Marketing căn bản

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Marketing căn bản

63. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của sản phẩm, marketing được phân loại theo hình
thức nào?
A. Hữu hình, vô hình
B. Trong nước, ngoài nước
C. Doanh nghiệp, người tiêu dùng
D. Vi mô, vĩ mô
[<br>]
64. Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng đầu tiên trên giảng đường
đại học tổng hợp Michigan ở Mỹ vào năm:
A. 1900.
B. 1902.
C. 1890.
D. 1820.
[<br>]
 65. “ Mục đích của marketing là nhận biết và hiểu rõ khách hàng kỹ đến mức hàng
hóa hay dịch vụ đem ra bán sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đến mức tự nó
đã bán nó!”. Đó là kết luận của:
A. Robert Lauterborn.
B. Peter Drukker.
C. Philip Kotler.
D. Groroos.
[<br>]
66. Đối với  (1)_________, nhiệm vụ của marketing là (2)_________.
A. (1) cầu suy giảm, (2) phát hiện và đánh giá quy mô thị trường.
B. (1) cầu không lành mạnh, (2) làm giảm cầu bằng các chiến lược xúc tiến.
C. (1) cầu đầy đủ, (2) làm giảm cầu bằng các chiến lược xúc tiến.
D. (1) cầu không đều theo thời gian, (2) duy trì mức độ cầu hiện có.
[<br>]
67. _______ là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng tổng thể của sản phẩm
có thể thỏa mãn nhu cầu của họ.
A. Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm.
B. Chi phí đối với một sản phẩm.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Tất cả đều đúng.
[<br>]
68. Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được
nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó.
A. Định vị thị trường.
B. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu.
C. Phân đoạn thị trường. 
D. Phân chia sản phẩm.
[<br>]
69. Các yếu tố trong môi trường Marketing đề cập đến:
A. Những thế mạnh bên trong của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp duy trì
tính cạnh tranh
B. Các yếu tố không thể kiểm soát được gồm sản phẩm, giá thành, kênh phân
phối và chiêu thị
C. Các yếu tố không thể kiểm soát được từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp
D. Các yếu tố có thể kiểm soát được từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp 
 
[<br>]
70. Nhu cầu thị trường có thể tìm hiểu qua
A. Báo cáo bán hàng
B. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
C. Nghiên cứu thị trường
D. Báo cáo doanh số bán hàng
[<br>]
71. Dân số là yếu tố đầu tiên cần theo dõi trong nghiên cứu môi trường marketing,
theo bạn vì những lý do nào sau đây? 
A. Con người tạo nên thị trường
B. Tỷ lệ tăng dân số ngày càng gia tăng 
C. Tìm hiểu những xu hướng về nhân khẩu
D. Các câu trên đều đúng
[<br>]
72. Câu nào dưới đây mô tả một yếu tố trong môi trường Marketing?
A. Thành phố ban hành luật bắt buộc người tham gia giao thông phải đội mũ bảo
hiểm
B. Tổng số nhân viên của Honda Việt Nam hiện tại là 10208 nhân viên
C. Tiki hiện đang có chương trình mã giảm giá cho các khách hàng trong tháng
12 
E. Sfone hiện đang chiếm 6.56% thị phần tại Việt Nam
 
[<br>]
73. Hiện nay tỷ lệ lạm phát ngày càng gia tăng, kinh tế thế giới có nhiều biến động
do dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế. Những vấn đề nào sau đây có nguy cơ
ảnh hưởng đến việc thực thi marketing của doanh nghiệp.
A. Nợ nần tăng cao do khủng hoảng tín dụng
B. Theo phân phối thu nhập với cơ cấu công nghiệp đất nước
C. Tình hình huy động vốn của ngân hàng
D. Câu A và B đúng
[<br>]
74. Trong môi trường vi mô công ty, công việc kinh doanh và hoạt động quản lý nhà
cung ứng có ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động marketing của công ty.
A. Nghiêm trọng
B. Bình thường
C. Không ảnh hưởng
D. Các câu đều sai.
[<br>]
75. Người môi giới thương mại có thể đảm bảo cho khách hàng, người đặt hàng
những vấn đề sau:
A. Địa điểm, thời gian, thủ tục mua hàng
B. Chi phí ít hơn so với nhà sản xuất tự thực hiện kênh phân phối
C. Tạo điều kiện thuận tiện để tích trữ hàng
D. Các câu trên đều đúng 
[<br>]
76. Có bao nhiêu thị trường khách hàng:
A. Thị trường người tiêu dùng, nhà sản xuất, bán buôn trung gian
B. Bán buôn trung gian, cơ quan nhà nước, quốc tế
C. Quốc tế, nội địa, bán lẻ, bán sỉ
D. Tiêu dùng, nhà sản xuất, bán buôn trung
gian, cơ quan nhà nước và quốc tế
[<br>]
77. Doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường Marketing để nhằm:
A. Có những quyết định về tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix) đúng đắn
B. Thay đổi môi trường
C. Phát hiện các cơ hội từ môi trường
D. Phát hiện các thách thức từ môi trường
 
[<br>]
78. Một yếu tố trong tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix) dùng để mô tả hàng
hóa, dịch vụ hoặc ý tưởng để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng được gọi
là:
A. Sản phẩm (Product)
B. Giá thành (Price)
C. Chiêu thị (Promotion)
D. Kênh phân phối (Place)
 
[<br>]
79. PEST là mô hình dùng để phân tích:
A. Môi trường bên trong của doanh nghiệp
B. Cả môi trường vi mô và vĩ mô
C. Môi trường vi mô
D. Môi trường vĩ mô
 
[<br>]
80. Trong mô hình lực lượng cạnh tranh, Michael Porter dựa vào ____ yếu tố để đo
lường mức độ cạnh tranh trên thị trường.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
[<br>]
81. Theo mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, đe dọa của đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng đến:
A. Môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp.
B. Quy mô hiện tại của thị trường.
C. Sức hấp dẫn của thị trường.
D. Thế mạnh của doanh nghiệp.
[<br>]
82. Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ đánh giá
được:
A. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. 
B. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
C. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp. 
D. Điểm mạnh và nguy cơ của doanh nghiệp.
[<br>]
83. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động của doanh nghiệp
là:
A. Dân số, kinh tế, tự nhiên, khách hàng.
B. Dân số, kinh tế, trung gian marketing, công nghệ.
C. Dân số, kinh tế, công nghệ, pháp luật.
D. Môi trường tự nhiên, công chúng, pháp luật, văn hóa
[<br>]
84. Dự báo thị trường bao gồm các dạng dự báo như sau:
A. Ngắn hạn
B. Dài hạn
C. Trung hạn
D. Các câu trên đều đúng
[<br>]
85. Nhóm môi trường vi mô bao gồm những nhân tố nào?
A. Nhân tố công ty, nhà cung cấp
B. Người môi giới marketing và khách hàng
C. Đối thủ cạnh tranh và marketing trực tiếp
D. Các câu trên đều đúng
[<br>]
86. Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm:
A. Kinh tế, nhân khẩu và khoa học công nghệ
B. Văn hóa và chính trị
C. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
D. Câu A và B đúng
[<br>]
87. Thị trường theo quan điểm marketing được hiểu là:
A. Tập hợp những người mua hàng hiện tại và tiềm năng
B. Tập hợp những người mua hàng quá khứ và hiện tại
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
[<br>]
88. Một môi trường marketing đối với doanh nghiệp có thể định nghĩa là:
A. Tập hợp các nhân tố có thể kiểm soát được
B. Tập hợp nhân tố không thể kiểm soát được
C. Tập hợp nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đó
D. Tập hợp nhân tố có thể kiểm soát và không kiểm soát được
[<br>]
89. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc về môi trườngmarketing vi mô
của doanh nghiệp?
A. Các trung gian
B. Khách hàng
C. Tỷ lệ lạm phát hàng năm
D. Đối thủ cạnh tranh
[<br>]
90. Môi trường marketing vĩ mô được thể hiện bởi các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Dân số
B. Thu nhập của dân cư
C. Lợi thế cạnh tranh
D. Các chỉ số về khả năng tiêu dùng
[<br>]
91. Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ thấy được
A. Cơ hội và tiểm năng của doanh nghiệp
B. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp
C. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
D. Các câu trên đều đúng.
[<br>]
92. Virus đã gây thiệt hại cho rất nhiều ngành công nghệ phần mềm khi có nhiều
virus đã gây ra việc thâm nhập vào dữ liệu cá nhân và ngân hàng để lấy thông tin cơ
bản. Lực lượng đó gọi là gì trong môi trường Marketing?
A. Lực lượng tích cực
B. Lực lượng phá hoại 
C. Lực lượng có ích
D. Cả ba đều sai
[<br>]
93. Thị trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp
phải tìm________hàng hóa của mình
A. Để bán và do đó luôn coi trọng khâu tiêu thụ
B. Những giải pháp tiêu thụ nhanh
C. Khách hàng cải tiến sản phẩm và bán hàng
D. Hoạt động marketing mua bán hàng
[<br>]
94. Người làm marketing phải đảm bảo nắm vững những vấn đề luật pháp vì:
A. Những quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi
trường chính trị.
B. Những thay đổi nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh và bảo vệ người tiêu
dùng trước các hành động kinh doanh gian dối.
C. Quan tâm đến tính hợp pháp và ban hành những tiêu chuẩn đạo đức về hướng dẫn
những nhà quản trị tiếp thị của mình
D. Cả ba câu trên đều đúng
[<br>]
95. Chức năng của thị trường bao gồm như sau:
A. Thừa nhận – Thực hiện – Điều tiết – Thông tin
B. Thực hiện – Điều Tiết – Thông Tin – Thừa Nhận
C. Thông tin – Điều Tiết – Thừa Nhận – Thực hiện
D. Điều tiết – Thực Hiện – Thông Tin – Thừa Nhận
[<br>]
96. Nhu cầu của thị trường có thể tìm hiểu qua:
A. Báo cáo bán hàng
B. Báo cáo doanh số
C. Báo cáo nhân sự
D. Báo cáo phân tích thị trường
[<br>]
97. Cạnh tranh thuần túy được gọi là:
A. Cạnh tranh không hoàn hảo
B. Cạnh tranh độc quyền
C. Cạnh tranh hoàn hảo
D. Các câu trên đều sai
[<br>]
98. Thị trường thực tế là thị trường được hiểu là:
A. Thị trường doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai
B. Thị trường chiếm phần lớn doanh số bán của doanh nghiệp
C. Thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác
D. Thị trường doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh và gia tăng thị phần.
[<br>]
99. Thị trường quốc tế là bao gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Người mua hàng ở nước ngoài
B. Người tiêu dùng, người bán trung gian
C. Cơ quan chức năng, Nhà nước
D. Câu B và C đúng
[<br>]
100. Người tiêu dùng tổ chức so với người tiêu dùng cuối cùng có sự khác biệt về:
A. Bản chất sử dụng
B. Bản chất lựa chọn nhà cung cấp
C. Bản chất mua hàng
D. Cả ba câu trên đều đúng
[<br>]
101. Với những hợp đồng mua hàng quan trọng và phức tạp những người tiêu dùng
tổ chức thường sử dụng cách thức nào?
A. Mua hàng trực tiếp
B. Mua hàng gián tiếp
C. Đấu thầu và thương lượng
D. Cả ba câu trên đều đúng
[<br>]
102. Một nhóm người xem là công chúng tích cực đối với doanh nghiệp thường có
đặc trưng:
A. Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm của họ
B. Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ
C. Họ tỏ ra có thiện chí và hỗ trợ doanh nghiệp
D. Họ quan tâm đến doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp
[<br>]
103. Doanh nghiệp có thể kiểm soát những vấn đề nào sau đây để chuẩn bị cho việc
tiến hành hoạt động tiếp thị ra ngoài thị trường?
A. Đặc điểm dân số
B. Ảnh hưởng văn hóa và xã hội lên người mua
C. Quy trình quyết định mua hàng
D. Sự lựa chọn của thị trường mục tiêu
[<br>]
104. Trong cạnh tranh độc quyền, doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố nào sau đây là
đúng nhất?
A. Cố gắng tránh cuộc chiến về giá cả
B. Kiểm soát toàn diện kế hoạch marketing
C. Không kiểm soát về giá cả vì việc mua hàng đã được chuẩn hóa
D. Tìm thấy sự linh động trong lựa chọn sản phẩm của khách hàng
[<br>]
105. Những vấn đề nào sau đây của khoa học công nghệ thể hiện chính xác với
doanh nghiệp?
A. Các thành tựu khoa học công nghệ chính yếu thường vượt quá tầm tay của các doanh
nghiệp nhỏ.
B. Bản quyền thường bị giới hạn thời gian
C. Khoa học công nghệ không giảm đi ảnh hưởng của việc thiếu nguồn lực
D. Thiếu bảo hộ bản quyền gây ra giảm sút cạnh tranh
[<br>]
106. Để đạt được mục tiêu marketing, doanh nghiệp được tư vấn cần phải:
A. Duy trì chiến lược hiện tại và toàn bộ chi phí
B. Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng
C. Phớt lờ những vấn đề không thể kiểm soát
D. Bỏ qua những phương tiện truyền thông độc lập
[<br>]
107. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp, định hướng trong tương lai, sự phân bố các
nguồn lực thường được xác định là:
A. Kỹ thuật
B. Đa dạng hóa
C. Bộ phận kinh doanh chiến lược
D. Kế hoạch chiến lược doanh nghiệp
[<br>]
108. Sứ mạng của doanh nghiệp được định nghĩa dựa trên cơ sở:
A. Doanh số bán hàng
B. Sự phát triển của công nghệ
C. Các đối tượng khách hàng phục vụ
D. Các câu trên đều sai
[<br>]
109. Các quy định về quảng cáo, bản quyền, quy định về sản phẩm hay dịch vụ là
thể hiện yếu tố gì trong môi trường marketing?
A. Pháp luật
B. Dân số

125. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào là ví dụ về trung gian
marketing?
A. Đối thủ cạnh tranh

B. Công chúng

C. Những người cung ứng

D. Công ty vận tải, ô tô

[<br>]

126. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh của OMO và các đối thủ cạnh tranh
khác cùng loại sản phẩm bột giặt là thuộc loại cạnh tranh nào sau đây?

A. Cạnh tranh mong muốn

B. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm

C. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm

D. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu

[<br>]

127. Theo quan điểm marketing hiện đại thì yếu tố nào sau đây là quan
trọng nhất

A. Hàng hóa

B. Nhu cầu thị trường

C. Quá trình phân phối

D. Quá trình vận chuyển

[<br>]

128. Khả năng chi tiêu của khách hàng ngoài việc phụ thuộc vào chi phí và
giá cả nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều gì sau đây nữa?

A. Tác động liên quan đến khả năng chi tiêu của khách hàng
B. Kích thích sự phát triển của nền kinh tế

C. Mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điểu kiện kinh tế

D. Mức thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến nền kinh tế

[<br>]

129. Phát biểu nào sau đây chưa đúng đối với thị trường cạnh tranh hoàn
hảo

A. Số nhà cạnh tranh rất nhiều, quy mô nhỏ.

B. Rào cản gia nhập thị trường dễ, bản chất sản phẩm đồng nhất.

C. Số nhà cạnh tranh rất nhiều, rào cản gia nhập thị trường khó khăn.

D. Rào cản gia nhập thị trường dễ, quy mô nhỏ.

[<br>]

130. Phát biểu nào sau đây chưa đúng đối với thị trường cạnh tranh độc
quyền

A. Số nhà cạnh tranh ít, quy mô nhỏ.

B. Quy mô nhỏ, bản chất sản phẩm khác biệt ít nhiều.

C. Rào cản gia nhập thị trường dễ, khả năng kiểm soát giá ít.

D. Rào cản gia nhập thị trường dễ, bản chất sản phẩm khác biệt ít nhiều.

[<br>]

131. Đối thủ cạnh tranh của sữa tắm Lux là tất cả các sản phẩm sữa tắm
trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp
độ:

A. Cạnh tranh mong muốn.

B. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.

C. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm.

D. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

[<br>]
132. Hành vi mua sắm của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính nào
sau đây:
A. Hành động
B. Tâm lý
C. Cá nhân
D. Câu B và C đúng
[<br>]
133. Quy trình ra quyết định mua bao gồm:
A. Nhận thức, thông tin, đánh giá và hành vi sau khi mua
B. Mua hàng, đánh giá và phản hồi
C. Nhận thức, mua hàng, đánh giá
D. Đánh giá và phản hồi sau khi mua
[<br>]
134. Hành vi mua hàng nào được thể hiện thông qua việc mua các sản phẩm có giá
trị thấp được tiêu dùng hàng ngày.
A. Mua theo thói quen
B. Mua theo nhiều lựa chọn
C. Mua theo tổ chức
D. Mua theo thoả hiệp
[<br>]
135. Hàng Việt Nam muốn có chỗ đứng và____________của khách hàng trong nước
và thế giới thì cần phải chiếm được cảm tình của khách hàng.
A. Tự tin
B. Niềm tin
C. Lĩnh hội
D. Hiểu biết
[<br>]
136. Khi muốn phác họa chân dung của người tiêu dùng, hành vi tiêu dùng được thể
hiện rõ rệt qua các vấn đề nào sau đây:
A. Nghề nghiệp
B. Tình trạng kinh tế
C. Lối sống
D. Cá tính
[<br>]
137. Người châu Á thích sử dụng đũa để ăn cơm, người châu Âu ăn bằng nĩa muỗng
thể hiện điều gì:
A. Cá tính
B. Văn hóa
C. Chuẩn mực
D. Truyền thống
[<br>]
138. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua cá nhân
A. Gia đình
B. Nhóm ngưỡng mộ
C. Nhóm tham khảo
D. Cả ba câu trên đều đúng
[<br>]
139. Quảng cáo xe hơi Toyota “ Xe hàng đầu cho người đứng đầu” thể hiện điều gì
trong hành vi mua hàng.
A. Gia đình
B. Vai trò và vị trí xã hội
C. Văn hóa
D. Cá tính
[<br>]
140. Hành vi mua hàng của khách hàng như thế nào đối với quảng cáo một siêu
nhân trong bộ dạng ốm yếu của sữa cho người gầy:
A. Tẩy chay không muốn thành siêu nhân gầy
B. Xem để tham khảo trở thành siêu nhân gầy yếu
C. Ngưỡng mộ siêu nhân gầy
D. Cả ba câu trên đều đúng
[<br>]
141. Khách sạn Sheraton phục vụ khách hàng với tiêu chuẩn 5 sao thể hiện phân
khúc thị trường gì?
A. Bậc cao
B. Những người nhiều tiền, sang trọng
C. Bình thường
D. Câu A và B đúng
[<br>]
142. Quan điểm cho rằng “tất cả mọi người đều là khách hàng của bạn thì bạn
chẳng có được một khách hàng” là thể hiện việc nhà marketing cần phải làm gì?
A. Nghiên cứu thị trường
B. Nghiên cứu sản phẩm
C. Phân khúc và định vị thị trường
D. Các câu trên đều sau
[<br>]
143. Sản phẩm trà Dr.Thanh tiếp cận dễ dàng với nhóm khách hàng trẻ tuổi quan
tâm đến việc dùng các loại nước tăng lực thể hiện ý nghĩa quan trọng gì trong
marketing của doanh nghiệp?
A. Phân khúc thị trường
B. Định vị thị trường
C. Làm thị trường
D. Quảng cáo sản phẩm
[<br>]
144. Các tác nhân marketing ảnh hưởng đến người tiêu dùng bao gồm:
A. Sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.
B. Kinh tế, chính trị, văn hóa, công nghệ.
C. Văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý.
D. Tất cả các yếu tố trên.
[<br>]
145. _______ là một tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và lý giải
những thông tin được tiếp nhận.
A. Niềm tin
B. Thái độ
C. Nhận thức
D. Hiểu biết
[<br>]

146 Ba công việc chính trong tiến trình của marketing mục tiêu là (1) Định vị thị
trường, (2) Phân đoạn thị trường, và (3) Chọn thị trường mục tiêu. Trình tự đúng
của các công việc trên là:

A. (1)(2)(3)

B. (3)(2)(1)

C. (2)(3)(1)

D. (2)(1)(3)

 
 [<br>]
147. Một người luôn có rất nhiều (1) ________khác biệt tại một thời điểm cụ thể và
cần có (2) _________ để người tiêu dùng đó đưa ra quyết định mua hàng.
A. (1) nhu cầu, (2) mong muốn.
B. (1) mong muốn, (2) niềm tin.
C. (1) nhu cầu, (2) động cơ.
D. (1) mong muốn, (2) nhận thức
[<br>]
148. Hai khách hàng có cùng động cơ như nhau nhưng khi vào cùng một cửa hàng
thì lại có sự lựa chọn khác nhau về nhãn hiệu sản phẩm, đó là có sự khác nhau về:
A. Nhận thức
B. Sự chú ý
C. Thái độ và niềm tin
D. Tất cả đều sai
[<br>]
149. Phân đoạn thị trường nào sau đây không thuộc nhân khẩu học?
A. Trình độ
B.  Tuổi tác
C. Nghề nghiệp
D. Tài nguyên
[<br>]
150. Theo thuyết phân tâm học của Freud, người tiêu dùng luôn có chủ đích trong
việc mua sắm hay được gọi là “nhu cầu mua chủ động” thuộc yếu tố:
A. Nhận thức
B. Tiền ý thức
C. Vô thức
D. Ý thức
[<br>]
151. Tiến trình mua hàng tư liệu sản xuất gồm:
A. Nhận thức vấn đề_Mô tả khái quát nhu cầu_Đánh giá các đặc tính tư liệu sản
xuất_Tìm kiếm người cung ứng_Yêu cầu chào hàng_Lựa chọn nhà cung ứng_Làm các
thủ tục đặt hàng_Đánh giá việc thực hiện.
B. Nhận thức vấn đề_Mô tả khái quát nhu cầu_Đánh giá các đặc tính tư liệu sản
xuất_Tìm kiếm người cung ứng_ Lựa chọn nhà cung ứng_Yêu cầu chào hàng _Làm các
thủ tục đặt hàng_Đánh giá việc thực hiện.
C. Nhận thức vấn đề_Mô tả khái quát nhu cầu_Đánh giá các đặc tính tư liệu sản
xuất_Tìm kiếm người cung ứng_Yêu cầu chào hàng_Lựa chọn nhà cung ứng_Làm các
thủ tục đặt hàng.
D. Nhận thức vấn đề_Mô tả khái quát nhu cầu_Đánh giá các đặc tính tư liệu sản
xuất_Tìm kiếm người cung ứng_ Lựa chọn nhà cung ứng_Yêu cầu chào hàng _Làm các
thủ tục đặt hàng.
[<br>]
152. Theo thuyết động cơ tiêu thụ của Maslow, người tiêu dùng muốn dùng thực
phẩm sạch, không có hóa chất độc hại thuộc về nhu cầu nào sau đây:
A. Nhu cầu sinh lý.
B. Nhu cầu cá nhân.
C. Nhu cầu an toàn.
D. Nhu cầu tự hoàn thiện.
[<br>]
153. Để tìm hiểu tổng cầu của thị trường trong tương lai người làm marketing phải
đảm bảo thực hiện vấn đề nào quan trọng nhất sau đây:
A. Thăm dò ý kiến người mua bao gồm tiến hành điều tra và phỏng vấn
B. Cung ứng sản phẩm đó trên thị trường và tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng
C. Tập trung cạnh tranh cao, tìm hiểu lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh
D. Đảm bảo doanh số và lợi nhuận đúng với mục tiêu doanh nghiệp đặt ra
[<br>]
154. Quy mô tổng cầu thị trường hiện tại được thể hiện theo công thức
A. R= NQP
B. Q= nqp
C. M=NPR
D. Các câu trên đều sai
[<br>]
155. Người tiêu dùng mua hàng hóa và sản phẩm cho ai?
A. Cá nhân, gia đình hay sử dụng cho hộ gia đình.
B. Doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng
C. Xã hội sử dụng vì cần rất nhiều hàng hoá
D. Câu A và B đúng
[<br>]
156. Lối sống mới khi càng ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm hơn là nội trợ dẫn đến
việc gia tăng bán hàng và doanh số đối với các loại máy giặt, máy hút bụi...thì các
nhà marketing cần quan tâm đến
A. Nhiều tuyệt chiêu khuyến mãi cho phụ nữ
B. Các quảng cáo đánh và tâm lý phụ nữ
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
[<br>]
157. Tính sẵn sàng của sản phẩm khi khách hàng quyết định mua phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố:
A. Khả năng marketing sản phẩm
B. Khả năng sản xuất sản phẩm
C. Khả năng lưu kho và vận chuyển
D. Câu A và B đúng
[<br>]
158. Trong marketing, việc người mua hàng đặt hàng lặp lại về một sản phẩm đã
mua và không có yêu cầu nào khác là thể hiện loại hình mua hàng nào?
A. Mua hàng lặp lại không có thay đổi
B. Mua mới
C. Câu A và B đúng
D. Câu A và B sai
[<br>]
159. Sự trung thành đối với thương hiệu là thể  khách hàng đã có lợi ích:
A. Giảm chi phí thời gian
B. Giảm chi phí về tâm lý
C. Giảm chi phí về tiền bạc
D. Các câu trên đều đúng
[<br>]
160. Để phát triển kế hoạch marketing và đảm bảo thực hiện mục tiêu hoạt động và
tránh tình trạng doanh nghiệp có tầm nhìn hạn hẹp đối với thị trường thì doanh
nghiệp cần tìm kiếm những (1) ________từ phía khách hàng
để   _____________những kế hoạch marketing với sự thay đổi của môi trường.
(2)

A. (1) Marketing tổng thể, (2) thị trường


B. (1) Phản hồi, (2) đáp ứng
C. (1) Thất nghiệp, (2) lạm phát
D. (1) Lạm phát, (2) giá cả leo thang
[<br>]
161. Vì đối tượng tập trung chính của tiếp thị là (1) ______________, doanh nghiệp
cần phải (2) ________________và xác định đối tượng công chúng phù hợp để xuất
hiện trên thị trường.
A. (1) người tiêu dùng, (2) phân tích người tiêu dùng
B. (1) khách hàng, (2) doanh nghiệp
C. (1) cơ quan, (2) tổ chức
D. Các câu trên đều đúng
[<br>]
162. Doanh nghiệp nghiên cứu những đặc điểm của quy trình ra quyết định đo
khách hàng khi (1) _______________mua sản phẩm cho cá nhân, gia đình hay hộ gia
đình sử dụng trong khi đó (2) _____________mua sản phẩm cho việc sản xuất.
A. (1) Tiêu dùng dò xét, (2) tổ chức
B. (1) Người tiêu dùng cuối cùng, (2) khách hàng tổ chức
C. (1) Phân tích khách hàng, (2) người tiêu dùng
D. (1) Danh sách khách hàng, (2) danh sách tổ chức
[<br>]
163. Một (1) _________là một nhóm người gồm hai hay ba người cùng chung sống
với nhau có mối quan hệ máu mủ, hôn nhân; một (2) ________là đơn vị gia đình gồm
có 1 hay nhiều người và hiện nay ngày càng có nhiều hộ độc thân do tỷ
lệ (3) _______________ngày càng cao.
A. (1) Hộ gia đình, (2) nông dân, (3) người làm vườn
B. (1) Gia đình, (2) hộ gia đình, (3) ly dị
C. (1) Độc thân, (2) ly dị, (3) ly thân
D. Các câu trên đều sai
[<br>]
164. Những yếu tố tâm lý của khách hàng bao gồm (1) _____________, phản ánh của
từng người thông qua (2)_________hay (3) __________dù là tiêu cực hay tích cực
A. (1) cá tính, (2) thái độ, (3) ý kiến
B. (1) hành vi, (2) cư xử, (3) cá tính
C. (1) tầng lớp xã hội, (2) thái độ, (3) hành vi
D.  Các câu đều đúng
[<br>]
165. Những giới hạn trong quy trình quyết định của người tiêu dùng nằm ở những
vấn đề nhận thức trong quy trình và việc ____________của khách hàng đối với sự
ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như dân số, xã hội.
A. Nhận thức
B. Tìm hiểu
C. Dò xét
D. Quan tâm
[<br>]
166. Sự trung thành của khách hàng là một tiêu thức ___________để phân đoạn thị
trường:
A. Địa lý
B. Xã hội
C. Tâm lý
D. Hành vi
[<br>]
167. Nam có ý định mua một chiếc xe máy của nhãn hiệu XYZ. Nam tham khảo bạn
bè và được biết xe máy hiệu này dịch vụ bảo trì rất kém. Thông tin trên là:
A. Một loại nhiễu thông điệp
B. Yếu tố cản trở quyết định mua hàng
C. Một yếu tố cân nhắc khi sử dụng
D. Thông tin thứ cấp
[<br>]
168. Khái niệm “ động cơ” được hiểu là
A. Hành vi mang tính định hướng
B. Nhu cầu có khả năng thanh toán
C. Nhu cầu đã trở nên bức thiết buộc con người hành
động để thỏa mãn nhu cầu đó.
D. Tác nhân kích thích của môi trường.
[<br>]
169. Tập hợp các quan điểm theo niềm tin của một khách hàng về một nhãn hiệu
sản phẩm nào đó được gọi là:
A. Các thuộc tính nổi bật
B. Các chức năng hữu ích
C. Các giá trị tiêu dùng
D. Hình ảnh về nhãn hiệu
[<br>]
170. Hai khách hàng có cùng vào siêu thị mua sản phẩm rau củ,  nhưng sau khi
chọn lựa thì hai khách hàng mua sản phẩm khác nhau, người A mua rau củ sạch để
bảo vệ sức khoẻ còn người B mua rau củ bình thường với giá rẻ hơn.Đó là họ có sự
khác biệt về:
A. Sự chú ý
B. Nhận thức
C. Thái độ và niềm tin
D. Các câu trên đều sai
[<br>]
171. Con người tiếp nhận thông tin (1) ________ và lý giải thông tin (2) ________ dựa
vào (3)________.
A. (1) giống nhau, (2) giống nhau, (3) nhận thức
B. (1) giống nhau, (2) khác nhau, (3) kiến thức, kinh nghiệm, trí nhớ.
C. (1) khác nhau, (2) khác nhau, (3) nhận thức
D. (1) khác nhau, (2) khác nhau, (3) kiến thức, kinh nghiệm, trí nhớ.
[<br>]
172. _____ là yếu tố cơ bản quyết định ước muốn và hành vi của con người.
A. Nhận thức
B. Văn hóa
C. Xã hội.
D. Trình độ học vấn.
[<br>]
173. Văn hóa là một yếu tố quan trọng trong marketing hiện đại vì:
A. Không sản phẩm nào không chứa đựng yếu tố văn hóa
B. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau
C. Nhiệm vụ của người làm marketing là điều chỉnh hoạt
động marketing đúng với yêu cầu của văn hóa
D. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa giữa các
nước ngày càng có nhiều điểm tương đồng.
[<br>]
174. Theo lý thuyết động cơ của Maslow:
A. Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên tùy vào sở thích của
mỗi cá nhân.
B. Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự, từ nhu cầu có tính chất cấp thiết
đến nhu cầu ít cấp thiết.
C. Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự ngẫu nhiên , từ nhu cầu có tính
chất cấp thiết đến nhu cầu ít cấp thiết.
D. Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự, từ nhu cầu ít cấp thiết đến
những nhu cầu cấp thiết nhất.
[<br>]
175. Đối với sản phẩm kem đánh răng Colgate, sản phẩm truyền thông điệp ra
ngoài thị trường bao gồm: “không sâu răng và hơi thở thơm tho” thể hiện:
A. Định vị đa lợi ích
B. Định vị ba lợi ích
C. Định vị hai lợi ích
D. Định vị một lợi ích
[<br>]
176. “Có khả năng sinh lời” là thể hiện một trong những đặc điểm của:
A. Sự khác biệt được chọn để định vị
B. Phân khúc thị trường
C. Lựa chọn thị trường
D. Xác định đối thủ cạnh tranh
[<br>]
177. Trong ngành khách sạn, các khách sạn 3 sao đều có trang thiết bị giống nhau,
sản phẩm dịch vụ giống nhau và hình ảnh đẹp như nhau thì yếu tố nào còn lại cần
phải quan tâm để định vị trên thị trường.
A. Kênh phân phối
B. Dịch vụ
C. Hình ảnh
D. Con người
[<br>]

221. Liên quan đến chất lượng, bao bì sản phẩm, các đặc điểm là những ví dụ mà
người làm marketing phải quyết định là chỉ đến yếu tố nào sau đây?
A. Khuyến mãi
B. Sản phẩm
C. Phân phối
D. Giá cả
[<br>]
222. Những vấn đề nào sau đây ít quan trọng nhất trong mục tiêu marketing đối với
việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng?
A. Lợi nhuận
B. Sự phát triển của sản phẩm mới
C. Khuyến mãi bán hàng
D. Dịch vụ khách hàng
[<br>]
223. Thâm nhập thị trường bao gồm:
A. Sự mở rộng thị trường hiện tại
B. Doanh số bán lớn ở thị trường mới
C. Sản phẩm mới trên thị trường hiện tại
D. Sản phẩm mới và thị trường mới
[<br>]
224. Định nghĩa về sản phẩm nào sau đây là đúng nhất?
A. Hữu hình
B. Tiện dụng
C. Có giới hạn mở rộng
D.  Có đặc điểm
[<br>]
225. Marketing tập trung vào hàng hóa tại siêu thị là đảm bảo duy trì
A. Tự phục vụ
B. Giới thiệu các đặc điểm của hàng hóa
C. Phân phối chuyên sâu
D. Vị trí tiện lợi
[<br>]
226. Hàng hóa đặc biệt là những dạng hàng hóa nào?
A. Được buôn bán nhưng bỏ ra nỗ lực ít nhất
B. Cho những khách hàng tiếu thông tin về sự thay thế của sản phẩm
C. Cho khách hàng trung thành của nhãn hiệu
D. Mua hàng vì nhu cầu khẩn cấp
[<br>]
227. Giai đoạn chính muồi của sản phẩm hay còn gọi là giai đoạn
A. Trưởng thành
B. Non nớt
C. Sung mãn
D. Hoàn thiện
[<br>]
228. Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh
nghiệp nên áp dụng chiến lược:
A. Marketing không phân biệt
B. Marketing phân biệt.
C. Marketing tập trung.
D. Bất kì chiến lược nào.
[<br>]
229. Công việc nào trong các công việc sau đây mà nhà làm Marketing không nên
tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó?
A. Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
C. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối.
D. Đưa sản phẩm vào thị trường mới.
[<br>]
230. Việc đặt tên nhãn hiệu cho riêng từng loại sản phẩm có ưu điểm:
A. Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn.
B. Khi một sản phẩm gặp rủi ro không ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
C. Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn.
D. Tất cả đều đúng.
[<br>]
231. Trong một chu kỳ sống của một sản phẩm, doanh nghiệp cần củng cố lòng
trung thành với nhãn hiệu thông qua các hoạt động chiêu thị ở giai đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
232. “ Đừng cho tôi một đôi giày, mà hãy cho tôi sự thoải mái của đôi chân và sự êm
ái khi đi lại”. Câu nói trên đề cập đến:
A. Sản phẩm thực tế.
B. Sản phẩm gia tăng.
C. Sản phẩm cốt lõi.
D. Sản phẩm tiềm năng.
[<br>]

233. Sắp xếp nào đúng với vòng đời sản phẩm?

A. Giới thiệu, bão hòa, tăng trưởng và suy thoái

B. Giới thiệu, tăng trưởng, suy thoái và bão hòa


C. Giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái

D. Tất cả (a), (b), (c) đều sai


 
.
[<br>]
234. Giá hớt váng được xây dựng khi sản phẩm ở giai đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
235. Chiến lược thị trường ngách được xây dựng khi sản phẩm ở giai đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
236. Số lượng trung gian phân phối nên sử dụng có chọn lọc khi sản phẩm ở giai
đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
237. Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất,
nhiều đối thủ cạnh tranh nhất nhưng lại có khả năng có chi phí thấp?
A. Giới thiệu
B. Tăng trưởng
C. Bão hoà
D. Suy thoái
 
[<br>]
238. Tăng cường kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong phối thức marketing khi
sản phẩm trong giai đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
239. Tăng cường cải tiến kỹ thuật sản phẩm trong phối thức marketing khi sản
phẩm trong giai đoạn:
A. Giới thiệu.
B. Tăng trưởng.
C. Bão hòa
D. Suy thoái.
[<br>]
240. Quy trình phát triển sản phẩm mới có____ giai đoạn.
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.

[<br>]

241. Số lượng bán ra tăng chậm lại, xuất hiện đối thủ cạnh tranh: đây là đặc điểm
của giai đoạn:

A. Giới thiệu.
B. Phát triển
C. Trưởng thành.
D. Suy thoái.
[<br>]
242. Định giá dòng sản phẩm là:
A. Mua một sản phẩm tặng một sản phẩm.
B. Định những mức giá khác nhau cho những dòng sản phẩm khác nhau.
C. Định những mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm.
D. Định giá trọn gói cho những dòng sản phẩm.
[<br>]
243. Nhãn hiệu chủ yếu được sử dụng để:
A. Làm gia tăng hình ảnh một sản phẩm.
B. Giúp xác định một sản phẩm.
C. Giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.
D. Cho người tiêu dùng biết doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.
[<br>]
244. Định vị liên quan đến:
A. Sản phẩm được trưng bày trên kệ như thế nào.
B. Đối thủ cạnh tranh nhận thức sản phẩm như thế nào.
C. Người tiêu dùng nhận thức sản phẩm như thế nào.
D. Sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
[<br>]
245. Tính lệ thuộc trong dịch vụ còn được gọi là:
A. Không tách rời khỏi ngừoi sử dụng.
B. Không tách rời khỏi nguồn gốc
C. Không tác rời khỏi nhà cung ứng.
D. Tất cả đều sai.
[<br>]
246.  đặc tính của sản phẩm bao gồm những thành phần nào sau đây:
A. Chất lượng, Đặc điểm, Tên hiệu, Sáng tạo và bao bì
B. Vận hành, Sáng tạo, Bao bì, Dịch vụ sau khi bán, Kỹ thuật
C. Dịch vụ sau khi bán, Bao bì, Nhân viên bán hàng, công nghệ
D. Đặc điểm, Bao gói, Nhân viên bán hàng trực tiếp, Kỹ thuật
247. Một thương hiệu được định nghĩa là:
A. Nhãn hiệu được cá nhân hóa
B. Biểu tượng và thiết kế đặc biệt
C. Từ ngữ có thể phát ngôn
D. Biểu tượng doanh nghiệp được luật pháp bảo vệ
[<br>]
248. Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của_________về các
thuộc tính quan trọng của nó.
A. Khách hàng
B. Người sản xuất
C. Người bán buôn
D. Người bán lẻ
[<br>]
249. Yếu tố nào sau đây không phải là biểu tượng doanh nghiệp
A. Tên thương hiệu
B. Tên công ty
C. Logo thể hiện của công ty
D. Đặc điểm của thương mại
[<br>]
250. Một sản phẩm có thương hiệu được cấp bản quyền, doanh nghiệp cần phải
A. Đạt được thương hiệu từ phía nhà chức trách
B. Bán sản phẩm
C. Trả các phí để sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp
D. Thay đổi biểu tượng doanh nghiệp
[<br>]
251. Để nâng tầm nhận biết trên toàn thế giới, doanh nghiệp cần phải sử dụng
A. Bao bì gia đình
B. Bao bì chuẩn hóa
C. Bao bì đa dạng
D. Bao bì cá nhân

Giá:

1. Sản phẩm Ninomax bán các loại quần áo với mức giá là 299.000 đồng là thể hiện
giá gì sau đây?
A. Giá tâm lý
B. Giá cao
C. Giá thấp
D. Các câu trên đều dúng
[<br>]
2. Đường cầu về một sản phẩm phản ánh điều gì sau đây là đúng?
A. Phản ánh mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu
B. Thường có chiều xuống dốc
C. Luôn cho thấy giá càng cao thì lượng cầu càng giảm
D. Câu A và B đúng
[<br>]
3. Nhà nước can thiệp vào cơ chế giá của doanh nghiệp nhằm vào những lý do sau,
ngoại trừ:
A. Xoá bỏ cạnh tranh độc quyền.
B. Hạn chế tự do cạnh tranh.
C. Hạn chế lạm phát.
D. Kiềm chế chỉ số giá.
[<br>]
4. Những sản phẩm có độ co giãn của cầu theo giá (1)_________ thì có thể định giá
sản phẩm (2)___________.
A. (1) cao, (2) cao.
B. (1) thấp, (2) thấp.
C. (1) cao, (2) thấp.
D. (1) thấp, (2) cao.
[<br>]
5. Nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì chi phí này thay đổi. Chi phí đó là:
A. Chi phí cố định.
B. Chi phí biến đổi.
C. Chi phí vật chất.
D. Tổng chi phí.
[<br>]
6. Trong những trường hợp độ co giãn của cầu theo giá khó đo lường được, doanh
nghiệp sẽ sử dụng phương pháp định giá:
A. Dựa theo người bán.
B. Dựa theo người mua
C. Theo thời giá.
D. Đấu thầu kín.
[<br>]
7. ________ của một đơn vị sản phẩm cho biết mức giá thấp nhất mà doanh nghiệp
có thể bán còn (2)_________ cho biết mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể bán.
A. (1) Giá vốn, (2) giá hớt váng.
B. (1) Số cầu, (2) giá hớt váng.
C. (1) Số cầu, (2) số cung.
D. (1) Chi phí, (2) số cầu.
[<br>]
8. Đối với những sản phẩm có độ co giãn của cầu theo giá (1)_________thì khi tăng
giá sẽ (2)___________.
A. (1) lớn, (2) giảm doanh thu.
B. (1) nhỏ, (2) giảm doanh thu.
C. (1) nhỏ, (2) tăng doanh thu.
D. (1) lớn, (2) tăng doanh thu.
[<br>]
9. Khi sản phẩm không có sản phẩm thay thế, không có cạnh tranh trực tiếp và gián
tiếp, khi đó, __________.
A. cầu hoàn toàn co giãn.
B. cầu hoàn toàn không co giãn.
C. cầu co giãn nhiều.
D. cầu co giãn ít.
[<br>]
10. Khi năng lực sản xuất dư thừa, doanh nghiệp thường
A. Chủ động giảm giá.
B. Chủ động tăng giá.
C. Giữ nguyên mức giá hiện tại.
D. Tất cả các phương án trên đều có thể thực hiện.
[<br>]
11. Khi can thiệp (1)_________, Nhà nước thường tác động đến (2)__________ của
hàng hóa
A. (1) trực tiếp, (2) thuế.
B. (1) trực tiếp, (2) cung cầu.
C. (1) gián tiếp, (2) giá trần hoặc giá sàn.
D. (1) gián tiếp, (2) cung cầu.
[<br>]
12. Khi theo đuổi mục tiêu _________, doanh nghiệp đặt giá bán lớn hơn chi phí
biến đổi.
A. tối đa hóa lợi nhuận.
B. dẫn đầu về thị phần.
C. dẫn đầu về chất lượng.
D. tồn tại trên thị trường.
[<br>]
13. Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng phương pháp ___________.
A. định giá dựa vào chi phí bằng cách cộng lãi vào chi phí bình quân.
B. định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
C. định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng.
D. định giá theo giá cạnh tranh hiện hành.
[<br>]
14. Với phương pháp________, doanh nghiệp cần phải sử dụng đồ thị hòa vốn để
tính toán một cách linh hoạt các mức giá.
A. định giá dựa vào chi phí bằng cách cộng lãi vào chi phí bình quân.
B. định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
C. định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng.
D. định giá theo giá cạnh tranh hiện hành.
[<br>]
15. Có________ phương pháp thực hiện trong chiến lược giá chiết khấu.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
[<br>]
16. Với mục tiêu (1)__________, lượng sản phẩm bán ra là một đại
lượng (2)__________với mức giá đề ra
A. (1) tối đa hóa lợi nhuận, (2) đồng biến.
B. (1) tối đa hóa sản lượng, (2) đồng biến.
C. (1) tối đa hóa sản lượng, (2) nghịch biến.
D. (1) tối đa hóa lợi nhuận, (2) nghịch biến.
[<br>]
17. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất :
A. “ Các doanh nghiệp thường định giá sản phẩm trước rồi mới đưa ra những quyết định
marketing khác cho sản phẩm.”
B. “Các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm trước rồi mới xác định mức giá.”
C. “ Quyết định về chiến lược xúc tiến cho sản phẩm được tiến hành đồng thời với việc
định giá sản phẩm”
D. “Việc đưa ra những quyết định marketing cho sản phẩm được tiến hành đồng thời với
việc định giá cho sản phẩm đó.”
[<br>]
18. Nếu mục tiêu định giá là “Đảm bảo sống sót” thì phương pháp thực hiện là:
A. Xác định hàm nhu cầu.
B. Cắt giảm giá.
C. Định giá sản phẩm này giúp tăng doanh số sản phẩm khác
D. Tất cả các ý trên đều sai.
[<br>]
19. Giá xâm nhập là mức giá:
A. Doanh nghiệp tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh.
B. Doanh nghiệp định giá thấp để nâng cao doanh số.
C. Doanh nghiệp định giá cao để hỗ trợ chiến lược định vị sản phẩm.
D. Doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng.
[<br>]
20. Định giá xâm nhập là:
A. Định giá tương đương với giá của đối thủ cạnh tranh.
B. Định mức giá thấp để chiếm lĩnh thị trường.
C. Định giá sản phẩm cao sau đó hạ giá.
D. Tính giá với mức cao để xâm nhập vào thị trường cao cấp.
[<br>]
21. Nhu cầu được gọi là không co giãn khi:
A. Tỷ lệ phần trăm biến đổi về số lượng bán không trội hơn tỷ lệ phần trăm biến đổi về
giá.
B. Tỷ lệ phần trăm biến đổi về số lượng bán lớn hơn tỷ lệ phần trăm biến đổi về giá.
C. Tỷ lệ phần trăm biến đổi về số lượng mua không trội hơn tỷ lệ phần trăm biến đổi về
giá.
D. Tỷ lệ phần trăm biến đổi về số lượng mua lớn hơn tỷ lệ phần trăm biến đổi về giá.
[<br>]

You might also like