BÀI 3- GẶP MẶT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 3: GẶP MẶT

(1) Một số phép xã giao chung khi gặp mặt


Nghi thức bắt tay khá là trang trọng, thường được sử dụng trong trường hợp
trang trọng khi lần đầu gặp mặt, tiễn biệt,...Nghi thức bắt tay được truyền bá
từ nước ngoài vào Trung Quốc từ mấy chục năm trước. Giống như người Âu
Mỹ, người nhỏ tuổi, cấp dưới ở Trung Quốc không thể chủ động yêu cầu bắt
tay với những người lớn tuổi, cấp trên; nam giới không được chủ động yêu
cầu bắt tay với nữ giới; khi bắt tay với người lớn tuổi hơn, cấp trên cần phải
cúi người một chút để biểu thị sự tôn trọng,...Nhưng thói quen khi bắt tay
của người Trung Quốc có một vài điểm không giống với người Âu Mỹ. Ở
Âu Mỹ, khi bắt tay cần phải dùng lực, bắt tay mà không dùng lực là không
lịch sự, không nhiệt tình; mà người Trung Quốc khi bắt tay không nên dùng
lực quá, chỉ khi trong lòng xúc động (ví dụ biểu thị sự chào đón nồng nhiệt,
đồng tình với đối phương) mới dùng lực để bắt tay. Trong lần đầu tiên gặp
mặt, nên bắt tay nhẹ nhàng. Người nhỏ tuổi hơn, cấp dưới, nam giới khi bắt
tay với người lớn tuổi hơn, cấp trên, nữ giới thường chỉ nắm nhẹ các ngón
tay. Ngoài ra ở Trung Quốc không có nghi thức hôn lên tay, một nam một
nữ khi gặp mặt có thể bắt tay, cũng có thể không bắt tay. Nếu như người nữ
giới đang ngồi, nên đứng lên để bắt tay với đối phương. Khi bắt tay, nam
giới nên tháo găng tay, nữ giới cũng cần phải tháo, nhưng ở Âu Mỹ, nữ giới
có thể không tháo găng tay.

Ở Trung Quốc, nghi thức cúi đầu tùy ý hơn nghi thức bắt tay, cũng thường
được sử dụng hơn. Thường khi 2 người lần đầu tiên gặp nhau thì sẽ bắt tay,
lần sau gặp mặt chỉ cần gật đầu, chào hỏi là được.
Cúi chào là một nghi thức chính thức biểu thị sự tôn trọng. Nếu như đối
phương lớn tuổi, địa vị cao, chúng ta nên cúi chào với họ. Người Trung
Quốc không phải gặp ai cũng đều cúi chào giống như người Nhật Bản ( đặc
biệt là nhân viên bán hàng ở Nhật Bản). Khi cúi chào cũng không cúi người
quá thấp giống như người Nhật Bản, ở Trung Quốc chỉ cần cúi một chút là
được. Thông thường gặp mặt chỉ cần cúi chào 1 lần. Trong hôn lễ, vợ chồng
trẻ sẽ cúi chào bố mẹ 3 lạy. Trong tang lễ, người sống sẽ cúi chào người đã
mất 3 lạy.
Ở Trung Quốc, bạn rất ít khi gặp người ta ôm và hôn. Người Trung Quốc
không thích tiếp xúc thân thể quá nhiều, giữa cha mẹ và con cái trưởng
thành với nhau cũng không thường ôm nhau; thông thường nam nữ là người
quen càng không thể ôm hôn. Người Trung Quốc cũng không thích bày tỏ
tình cảm của bản thân trước mặt mọi người, vì thế những người yêu nhau,
vợ chồng cũng sẽ không ôm, hôn ở nơi công cộng. Ôm, hôn trẻ con thì
không hạn chế.
Cách chào của quân đội Trung Quốc là năm ngón tay của bàn tay phải chụm
lại với nhau, lòng bàn tay úp xuống, áp sát vào vành mũ, về cơ bản giống
như cách chào của quân đội Mỹ. Có một tổ chức dành cho thiếu niên ở
Trung Quốc đại lục được gọi là Đội Thiếu niên Tiền phong. Đội viên đội
thiếu niên tiền phong đều quàng khăn đỏ, cách chào đội của họ là chụm năm
ngón tay của bàn tay phải vào nhau, lòng bàn tay úp xuống, bàn tay giơ cao
qua đầu.
(2) Nghi thức truyền thống
Nghi thức truyền thống còn giữ nguyên đến ngày nay chỉ còn khấu và chắp
tay.
Hai đầu gối chạm xuống đất thì gọi là quỳ, nếu đầu chạm đất thì gọi là khấu
đầu hoặc là phục lạy, đây là nghi thức mà người Trung Quốc cổ đại thường
dùng. Ở thời cổ đại, con cái khi vấn an cha mẹ vào mỗi buổi sáng đều phải
dập đầu; thần tử mỗi khi gặp Hoàng Đế phải dập đầu 3 lần. Người dân khi
có việc gì quan trọng (kết hôn, cầu xin, đi xa, bái tổ tiên,...) cần phải dập đầu
3 lần. Sau thời nhà Thanh, nghi thức dập đầu đã được thay đổi thành nghi
thức cúi chào, chính vì thế trong hôn lễ và tang lễ cần phải cúi chào 3 lần.
Hiện nay, trong cuộc sống hằng ngày rất ít khi hành lễ dập đầu, chỉ sử dụng
khi cúng bái tổ tiên, thần phật, khi cần thể hiện vô cùng kính trọng, cảm kích
hoặc cầu xin người khác, Cũng có thể quỳ xuống. Trung Quốc còn có 1 câu
tục ngữ là:"Nam nhi dưới gối có vàng ròng", ý là không thể tùy tiện quỳ.
Chắp tay, hay còn gọi là ôm quyền hoặc vái chào, chính là 2 tay nắm chặt
thành nắm đấm trước ngực. Hiện nay nghi thức này chỉ còn dùng khi cầu xin
người khác và Khi chúc mừng năm mới. Chắp tay và cúi chào thường được
thực hiện cùng nhau.
Hai tay áp sát vào nhau là một nghi thức dùng trong phật giáo. Có rất nhiều
người Hán, Tây Tạng, Mông Cổ của Trung Quốc đi theo Đạo Phật, tuy
nhiên, khi ở ngoài chùa miếu, họ rất ít khi hành lễ chắp tay. Một số nhóm
dân tộc, chẳng hạn như dân tộc Thái, dt….đều tin vào Phật giáo, lễ nghi khi
họ gặp mặt đều là chắp tay.
(3)

You might also like