Bài tiểu luận SE1502

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC FPT

VIẾT BÀI TIỂU LUẬN MÔN HCM202


Lớp SE1502
CHỦ ĐỀ:
 Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, tại sao cách mạng Việt
Nam cần phải có sự đoàn kết quốc tế?
 Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này
trong giai đoạn hiện nay?

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Khôi


Mã số sinh viên: DE150323
SE1502
I. GIỚI THIỆU
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là
chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người
không chỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đoàn kết dân tộc, mà còn là
hiện thân rực rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày
nay. Trên thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào lại bàn nhiều, tiến
hành hoạt động nhiều và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về đoàn kết quốc
tế như lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thuở sinh thời, Người đã từng bôn ba khắp
năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với tất cả đồng chí và bạn bè gần xa,
Người luôn thể hiện sâu sắc tình đoàn kết quốc tế cao đẹp. Từ sự chứa
chan của lòng yêu nước thương nòi và sự cảm thông vô hạn với những
người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm
nhận thức được muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người, thì giai cấp cần lao toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh
đổ giai cấp bóc lột tàn ác.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng
lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ
nghĩa anh em. Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã
hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất,
nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
thế giới. Người đã từng nhấn mạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ
thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội... Nếu như tất cả các nước
anh em và các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau”. Với tinh thần ấy,
Người tiếp tục khẳng định: ''Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị
áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối
cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy,
sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất
trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan
trọng bậc nhất”.
NỘI DUNG
Chương1: Tại sao cách mạng Việt Nam cần phải có sự đoàn
kết quốc tế?
Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có
từ ngàn xưa. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch
sử ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam:
Yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống
nhất, nhân ái khoan dung.
Tinh thần đoàn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm, tối
lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đoàn kết của
dân tộc, và đó cũng cái nôi để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn
đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển trong con người Hồ Chí
Minh
Ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọng hình
thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Lịch sử dựng nước và
giữ nước cha ông ta luôn phấn đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình,
đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất
nước: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”.

Hai là, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết
quốc tế.

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến đoàn kết quốc tế của giai cấp vô
sản như là một điều kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai
cấp công nhân. Sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”, gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác -Lênin.

Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920)
Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bằng việc
làm đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế. Từ đoàn
kết các dân tộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính
quốc và giai cấp vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham
luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng và các cuộc họp của các tổ
chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo
Người cùng khổ....

Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tranh
thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình thành mặt trận
đoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức với sự
tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những khẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa
Mác - Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” và người khẳng định,
chính Lênin và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản
thế giới sự cần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách
mạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc


tế.
Hồ Chí Minh có nhiều cống hiến cả trên phương diện lý luận cũng như
thực tiễn đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và
phụ thuộc. Một trong những cống hiến đó của Người là tạo dựng được tình
đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc.
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ mong muốn giải
phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Trong hành trình
qua các châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến và xúc động trước bao nỗi
khổ cực của người dân mất nước và người lao động. Người rất cảm thông
với nỗi thống khổ và sự cùng cực của họ. Người nhận thức sâu sắc rằng,
các nước này tuy có nhiều điểm khác Việt Nam về vị trí địa lý, văn hóa,
trình độ kinh tế... song cùng có điểm chung là bị thực dân, đế quốc bóc lột
nặng nề và nguyện vọng của người dân được thoát khỏi ách áp bức. Vì
vậy, theo Người, các dân tộc này phải đoàn kết thành một mặt trận, tạo
nên sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, chống kẻ thù chung là thực dân,
đế quốc, giành lại quyền độc lập, tự do cho mỗi dân tộc.

Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh càng thấy được sự cần thiết phải
liên hiệp giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa
thực dân, đế quốc. Với trách nhiệm của người cộng sản chân chính, Người
đã nêu rõ nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc
phương Đông là “Sự biệt lập” - hậu quả của chính sách “chia để trị” của
bọn thực dân đế quốc. Người nhận thấy họ “không có những quan hệ và
tiếp xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những
việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự
tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Người chỉ
ra: “Sẽ rất có ích cho người An Nam biết bao, nếu họ được biết những
người anh em Ấn Độ của họ tự tổ chức như thế nào để đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc Anh, hoặc biết công nhân Nhật Bản đoàn kết nhau lại
như thế nào để chống lại ách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hoặc biết
người Ai Cập đã phải hy sinh cao cả như thế nào để đòi lại quyền tự do
của mình? Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và
đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”.

Từ đó, Người kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản
những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc ở
phương Đông. Vì theo Người: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước
đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ
sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.

Năm 1921, Người chủ trì và sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa và
xuất bản tờ báo Người cùng khổ(Le Paria). Trong lời kêu gọi thành lập Hội,
Người viết: Đồng bào thân mến, nếu câu phương ngôn “Đoàn kết làm ra
sức mạnh” không phải là một câu nói suông, nếu đồng bào muốn giúp đỡ
lẫn nhau, nếu đồng bào muốn bênh vực cho quyền lợi của bản thân mình,
cũng như quyền lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa, hãy gia nhập
Hội liên hiệp thuộc địa”.
Hội này và báo Le Paria- tờ báo đầu tiên trên thế giới lấy đối tượng phục
vụ là các dân tộc thuộc địa - đã góp phần tích cực thức tỉnh các dân tộc
thuộc địa Pháp đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thực
hiện đoàn kết quốc tế.
Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Người đã cùng các đồng chí
Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện... thành lập Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị
áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu giải phóng đất nước khỏi
ách thực dân.
Tuyên ngôn của Hội khẳng định: “Hỡi các bạn thân yêu, chúng ta nên sớm
kết đoàn lại! Hãy hợp lực để đòi quyền lợi và tự do của chúng ta! Hãy hợp
lực để cứu lấy nòi giống chúng ta!... nếu các bạn muốn thoát khỏi nanh
vuốt của những kẻ đang hành hạ các bạn thì các bạn hãy kết đoàn với
chúng tôi! Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn. Chúng ta cùng có chung
lợi ích, nên khi đấu tranh cho chúng tôi là các bạn cũng chiến đấu cho các
bạn. Khi giúp đỡ chúng tôi các bạn cũng tự cứu mình”.
Trong những năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấu bên
cạnh nhân dân Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo. Hoạt động này
của Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc, tạo cơ
sở vững chắc cho quan hệ đoàn kết Việt -Trung.
Từ 1954 trở đi, Người dành nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực trong
việc xây dựng khối đoàn kết giữa các thuộc địa ở châu Á là Việt Nam, Ấn
Độ, Inđônêxia, Miến Điện... đặc biệt là khối đoàn kết giữa ba nước Đông
Dương là Việt - Miến - Lào.

Chương 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn


kết, ủng hộ quốc tế vào giải quyết các vấn đề quốc tế
hiện nay.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, Đảng và Chính phủ
Việt Nam luôn tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các nước đối
với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ. Nhờ quan
điểm đoàn kết đúng đắn đó của Người mà ở Pháp và Mỹ đã dấy lên phong
trào các tầng lớp nhân dân đòi chính phủ phải chấm dứt chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức
đan xen lẫn nhau, vấn đề đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế có những thuận lợi và khó khăn mới. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết, phát huy sự ủng hộ quốc tế là cơ sở quan trọng để Đảng
Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, đường lối đối ngoại và giải
quyết các vấn đề quốc tế:
Một là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức
mình là chính làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến
chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc
Năm 1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài về quan niệm độc lập của
Việt Nam, Hồ Chí Minh nói rõ: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy
mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”.
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới đang tham gia sâu rộng vào quá trình
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển trong hòa bình và
hữu nghị. Chiến tranh, xung đột cục bộ vẫn xảy ra, chủ nghĩa khủng bố và
những hành vi tàn ác chà đạp quyền sống của con người. Đặc biệt, thái độ
“lớn ép nhỏ”, lợi ích và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã kéo theo các hành
vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của nước khác, bất
chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Trong đó, những phức tạp ở Biển Đông
đã, đang và tiếp tục gây phức tạp, đe dọa đến hòa bình, ổn định của Việt
Nam và các nước trong khu vực. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn
mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa
bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình
đẳng và cùng có lợi. Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất
cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế;
không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Đối với các nguy cơ và
thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên,
Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên
tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn
trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan
đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận quan
trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước muôn vàn thử thách, cùng một lúc phải
đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trong thời khắc ngàn
cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo sử dụng ngoại giao đa
phương để phục vụ mục tiêu của cách mạng. Thông cáo về Chính sách
ngoại giao do Hồ Chí Minh ký ngày 3-10-1945 thể hiện quan điểm đối
ngoại thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng, tương
ái; tôn trọng nền độc lập của Việt Nam, hữu nghị, hợp tác và bình đẳng; đối
với các dân tộc nhược tiểu trên toàn cầu thì thân thiện, hợp tác chặt chẽ.
Có thể thấy rằng, tư duy đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
của nước ta được hình thành từ rất sớm. Ngay từ tháng 6-1947, trả lời nhà
báo Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn của Việt Nam là làm bạn
với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. Nhờ chính
sách ngoại giao đa phương hóa quan hệ, ngoại giao Việt Nam đã phá
được thế bị bao vây, cô lập, cấm vận, khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến
của chính quyền cách mạng ở khu vực và trên thế giới. Qua hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đến giai đoạn đất nước
bước vào công cuộc đổi mới, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và đoàn
kết quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn về vật
chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh tổng
hợp của đất nước và phục vụ đắc lực vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.

Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi
trường quốc tế hòa bình, ổn định, hữu nghị với các nước láng giềng, các
nước trong khu vực, các nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển
đất nước
Để xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển tốt đẹp, theo Hồ Chí Minh
các dân tộc cần xích lại gần nhau, thông qua tiếp xúc, trao đổi để hiểu biết
nhau hơn, tin cậy nhau, cùng nhau giải quyết các xung đột. Người luôn
tâm niệm: “với một sự tin cẩn lẫn nhau, những dân tộc tự do và bình đẳng
vẫn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất” và “Thế giới hòa bình
có thể thực hiện được nếu các nước trên thế giới, nhất là những nước lớn,
đều sẵn sàng giải quyết những xích mích giữa các nước bằng thương
lượng”.
Bằng những cố gắng không mệt mỏi của mình, Người đã sáng lập ra các
tổ chức quốc tế, đoàn kết các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do vào
những năm 20 của thế kỷ XX. Tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh về giải
quyết những bất đồng trong quan hệ quốc tế là lấy hữu nghị thay cho hận
thù, đối thoại thay cho đối đầu, hòa bình thay cho chiến tranh, luôn mong
muốn tình hữu nghị, hòa bình, sự hợp tác thân thiện giữa các quốc gia,
dân tộc, giữa các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực và đất nước có nhiều biến đổi, thời cơ và
thách thức đan xen lẫn nhau, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là
cơ sở lý luận vững chắc, lâu dài cho cách mạng Việt Nam về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam
và nhân dân thế giới luôn phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết quốc tế cao
cả của Người, để Người không còn day dứt trước lúc đi xa: “… tôi càng tự
hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao
nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng
anh em” và cũng thực hiện sự mong muốn của Người là “ Đảng ta sẽ ra
sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại đoàn kết giữa các
đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô
sản, có lý, có tình”.

You might also like