Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trịnh Võ Phúc Toàn

2156080021

Câu 1: Những thuận lợi và bất lợi của hiện tượng di dân đối với vùng nhập cư và
xuất cư?
Tác động tích cực:
Đối với nơi đi thì di dân giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giúp cho họ
có thu nhập ổn định, giảm tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, đóng góp cho việc
phát triển quê hương.
Khi di cư đi làm việc ở những nơi khác sẽ học được những kỹ năng, những kỹ
năng mềm trong mọi lĩnh vực, nâng cao tay nghề tạo ra nguồn lao động chất lượng khi họ
trở về nơi đi. Cùng với đó, nơi họ đến sẽ bù đắp được tình trạng thiếu hụt lao động.
Người di cư vào nơi nhập cư mang theo lối sống, truyền thống văn hoá, tính cách,
thói quen, phong tục, tập quán của địa phương mình góp phần làm đa dạng hóa văn hóa
của nơi đến.

Tác động tiêu cực:


Đối với nơi đi: sẽ làm giảm dân số, gây ra thiếu hụt lao động ở một số ngành,
nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các
hệ lụy xã hội. Ngoài ra, người di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm
trọng như thiếu người chăm sóc gia đình, người thân
Đối với nơi đến: làm cho dân số tăng nhanh, tạo ra sức ép lớn đối với vấn đề việc
làm và vấn đề không có nơi ở hình thành nên các khu nhà ổ chuột, nhiều người không có
công ăn việc làm. Gây ra áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, y tế, giáo
dục và ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Anh/ chị hãy tóm tắt những lợi ích và chi phí của một lao động phổ thông có thể
có khi nhập cư từ Trà Vinh qua lên làm ở xí nghiệp may sau khi tham khảo tài liệu

Lợi ích:
- Có nguồn thu nhập ổn định
- Có điều kiện và mức sống tốt hơn
- Có cơ hội thăng tiến trong tương lai

Chi phí:
- Chi phí đi lại từ nơi xuất cư đến nơi nhập cư
- Các khoản chi phí sinh hoạt (ăn uống, thuê trọ, đổ xăng, …)
- Các khoản chi phí khám chữa bệnh
- Bước đầu khó hoà nhập với nơi ở mới
Câu 3: Theo anh chị nguồn lao động nhập cư của khu vực Đông Nam Bộ có ổn định hay
không? Và những khó khăn nào để duy trì ổn định nguồn lao động nhập cư của khu vực
Đông Nam Bộ?

Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều thành phố và khu công nghiệp đóng vai
trò hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khu vực này có nhiều điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội rất thuận lợi. Là nơi có thể tóm lược về những lợi thế
như sau: vị trí địa lý thuận lợi hàng đầu; đất đai màu mỡ, đa dạng, dễ khai thác; khí hậu
ôn hòa, địa hình bằng phẳng, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú…, là nơi tập trung
nhiều dân tộc với nhiều tôn giáo sinh sống, có bề dày lịch sử văn hóa…và đặc biệt là
vùng có lợi thế lớn về nhân lực, về tính năng động, về tốc độ phát triển kinh tế. Với
những lợi thế đặc biệt đó, vùng Đông Nam Bộ là nơi có hiện tượng nhập cư với quy mô
lớn suốt thời gian dài, nguồn nhập cư rộng rãi và chất lượng dân nhập cư cao. Hiện tượng
nhập cư trên đã góp phần đưa tốc độ phát triển kinh tế ở vùng luôn ở mức cao; đồng thời
cũng đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cần quan tâm giải quyết.
Kết quả điều tra hàng năm về biến động dân số của Tổng cục Thống kê trong
những năm đầu của thế kỷ XXI cho thấy, khác với các vùng khác, dân nhập cư vào vùng
Đông Nam Bộ có nguồn gốc từ nhiều tỉnh, nhiều vùng khác nhau mà không có khu vực
nào chiếm ưu thế.
Đặc điểm nổi bật của hiện tượng nhập cư và dân nhập cư của vùng phù hợp với đặc
điểm và quá trình phát triển kinh tế hiện nay là:
- Nhập cư tạm thời (bao gồm nhập cư lao động, nhập cư học tập, nhập cư thời vụ),
dân nhập cư đến vùng trong thời gian ngắn với ý định học tập, tìm kiếm việc làm
và cải thiện thu nhập
- Chất lượng dân nhập cư không cao, hầu hết những người nhập cư tạm thời đều là
những người lao động phổ thông có tay nghề không cao từ những địa phương
nghèo, từ nông thôn ở các tỉnh ngoài vùng khác đến
- Những người nhập cư thường có độ tuổi trung bình còn rất trẻ (theo số liệu thống
kê năm 2008, số người nhập cư vào ĐNB có tuổi từ 15 đến 29 chiếm trên 60% dân
nhập cư)
- Nữ giới nhập cư vào vùng thường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới (theo điều tra di cư
năm 2004, chỉ có 65 nam/100 nữ di cư)
- Dân nhập cư vào vùng có khả năng thích nghi cao, năng động, có sức khỏe tốt
- Mức độ tham gia lao động cao, nhất là loại hình kinh tế có đầu tư nước ngoài và
kinh tế hỗn hợp.
Tuy nhiên nguồn lao động nhập cư tại khu vực Đông Nam Bộ chưa ổn định. Những
khó khăn, thách thức trong việc ổn định nguồn lao động nhập cư đó là trong nước lạm
phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong thời gian tới,
tình trạng doanh nghiệp giảm sút đơn hàng do nguy cơ suy thoái toàn cầu; cạnh tranh
giữa các nước lớn trên thế giới xung đột Nga-Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, khó lường,
biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, nâng suất lao động của Việt Nam chưa đạt được
như kỳ vọng.

You might also like