Thị trường lụa tơ tằm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tổng quan thị trường tơ lụa thế 

giới
Ngày nay, sản xuất tơ lụa đang được duy trì theo các phương pháp truyền thống và
các phương pháp mới hơn.Sản lượng sản xuất lụa tơ tằm hằng năm ở các quốc gia
lớn như là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thị
trường quốc tế.Theo số liệu thống kê mới nhất vào năm 2018, Trung Quốc vẫn là
quốc gia số 1 trên thế giới về sản lượng tơ tằm xuất ra với 146.000 tấn.
Châu Á Thái Bình Dương hiện là nhà sản xuất lụa lớn nhất với sự sẵn có của
nguyên liệu thô trong khu vực. Cụ thể, Trung Quốc chiếm 70% sản lượng lụa của
thế giới và 90% xuất khẩu lụa của thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất lụa tơ lụa lớn
thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 18% sản lượng tơ thô trên thế giới.Việt Nam là
nước sản xuất lụa lớn thứ ba ở châu Á và lớn thứ sáu trên thế giới, sản xuất khoảng
450 tấn.
Mặc dù nhu cầu về sản phẩm tơ lụa đang tăng lên ở châu Âu và Bắc Mỹ nhưng
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là thị trường lụa phát triển nhanh nhất về
giá trị và khối lượng, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đến năm 2021. Trung
Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan là những thị trường lụa tơ lụa ở khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương.Nhu cầu lụa tại khu vực này chủ yếu là do sự gia tăng
dân số và xuất khẩu hàng dệt may của các quốc gia trong vùng. Ngoài ra, nhu cầu
lụa trong nước của Trung Quốc và Ấn Độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu
của thị trường lụa toàn cầu.
Thị trường lụa tơ tằm Việt Nam
Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là nghề lâu đời ở Việt Nam nhưng dần dà
người Việt quen dùng vải sợi tổng hợp hoặc lụa Trung Quốc mà quên bẵng nước ta
có chất liệu lụa đẹp, giá trị cao.
Bằng sự kết hợp giữa sản xuất truyền thống với công nghệ tiên tiến, sản phẩm lụa
tơ tằm Việt Nam có phẩm cấp vượt trội so với các nước trong khu vực, ngang ngửa
với mặt hàng cùng chủng loại đạt chất lượng cao của thế giới
Những sợi tơ trắng muốt, dải lụa Việt mỏng manh nhưng cũng rất tinh xảo của
thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng),thủ phủ Dâu tằm tơ (DTT) Việt Nam, đã vươn xa
nhiều châu lục, kể cả những thị trường khó tính như Pháp,Italia, Ấn Độ, Nhật
Bản… Đó là thành quả của việc sử dụng nguyên liệu là sợi tơ tự nhiên, chủ động
hoàn toànvề công nghệ ươm tơ cao cấp (công nghệ dệt của Nhật Bản, in của Hàn
Quốc) cùng kinh nghiệm lâu năm của những thợ dệt lành nghề.
Việt Nam có sản lượng xuất khẩu lụa thứ 3 châu Á và thứ 6 trên Thế giới thế
nhưng có một nghịch lý là trên bản đồ tơ lụa thế giới không có tên Việt Nam:
Không thể tìm được những tấm lụa óng ả với dòng chữ “Made inVietnam” bởi lụa
Việt được xuất khẩu bằng tên của những thương hiệu lụa nổi tiếng thế giới. Thị
trường bánnhiều dòng tơ cao cấp của Bảo Lộc nhưng rất ít người biết xuất xứ hàng
hóa. Đó là thiệt thòi rất lớn. Nguyên nhân dễ hiểu nhất có thể hiểu được là do Việt
Nam chỉ xuất khẩu lụa thô chứ không có một thương hiệu nào xuất khẩu những
mặt hàng lụa tơ tằm cao cấp“made in Việt Nam”.

You might also like