Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Bài 5: CHUYỂN HÓA GLUCID

Câu 1. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, 1 gam glucid trong thực
phẩm cung cấp năng lượng khoảng:
A. 5 kcal.
B. 4 kcal.
C. 7 kcal.
D. 9 kcal.
Câu 2. Khi uống nước mía, saccarose bị thủy phân tạo ra các monosaccarid có thể hấp thu
qua niêm mạc ruột là:
A. Chỉ thu được glucose.
B. Glucose và mannose.
C. Galactose và glucose.
D. Glucose và fructose.
Câu 3. Maltose có trong mầm lúa, kẹo mạch nha. Khi thủy phân maltose thu được sản
phẩm gồm:
A. Chỉ thu được glucose.
B. Glucose và mannose.
C. Galactose và glucose.
D. Glucose và fructose.
Câu 4. Lactose có trong sữa người và động vật, còn được gọi là đường sữa. Lactose là
disaccarid được cấu tạo bởi 2 đơn vị:
A. Galactose và glucose.
B. Glucose và mannose.
C. Galactose và fructose.
D. Glucose và fructose.
Câu 5. Hai loại đường tham gia cấu trúc nên DNA và RNA là:
A. Galactose và glucose.
B. Ribose và glucose.
C. Ribose và ribulose.
D. Deoxyribose và ribose.
Câu 6. Đường nào sau đây không có tính khử?

1
A. Fructose.
B. Glucose.
C. Galactose.
D. Saccarose.
Câu 7. Trong cơ thể chỉ có một chất duy nhấtcó khả năng cung cấp từng lượng nhỏ năng
lượng dưới dạng ATP trong điều kiện yếm khí, đó là:
A. Glycerol.
B. Acid palmitic.
C. Glycin.
D. Glucose.
Câu 8. Thoái hoá hoàn toàn một phân tử glucose theo con đường đường phân trong điều
kiện ái khí tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 2 ATP.
B. 24 ATP.
C. 38 ATP.
D. 12 ATP.
Câu 9. Thoái hoá hoàn toàn một phân tử glucose theo con đường hexose diphosphat trong
điều kiện yếm khí (ở cơ) tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 4 ATP.
B. 12 ATP.
C. 38 ATP.
D. 2 ATP.
Câu 10. Sản phẩm thoái hóa cuối cùng của glucose qua 10 phản ứng theo con đường
đường phân là:
A. Citrat.
B. Lactat.
C. Pyruvat.
D.Acetyl CoA.
Câu 11. Các đặc điểm sau đây của glycogen đều đúng, TRỪ:
A. Cấu tạo gồm các gốc -D-glucose.
B. Là polysaccarid mạch thẳng, không phân nhánh.
C. Có chứa liên kết -1,4-glucosid và -1,6-glucosid.

2
D. Có nhiều trong gan và cơ của động vật và người.
Câu 12. Một amino monosaccharide có nhiều trong vỏ tôm cua…tham gia quá trình
chuyển hoá tổng hợp nên thành phần của sụn khớp, trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan
bình thường. Trên lâm sàng chất này được sử dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, đặc
biệt ở người cao tuổi. Chất đó là:
A. Galactose.
B. Chitin.
C. Acid hyaluronic.
D. Glucosamin.
Câu 13. Que thử test nhanh đường niệu cho phép định tính và sơ bộ bán định lượng
đường trong nước tiểu. Đây là một kỹ thuật giúp chẩn đoán sàng lọc bệnh đái tháo đường
tại cộng đồng. Các que thử này được sản xuất dựa trên tính chất nào của glucid?
A. Tính oxy hóa.
B. Tính khử.
C. Tạo glucozid.
D. Tạo ozazon.
Câu 14. Khi nhai kỹ cơm thấy có vị ngọt, đó là do tinh bột bị thủy phân thành đường
maltose nhờ enzym có trong nước bọt là:
A. Maltase.
B. Lipase.
C. Hexokinase.
D. Amylase.
Câu 15. Các monosaccarid được tạo thành từ quá trình thủy phân oligosaccarid và
polysaccarid trong thức ăn sẽ được hấp thu chủ yếu ở đoạn nào của đường ống tiêu hóa?
A. Miệng.
B. Ruột non.
C. Dạ dày.
D. Đại tràng.
Câu 16. Glycogen là dạng glucid dự trữ ở người và động vật. Glycogen có nhiều nhất ở
cơ quan nào trong cơ thể?
A. Hệ thần kinh.
B. Tim, phổi.

3
C. Gan, thận.
D. Gan, cơ.
Câu 17. Quá trình tân tạo glucose xảy ra chủ yếu ở:
A. Phổi.
B. Ruột non.
C. Cơ.
D. Gan.
Câu 18. Quá trình thoái hoá glucose theo con đường đường phân xảy ra ở:
A. Ty thể.
B. Bào tương.
C. Golgi.
D. Nhân tế bào.
Câu 19. Chất chuyển hóa có trong cả quá trình đường phân, thoái hóa glycogen là:
A. Glucose-6-phosphat.
B. Glucose-1-phosphat.
C. Fructose-6-phosphat.
D. Galactose-1-phosphat.
Câu 20. Ở gan, glucose được chuyển hoá thành acid glucuronic, một thành phần cần thiết
cho chức năng nào sau đây của gan?
A. Chức năng chuyển hóa.
B. Chức năng khử độc.
C. Chức năng nội tiết.
D. Chức năng tổng hợp muối mật.
Câu 21. Bệnh Beriberi đặc trưng bởi triệu chứng thần kinh và tim, thể hiện bằng sự đau
tay chân, suy yếu hệ thống cơ, tê bì, rối loạn cảm giác da; tim có thể to, hoạt động suy
yếu. Nguyên nhân của bệnh Beriberi là do chế độ ăn thiếu vitamin nào sau đây?
A. Vitamin B12.
B. Vitamin C.
C. Vitamin B1.
D. Vitamin A.

4
Câu 22. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, gan sẽ tăng cường thoái hóa glycogen tạo
ra glucose-6-phosphat, chất này tiếp tục bị thủy phân thành glucose tự do bởi một enzym
chỉ có ở gan, enzym đó là:
A. Hexokinase.
B. Glucokinase.
C. Glucose-6-phosphatase.
D. Phosphoglucomutase.
Câu 23. Khi nồng độ glucose trong máu có xu hướng giảm dưới mức bình thường, để
điều hòa nồng độ glucose máu, gan sẽ tăng cường hoạt động:
A. Thoái hóa tinh bột thành glucose.
B. Tổng hợp glycogen từ glucose.
C. Thoái hóa glycogen thành glucose.
D. Tổng hợp tinh bột từ glucose.
Câu 24. Khi nồng độ glucose máu có xu hướng tăng trên mức bình thường (ngay sau bữa
ăn),để điều hòa nồng độ glucose máu, gan sẽ tăng cường hoạt động:
A. Thoái hóa glucose.
B. Tổng hợp glycogen từ glucose.
C. Thoái hóa glycogen thành glucose.
D. Tân tạo glucose.
Câu 25. Khi đói, glycogen ở gan bị thoái hóa tạo ra glucose giúp điều hòa nồng độ
glucose trong máu. Tuy nhiên, thoái hóa glycogen ở cơ không tạo ra được glucose, đó là
do ở cơ không có enzym:
A. Glucose-6-phosphatase.
B. Amylo-1,6-glucosidase
C. Glycogen phosphorylase.
D. Phosphoglucomutase.
Câu 26. Ở bệnh nhân suy hô hấp, do tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các mô, tế bào của
cơ thể, các tế bào sẽ thoái hóa glucose theo con đường đường phân yếm khí. Hậu quả là:
A. Nồng độ lactat trong máu tăng, pH máu tăng.
B. Nồng độ lactat trong máu tăng, pH máu giảm.
C. Nồng độ lactat trong máu giảm, pH máu tăng.
D. Nồng độ lactat trong máu giảm, pH máu giảm.

5
Câu 27. (Case study) Vận động viên điền kinh sau khi chạy đường dài thường có triệu
chứng đau mỏi cơ bắp do tích tụ lactat trong cơ. Các bác sỹ thể thao thường khuyên các
vận động viên này không nên ngồi nghỉ một chỗ ngay mà cần vận động nhẹ, xoa bóp
chân kết hợp với hít thở sâu sau khi chạy. Việc làm này nhằm các mục đích sau:
A. Làm giãn cơ bắp, giúp máu lưu thông cung cấp O2 cho cơ.
B. Lactat nhanh chóng từ cơ về gan theo chu trình đường phân để tân tạo glucose.
C. Hít thở sâu giúp cung cấp đường cho máu.
D. Lactat tạo ra ở cơ nhanh chóng để cơ tiếp tục hoạt động.
Câu 28. Nồng độ glucose trong huyết tương khi đói ở người bình thường là:
A. 7,8 – 11,1 mmol/l.
B. 3,9 – 6,4 mmol/l.
C. 4,2 – 7,0 mmol/l.
D. 5,6 – 7,8 mmol/l.
Câu 29. Trong bệnh đái tháo đường có sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc thiếu hụt tương đối
chất nào sau đây?
A. Vitamin B1.
B. Insulin.
C. Glucagon.
D. Amylase.
Câu 30. Xét nghiệm hiện nay được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán xác định đái tháo
đường, TRỪ:
A. Định lượng glucose huyết tương lúc đói.
B. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
C. Bán định lượng đường trong nước tiểu.
D. Định lượng HbA1c.
Câu 31. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (theo ADA 2018) là nồng độ glucose
huyết tương khi đói:
A. ≥ 7,0 mmol/L.
B. ≥ 7,8 mmol/L.
C. ≥ 11,1 mmol/L
D. ≥ 6,5 mmol/L.
Câu 32. Nồng độ glucose trong huyết thanh của người hạ đường huyết là:

6
A. < 3,9 mmo/L.
B. < 5,6 mmol/L.
C. < 4,0 mmol/L.
D. < 2,8 mmol/L.
Câu 33. Hạ đường huyết khi đói xảy ra do:
A. Thiếu vitamin B1.
B. Giảm tiết insulin.
C. Giảm dự trữ glycogen.
D. Tăng tân tạo glucose.
Câu 34. Ở bệnh nhân đái tháo đường bị hôn mê do nhiễm toan chuyển hóa, có thể có biểu
hiện trong hơi thở có mùi:
A. Mùi khai.
B. Mùi acid acetic.
C. Mùi aceton.
D. Mùi hạnh nhân.
Câu 35. Xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân đái tháo đường typ 1 điển hình có thể có:
A. Máu.
B. Bạch cầu.
C. Bilirubin.
D. Thể cetonic.
Câu 36. Trong cơ thể, hormon insulin có tác dụng:
A. Làm tăng nồng độ glucose máu.
B. Làm tăng vận chuyển glucose ra khỏi tế bào.
C. Làm giảm nồng độ glucose máu.
D. Làm tăng thoái hóa glycogen để giải phóng glucose.
Câu 37. Các xét nghiệm để theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường, TRỪ
A. Định lượng glucose máu.
B. Định lượng fructosamin.
C. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
D. Định lượng HbA1c.
Câu 38. Fructosamin là sản phẩm glycosyl hoá của:
A. Fructose với albumin máu.

7
B. Glucose với albumin máu.
C. Glucose-1-phosphat với albumin máu.
D. Glucose-6-phosphat với albumin máu.
Câu 39. Để thực hiện xét nghiệm định lượng HbA1c cần sử dụng loại mẫu bệnh phẩm nào
sau đây?
A. Huyết thanh.
B. Máu toàn phần.
C. Huyết tương.
D. Nước tiểu.
Câu 40. Trong hồng cầu, hemoglobin A1 (HbA1) bị glycosyl hoá thành HbA1c. Tỷ lệ
HbA1c có đặc điểm:
A. Ở người bình thường từ 6,5 – 8,0%.
B. Có mối tương quan với nồng độ glucose máu.
C. Không phụ thuộc nồng độ glucose máu.
D. Giảm ở bệnh nhân đái tháo đường.
Câu 41. Một xét nghiệm vừa giúp bác sỹ lâm sàng chẩn đoán đái tháo đường, vừa có thể
theo dõi điều trị, giúp bác sỹ biết được bức tranh toàn cảnh về nồng độ glucose máu trung
bình của bệnh nhân trong 2-3 tháng trước đó. Xét nghiệm đó là:
A. Định lượng fructosamin.
B. Định lượng HbA1c.
C. Định lượng glucose máu mao mạch.
D. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
Câu 42. Trong kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch, thời gian buộc garo quá lâu sẽ làm:
A. Tăng phân hủy glucose theo con đường đường phân ái khí.
B. Giảm pH máu và giảm lactat máu.
C. Tăng pH máu và giảm lactat máu.
D. Giảm pH máu và tăng lactat máu.
Câu 43. Nhận định nào sau đây là đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?
A. Vỡ hồng cầu làm giảm nồng độ kali, phospho trong mẫu huyết thanh.
B. Tư thế bệnh nhân không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
C. Nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch thường cao hơn trong máu mao mạch.
D. Nồng độ các chất trong máu có thể thay đổi theo nhịp ngày – đêm.

8
Câu 44. Đặc điểm của chất chống đông Heparin:
A. Có bản chất là protein, trong cơ thể được tổng hợp ở gan.
B. Thường dùng cho xét nghiệm sinh hóa cơ bản.
C. Heparin dạng đông khô thường gây sai số do pha loãng mẫu máu xét nghiệm.
D. Không làm thay đổi hình thái tế bào nên được dùng để xét nghiệm công thức máu.
Câu 45. (Case study) Sau khi máu được lấy ra khỏi cơ thể, nồng độ glucose mỗi giờ giảm
từ 5 – 7% do các tế bào máu tiếp tục sử dụng glucose. Để bảo quản glucose trong mẫu
huyết tương của bệnh nhân khi chưa phân tích được ngay, người ta dùng ống (tube) có
chứa một chất bảo quản có tác dụng ức chế enolase trong con đường đường phân. Chất
bảo quản này là:
A. Natri citrate.
B. Natri fluoride.
C. EDTA.
D. Lithium heparin.
Câu 46. (Case study) Bệnh nhân nữ 35 tuổi, vào viện vì đau ngực, ho khạc đờm kèm theo
sốt rét run 1 tuần nay. Tình trạng lúc vào viện bệnh nhân ho nhiều, môi khô, lưỡi bẩn, hơi
thở hôi, chóng mặt, buồn nôn, không ăn uống được gì trong 12 tiếng qua, sốt 39,2 oC. Bác
sỹ chỉ định xét nghiệm máu cho kết quả như sau: Glucose: 2,6 mmol/l, Bạch cầu 15,2
G/l, Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính 83%. Nhận định nào sau đây đúng nhất về kết quả
xét nghiệm trên?
A. Glucose máu giảm, định hướng do căn nguyên vi khuẩn.
B. Glucose máu tăng, định hướng do căn nguyên virus.
C. Glucose máu bình thường, định hướng do căn nguyên vi khuẩn.
D. Glucose máu giảm, định hướng do căn nguyên virus.
Câu 47. (Case study) Bệnh nhân nữ, 15 tuổi, tiền sử bản thân và gia đình khỏe mạnh,
đang là học sinh, dự lễ Khai giảng thì được bạn dìu vào trạm y tế vì chóng mặt, vã mồ
hôi, run tay, cảm giác lạnh. Khám: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, mạch 92 lần/phút,
huyết áp 90/60 mmHg. Bệnh nhân chưa ăn sáng, được định lượng Glucose máu mao
mạch cho kết quả 2,2 mmol/l. Xử trí ban đầu ở bệnh nhân này:
A. Cho bệnh nhân uống nước tinh khiết.
B. Cho bệnh nhân uống nước đường.
C. Cho bệnh nhân uống nước muối NaCl 0,9%.

9
D. Thoa dầu gió cho bệnh nhân.
Câu 48. (Case study) Bệnh nhân nam, 55 tuổi, tiền sử được chẩn đoán đái tháo đường
cách đây 5 năm, không được điều trị và theo dõi đường huyết thường xuyên. Lần này vào
viện vì mắt nhìn mờ dần, không kèm đau mắt hay đỏ mắt. Bệnh nhân được chẩn đoán
biến chứng đục thủy tinh thể do đái tháo đường. Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói:
13,7 mmol/l, tỷ lệ HbA1c: 9,1%. Glucose niệu: dương tính 2+.Protein niệu: dương tính,
Hãy cho biết kết quả xét nghiệm nào trên đây chứng tỏ bệnh nhân này không kiểm soát
đường huyết tốt trong trong 2-3 tháng qua?
A. Glucose máu.
B. Tỷ lệ HbA1c.
C. Glucose niệu
D. Protein niệu
Câu 49. (Case study) Bệnh nhân nam, 58 tuổi vào viện vì đi tiểu nhiều, thể trạng BMI =
32. Các xét nghiệm được chỉ định và kết quả như sau: Glucose huyết tương khi đói: 11,5
mmol/l, protein máu 82g/L. Tổng phân tích nước tiểu: pH = 6, tỷ trọng = 1,035 g/ml,
Glucose: dương tính 2+, Thể ceton: Âm tính, Protein niệu: Âm tính.
Nhận định có thể ở bệnh nhân này là:
A. Tăng đường máu.
B. Đường máu bình thường.
C. Giảm dung nạp glucose khi đói.
D. Hạ đường máu.
Câu 50. (Case study) Bệnh nhân nữ, 21 tuổi được người nhà đưa vào viện trong tình trạng
hôn mê. Khám: bệnh nhân hôn mê, thể trạng gầy, hơi thở có mùi ceton. Các xét nghiệm
được chỉ định và kết quả như sau: Glucose huyết tương: 23,2 mmol/l, Tổng phân tích
nước tiểu: Glucose: dương tính 3+, Thể ceton: Dương tính 2+.Hãy cho biết những chỉ số
xét nghiệm nào của bệnh nhân này nằm ngoài khoảng giới hạn bình thường?
A. Glucose niệu
B. Glucose niệu, thể ceton niệu
C. Glucose huyết tương,thể ceton niệu
D. Glucose niệu, thể ceton niệu,glucose huyết tương

10

You might also like