Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

THUẬT HỨNG 24

1. Đoạn Mở bài:
Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XV. Ông là tác giả của tập
thơ Nôm đầu tiên - Quốc âm thi tập, trong đó có nhiều bài thơ thể hiện vẻ đẹp
thiên nhiên và tâm hồn thanh cao của tác giả. Bài thơ Thuật hứng (24) bộc lộ một
lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ của Nguyễn
Trãi với nghệ thuật đặc sắc: (trích cả bài thơ).
2. Đoạn khái quát:
Tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài, được sáng tác khi Nguyễn Trãi rời
xa chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn quê ngoại. Nội dung của tập thơ ca ngợi
thú thanh nhàn, vẫn khẳng định chí lớn và tấm lòng ưu ái với dân với nước. Tập
thơ phần lớn viết về phong cảnh thiên nhiên dân dã, bình dị với sự sáng tạo thể
thơ và ngôn ngữ thơ của Nguyễn Trãi. Bài thơ thuật hứng (24) nằm trong tập thơ
thuộc phần Vô đề.
3. Phân tích nội thơ bài thơ:
Hai câu đề: Mở đầu bài thơ, hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh, tâm thế của
nhân vật trữ tình từ quan về chốn quê:
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
“Công danh” là sự nghiệm, mục đích cả đời theo đuổi nhưng Nguyễn Trãi lại
Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn, hòa mình vào
thiên nhiên với những thú vui.
Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm
chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. “Hợp”
nghĩa là “nên”, là đáng làm; “âu chi” nghĩa là không phải lo chi. Nguyễn Trãi
từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Ông là mưu sĩ của Lê Lợi trong 10 năm kháng
chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, từng làm
chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê. Ông là người anh hùng dân
tộc văn võ song toàn, đúng là “công danh đã được”. Ông đã vứt bỏ mọi công danh,
tự dăn lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn
chan hoà với tạo vật.

Hai câu thực: Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như
mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị:

Ao cạn vớt bèo cấy muống


Đìa thanh phát cỏ ương sen
Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”,
“ương sen”. Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành
một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi
cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút
bụi trần. Một giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung,
tự tại. Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ (lục ngôn). Cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy
phép đối được vận dụng tài hoa. “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống”
với “phát cỏ ương sen” đối nhau chặt chẽ làm hiện len một cuộc đời cần mẫn,
thanh bạch đáng tự hào. Cuộc sống chẳng có sơn hào hải vị, chỉ có “muống”, có
“sen” rất bình dị mà thanh cao.
Hai câu luận làm rõ thêm vẻ đẹp tâm hồn của Ức Trai. Thi liệu mang đậm màu
sắc ước lệ cổ điển đầy thi vị:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu
bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ. Nguyễn
Trãi đã lấy “phong, nguyệt” làm bầu bạn, lấy “yên, hà” làm nguồn vui tinh thần
phong phú và thanh cao. Phép đối và biện pháp tu từ thậm xưng diễn tả chiều sâu
một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sống đẹp. Cả ba tháng mùa thu với Ức
Trai là một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc. Con thuyền của thi nhân suốt
đêm ngày chở gió trăng. Phong nguyệt, yên hà là những hình ảnh lãng mạn, cổ
điển. Từ ngữ thơ chính xác, chọn lọc và hình tượng. Chỉ một chữ “đầy” trong thơ
Ức Trai mà ta liên tưởng đến bao câu thơ đẹp khác: (Khuya về bát ngát trăng ngân
đầy thuyền) - Hồ Chí Minh
Hai câu kết là lời tự bạch:
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
“Bui” là tiếng cổ, nghĩa là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ
niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ.
Trung hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô
cùng bền vững, son sắt, thuỷ chung, dù có mài đi cũng chẳng khuyết, có nhuộm
đi cũng chẳng đen. Câu thơ lục ngôn khép lại bài thơ vang lên đĩnh đạc như một
lời thề được khắc sâu bằng hai vế tiểu đối 3/3. Cuộc đời của Nguyễn Trãi đẹp đẽ,
thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn của Nguyễn Trãi, hai tiếng “trung
hiếu” và “ưu ái” (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu dân) như một lời nguyền vang
vọng cùng sông núi, trường tồn cùng năm tháng. Mặc dù đã trở về quê hương để
ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Từ đáy lòng ông luôn
đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc
nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng
thụ cuộc sống nhàn nhã. Vì thế, ta thấy Nguyễn Trãi thân nhà mà tâm không nhàn,
tấm lòng yêu nước thương dân vẫn cuồn cuộn như nước triều Đông.
4. Đoạn nghệ thuật:
Bài thơ viết theo thể thất ngôn xem lục ngôn, các câu 3,4,8 chỉ có 6 chữ. Hình ảnh
thơ vừa dân dã thôn quê lại vừa cổ điển, lãng mạn như tranh. Ngôn ngữ thơ vừa
thuần Việt vừa chính xác, có giá trị biểu đạt cao. Giọng thơ vừa nhẹ nhàng, khoan
thai vừa khẳng định mạnh mẽ ở câu cuối. Nguyễn Trãi đã có sáng tạo độc đáo về
thi liệu và ngôn từ thơ trong một bài thơ nôm.
5. Kết
Bài thơ Thuật hứng đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm
cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời
thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài
thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp
như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

You might also like