Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Giáo dục để phát triển bền vững ở Việt Nam

Giáo dục làm cho chúng ta, với vai trò là một chủ thể trong xã hội và là một thành
viên của cộng đồng, hiểu được bản thân mình và những người xung quanh, hiểu
được sợi dây gắn kết vô hình giữa chúng ta với môi trường tự nhiên và xã hội rộng
lớn. Sự hiểu biết này đóng vai trò làm nền tảng lâu dài và vững chắc cho sự tôn
trọng thế giới quanh ta và chính những con người đang sinh sống trong thế giới đó.
Giáo dục vì PTBV mang theo ý nghĩa vốn có là tiến hành những chương trình sao
cho phù hợp với điều kiện cũng như văn hoá của từng địa phương.
bốn mũi nhọn của Giáo dục vì PTBV đó là:
(1) Thúc đẩy và cải tiến giáo dục cơ bản
(2) Định hướng lại chương trình giáo dục hiện thời để đón đầu PTBV
(3) Phát triển nhận thức và hiểu biết của cộng đồng
(4) Đào tạo

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam đã đề ra
mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là: “nhằm đạt được một cuộc sống đầy
đủ về vật chất, giàu có về tinh thần và văn hóa, bình đẳng và thống nhất xã hội.
Phát triển phải được kết hợp một cách hài hòa, hợp lý và đồng bộ trên cả 3 phương
diện đó là phát triển kinh tế, bình đẳng xã hội và bảo vệ môi sinh.”
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đề ra Chính phủ đã ban hành “Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” trong chương trình Nghị sự 21,
trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Con người là trung tâm của sự
phát triển bền vững, là một phần không thể thiếu của một chiến lược PTBV và giáo
dục mang lại những cơ bản do các thách thức của sự bền vững đặt ra. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhất là cải thiện hệ thống giáo dục và tăng cường nhận
thức về phát triển bền vững cho mọi người dân, mỗi cộng đồng doanh nghiệp, các
tổ chức và các cơ quan của nhà nước ở tất cả các cấp
Định hướng: để bắt nhịp với xu thế phát triển giáo dục đại học và sau đại học trên
thế giới, gắn liền với bối cảnh mới do đại dịch Covid-19 tác động, cần có sự đầu tư
đổi mới về chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng
cao và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần có sự liên kết chặt
chẽ hơn nữa giữa hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

You might also like