Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI VÀ ĐÁP ÁN

MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP MÃ 28214 - HỆ ĐẠI HỌC


 Cấu trúc bài thi bao gồm:
-Phần lí thuyết (5 điểm): 25 câu trắc nghiệm, 0,2 điểm/ câu
- Phần bài tập (5 điểm): 2 câu trong đó câu 1 (4 điểm), câu 2 (1 điểm)
 Thời gian làm bài 60 phút
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Bảng phân chia số câu
Chương Số thứ tự câu Tổng số câu Sử dụng trong đề
1 Câu 1 – Câu 85 85 5-7
2 Câu 86 – Câu 138 52 5-6
3 Câu 139 - Câu 194 55 3-4
4 Câu 195 - Câu 222 27 3-4
5 Câu 223 - Câu 268 41 3-4
6 Câu 269 - Câu 292 24 1-2
7 Câu 293 – Câu 301 8 1-2
8 Câu 302 – Câu 312 8 0
Tổng 312 câu 25

 CHƯƠNG 1
Câu 1: Theo luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:
a. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
b. Doanh nghiệp là đơn vị tổ chức sản xuất
c. Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất
d. Doanh nghiệp là một tập hợp các bộ phận
Câu 2: Theo quan điểm nào thì doanh nghiệp là một tổ chức?
a. Quan điểm phát triển
b. Quan điểm hệ thống
c. Quan điểm luật pháp
d. Cả 3 quan điểm trên
Câu 3: Quan điểm nào cho rằng: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất
ra của cải” ?

Trang 1/ 73
a. Quan điểm luật pháp
b. Quan điểm chức năng
c. Quan điểm phát triển
d. Quan điểm hệ thống
Câu 4: Quan điểm nào cho rằng: “Doanh nghiệp là tập hợp các bộ phận được tổ
chức, tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu” ?
a. Quan điểm hệ thống
b. Quan điểm phát triển
c. Quan điểm luật pháp
d. Cả 3 quan điểm trên
Câu 5: Quan điểm nào cho rằng: “Doanh nghiệp sinh ra, phát triển, có thất bại,
thành công, có khi vượt qua thời kì nguy kịch nhưng ngược lại có lúc ngừng sản
xuất, tiêu vong”?
a. Quan điểm luật pháp
b. Quan điểm hệ thống
c. Quan điểm phát triển
d. Quan điểm chức năng
Câu 6: Quan điểm nào nhấn mạnh vào 4 phân hệ chính sau: sản xuất, thương mại,
tổ chức và nhân sự?
a. Quan điểm luật pháp
b. Quan điểm chức năng
c. Quan điểm hệ thống
d. Quan điểm hệ thống
Câu 7: Quan điểm nào cho rằng “Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ ra thị trường để nhận tiền chênh lệch giữa giá bán và giá thành của
sản phẩm ấy”?
a. Quan điểm luật pháp
b. Quan điểm chức năng
c. Quan điểm phát triển
d. Quan điểm hệ thống
Câu 8: Quan điểm chức năng đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp dựa trên các khía
cạnh nào?
a. Gồm 4 phân hệ: sản xuất, thương mại, tổ chức, dân sự
b. Chu kì sống của doanh nghiệp
c. Tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định

Trang 2/ 73
d. Yếu tố sản xuất
Câu 9: Quan điểm luật pháp đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp dựa trên các khía
cạnh nào?
a. Gồm 4 phân hệ: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự
b. Chu kì sống của doanh nghiệp
c. Tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định
d. Yếu tố sản xuất
Câu 10: Quan điểm hệ thống đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp dựa trên các khía
cạnh nào?
a. Gồm 4 phân hệ: sản xuất, thương mại, tổ chức, dân sự
b. Chu kì sống của doanh nghiệp
c. Tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định
d. Yếu tố sản xuất
Câu 11: Quan điểm phát triển đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp dựa trên các khía
cạnh nào?
a. Gồm 4 phân hệ: sản xuất, thương mại, tổ chức, dân sự
b. Chu kì sống của doanh nghiệp
c. Tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định
d. Yếu tố sản xuất
Câu 12: Có mấy yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp?
a. 3
b. 5
c. 7
d. 8
Câu 13: Yếu tố phân phối không có các đặc điểm nào sau đây?
a. Làm nghĩa vụ với nhà nước
b. Lập quỹ cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp
c. Bán sản phẩm để kiếm lời
d. Thanh toán cho các yếu tố sản xuất
Câu 14: Yếu tố tài chính có các đặc điểm nào sau đây?
a. Tạo ra các nguồn lực bằng tiền
b. Dịch vụ thương mại mua các yếu tố đầu vào và bán ra kiếm lời ở thị trường
đầu ra
c. Các nguồn lực lao động, vốn, thông tin

Trang 3/ 73
d. A, B và C đều đúng
Câu 15: Yếu tố tổ chức không có các đặc điểm nào sau đây?
a. Làm nghĩa vụ với nhà nước ( phân phối )
b. Các nguồn lực lao động, vốn, thông tin ( thông tin)
c. Thanh toán các yếu tố sản xuất( phân phối )
d. Tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa ( tổ chức)
Câu 16: Yếu tố sản xuất không có các đặc điểm nào sau đây?
a. Vật lực
b. Nhân lực
c. Thông tin
d. Phân phối
Câu 17: Ý chí có thuộc yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp không?
a. Có
b. Không
Câu 18: Bộ phận nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp thuộc yếu tố cấu
thành nào?
a. Trao đổi
b. Tổ chức
c. Sản xuất
d. Tài chính
Câu 19: Theo khái niệm kinh doanh, mục đích của kinh doanh là:
a. Bảo vệ môi trường
b. Thực hiện nghĩa vụ với xã hội
c. Tìm kiếm lợi nhuận
d. Làm nghĩa vụ với nhà nước
Câu 20: Khái niệm về kinh doanh sau đây đúng hay sai: “Kinh doanh là việc thực
hiện một số công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện dịch vụ trên thị trường.”
a. Đúng
b. Sai
Câu 21: Tính phức tạp và đa dạng của hệ thống kinh doanh thể hiện ở:
a. Các tổ chức kinh doanh hợp tác với nhau
b. Đảm bảo thích ứng nhanh, có tính mềm dẻo với thị trường

Trang 4/ 73
c. Cơ cấu ngành nhiều khu vực, mỗi khu vực có nhiều ngành
d. Không có đáp án nào chính xác
Câu 22: Thuộc tính phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống kinh doanh thể hiện ở:
a. Các tổ chức kinh doanh hợp tác với nhau
b. Đảm bảo thích ứng nhanh, có tính mềm dẻo với thị trường
c. Cơ cấu ngành nhiều khu vực, mỗi khu vực có nhiều ngành
d. Không có đáp án nào chính xác
Câu 23: Sự thay đổi và đổi mới của hệ thống kinh doanh thể hiện ở:
a. Các tổ chức kinh doanh hợp tác với nhau
b. Đảm bảo thích ứng nhanh, có tính mềm dẻo với thị trường
c. Cơ cấu ngành nhiều khu vực, mỗi khu vực có nhiều ngành
d. Không có đáp án nào chính xác
Câu 24: Thế nào là quá trình kinh doanh?
a. Quá trình sản xuất và thương mại nhằm tạo ra lợi nhuận
b. Quá trình sản xuất và dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận
c. Quá trình thương mại và dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 25: Chức năng hoạt động của QTDN cũng là chức năng hoạt động của doanh
nghiệp?
a. Đúng
b. Sai
Câu 26: Vốn điều lệ là:
a. Số vốn do thành viên doanh nghiệp góp vào và được ghi vào điều lệ doanh
nghiệp
b. Số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp
c. Số vốn quy định để thành lập doanh nghiệp
d. Cả B và C đều đúng

Câu 27 : Đâu không phải là sản phẩm của doanh nghiệp ?


a. Ý tưởng
b. Hàng hóa
c. Dịch vụ
d. Ý chí

Trang 5/ 73
Câu 28: Loại hình doanh nghiệp nào sau đây không có tư cách pháp nhân ?
a. DN nhà nước
b. Công ty cổ phần
c. DN tư nhân
d. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Câu 29 : Mệnh đề sau đúng hay sai: « Hợp tác xã không có tư cách pháp nhân » ?
a. Đúng
b. Sai
Câu 30 : Mệnh đề sau đúng hay sai : Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân ?
a. Đúng
b. Sai
Câu 31 : Đâu là khái niệm đúng nhất doanh nghiệp nhà nước ?
a. Do nhà nước làm chủ
b. Do nhà nước sở hữu 100% số vốn hoặc có vốn góp chi phối
c. Do nhà nước quản lý
d. Do nhà nước sở hữu toàn bộ số vốn
Câu 32 : Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu vốn hoặc có góp vốn không thể là:
a. Công ty hợp danh
b. Công ty cổ phần
c. Công TNHH
d. Công ty đối vốn
Câu 33 : Ai là người điều hành doanh nghiệp nhà nước?
a. Chủ tịch hội đồng thành viên
b. Chính phủ
c. Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị
Câu 34 : Tổ chức và cá nhân có thể là chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp nào ?
a. Công ty TNHH
b. DN tư nhân
c. Công ty hợp danh
d. Không có đáp án nào cả
Câu 35 : Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là ai ?
a. Một cá nhân
b. Một tổ chức
Trang 6/ 73
c. Một cá nhân hoặc 1 tổ chức
d. Một cá nhân và 1 tổ chức
Câu 36 : Số lượng tối đa chủ sở hữu công ty TNHH 2 thành viên trở lên?
a. 10 thành viên
b. 30 thành viên
c. 50 thành viên
d. Không giới hạn
Câu 37 : Số lượng cổ đông tối đa chủ sở hữu công ty cổ phần?
a. 10
b. 30
c. 500
d. Không giới hạn
Câu 38 : Chủ sở hữu công ty TNHH chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ?
a. Chịu toàn bộ trách nhiệm
b. Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
c. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
d. Không có đáp án đúng
Câu 39: Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm như thế nào về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ?
a. Chịu toàn bộ trách nhiệm
b. Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
c. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
d. Không có đáp án đúng
Câu 40 : Chủ sở hữu công ty cổ phần chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ?
a. Chịu toàn bộ trách nhiệm
b. Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
c. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
d. Không có đáp án đúng
Câu 41 : Chủ sở hữu nhóm công ty chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ?
a. Chịu toàn bộ trách nhiệm
b. Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

Trang 7/ 73
c. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
d. Không có đáp án đúng
Câu 42 : Loại hình doanh nghiệp nào tổ chức có thể làm chủ sở hữu?
a. Công ty hợp danh, công ty TNHH
b. Công ty TNHH, công ty tư nhân
c. Công ty cổ phần, công ty TNHH
d. Công ty hợp danh, công ty tư nhân
Câu 43: Loại hình doanh nghiệp nào cá nhân hoặc tổ chức có thể làm chủ sở hữu ?
a. Công ty hợp danh, công ty TNHH
b. Công ty TNHH, công ty tư nhân
c. Công ty cổ phần, công ty TNHH
d. Công ty hợp danh, công ty tư nhân
Câu 44 : Chủ doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh
nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình ?
a. Doanh nghiệp Nhà nước
b. Doanh nghiệp tư nhân
c. Công ty TNHH
d. Công ty cổ phần
Câu 45 : Ở doanh nghiệp nào chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tất cả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp ?
a. Doanh nghiệp Nhà nước
b. Công ty TNHH
c. Doanh nghiệp tư nhân
d. Công ty cổ phần
Câu 46: Đâu là ưu điểm của công ty cổ phần ?
a. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
b. Mô hình cơ cấu đơn giản, tính mềm dẻo cao
c. Khả năng huy động vốn cao
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 47: Đâu là ưu điểm của công ty cổ phần ?
a. Phần vốn dễ chuyển nhượng
b. Có tư cách pháp nhân

Trang 8/ 73
c. Cá nhân và tổ chức đều có thể tham gia góp vốn
d. Cả 3 ý trên
Câu 48: Số cổ đông tối thiểu để thành lập công ty cổ phần là?
a. 2
b. 3
c. 5
d. Không giới hạn
Câu 49: Loại hình doanh nghiệp nào có thể phát hành cổ phiếu công khai ra thị
trường?
a. Hợp tác xã
b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
c. Công ty cổ phần
d. Doanh nghiệp tư nhân
Câu 50: Trong 4 loại hình doanh nghiệp sau, loại hình nào có khả năng huy động
vốn tốt nhất ?
a. Công ty TNHH 1 thành viên
b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
c. Công ty cổ phần
d. DN tư nhân
Câu 51: Trong công ty hợp danh, thành viên nào phải chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình ?
a. Thành viên hợp danh
b. Thành viên góp vốn
c. Thành viên ban quản trị
d. Cả 3 loại thành viên kể trên
Câu 52: Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có quyền điều hành doanh
nghiệp không?
a. Có
b. Không
Câu 53: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền điều hành doanh
nghiệp không ?
a. Có
b. Không

Trang 9/ 73
Câu 54: Tổ chức đang sở hữu công ty TNHH có thể thành lập doanh nghiệp tư
nhân không ?
a. Có
b. Không
Câu 55: Cá nhân đang sở hữu công ty TNHH có thể thành lập doanh nghiệp tư
nhân không ?
a. Có
b. Không
Câu 56: Nhiệm kì giám đốc được bổ nhiệm ở công ty TNHH một thành viên được
quy định như sau ?
a. Nhiệm kì tối đa là 5 năm
b. Tối đa 2 nhiệm kì 5 năm liên tiếp
c. Không giới hạn nhiệm kì mà phụ thuộc vào năng lực quản trị
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 57: Cơ quan/cá nhân nào có quyền chỉ định chủ tịch Hội đồng thành viên tại
công ty TNHH 2 thành viên trở lên ?
a. Tổng giám đốc
b. Hội đồng thành viên
c. Giám đốc
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 58: Cơ quan/cá nhân nào chịu trách nhiệm về quyền hạn & trách nhiệm trước
Hội đồng thành viên tại công ty TNHH một thành viên ?
a. Tổng giám đốc/ giám đốc
b. Hội đồng thành viên
c. Chủ sở hữu công ty
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 59: Khi nào công ty TNHH một thành viên trở lên phải lập ban kiểm soát ?
a. Quy mô vốn trên 20 tỷ đồng
b. Số lượng thành viên từ 11 người trở lên
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 60: Loại hình công ty nào sau đây mà vốn điều lệ được phân chia thành các
phần bằng nhau ?
a. Công ty TNHH 1 thành viên
Trang 10/ 73
b. Công ty hợp danh
c. Công ty cổ phần
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 61: Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp là:
a. Quy mô tổng nguồn vốn
b. Số lao động bình quân năm
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều sai
Câu 62: Đâu là tiêu chí quan trọng nhất để phân loại quy mô DN nhỏ và vừa là ?
a. Quy mô tổng nguồn vốn
b. Số lao động bình quân năm
c. Lĩnh vực kinh doanh
d. Khu vực kinh doanh
Câu 63: Có thể căn cứ vào mấy loại điều kiện để phân chia doanh nghiệp :
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 64: Có thể chia DN thành DN sản xuất, DN thương mại và DN dịch vụ dựa
trên căn cứ nào?
a. Vốn chủ sở hữu
b. Quy mô DN
c. Tính chất lĩnh vực kinh doanh
d. Cả 3 yếu tố trên đều đúng
Câu 65: Đâu là nhược điểm của công ty hợp danh ?
a. Phần vốn khó chuyển nhượng
b. Khó được hình thành do điều kiện thành lập công ty là các thành viên cần có
mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau
c. Không có tư cách pháp nhân
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 66: Đâu là ưu điểm của công ty TNHH ?
a. Phần vốn được chia thành các phần bằng nhau
b. Số lượng thành viên không giới hạn

Trang 11/ 73
c. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 67: Đâu là đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước?
a. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
b. Có tư cách pháp nhân
c. Có vai trò kinh tế bình đẳng với các loại hình DN khác
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 68: Ban kiểm soát ở công ty cổ phần thực hiện giám sát chức vụ nào ?
a. Thành viên đại hội đồng cổ đông, tổng giám đốc/ giám đốc
b. Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc/ giám đốc
c. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên đại hội đồng cổ đông,
d. Tổng giám đốc/ giám đốc, hội đồng quản trị.
Câu 69: Cá nhân/ cơ quan nào nhân danh nhân danh công ty để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông.
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị
b. Hội đồng quản trị
c. Tổng giám đốc/ Giám đốc
d. Ban kiểm soát
Câu 70 : Sắp xếp đúng thứ tự các chức năng của quản trị doanh nghiệp :
a. Hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm tra
b. Tổ chức, lãnh đạo, hoạch định và kiểm tra
c. Tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và hoạch định
d. Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
Câu 71 : Điền vào chỗ trống sau : ‘‘Quản trị là quá trình thực hiện các tác động
của ……. lên……để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt
các…… đã đề ra của tổ chức’’.
a. Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu
b. Nhà quản trị, chức năng quản trị, mục tiêu
c. Chủ lao động, người lao động, quyết định
d. Nhà quản trị, đối tượng quản trị, quyết định
Câu 72 : Điền vào chỗ trống sau : ‘‘Quản trị là quá trình làm việc với…..và thông
qua ………để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn
…….’’.
Trang 12/ 73
a. Người lao động, người lao động, ổn định
b. Người lao động, công cụ lao động, biến động
c. Người khác, người khác, biến động
d. Người khác, người lao động, ổn định
Câu 73 : Quản trị doanh nghiệp là ?
a. Quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì các công việc kinh doanh
của một doanh nghiệp nào đó.
b. Quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát triển các công việc
kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó.
c. Quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát triển và thay đổi các
công việc kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó.
d. Quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát triển và thay đổi các
công việc kinh doanh và đạt mục tiêu đề ra của tổ chức nào đó.
Câu 74 : Quản trị doanh nghiệp là ?
a. Là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức sự kết hợp các yếu tố sản
xuất một cách hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ thể
trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
b. Là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển sự kết hợp các
yếu tố sản xuất một cách hiệu quả nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ
thể trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
c. Là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển, kiểm tra sự
kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả nhằm xác định và thực hiện
mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
d. Là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển, kiểm tra sự
kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả nhất nhằm xác định và thực
hiện mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Câu 75 : Quản trị doanh nghiệp là ?
a. Một môn khoa học
b. Một nghệ thuật quản trị con người
c. Một nghề nghiệp trong xã hội
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 76 : Loại hình doanh nghiệp nào là loại hình doanh nghiệp đối nhân điển
hình ?
a. Hợp tác xã
b. Công ty TNHH
c. DN nhà nước

Trang 13/ 73
d. Công ty hợp danh
Câu 77 : Mục tiêu hoạt động chủ yếu của các DN nhà nước là ?
a. Thực hiện các hoạt động công ích
b. Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích
c. Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
d. Thực hiện hoạt động thương mại
Câu 78 : Nhiệm vụ của các doanh nghiệp thương mại là ?
a. Tạo ra giá trị mới cho sản phẩm
b. Tạo ra giá trị sử dụng cho sản phẩm
c. Thực hiện các giá trị của sản phẩm
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 79 : Dựa vào đâu, quản trị có tính khoa học?
a. Sự hiểu biết sâu sắc về quy luật tự nhiên, kỹ thuật và xã hội
b. Nguyên tắc quản trị
c. Sự định hướng cụ thể
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 80 : Ví dụ nào không thể hiện tính nghệ thuật của quản trị?
a. Nghệ thuật bán hàng
b. Kĩ năng đàm phán
c. Nghệ thuật ra quyết định
d. Hiểu sâu sắc quy luật xã hội và kĩ thuật
Câu 81 : Tại sao quản trị được coi là một nghề ?
a. Được đào tạo bài bản tại nhà trường
b. Có tài liệu đào tạo chuyên biệt
c. Có thể được thuê làm và hưởng lương
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 82 : Giai đoạn nào nhà nước quy định quyền & trách nhiệm của doanh
nghiệp ?
a. 1840-1890
b. 1890-1910
c. 1911-1945
d. Từ 1946 đến nay
Câu 83 : Giai đoạn nào các DN chỉ tập trung sản xuất và chưa quan tâm yếu tố,
nhu cầu thị trường ?
Trang 14/ 73
a. 1840-1890
b. 1890-1910
c. 1911-1945
d. Từ 1946 đến nay
Câu 84 : Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển lý thuyết quản trị doanh nghiệp ?
a. Đại khủng hoảng kinh tế nổ ra
b. Nền tài chính sụp đổ
c. Nhiều DN phá sản và nhiều DN lại phát triển
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 85 : Giai đoạn nào xuất hiện các tác phẩm sau : ‘‘Những nguyên tắc và
phương pháp quản trị khoa học” của Taylor, “Quản lý công nghiệp và quản lý tổng
hợp” của Fayol… ?
a. 1840-1890
b. 1890-1910
c. 1911-1945
d. Từ 1946 đến nay

CHƯƠNG 2 
Câu 86 : Nhà quản trị là:
a. Người lãnh đạo và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền
b. Nhà quản trị là người đứng đầu trong tổ chức, chịu trách nhiệm lãnh đạo tổ
chức thực hiện được mục tiêu
c. Người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu
trách nhiệm trước kết quả công việc của người khác
d. Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính một
cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu
Câu 87 : Nhà quản trị là người:
a. Người đứng đầu trong tổ chức, chịu trách nhiệm lãnh đạo tổ chức thực hiện
được mục tiêu
b. Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính một
cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu
c. Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của
người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả công việc của chính mình
d. Người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu
trách nhiệm trước kết quả công việc của người khác

Trang 15/ 73
Câu 88: Có mấy cấp quản trị trong doanh nghiệp ?

a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 89: Đâu là chức danh quản trị viên cấp cao ở phạm vi doanh nghiệp ?
a. Tổng giám đốc, Phó giám đốc
b. Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT
c. Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 90: Đâu là chức danh quản trị viên cấp trung gian?
a. Trưởng phòng, cửa hàng trưởng
b. Giám đốc, quản đốc
c. Tổ trưởng, trưởng ca
d. Trưởng phòng, trưởng ca
Câu 91 : Đâu là chức danh quản trị viên cấp cơ sở ?
a. Tổ trưởng, nhóm trưởng
b. Trưởng ca, tổ trưởng
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 92 : Đâu là công việc của nhà quản trị cấp cao ?
a. Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận
những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân để tìm cách giải quyết

Trang 16/ 73
b. Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ
phận, cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân
trong phạm vi hoạt động của mình
c. Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ
phận, cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận
d. Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình tổ
chức thích hợp nhất để thực hiện công việc
Câu 93 : Công việc của nhà quản trị cấp cao là :
a. Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối, các
chính sách lớn trong doanh nghiệp
b. Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận
những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện
pháp giải quyết
c. Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền
d. Cả 3 công việc kể trên
Câu 94: Ai thường đảm nhận công việc phê duyệt chương trình kế hoạch về nhân
sự bao gồm: tuyển dụng, mức lương, thăng cấp, đề bạt, kỷ luật… trong doanh
nghiệp?
a. Tổng giám đốc, giám đốc
b. Trưởng phòng nhân sự, phó phòng nhân sự
c. Trưởng nhóm, Tổ trưởng sản xuất
d. Cả 3 đáp trên đều đúng
Câu 95: Ai thường dự liệu biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá
hiệu quả của tổ chức trong DN?
a. Quản trị cấp cao
b. Quản trị cấp trung gian
c. Quản trị cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 96: Cấp quản trị nào thường chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng
tốt xấu của các quyết định ở kế hoạch chiến lược trong doanh nghiệp?
a. Cấp cao
b. Cấp trung gian
c. Cấp cơ sở
d. Cả b và c đều đúng
Câu 97: Quản trị cấp cao là cấp quản trị:
a. Quản trị chung một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 17/ 73
b. Vừa quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở thuộc quyền vừa đồng thời điều
khiển các nhân viên khác
c. Quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
d. Cả a và b đều đúng
Câu 98: Quản trị cấp trung gian là cấp quản trị:
a. Quản trị chung một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
b. Vừa quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở thuộc quyền vừa đồng thời điều
khiển các nhân viên khác
c. Quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
d. Cả A và B đều đúng
Câu 99: Công việc của nhà quản trị cấp trung gian là ?
a. Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế họach chương trình hành động lớn nhằm
đạt được những mục tiêu đã đề ra ( sai)
b. Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận để kịp thời
uốn nắn những sai sót
c. Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy quyền
d. Cả 3 công việc kể trên
Câu 100: Công việc của nhà quản trị cấp trung gian là ?
a. Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận
những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân để tìm cách giải quyết
b. Phối hợp hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành
c. Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ
phận, cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân
trong phạm vi hoạt động của mình
d. Hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân
Câu 101: Công việc của nhà quản trị cấp trung gian là gì?
a. Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả
của tổ chức
b. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết định
c. Phối hợp hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành
d. Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy quyền
Câu 102: Nhà quản trị cấp cơ sở có công việc ?
a. Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả
của tổ chức
b. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết định

Trang 18/ 73
c. Hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong công việc ngày để đưa đến
sự hoàn thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp
d. Đề nghị chương trình hành động của bộ phận và mô hình tổ chức thích hợp
nhất để thực hiện công việc
Câu 103: Công việc của nhà quản trị cấp cơ sở?
a. Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt các đường lối, các chính
sách lớn trong doanh nghiệp
b. Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận để kịp thời
uốn nắn những sai sót
c. Phê duyệt các chương trình kế hoạch nhân sự
d. Điều khiển công nhân trong các công việc hàng ngày để đưa đến sự hoàn
thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp
Câu 104: Cấp quản trị nào lên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng ngày cho nhân viên
trong tổ, nhóm?
a. Cấp cao
b. Cấp trung gian
c. Cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 105: Cấp quản trị cấp cao thực hiện nhiều chức năng nào nhất ?
a. Hoạch định, tổ chức
b. Hoạch định, kiểm soát
c. Lãnh đạo, kiểm soát
d. Lãnh đạo, tổ chức
Câu 106: Nhà quản trị cấp cơ sở thực hiện nhiều chức năng nào nhất?
a. Hoạch định, tổ chức
b. Hoạch định, kiểm soát
c. Lãnh đạo, kiểm soát
d. Lãnh đạo, tổ chức
Câu 107: Chức năng hoạch định, tổ chức được thực hiện nhiều nhất ở cấp quản trị
nào?
a. Quản trị viên cấp cao
b. Quản trị viên cấp trung gian
c. Quản trị viên cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 108: Chức năng lãnh đạo được thực hiện ở cấp quản trị nào nhiều nhất ?
Trang 19/ 73
a. Quản trị viên cấp cao
b. Quản trị viên cấp trung gian
c. Quản trị viên cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 109: Đâu là các kĩ năng cần thiết cho các cấp quản trị?
a. Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chỉ huy
b. Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy
c. Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ăn nói, kỹ năng chỉ huy
d. Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều khiển
Câu 110: Nhóm kĩ năng gì quản trị viên cấp cao dùng nhiều nhất?
a. Kỹ năng kỹ thuật
b. Kỹ năng quan hệ với con người
c. Kỹ năng tư duy
d. Cả nhóm 3 kỹ năng
Câu 111: Nhóm kĩ năng gì quản trị viên cấp cơ sở dùng nhiều nhất?
a. Kỹ năng kỹ thuật
b. Kỹ năng quan hệ với con người
c. Kỹ năng tư duy
d. Cả nhóm 3 kỹ năng
Câu 112: Kỹ năng tư duy cần dùng nhiều nhất ở cấp quản trị nào?
a. Quản trị viên cấp cao
b. Quản trị viên cấp trung gian
c. Quản trị viên cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 113: Kĩ năng nhân sự cần nhiều nhất ở cấp quản trị nào?
a. Quản trị viên cấp cao
b. Quản trị viên cấp trung gian
c. Quản trị viên cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 114: Kĩ năng kĩ thuật là :
a. Là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh, là
thành viên của tổ chức và là nhà lãnh đạo điều hành công việc được trôi chảy
b. Là kiến thức khả năng cần thiết để hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên
môn

Trang 20/ 73
c. Là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ chức thích ứng
được với hoàn cảnh
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 115: Kĩ năng nhân sự là:
a. Là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung
quanh, là thành viên của tổ chức và là nhà lãnh đạo điều hành công việc
được trôi chảy
b. Là kiến thức khả năng cần thiết để hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên
môn.
c. Là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ chức thích ứng
được với hoàn cảnh
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 116: Kĩ năng tư duy là:
a. Là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung
quanh, là thành viên của tổ chức và là nhà lãnh đạo điều hành công việc
được trôi chảy
b. Là kiến thức khả năng cần thiết để hiểu và thông thạo trong lĩnh vực chuyên
môn.
c. Là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ chức thích ứng
được với hoàn cảnh
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 117: Có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng bầu không khí
hợp tác giữa mọi người là kỹ năng?
a. Kỹ năng kỹ thuật
b. Kỹ năng nhân sự
c. Kỹ năng tư duy
d. Kỹ năng khác
Câu 118: Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị thực hiện chức năng nào?
a. Chức năng hoạch định
b. Chức năng tổ chức
c. Chức năng lãnh đạo
d. Chức năng kiểm soát
Câu 119: Kỹ năng nào giúp các nhà quản trị biết nhìn nhận và phân tích về doanh
nghiệp mình, từ đó đưa ra mục tiêu kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp?
a. Kỹ năng kỹ thuật

Trang 21/ 73
b. Kỹ năng nhân sự
c. Kỹ năng tư duy
d. Cả 3 kỹ năng trên
Câu 120: Theo cách tiếp cận theo quá trình hoạt động thì quá trình hoạt động của
doanh nghiệp bao gồm?
a. Mua các yếu tố đầu vào, sản xuất tạo ra sản phẩm, bán các sản phẩm và tồn
kho
b. Chọn lọc và mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ
và bán các sản phẩm dịch vụ đó
c. Tìm kiếm, chọn lọc và mua sắm trên thị trường đầu vào, chế biến tạo ra sản
phẩm dịch vụ để bán trên thị trường đầu ra
d. Mua đi bán lại hoặc sản xuất ra sản phẩm hàng hóa
Câu 121: Phương pháp tiếp cận QTDN là theo :
a. Quá trình xác định hệ thống mục tiêu phát triển và hoạt động sản xuất kinh
doanh
b. Quá trình tổ chức hệ thống QTKD để đạt được mục tiêu
c. Quá trình điều khiển, vận hành và điều chỉnh hệ thống đó nhắm hướng đích
hệ thống đó đạt được mục tiêu
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 122: Theo ai thì quản trị gồm 5 chức năng: kế hoạch, tổ chức, phối hợp, lãnh
đạo và kiểm soát?
a. F. Taylor
b. Henry Fayol
c. L. Gulick và L. Urwich
d. Đáp án khác
Câu 123: Chức năng hoạch định trong quản trị dùng để:
a. Đề ra kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp
b. Đề ra mục tiêu và điều khiển doanh nghiệp thực hiện mục tiêu
c. Đề ra mục tiêu và kế hoạch tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó
d. Đề ra kế hoạch và điều khiển doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
Câu 124: Chức năng tổ chức của quản trị dùng để:
a. Đề ra mục tiêu và kế hoạch cho doanh nghiệp
b. Phân chia công việc, thành lập các bộ phận phòng ban chức năng cho doanh
nghiệp
c. Chuẩn bị và sắp xếp các nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch

Trang 22/ 73
d. Cả b và c đều đúng
Câu 125: Chức năng lãnh đạo dùng để:
a. Đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp
b. Phân chia công việc cho nhân viên
c. Điều khiển, khuyến khích, động viên, hướng dẫn, chỉ bảo người khác
d. Kiểm soát công việc của người khác
Câu 126: Chức năng kiểm soát dùng để:
a. Động viên, khuyến khích công nhân hoàn thành mục tiêu
b. Phân chia công việc cho nhân viên cấp dưới
c. Theo dõi công việc thực tế để tìm ra sai sót và khắc phục
d. Đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp
Câu 127: Sắp xếp bố trí công việc, giao quyền hạn là chức năng nào của quản trị?
a. Hoạch định
b. Tổ chức
c. Lãnh đạo
d. Kiểm tra
Câu 128: Đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp là chức năng nào của quản trị?
a. Hoạch định
b. Tổ chức
c. Lãnh đạo
d. Kiểm tra
Câu 129: Hướng dẫn, chỉ bảo cho nhân viên là chức năng nào của quản trị?
a. Hoạch định
b. Tổ chức
c. Lãnh đạo
d. Kiểm tra
Câu 130: Tìm ra sai lệch để kịp thời điều chỉnh là chức năng nào của quản trị?
a. Hoạch định
b. Tổ chức
c. Lãnh đạo
d. Kiểm tra
Câu 131: Mục đích của phân đoạn đánh giá là để:
a. Phân tích khách hàng theo thông số thông tin cá nhân

Trang 23/ 73
b. Đánh giá mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của thị trường và tỷ trọng doanh số
c. Xác định thị trường tiềm năng
d. Xác định lợi ích cuối cùng mà khách hàng nhận được từ DN
Câu 132: Mục đích của phân đoạn vùng địa lý là để:
a. Phân tích khách hàng theo thông số thông tin cá nhân
b. Đánh giá mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của thị trường và tỷ trọng doanh số
c. Xác định thị trường tiềm năng
d. Xác định lợi ích cuối cùng mà khách hàng nhận được từ DN
Câu 133: Mục đích của phân đoạn khách hàng là để:
a. Phân tích khách hàng theo thông số thông tin cá nhân
b. Đánh giá mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của thị trường và tỷ trọng doanh số
c. Xác định thị trường tiềm năng
d. Xác định lợi ích cuối cùng mà khách hàng nhận được từ DN
Câu 134: Mục đích của phân đoạn sản phẩm là để:
a. Phân tích khách hàng theo thông số thông tin cá nhân
b. Đánh giá mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của thị trường và tỷ trọng doanh số
c. Xác định thị trường tiềm năng
d. Xác định lợi ích cuối cùng mà khách hàng nhận được từ DN
Câu 135: Mục đích của phân đoạn các kênh tiêu thụ là để:
a. Phân tích đối thủ cạnh tranh
b. Lựa chọn cách thức bán và giá bán phù hợp
c. Tìm kiếm đối tác liên doanh
d. Cả 3 mục đích kể trên
Câu 136: Đâu là lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp?
a. Nhân sự
b. Marketing
c. Tài chính & kế toán
d. Cả 3 phương án trên
Câu 137: Đâu là lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp?
a. Nhân sự
b. Sản xuất
c. Đầu tư
d. Cả 3 phương án trên
Câu 138: Đâu là các lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp?
Trang 24/ 73
a. Nghiên cứu và phát triển
b. Thông tin
c. Hành chính pháp chế
d. Cả 3 phương án trên

 CHƯƠNG 3
Câu 139: Hoạch định là bước thứ mấy của quá trình quản trị?
a. Thứ nhất
b. Thứ hai
c. Thứ ba
d. Phương án khác
Câu 140 : Mục tiêu là gì ?
a. Mục tiêu là điều thể hiện ước mơ của cá nhân hay tổ chức
b. Mục tiêu là điều tổ chức mong muốn đạt được ngay lúc này của cá nhân,
nhóm hay toàn bộ tổ chức
c. Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của cá nhân, nhóm hay toàn bộ tổ
chức
d. Cả 3 khái niệm nêu trên
Câu 141 : Nhận định sau đúng hay sai: “Lợi nhuận là mục tiêu duy nhất của các
doanh nghiệp”?
a. Đúng
b. Sai
Câu 142 : Mục tiêu của doanh nghiệp phản ánh điều gì ?
a. Thị trường hiện có
b. Đối tác hiện tại
c. Động cơ hoạt động
d. Đáp án khác
Câu 143 : Mục tiêu phát triển doanh nghiệp thuộc nhóm mục tiêu:
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị

Trang 25/ 73
Câu 144 : Mục tiêu sản xuất khối lượng hàng hóa tối đa thỏa mãn nhu cầu và
quyền lợi của các thành viên trong doanh nghiệp là:
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 145 : Mục tiêu mở rộng thị phần khách hàng là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 146 : Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất là:
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 147 : Mục tiêu thực hiện các công trình phúc lợi, từ thiện là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 148 : Mục tiêu bảo vệ quyền lợi của bạn hàng, khách hàng là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 149 : Mục tiêu phấn đấu xây dựng khu nhà ở tập thể cho cán bộ nhân viên
trong công ty là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 150 : Mục tiêu đảm bảo mức lương tối thiểu người lao động trong công ty đạt
từ 6.000.000 đồng/tháng là mục tiêu :

Trang 26/ 73
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 151 : Mục tiêu giảm hao phí sử dụng điện sản xuất, sử dụng năng lượng gió
trong sản xuất là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 152 : Mục tiêu cải thiện chất lượng nước xả thải của công ty bằng việc nâng
cấp bộ xử lý chất thải và đường ống xả là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 153 : Mục tiêu xây dựng được đội ngũ người lao động có phẩm chất, có tổ
chức kỷ luật là mục tiêu :
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
d. Mục tiêu chính trị
Câu 154 : Mục tiêu rèn luyện tác phong công nghiệp, đúng giờ trong thời đại công
nghệ 4.0 là mục tiêu
a. Mục tiêu kinh tế
b. Mục tiêu xã hội
c. Mục tiêu công nghệ
d. Mục tiêu chính trị
Câu 155: Đâu là nguyên tắc hoạch định mục tiêu :
a. Cụ thể
b. Thực tế
c. Có ràng buộc thời gian
d. Cả 3 nguyên tắc trên
Câu 156: Đâu là nguyên tắc hoạch định mục tiêu :

Trang 27/ 73
a. Đo lường được
b. Thực tế
c. Có thể đạt được
d. Cả 3 nguyên tắc trên
Câu 157: Trong nguyên tắc hoạch định mục tiêu, người ta thường sắp xếp yếu tố
liên quan đến điều gì ?
a. Thời gian
b. Không gian
c. Nguồn lực
d. Đáp án khác
Câu 158: Tại sao mục tiêu về môi trường không được thực hiện tốt ở nước ta?
a. Vì chi phí lớn
b. Vì ý thức người dân
c. Vì chế tài xử phạt còn lỏng lẻo
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 159: Lập kế hoạch trong doanh nghiệp là ?
a. Xác định mục tiêu và tìm ra các nguồn lực để đạt được mục tiêu
b. Đề ra kế hoạch và chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
c. Đề ra mục tiêu và biện pháp tốt nhất để thực hiện được mục tiêu đó
d. Đề ra mục tiêu và biện pháp phù hợp để thực hiện được mục tiêu đó
Câu 160: Thời gian dài hạn để thực hiện loại kế hoạch nào?
a. Kế hoạch chiến thuật
b. Kế hoạch chiến lược
c. Kế hoạch tác nghiệp
d. Kế hoạch khác
Câu 161: Thời gian ngắn hạn để thực hiện loại kế hoạch nào?
a. Kế hoạch chiến thuật
b. Kế hoạch chiến lược
c. Kế hoạch tác nghiệp
d. Kế hoạch khác
Câu 162: Mục tiêu trong kế hoạch chiến lược là mục tiêu như thế nào?
a. Mục tiêu chi tiết, đầy đủ
b. Mục tiêu cục bộ
c. Mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Trang 28/ 73
d. Mục tiêu lớn, tổng quát
Câu 163: Kế hoạch nào khi thất bại gây ra ảnh hưởng nặng nề, có thể làm phá sản
doanh nghiệp?
a. Kế hoạch chiến thuật
b. Kế hoạch chiến lược
c. Kế hoạch tác nghiệp
d. Kế hoạch khác
Câu 164: Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch
chiến lược?
a. Theo thời gian
b. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
c. Phạm vi hoạt động
d. Kiểu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Câu 165: Kế hoạch chiến lược có đặc điểm gì?
a. Ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp
b. Kết quả lâu dài
c. Mang tính rủi ro cao
d. Cả 3 đặc điểm trên
Câu 166: Kế hoạch chiến lược có đặc điểm gì?
a. Môi trường kinh doanh trong chiến lược biến động không ngừng
b. Thất bại có thể khiến doanh nghiệp phá sản
c. Quyết định mang tính khái quát, vĩ mô
d. Cả 3 đặc điểm trên
Câu 167: Kế hoạch tác nghiệp có đặc điểm gì?
a. Có tác động cục bộ tới doanh nghiệp
b. Môi trường kinh doanh trong chiến lược cụ thể, xác định rõ ràng
c. Ít rủi ro
d. Cả 3 phương án trên
Câu 168: Kế hoạch tác nghiệp có đặc điểm gì?
a. Mục tiêu đầy đủ, chính xác
b. Kết quả có thể điều chỉnh được
c. Quyết định mang tính cụ thể, tỷ mỉ
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 169: Kế hoạch ngắn hạn được thực hiện trong thời gian nào?
Trang 29/ 73
a. Dưới 1 năm
b. Dưới 3 năm
c. Dưới 5 năm
d. Trên 5 năm
Câu 170: Kế hoạch trung hạn được thực hiện trong thời gian nào?
a. Dưới 1 năm
b. Từ 1- 3 năm
c. Từ 1-5 năm
d. Từ 3- 5 năm
Câu 171: Kế hoạch dài hạn được thực hiện trong thời gian nào?
a. Dưới 1 năm
b. Trên 3 năm
c. Trên 5 năm
d. Trên 10 năm
Câu 172: Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm mang đặc điểm hàng hóa
tiêu thụ chậm mà chi phí sản xuất lại lớn
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn phát triển
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 173: Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm mà khối lượng hàng hóa
tiêu thụ tăng mạnh nhất?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn phát triển
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 174: Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm mà tốc độ tiêu thụ tăng
chậm nhưng tổng khối lượng hoàng hóa tiêu thụ lại đạt con số cao nhất?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn phát triển
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 175: Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm mà khối lượng hàng hóa
giảm sút nhanh chóng, tới mức không thể bán được hoặc bán với số lượng rất ít?

Trang 30/ 73
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn phát triển
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 176: Theo chu kỳ sống của sản phầm, giai đoạn giới thiệu có đặc điểm gì ?
a. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng chậm trong khi chi phí sản xuất lớn
b. Hàng hóa tiêu thụ có tốc độ tăng chậm nhưng đặt khối lượng cao nhất
c. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh
d. Khối lượng hàng hóa giảm sút nhanh chóng
Câu 177: Theo chu kỳ sống của sản phầm, giai đoạn bão hòa có đặc điểm gì?
a. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng chậm trong khi chi phí sản xuất lớn
b. Hàng hóa tiêu thụ có tốc độ tăng chậm nhưng đặt khối lượng cao nhất
c. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh
d. Khối lượng hàng hóa giảm sút nhanh chóng
Câu 178: Theo chu kỳ sống của sản phầm, giai đoạn suy thoái có đặc điểm gì?
a. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng chậm trong khi chi phí sản xuất giảm dần
b. Hàng hóa tiêu thụ có tốc độ tăng chậm nhưng đạt khối lượng hàng hóa tiêu
thụ vừa phải
c. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh
d. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm sút nhanh chóng
Câu 179: Theo chu kỳ sống của sản phầm, giai đoạn suy thoái có đặc điểm gì?
a. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng chậm trong khi chi phí sản xuất lớn
b. Hàng hóa tiêu thụ có tốc độ tăng chậm nhưng đặt khối lượng hàng hóa tiêu
thụ cao nhất
c. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh
d. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm sút nhanh chóng
Câu 180: Kế hoạch trong giai đoạn giới thiệu là gì?
a. Bán giá cao, khuyến mại nhiều hoặc bán giá thấp, khuyến mại ít
b. Phát triển kênh tiêu thụ, thị trường, khách hàng mới
c. Cải tiến các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
d. Loại bỏ sản phầm hoặc đổi mới sản phẩm
Câu 181: Trong chu kỳ sống của sản phẩm, kế hoạch trong giai đoạn phát triển là:
a. Bán giá cao, khuyến mại nhiều hoặc bán giá thấp, khuyến mại ít
b. Phát triển kênh tiêu thụ, thị trường, khách hàng mới

Trang 31/ 73
c. Cải tiến các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
d. Loại bỏ sản phầm hoặc đổi mới sản phẩm
Câu 182: Trong chu kỳ sống của sản phẩm, kế hoạch trong giai đoạn bão hòa là:
a. Bán giá cao, khuyến mại nhiều hoặc bán giá thấp, khuyến mại ít
b. Phát triển kênh tiêu thụ, thị trường, khách hàng mới
c. Cải tiến các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
d. Loại bỏ sản phầm hoặc đổi mới sản phẩm
Câu 183: Trong chu kỳ sống của sản phẩm, kế hoạch trong giai đoạn suy thoái là:
a. Bán giá cao, khuyến mại nhiều hoặc bán giá thấp, khuyến mại ít
b. Phát triển kênh tiêu thụ, thị trường, khách hàng mới
c. Cải tiến các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
d. Loại bỏ sản phầm hoặc đổi mới sản phẩm
Câu 184: Trong giai đoạn nào thuộc chu kỳ sống của sản phẩm, cần phải cải tiến
các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn tăng trưởng
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 185: Trong giai đoạn nào thuộc chu kỳ sống của sản phẩm, cần phải tiến hành
khuyến mại nhằm tăng nhanh quá trình xâm nhập thị trường?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn tăng trưởng
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 186: Trong giai đoạn nào thuộc chu kỳ sống của sản phẩm, cần phải tìm các
kênh tiêu thụ mới, khai thác các tập đoàn khách hàng mới?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn tăng trưởng
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 187: Trong giai đoạn nào thuộc chu kỳ sống của sản phẩm, cần phải đổi mới
hoặc loại bỏ sản phầm?
a. Giai đoạn giới thiệu
b. Giai đoạn tăng trưởng

Trang 32/ 73
c. Giai đoạn bão hòa
d. Giai đoạn suy thoái
Câu 188: Công việc cuối cùng của hoạch định là:
a. Tìm các phương án
b. Lựa chọn phương án
c. So sánh phương án
d. Ra quyết định
Câu 189: Lập kế hoạch chiến lược được tiến hành ở cấp quản trị nào?
a. Cấp cao
b. Cấp trung gian
c. Cấp cơ sở
d. Cả 3 cấp quản trị
Câu 190: Ý nghĩa của đường cong kinh nghiệm là?
a. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất ra càng nhiều thì kinh nghiệm tích lũy
càng lớn
b. Sản xuất càng nhiều thì chi phí càng giảm
c. Sản xuất càng nhiều thì chi phí càng tăng
d. Tất cả đều sai
Câu 191: Đường cong kinh nghiệm có hệ số 0,8 có nghĩa là ?
a. Khi sản xuất tích lũy tăng gấp 2 lần thì thời gian lao động giảm còn 80% so
với thời gian ban đầu
b. Khi sản xuất tích lũy tăng gấp 2 lần thì chi phí sản xuất giảm còn 80% so
với chi phí ban đầu
c. Khi sản xuất tích lũy tăng gấp 2 lần thì giá thành sản phẩm giảm còn 80% so
với giá thành ban đầu
d. Khi sản xuất tích lũy tăng gấp 2 lần thì lợi nhuận sản phẩm tăng 80%
Câu 192: Việc lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động nào?
a. Kinh tế
b. Tình hình cạnh tranh
c. Biến động của thị trường
d. Cả 3 phương án trên
Câu 193: Việc lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động nào?
a. Sự phát triển về dân số và nhóm lứa tuổi
b. Chính trị và luật pháp

Trang 33/ 73
c. Biến động của thị trường
d. Cả 3 phương án trên
Câu 194: Ứng dụng đường cong kinh nghiệm là để?
a. Dự đoán ngân sách tương lai
b. Đưa ra mức giá cạnh tranh
c. Tính toán để hạ giá thành
d. Cả 3 phương án trên

 CHƯƠNG 4:
Câu 195: Khái niệm: “Tổ chức trong doanh nghiệp” là?
a. Quá trình sắp xếp và bố trí công việc, giao quyền hạn các nguồn lực
b. Quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các
nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu
quả.
c. Quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối công
việc của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả
vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
d. Quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các
nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu
quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
Câu 196: Công tác tổ chức không có nội dung gì?
a. Tổ chức chủ thể quản lý
b. Tổ chức quá trình
c. Tổ chức đối tượng bị quản lý
d. Đáp án khác
Câu 197: Điền vào chỗ trống sau: “Cơ cấu tổ chức là ….. khác nhau, có …… lẫn
nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn, trách nhiệm nhất định, được bố trí
theo …… nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp”
a. Tổng hợp các bộ phận, mối quan hệ mâu thuẫn, các cấp khác nhau
b. Tổng hợp các đơn vị, mối quan hệ phụ thuộc, các cấp giống nhau
c. Tổng hợp các đơn vị, mối quan hệ mâu thuẫn, các cấp giống nhau
d. Tổng hợp các bộ phận, mối quan hệ phụ thuộc, các cấp khác nhau
Câu 198: Vì sao xây dựng cơ cấu tổ chức giúp công việc hiệu quả hơn?
a. Xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên

Trang 34/ 73
b. Xác định quy chế thu thập và xử lý thông tin nhằm ra quyết định và giải
quyết các vấn đề của tổ chức.
c. Phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 199: Đâu là nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức?
a. Phù hợp với đặc điểm và cơ chế quản trị của doanh nghiệp
b. Có tính mềm dẻo
c. Tập trung thống nhất vào một mối
d. Cả 3 nguyên tắc nêu trên
Câu 200: Đâu là nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức?
a. Bảo đảm tăng hiệu quả trong kinh doanh
b. Phải quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng
c. Phạm vi kiểm soát hữu hiệu
d. Cả 3 nguyên tắc nêu trên
Câu 201: Kiểu cơ cấu tổ chức nào thường chỉ phù hợp với doanh nghiệp quy mô
nhỏ?
a. Quản trị theo trực tuyến, quản trị trực tuyến – chức năng
b. Quản trị theo chức năng, quản trị trực tuyến – chức năng
c. Quản trị trực tuyến – chức năng, ma trận
d. Quản trị theo trực tuyến, quản trị theo chức năng
Câu 202: Đặc điểm chính quản cơ cấu quản trị trực tuyến?
a. Cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy nhất
b. Bộ phận quản lý cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng, ban chức năng
khác nhau
c. Phân chia thành các phòng ban chức năng
d. Cấp dưới chịu quản lý theo chiều dọc và theo chiều ngang
Câu 203: Đặc điểm chính của cơ cấu quản lý theo chức năng?
a. Cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy nhất
b. Bộ phận quản lý cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng, ban chức năng
khác nhau
c. Phân chia thành các phòng ban chức năng
d. Cấp dưới chịu quản lý theo chiều dọc và theo chiều ngang
Câu 204: Đặc điểm chính của cơ cấu quản lý theo trực tuyến - chức năng?
a. Cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy nhất

Trang 35/ 73
b. Bộ phận quản lý cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng, ban chức năng
khác nhau
c. Phân chia thành các phòng ban chức năng
d. Cấp dưới chịu quản lý theo chiều dọc và theo chiều ngang
Câu 205: Đặc điểm chính của cơ cấu quản lý theo trực tuyến - chức năng?
a. Cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy nhất
b. Phân chia thành các phòng ban chức năng
c. Cấp dưới chịu quản lý theo chiều dọc và theo chiều ngang
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 206: Đặc điểm chính của cơ cấu quản lý theo ma trận?
a. Cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy nhất
b. Bộ phận quản lý cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng, ban chức năng
khác nhau
c. Phân chia thành các phòng ban chức năng
d. Cấp dưới chịu quản lý theo chiều dọc và theo chiều ngang
Câu 207: Kiểu cơ cấu tổ chức nào chia thành các phòng ban chức năng khác nhau?
a. Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến
b. Cơ cấu tổ chức theo chức năng
c. Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng
d. B và C đúng
Câu 208: Điểm khác nhau giữa cơ cấu quản lý kiểu trực tuyến với cơ cấu quản lý
kiểu trực tuyến - chức năng là?
a. Cơ cấu quản lý trực tuyến không chia thành các bộ phận chức năng
b. Cơ cấu quản lý trực tuyến hình thành 1 đường thẳng rõ ràng về mệnh lệnh
c. Cơ cấu quản lý trực tuyến - chức năng không hình thành quan hệ quản lý
trực tuyến
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 209: Điểm khác nhau giữa cơ cấu quản lý kiểu chức năng với cơ cấu quản lý
kiểu trực tuyến - chức năng là?
a. Cơ cấu quản lý chức năng chia thành các bộ phận phòng ban chức năng
b. Ở cơ cấu quản lý chức năng, một cấp dưới nhận mệnh lệnh từ nhiều cấp trên
c. Ở cơ cấu quản lý trực tuyến – chức năng, chia thành các bộ phận phòng ban
chức năng
d. Cả 3 ý kiến trên

Trang 36/ 73
Câu 210: Trong cơ cấu tổ chức nào, cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên duy
nhất?
a. Cơ cấu kiểu trực tuyến
b. Cơ cấu kiểu chức năng
c. Cơ cấu kiểu trực tuyển – chức năng
d. Cả 3 ý trên
Câu 211: Ưu điểm của cơ cấu tổ chức quản lý có quan hệ quản lý trực tuyến là?
a. Phản ảnh logic chức năng
b. Nhiệm vụ được phân định rõ ràng
c. Giảm chi phí và thời gian đào tạo
d. Thống nhất chỉ huy
Câu 212: Ưu điểm của kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng là?
a. Thống nhất chỉ huy
b. Tăng cường trách nhiệm cá nhân
c. Nhiệm vụ được phân định rõ ràng
d. Tránh tình trạng mâu thuẫn về mệnh lệnh
Câu 213: Ưu điểm của cơ cấu tổ chức quản lý kiểu ma trận là?
a. Thống nhất chỉ huy
b. Tăng cường trách nhiệm cá nhân
c. Nhiệm vụ được phân định rõ ràng
d. Tránh tình trạng mâu thuẫn về mệnh lệnh
Câu 214: Phân quyền/ủy quyền là gì ?
a. Phân chia bớt quyền quyết định cho cấp dưới
b. Cấp trên ủy nhiệm cho cấp dưới thay mình ký 1 số văn bản
c. Cấp trên giao một phần quyền hành và trách nhiệm cho cấp dưới
d. Tất cả các ý trên
Câu 215: Mức độ phân quyền càng lớn khi?
a. Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn càng nhiều
b. Các quyết định được đề ra ở các cấp thấp ít có ảnh hưởng quan trọng
c. Phạm vi ra quyết định ở các cấp thấp hẹp
d. Cấp dưới ít được độc lập trong việc ra quyết định
Câu 216: Mức độ phân quyền càng lớn khi?
a. Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn không nhiều
b. Phạm vi ra quyết định ở các cấp thấp hẹp
Trang 37/ 73
c. Cấp dưới ít được độc lập trong việc ra quyết định
d. Các quyết định được đề ra ở các cấp thấp có ảnh hưởng quan trọng
Câu 217: Mức độ phân quyền càng lớn khi?
a. Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ chức thấp hơn không nhiều
b. Các quyết định được đề ra ở các cấp thấp ít có ảnh hưởng quan trọng
c. Phạm vi ra quyết định ở các cấp thấp rộng
d. Cấp dưới ít được độc lập trong việc ra quyết định
Câu 218: Đâu không là nguyên tắc giao quyền?
a. Theo kết quả mong muốn
b. Theo chức năng
c. Bậc thang
d. Theo bậc lương
Câu 219: Đâu không là nguyên tắc giao quyền?
a. Tính tuyệt đối trong trách nhiệm
b. Mệnh lệnh thống nhất
c. Tự do dân chủ
d. Theo cấp bậc
Câu 220: Kí thay là gì?
a. Cấp trên uỷ nhiệm cho người dưới thủ trưởng một cấp ký một số văn bản
nhất định
b. Cấp trên có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc
các lĩnh vực được phân công phụ trách
c. Người ký là người thay mặt cho tập thể để ký các văn bản đã được thảo luận
và quyết định theo đa số
d. Cấp trên ủy quyền cho người dưới một cấp được quyền ký một số văn bản
nhất định, trong một thời gian nhất định
Câu 221: Kí thừa lệnh là gì?
a. Cấp trên uỷ nhiệm cho người dưới thủ trưởng một cấp ký một số văn bản
nhất định
b. Cấp trên có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc
các lĩnh vực được phân công phụ trách.
c. Người ký là người thay mặt cho tập thể để ký các văn bản đã được thảo luận
và quyết định theo đa số
d. Cấp trên ủy quyền cho người dưới một cấp được quyền ký một số văn bản
nhất định, trong một thời gian nhất định

Trang 38/ 73
Câu 222: Kí thay mặt là gì?
a. Cấp trên uỷ nhiệm cho người dưới thủ trưởng một cấp ký một số văn bản
nhất định
b. Cấp trên có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc
các lĩnh vực được phân công phụ trách
c. Người ký là người thay mặt cho tập thể để ký các văn bản đã được thảo luận
và quyết định theo đa số
d. Người ký là người thay mặt cho tập thể để ký các văn bản đã được thảo luận
và quyết định theo đa số

 CHƯƠNG 5
Câu 223: Đâu là chức năng cơ bản của nhà quản trị?
a. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo
triển khai việc thực hiện trong phạm vi toàn doanh nghiệp
b. Tổ chức bộ máy quản lý đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý
lực lượng quản trị viên
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều sai
Câu 224 : Đâu là chức năng cơ bản của nhà quản trị ?
a. Tổ chức công tác kiểm tra, điều chỉnh hoạt động kinh doanh luôn đi đúng
quỹ đạo, phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, đảm bảo đạt
hiệu quả
b. Bố trí hợp lý lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ
chức hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thanh tốt mục tiêu đề ra
c. Có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh bắt buộc mọi người trong doanh nghiệp phải
nghiêm chỉnh chấp hành.
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 225 : Đâu là chức năng cơ bản của nhà quản trị?
a. Bố trí hợp lý lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ
chức hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thanh tốt mục tiêu đề ra
b. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo
triển khai việc thực hiện trong phạm vi toàn doanh nghiệp
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 226 : Đâu là chức năng của điều hành là ?

Trang 39/ 73
a. Động viên và khuyến khích
b. Quyết định và mệnh lệnh
c. Phối hợp và điều hành
d. Cả 3 phương án trên
Câu 227 : Giám đốc doanh nghiệp là?
a. Người đứng đầu doanh nghiệp
b. Người sở hữu doanh nghiệp
c. Người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành
doanh nghiệp
d. Người sở hữu và điều hành doanh nghiệp
Câu 228 : Phương pháp nào sử dụng sự ủy quyền định đoạt của giám đốc cho cấp
dưới?
a. Phương pháp phân quyền
b. Phương pháp kinh tế
c. Phương pháp hành chính
d. Phương pháp tổ chức giáo dục
Câu 229 : Phương pháp nào dựa vào việc sử dụng những chỉ thị mệnh lệnh mang
tính chất bắt buộc, cưỡng chế được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau?
a. Phương pháp tổ chức giáo dục
b. Phương pháp hành chính
c. Phương pháp kinh tế
d. Phương pháp tâm lý xã hội
Câu 230: Phương pháp nào quản trị sử dụng hệ thống tiền lương, thưởng và công
cụ động viên vật chất kích thích người lao động?
a. Phương pháp kinh tế
b. Phương pháp hành chính
c. Phương pháp phân quyền
d. Phương pháp tâm lý xã hội
Câu 231: Phương pháp nào quản trị dựa vào các cách tác động vào nhận thức và
tình cảm của người lao động?
a. Phương pháp phân quyền
b. Phương pháp hành chính
c. Phương pháp giáo dục
d. Phương pháp tâm lý xã hội

Trang 40/ 73
Câu 232: Phương pháp quản lý nào hướng tới việc phân tích và động viên tính tự
giác của từng cá nhân người lao động?
a. Phương pháp hành chính
b. Phương pháp tâm lý xã hội
c. Phương pháp kinh tế
d. Phương pháp tổ chức giáo dục
Câu 233: Phương pháp quản lý nào tác động trực tiếp đến lợi ích của người lao
động về mặt vật chất?
a. Phương pháp Tâm lý xã hội
b. Phương pháp phân quyền
c. Phương pháp kinh tế
d. Phương pháp tổ chức giáo dục
Câu 234: Phương pháp nào sẽ giảm bớt được gánh nặng công việc cho cấp trên?
a. Phương pháp phân quyền
b. Phương pháp hành chính
c. Phương pháp kinh tế
d. Phương pháp tâm lý xã hội
Câu 235: Phương pháp lãnh đạo nào tốt nhất nhằm giúp giám đốc duy trì và phát
triển doanh nghiệp?
a. Phương pháp phân quyền
b. Phương pháp kinh tế
c. Phương pháp tâm lý xã hội
d. Phương pháp hành chính
Câu 236: Phương pháp phân quyền là phương pháp quản lý thông qua?
a. Sự ủy quyền định đoạn cho cấp dưới
b. Sự cưỡng chế bằng các quy định an toàn lao động, nội quy nơi làm việc
c. Vật chất
d. Tâm tư, tình cảm của con người
Câu 237: Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý thông qua?
a. Tiền lương, tiền thưởng
b. Sự cưỡng chế bằng các quy định an toàn lao động, nội quy nơi làm việc
c. Sự tự giác của mỗi cá nhân
d. Phong cách lao động
Câu 238: Phương pháp kinh tế là phương pháp quản lý thông qua

Trang 41/ 73
a. Tâm tư nguyện vọng của người lao động
b. Sự cưỡng chế bằng các chỉ thị, mệnh lệnh mang tính bắt buộc
c. Vật chất
d. Sở trường của người lao động
Câu 239: Phương pháp tâm lý xã hội là phương pháp quản lý thông qua?
a. Khả năng hợp tác của từng cá nhân
b. Sự cưỡng chế bằng các chỉ thị, mệnh lệnh mang tính bắt buộc
c. Sử dụng công cụ vật chất làm đòn bẩy kinh tế
d. Tâm tư, tình cảm của con người
Câu 240: Phương pháp tổ chức giáo dục là phương pháp quản lý thông qua:
a. Sự cưỡng chế bằng các chỉ thị, mệnh lệnh mang tính bắt buộc
b. Phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân
c. Sử dụng công cụ vật chất làm đòn bẩy kinh tế
d. Tâm tư, tình cảm của con người
Câu 241: Nhà lãnh đạo mang phong cách mệnh lệnh là người:
a. Đề ra các quyết định rồi bắt buộc cấp dưới phải làm theo, không được thảo
luận, bàn bạc
b. Thu hút tập thể tham gia thảo luận và được quyết định các vấn đề trong giới
hạn cho phép
c. Thường truyền đạt chỉ thị, định hướng rồi cho cấp dưới tự quyết định
d. Cả 3 ý kiến trên đều sai
Câu 242: Nhà lãnh đạo mang phong cách dân chủ là người:
a. Đề ra các quyết định rồi bắt buộc cấp dưới phải làm theo, không được thảo
luận, bàn bạc
b. Thu hút tập thể tham gia thảo luận và được quyết định các vấn đề trong giới
hạn cho phép
c. Thưởng truyền đạt chỉ thị, định hướng rồi cho cấp dưới tự quyết định
d. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 243: Nhà lãnh đạo mang phong cách tự do là người:
a. Đề ra các quyết định rồi bắt buộc cấp dưới phải làm theo, không được thảo
luận, bàn bạc
b. Thu hút tập thể tham gia thảo luận và được quyết định các vấn đề trong giới
hạn cho phép
c. Thường truyền đạt chỉ thị, định hướng rồi cho cấp dưới tự quyết định
d. Cả 3 ý kiến trên đều sai

Trang 42/ 73
Câu 244: Khi nào thì cần người lãnh đạo mang phong cách mệnh lệnh?
a. Khi cấp dưới thiếu kinh nghiệm
b. Khi cần giải quyết vấn đề nhanh chóng
c. Khi cần bảo mật thông tin
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 245: Đâu là nhược điểm của phong cách lãnh đạo mệnh lệnh?
a. Triệt tiêu tính sáng tạo của cấp dưới
b. Chậm trễ trong việc ra quyết định
c. Có thể dẫn đến sự tan rã của tập thể
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 246: Khi nào người lãnh đạo có thể áp dụng phong cách dân chủ?
a. Khi người lãnh đạo có đủ trình độ
b. Khi nhân viên đủ trình độ và ý thức
c. Khi nhân viên muốn tự do hành động
d. Khi cần giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
Câu 247: Đâu là nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ?
a. Triệt tiêu tính sáng tạo của cấp dưới
b. Chậm trễ trong việc ra quyết định
c. Có thể dẫn đến sự đổ vỡ của tập thể
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 248: Khi nào người lãnh đạo có thể áp dụng phong cách tự do?
a. Khi người lãnh đạo có trình độ cao
b. Khi muốn phát huy tối đa tính sáng tạo của nhân viên
c. Khi tập thể mới hình thành
d. Khi nội bộ có nhiều mâu thuẫn, không thống nhất
Câu 249: Nhà lãnh đạo chuyên đề ra các chỉ thị rồi bắt buộc cấp dưới phải làm
theo là người mang phong cách?
a. Mệnh lệnh
b. Dân chủ
c. Tự do
Câu 250: Nhà lãnh đạo biết thu hút sự sáng tạo của tập thể bằng cách cho tập thể
tham gia thảo luận trước khi đưa ra quyết định là người mang phong cách:
a. Mệnh lệnh
b. Dân chủ
Trang 43/ 73
c. Tự do
Câu 251: Nhà lãnh đạo để cho tập thể có quyền ra quyết định còn mình chỉ định
hướng là người mang phong cách lãnh đạo nào?
a. Mệnh lệnh
b. Dân chủ
c. Tự do
Câu 252: Khái niệm “Giám đốc doanh nghiệp nhà nước” tại nước ta là:
a. Là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những
người lao động, quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, có quyền
quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
b. Là người đại diện cho tập thể những người lao động, có quyền lực hạn chế
chỉ trong một số lĩnh vực nhất định, có quyền quyết định việc điều hành mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
c. Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và
quyền hạn được giao.
d. Là người được uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty và có quyền hành động nhân danh công ty trong mọi
trường hợp
Câu 253: Đâu là đặc điểm cơ bản của vị trí giám đốc doanh nghiệp?
a. Người đứng đầu trong doanh nghiệp
b. Điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
c. Được giao quyền để thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
d. Cả 3 phương án trên
Câu 254: Đâu là chức năng cơ bản của nhà quản trị:
a. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo
triển khai việc thực hiện trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
b. Tổ chức bộ máy quản lý đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý
lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức hoạt động
ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thanh tốt mục tiêu đề ra.

Trang 44/ 73
c. Có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh bắt buộc mọi người trong doanh nghiệp phải
nghiêm chỉnh chấp hành.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 255: Đâu là chức năng cơ bản của nhà quản trị:
a. Tổ chức công tác kiểm tra, điều chỉnh hoạt động kinh doanh luôn đi đúng
quỹ đạo, phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, đảm bảo đạt
hiệu quả.
b. Trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị.
c. Tổ chức bộ máy quản lý đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý
lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức hoạt động
ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thanh tốt mục tiêu đề ra.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 256: Đâu là đặc điểm lao động của giám đốc?
a. Lao động trí óc và lao động tay chân
b. Đảm nhiệm các lĩnh vực trong doanh nghiệp trừ sử dụng và quản lý vốn
c. Người biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh
nghiệp
d. Sản phẩm tạo ra là sản phẩm hữu hình
Câu 257: Đâu là đặc điểm lao động của giám đốc?
a. Lao động trí óc và lao động tay chân
b. Đảm nhiệm các lĩnh vực trong doanh nghiệp trừ sử dụng và quản lý vốn
c. Người biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh
nghiệp
d. Sản phẩm tạo ra là sản phẩm hữu hình
Câu 258: Đâu là đặc điểm lao động của giám đốc?
a. Biết tuân thủ luật pháp, các chính sách của nhà nước có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, tham gia vào công tác xã hội
b. Đảm nhiệm các lĩnh vực trong doanh nghiệp trừ lên chương trình về nhân sự
c. Sản phẩm tạo ra là sản phẩm hữu hình
d. Không cần thấu hiểu tâm tư, tình cảm của tập thể người lao động dưới
quyền
Câu 259: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản của giám đốc doanh nghiệp?
a. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
b. Trình độ và năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý.
c. Phẩm chất chính trị

Trang 45/ 73
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 260: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản của giám đốc doanh nghiệp?
a. Tư cách đạo đức
b. Sức khỏe và tuổi tác
c. Trình độ và năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 261: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản của giám đốc doanh nghiệp?
a. Trình độ văn hóa chuyên môn
b. Trình độ và năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý.
c. Phẩm chất chính trị
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 262: Đâu là đặc điểm thế hiện trình độ văn hóa chuyên môn của giám đốc
doanh nghiệp?
a. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
b. Khả năng về ngoại ngữ, đặc biệt ngoại ngữ thông dụng
c. Khả năng giao tiếp xã hội
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 263: Đâu là đặc điểm thế hiện trình độ và năng lực lãnh đạo, tổ chức quản lý
của giám đốc doanh nghiệp?
a. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với cơ chế quản lý mới
b. Phát hiện những khâu trọng tâm lãnh đạo trong từng thời kì
c. Biết giải quyết công việc có hiệu quả, nhanh, nhạy bén
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 264: Đâu là tố chất cần có của giám đốc doanh nghiệp?
a. Có khát vọng làm giàu chính đáng
b. Tự tin
c. Có quan sát toàn diện
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 265: Giám đốc doanh nghiệp cần rèn luyện gì?
a. Sự uy tín
b. Phương pháp làm việc khoa học
c. Đặc tính kinh doanh
d. Cả 3 phương án trên
Câu 266: Các loại rủi ro chính gì giám đốc doanh nghiệp phải chấp nhận?
Trang 46/ 73
a. Tài chính, sự nghiệp
b. Tài chính, tâm lý, sự nghiệp
c. Sự nghiệp, tâm lý, gia đình
d. Sự nghiệp, tâm lý, tài chính, gia đình
Câu 267: Các loại rủi ro chính gì giám đốc doanh nghiệp phải chấp nhận?
a. Tài chính, sự nghiệp
b. Tài chính, tâm lý, sự nghiệp
c. Sự nghiệp, tâm lý, gia đình
d. Sự nghiệp, tâm lý, tài chính, gia đình
Câu 268: Giám đốc doanh nghiệp cần làm gì để rèn luyện phương pháp làm việc
khoa học?
a. Cần có thời gian biểu làm việc hàng ngày và quy định cho từng giờ. Tổ chức
các cuộc họp ngắn gọn, khoa học
b. Cần dành thời gian để học tập, nghiên cứu, đọc sách báo chuyên môn nhằm
mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn
c. Cần xác định nhiệm vụ lớn trọng tâm, cơ bản trong từng thời kỳ mà tập
trung chỉ đạo, không bao biện, làm thay đổi phần việc của cấp phó và các bộ
phận giúp việc.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng

 CHƯƠNG 6
Câu 269: Mục đích của kiểm soát là?
a. Tìm ra sai lệch và sửa chữa
b. Phòng tránh sai lệch
c. Cả A và B đúng
d. Cả A và B sai
Câu 270: Trình tự kiểm soát bao gồm mấy bước cơ bản?
a. 2 bước
b. 3 bước
c. 4 bước
d. 5 bước
Câu 271: Xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát dựa vào đâu?
a. Mục tiêu
b. Kế hoạch

Trang 47/ 73
c. Tổ chức
d. Các nguồn lực
Câu 272: Tiêu chuẩn kiểm soát là:
a. Những chuẩn mực mà doanh nghiệp phải thực hiện để đảm bảo có hiệu quả
b. Những cột mốc mà doanh nghiệp phải đạt được
c. Đặc trưng cho các mục tiêu hoạch định của doanh nghiệp
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 273: Số lượng sản phẩm, giá cả, số giờ làm việc, ... là tiêu chuẩn nào?
a. Tiêu chuẩn định tính
b. Tiêu chuẩn định lượng
Câu 274: Ý thức trách nhiệm, lòng trung thành, ý thức kỷ luật, ... là những tiêu
chuẩn nào?
a. Tiêu chuẩn định tính
b. Tiêu chuẩn định lượng
Câu 275: Tiêu chuẩn định lượng là những tiêu chuẩn?
a. Được biểu diễn dưới dạng những con số
b. Như số lượng sản phẩm, giá cả
c. Như số lượng phế phẩm, số giờ làm việc thực tế
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 276: So sánh kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm?
a. Đánh giá kết quả đã đạt được
b. Khẳng định thành tích
c. Phát hiện sai lệch
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 277: Điều chỉnh các sai lệch là:
a. Lựa chọn, bố trí lại nhân sự
b. Tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng nhân viên
c. Đình chỉ công việc, cắt chức
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 278: Các hướng điều chỉnh sai lệch thường gặp là:
a. Điều chỉnh kế hoạch
b. Sửa đổi công tác tổ chức
c. Thay đổi mục tiêu

Trang 48/ 73
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 279: Theo thời gian thực hiện kế hoạch có những loại kiểm soát nào?
a. Kiểm soát định kỳ
b. Kiểm soát liên tục
c. Kiểm soát trước, trong và sau quá trình hoạt động
d. B và C đều đúng
Câu 280: Kiểm soát lường trước được tiến hành vào thời gian nào?
a. Trước khi hoạt động diễn ra
b. Trong khi hoạt động diễn ra
c. Sau khi hoạt động diễn ra
d. Tất cả ý kiến trên
Câu 281: Kiểm soát đồng thời được tiến hành vào thời gian nào?
a. Trước khi hoạt động diễn ra
b. Trong khi hoạt động diễn ra
c. Sau khi hoạt động diễn ra
d. Tất cả ý kiến trên
Câu 282: Kiểm soát phản hồi được tiến hành vào thời gian nào?
a. Trước khi hoạt động diễn ra
b. Trong khi hoạt động diễn ra
c. Sau khi hoạt động diễn ra
d. Tất cả ý kiến trên
Câu 283: Mục đích của việc kiểm soát phản hồi là gì?
a. Giúp doanh nghiệp đối phó với các rủi ro trong tương lai
b. Giúp doanh nghiệp sửa chữa kịp thời khó khăn mới phát sinh
c. Giúp nhà quản trị đánh giá kế hoạch có hoàn thành hay không
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 284: Mục đích của việc kiểm soát đồng thời là gì?
a. Giúp doanh nghiệp đối phó với các rủi ro trong tương lai
b. Giúp doanh nghiệp sửa chữa kịp thời khó khăn mới phát sinh
c. Giúp nhà quản trị đánh giá kế hoạch có hoàn thành hay không
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 285: Mục đích của việc kiểm soát phản hồi là gì?
a. Giúp doanh nghiệp đối phó với các rủi ro trong tương lai

Trang 49/ 73
b. Giúp doanh nghiệp sửa chữa kịp thời khó khăn mới phát sinh
c. Giúp nhà quản trị đánh giá kế hoạch có hoàn thành hay không
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 286: Kiểm soát là quá trình:
a. Rà soát việc thực hiện công việc của cấp dưới
b. Xác lập tiêu chuẩn, đo lường kết quả, phát hiện sai lệch và đưa ra biện
pháp điều chỉnh
c. Phát hiện sai sót của nhân viên và thực hiện biện pháp kỷ l uật
d. Tổ chức định kỳ hàng tháng
Câu 287: Nhà quản trị cần thực hiện kiểm soát
a. Trước khi thực hiện kế hoạch.
b. Trong khi thực hiện kế hoạch
c. Sau khi thực hiện kế hoạch
d. Tất cả ý kiến trên
Câu 288: Mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát?
a. Kiểm soát giúp điều chỉnh kế hoạch hợp lý và kịp thời
b. Kiểm soát giúp phát hiện những sai lệch giữa thực hiện và kết quả
c. Mục tiêu trong kế hoạch là tiêu chuẩn kiểm soát
d. Tất cả các ý trên
Câu 289: Khi tiến hành kiểm soát, cần phải?
a. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đã đặt ra
b. Đảm bảo tính khách quan trong kiểm soát
c. Đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho các cá nhân, bộ phận
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 290: Chức năng kiểm soát của quản trị là gì?
a. Là theo dõi, đôn đốc, khuyến khích nhân viên
b. Là so sánh thực tế với mục tiêu kế hoạch để tìm ra sai lệch
c. Là theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện và điều chỉnh
sai lệch
d. B và C đúng
Câu 291: Hình thức kiểm soát nào được thực hiện theo kế tập trung vào 1 số chức
năng quản trị?
a. Kiểm soát lường trước
b. Kiểm soát định kỳ

Trang 50/ 73
c. Kiểm soát liên tục
d. Kiểm soát bằng mục tiêu
Câu 292: Hình thức kiểm soát nào được thực hiện thường xuyên trong mọi thời
điểm, mọi cấp, mọi khâu với nội dung toàn diện?
a. Kiểm soát theo hoạt động
b. Kiểm soát định kỳ
c. Kiểm soát liên tục
d. Kiểm soát bằng mục tiêu

 CHƯƠNG 7
Câu 293: Chi phí sản xuất kinh doanh là?
a. Chi phí tính trên từng sản phẩm
b. Chi phí cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện được hoạt động sản xuất
kinh doanh
c. Là chi phí sản xuất trực tiếp
d. Là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
Câu 294: Chi phí trực tiếp là?
a. Chi phí cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện được hoạt động sản xuất
kinh doanh
b. Là chi phí trong tháng của doanh nghiệp
c. Là chi phí được phân bổ thẳng vào từng sản phẩm mà không liên quan đến
các sản phẩm khác
d. Là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
Câu 295: Chi phí gián tiếp là :
a. Chi phí quản lý và khấu hao
b. Chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm, đảm bảo hoạt động chung của
toàn doanh nghiệp
c. Là chi phí hàng thàng như tiền thuê nhà xưởng, tiền điện nước, …
d. Tất cả các ý trên
Câu 296: Chi phí không gắn trực tiếp với sản xuất từng sản phẩm mà liên quan đến
nhiều loại sản phẩm, đảm bảo hoạt động chung của toàn doanh nghiệp là?
a. Chi phí quản lý
b. Chi phí trực tiếp
c. Khấu hao

Trang 51/ 73
d. Chi phí cơ hội
Câu 297: Khấu hao là:
a. Chi phí trực tiếp
b. Chi phí nhân công
c. Chi phí gia công thuê ngoài
d. Chi phí gián tiếp
Câu 298: Khấu hao là:
a. Chi phí phân bổ vào từng sản phẩm
b. Chi phí bù đắp nguyên giá tài sản cố định
c. Chi phí đào tạo công nhân
d. Chi phí quảng cáo
Câu 299: Mức lãi thô tổng quát là?
a. Phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí trực tiếp
b. Lợi nhuận của doanh nghiệp
c. Phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí gián tiếp
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 300: Mức lãi thô đơn vị là:
a. Lợi nhuận đơn vị sản phẩm
b. Giá thành sản phẩm
c. Phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí trực tiếp 1 sản phẩm
d. Phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí gián tiếp 1 sản phẩm
Câu 301: Mệnh đề sau đúng hay sai: “Chi phí bảo hiểm của người công nhân được
tính vào chi phí gián tiếp”?
a. Đúng
b. Sai
c. Tùy từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó

 CHƯƠNG 8
Câu 302: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
là một hệ thống: sắp xếp, bố trí, sử dụng, duy trì, phát triển nhân sự, cải thiện mối
quan hệ, điều kiện làm việc, tạo động lực kích thích …… phát triển toàn diện
nhằm đạt.....
a. Người lao động, kế hoạch chiến lược

Trang 52/ 73
b. Người lao động, mục tiêu doanh nghiệp
c. Tập thể, kế hoạch chiến lược
d. Tập thể, mục tiêu doanh nghiệp
Câu 303: Mục tiêu cơ bản của quản trị nhân sự là:
a. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
b. Tạo sự trung thành và tận tâm với doanh nghiệp
c. Đáp ứng nhu cầu người lao động, tạo điều kiện cho họ phát triển tối đa năng
lực cá nhân
d. Cả 3 phương án trên
Câu 304: Đâu là căn cứ xác định nhu cầu nguồn nhân sự?
a. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
b. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
c. Chất lượng lao động
d. Cả 3 phương án trên
Câu 305: Đâu là căn cứ xác định nhu cầu nguồn nhân sự?
a. Sự cạnh tranh của thị trường lao động
b. Chất lượng lao động
c. Ảnh hưởng chính sách tiền lương do nhà nước quy định
d. Cả 3 phương án trên
Câu 306: Sắp xếp quy trình hoạch định nguồn nhân sự:
a. Xác định nhu cầu và khả năng nhân sự, đưa chính sách phù hợp, cân đối nhu
cầu và khả năng
b. Cân đối nhu cầu và khả năng, xác định nhu cầu và khả năng nhân sự, đưa
chính sách phù hợp
c. Đưa chính sách phù hợp, cân đối nhu cầu và khả năng, xác định nhu cầu và
khả năng nhân sự
d. Xác định nhu cầu và khả năng nhân sự, cân đối nhu cầu và khả năng, đưa
chính sách phù hợp
Câu 307: Đâu là nguồn tuyển chọn nhân sự của doanh nghiệp?
a. Các trường đào tạo, cơ sở đào tạo
b. Công ty môi giới, giới thiệu việc làm
c. Người xin việc trực tiếp đến xin việc
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 308: Sắp xếp các bước tuyển chọn nhân sự:

Trang 53/ 73
a. Xác định yêu cầu công việc, đưa ra tiêu chuẩn của người lao động, thủ tục
lựa chọn, mô tả công việc, kiểm chứng các dữ liệu thu thập được, thử việc,
kiểm tra sức khỏe, đưa ra quyết định tuyển dụng
b. Mô tả công việc, đưa ra tiêu chuẩn của người lao động, xác định yêu cầu
công việc thủ tục lựa chọn, kiểm chứng các dữ liệu thu thập được, kiểm tra
sức khỏe, thử việc, đưa ra quyết định tuyển dụng
c. Xác định yêu cầu công việc, mô tả công việc, đưa ra tiêu chuẩn của người
lao động, thủ tục lựa chọn, kiểm chứng các dữ liệu thu thập được, thử việc,
kiểm tra sức khỏe, đưa ra quyết định tuyển dụng
d. Mô tả công việc, đưa ra tiêu chuẩn của người lao động, xác định yêu cầu
công việc thủ tục lựa chọn, kiểm tra sức khỏe, kiểm chứng các dữ liệu thu
thập được, thử việc, đưa ra quyết định tuyển dụng
Câu 309: Đâu là tiêu chuẩn của nhà quản trị viên cấp cao?
a. Có năng lực tổ chức và định hướng
b. Có trình độ về lĩnh vực mà mình phụ trách
c. Có kinh nghiệm thực tiễn về công việc được giao
d. Có khả năng lựa chọn nhân sự trong bộ phận mình phụ trách
Câu 310: Đâu không phải là tiêu chuẩn của nhà quản trị viên trung gian?
a. Có trình độ về lĩnh vực mà mình phụ trách
b. Có khả năng quyết định nhanh, chủ động trong công việc được giao
c. Có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu sâu sắc công việc được giao
d. Có khả năng tổ chức và biết lựa chọn cán bộ
Câu 311: Đâu là hình thức đào tạo nhân viên mà doanh nghiệp sử dụng?
a. Tại các cơ sở giáo dục chuyên môn như trường Đại học, cơ sở đào tạo
nghiệp vụ
b. Khóa học và thực tập ngắn hạn
c. Khảo sát doanh nghiệp
d. Tất cả các phương án trên
Câu 312: Đâu là hình thức đào tạo nhân viên mà doanh nghiệp sử dụng?
a. Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ
b. Luân phiên thay đổi công việc
c. Phương pháp bài giảng
d. Tất cả các phương án trên
PHẦN 2: BÀI TẬP (5 điểm)
 Câu 1: Tính theo phương pháp phân bổ truyền thống (4 điểm)

Trang 54/ 73
Gợi ý
-Tính chi phí trực tiếp 1 đơn vị sản phẩm
-Tính khấu hao theo công thức
-Tính tổng chi phí gián tiếp tháng
-Tính hệ số K tương ứng với đề cho dựa theo công thức
-Tính chi phí gián tiếp phân bổ theo hệ số K
 Câu 2: Tính theo phương pháp mức lãi thô
Gợi ý
-Tính mức lãi thô đơn vị
-Tính tổng mức lãi thô tổng quát
-Tính lợi nhuận đích thực

Bài 1 Tình hình sản xuất của công ty x trong 1 tháng như sau:
STT Khoản mục Đơn vị tính A B C D E
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.000 đồng 340 320 350 300 300
2 Giờ công hao phí sản xuất 1 sản Giờ 1,2 2,0 3,0 2,2 3,0
phẩm
3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 200 340 320 310 420
4 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 đồng 340 200 350 430 400
5 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 đồng 1.020 1.200 1.700 1.560 1.800
Các chi phí khác:
- Chi phí quản lý hành chính: 12.000.000 đồng/ tháng
- Khấu hao tài sản cố định: 3.600.000 đồng/ tháng
Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
doanh thu (K1)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN

Trang 55/ 73
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) (Đv: 1.000 đồng)
A = 340 + (1,2 x 340) = 748
B = 320 + (2,0 x 220) = 720
C = 350 + (3,0 x 350) = 1.400
D = 300 + (2,2 x 430) = 1.246
E = 300 + (3,0 x 400) = 1.500
 Tính K1 (1 điểm)
-Chi phí gián tiếp tháng = 12.000 + 3.600 = 15.600 (1.000 đồng)
-Tổng doanh thu = (1.020 x 200) + (1.200 x 340) + (1.700 x 320) + (1.560 x 310)
+ (1.800 x 420) = 2.395.600 (1.000 đồng)
K1 = 15.600 / 2.395.600 = 0,007
 Tính chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) (đơn vị 1.000 đồng)
A = 0,007 x 1.020 = 7,14
B = 0,007 x 1.200 = 8,40
C = 0,007 x 1.700 = 11,90
D = 0,007 x 1.560 = 10,92
E = 0,007 x 1.800 = 12,60
 Lập bảng (1 điểm)
(Đv tính: 1.000 đồng)
SP CPTT CP gián tiếp phân Tổng CP Giá Lợi nhuận
bổ bán đv
A 748 7,14 755,14 1.020 264,86
B 720 8,40 728,4 1.200 471,6
C 1.400 11,90 1.411,90 1.700 288,1
D 1.246 10,92 1.256,92 1.560 303,08
E 1.500 12,60 1.512,6 1.800 287,4

Trang 56/ 73
Câu 2: (1 điểm)
(Đv tính: 1.000 đồng)
Sản phẩm Giá bán CP trực MLT đơn vị
tiếp
A 1.020 748 272
B 1.200 720 480
C 1.700 1.400 300
D 1.560 1.246 314
E 1.800 1.500 300
- Mức lãi thô tổng quát = (272 x 200) + (480 x 340) + (300 x 320) + (314 x
310) + (300 x 420) = 536.940 (1.000 đồng)
- LN đích thực = 536.940 – 15.600 = 521.340 (1.000 đồng)
Bài 2 Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
STT Khoản mục Đơn vị tính A B C D E
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.000 đồng 350 360 360 300 280
3 Giờ công hao phí sản xuất 1 Giờ 2,0 1,2 2,5 3,2 3,0
sản phẩm
4 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 270 220 360 420 350
5 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 đồng 230 190 310 400 350
6 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 đồng 950 600 1.450 1.900 1.750
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 đồng 6.000.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng đồng 4.000.000

Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
doanh thu (K1)? (4 điểm)

Trang 57/ 73
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) Đv: 1.000 đồng
A = 350 + (2,0 x 230) = 810
B = 360 + (1,2 x 190) = 588
C = 360 + (2,5 x 310) = 1135
D = 300 + (3,2 x 400) = 1.580
E = 280 + (3,0 x 350) = 1.330
 Tính K (1 điểm)
Tổng chi phí gián tiếp tháng = 6.000 + 4.000 = 10.000 (1.000 đồng)
Tổng doanh thu = (950 x 270) + (600 x 220) + (1.450 x 360) + (1.900 x 420) +
(1.750 x 350) = 2.321.000 (1.000 đồng)
K1= 10.000 / 2.321.000 = 0,004
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) (1000 đồng)
A = 0,004 x 950 = 3,8
B = 0,004 x 600 = 2,4
C = 0,004 x 1.450 = 5,8
D = 0,004 x 1.900 = 7,6
E = 0,004 x 1.750 = 7,0
 Lập bảng (1 điểm)
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
SP CPTT CP gián tiếp phân Tổng CP Giá Lợi nhuận
bổ bán đv
A 810 3,8 813,8 950 136,2
B 588 2,4 590,4 600 9,6
C 1.135 5,8 1.140,8 1.450 309,2

Trang 58/ 73
D 1.580 7,6 1.587,6 1.900 312.4
E 1.330 7,0 1.337,0 1.750 413

Câu 2: (1 điểm)
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Sản phẩm Giá bán CP trực MLT đơn
tiếp vị
A 950 810 140
B 600 588 12
C 1.450 1.135 315
D 1.900 1.580 320
E 1.750 1.330 420
-Mức lãi thô tổng quát = (140 x 270) +(12 x 220) + (315 x 360) + (320 x 420) +
(420 x 350) = 435.240 (1.000 đồng)
-LN đích thực = 435.240 – 10.000= 425.240 (1.000 đồng)

Bài 3: Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
STT Khoản mục Đơn vị A B C D E
tính
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.000 390 360 400 310 445
đồng
3 Giờ công hao phí sản xuất 1 sản Giờ 2,0 3,0 2,2 3,2 4,0
phẩm
4 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 400 210 320 230 270
5 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 270 300 290 320 360
đồng
6 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 1.150 1.240 1.420 1.750 2.400
đồng

Trang 59/ 73
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 đồng 12.500.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng đồng 5.000.000

Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
doanh thu (K1)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm)
Đv tính: 1.000 đồng
A = 390 + (2,0 x 270) = 930
B = 360 + (3,0 x 300) = 1.260
C = 400 + (2,2 x 290) = 1038
D = 310 + (3,2 x 320) = 1.334
E = 445 + (4,0 x 360) = 1.885
 Tính K1 (1 điểm)
Tổng chi phí gián tiếp tháng = 5.000 + 12.500 = 17.500 (1.000 đồng)
Tổng doanh thu= (1.150 x 400) + (1.240 x 210) + (1.420 x 320) + (1.750 x 230) +
(2.400 x 270) = 2.225.300 (1.000 đồng)
K1= 17.500 / 2.225.300 = 0,008
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) (Đv tính: 1.000 đồng)
A = 0,008 x 1.150 = 9,20
B = 0,008 x 1.1240 = 9,92
C = 0,008 x 1.420 = 11,36

Trang 60/ 73
D = 0,008 x 1.750 = 14,00
E = 0,008 x 2.400 = 19,20
 Lập bảng (1 điểm)
Đv: 1.000 đồng

Sản CPTT CP gián tiếp phân Tổng CP Giá Lợi nhuận


phẩm bổ bán đv
A 930 9,20 939,20 1.150 210,80
B 1260 9,92 1.269,92 1.240 -29,92
C 1.038 11,36 1.049,36 1.420 370,64
D 1.334 14,00 1.348 1.750 402,00
E 1.885 19,20 1.904,20 2.400 495,80
Câu 2: (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
Sản phẩm Giá bán CP trực MLT đơn vị
tiếp
A 1.150 930 220
B 1.240 1260 -20
C 1.420 1.038 382
D 1.750 1.334 416
E 2.400 1.885 515
-MTL tổng quát = (220 x 400) + (-20 x 210) + (382 x 320) + (416 x 230) + (515 x
270) = 440.770 (1.000 đồng)
-LN đích thực = 440.770 – 17.500 = 423.270 (1.000 đồng)

Bài 4 Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
STT Khoản mục Đơn vị
A B C D E
tính

Trang 61/ 73
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.000 600 410 420 390 330
đồng
2 Giờ công hao phí sản xuất 1 Giờ 1,2 3,5 3,5 3,0 4,0
sản phẩm
3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản 300 400 600 400 410
phẩm
4 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 340 430 375 400 395
đồng
5 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 1.000 1.80 1.900 2.100 2.220
đồng 0
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 đồng 12.500.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng đồng 4.500.000
Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
chi phí trực tiếp (K2)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) (1000 đồng)
A = 600 + (1,2 x 340) = 1.008
B = 410 + (3,5 x 430) = 1.915
C = 420 + (3,2 x 375) = 1.732,5
D = 390 + (3,0 x 400) = 1.590
E = 330 + (4,0 x 395) = 1.910
 Tính K2 (1 điểm)
Tổng chi phí gián tiếp tháng = 12.500 + 4.500 = 17.000 (1.000 đồng)

Trang 62/ 73
Tổng chi phí trực tiếp = (300 x 1.008) + (400 x 1.915) + (600 x 1.732,5) + (400 x
1.590) + (410 x 1.910) = 3.527.000 (1.000 đồng)
Suy ra: K2= 17.000 / 3.527.000 = 0,005
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) (1.000 đồng)
A = 0,005 x 1.008 = 5,04
B = 0,005 x 1.915 = 9,58
C = 0,005 x 1.732,5 = 8,67
D = 0,005 x 1.590 = 7,95
E = 0,005 x 1.910 = 9,55
 Lập bảng (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
SP CPTT CP gián tiếp phân bổ Tổng CP Giá bán Lợi nhuận đv
A 1.008 5,04 1.013,04 1.000 -13,04
B 1.915 9,58 1.924,58 1.800 -124,58
C 1.732,5 8,67 1.741,15 1.900 158,85
D 1.590 7,95 1.597,95 2.100 502,05
E 1.910 9,55 1.919,55 2.220 300,45

Câu 2: (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
Sản phẩm Giá bán CP trực tiếp MLT đơn vị
A 1.000 1.008 -8
B 1.800 1.915 -115
C 1.900 1.732,5 167,5
D 2.100 1.590 510
E 2.220 1.910 310
- Mức lãi thô tổng quát = (-8 x 300) + (-115 x 400) + (167,5 x 600) + (510 x
400) + (310 x 410) = 383.200 (1.000 đồng)
Trang 63/ 73
- LN đích thực = 383.200 – 17.000 = 366.200 (1.000 đồng)

Bài 5 Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
ST Khoản mục Đơn vị tính A B C D E
T
1 Chi phí NVL của 1 sản 1.000 đồng 440 390 390 430 345
phẩm
3 Giờ công hao phí sản xuất Giờ 2,5 1,5 3,0 2,2 3,0
1 sản phẩm
4 Sản lượng Sản phẩm 200 230 320 310 410
5 Tiền công cho 1 giờ sản 1.000 đồng 290 240 320 295 300
xuất
6 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 đồng 1.000 1.210 1.720 1.400 1.930
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 đồng 10.000.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng đồng 5.000.000

Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
chi phí trực tiếp (K2)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) Đơn vị tính: 1.000 đồng
A = 440 + (2,5 x 290) = 1.165

Trang 64/ 73
B = 390 + (1,5 x 240) = 750
C = 390 + (3,0 x 320) = 1.350
D = 430 + (2,2 x 295) = 1.079
E = 345 + (3,0 x 300) = 1.245
 Tính K (1 điểm)
Tổng chi phí gián tiếp tháng = 10.000 + 5.000 = 15.000 (1.000 đồng)
Tổng chi phí trực tiếp = (1.165 x 200) + (750 x 230) + (1.350 x 320) + (1.079 x
310) + (1.245 x 410) = 1.682.440 (1.000 đồng)
Suy ra: K2 = 15.000 / 1.682.440 = 0,009
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm: (1 điểm) (Đv: 1.000 đồng)
A = 0,009 x 1.165 = 10,49
B = 0,009 x 750 = 6,75
C = 0,009 x 1.350 = 12,15
D = 0,009 x 1.079 = 9,71
E = 0,009 x 1.245 = 11,21

 Lập bảng (1 điểm)


Đơn vị tính: 1.000 đồng
Sản phẩm CPTT CP gián tiếp phân bổ Tổng CP Giá bán Lợi nhuận đv
A 1.165 10,49 1.175,49 1.000 -175,49
B 750 6,75 756,75 1.210 453,25
C 1.350 12,15 1.362,15 1.720 357,85
D 1.079 9,71 1.088,71 1.400 311,29
E 1.245 11,21 1.256,21 1.930 673,79

Câu 2: (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng

Trang 65/ 73
Sản phẩm Giá bán CP trực tiếp MLT đơn vị
A 1.000 1.165 -165
B 1.210 750 460
C 1.720 1.350 370
D 1.400 1.079 321
E 1.930 1.245 685

Mức lãi thô tổng quát = (-165 x 200) + (460 x 230) + (370 x 320) + (321 x 310) +
(685 x 410) = 571.560 (1.000 đồng)
LN đích thực = 571.560 – 15.000 = 556.560 (1.000 đồng)
Bài 6: Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
ST Khoản mục Đơn vị A B C D E
T tính
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.00 300 280 375 330 330
đồng
2 Giờ công hao phí sản xuất 1 sản Giờ 2,5 2,0 1,5 2,2 3,0
phẩm
3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản 400 320 430 500 380
phẩm
4 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 350 300 280 250 310
đồng
5 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 1.10 1.230 1.100 1.42 1.510
đồng 0 0
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 Đồng 20.000.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng Đồng 10.000.000

Trang 66/ 73
Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
giờ công (K3)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) (Đv: 1.000 đồng)
A = 300 + (2,5 x 350) = 1.175
B = 280 + (2,0 x 300) = 880
C = 375 + (1,5 x 280) = 795
D = 330 + (2,2 x 250) = 880
E = 330 + (3,0 x 310) = 1.260
 Tính K3 (1 điểm)
- Tổng chi phí gián tiếp tháng = 10.000 + 20.000 = 30.000 (1.000 đồng)
- Tổng giờ công = (2,5 x 400) + (2,0 x 320) + (1,5 x 430) + (2,2 x 500) + (3,0
x 280) = 4.525 (giờ)
K3 = 30.000/ 4.525 = 6,63
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) ( đơn vị 1.000 đồng)ư
A= 6,63 x 2,5 = 16,58
B= 6,63 x 2,0 = 13,26
C = 6,63 x 1,5 = 9,95
D = 6,63 x 2,2 = 14,59
E = 6,63 x 3,0 = 19,89
 Lập bảng (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
CP gián tiếp phân Giá Lợi nhuận
SP CPTT Tổng CP
bổ bán đv
A 1.175 16,58 1.191,58 1.100 -91,58

Trang 67/ 73
B 880 13,26 893,26 1.230 336,74
C 795 9,95 804,95 1.100 295,05
D 880 14,59 894,59 1.420 525,41
E 1.260 19,89 1.279,89 1.510 230,11

Câu 2: (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
Sản phẩm Giá bán CP trực tiếp MLT đơn vị
A 1.100 1.175 -75
B 1.230 880 350
C 1.100 795 305
D 1.420 880 540
E 1.510 1.260 250
Mức lãi thô tổng quát = (-75 x 400) + (350 x 320) + (305 x 430) + (540 x 500) +
(250 x 380) = 578.150 (1.000 đồng)
LN đích thực = 578.150 - 30.000 = 548.150 (1.000 đồng)
Bài 7 Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
ST Khoản mục Đơn vị A B C D E
T tính
1 Chi phí NVL 1 sản phẩm 1.000 260 280 380 390 350
đồng
2 Giờ công hao phí sản xuất 1 sản Giờ 2,5 1,5 2,0 3,0 2,2
phẩm
3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 115 230 310 320 300
4 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 285 320 220 430 420
đồng
5 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 900 1.200 1.000 2.00 1.940
đồng 0
Các chi phí khác:

Trang 68/ 73
- Chi phí quản lý hành chính: 8.000.000 đồng/ tháng
- Khấu hao tài sản cố định: 4.000.000 đồng/ tháng
Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
giờ công (K3)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) (Đv: 1.000 đồng)
A = 260 + (2,5 x 285) = 972,5
B = 280 + (1,5 x 320) = 760
C = 380 + (2,0 x 220) = 820
D = 390 + (3,0 x 430) = 1.680
E = 350 + (2,2 x 420) = 1.274
 Tính K3 (1 điểm)
- Tổng chi phí gián tiếp tháng = 8.000 + 4.000 = 12.000 (1.000 đồng)
-Tổng giờ công = (2,5 x 115) + (1,5 x 230) + (2,0 x 310) + (3,0 x 320) + (2,2 x
300) = 2.872,5 (giờ)
Suy ra: K3 = 12.000 / 2.872,5 = 4,18
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm ( 1 điểm)
Đv: 1.000 đồng
A = 4,18 x 2,5 = 10,45
B = 4,18 x 1,5 = 6,27
C = 4,18 x 2,0 = 8,36
D = 4,18 x 3,0 = 12,54
E = 4,18 x 2,2 = 9,20
 Lập bảng (1 điểm)
(ĐV tính: 1000 đồng)

Trang 69/ 73
SP CPTT CP gián tiếp Tổng CP Giá Lợi nhuận
phân bổ bán đv
A 972,5 10,45 982,95 900 -82,95
B 760 6,27 766,27 1200 433,73
C 820 8,36 828,36 1.000 171,64
D 1.680 12,54 1.692,54 2.000 307,46
E 1.274 9,20 1.283,20 1.940 656,80
Câu 2: (1 điểm)
Đv tính: 1.000 đồng
Sản phẩm Giá bán CP trực tiếp MLT đơn vị
A 900 972,5 -72,5
B 1200 760 440
C 1.000 820 180
D 2.000 1.680 320
E 1.940 1.274 666
-Mức lãi thô tổng quát = (-72,5 x 115) + (440 x 230) + (180 x 310) + (320 x
320) + (666 x 300) = 450.862,5 (1.000 đồng)
-LN đích thực = 450.862,5 – 12.000 = 438.862,5 (1.000 đồng)
Bài 8 Tình hình sản xuất của công ty X trong 1 tháng như sau:
ST Khoản mục Đơn vị A B C D E
T tính
1 Chi phí NVL của 1 sản phẩm 1.000 395 355 370 390 360
đồng
2 Giờ công hao phí sản xuất 1 sản Giờ 2,4 2,2 2,5 2,2 3,0
phẩm
3 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 310 420 400 230 250
4 Tiền công cho 1 giờ sản xuất 1.000 320 290 310 285 360
đồng
5 Giá bán 1 sản phẩm 1.000 1.00 1.200 1.850 1.43 1.800

Trang 70/ 73
đồng 0 0
Các chi phí khác:
Chi phí Đơn vị tính Số tiền
Chi phí quản lý hành chính trong 1 đồng 15.000.000
tháng
Khấu hao tài sản cố định trong 1 tháng đồng 5.000.000

Câu 1: Tính giá thành, lợi nhuận đơn vị sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo
giờ công (K3)? (4 điểm)
Câu 2: Tính mức lãi thô đơn vị, mức lãi thô tổng quát, lợi nhuận đích thực của
doanh nghiệp trong một tháng (1 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm)
 Chi phí trực tiếp (1 điểm) Đv:
1.000 đồng
A = 395 + (2,4 x 320) = 1.163
B = 355 + (2,2 x 290) = 993
C = 370 + (2,5 x 310) = 1.145
D = 390 + (2,2 x 285) = 1.017
E = 360 + (3,0 x 360) = 1.440
 Tính K (1 điểm)
- Tổng chi phí gián tiếp tháng = 15.000 + 5.000 = 20.000 (1.000 đồng)
- Tổng giờ công = (2,4 x 310) + (2,2 x 420) + (2,5 x 400) + (2,2 x 230) + (3 x
250) = 3.924 (giờ)
K3 = 20.000/ 3.924 = 5,10
 Chi phí gián tiếp 1 sản phẩm (1 điểm) (Đv tính: 1.000 đồng)
A = 5,10 x 2,4 = 12,24
B = 5,10 x 2,2 = 11,22
C = 5,10 x 2,5 = 12,75
Trang 71/ 73
D = 5,10 x 2,2 = 11,22
E = 5,10 x 3,0 = 15,30

 Lập bảng (1 điểm)


Đv: 1.000 đồng
Sản phẩm CPTT CP gián tiếp phân bổ Tổng CP Giá bán Lợi nhuận đv
A 1.163 12,24 1.175,24 1.000 -175,24
B 993 11,22 1.004,22 1.200 195,78
C 1.145 12,75 1.157,75 1.850 692,25
D 1.017 11,22 1.028,22 1.430 401,78
E 1.440 15,30 1.455,30 1.800 344,70

Câu 2: (1 điểm)
ĐV tính: 1.000 đồng
Sản phẩm Giá bán CP trực tiếp MLT đơn vị
A 1.000 1.163 -163
B 1.200 993 207
C 1.850 1.145 705
D 1.430 1.017 413
E 1.800 1.440 360
-MTL tổng quát = (-163 x 310) + (207 x 420) + (705 x 400) + (413 x 230) + (360
x 250) = 503.400 (1.000 đồng)
-LN đích thực = 503.400 – 20.000 = 483.400 (1.000 đồng)

Trang 72/ 73
Trang 73/ 73

You might also like