Sự phát triển của oto

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.

LỚP: CCO2 - NHÓM: 16 - HK221

GVHD: THS. ĐỖ ĐÌNH NGHĨA

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2153867 Phạm Nguyễn Anh Thư
2 2152200 Nguyễn Lưu Thanh Nguyên
3 2153340 Hoàng Trọng Hiếu
4 2152006 Hoàng Đình Tuấn Anh
5 1852472 La Đăng Khoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


Kinh tế chính trị

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ được
STT Mã số SV Họ Tên Ký tên
phân công
1 2153867 Phạm Nguyễn Anh Thư
2 2152200 Nguyễn Lưu Thanh Nguyên
3 2153340 Hoàng Trọng Hiếu
4 2152006 Hoàng Đình Tuấn Anh
5 1852472 La Đăng Khoa
Kinh tế chính trị

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................3
Chương 1: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. .4
1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4...................................................................4
1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.....................................5
1.2.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:............................................6
1.2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt
Nam hiện nay:......................................................................................................6
Chương 2: LIÊN HỆ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 VÀO
CON ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY................................................................................................................... 9
2.1. Khái niệm, tóm lược lịch sử hình thành của ngành sản xuất ô tô tại Việt
Nam........................................................................................................................... 9
2.1.1 Khái niệm.....................................................................................................9
2.1.2 Tóm lược lịch sử hình thành......................................................................9
2.1.3 Đặc điểm của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam......................................10
2.2. Vai trò của cách mạng công nghiệp với sự phát triển ngành sản xuất ô tô
tại Việt Nam...........................................................................................................11
2.2.1 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất trong
lĩnh vực sản xuất ô tô.........................................................................................11
2.2.2 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất trong lĩnh
vực sản xuất ô tô.................................................................................................12
2.2.3 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát
triển trong lĩnh vực sản xuất ô tô.......................................................................14
2.3. Tiềm năng và phương hướng phát triển ngành sản xuất ô tô trong điều
kiện......................................................................................................................... 15
cách mạng công nghiệp 4.0...................................................................................15
2.3.1 Những thành tựu đạt được của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam dưới
tác động của cách mạng công nghiệp................................................................15
2.3.2 Một số hạn chế..........................................................................................16
2.3.3 Tiềm năng của ngành sản xuất ô tô trong thời đại 4.0............................16
2.3.4 Phương hướng phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam trong thời đại
4.0....................................................................................................................... 17
KẾT LUẬN................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19
Kinh tế chính trị

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và hiện đang
bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư. Tốc độ
phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là không có
tiền lệ trong lịch sử.Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với
tốc độ theo cấp số cộng thi tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này
là theo cấp số nhân. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã kế thừa và tiếp thu
những thành tựu của ba cuộc cách mạng công nghiệp vừa qua và có những bước phát
triển vượt bậc. Vậy cuộc cách mạng 4.0 – sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực
vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất sản xuất hoàn toàn
mới sẽ có ảnh hưởng và vai trò như thế nào đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam. Vì vậy nhóm em đã chọn đề tài: “ Ngành sản xuất ô tô tại việt nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

Theo ông Phạm Tuấn Anh, tính đến nay cả nước mới chỉ có khoảng 300 doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô. Bình quân mỗi doanh nghiệp lắp
ráp ô tô có chưa đến hai nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình. Thêm vào đó, giá
thành sản xuất các linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam vẫn còn cao nên khó cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa nắm bắt
được nhu cầu của thị trường, năng lực khoa học và công nghệ sản xuất kém. Ngoài ra,
sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp và cung cấp linh kiện, phụ tùng còn thiếu và
lỏng lẻo.

Mặt khác, cũng phải nhìn nhận rằng, quy mô thị trường ôtô của Việt Nam chưa
đủ lớn để các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đầu tư vào sản xuất các linh kiện, phụ
tùng phục vụ ngành sản xuất ôtô trong nước. Trong khi đó, hầu hết các hãng xe nước
ngoài lắp ráp tại Việt Nam đều đang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ công ty mẹ hoặc
liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

9
Kinh tế chính trị

Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ,
tạo động lực, tiền đề cho ngành công nghiệp ô tô phát triển đúng tầm và đúng tiềm lực.
Khi công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa lớn, thúc đẩy hàng loạt lĩnh vực
khác phát triển theo. Thêm vào đó, chính sách phát triển công nghiệp ôtô phải ưu tiên
hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn để tạo ra dung lượng thị trường đủ lớn.

TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VASI nhận định, công
nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ
phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ phải có chiến lược dài
hạn, tăng cường kết nối và chủ động trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hơn nữa doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời cắt giảm tối đa chi phí để nâng cao khả năng cạnh
tranh.

Tiểu luận này cũng trình bày một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cuộc
cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tập trung
vào việc thiết lập thành công các nền tảng kỹ thuật mới và xây dựng các nền tảng kỹ
thuật của việc trao đổi dữ liệu làm cơ sở cho sự kết nối.
2. Đối tượng nghiên cứu

Ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.


3. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Việt Nam

Thời gian: 2015 – 2020.


4. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích nguồn gốc lịch sử, bản chất và vai trò của các cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ hai, vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
xã hội tại Việt Nam.

Thứ ba, ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đối với ngành sản xuất ô tô tại
Việt Nam.

9
Kinh tế chính trị

Thứ tư, đánh giá tiến trình phát triển của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam dưới
tác động của cách mạng công nghiệp.

Thứ năm, kiến nghị phương hướng phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam
trong thời đại 4.0.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:
- Chương 1: Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Liên hệ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.

9
Kinh tế chính trị

Chương 1: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay
đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức
độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người
từng trải qua”. Đó là khẳng định của GS. Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn
đàn Kinh tế Thế giới Davos, người đã đưa ra khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp
(CMCN) lần thứ 4 và đó cũng là chủ đề chính của diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới
năm 2016.

Cụm từ "cách mạng công nghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ
biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện.

Nhìn lại lịch sử, con người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
lớn:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát
minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ
khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra
một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loài người phát minh
ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ
hơi nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát
minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy
bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng
là từ cuộc cách mạng này.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi
là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ

9
Kinh tế chính trị

nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám
mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực
thành thế giới số.

Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến
lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực,
với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội.
Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học
hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm
việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa
đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.

Một số đặc trưng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể: Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ
tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông
minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có
thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các
dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế
giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn,
những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong
các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự
lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu
trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

Khái niệm Cách mạng công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư
liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá

9
Kinh tế chính trị

trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã
hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một
cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.

1.2.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Nhân loài đã trải qua bốn cuộc cách mạng kỹ thuật:

(i) Sản xuất cơ khí với máy dựa vào động cơ hơi nước.
(ii) Sản xuất hàng loạt với máy dựa vào năng lượng điện.
(iii) Sản xuất tự động với máy tính, điện tử và tự động số hóa.
(iv) Sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đậi nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn điện, tạo điều kiện để
phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội. Vai trò của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa được tăng cường, tạo ra lực lượng sản xuất mới, tăng cường mối quan
hệ liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức.
Tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới và là cơ sở vật chất – kĩ thuật
cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

1.2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt
Nam hiện nay:

Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất -
xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ. Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ
phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế. Do đó, nội dung
quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải tạo
lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sản xuất - xã hội. Các
điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực; môi trường quốc

9
Kinh tế chính trị

tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của
người dân. Tuy vậy, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mà phải thực hiện các nhiệm vụ trên một cách đồng thời.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất - xã hội hiện đại. Cụ thể là:
Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới, hiện đại.
Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật - công nghệ của sản
xuất còn lạc hậu, thì nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hoá nhằm thay thế lao
động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, để nâng cao năng suất lao động. Tuy
nhiên, trong những ngành, nghề và lĩnh vực của nền kinh tế khi điều kiện và khả năng
cho phép, vẫn có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học - công nghệ mới hiện
đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Dù có một lịch sử công nghiệp hóa lâu dài nhưng đến ngày nay nền công nghiệp
Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh và lạc hậu so với thế giới, tỷ trọng công nghiệp vẫn
chưa chiếm ưu thế trong tổng thu nhập quốc gia nên vẫn được xem là một nước nông
nghiệp. Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Việt Nam phải thực hiện đổi mới, trong suốt 30
năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi Mới
(1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn
1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng
7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-
2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn
đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh:
GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình
quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng
204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều
tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển
dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu công nghiệp hóa không thành công. Việt Nam vẫn chưa có
một nền công nghiệp hoàn chỉnh. Tham vọng trở thành nước công nghiệp vào năm

9
Kinh tế chính trị

2020 hoàn toàn không thực tế trong khi Việt Nam lại thiếu một chính sách công
nghiệp hóa hữu hiệu.
Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2030.
Trong khi đó tại Việt Nam các nguồn lực trong nền kinh tế chưa tập trung vào
các ngành công nghiệp. Thương mại phát triển mạnh hơn công nghiệp. Các công ty tư
nhân lớn ở Việt Nam là các công ty thương mại và địa ốc. Khu vực quốc doanh chiếm
quá nhiều nguồn lực của quốc gia nhưng đầu tư thiếu hiệu quả còn tư nhân ngại đầu tư
lớn vào công nghiệp. Việt Nam đã không chú ý xây dựng nền tảng công nghiệp gồm
công nghiệp chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ để từ đó phát triển những
ngành công nghiệp khác mà chỉ phát triển những ngành có thể đem lại lợi nhuận trước
mắt. Sau 30 năm Đổi mới công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam gần như giậm
chân tại chỗ (tăng 1,6% trong tỷ trọng GDP) trong khi đây là ngành cốt lõi của nền
công nghiệp quyết định trình độ công nghiệp hóa. Các hoạt động đầu cơ chiếm ưu thế
chứ không phải đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng. Năng suất lao động trong các ngành
sản xuất công nghiệp thấp hơn khu vực và thế giới trong khi khả năng sinh lời của các
ngành tài chính, địa ốc lại cao hơn mức trung bình của thế giới. Nhiều người Việt Nam
thích mua bán bất động sản hơn là đầu tư dài hạn để có được kỹ năng, công nghệ và
năng lực quản trị kinh doanh. Khó có thể thúc đẩy công nghiệp hóa hoặc nâng cao giá
trị sáng tạo trong nước trong điều kiện như thế. Chính vì những lý do này Việt Nam
không thể công nghiệp hóa nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam phát triển không tương
xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế Việt
Nam không có khả năng hấp thu hết lượng vốn mà nó nhận được để tạo ra giá trị gia
tăng và việc làm nên vốn chảy vào các thị trường tài sản và làm tăng tình trạng tham
nhũng do các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công thiếu hiệu quả.+
(Lưu ý phân cấp trong trình bày: Dùng đầu tiên lùi vào 1cm; Khái niệm (không
dấu) là ý cấp 1 có ý cấp 2 (-) và trong ý cấp 2 (-) có ý cấp 3 (+). Cách ký hiệu này
phải thống nhất trong toàn bộ BTL)

9
Kinh tế chính trị

Chương 2: LIÊN HỆ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 VÀO


CON ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.1. Khái niệm, tóm lược lịch sử hình thành của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.

2.1.1 Khái niệm


Ô tô1 (phương ngữ Bắc Bộ) hay xe hơi (phương ngữ Nam Bộ) là loại phương tiện
giao thông chạy bằng 4 bánh có chở theo động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô được
nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp,
nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban
đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm xe không ngựa và xe có động cơ. Còn
từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ "xe hơi" bắt nguồn từ
chữ Hoa 汽车, phát âm theo Hán Việt là khí xa. Còn người Nhật gọi xe hơi là 自動車
(Tự động xa) nghĩa là xe tự động. Các kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe: xe
buýt, xe tải. Nhưng bản thân xe con (xe hơi) hay xe tải, xe buýt cũng có rất nhiều loại,
chỉ giống nhau đều là ô tô. 
Sản xuất, lắp ráp ô tô là: Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có
buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết,
cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống; Quá trình tạo ra ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi
có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.

2.1.2 Tóm lược lịch sử hình thành


Tháng 12 năm 1958, chiếc ô tô 4 chỗ hiệu Chiến Thắng đầu tiên được sản xuất
tại miền bắc. Xe do công nhân và kỹ sư Việt Nam tại nhà máy Chiến Thắng  phát triển
dựa trên mẫu khinh hạm chạy xăng của Pháp, trên tinh thần nội địa hóa tối đa. Năm
1970, chiếc xe đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam có tên là La Dalat và được chế tạo
theo tiêu chuẩn của Citroën (Pháp) dành cho thị trường phía Nam. Khi đó, Lada Lat có
4 mẫu xe và bán ra trung bình khoảng 1.000 chiếc mỗi năm từ 1970 đến 1975, nâng tỷ
lệ nội địa hóa từ 25% lên 40%.2

11
Phạm Thị Nhung, (26/04/2019), Điều kiện sản xuất ô tô theo quy định pháp luật Việt Nam, Truy cập từ
https://luatminhkhue.vn/dieu-kien-san-xuat-o-to-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam.aspx
2
Trung tâm VATC , (1/2022), Thị trường ô tô Việt Nam từ lúc hình thành tới nay ra sao?, Truy cập từ Thị
trường ô tô Việt Nam từ lúc hình thành tới nay ra sao? (oto.edu.vn)
2

9
Kinh tế chính trị

Năm 1991, hai công ty ô tô nước ngoài tham gia thị trường ô tô Việt Nam, thành
lập Liên doanh ô tô Hòa Bình và Liên doanh ô tô Mê Kông. Tháng 8/1994, ba gã
khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu là Toyota, Ford và Chysler đã đăng ký
và được cấp giấy phép thành lập liên doanh ô tô tại Việt Nam. Ngoài ra, ngành công
nghiệp ô tô của Việt Nam có sự góp mặt của 16 công ty ô tô lớn có sự tham gia của
nước ngoài. Trong đó có những cái tên nổi tiếng nhất như Mercedes-Benz, Honda,
Toyota, Ford, Mitsubishi ...
Năm 2004, hai công ty Việt Nam là Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki)
và Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy
phép sản xuất, lắp ráp ô tô. Năm 2012, Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki gặp
nhiều khó khăn và phải đóng cửa. Năm 2016, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải dẫn
đầu thị phần ô tô tại Việt Nam. Năm 2017, Tập đoàn Vingroup chính thức thành lập
Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng. Tháng 10/2018, VinFast thông báo sẽ ra
mắt hai mẫu xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 thuộc phân khúc sedan và SUV tại triển lãm
quốc tế Paris Motor Show, hướng đến người tiêu dùng tại thị trường ô tô Việt
Nam.Đây là một trong số ít những sự kiện ô tô danh giá nhất toàn cầu và dành được rất
nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng quốc tế.
Xem hơn 10 năm lịch sử ngành ô tô ,ta nhận thấy tiềm năng kinh tế của Việt
Nam. Các hãng ô tô như Toyota, Ford và các hãng khác đã ký kết thành lập liên doanh
lắp ráp và sản xuất ô tô.
Mặc dù một số công ty đã báo lỗ, nhưng thị trường Việt Nam vẫn đủ hấp dẫn đối
với các hãng xe, và doanh số bán hàng tuy không tăng do thuế nhưng vẫn bảo vệ được
lợi nhuận của các hãng xe.
2.1.3 Đặc điểm của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Hầu hết các sản phẩm đều được nhập khẩu và ít được sản xuất, chế tạo tại Việt
Nam. Dù lắp ráp thì cũng chỉ sản xuất ô tô tải và các bộ phận đơn giản, không có ô tô,
kinh doanh nhiều mô hình cũng không thu hút được khách hàng.3
Trong công nghệ hỗ trợ, một số công ty cung cấp các sản phẩm độc lập, chẳng
hạn như Casumina, Pinaco đã trở thành những nhà cung cấp trong nước được kính
trọng, hầu hết chỉ sản xuất các sản phẩm đơn giản hoặc lớn và đại diện cho công ty.
3
Luanvan02, (01/01/2012), THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM, Truy cập từ THỰC
TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM.DOC (123docz.net)

9
Kinh tế chính trị

2.2. Vai trò của cách mạng công nghiệp với sự phát triển ngành sản xuất ô tô tại
Việt Nam.
Trong tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư sẽ có tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt trong
trung đến dài hạn

2.2.1 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất trong
lĩnh vực sản xuất ô tô.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động to lớn đến sự phát triển của lực
lượng sản xuất Việt Nam. Đồng thời, ảnh hưởng mạnh mẽ đến vai trò của các nhân tố
trong quá trình điều chỉnh cơ cấu và năng suất xã hội. Khi nói đến trợ cấp phúc lợi, số
lượng tầng lớp lao động của Việt Nam đang tăng lên. Báo cáo của Tổng cục Thống kê
cho biết hiện nay tổng số lao động của nước ta, bao gồm cả số lao động đang làm việc
tại các công ty ở các quốc gia thành viên, chiếm khoảng 13% dân số và 24% dân số
hoạt động xã hội. phần kinh tế trong nước; hợp đồng ở nước ngoài; số lượng người lao
động bình thường trong các tổ chức đảng, nhà nước và quần chúng; Dự báo đến năm
2020, giai cấp công nhân khoảng 20,5 triệu người. công nhân của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
Ngược lại, số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm.
Về tư liệu lao động, từ sự ra đời của máy móc thay thế lao động thủ công đến sự
xuất hiện của máy tính điện tử chuyên dùng trong sản xuất và tự động hóa. Quá trình
tập trung hóa sản xuất được đẩy mạnh. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ số,
dây chuyền tự động ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong sản xuất. Công ty
sản xuất không ngừng cải tiến công nghệ và hệ thống cơ khí để cho ra đời những sản
phẩm chất lượng cao nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Đồng thời, trình độ học vấn,
chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao. Số
lượng công nhân có trình độ và kiến thức công nghệ tiên tiến ngày càng tăng. Người
lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nước ngoài
được tiếp xúc với thiết bị cơ khí tiên tiến, hợp tác với chuyên gia nước ngoài để nâng
cao tay nghề như kỹ năng lao động, đào tạo công nghiệp và phương pháp làm việc tiên
tiến là cần thiết. Được đào tạo theo tiêu chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu về giáo dục và
văn hóa, và được đào tạo trong thực hành sản xuất hiện đại, lao động trẻ là lực lượng
chủ yếu tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm chế tạo ra và sức

9
Kinh tế chính trị

cạnh tranh của lực lượng lao động. trong tương lai... Đây là nền tảng để nâng cao năng
lực cạnh tranh, giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị
trường, nếu không giải quyết triệt để vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động trong
thời đại chuyển đổi số, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, điều này sẽ
dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và đánh mất cơ hội tham gia thị
trường lao động quốc tế trong những năm tiếp theo.
Cuộc cách mạng công nghiệp đang thúc đẩy sản xuất của con người vượt quá
giới hạn của tài nguyên thiên nhiên và đẩy sản xuất phụ thuộc vào các nguồn năng
lượng truyền thống. Do sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào nên Việt Nam
đã thay đổi tư liệu sản xuất. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, điển hình là trong quá
trình sản xuất. Trên thực tế, các công ty công nghệ lớn của đất nước và các công ty
khởi nghiệp sáng tạo đang tăng tốc đầu tư và đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI
trong nhiều mô hình kinh doanh mới.

2.2.2 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất trong lĩnh
vực sản xuất ô tô.
Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ không chỉ thay đổi cơ bản cách chúng ta sống và
làm việc mà còn cả cách chúng ta giao tiếp trong quá trình sản xuất. có xu hướng. Mọi
người có xu hướng ít tiếp xúc trực tiếp với nhau hơn, chuyển dần từ các mối quan hệ
trực tiếp sang gián tiếp. Các mối quan hệ trong quá trình sản xuất (chủ yếu là các mối
quan hệ gián tiếp thông qua công nghệ số hóa). Khả năng kết nối hàng triệu người
thông qua điện thoại di động với sức mạnh tính toán chưa từng có, khả năng lưu trữ và
khả năng tiếp cận kiến thức là vô tận. Những khả năng này được nhân lên nhờ những
đột phá công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, người máy,
Internet, phương tiện độc lập, in 3D và công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học
vật liệu, lưu trữ năng lượng và điện toán lượng tử.
Ở nước ta, trong thời kỳ Đổi mới, các yếu tố của sự phát triển của lực lượng sản
xuất vẫn chưa đủ so với quan hệ sản xuất vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, năng suất
đã không được giải phóng đúng cách. Tại Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ
12, ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề năng suất của Trung Quốc là phát triển nguồn
nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ vẫn còn đi sau, do đó, “khoa học - công

9
Kinh tế chính trị

nghệ chưa thực sự trở thành yếu tố nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.4
Về quan hệ tài sản, khi nói về đối tượng tài sản, Mác chủ yếu nói đến quyền sở
hữu tư liệu sản xuất như nô lệ, ruộng đất, hầm mỏ, nhưng ngày nay đối tượng tài sản
không còn được định nghĩa hẹp như quan niệm của Mác nữa. Các đối tượng tài sản
ngày nay không chỉ giới hạn ở tư liệu sản xuất, mà đã xuất hiện dưới những hình thức
mới mà thời Mác chưa có. Tức là tài sản năng lượng, thông tin, trí tuệ, kinh nghiệm,
tài sản số ... ngày càng mở rộng và tính công hữu (sở hữu cộng đồng) ngày càng gia
tăng, đặc biệt là các công nghệ cực kỳ hiện đại như IoT, dữ liệu, điện toán đám mây và
các công nghệ dịch vụ miễn phí khác.
Về quan hệ quản lý, sự phân công lao động ngày càng chuyên môn hóa, hệ thống
sản xuất kinh doanh của các công ty đang có những thay đổi cơ bản. Công việc kỹ
thuật số là xu hướng mới nhất trong phân công lao động quốc tế ngày nay. Tỷ lệ cung
cầu cũng đang thay đổi đáng kể. Nguồn cung, cạnh tranh và sáng tạo gia tăng trong
chuỗi giá trị nhà cung cấp thúc đẩy chất lượng, giá cả và tốc độ thay đổi khiến logic
truyền thống không còn phù hợp và phải được thay thế bằng một quy trình linh hoạt và
sáng tạo hơn, quy trình sản xuất đó. Nhu cầu đang thay đổi theo đó, tính minh bạch
ngày càng tăng, xu hướng cá nhân hóa, quan hệ cung cầu ngày càng được kết nối chặt
chẽ hơn, sản xuất và tiêu dùng theo yêu cầu. . Khi người tiêu dùng sản phẩm có thể đặt
hàng và kiểm tra sản phẩm từ A đến Z trong quy trình sản xuất 3D, các công ty phải
chú ý đến đổi mới trong quy trình sản xuất kinh doanh của họ, điều này đã dẫn đến
tình hình toàn cầu khó khăn hiện nay, tình trạng mất cân bằng nguồn cung – cầu dẫn
đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng như hiện nay sẽ được loại bỏ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Cuộc cách mạng công nghiệp
cũng đã làm cho việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, làm
thay đổi đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Công nghiệp

4
Lê Xuân Định, (18/01/2022), Tạo đột phá để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chủ
yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững, Truy cập từ
https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tao-dot-pha-de-khoa-hoc-
cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-tro-thanh-dong-luc-chu-yeu-cho-tang-truong-kinh-te-va-phat-trien-dat-nuoc-
nhanh-ben-vung

9
Kinh tế chính trị

cũng có tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Tỷ lệ thất nghiệp và khoảng cách
giàu nghèo ngày càng rộng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và quá trình robot hóa
sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng của người lao động. Theo dự báo của
Tổ chức Lao động Quốc tế (2019), Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thay thế
lao động trong thập kỷ tới nếu việc ứng dụng công nghệ số dẫn đến thay đổi mô hình
sản xuất, tổ chức, văn hóa kinh doanh, v.v. Khoảng 70% công việc có rủi ro cao (lên
đến 70% cơ hội bị thay thế), khoảng 18% công việc có nguy cơ trung bình (cơ hội bị
thay thế cao) và cơ hội bị thay thế thấp là 30-70%) và thấp- rủi ro 12% (ít hơn 30%
khả năng bị thay thế). Vì vậy, các nhà lãnh đạo, tổ chức xã hội và tổ chức doanh
nghiệp cần xây dựng chiến lược và mô hình phát triển phù hợp với cuộc cách mạng
công nghiệp. Tài năng trí tuệ là yếu tố sản xuất quan trọng hơn vốn. Vì vậy, các quốc
gia cần điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập và an sinh xã hội để giải quyết
những mâu thuẫn vốn có trong phân phối kinh tế thị trường.

2.2.3 Cách mạng công nghiệp thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát
triển trong lĩnh vực sản xuất ô tô.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã có một tác động sâu sắc đến cách thức quản lý
và vận hành của các quốc gia. Việc quản trị và kiểm soát các quốc gia phải được thực
hiện thông qua cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và Internet. Các công nghệ mới đang tạo ra
các nền tảng quản trị mới và luôn thay đổi, cho phép nhiều công dân hơn tham gia vào
quá trình ra quyết định. Không chỉ vậy, cuộc cách mạng công nghiệp còn tạo điều kiện
cho con người tham gia vào hoạt động của xã hội. Khi các nền tảng trực tuyến trở nên
phổ biến hơn, khả năng tiếp cận tăng lên và các cuộc trò chuyện trực tuyến trở nên phổ
biến hơn, số lượng người tiếp cận thị trường và tình trạng của nền kinh tế toàn cầu
đang thay đổi nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống đã
tăng lên. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức như an ninh mạng rủi ro về đảm
bảo an ninh, an toàn thông tin.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ không chỉ mang lại của cải
vật chất cho con người mà quan trọng hơn nó đã làm thay đổi cả phương thức sản xuất
và quản lý đời sống xã hội của con người, kéo theo những tác động to lớn về kinh tế,
xã hội, văn hóa, kéo theo sự thay đổi ... trong vài thập kỷ qua. Ví dụ, ranh giới giữa
LLSX và một số thành phần của QHSX không còn rạch ròi quá rõ ràng do sự xuất hiện

9
Kinh tế chính trị

của tính chất giao thoa giữa chúng, đặc biệt là tổ chức của quá trình sản xuất không
còn chỉ là một bộ phận cấu thành của quá trình sản xuất, mà còn là một bộ phận quan
trọng của quá trình sản xuất, là mối liên hệ giữa nguyên vật liệu và yếu tố con người
trong quá trình sản xuất được phân phối trực tiếp; khoa học và công nghệ cũng làm
thay đổi vai trò của các thành phần cấu thành QHSX và LLSX. Con người vẫn là nhân
tố quyết định LLSX và QTSX, nhưng việc quản lý và điều khiển công việc ở tầm vĩ
mô và vi mô ngày càng được coi trọng hơn công việc trực tiếp sản xuất. Việc giải
quyết những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại do tác động của Cách mạng công nghiệp
4.0 là một thách thức lớn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất
với điều kiện sản xuất của các quốc gia, dân tộc và của cả nhân loại. Cuộc cách mạng
công nghiệp đã thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển sản xuất từ tập trung sang phi tập
trung hóa. Trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong nhiều quy trình sản xuất và tạo ra
sự tương tác giữa con người và sản phẩm. Không chỉ vậy, nó sẽ tạo ra sự kết nối và
mạng lưới trao đổi thông tin giữa vạn vật, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực,
đưa nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và
sáng tạo.
2.3. Tiềm năng và phương hướng phát triển ngành sản xuất ô tô trong điều kiện
cách mạng công nghiệp 4.0.

2.3.1 Những thành tựu đạt được của ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam dưới
tác động của cách mạng công nghiệp.
Một số chủng loại xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về
cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội
địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng
khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%).
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đã gia tăng
liên tục với sự tham gia từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đáng chú ý
là của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất
ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, KIA, v.v. đã có mặt trên thị trường Việt
Nam, kéo theo một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện phụ
tùng nước ngoài thân thiết vào đầu tư tại Việt Nam.

9
Kinh tế chính trị

Năng lực công nghệ của nhiều daonh nghiệp của ngành ô tô VIệt Nam đã được
tăng cường. Một số doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ, máy móc của các nước EU
và Nhật Bản. Các tiêu chuẩn, công cụ quản lýn tiên tiến cũng đã được các doanh
nghiệp quan tâm và áp dụng.

2.3.2 Một số hạn chế.


Mặc dù đã đặt được một số thành tựu nhất định, ngành sản xuất ô tô Việt Nam
vẫn đang còn gặp rất nhiều hạn chế:

Mặc dù có tăng trưởng, nhưng ngành ô tô Việt Nam nhìn chung vẫn đang tụt hậu
so với các nước trong khu vực. Hiện nay, chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước có
thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà lắp rắp ô tô tại Việt Nam. Điều này chủ
yếu là bởi đa số các doanh nghiệp lắp rắp ô tô trong nước chỉ mới được thành lập,
thiếu kinh nghiệm trong hoạt động phát triển các cơ sở công nghiệp hỗ trợ, thu hút vệ
tinh.
Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với
mục tiêu đề ra (mục tiêu đặt ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 thì hiện con
số thực tế chỉ ở mức 7-10%)
Hệ thống chính sách phát triển cho ngành công nghiệp ô tô vẫn còn nhiều mâu
thuẫn, thiếu tính nhất quán, ổn định.
Máy móc, công nghệ của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối lạc hậu, khiến cho
sản phẩm dù có giá thành cao nhưng chất lượng lại thấp, không thể đáp ứng được
những nhu cầu khắt khe về chất lượng và thông số kỹ thuật. Chính vì vậy, Việt Nam
vẫn còn phải nhập khẩu rất nhiều các linh kiện, bộ phận quan trọng thuộc hệ thống
phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái…
2.3.3 Tiềm năng của ngành sản xuất ô tô trong thời đại 4.0.
Quy mô dân số lớn kết hợp cùng kết cấu dân số vàng dự báo rằng thị trường xe
hơi tại Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đây sẽ là cơ hội để
ngành sản xuất ô tô tiếp tục mở rộng và phát triển trong tương lai.
Nhà nước đã và đang ban hành những chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ cho
ngành sản xuất ô tô, mở đường các công ty đa quốc gia tiếp tục đầu tư thêm vốn cho
ngành công nghiệp này.

9
Kinh tế chính trị

Với sự hỗ trợ về kiến thức và dây chuyền của các nước đi đầu ngành sản xuất xe
hơi như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các nước EU… Việt Nam được kì vọng sẽ “đi tắt,
đón đầu”, thụ hưởng các tinh hoa của nền công nghiệp hiện đại, tiếp tục đẩy mạnh đà
tăng trưởng.
2.3.4 Phương hướng phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam trong thời
đại 4.0
(i) Tiếp tục xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp sao cho linh hoạt, thích nghi với
xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với thực trạng
phát triển của đất nước, xu thế chung của khu vực và thế giới.
(ii) Đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm.
(iii) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) để làm căn cứ phát triển
ngành công nghiệp hỗ trợ, chế tạo được các linh kiện mới đáp ứng nhu cầu của ngành
sản xuất ô tô.
(iv) Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng, liên kết cùng nhau
tạo nên những chuỗi cung ứng. Cần có thêm những sự liên kết giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
(v) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách mở rộng liên kết giữa các đại
học trong nước với những trường đại học có uy tín trên thế giới. Cùng lúc đó, cần đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trường đại học và trường nghề để phù hợp với xu thế
thời đại.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng của cuộc cách mạng công
nghiệp đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đã thúc đẩy hầu hết các quốc gia

9
Kinh tế chính trị

trên thế giới, trong đó có Việt Nam, phải điều chỉnh và định hướng lại chiến lược phát
triển của mình để tập trung đầu tư. Bây giờ tập trung vào khoa học và khoa học của
công nghệ đồng thời thực hiện các biện pháp duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
của đất nước. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi môi trường sống và làm việc,
các hình thức giao tiếp và hành vi cá nhân. Góp phần xây dựng lực lượng chủ lực góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế phát triển
này, ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những thị trường chính để nâng cấp
công nghệ tại Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ
4.0 trên nền tảng công nghệ số và tích hợp công nghệ thông minh nhằm tối ưu hóa quy
trình và phương thức sản xuất, việc tiếp thu kịp thời các thành tựu công nghệ sẽ là
bước đột phá trong sản xuất và chế tạo ô tô của Việt Nam. và cơ hội để tạo ra sự phát
triển. Công nghiệp lắp ráp trong tương lai để thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9
Kinh tế chính trị

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. An Nhiên, (12/06/2021), Quỹ ngoại lãi "khủng" với những khoản đầu tư tỷ đô trên
sàn chứng khoán Việt, Truy cập từ: https://vneconomy.vn/quy-ngoai-lai-khung-
voi-nhung-khoan-dau-tu-ty-do-tren-san-chung-khoan-viet.htm

You might also like