Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Dân chủ xã hội chủ nghĩa

 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của
nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư
sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871, tuy nhiên,
chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.

- Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
+ từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện;
+ có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản.
- Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho
những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Càng hoàn thiện bao
nhiêu, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy nhiêu.
- Thực chất của sự tiêu vong này theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở
rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng
đông đảo và ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự quản).
- Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã hội... để đến lúc nó không còn tồn
tại như một thể chế nhà nước, một chế độ, tức là mất đi tính chính trị của nó.
- Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng lưu ý đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội
không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ
nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.

 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là: thực hiện chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu. được sáng
tạo và phát triển của con người.
- Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bản chất dân chủ xã hội chủ
nghĩa là dựa vào Nhà nước XHCN và sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là
thành viên trong xã hội với tư cách công dân, tư cách người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả,
quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ.
- Từ khi ra đời đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn xác địnhxây dựng nên dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là đông lực phát triển xã hội, là bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền
với kỷ cương và phải thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm,…
- Nội dung này được hiểu là:
+ Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN (dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh)
+ Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ,quyền lực thuộc về nhân dân)
+ Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnhcủa nhân dân, của toàn dân tộc)- Dân
chủ gắn với pháp luật (phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương)
+ Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp,mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội.
- Bản chất dân chủ XHCN ở VN được thực hiện thông qua 2 hình thức làdân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, một yêu cầu tất yếu là không ngừng củng cố, hoàn thiện
những điều kiện bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

You might also like