CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NHẬP MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ TRONG GIÁO DỤC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NHẬP MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ TRONG GIÁO

DỤC
Phần 1: Trắc nghiệm
Sinh viên lựa chọn MỘT phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Tổ chức là gì?
tổ chức đươc hiểu là một nhóm những con người có cấu trúc nhất định, cùng hoạt
động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt được mục đích đó một con người
riêng lẻ không thể nào làm được.
Câu 2. Nêu các đặc điểm của tổ chức?
- Mọi tổ chức đều mang tính mục đích rất rõ ràng
- Mọi tổ chức đều là những tổ chức gồm nhiều người làm việc vì mục tiêu
chung trong cơ cấu tổ chức ổn định.
- Mọi tổ chức đều chia sẻ mục tiêu lớn – cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá
trị đối với khách hàng.
- Mọi tổ chức đều là tổ chức mở
- Mọi tổ chức đều được quản lý
Câu 3.Trình bày khái niệm tổ chức
Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những
mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định. Đó có thể là một trường học,
một bệnh viện, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một đơn vị quân đội,
một hiệp hội, một nhà thờ... Nói cách khác, tổ chức đươc hiểu là một nhóm những
con người có cấu trúc nhất định, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó,
mà để đạt được mục đích đó một con người riêng lẻ không thể nào làm được.
Câu 4. Nêu các đặc điểm của tổ chức công.
Tổ chức công là tổ chức thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc không có chủ sở
hữu.
(Tổ chức tư là tổ chức thuộc sở hữu tư nhân (của một hay một nhóm người).)
Câu 5. Trình bày các đặc điểm của quản lý theo lý thuyết quản lý khoa học.
phát triển kỹ năng quản lý qua phân công và chuyên môn hoá quá trình lao
động, hình thành quy trình sản xuất dây chuyền; họ là những người đầu tiên nêu
lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện công nhân, dùng đãi ngộ để
tăng năng suất lao động; nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng
những phương pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề quản lý.
Câu 6. Trình bày các chức năng cần thiết của một nhà quản lý theo Lý thuyết quản
lý hành chính của Henry Fayol (1841-1925).
4 chức năng tương đối độc lập, đó là:
 Lập kế hoạch
 Tổ chức
 Lãnh đạo-chỉ đạo
 Kiểm tra-đánh giá
Câu 7. Nêu các đặc điểm của “Quản lý giáo dục” 7 đặc điểm
- Quản lý giáo dục mang tính chính trị-xã hội
- Quản lý giáo dục coi trọng tính hệ thống và tính thực tiễn
- Quản lý giáo dục gắn liền với quá trình trao đổi thông tin
- Quản lý giáo dục là một quá trình thích ứng (trước những thay đổi, thách
thức của xã hội)
- Quản lý giáo dục là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề (đào tạo
CBQLGD)
- Quản lý giáo dục phải có khả năng ngăn ngừa chủ nghĩa hình thức, sự rập
khuôn, máy móc trong quá trình tạo ra sản phẩm giáo dục, cũng như không
cho phép có sản phẩm hỏng.
- Quản lý giáo dục ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử,…
Câu 8. Quá trình quản lý giáo dục bao gồm những yếu tố nào?
- Chủ thể quản lý (CTQL)
- Đối tượng quản lý (ĐTQL)
- Mục tiêu quản lý (MTQL)
- Khách thể quản lý (KTQL)
- Phương pháp quản lý (PPQL)
- Công cụ quản lý (CCQL)
Câu 9. Theo Nghị quyết 29, yếu tố nào là là thành công của giáo dục nước ta trong
thời gian qua?
 Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 10. Yếu tố nào có tác động đến đổi mới giáo dục ở nước ta?
Câu 11. Nêu các biểu hiện của quản lý dựa vào nhà trường?
5.1.1. Quản lý dựa vào nhà trường
Ý nghĩa của QL dựa vào NT:
 Xu hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong QLGD, tăng quyền hạn và
trách nhiệm của chủ thể QL trong nhà trường nhằm giải quyết vấn đề nhanh,
phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu;
 Xu hướng tự chủ và chịu trách nhiệm của nhà trường và người đứng đầu nhà
trường;
 Tự chủ sẽ kéo theo phát huy đổi mới, sáng tạo của các thành viên nhà trường;
 Tự chủ, tự quản đòi hỏi năng lực phù hợp của người đứng đầu, tinh thần, trách
nhiệm của tập thể trong việc giải quyết vấn đề tại chỗ kịp thời và phù hợp nhất;
 QL dựa vào nhà trường đòi hỏi các thành viên đầu tư nhiều thời gian cho nhà
trường, coi nhà trường là một phần của mình;
 QL dựa vào nhà trường đòi hỏi các cấp quản lý cấp trên ít can thiệp, chỉ đạo
một chiều, trực tiếp vào hoạt động của nhà trường.
Điều kiện thực hiện quản lý dựa vào nhà trường:
 Xác định rõ nhà trường là một thực thể trung tâm trước bất kỳ biến đổi nào
trong hệ thống;
 Nhà trường thực sự được tự chủ giải quyết những vấn đề về nhân sự, chuyên
môn và tài chính với sự phối hợp chặt chẽ của các thực thể hữu quan khác;
 Nhà trường tạo dựng được văn hóa cởi mở, tin tưởng, chia sẻ, trách nhiệm, tạo
động lực cho các thành viên;
 Xây dựng được cơ chế giám sát/tự gián sát, kiểm tra/tự kiểm tra hiệu quả, với
hệ thống thông tin đa chiều minh bạch, chính xác, tin cậy;
 Xây dựng cơ chế khuyến khích tự chủ của các thành viên;
 Xây dựng môi trường giáo dục mở, liên kết với các LLXH khác trong việc thực
thi nhiệm vụ giáo dục.
 …

Câu 12. Trình bày điều kiện thực hiện quản lý dựa vào nhà trường.
Câu 13. Hiện nay các nhà trường ở Việt Nam là loại hình tổ chức như thế nào?
Câu 14. Quản lý là gì?
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ
chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết
lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình
nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng
các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ
"quản lý" cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức.
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ/lãnh đạo và kiểm tra
Câu 15. Nêu các điểm khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo?
Lãnh đạo Quản lý
 Vạch đường đi, định hướng dài hạn  Tổ chức, liên kết đối tượng QL;
chuỗi tác động của chủ thể quản lý;
 Tạo ra viễn cảnh để tập hợp mọi  Tập hợp sử dụng nhân tài, vật lực để
người vào tổ chức; biến viễn cảnh thành hiện thực;
 Đối tượng lãnh đạo là một thực thể,  Đối tượng quản lý đa dạng, có thể là
thiết chế, con người; con người, hoạt động, sự vật, lĩnh
vực…
 Lãnh đạo là người quản lý  QL đôi khi phải làm người lãnh đạo
Lãnh đạo Quản lý
 Lãnh đạo đổi mới và phát triển  Quản lý điều hành và duy trì
 Lãnh đạo tập trung vào con người  Quản lý tập trung vào hệ thống và
cấu trúc
 Lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng  Quản lý dựa vào sự kiểm soát
 Lãnh đạo thách thức với thực tế  Quản lý chấp nhận thực tế
 Lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao?  Quản lý hỏi như thế nào và khi nào?
 Lãnh đạo có tầm nhìn rộng, xa.  Quản lý tập trung kết  quả công việc
 Lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng  Quản lý làm theo, quan tâm nội tại
lớn bên ngoài
 Lãnh đạo làm việc đúng  Quản lý làm đúng việc

Câu 16. Quản lý và quản trị khác nhau ở điểm nào?


Quản lý Quản trị

Quản lý là nghệ thuật đạt được Quản trị thường liên quan đến việc
Ý nghĩa mục đích đã được xác lập sẵn hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các
thông qua người khác kế hoạch và chính sách

Chức năng của quản lý là thi Chức năng của quản trị là việc đưa
Bản chất
hành ra quyết định

Quản lý quyết định ai và như thế Quản trị quyết định trả lời cho câu
Quá trình
nào hỏi cái gì và bao giờ

Quản lý có chức năng thi hành


Quản trị có chức năng tư duy bởi vì
Chức bởi vì người quản lý hoàn thành
các kế hoạch và chính sách được
năng công việc của mình dưới sự
quyết định dựa theo các tư duy này
giám sát nhất định

Kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng con người Kỹ năng nhận thức và con người

Cấp độ Cấp trung và thấp Cấp cao

Các quyết định quản lý đưa ra bị


Mức độ Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm
ảnh hưởng bởi giá trị, quan
ảnh cộng đồng, chính phủ, các tổ chức
điểm, tín ngưỡng và quyết định
hưởng tôn giáo, hoặc phong tục...
của người quản lý khác.

Quản lý chi phối người lao động Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của
của tổ chức, những người được doanh nghiệp, những người mà thu
Tình trạng
trả thù lao (theo hình thức lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình
lương). thức cổ tức.

Câu 17. Đâu là điểm chung giữa các trường phái quản lý khoa học, quản lý hành
chính, quản lý định lượng?
Câu 18. Đâu là ưu điểm vượt trội của Lý thuyết văn hóa quản lý theo trường phái
quản lý Nhật Bản so với các lý thuyết của trường phái tâm lý-xã hội về quản lý
trong thế kỷ XX?
Câu 19. Tại sao cho rằng: “QLGD là một “ánh xạ” các ý tưởng trong quản lý kinh
tế, quản lý xã hội vào hoạt động giáo dục với sự hòa trộn các tri thức về tâm lý
học, giáo dục học và xã hội học”?
Câu 20. Nhận định: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là QLGD là quản lý hoạt
động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thai này sang trạng thái khác và dần
đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định” mang hàm ý gì?
Câu 21. Trình bày diễn đạt đầy đủ nhất các mối quan hệ giữa 6 yếu tố của quá trình
quản lý giáo dục.
Câu 22. Tại sao nói QLGD là một khoa học?
Câu 23. Hãy chọn ý đúng và điền vào chỗ trống trong câu sau:“Quyết định trong
quản lý giáo dục là cơ sở để………………………… hoạt động của các thành viên
trong tổ chức”
Câu 24. Nêu những điều kiện cơ bản để hình thành khoa học QLGD.
Câu 25. Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản của đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay?
Câu 26. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên cần chú trọng hơn
vào công việc nào?
Câu 27. Vì sao và trong phạm vi nào mô hình nhà trường hiệu quả là nhà trường
đạt được các kết quả, hiệu quả về giáo dục?
Câu 28. Nêu các đặc điểm quản lý dựa vào nhà trường ?
Câu 29. Căn cứ vào đâu để xác định tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận:
Câu 31. Tìm từ điền vào chỗ trống: “Quản lý có tính khoa học vì nó nghiên cứu,
phân tích cácmối quan hệ quản trị nhằm tìm ra những ……..vận dụng những quy?
luật đó trong quản lý sao cho hiệu quả”
Câu 32. Nêu các đặc điểm của khoa học quản lý
- Khoa học quản lý có tính ứng dụng cao
- Khoa học quản lý là khoa học xã hội - hành vi.
- Khoa học quản lý là khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn
- Khoa học quản lý vừa có tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Đặc điểm của Khoa học quản lý giáo dục

- - Khoa học có tính liên ngành, đa ngành cao


- - Khoa học có tính ứng dụng cao: thực tiễn vừa là nguyên nhân vừa là mục
đích nghiên cứu
- - Khoa học đảm nhận các chức năng nhận thức, cải tạo và dự báo

Câu 30. Khoa học quản lý có những chức năng nào


Khoa học quản lý là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành và biến đổi các
tổ chức của con người trong môi trường cùng phương pháp, các nghệ thuật để thực
hiện có hiệu quả nhất đòi hỏi của các quy luật này nhằm đạt được mục tiêu đã
định.

Khoa học quản lý có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý, tức là các quan
hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Khoa học quản lý có nhiệm vụ nghiên cứu các mối quan hệ trên nhằm tìm ra
những quy luật, các vấn đề có tính quy luật của hoạt động quản lý và cơ chế vận
dụng các quy luật đó trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó mà tác
động lên các yếu tố vật chất khác (các nguồn lực) một cách có hiệu quả.

Khoa học quản lý cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên
cứu sâu các môn học về quản lý theo từng lĩnh vực hoặc theo ngành chuyên môn
hóa như: quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản lý hành chính nhà nước,
quản lý giáo dục, quản lý văn hóa, xã hội, quản lý TDTT ...

Câu 33. Cho biết tên tác giả/đại biểu ưu tú của các Tư tưởng/học thuyết quản lý
sau: Tư tưởng Đức trị Khổng Tử Tư tưởng Pháp trị Hàn Phi Tử, Lý thuyết
quản lý khoa học Fededric W.Taylor, Lý thuyết quản lý hành chính- tổ chức
Henry Fayol, Trường phái tâm lý-xã hội trong quản lý
Câu 34. Hãy nêu các hạn chế của tư tưởng quản lý theo Đức trị.
Hạn chế như tính bảo thủ, mơ hồ, ảo tưởng
Câu 35. Yếu tố nào được khẳng định là quan trọng theo trường phái tâm lý-xã hội
trong quản lý?
những quan điểm quản lý nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan
hệ xã hội của con người trong công việc.
Câu 36. “Quản lý là một quá trình liên tục của các chức năng quản lý: hoạch địch,
tổ chức, nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra và phản hồi” là tư tưởng được phản ánh trong
thuyết quản lý nào?
Câu 37. Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục liên quan đến những hoạt động nào
1) Ở cấp hệ thống (vĩ mô), có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có
hệ thống, có ý thức, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành bình
thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng và chất lượng.
Hay quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám
sát… một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 38. Quyết định trong quản lý có các vai trò gì?
Câu 39. Công cuộc đổi mới căn bản giáo dục – đào tạo hiện nay đang thực hiện đổi
mới những yếu tố nào của quá trình giáo dục?
Câu 40. Điền các từ thích hợp vào các vị trí có dấu …
Chương trình giáo dục trước đây được xây dựng theo tiếp cận …. ; chương trình
giáo dục hiện nay được xây dựng theo tiếp cận……
Câu 41. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Mô hình quản lý nhà
trường hiệu quả kỳ vọng cao cho sự thành công của …..
Câu 42. Hãy ghép đôi các câu sau đê có được những đặc điểm của mô hình quản lý
nhà trường hiệu quả:
i) Tạo cơ hội và thời gian cho a) quá trình học tập của học sinh
ii) Tạo một môi trường b) giữa nhà trường và gia đình
iii) Tạo mối quan hệ tích cực c) giáo dục an toàn và trật tự
iv) Giám sát thường xuyên d) học sinh thực hiện nhiệm vụ học
tập
Câu 43: Hãy nêu thuộc tính và đặc điểm của quản lý.
Câu 44. Giải thích ngắn gọn vấn đề sau: Vì sao nói quản lý diễn ra ở mội tổ chức
dù tổ chức có quy mô lớn hay nhỏ?
Câu 45: Để thực hiện được vai trò quản lý định hướng vào tương lai của tổ chức
thì chức năng, người quản lý cần chú ý vào (những) chức năng nào?
Câu 46. Đặc trưng nào là đặc trưng chính của quản trị ?
Câu 47. Quyết định quản lý phụ thuộc vào điều gì và cần chú ý tới những điểm gì?
Câu 48. Trường A được xã hội đánh giá là ngôi trường có chất lượng tốt, và thầy
hiệu trưởng của trường A được đánh giá là CBQL giỏi. Cấp trên đã điều thầy hiệu
trưởng từ trường A sang làm hiệu trưởng trường B. Để trường B có kết quả hoạt
động tốt, thầy hiệu trưởng cần làm gì?
Câu 49. Nêu hạn chế của lý thuyết quản lý theo trường phái Định lượng?
Câu 50. Tại sao tư tưởng quản lý theo “pháp trị” thời kỳ Trung Hoa cổ đại
KHÔNG phải là tư tưởng quản lý vạn năng?
Câu 51. Nêu vai trò của mục tiêu quản lý trong các hoạt động quản lý giáo dục.
Câu 52. Tính thực tiễn trong QLGD thể hiện ở chỗ nào?
Câu 53. QLGD là một nghề, do vậy các nhà QLGD cần phải làm gì?
Câu 54. Hãy chọn từ và điền vào chỗ trống trong câu sau: “Quyết định trong quản
lý giáo dục có vai trò….. toàn bộ hoạt động của nhà trường”
Câu 55. Một nhà quản lý thực hiện các hoạt động theo thứ tự sau đây để ra quyết
định quản lý của mình. Theo bạn thứ tự đó đã theo đúng qui trình ra quyết định hay
chưa?
 Đúng qui trình  Không đúng qui trình
Nếu chưa đề nghị sắp xếp lại đúng qui trình
TT Các hoạt động đã được sắp xếp Sắp xếp lại theo thứ tự
1 Tìm các phương án để giai quyết vấn đề
2 Chọn tiêu chuẩn để đánh giá phương án
3 Xác định vấn đề ra quyết định
4 Lựa chọn phương án và ra quyết định
5 Đánh giá phương án

Câu 56. Khoa học QLGD có những đặc điểm nào?


Câu 57. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, người học cần học tập để làm
gì?
Câu 58. Hãy viết ra các phẩm chất cần hình thành ở người học trong chương trình
giáo dục phổ thông mới.
Câu 59. Tiếp cận quản lý nào được xem là “công cụ tốt hỗ trợ cho thiết chế tổ
chức, bởi vì mỗi người đều có vai trò nhất định trong chu trình đó với yêu cầu chất
lượng cao, vì vậy có sự phân cấp từ người lãnh đạo đến từng bộ phận và cá nhân”.
Câu 60. Phân tích SWOT giúp nhà quản lý thực hiện tốt nhất điều gì?
  Sự điều hành phải nhận thức thật mạch lạc “ Hoàn cảnh chủ quan” và “Tình thế
khách quan”.
          Hoàn cảnh chủ quan được thể hiện qua hai nhân tố: Điểm mạnh (Strong) và
Điểm yếu (Weak).

          Tình thế khách quan được thể hiện qua hai nhân tố: Thuận lợi (Opportunity)
và Khó khăn (Threat)

S (Mạnh) W (Yếu)

O (Thuận lợi) T (Đe dọa)

           Tổng hợp lại thường đòi hỏi người điều hành nhà trường biết phân tích
SWOT

          Sự phân tích SWOT tốt giúp cho người quản lý nhà trường xác định được
chiến lược hành động (clhđ) phù hợp.

          Nếu chủ quan mạnh và khách quan thuận lợi thì cllhđ: Tăng tốc - Phát triển

Nếu chủ quan mạnh và khách quan khó khăn thì clhđ: Ổn định – Thích ứng

Nếu chủ quan yếu và khách quan thuận lợi thì clhđ: Ổn định – Tăng trưởng

Nếu chủ quan yếu và khách quan yếu thì clhđ: Ổn định - Phòng thủ

Câu 61. Vì sao Khoa học quản lý có tính ứng dụng cao?
Câu 62. Đâu là đặc điểm của chức năng chỉ đạo, lãnh đạo?
Câu 63. Nhà quản lý cấp trung là những ai?
Câu 64. Tìm từ điền vào chỗ trống: “Khoa học quản lý có đối tượng nghiên cứu là
các ……….., tức là các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Những quan hệ này có thể là quan hệ giữa tổ chức với môi trường, hay mối quan
hệ giữa các cá nhân và cá nhân, cá nhân và tập thể, quan hệ giữa chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý”
Câu 65. Nêu các đặc điểm của quản lý, quản trị theo tư tưởng “nhân trị” hay “đức
trị” của Nho giáo.
Có thể nói một hệ thống quản trị theo hướng nhân trị giúp tăng gắn kết nhân
viên với lãnh đạo và doanh nghiệp, cũng như gắn kết giữa mục tiêu của nhân viên
và mục tiêu doanh nghiệp để nhân viên đi làm không chỉ lĩnh lương mà còn giải
quyết vấn đề của doanh nghiệp. Nhân viên mến và cảm phục lãnh đạo thì mức độ
cam kết sẽ cao hơn.

Sự yêu thương khi được hình thành sẽ khơi gợi cảm giác đam mê, mong muốn
cống hiến. Họ sẽ cảm thấy văn phòng, nhà máy là ngôi nhà thứ hai. Nếu đã hạnh
phúc, sẽ có năng suất lao động cao, có kết quả tốt và gắn kết lâu dài.

Tuy nhiên, nếu chỉ đi theo nhân trị thuần tuý và suy tôn thái quá thì sẽ nảy sinh
vấn đề. Văn hoá nhân trị phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu, khi một lãnh đạo
mới lên thay mà chưa có tầm vóc, tư duy, hình ảnh như lãnh đạo bấy lâu vẫn được
tôn sùng thì hiệu quả sẽ suy giảm đáng kể.

Đặc biệt, sự sùng bái, thần tượng thái quá sẽ dần làm thui chột năng lực của cấp
dưới vì quen nghe lời hơn là phản biện, quen báo cáo và đợi chỉ đạo hơn là tự giải
quyết vấn đề. Nhân sự trong những mô hình này luôn cho rằng sếp luôn giỏi hơn
mình nên trong mọi việc phải hỏi mới dám làm.

Khi tổ chức lớn lên đạt quy mô hàng nghìn, hàng chục nghìn người, lãnh đạo sẽ
không đủ khả năng lo cho từng người nếu chỉ đơn giản là nhân trị. Thay vào đó, họ
thường chăm chút cho một nhóm nhỏ quanh mình với hy vọng lan truyền được tinh
thần đó đến toàn bộ nhân viên. Thế nhưng mặt trái là hình thành các nhóm được ưu
ái hơn trong một tổ chức, nảy sinh tình trạng bất bình đẳng, doanh nghiệp cũng dễ
sập.
Có thể nhận thấy, mặc dù còn một số hạn chế như tính bảo thủ, mơ hồ, ảo
tưởng, nhưng tư tưởng quản lý theo đức trị của Nho giáo vẫn là một trào lưu
tư tưởng chính của Trung Hoa cổ đại, phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ,
được lưu truyền lại cho các thế hệ sau và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và phong
cách quản lý hiện đại, nhất là ở phương Đông.

Câu 66. Nêu đặc điểm của lý thuyết tích hợp – hội nhập trong quản lý?
Câu 67. Đề cao vai trò của tập thể, phát huy tinh thần tập thể trong quản lý tổ chức
là nội dung được phản ánh trong trường phái/lý thuyết quản lý nào?
Câu 68. Đâu là hạn chế của lý thuyết tâm lý-xã hội trong quản lý?
Quan điểm này cho rằng những quan hệ xã hội đã có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự hăng hái làm việc của công nhân, con người sẽ kém sự hăng hái khi
phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu. Từ đó
các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản lý có thể động viên con
người bằng cách thừa nhận những nhu cầu xã hội của họ, tạo điều kiện cho họ
cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung.
Ví dụ như cho người lao động nhiều tự do hơn để thực hiện các quyết định liên
quan đến công việc được giao, quan tâm hơn đến các nhóm không chính thức,
thông tin nhiều hơn cho người lao động biết các kế hoạch và hoạt động của tổ
chức.

Câu 69. Nêu các nguyên tắc sử dụng thông tin trong quản lý.
Câu 70. Nêu các điều kiện cơ bản để Khoa học quản lý giáo dục tồn tại.
Câu 71. Trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường
phổ thông cần phải làm gì?
Câu 72. Quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay đòi hỏi những ai phải có
những đổi mới trong hoạt động của mình?
Câu 73. Tiếp cận giải quyết vấn đề bằng cách xem xét trong khuôn khổ đầu vào,
quá trình biến đổi, đầu ra và liên hệ ngược được gọi là tiếp cận gì?
Câu 74. Trong tiếp cận nào người điều hành nhà trường bao quát các hoạt động
qua các chức năng 1) Kế hoạch hóa, 2) Tổ chức, 3) Chỉ đạo, chỉ huy, 4) Giám sát,
kiểm tra và 5) Thông tin.
Câu 75. Phẩm chất nổi bật của nhà quản lý trong nhà trường là phẩm chất nào?
Câu 76. Nêu những giải pháp đổi mới giáo dục trong nghị quyết 29 .
Câu 77. Nhà quản lý là ai?
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ/lãnh đạo và kiểm tra.
Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của
những người khác để tổ chức do họ quản lý đạt được mục đích của mình
Câu 78. Người quản lý cần có những phẩm chất gì?

 Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.


 Có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng.
 Có tính logic, phân tích và lập luận một cách chặt chẽ.
 Có khả năng động viên và lãnh đạo mọi người.
 Có thể làm việc hiệu quả, nhanh chóng và không rời khỏi khi công việc chưa
hoàn thành.
 Có khả năng thuyết phục mọi người làm việc.
 Có khả năng ra những mệnh lệnh.
 Có một khả năng về chuyên môn nhất định.

Câu 79: Trong trường đại học, vị trí nào là vị trí quản lý cấp trung?
Câu 80: Những phương pháp nào được sử dụng trong nghiên cứu khoa học quản
lý?
Câu 81. Nêu những bài học từ tư tưởng“Đức trị” trong quản lý?
Câu 82. Nêu điểm giống nhau giữa Lý thuyết quản lý khoa học và Lý thuyết quản
lý hành chính - tổ chức?
Câu 83. Hãy phân tích tính hệ thống trong QLGD
Câu 84. Hãy chọn ý đúng và điền vào chỗ trống trong câu sau: “QLGD là một quá
trình………
Câu 85. Quan điểm kết quả trong QLGD chú trọng điều gì?
Câu 86. Một quyết định trong QLGD có hiệu lực và hiệu quả khi hội đủ các yêu
cầu nào?
Câu 87. Hãy viết theo thứ tự các bước triển khai thực hiện quyết định trong quản

Câu 88. Hãy viết theo thứ tự các bước của qui trình sử dụng thông tin trong quản lý
nói chung và QLGD nói riêng.
Câu 89. Để điều hành các hoạt động của nhà trường có kế hoạch, quy trình thực
hiện chuyên nghiệp và hiệu quả, Hiệu trưởng cần vững vàng về năng lực nào?
Câu 90. Trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, CNTT có
những vai trò nào?
Câu 91. Tiếp cận đối tượng quản lý giúp nhà quản lý thực hiện tốt nhất điều gì?
Câu 92. Mục tiêu của mô hình quản lý dựa vào nhà trường là gì?
Câu 93. Hãy cho biết các trường học ở Việt Nam (tất cả các cấp học, loại hình…)
thuộc loại tổ chức nào? Giải thích vì sao?
Tổ chức vì lợi nhuận là tổ chức tồn tại chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Yếu tố được
quan tâm nhất từ các tổ chức này là bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ các khoản
đầu tư và lợi ích của các chủ sở hữu được thỏa mãn như thế nào. Vì vậy, các
trường học ở Việt nam ( tất cả các cấp học, loại hình.....)thuộc loại tổ chức vì lợi
nhuận. Vì khi người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình thì chi
phí mà người đó nhận lại được phải phù hợp với những kiến thức cũng như công
sức giảng dạy mà người đó đã bỏ ra.

Câu 94. Luận giải về những yêu cầu để vận dụng tư tưởng “Đức trị” trong quản lý
học sinh và tập thể học sinh của người giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông
Việt Nam hiện nay?
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt
công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ
môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà
trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ
nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo
đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia
đình, nhà trường và xã hội. 

Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong
xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong quá trình dạy học tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng
lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và đồng thời gắn
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm
phát triển năng lực xã hội (kỷ năng sống).

Câu 95. Phân tích các yếu tố của quá trình quản lý và trình bày mối liên hệ lô-gíc
giữa các yếu tố đó?
Câu 96: Hãy giải thích vì sao nói “quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật”?
a) Tính khoa học.
- Khoa học quản lý là hệ thống các tri thức lý luận bao gồm các khái niệm, phạm
trù, các quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết.
- Quản lý có tính khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích các mối quan hệ quản
trị nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quản lý
sao cho có hiệu quả. Quá trình quản lý luôn đặt ra những nhiệm vụ mới cho các
nhà quản lý. Hoàn thiện quản lý như là một quá trình tất yếu của một tổ chức,
doanh nghiệp.
- Khoa học quản lý có quá trình hình thành, phát triển mạnh mẽ và ngày nay nó
trở thành một môn khoa học quan trọng. Nhờ có tri thức khoa học mà các nhà quản
lý đề ra được các giải pháp quản lý có căn cứ, phù hợp với quy luật khách quan
trong những vấn đề quản lý cụ thể.
- Tính khoa học của quản lý đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vững
những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức. Nắm vững quy luật
thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý.
- Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các
phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, biết sử dụng những thành tựu của khoa
học và kỹ thuật (như các phương pháp đo lường, định lượng, dự đoán, các phương
b) Tính nghệ thuật.
- Nghệ thuật quản lý là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơ
hội một cách khôn khéo, tài tình nhằm đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Quản
lý là một nghệ thuật vì nó lệ thuộc khá lớn vào cá nhân nhà quản lý (thiên bẩm, tài
năng, cơ may, mối quan hệ…).
- Nghệ thuật quản lý còn thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo, ứng phó kịp thời với
từng tình huống cụ thể của nhà quản lý. Nghệ thuật quản lý được tạo lập trên cơ sở
tiềm lực (sức mạnh), tài thao lược (kiến thức và thông tin) và yếu tổ giữ được bí
mật ý đồ.
- Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình
muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quản lý. Không phải mọi hiện tượng
đều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật về tổ chức, quản lý đều đã
được nhận thức thành lý luận.
- Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý, suy cho
cùng quản lý là sự tác động tới con người với những nhu cầu và các mối quan hệ
hết sức đa dạng phong phú. Những mối quan hệ của con người luôn đòi hỏi nhà
quản lý phải xử lý khéo léo, linh hoạt, "nhu hay cương", 'cứng hay mềm" và điều
đó khó có thể trả lời hay áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp. Mặt khác, tính
nghệ thuật của quản lý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâm lý cá nhân của từng
nhà quản lý, phụ thuộc vào cơ may, vận hội và rủi ro v.v...

Câu 97: Đánh giá những đóng góp của Lý thuyết quản lý của Peter Drucker đối với
sự phát triển về lý luận và thực tiễn quản lý hiện nay ?
Peter F.Drucker là chuyên gia kinh tế học, một nhà nghiên cứu về quản lí và
chính trị học được cho là nổi tiếng nhất thời hiện đại của nước Mỹ và cũng là nhân
vật đại diện cho trường phái kinh nghiệm chủ nghĩa phương Tây. Theo Drucker,
"quản lí là làm những điều đúng đắn, lãnh đạo là làm những điều đúng đắn." Là
một giảng viên về quản lí, ông đề cao tầm quan trọng của quản lí như một thể chế
có ưu thế và cơ bản. Theo ông, quản lí có 3 chức năng: Quản lý một doanh nghiệp,
quản lý các nhà quản lý và quản lý công nhân và công việc. Ông ủng hộ cho một
nơi làm việc linh hoạt hơn, hợp tác hơn, và uỷ quyền tới tất cả mọi người trong tổ
chức. Những thuật ngữ và chiến lược lãnh đạo của ông vẫn còn được áp dụng cho
đến ngày nay. Việc ông đề cao tầm quan trọng của quản lí là để cho các tổ chức
phải thật lưu tâm đến khâu này, tránh việc tốn quá nhiều thời gian vào việc xây
dựng đội ngũ quản trị. Quản lí làm những điều đúng đắn nghĩa là phải hướng tổ
chức làm những điều đúng đắn để thành công.

Câu 98: Trình bày đặc điểm và cơ cấu nội dung của khoa học QLGD?
Câu 99. Hãy luận giải ý nghĩa của hoạt động quản lý đối với sự phát triển của tổ
chức?
Trong một tổ chức nhất định vai trò của quản lý hết sức quan trọng bới những lý
do sau đây:

- Định hướng hoạt động tương lai của tổ chức


Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý sẽ thông qua chức năng lập kế hoạch sẽ
xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức cũng như cách thức hoạt động của tổ
chức. Vai trò này của quản lý được thực hiện thông qua chức năng lập kế hoạch.
Tổ chức sẽ xây dựng những chiến lược phát triển và hướng mọi hoạt động trong tổ
chức đến việc thực hiện chiến lược đó.

- Lập kế hoạch, tổ chức, phân công, phối hợp, điều khiển, hướng dẫn và kiểm tra
nỗ lực của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục
tiêu chung của tổ chức.

- Kết hợp hài hòa lợi ích của từng cá nhân và của tập thể trên cơ sở phát huy nỗ lực
cá nhân, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọng
mục tiêu cá nhân gắn với mục tiêu của tổ chức

Trong quá trình quản lý, chủ thể sẽ đề ra các phương án để tính toán hợp lý nhằm
cân đối hài hòa lợi ích của các bên. Đảm bảo cho tổ chức đạt được lợi ích chung,
còn cá nhân đạt được những lợi ích riêng của mình. Quản lý cũng sẽ giúp hạn chế
những xung đột về lợi ích trong tổ chức, hướng mọi người đến thực hiện lợi ích
chung.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức
Quản lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực vạt chất trong tổ chức được
tiết kiệm và hiệu quả. Trong quá trình quản lý chủ thể sẽ tính toán các phương án
tối ưu để đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực. Tận dụng các nguồn lực trong tổ
chức.

- Đảm bảo sự ổn định và thích ứng cao của tổ chức trong môi trường luôn biến
động

Hoạt động quản lý sẽ giúp cho tổ chức duy trì được sự ổn định và phát triển lâu
dài. Đảm bảo duy trì và củng cố những kết quả đạt được. Tổ chức luôn tồn tại
trong một môi trường nhiều biến động và thay đổi.

- Cũng cố địa vị của tổ chức, gia tăng sự đóng góp của tổ chức đối với xã hội.
Thông qua hoạt động quản lý của tổ chức giúp cho tổ chức diễn ra đồng bộ nhịp
nhàng, các mục tiêu đề ra được thực hiện 1 cách thuận lợi và nhanh chóng. Từ đó
giúp cho hoạt động của tổ chức ngày một hoàn thiện và tốt hơn, tăng khả năng
cạnh tranh trong tổ chức.

- Có thể khẳng định rằng quản lý là hoạt động tất yếu trong tổ chức. Nếu không có
hoạt động quản lý thì mọi hành động liên kết, phối hợp điều trở nên không có ý
nghĩa. Quản lý mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với tổ chức mà còn đối với bản
thân các thành viên trong tổ chức đó.

Câu 100. Đánh giá những đóng góp của Lý thuyết văn hóa quản lý theo trường
phái quản lý Nhật Bản đối với sự phát triển về lý luận và thực tiễn quản lý?
Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi

Công việc phải dài hạn, duy trì việc làm suốt đời cho công nhân, xây dựng trách
nhiệm của cả hai bên (thợ và chủ) đối với nhau.

Tất cả hợp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít với
nhau về tổ chức.

Không có sự áp đặt từ trên, các nhân viên tự xử sự cho phù hợp với từng tình
huống. Mọi người đựơc tham gia vào quyết định chung. Thuyết Z cho rằng việc ra
quyết định tập thể hiệu quả hơn quyết định từ cá nhân. Vì tập thể có nhiều kinh
nghiệm hơn cá nhân.
Chăm lo đến chất lượng đời sống công nhân, giữa ban giám đốc và công nhân có
sự gần gũi hơn nhờ thông tin thương xuyên hai chiều.

Lý thuyết Kaizen - chìa khóa sự thành công trong quản lý ở Nhật Bản của
Masakima

Tính kỷ luật;

Quản lý thời gian;

Phát triển tay nghề;

Tham gia các hoạt động trong công ty;

Tinh thần lao động;

Sự cảm thông;

Sản phẩm có chất lượng;

Sản xuất vừa đủ và đúng lúc;

Công ty luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của công nhân;

Khuyến khích công nhân cải tiến và báo cáo mọi vấn đề phát sinh trong quá trình
làm việc để người quản lý kịp thời giải quyết.

* Nhận xét về thuyết Z và thuyết Kaizen

Thuyết Z và thuyết Kaizen đều nêu bật giá trị của tập thể trong quản lý một tổ
chức, đề cao quyết định tập thể, nỗ lực tập thể, đều chủ trương không khí gia đình
trong doanh nghiệp và đều mong muốn hoạt động quản lý có hiệu quả cao. Tuy
nhiên, thuyết Z chú trọng đến quản lý nhân viên trên cơ sở truyền thống văn hóa
Nhật Bản, đề cao tinh thần thái độ làm việc của nhân viên. Trong khi đó, Kaizen
hướng về sự cải tiến quản lý, cải tiến từng bước nhỏ trong công ty. Thuyết Z và
thuyết Kaizen là chìa khoá của sự thành công về quản lý của Nhật Bản trong những
năm qua và hiện nay.

Câu 101. Hãy trình bày chi tiết và giải thích các quan điểm nổi bật trong quản lý
nói chung và quản lý giáo dục nói riêng?
Quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân
công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.

Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một nhân tố
có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh
vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã hội
dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực quản
lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức,
điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên
để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay
quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội.

Như vậy có thể nói vai trò của quản lý trong xã hội là một vai trò khách quan và tất
yếu dưới dạng này hay dạng khác, diễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ,
có cấu trúc đơn giản hay phức tạp. Quản lý vừa là sản phẩm hoạt động của con
người vừa là mục đích của con người để đạt được kết quả lao động như mong
muốn. Con người chính là chủ thể tạo ra hoạt động quản lý.

Trong một tổ chức nhất định vai trò của quản lý hết sức quan trọng bới những lý
do sau đây:

- Định hướng hoạt động tương lai của tổ chức


- Lập kế hoạch, tổ chức, phân công, phối hợp, điều khiển, hướng dẫn và kiểm tra
nỗ lực của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục
tiêu chung của tổ chức

- Kết hợp hài hòa lợi ích của từng cá nhân và của tập thể trên cơ sở phát huy nỗ lực
cá nhân, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọng
mục tiêu cá nhân gắn với mục tiêu của tổ chức

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức
- Đảm bảo sự ổn định và thích ứng cao của tổ chức trong môi trường luôn biến
động

- Cũng cố địa vị của tổ chức, gia tăng sự đóng góp của tổ chức đối với xã hội.

Có thể khẳng định rằng quản lý là hoạt động tất yếu trong tổ chức. Nếu không có
hoạt động quản lý thì mọi hành động liên kết, phối hợp điều trở nên không có ý
nghĩa. Quản lý mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với tổ chức mà còn đối với bản
thân các thành viên trong tổ chức đó.

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui
luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN
Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ
giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Hai cấp độ của quản lý giáo dục:

1) Ở cấp hệ thống (vĩ mô), có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có hệ
thống, có ý thức, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành bình
thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng và chất lượng.

Hay quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát… một
cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu
phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

2) Ở cấp độ nhà trường (cấp vi mô, cơ sở), quản lý giáo dục là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Phó HT,
Tổ trưởng CM…) lên các lĩnh vực hoạt động của nhà trường (hoạt động giáo dục,
dạy học, phát triển nhân lực (GV, NV), vật lực, tài lực (CSVC, TC,…) làm cho nhà
trường vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục đã được xác định, không
ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần thực hiện mục tiêu chung
của hệ thống giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

You might also like