Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ÔN TẬP HỌC PHẦN 3

Câu 1: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập công tác trong ngày. Trình bày chế
độ thức dậy, thể dục sáng, kiểm tra sáng. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Có 11 chế độ sinh hoạt, học tập công tác trong ngày, đó là:
Treo quốc kì
Thức dậy
Thể dục sáng
Kiểm tra sáng
Học tập
Ăn uống
Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
Thể thao, tăng gia sản xuất
Đọc báo, nghe tin
Điểm danh, điểm quân số
Ngủ nghỉ
*Chế độ thức dậy:
- Ý nghĩa: Thức dậy là chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động sẵn sàng nhận
nhiệm vụ
- Nội dung:
+ Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi
kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
+ Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngày, rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể
dục hoặc chuẩn bị sẵn sang công tác.
- Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên phổ biến giáo dục bộ đội thực hiện nghiêm túc chế độ.
+ Báo thức buổi sáng phải nhanh chóng đôn đốc bộ đội ra sân tập trung hô “XONG”. Sau đó
khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị cho tập thể dục sáng.
+ Duy trì nghiêm túc chế độ, đảm bảo thời gian, tác phong khẩn trương.
*Chế độ thể dục sáng:
- Ý nghĩa: Rèn luyện cho mọi quân nhân có thể lực tốt, không ngừng nâng cao sức khỏe phục vụ
sinh hoạt, học tập, chiến đấu và công tác.
- Nội dung:
+ Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm nhiệm vụ,
đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
Thời gian tập thể dục 20 phút.
Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời tiết và điều kiện
cụ thể
+ Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao trong quân đội, trung đội
hoặc đại đội và tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục.
+ Tập thể dục có sung phải khám sung trước và sau khi tập.
-Biện pháp thực hiện:
+ Mọi quân nhân đều phải tham gia tập thể dục
+ Tổ chức duy trì chặt chẽ đảm bảo chất lượng, thời gian
+ Khi tổ chức bộ đội ra ngoài doanh trại, đóng quân ở vị trí, địa điểm cho phép phải duy trì và
thực hiện nghiêm chế độ tập thể dục
*Chế độ kiểm tra sáng:
- Ý nghĩa: Kiểm tra là việc làm cần thiết của cán bộ chiến sĩ nhằm phát hiện những sai sót về trật
tự nội vụ, vệ sinh, lễ tiết tác phong... kịp thời khắc phục sữa chữa bảo đảm tính thống nhất trong
toàn đơn vị.
- Nội dung:
+ Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở
tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại đội
và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện
sai sót phải sửa ngày.
+ Thời gian kiểm tra 10 phút.
-Biện pháp thực hiện:
+ Phải giáo dục cho mọi cán bộ nhận thức đúng về công tác kiểm tra buổi sáng.
+ Cán bộ duy trì đúng quy định các nội dung kiểm tra buổi sáng.
+ Kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau từng buổi kiểm tra.
+ Xây dựng ý thức tự giác thực hiện và chấp hành của mọi quân nhân.
*Liên hệ trách nhiệm bản thân.

Câu 2: Nêu các chế độ học tập công tác trong ngày. Trình bày chế độ học tập.
Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Có 11 chế độ sinh hoạt, học tập công tác trong ngày, đó là:
Treo quốc kì
Thức dậy
Thể dục sáng
Kiểm tra sáng
Học tập
Ăn uống
Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
Thể thao, tăng gia sản xuất
Đọc báo, nghe tin
Điểm danh, điểm quân số
Ngủ nghỉ

*Chế độ học tập:


- Ý nghĩa: Học tập là một nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho người học những kiến thức
cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, lí luận chính trị, điều lệnh điều lệ chế độ quy định của quân
đội, những kiến thức khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự… để từ đó mọi quân nhân hiểu và
vận dụng tốt cương vị chức chắc được giao tại đơn vị và chiến đấu sau này.
- Nội dung:
+ Học tập trên hội trường:
Người phụ trách lớp hoặc trực ban phải kiểm tra lại quân số, trang phục chỉ huy bộ đội vào vị trí
Hô nghiêm và báo cáo giảng viên.
Nếu đơn vị có đem theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy định nơi gía súng.
Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí đã quy định tập trung tư tưởng theo dõi nội
dung học tập; khi ra vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên được phép mới ra
hoặc vào lớp.
Sau mỗi tiết được nghỉ từ 5-10 phút, hết giờ giải lao phải nhanh chóng vào lớp tiếp tục nghe
giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu quá giờ quy định phải báo cho người phụ
trách lớp và lớp học tiếp.
Hết giờ học trực ban hoặc phụ trách lớp hô lớp đứng dậy: Hô nghiêm và báo cáo với giảng viên
xuống lớp. Sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
+ Học tập ngoài thao trường:
Đi và về thành đội ngũ
Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập, nếu thời gian đi và về trên 1 giờ thì tính 1
nửa thời gian vào thời gian học tập.
Trước khi học tập người phụ trách lớp hoặc trực ban phải tập hợp bộ đội kiểm tra quân số, trang
phục, vũ khí học cụ khám súng và báo cáo với giảng viên.
Phải chấp hành nghiêm kỉ luật thao trường; luyện tập nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn sàng
chiến đấu; súng đạn trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác.
Hết giờ luyện tập, người phụ trách lớp hoặc trực ban phải tập hợp bộ đội kiểm tra quân số vũ khí
học cụ các trang bị khác; chỉnh đốn hàng ngũ báo cáo giảng viên cho bộ đội nghỉ. Sau đó chỉ huy
bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
+ Trường hợp có cấp trên của giảng viên ở đó thì giảng viên phải báo cáo với cấp trên trước khi
lên và xuống lớp.
- Biện pháp thực hiện:
+ Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn kỉ luật thao trường.
+ Kiểm tra chặt chẽ quân số vũ khí trang bị duy trì nghiêm túc chế độ thời gian học tập.
*Liên hệ trách nhiệm bản thân:
(Chúng ta học tập, thực hiện được những gì từ các chế độ đó)

Câu 3: Trình bày khái niệm tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Vị trí, tổ
chức biên chế, nhiệm vụ của quân chủng Phòng không-Không quân và quân
chủng Hải quân.
*Khái niệm: Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa XHCN
Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
*Quân chủng Phòng không-Không quân:
- Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch
trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân đánh trả các cuộc tiến công đường không của
đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự. Làm nòng cốt cho các lực
lượng khác trong việc tiêu diệt các máy bay địch.
- Tổ chức biên chế:
+ Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn,
sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có các tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa ở các
tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn phục vụ như Radar, vận tải,..
+ Lực lượng bộ đội Không quân được tổ chức biên chế ra các trung tâm, sư đoàn các loại máy
bay tiêm kích, trực thăng,..
+ Các trung đoàn, sư đoàn máy bay vận tải làm nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu.
-Nhiệm vụ:
+ Quân chủng Phòng không-Không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lượng luôn sẵn sang
chiến đấu cao trong đánh trả địch
+ Thực hiện vận chuyển đường không, đổ bộ đường không.
+ Tham gia tác chiến Phòng không-Không quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân chủng,
binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến dịch, chiến đấu.
*Quân chủng Hải quân:
- Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến ở chiến chủ yếu trên chiến trường biển và
đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa bảo vệ các đảo,
lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức biên chế:
Tổ chức biên chế thành hạm tàu, hạm đội, tàu xuồng, các trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hải quân
đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu vận tải và 1 số đơn vị bảo đảm chiến đấu như:
hậu cần, kỹ thuật, công binh, thông tin.
-Nhiệm vụ:
+ Có khả năng độc lập, chiến đấu hoặc hợp đồng với các quân chủng, binh chủng khác khi tiến
công đối phương trên biển, trong căn cứ biển.
+ Cắt đứt giao thông trên biển của đối phương
+ Bảo vệ giao thông trên biển của ta
+ Yểm trợ bộ binh, các binh chủng của lục quân trên chiến trường
+ Đổ bộ đường biển, vận chuyển đường biển.
Câu 4: Nêu khái niệm vũ khí công nghệ cao. Làm rõ ưu và nhược điểm khi sử
dụng vũ khí công nghệ cao.
*Khái niệm: Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu thiết kế, chế tạo dựa treen những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có sự nhảy vọt về chất lượng và
tính năng kĩ-chiến thuật.
*Ưu điểm: (có 8 ưu điểm)
+ Khả năng tự động hóa điện tử hóa cao
+ Tàng hình hóa
+Thông minh hóa
+ Độ chính xác cao
+Uy lực sát thương và sức phá hoại lớn
+Tốc độ bắn, khả năng cơ động nhanh
+Tầm bắn và tầm hoạt động xa
+Tính đa năng
*Nhược điểm:
+Cần nhiều thời gian để trinh sát và xử lý số liệu
+Tên lửa hành trình, bom điều khiển bay với tốc độ chậm
+Tính đồng bộ cao (5 thành phần) dễ bị tác động bởi đối phương:
Trinh sát bắt mục tiêu
Thiết bị dẫn đường
Hệ thống chỉ huy
Tính năng chiến đấu
Các mặt bảo đảm

Câu 5: Nêu công dụng của bản đồ địa hình quân sự. Trình bày kí hiệu địa vật
trên bản đồ quân sự. Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số
hiệu….
*Công dụng của bản đồ địa hình quân sự:
Bản đồ ĐHQS là phương tiện để nghiên cứu, đánh giá, vận dụng địa hình phục vụ cho công tác
các tổ chức chuẩn bị và tiến hành hoạt động quân sự:
+ Là phương tiện để nghiên cứu khi không có điều kiện đi thực địa.
+ Là phương tiện để nghiên cứu địa hình một cách khái quát khi vẫn có điều kiện đi thực địa.
+ Để xây dựng quyết tâm chiến đấu, kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị.
+ Để xác định phương hướng, tính toán phần tử bắn cho các loại pháo, tính toán xây dựng các
công trình quốc phòng.
*Ký hiệu địa vật trên bản đồ QS:
- Nguyên tắc xác định vị trí chính xác kí hiệu địa vật:
LOẠI KÝ HIỆU ĐIỂM CHÍNH XÁC BIỂU TƯỢNG GIẢI THÍCH
Hình học hoàn chỉnh Tâm hình học Đỉnh núi
+ +
Nhà độc lập
Đường đáy rộng Chính giữa đường đáy Đình, chùa, miếu;
Lô cốt
Không có đường đáy Chính giữa đường đáy Hang, động,
tưởng tượng
Lò nung
Đáy là góc vuông Đỉnh góc vuông Cây độc lập,
Biển báo
Nhiều hình khác nhau Tâm hình dưới Tháp nước
Nhà thờ
Cầu, đập, cống Chính giữa hình Cầu
Đường 1 nét, 2 nét Chính giữa đường 1 Ngã 3 đường
nét, 2 nét
Xóm, làng, bản Chính giữa hình xóm, Xóm nhỏ
làng, bản
- Phân loại kí hiệu địa vật:
+Ký hiệu vẽ theo tỉ lệ
+Ký hiệu vẽ ½ theo tỉ lệ
+Ký hiệu vẽ không theo tỉ lệ
- Một số quy định khi vẽ ký hiệu:
+ Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: Vẽ thẳng theo hướng Bắc của bản đồ.
Ví dụ: Đình chùa, cây độc lập, bảng chỉ đường, hang động,…
+ Ký hiệu vẽ thể hiện vách núi thei kiểu bóng vờn: Vẽ theo chiều Đông Bắc xuống Tây
Nam.

Câu 6: Nêu khái niệm, phân loại bản đồ địa hình quân sự? Trình bày kí hiệu
dáng đất trên bản đồ địa hình quân sự (vẽ hình ảnh minh họa). Tìm 4 mảnh
bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu…
*Khái niệm: Là loại bản đồ mà trên đó có các yếu tố về dáng đất, địa vật được thể hiện một cách
chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích hợp.
*Phân loại:
- Phân loại theo tỷ lệ: Tỷ lệ lớn, tỷ lệ vừa, tỷ lệ nhỏ.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng trong quân sự: Phân cấp sử dụng thành 3 cấp:
+ Cấp chiến thuật: Tỉ lệ 1/25000 - 1/50000
+ Cấp chiến dịch: Tỉ lệ 1/100000 - 1/250000
+ Cấp chiến lược: Tỉ lệ 1/500000 - 1/1000000
*Trình bày ký hiệu dáng đất:
Ký hiệu dáng đất bao gồm Đường bình độ và Khoảng cao đều.
- Đường bình độ:
+Là đường cong khép kín nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất, chiếu lên mặt
phẳng bản đồ.
+Phân loại:
Đường bình độ cơ bản
Đường bình độ cái
Đường bình độ ½ khoảng cao đều
Đường bình độ phụ
+Đặc điểm đường bình độ:
- Khoảng cao đều:
+Là cự ly thẳng đứng giữa hai mặt phẳng chứa 2 đường bình độ kề nhau
+Gía trị khoảng cao đều của các đường bình độ trong từng tỷ lệ bản đồ.

You might also like