
Không giống như ảnh hưởng của giá bình quân đến tăng NSLĐ theo sản lượng của cả Tập đoàn
EVN nói chung, đối với EVNHCMC, việc tăng giá bình quân lại có tác động ngược lại, làm
giảm NSLĐ theo sản lượng của khu vực này. Cụ thể, khi giá bình quân tăng lên 1 đ/kWh, NSLĐ
trung bình giảm đi 8.311 kWh/người. Do đó, nếu chỉ sử dụng giải pháp tăng giá bình quân cho
việc tăng NSLĐ theo sản lượng của cả Tập đoàn EVN thì giải pháp này sẽ không có hiệu quả đối
với TCTĐL Hồ Chí Minh.
c. TCTĐL miền Bắc (EVN NPC)
Phương trình đánh giá các yếu tố tác động đến NSLĐ theo sản lượng của EVN NPC:
LP NPC=1.650 .000+0,001 Q−1.726 L−364,1 dCost

50
Các yếu tố sản lượng điện (Q), số lượng lao động (L) và chi phí phân phối (dCost) ảnh hưởng
đến NSLĐ theo sản lượng và giải thích 95,63% sự thay đổi của NSLĐ (Phụ lục H3). Trong đó,
duy nhất sản lượng điện có đóng góp vào việc tăng NSLĐ nhưng mức độ đóng góp cũng không
nhiều. Cụ thể, khi sản lượng tăng thêm 1 kWh, NSLĐ trung bình theo sản lượng của EVN NPC
chỉ tăng lên 0,001 kWh/người. Vì vậy, muốn NSLĐ trung bình tăng lên 1000 kWh/người, thì sản
lượng phải tăng lên tương ứng 1 triệu kWh/người. Điều này cho thấy, cải thiện NSLĐ theo
hướng tăng sản lượng điện là không khả thi.
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung của toàn Tập đoàn EVN, số lượng lao động ngày càng
tăng sẽ kéo theo sự giảm đi của NSLĐ theo sản lượng. Việc tăng lên 1 lao động sẽ làm giảm
NSLĐ trung bình của EVN NPC đi 1.726 kWh/người. Thêm một lần nữa việc giảm số lượng lao
động nhằm cải thiện NSLĐ lại được khẳng định.
Chi phí phân phối tăng lên cũng là một trong các tác động làm giảm NSLĐ theo sản lượng của
EVN NPC. Chi phi tăng lên 1 đ/kWh sẽ làm năng suất trung bình giảm đi 364,1 kWh/người.
d. TCTĐL miền Trung
Phương trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của TCTĐL miền Trung
LPCPC =6.357 .000−2.351 avrP+ 0.0000006 Rvn+1,262 Ctm−1.183 L−777,5 dCost −18.910 Irate−21.090 Rrate

Theo kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của TCTĐLCPC (Phụ lục H4), 99,83%
sự thay đổi của NSLĐ theo sản lượng là do ảnh hưởng bởi các yếu tố giá bình quân (avrP),
doanh thu (Rvn), số lượng khách hàng (Ctm), số lượng lao động (L), chi phí phân phối (dCost),
tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp (Irate) và tỷ lệ điện cấp cho quản lý tiêu dùng (Rrate). Hầu hết các
yếu tố kể trên đều tác động tiêu cực đến việc cải thiện năng suất. Duy nhất có doanh thu góp
phần làm tăng NSLĐ của EVNCPC, tuy nhiên, cũng giống như tác động của yếu tố này đến
NSLĐ của Tập đoàn EVN và các khu vực khác, doanh thu có ảnh hưởng rất ít đến sự gia tăng về
NSLĐ của TCTĐL CPC, mức độ ảnh hưởng này gần như bằng không.
Trong các yếu có tác động làm giảm NSLĐ theo sản lượng của TCTĐL CPC, yếu tố có ảnh
hưởng nhiều nhất là tỷ lệ điện cấp cho quản lý tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên 1% sẽ làm NSLĐ
trung bình giảm đến 21.090 kWh/người. Bên cạnh đó, tỷ lệ điện cấp cho công nghiệp cũng ảnh
hưởng khá lớn đến mục tiêu tăng năng suất. NSLĐ trung bình sẽ giảm đi 18.910 kWh/người nếu
tăng tỷ lệ điện cấp cho tiêu dùng lên 1%. Có thể thấy, để hướng tới nâng cao NSLĐ tại EVNCPC
thì cơ cấu cấp điện cho cách ngành cũng cần được điều chỉnh một cách hợp lý.
Đối với khu vực này, một lao động tăng thêm sẽ làm giảm NSLĐ trung bình đi 1.183
kWh/người. Cùng với đó, sự tăng lên 1đ/kWh của chi phí phân phối cũng làm giảm NSLĐ trung
bình đi 777,5 kWh/người và sự tăng lên của 1 khách hàng làm giảm NSLĐ trung bình đi 1,262
kWh/người. Có thể thấy. lao động vẫn là yếu tố có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn tới việc hạn
chế sự tăng NSLĐ và số lượng khách hàng vẫn là yếu tố có ảnh hưởng ít tới NSLĐ theo sản
lượng.
Cũng giống như TCTĐL TP. Hồ Chí Minh, việc tăng giá bình quân của EVNCPC sẽ làm giảm
NSLĐ của TCTĐLnày. Mỗi đơn vị giá tăng lên sẽ làm NSLĐ trung bình theo sản lượng giảm

51
2.351 kWh/người. Tuy nhiên, khi chỉ xét riêng ảnh hưởng của giá bình quân đến NSLĐ theo sản
lượng, yếu tố giá này lại không có tác động đến năng suất và mô hình hồi quy là không có ý
nghĩa (Phụ lục H5). Điều này cho thấy, giải pháp giảm giá bình quân để cải thiện năng suất của
EVNCPC chỉ thực sự có hiệu quả khi kết hợp với các giải pháp khác.
Hệ số hồi mức độ ảnh hưởng của số lượng khách hàng đến NSLĐ cho biết, sự tăng lên về số
lượng khách hàng sẽ góp phần làm tăng NSLĐ theo sản lượng. Tuy nhiên, con số 1,262
kWh/người tăng lên của NSLĐ khi số lượng lao động tăng lên 1 người cho thấy sự ảnh hưởng
không đáng kể của số lượng khách hàng đến năng suất của EVNCPC. Khi mức độ ảnh hưởng
của lượng khách hàng là không đáng kể, thì chi phí phân phối lại thể hiện rõ hơn mức ảnh hưởng
của mình bằng việc làm giảm năng suất trung bình đi 777,5 kWh/người trên 1 đồng chi phí tăng
thêm cho 1 đơn vị sản lượng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này vẫn được cho là ít so với các
yếu tố khác tác động đến NSLĐ theo sản lượng của TCTĐLCPC.
e. EVNSPC
Phương trình các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ theo sản lượng của EVNSPC
LPSPC =10.020 .000−0,007 Q−5.493 avrP+ 0,000005 Rvn−1.083 L−3.057 dCost

Phương trình trên cho biết sự thay đổi của các yếu tố sản lượng (Q), giá bình quân (avrP), doanh
thu (Rvn), số lượng lao động (L) và chi phí phân phối (dCost) sẽ tác động đến sự thay đổi của
NSLĐ theo sản lượng của TCTĐLSPC. Với R2= 0,9862, các yếu tố này giải thích 98,62% sự
thay đổi của NSLĐ.
Trong đó, sản lượng điện thương phẩm và doanh thu là hai yếu tố có mức độ tác động nhỏ đến
NSLĐ nhưng theo hai chiều hướng khác nhau. Doanh thu tăng làm năng suất trung bình tăng,
nhưng chỉ tăng một mức rất nhỏ là 0,000005 kWh/người ứng với 1 đồng doanh thu tăng. Việc
sản lượng tăng lên 1 kWh sẽ làm giảm năng suất trung bình đi 0,007 kWh/người.
Số lao động tăng lên vẫn có tác động tiêu cực cho việc cải thiện NSLĐ. Một lao động tăng thêm
sẽ làm giảm năng suất đi 1.083 kWh/người. Nhưng khi tính riêng mức độ ảnh hưởng của số
lượng lao động đến năng suất của EVNSPC, số lao động tăng thêm lại góp phần tăng NSLĐ tới
1.451 kWh/người (Phụ lục H7). Tuy nhiên, do biến lao động chỉ giải thích gần 26% sự thay đổi
của năng suất, nên việc tăng số lao động không đồng nghĩa với việc tăng năng suất.
Chi phí phân phối vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng đi ngược với NSLĐ. Khi chi phí phân phối
tăng lên 1 đ/kWh, NSLĐ trung bình theo sản lượng của TCTĐLSPC giảm đi một mức tương ứng
là 3057 kWh/người, một mức độ ảnh hưởng tương đối lớn.
Với hệ số ước lượng bằng - 5.493, việc tăng giá bình quân sẽ có tác động mạnh nhất tới giảm
NSLĐ theo sản lượng của EVNSPC. Hay nói cách khác, để tăng NSLĐ của TCTĐLSPC, cần
thực hiện các biện pháp giảm giá điện bình quân của khu vực này.

52

You might also like