Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trần Thị Bích Ngọc – K44C- GDTH

Câu hỏi: Truyền thống quê hương, gia đình ảnh hưởng như thế nào đến việc hình
thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trả lời:
*Truyền thống quê hương ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển Tư
tưởng Hồ Chí Minh:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đánh giặc giữ nước với
nhiều di tích lịch sử gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc : Phan Đình
Phùng, Phan Bội Châu, Trần Phú, Lên Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh
Khai….Chính tinh thần yêu nước của các vị anh hùng đã hình thành con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần yêu nước mãnh liệt.
- Nam Đàn, Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học
+ Khoa thi trường Tân Mão (1891), trường Nghệ An có 1600 thí sinh dự thi, đỗ 20
cử nhân, Nam Đàn có 6 vị
+Khoa thi Giáp Ngọ (1894) trường Nghệ An có 2000 thí sinh dự thi, đỗ 22 cử
nhân, Nam Đàn có 8 vị.
+……
Hay như Phan Bội Châu sau khi đỗ đạt không làm quan mà tri thức ra giúp đời,
cứu nước.
*Truyền thống gia đình ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển Tư tưởng
Hồ Chí Minh:
Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sự yêu thương,
chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị. Người thấu hiểu công cha, nghĩa mẹ,
tình an hem, tình làng nghĩa xóm, nghĩa đồng bào qua cuộc sống hàng ngày,
qua bài giảng của cha, sự dạy bảo của mẹ.
- Thứ nhất, ảnh hưởng của cha- cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
+ Cha của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là người thầy đầu
tiên của Nguyễn Sinh Cung - dạy chữ, dạy làm người và giáo dục lòng yêu
nước cho con.
+ Trong năm năm từ chối không ra làm quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến
những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, kết
giao với những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước, đặc biệt là lớp sĩ
phu yêu nước, có tư tưởng “bài” phong kiến, chống Pháp như Phan Bội
Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân… Và điều đặc biệt, đi đến đâu
ông cũng thường cho Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đi cùng. Với
tư tưởng tiến bộ và chán ghét chốn quan trường, năm 1905, cụ Sắc cho hai
người con trai của mình - là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung
xuống Vinh học trường Tiểu học Pháp - bản xứ. Đây là một quyết định
được cho là khác người của cụ, bởi vào trường này là phải học chữ Pháp,
trong khi cụ theo đuổi nền giáo dục truyền thống theo lối nho học (cụ đỗ
Phó bảng năm 1901).
+ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một khoa bảng vào đầu thế kỉ XX lúc mà
dân tộc Việt Nam chìm đắm trong ách nô lệ thực dân Pháp. Cụ đi lên từ lớp
nông dân nghèo khổ, bền chí phấn đấu để thành công. Khi đỗ đạt cụ không
quay lưng với người đồng cảnh mà hết lòng cưu mang cứu giúp họ. Khi
phải ra làm quan cụ sống thanh bạch, giản dị, khi không làm quan cụ vẫn
giữ nét sống đó. Chính điều đó đã hình thành Bác Hồ nhân cách sống giản
dị, thanh cao.
 Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho Bác trí tuệ, học
vấn, mà còn truyền lòng nhiệt huyết, chí khí mạnh mẽ và động lực vượt
qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân, giải
phóng dân tộc. Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghệ, lòng yêu nước,
thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn
Tất Thành và theo suốt cuộc đời Hồ Chí Minh sau này.
- Thứ hai, ảnh hưởng của  từ người mẹ nhân từ và hiền hậu - Bà Hoàng Thị
Loan 
+ Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình Nho học, ít nhiều có được
học chữ thánh hiền; lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống yêu nước với
những làn điệu dân ca trữ tình, bà đã sớm có vốn sống, vốn văn học dân
gian phong phú. Kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc, một người mồ côi cả
cha lẫn mẹ - Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để
chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng. Nhờ có Bà động viên,
khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh sử và không phụ
công Bà, ông đã đỗ đạt thành danh. 
+ Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình
giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Bà đã giáo
dục con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điệu dân ca xứ
Nghệ, bằng tục ngữ, ca dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho
con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết yêu lao động, biết
làm những việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu khó,
sáng tạo. Bà đã tập cho con những việc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống
quen thuộc hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh Cung.
 Như vậy, có thể khẳng định rằng truyền thống quê hương, gia đình giữ
vai trò quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài
bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh cũng như hình thành và phát
triển Tư tưởng Hồ Chí Minh.    

You might also like