Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TIẾT

Ngày soạn:
Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen.
- Giải thích được kết quả của Menđen.
- Phân biệt được kiểu gen và kiểu hình, thể đồng hợp và thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Hiểu được mục đích, nội dung và ý nghĩa của phép lai phân tích.
- Hiểu được ý nghĩa của quy luật phân ly đối với lĩnh vực sản xuất và đời sống.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực giao tiếp - Năng lực thực nghiệm
- Năng lực hợp tác - Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực tự học
-
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen. (15 phút).
a. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn, đồng tính,
phân tính.
- Phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- Phát biểu được nội dung định luật phân li.
b. Nội dung:
*Giai đoạn 1: HS đọc thông tin 10 dòng đầu tiên SGK- T10. Trình bày các bước
thí nghiệm của Menđen.
* Giai đoạn 2: HS dựa vào hướng dẫn của GV. Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu
hình ở F2 của Thân cao x thân thấp, Quả lục x quả vàng và nhận xét kiểu hình ở
đời F1 và F2. Nêu dấu hiệu của tính trạng trội và tính trạng lặn.
* Giai đoạn 3: HS quan sát tính trạng của bố, mẹ, đời con F1 và F2 trong 3 trường
hợp ở bảng 2. Nhận xét kiểu hình của F1, F2 trong 3 phép lai trên. Nêu dấu hiệu
của đồng tính và dấu hiệu phân tính.
c. Sản phẩm dự kiến.
*Giai đoạn 1. Các bước thí nghiệm của Menden:
- Bước 1: ở cây chọn làm mẹ (cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín.
- Bước 2: ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu
nhụy của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) thu được F1.
- Bước 3: cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
*Giai đoạn 2. Sơ đồ lai
P: Thân cao x Thân thấp
F1: Thân cao
F2: 3 cao: 1 thấp
(KH có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn).
P: Quả lục x Quả vàng
F1: Quả lục
F2: 3 quả lục: 1 quả vàng
(KH có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn).
- Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình → Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng cơ thể.
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: là tính trạng không biểu hiện ở F1 đến F2 mới biểu hiện.
*Giai đoạn 3.
F1: đồng tính hoa đổ (của bố hoặc mẹ), TT này giống với của bố hoặc của mẹ.
F2: Vừa có tính trạng trội vừa có tính trạng lặn, không giống với bố mẹ. TLKH
F2 3 trội: 1 lặn.
- Hiện tượng đồng tính: đời F1 chỉ có 1 kiểu hình.
- Hiện tượng phân tính: đời F2 vừa có kiểu hình trội, vừa có kiểu hình lặn.
d. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ, chia lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1,3 Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 1: HS đọc thông tin 10 dòng đầu tiên
SGK- T10. Trình bày các bước thí nghiệm của Menđen?
Nhóm 2,5 Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2: HS dựa vào hướng dẫn của GV. Viết
sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 của Thân cao x thân thấp, Quả lục x quả
vàng và nhận xét kiểu hình ở đời F1 và F2?. Nêu dấu hiệu của tính trạng trội và
tính trạng lặn?
Nhóm 4,6 Thực hiện nhiệm vụ Giai đoạn 3: HS quan sát tính trạng của bố, mẹ, đời
con F1 và F2 trong 3 trường hợp ở bảng 2. Nhận xét kiểu hình của F1, F2 trong 3
phép lai trên?. Nêu dấu hiệu của đồng tính và dấu hiệu phân tính?
- HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được giao.
- GV chỉ định 1 bạn trong nhóm lên trình bày.
- HS được chỉ định lên trình bày nhiệm vụ trước lớp, các nhóm khác lắng nghe,
nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án (nếu có).
- GV nhận xét, chuẩn hóa đáp án và chốt kiến thức.

Hoạt động 2: Giải thích thí nghiệm của Mendel


a) Mục tiêu: mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- Các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
b) Nội dung:
- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm :
+ Mỗi nhân tố tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định .
+ Trong quá trình phát sinh gtử có sự phân li của cặp nhân tố di trưyền .
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh
- Sơ đồ lai:
P: AA x aa
G/P: A a
F1: Aa
F1 X F1 : Aa x Aa
G/F1: A, a A, a
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh g.tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về 1 g.tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng của P.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.3 sgk/9 và nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm -> trả lời các câu hỏi:
-Menđen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?

-Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại KG F2 như thế nào?

-Tại sao F2 lại có tỉ lệ KH 3 hoa đỏ:1 hoa trắng?


- GV: YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
- GV thông báo: Menđen cho rằng mỗi t.trạng trên cơ thể do 1 cặp nhân tố di
truyền (cặp gen) q.định. Ở thế hệ P, F1, F2: mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định.
- GV hoàn thiện và giải thích thêm cho HS rõ: Như vậy theo Menđen: Sự phân li
của cặp NTDT trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá
trình thụ tinh là cơ chế di truyền các tính trạng.
- HS: Nghiên cứu TT SGK và tranh vẽ -> thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
-> Đại diện HS trả lời theo dõi nhận xét bổ sung, hoàn thiện kiến thức.
=> Yêu cầu hiểu được :
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là 1A:1a, nên tỉ lệ KG ở F¬2 là 1AA : 2Aa : 1aa.

+ Vì AA và Aa đều biểu hiện KH trội (hoa đỏ) còn aa biểu hiện KH lặn (hoa
trắng).
- HS: Nghe và tiếp thu kiến thức.

Hoạt động 3: Phép lai phân tích


a) Mục tiêu: mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- Các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
b) Nội dung:
* Một số khái niệm :
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Ví dụ:
AA, aa, ...
- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Ví dụ: Aa.
*Xét ví dụ: (SGK/T )
* Kết luận:
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG
với cá thể mang trính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang
tính trạng trội có KG đồng hợp trội ( phép lai 1), còn kết quả phép lai là phân tính
thì cá thể đó có KG dị hợp
(phép lai 2)
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS:
Nêu tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen ?
- Từ kết qủa trên GV phân tích, khắc sâu các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp,
thể dị hợp.
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong sgk.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Khi cho đậu H.Lan hoa đỏ và hoa trắng (ở F2 trong TN của M.đen) giao phấn với
nhau thì k.quả thu được sẽ như thế nào?
- GV gợi ý để HS viết sơ đồ lai. Tính trạng hoa đỏ ở F2 có những loại KG nào?
(AA hoặc Aa).
- GV: Gọi đại diện HS trả lời yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
- GV thông báo: Phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.
Vậy phép lai phân tích là gì? (yêu cầu HS chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
… SGK/11)
- GV gọi 1 vài HS trả lời gọi HS nhận xét
- GV hoàn thiện.
- HS trả lời:
Tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm 1 AA: 2 Aa :1 aa.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS:đọc thông tin tìm hiểu kiến thức.
- HS: Dựa vào gợi ý, thảo luận: Viết sơ đồ lai→ trả lời câu hỏi.
- HS: Đại diện trình bày nhóm khác nhận xét:
Phép lai 1:
P: AA x aa
(h.đỏ) (h.trắng)
GP: A a
F1: Aa (toàn h.đỏ)

Phép lai 2:
P: Aa x aa
(hoa đỏ) (hoa trắng)
GP: 1A ; 1a a
F1: 1Aa(hoa đỏ) : 1aa (hoa trắng)
-HS hiểu được :
+ Hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và Aa
+ Lai với cá thể mang tính trạng lặn.
- HS: chọn từ hay cụm từ để hoàn thành các khoảng trống ở bài tập.
Các từ hay cụm từ cần điền theo thứ tự: (trội, kiểu gen, lặn, đồng hợp trội, dị hợp)
- HS: Đại diện nêu định nghĩa: lai phân tích.
- HS thảo luận trả lời: để xác định được kiểu gen của các cá thể mang tính trạng
trội cần phải thực hiện phép lại phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng
lặn. Nếu kết quả phép lai là:
+ 100% cá thể mang tính trạng trội thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng
hợp trội.
+ 1 trội : 1 lặn thì cá thể mang tính trạng trội đó có KG dị hợp.

Hoạt động 4: Ý nghĩa của tương quan trội - lặn


a, Mục tiêu
Nêu được ý nghĩa của tương quan trội - lặn đối với sản xuất.
Xác định được tương quan trội – lặn bằng phương pháp lai phân tích.
b, Nội dung
-Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và chia nhóm để thảo luận trả lời câu hỏi:
?1 Vì sao thông thường các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt còn các tính
trạng lặn là các tính trạng xấu.
?2 Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
?3 Làm thế nào để xác định được tương quan trội - lặn.
- Dựa vào bài thảo luận nhóm em hãy đưa ra ý nghĩa tương quan trội – lặn trong
sản suất
c, Sản phẩm
- HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
ĐA1: Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là tính trạng xấu
sẽ bị đào thải ngay; các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái
đồng hợp. Ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át.
Vì vậy, tính trạng lặn khó bị đào thải đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là
các tính trạng tốt.
- Ví dụ:
+ Ở cà chua: tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả
vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn.
+ Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.
- Thông thường tính trạng trội là tốt, tính trạng lặn là xấu.
ĐA2:
+Tạo nên tính đồng nhất về các đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các
cá thể trong cùng một giống.
+Sử dụng để hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời
sau có những giá trị vốn có của nó
+Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giống
nhằm giảm bớt sự xuất hiện của các tính trạng xấu.
ĐA3: - Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:
+ Ví dụ: P: AA x aa
F1: Aa
F1 x F1: Aa x Aa
F2 có tỷ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa,
--> kiểu hình: 3 trội : 1 lặn
KL: Ý nghĩa của tương quan trội lặn
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính
trạng trội thường có lợi, tính trạng lặn thường có hại.
=>Tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế
cao.
- Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng
lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm
tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.
d, Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi.
?1 Vì sao thông thường các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt còn các tính
trạng lặn là các tính trạng xấu.
?2 Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
?3 Làm thế nào để xác định được tương quan trội - lặn.
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
- GV chữa đáp án của các nhóm và đưa ra đáp án.
- HS ghi chép bài.
- GV đưa ra câu hỏi tổng kết: Dựa vào bài thảo luận nhóm em hãy đưa ra ý nghĩa
tương quan trội – lặn trong sản suất.
- HS trả lời câu hỏi và giáo viên kết luận đồng thời nhấn mạnh lại nội dung chính
trong bài.
Hoạt động 5: Hiện tượng di truyền trung gian hay tính trội không hoàn toàn
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di
truyền trội hoàn toàn.
b) Nội dung:
* Giai đoạn 1: GV chiếu hình ảnh 3, yêu cầu học sinh quan sát, nêu sự khác nhau
về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen.
* Giai đoạn 2: GV yêu cầu học sinh điền vào bảng cho trước.
* Giai đoạn 3: GV yêu cầu học sinh viết sơ đồ lai
c) Sản phẩm dự kiến:
* Giai đoạn 1: HS quan sát tranh nêu được sự khác nhau
+ Trội không hoàn toàn: ở F1 xuất hiện tính trạng trung gian của bố và mẹ (hồng),
F2 xuất hiện với tỉ lệ 1:2:1.
+ Thí nghiệm của Menđen: F1 xuất hiện tính trạng trội (đỏ), F2 xuất hiện với tỉ lệ
3:1.
* Giai đoạn 2: HS hoàn thành bảng
Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 (Aa) 100% tính trạng trội 100% tính trạng trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3 trội : 1 lặn 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
Phép lai phân tích dùng trong trường hợp nào sử dụng phép lai phân tích
không sử dụng phép lai phân tích

* Giai đoạn 3: HS viết được sơ đồ lai


d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu, đọc thông tin trong SGK
và cá nhân học sinh suy nghĩ.
- Cá nhân học sinh trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Hoạt động 6: Phương pháp giải bài tập thuộc định luật Menđen
a)Mục tiêu:
- HS nắm được các bước giải bài tập thuộc định luật Menđen.
- HS giải được bài tập “lai 1 cặp tính trạng”.
b)Nội dung
* Giai đoạn 1: GV hướng dẫn HS các bước giải bài
- Các bước giải bài tập
Bước 1: Xác định trội lặn
Có 2 cách để xác định trội - lặn
Nếu từ giả thuyết, ta biết được hai cơ thể P mang các tính trạng tương phản và F1
đồng tính (không có tính trạng trung gian); thì tính trạng xuất hiện ở F1 là tính
trạng trội.
Phân tích ở con lai để xác định tỷ lệ của từng cặp tính trạng tương phản. Nếu xác
định được tỉ lệ 3:1 thì tỉ lệ 3 thuộc về tính trạng trội và 1 thuộc về tính trạng lặn.
Bước 2: Qui ước gen
Dùng chữ cái in hoa để kí hiệu gen quy định tính trạng trội, dùng chữ cái thường
tương ứng để kí hiệu gen qui định tính trạng lặn.
Bước 3: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố, mẹ.
Bước 4: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
- Hạt trên cây F1 chính là đời F2
* Giai đoạn 2: GV đưa ra bài tập vận dụng, HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
Bài tập: Ở cà chua, màu quả được qui định bởi một cặp gen và tính trạng quả đỏ là
trội so với quả vàng.
Giao phấn 2 cây cà chua P thu được F1.
Cho một số cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau, thấy xảy ra 3 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: F1: quả đỏ x quả đỏ. F2 cho 289 cây quả đỏ và 96 cây quả vàng.
- Trường hợp 2: F1: quả đỏ x quả đỏ. F2 cho 320 cây đều quả đỏ.
- Trường hợp 3: F1: quả đỏ x quả vàng, F2 cho 315 cây đều là quả đỏ.
1.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.
2.Có nhận xét gì về KG và KH của P? Giải thích.
c)Sản phẩm dự kiến
- HS biện luận và viết được 3 sơ đồ lai tương ứng với 3 trường hợp đề bài nêu.
d)Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tiến hành làm việc nhóm, chuẩn bị lên bảng
trình bày.
* Nhiệm vụ:
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét phần bài làm, giải đáp và tổng kết nội dung.

You might also like