Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1. Tìm hiểu chung


1.1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) đỗ Trạng Nguyên (1535), làm quan dưới triều nhà
Mạc.
- Khi cáo quan về quê ở ẩn, ông lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, được người đời suy tôn là
Tuyết Giang Phu Tử.
- Ông là người có cốt cách thanh cao, học vấn uyên thâm, được phong tước Trình Tuyền
hầu, Trình Quốc công (Trạng Trình).
- Tác phẩm chính: Bạch Vân am thi tập (Chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi (Chữ Nôm).
1.2. Tác phẩm Nhàn
1.2.1. Xuất xứ: Nhàn là bài thơ Nôm, trích trong Bạch Vân Quốc ngữ thi.
1.2.2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
1.2.3. Bố cục: Đề - Thực – Luận – Kết
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Hai câu đề
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
* Câu 1:
- Nhịp thơ 2/2/3: khoan thai, chắc khỏe  Tâm thế ung dung, thanh thản.
- Liệt kê dụng cụ lao động: mai, cuốc, cần câu.
- Điệp số từ một  nhịp nhàng  cuộc sống giản dị của một lão nông tri điền.
 Đây là cuộc sống ung dung, thanh nhàn của một người nông dân lao động bình
thường.
* Câu 2:
- Từ láy “Thơ thẩn”: thái độ ung dung, thảnh thơi, nhàn nhã.
- Dầu ai: mặc người đời  Sự đối lập giữa lối sống của bản thân với lối sống của mọi
người.
 NHÀN - LỐI SỐNG AN NHIÊN, TỰ TẠI, THẢNH THƠI, THUẦN HẬU, VUI VỚI
THÚ ĐIỀN VIÊN, VÔ SỰ TRONG LÒNG.
Tiểu kết: Hai câu đề đã thể hiện quan niệm, thái độ của nhà thơ khi chọn lối sống nhàn
dật, gần gũi cuộc sống lao động và tôn trọng sở thích cá nhân, mặc kệ người đời.
2.2. Hai câu thực
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
- Thủ pháp đối lập:
+ Ta dại >< Người khôn
+ Nơi vắng vẻ >< Chốn lao xao
 Nhận mình là người dại, tác giả nêu triết lí về “Dại” – “Khôn” của cuộc đời bằng cách
nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị.  Khẳng định lối sống đúng đắn của mình.
- Hình ảnh ẩn dụ:
+ Nơi vắng vẻ: nơi ít người, nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy được sự
thảnh thơi.  Đây không phải là lánh đời, mà là tìm nơi thấy được sự thoải mái, an toàn.
+ Chốn lao xao: nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.
 NHÀN – LỐI SỐNG TÂM ĐẮC VỚI CÁI NHÌN NGẠO THẾ KHÁC NGƯỜI,
TRÁNH XA VÒNG DANH LỢI, BON CHEN CHỐN VINH HOA, PHÚ QUÝ ĐỂ TÌM
VỀ NƠI TĨNH TẠI, AN NHIÊN.
 Nhấn mạnh quan niệm sống, cách ứng xử trước danh lợi của NBK.
Tiểu kết: Qua hai câu thực, bằng cách nói ngược thâm trầm, ý vị, nhà thơ đã khẳng định
lối sống nhàn là chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn lao xao. Đó là lối sống đối lập với sự
bon chen, giành giật để mưu cầu danh lợi, phú quý ở thành thị của người đời.
2.3. Hai câu luận
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Cuộc sống của nhà thơ gắn liền với thiên nhiên:
+ Món ăn dân dã, thanh đạm: Thu - măng trúc, Đông – giá.
+ Nếp sinh hoạt thanh bần: Xuân - tắm hồ sen, Hạ - tắm ao.
- Phép đối (bình đối và tiểu đối) + thủ pháp liệt kê  Sự vận động tuần hoàn của bốn
mùa, tác giả sống thuận theo tự nhiên, mùa nào thức ấy  Nếp sinh hoạt đơn giản, đạm
bạc, dễ tìm, gần gũi với thiên nhiên, không đòi hỏi xa hoa, cầu kì.
 Đạm bạc nhưng không khắc khổ, mà thanh thản, thanh cao, thanh nhàn. Cuộc sống đó
về mặt tinh thần cho phép con người được tự do, tự tại; không cần phải luồn cúi, cầu cạnh
kẻ khác.
 NHÀN – LỐI SỐNG TỰ TẠI VỚI NẾP SINH HOẠT GIẢN DỊ MÀ THANH CAO,
HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN, THUẬN THEO TỰ NHIÊN, MÙA NÀO THỨC ẤY,
KHÔNG MƯU CẦU, TRANH ĐOẠT.
Tiểu kết: Hai câu thơ như vẽ ra bức tranh tứ bình xuân – hạ - thu – đông với các cảnh
sinh hoạt mùa nào thức nấy; có mùi vị, có sắc hương nhẹ nhàng, trong sáng. Qua đó thể
hiện lối sống nhàn, thanh cao.
2.4. Hai câu kết
Rượu, đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Câu 7: Cách ngắt nhịp 1/3/3  Thảnh thơi, không màng đến thế sự, thời cuộc.
- Nhà thơ tìm đến rượu  uống  để say  để chiêm bao  chiêm bao để nhận ra lẽ
sống, triết lí nhân sinh: Phú quý như một giấc mộng.
- Điển tích giấc mộng dưới gốc cây hòe (Giấc Nam Kha): Công danh, phú quý ở đời chỉ
như giấc mơ thoáng qua, chẳng có ý nghĩa gì.  Thái độ coi thường danh lợi, phú quý.
- “Nhìn xem”: cái nhìn của người đứng bên ngoài vòng danh lợi.  Khẳng định lối sống
mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài phù phiếm của vinh hoa.
 NHÀN – LỐI SỐNG THANH CAO, XA RỜI DANH VỌNG PHÙ PHIẾM TRẦN
TỤC.
Tiểu kết: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng nhàn trở thành một triết lí sống, là cách
hành xử trước thời cuộc rối ren lúc bấy giờ, nhằm cố gắng giữ mình trong sạch, không bị
cuốn vào vòng đấu giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến lúc bấy giờ.
3. TỔNG KẾT
3.1. Nghệ thuật
Bài thơ thể dụng thành công nghệ thuật đối, cách nói ẩn dụ, nhưng giản dị, gần gũi. Nhịp
thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, góp phần thể hiện thành công quan niệm về lối sống nhàn của
tác giả.
3.2. Nội dung
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp
với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

You might also like