tiểu luận và seminar lần 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ HỌC CƠ BẢN
-----o0o----

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP


HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (2 TÍN CHỈ)
Học kỳ 1, Năm học 2022-2023, Khoá 27 ĐG, KT, KM, QM, QL, QN, QK, TC, TR, XD
(Thời gian học bắt đầu từ 10/10/2022 đến 04/12/2022)

PHẦN I: LỊCH TRÌNH


Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2TC) học trong 8 tuần. Đây là Lịch trình
của học phần giúp sinh viên: 1/ Chuẩn bị bài trước khi lên lớp, câu hỏi seminar và tiểu luận.
2/ Xem lịch seminar cụ thể của lớp mình tại Văn phòng khoa Kinh tế A509 (nếu seminar
phải chia thành các lớp nhỏ). 3/ Hình thức thi: Trắc nghiệm máy. Sinh viên xem danh sách
thi trước ngày thi 2 ngày bằng cách vào http://hubt.edu.vn  các khoa Kinh tế- xã hội 
Khoa Kinh tế để xem ca thi cụ thể.
Buổi Ngày/tháng Nội dung Số tiết
Giảng bài: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức 1
năng của KTCT Mác-Lênin
1 10-15/10/22
Giảng bài: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ 3
thể tham gia thị trường
Giảng bài: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ 2
2 17-22/10/22 thể tham gia thị trường
Giảng bài: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường 2
3 24-29/10/22 Giảng bài: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường 4
Giảng bài: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế
4 31/10-5/11/22 thị trường 4
Hướng dẫn seminar lần 1
5 7-12/11/22 Semina lần 1 4
Giảng bài: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
3,5
6 14-19/11/22 nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Hướng dẫn viết tiểu luận, seminar lần 2 0,5
Giảng bài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
7 21-26/11/22 4
kinh tế quốc tế của Việt Nam

8 28/11-3/12/22 Semina lần 2 4

Tổng cộng 32
PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ SEMINAR
Seminar là hình thức học tập của sinh viên (có sự hướng dẫn của Thầy/Cô giáo)
thông qua việc thảo luận, trao đổi, kiểm tra, vv... Theo chủ đề mà sinh viên (SV) đã được
chuẩn bị chu đáo. Seminar cũng là quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước tập thể.
Một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của SV.
2.1. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Chuẩn bị chu đáo nội dung Seminar. Viết tay (không đánh máy, không phô-tô) ra
giấy theo lịch Seminar và theo hướng dẫn của Thầy/Cô giáo.
- Tập trình bày (thuyết trình) nội dung Seminar có liên quan.
- Chuẩn bị tinh thần hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
(Khi tham gia Seminar mang theo bài đã chuẩn bị, sách giáo khoa, vở ghi vv...)
2.2. Đối với Thầy/ Cô giáo: Chủ trì buổi Seminar
 Thầy/Cô giáo được phân công chủ trì sêmina lớp nào thì có trách nhiệm kiểm tra,
chấm bài và quyết định điểm của sinh viên lớp đó theo khung điểm đã quy định. Các trường
hợp sinh viên nghỉ buổi sêmina thầy/cô giáo chủ trì sêmina chủ động bố trí kiểm tra thêm
(nếu SV nghỉ có lý do chính đáng) hoặc SV nhận điểm 0 (nếu SV nghỉ tự do vô kỷ luật).
Các trường hợp đặc biệt khác Thầy/Cô giáo trao đổi lại với Thầy/Cô giáo giảng dạy lớp đó
phối hợp giải quyết.
 Khuyến khích (có thể thưởng 1 điểm vào kết quả Seminar) đối với SV hăng hái
phát biểu (có chất lượng) xây dựng bài.
+ Cho điểm 9-10 Seminar khi SV (xung phong) phát biểu đủ ý cơ bản + trình bày lưu
loát, ngữ điệu (không phải đọc bài chuẩn bị) hoặc trả lời tốt câu hỏi thêm của thầy.
+ Cho điểm 7-8 Seminar khi SV (xung phong) phát biểu đủ ý cơ bản.
+ Những SV chỉ định phát biểu thì tùy chất lượng việc trình bày mà giảng viên cho
điểm (không có điểm thưởng).
 Thu bài chuẩn bị của sinh viên về kiểm tra. Những SV không có bài chuận bị
Seminar sẽ trừ 1 điểm vào kết quả bài kiểm tra.
 Thực hiện kiểm tra giấy từ 20 đến 30 phút. Chấm điểm tính hệ số 1.
 Chuyển điểm kiểm tra kịp thời về khoa (qua Văn phòng khoa).
2.3. Nội dung Seminar
2.3.1. Thảo luận tại lớp có giáo viên hướng dẫn
* Seminar lần 1: có 3 vấn đề thảo luận
1. Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra loại hàng hóa đó
để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Lượng
giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa? Cảm nhận tác động của quy
luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường?
2. Giả định vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận rõ hai thuộc
tính hàng hóa sức lao động và đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối
với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu giả định vốn kinh doanh cần đi vay,
hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh
nghiệp có trách nhiệm gì với những chủ thể này?
3. Những hệ lụy kinh tế gì sẽ sảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức
độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình
thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
* Seminar lần 2: Có 3 vấn đề thảo luận:
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa bao hàm những
đặc trưng có tính phổ biến của kinh tế thị trường trên thế giới, vừa có đặc trưng mang tính
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, hãy làm rõ những đặc trưng đó?
2. Hãy thảo luận lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, làm rõ
những tác động của các cuộc cách mạng đó đối với sự phát triển của xã hội loài người? Xuất
phát từ vị trí của bản thân, thảo luận và trình bày về trách nhiệm của mình cần đóng góp gì
để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
sự phát triển của Việt Nam? Việt Nam cần phải thích ứng với những tác động đó như thế
nào?
2.3.2. Bài tập lớn sinh viên tự làm
Yêu cầu:
 Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên tự làm bài tập ở nhà.
 Sinh viên viết tay và nộp cho giáo viên vào buổi lên lớp Seminar.
Nội dung:
1. Với tư cách là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy chỉ ra vai
trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt
trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa?
2. Xuất phát từ vai trò của người lao động? Hãy thảo luận và đề xuất phương thức thực
hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng sức lao động, với cộng
đồng xã hội?
3. Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy vì sao cần kiểm soát độc
quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức này trong quan
hệ lợi ích xã hội bằng những phương thức nào?
4. Xuất phát từ vai trò công dân, chỉ ra trách nhiệm của mình cần thực hiện những
nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam? Với tư
cách là công dân, hãy thảo luận các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
khi tham gia các hoạt động xã hội.

PHẦN III: HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN


Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin là bước tập dượt để SV tiếp cận với công
việc nghiên cứu khoa học. Viết tiểu luận là biện pháp rèn luyện kỹ năng viết (1 kỹ năng
quan trọng trong cuộc sống của SV), kỹ năng tổng hợp, phân tích vv... một chủ đề nào đó có
liên quan. Vì vậy tiểu luận phải đảm bảo cả hình thức và nội dung.
3.1. Đối với sinh viên khi làm tiểu luận lưu ý
- Nội dung tiểu luận: luận giải nội dung mà chủ đề yêu cầu; khuyến khích SV khi
phân tích lý luận đã học gắn với liên hệ thực tiễn.
- Tổ chức viết tiểu luận ngoài giờ lên lớp.
- Hính thức: sinh viên viết vào giấy A4, đóng quyển có bìa.
3.2. Đối với Thầy/Cô giáo
- Thầy/ cô giáo chỉ định cho SV viết 1 trong 3 chủ đề trong tiểu luận;
- Hướng dẫn, thu và chấm bài tiểu luận của sinh viên;
- Điểm tiểu luận tính hệ số 2 vào kết quả học tập môn học. Đánh giá điểm bài viết
tiểu luận như sau:
+ Điểm 9-10: Dành cho SV viết nội dung đầy đủ, xúc tích, có liên hệ với thực tiễn,
hình thức đẹp.
+ Điểm 7-8: dành cho SV viết đủ nội dung của bài học. Hình thức đạt yêu cầu.
+ Điểm yếu kém: Là SV viết tiểu luận hời hợt (tỏ ra không nắm được bài) hoặc sao
chép bài của người khác.
3.3. Chủ đề viết tiểu luận
Chủ đề 1
Tên chủ đề: Trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa, sản xuất hàng hóa, nền
kinh tế thị trường, đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường và những ưu thế,
khuyết tật của nó.
Yêu cầu làm rõ những vấn đề sau:
- Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa?
- Khái niệm sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa, tính chất hai
mặt của sản xuất hàng hóa?
- Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thế nào? Những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hóa.
- Khái niệm nền kinh tế thị trường, đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường.
- Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường?
- Trong quá trình phân tích lý luận, sinh viên cần lồng vào liên hệ với thực tiễn về
hàng hóa, sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường của nước ta.

Chủ đề 2
Tên chủ đề: Trình bầy lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng
dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của
giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.
Yêu cầu làm rõ những vấn đề sau:
- Khái niệm sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?
- Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?
- Khái niệm giá trị thặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư diễn ra như thế
nào? Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư.
- Các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
+ Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối.
+ Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.
- Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: Lợi
nhuận, lợi tức, địa tô.
- Trong quá trình phân tích lý luận, sinh viên cần liên hệ với thực tiễn các doanh
nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay đã thuê lao động để tiến hành sản xuất tạo ra lợi
nhuận, lợi tức, địa tô như thế nào?

Chủ đề 3
Tên chủ đề: Trình bầy lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Yêu cầu làm rõ những vấn đề sau:
- Làm rõ khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
- Làm rõ đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
- Thực tiễn nước ta đã xác lập được thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế đó vì còn nhiều thiếu sót khuyết điểm.
- Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế, sự cần thiết khách quan Việt Nam phải
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Thực tiễn những tác động của
hội nhập cả mặt tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển của Việt Nam từ đó xác định
phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập.

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2022


TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

ThS. Phạm Nguyên Nhu

You might also like