1. Lịch sử hình thành

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1.

Lịch sử hình thành 


Vào năm 1905, hai nhà tâm lý học người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon đã phát
triển một bài kiểm tra để đo lường khả năng học hỏi của trẻ em và xác định những trẻ em có khả
năng học hỏi chậm hơn so với những người có cùng độ tuổi với mình. Bài test này được gọi là
Binet- Simon Scale, được coi là thang đo chỉ số thông minh đầu tiên được công nhận, bao gồm
30 câu hỏi tập trung đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề, trí nhớ ngắn hạn, khả năng làm theo
hướng dẫn và sự chú ý. Thông qua bài test, Binet nhận ra rằng một số trẻ em có thể trả lời các
câu hỏi khó hơn và ông đưa ra khái niệm về tuổi trí tuệ- thước đo trí thông minh dựa trên khả
năng của trẻ em trong một nhóm tuổi nhất định.
Phiên bản đầu tiên của test Stanford- Binet Intelligence Scale được phát triển bởi nhà tâm lý
học người Mỹ Lewis Terman vào năm 1916. Phiên bản này có tên là "The Measurement of
Intelligence: An Explanation of and a Complete Guide for the Use of the Stanford Revision and
Extension of the Binet-Simon Intelligence Scale" (Đo lường trí tuệ: Giải thích và hướng dẫn
hoàn chỉnh để sử dụng bản sửa đổi và mở rộng của Binet-Simon Intelligence Scale của Stanford)
trình bày các bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh cũng như bổ sung các mục mới mà Terman
đã phát triển và thử nghiệm từ năm 1904 đến năm 1915 cho phù hợp với nền văn hoá ở Mỹ.
Toàn bộ thang đo đã được chuẩn hoá lại trên 1400 người Mỹ trong đó khoảng 1000 trẻ em và
400 người lớn.
Trong phiên bản này, độ tuổi của người tham gia được chia thành 10 nhóm tuổi khác nhau từ
3- 20 tuổi, mỗi nhóm tuổi có một loạt các bài kiểm tra khác nhau để đo lường nhiều khía cạnh
khác nhau của trí tuệ. Trí tuệ của một cá nhân được đánh giá bằng một điểm số IQ, điểm IQ được
tính bằng cách chia tuổi trí tuệ của người tham gia test cho tuổi đời của họ, sau đó nhân kết quả
thu được với 100.
Phiên bản thứ 2 của test Stanford- Binet Intelligence Scale được công bố vào năm 1937 bởi
Terman và Maud Merrill có tên gọi đầy đủ là "The Stanford-Binet Scale, Form L and M: Manual
of Directions". Ở phiên bản này, các tác giả cho biết họ đã tạo ra 2 phiên bản Standford- Binet
Intelligence Scale khác nhau dưới dạng thang L và thang M. Phiên bản này được sử dụng để
đánh giá trí tuệ trẻ em từ 1 tuổi rưỡi đến 18 tuổi.
Phiên bản thứ 3 của test Stanford- Binet Intelligence “Stanford-Binet, Form L-M” phát triển
dựa trên việc sửa đổi và chọn ra những tiêu chí tốt nhất từ thang L và M từ phiên bản trước.
Phiên bản này được giới thiệu vào năm 1960 và được chuẩn hoá lại trên 2100 người vào năm
1973. Phiên bản này tập trung đánh giá trí tuệ cá nhân từ 2 đến 18 tuổi. 
Phiên bản thứ 4 của bài kiểm tra Stanford-Binet Intelligence Scale được phát triển vào năm
1986, và được gọi là "The Stanford-Binet Intelligence Scale: Fourth Edition (SB4)" bởi nhà tâm
lý học của Đại học Stanford, Thorndike Hagen với quy mô lớn hơn, đa dạng hơn so với các
phiên bản trước. Phiên bản này bao gồm 15 bài kiểm tra khác nhau để đánh giá nhiều khía cạnh
khác nhau của trí tuệ. SB4 được thiết kế để đo lường trí tuệ của người từ 2 đến 23 tuổi.
Stanford-Binet Intelligence Scale, Fifth Edition (SB5) phiên bản thứ 5 của bài kiểm tra
Stanford-Binet Intelligence Scale, được xuất bản vào năm 2003. Quy trình chuẩn hóa SB5 được
thực hiện trong thời gian dài từ năm 1998 đến 2003 với hơn 4000 khách thể trẻ em, thanh thiếu
niên và người lớn ở Mỹ. 
SB5 được thiết kế để đo lường năng lực trí tuệ của người từ 2 đến 85 tuổi. 
2. Mục đích sử dụng
Test Standford- Binet Intelligence Scale 5 (SB5) được. sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo
dục, tâm lý để đánh giá  trí tuệ của trẻ em, thanh thiếu niên và nguời trường thành; đánh giá khả
năng và năng lực học tập của học sinh để đưa ra các phương pháp giảng dạy và hỗ trợ phù hợp.

You might also like