Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 3 (3 điểm): Đọc đoạn tóm lược nghiên cứu dưới đây và điền thông tin vào bảng

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng giao tiếp (KNGT) tiếng Anh của
sinh viên hệ chính quy ĐHCSND. Nhà nghiên cứu đã đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát
và thông qua quan sát để tìm hiểu về năng lực giao tiếp tiếng Anh của 450 sinh viên hệ
chính quy năm thứ 2 đã học xong chương trình tiếng Anh đại cương bao gồm 150 tiết về
năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh của sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn nhiều hạn chế.
Đầu tiên, năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sinh viên còn khá thấp. Chỉ có 278
sinh viên (61,7 % số sinh viên tham gia khảo sát) sử dụng được câu đoạn và chỉ có 32
sinh viên (7,1%) là sử dụng được tất cả các hình thức. Khả năng phản xạ tự nhiên khi
giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên cũng chưa cao. Chỉ có 38 sinh viên (8,4%) có khả
năng phản xạ tự nhiên, các sinh viên còn lại (91,6%) phải sử dụng các biện pháp chuyển
di ngôn ngữ và điều này đã làm giảm tốc độ nói và làm cho sinh viên hay bị mắc lỗi khi
giao tiếp. Mức độ thực hiện các hoạt động trong giao tiếp của sinh viên còn rất hạn chế.
Nhóm các kỹ năng ngôn ngữ ở mức độ không bao giờ thực hiện chiếm tỉ lệ còn rất cao:
15,3% đối với kỹ năng nghe, 14,7% đối với kỹ năng nói, 12,4% đối với kỹ năng đọc,
13,5% đối với kỹ năng viết, và 13,0% đối với ngữ pháp. Trái lại, mức độ thường xuyên
thực hiện đối với các kỹ năng lại rất thấp: luyện tập kỹ năng nói chỉ có 14,1%, kỹ năng có
mức độ luyện tập thường xuyên thấp nhất là kỹ năng nghe với 13,9%.
(Lê Hương Hoa, 2018)
(Lưu ý: Đoạn trích được hiệu chỉnh từ bài báo KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018), tr 58-74; với
mục đích sử dụng trong giảng dạy)
Thông tin chung (0.75đ)
Chủ đề Kỹ năng giao tiếp tiếng anh của sinh viên
trường đại học cảnh sát nhân dân trong thời kỳ
hội nhập
Từ khóa giao tiếp tiếng anh, đại học cảnh sát nhân dân,
kỹ năng ngôn ngữ
Tác giả, năm xuất bản Lê Hương Hoa, 2018
Tóm tắt bài đọc (2.25đ)
Luận điểm Luận cứ Luận chứng (phương
pháp nghiên cứu)
Luận điểm chính: kỹ năng giao tiếp sử dụng bảng câu
tiếng Anh của sinh viên đã đạt được hỏi khảo sát và
những kết quả nhất định song cũng thông qua quan sát
còn nhiều hạn chế (luận điểm chính)

LĐ phụ 1: Đầu tiên, năng lực sử


dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sinh 278 sinh viên (61,7 % số
viên còn khá thấp sinh viên tham gia khảo
sát) sử dụng được câu
đoạn và chỉ có 32 sinh
viên (7,1%) là sử dụng
được tất cả các hình thức
LĐ phụ 2: Khả năng phản xạ tự 38 sinh viên (8,4%) có
nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh khả năng phản xạ tự
của sinh viên cũng chưa cao nhiên, các sinh viên còn
lại (91,6%) phải sử dụng
các biện pháp chuyển di
ngôn ngữ và điều này đã
làm giảm tốc độ nói và
làm cho sinh viên hay bị
mắc lỗi khi giao tiếp
LĐ phụ 3: Mức độ thực hiện các hoạt Nhóm các kỹ năng ngôn
động trong giao tiếp của sinh viên ngữ ở mức độ không bao
còn rất hạn chế giờ thực hiện chiếm tỉ lệ
còn rất cao: 15,3% đối
với kỹ năng nghe, 14,7%
đối với kỹ năng nói,
12,4% đối với kỹ năng
đọc, 13,5% đối với kỹ
năng viết, và 13,0% đối
với ngữ pháp. Trái lại,
mức độ thường xuyên
thực hiện đối với các kỹ
năng lại rất thấp: luyện
tập kỹ năng nói chỉ có
14,1%, kỹ năng có mức
độ luyện tập thường
xuyên thấp nhất là kỹ
năng nghe với 13,9%
Câu 4: (3đ)
Đọc đoạn tóm lược nghiên cứu dưới đây và điền thông tin vào bảng.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng vitamin D3 tối ưu cho sinh trưởng,
tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống. Để tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng
của cá, nhóm tác giả đã cân và đo chiều dài của cá trong các bể ương theo định kì 7
ngày/lần, còn để xác định tỉ lệ sống của cá thì họ đã đếm toàn bộ số cá còn lại trong các
bể ương vào thời điểm kết thúc thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung
vitamin D3 vào thức ăn giúp gia tăng đáng kể khối lượng và chiều dài của cá tại thời
điểm kết thúc thí nghiệm so với đối chứng (là cá không được cho ăn vitamin D3). Cụ
thể, với hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn (khối lượng cá là 11,18 g/con, tốc độ
tăng trưởng về chiều dài là 0,89% ngày) cao hơn so với các mức 100 mg/kg thức ăn
(9,36 g/con, 0,46%/ngày) và 115 mg/kg thức ăn (10,09 g/con, 0,52%/ngày). Trong khi
đó, cá đối chứng chỉ đạt khối lượng 7,28 g/con còn tốc độ tăng trưởng chiều dài là 0,4%.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu lại cho thấy, hàm lượng vitamin D3 được bổ sung vào
thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá (các tỉ lệ sống lần lượt là 95,56%,
96,67%, 95,56% và 91,95% tương ứng với các hàm lượng vitamin D3 bổ sung: 100, 115,
130 mg/kg thức ăn và đối chứng).
(Lại Văn Hùng, Huỳnh Thư Thu, Trần văn Dũng, Trần Thị Lê Trang, Phạm Thị Khanh,
2013)

You might also like