Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

vr

Bản ND
1. Khái niệm của công nghệ thực tế ảo, kính
thực tế ảo?
-Công nghệ thực tế ảo Virtual Reality được viết tắt là
VR là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa)
được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên
dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.
Không chỉ tạo ra không gian ảo mà còn có thể tương tác thực
tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau
như: Thính giác, khứu giác và xúc giác.
-Kính thực tế ảo (Virtual Reality Glasses) hay còn gọi là
kính thực tại ảo, là sản phNm sử dụng công nghệ VR, có khả
năng tái tạo, mô phỏng toàn bộ không gian nhờ vào khả năng
xử lý bằng máy tính, một cách chân thật và sống động.
Hình ảnh và màu sắc đều như thật, mọi hành động của người
sử dụng đều được tương
tác đến góc nhìn trong thực tế ảo, tạo cảm giác vô cùng chân
thật, phá bỏ mọi giới hạn thông thường.
2. Lịch sử hình thành
- Năm 1956 chiếc máy VR đầu tiên có tên là
Sensorama, được phát minh bởi Morton Heilig, còn
được mệnh danh như "Cha Đẻ" của thực tế ảo. Nó kết
hợp nhiều công nghệ để Kích thích tất cả các giác quan,
Có một video 3D đầy đủ màu sắc kết hợp Âm thanh,
Rung động, Mùi và các Hiệu Ứng Khí Quyển.
-Tiếp nối 4 năm sau đó của ông là mặt nạ có tên là
Telephere Mask (1960) nó tương tự như 1 chiếc
Sesorama thu nhỏ, thiết bị này có 3D lập thể tầm nhìn
rộng và âm thanh nổi trung thực nhưng vẫn chưa có
tính năng theo dõi chuyển động. Mặc dù 2 phát minh
này đều được cấp bằng sáng chế vào thời điểm đó
nhưng nó lại hoàn toàn thất bại về thương mại, vì nó
gây ảnh hưởng lớn cho mắt và trải nghiệm người dùng,
gây nên tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn và đau
mắt cho người sử dụng.
-Đến 1968, màn hình gắn trên đầu VR / AR đầu tiên
Sword of Damocles kết nối với máy tính được tạo ra
bởi giáo sư Ivan Sutherland và họ trò của mình.. Đó là
một thiết kế lớn, có phần trông khá đáng sợ vì nó phải
treo trên trần nhà và quá nặng để bất kỳ người dùng
nào có thể thoải mái đeo và mang theo.
-Năm 1990 các trò chơi VR đã có thời điểm quan trọng
đầu tiên với sự ra đời của Virtuality, một trải nghiệm
chơi game được hỗ trợ bởi VR HMD dành cho các
dòng video cao cấp. Người chơi sẽ ngồi trên ghế, đeo
kính VR và được xem các trò chơi thực tế ảo đầu tiên
mà chúng ta biết.
-Sau một chiến dịch Kickstarter (Huy động vốn) thành
công đáng ngạc nhiên vào năm 2012, Palmer Luckey
nhà sáng lập của Oculus và Oculus Rift đã cung cấp
cho các game thủ PC sành điệu một thứ mà họ đã quên
rằng họ luôn mong muốn.
-Đến năm 2016, hàng trăm công ty đang phát triển các
sản phNm VR. Nổi bật nhất vẫn là những cái tên như
HTC, Sony, Microsoft, Apple, Samsung và Facebook

3. Cấu tạo của kính


Cấu tạo gồm 2 phần chính:
- Phần cứng Các thiết bị đầu vào của kính: giúp tăng
cường kích thích các giác quan của người dùng nhằm
mô phỏng môi trường thực tại ảo như tai nghe âm
thanh nổi, các thiết bị cảm biến vị trí G-sensor, điều
khiển Bluetooth,… Các thiết bị đầu ra của kính: bao
gồm màn hình hiển thị, bộ phản hồi cảm giác, xung
lực,…
-Phần mềm và các ứng dụng thực tế ảo là nguyên lý
chủ chốt của hệ thống thực tế ảo. Các ứng dụng này
được viết từ rất nhiều các ngôn ngữ lập trình khác nhau
để mô hình hóa và mô phỏng các đối tượng.

4. Nguyên lí hoạt động


-Các loại kính thực tế ảo đều hoạt động theo nguyên lý 3D side
by side. Có nghĩa là chia màn hình thành 2 khung hình, mỗi
mắt đáp ứng một khung hình ảnh. Khi bạn đeo kính, hai khung
hình ấy sẽ được hội tụ qua thấu kính, giúp cho hình ảnh chập
lại và tạo ra độ nổi như mô hình 3D.
-Các màn hình chiếu hình ảnh thường sẽ rất sát với mắt từ 10 -
15 cm. Nhưng khi đeo kính lên bạn lại thấy hình ảnh ở rất xa,
giống như đang xem phim chiếu trên màn hình có kích thước
lên cả trăm inch.
-Để có sự tương tác giữa người sử dụng với môi trường mô
phỏng thực tế ảo, thì các màn hình hiển thị có thể là
smartphone, tivi,... giúp xử lý thông tin ngay khi bạn quay sang
phải, trái hay nhìn lên, xuống. Nhưng các thiết bị này đều phải
có module G-sensor để thích hợp sử dụng kính thực tế ảo

5. Cách sử dụng kính thực tế ảo


-Việc sử dụng kính thực ảo khá đơn giản. Đầu tiên, bạn
cần có một chiếc kính thực tế ảo và một chiếc điện thoại thông
minh, có các ứng dụng dành cho kính thực tế ảo (module G-
sensor).
-Tiếp theo, bạn mở một video hay bộ phim mình muốn
xem. Sau đó, gắn chiếc điện thoại vào kính thực tế ảo rồi đeo
lên. Cuối cùng, điều chỉnh các nút xoay hoặc vặn làm sao cho
hình ảnh trong kính sắc nét nhất.

6. Các loại kính thực tế ảo


-Kính thực tế ảo chia làm 2 loại:
 +Sử dụng điện thoại gắn trực tiếp gắn lên kính:
Giá thành thấp, sử dụng chủ yếu để xem phim 2D,
3D hoặc chơi game 3D dành riêng cho kính.
+Kết nối với một thiết bị ngoại vi: Giá thường rất
cao, thường dùng cho các các bộ phim được chiếu
bằng công nghệ 3D và các dự án xây dựng trên
mô hình 3D

7. Ứng dụng trong thực tiễn


Ứng dụng vào các trò chơi giải trí
Kính thực tế ảo mang đến cho người sử dụng những
trải nghiệm tuyệt vời, đặc biệt là những ai yêu thích
xem phim, chơi game,... Giờ đây, bạn sẽ được trải
nghiệm những thước phim, hình ảnh ngay trên màn
hình siêu rộng tại nhà, không cần phải tốn tiền để
đến rạp chiếu phim trải nghiệm.
Ứng dụng vào y học
Kính thực tế ảo được đánh giá giống như một phụ tá tuyệt
vời của bác sĩ trong các cuộc phẫu thuật chi dưới và cột
sống. Việc làm này rất phức tạp và đòi hỏi phải có hình ảnh
3D cụ thể về cột sống của bệnh nhân. Nhưng điều này lại
tốn rất nhiều chi phí.
Do vậy, việc đưa kính thực tế ảo vào y tế đã giúp các bác sĩ
trong quá trình tái tạo hình ảnh 3 chiều với chi phí thấp
nhất. Ngoài việc, việc giảng dạy về những kiến thức này
cũng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
Ứng dụng vào tham quan, du lịch
Với sự phát triển của kính thực tế ảo thì bạn có thể dàng
trải nghiệm các khung cả thiên nhiên tuyệt đẹp, những
thành phố nổi tiếng trên thế giới mà không cần bước chân
ra khỏi nhà. Đặc biệt, loại kính công nghệ này cũng giúp
bạn nhìn thấy những hình ảnh, cấu trúc của các tòa nhà một
cách dễ dàng.
tuy nhiên nếu sử dụng kính trong thời gian quá dài sẽ ảnh
hưởng đến não bộ và mắt của chúng ta vậy nên chỉ nên sử
dụng nó trong 20p-30p

You might also like