Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH KHU DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

1. Cần Giờ
- Là 1 huyện ngoại thành ven biển thuộc TPHCM với diện tích là 704000km2
và dân số được ghi nhận vào năm 2018 là 74960 người.
- Từ lâu, nơi đây đã được đông đảo dân cư thành phố không chỉ trong và
ngoài nước ưa chuộng với nhiều hoạt động du lịch vô cùng đa dạng, phong
phú nhằm phục vụ cho thị hiếu của khách tham quan.
- Đến với Cần Giờ, hẵn là ta không thể bỏ qua những điểm tham quan nổi
tiếng như: Đảo khỉ, rừng Vàm Sát, Biển Cần Giờ hay là những trò chơi và
ẩm thực trải nghiệm rất độc đáo.
XEM VIDEO
a. Rừng Vàm Sát
- Là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng nằm trong khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ, cách trung tâm TPHCM khoảng 45km.
- Toàn bộ khu vực nơi đây có diện tích lên đến 75740 ha, là nơi sinh sống của
rất nhiều loài động vật.
- Trong chiến tranh vào giai đoạn 1966 đến 1975 thì khu rừng đã bị tàn phá
nặng nề, mãi về sau mới được cải tạo, phục hồi và bảo vệ làm nơi nghiên
cứu khoa học cũng như bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
- Tận dụng đặc điểm tự nhiên và nguồn đa dạng sinh học vốn có, chính quyền
địa phương đã quy hoạch khu Vàm Sát Cần Giờ thành 1 điểm du lịch sinh
thái lí tưởng.
- Khi đến tham quan, du khách cần phải chấp hành tuần theo những quy định
nghiêm ngặt của ban quản lí bởi vấn đề môi trường và đa dạng sinh học luôn
được đặt lên hàng đầu.
XEM VIDEO
b. Câu cá sấu
- Trong khu du lịch Vàm Sát bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và thử cảm giác mạnh
với trò câu cá Sấu. Không phải là trò chơi mô phỏng mà thực sự là câu cá
sấu, những chú cá sấu hung dữ, mạnh khỏe di chuyển nhẹ nhàng trong đầm
nước.
- Nhưng đến khi bạn thả mồi và chúng đưa bộ hàm chắc khỏe ra đớp thì cuộc
chiến bắt đầu. Đôi tay bạn sẽ phải chống chọi với sức mạnh của một con thú
hoang dã đang lộn vòng tròn để xé tung miếng mồi.
- Số lượng cá sấu được bảo tồn trong khu đầm khoảng 40 con, khi đi câu bạn
sẽ đứng trên một chiếc thuyền được bọc lưới thép B40 cao ngang mặt, độ an
toàn rất cao, thuyền luôn rộng làm bằng chất liệu bền chắc không lo bị lật
hoặc thủng thuyền.
c. Rừng đước
- Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác[1] là một quần thể
gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên
vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông
Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào
ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng
ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc
gia Việt Nam.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung
gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và
hệ sinh thái nước mặn.
- Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh
hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất
phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và
nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương
sống khác.[5]
 Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp
đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như
bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế
Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với
lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.

 Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài,
khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê,
31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ
Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn
đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus
fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus
hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Khu
hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim
nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác
nhau.[7],[8]
Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi
phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng
là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

You might also like