100 câu kế toán

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

1.

Kế toán là công cụ quản lý cần thiết cho

D. Các tổ chức có sử dụng vốn và kinh phí

2. kế toán có các chức năng

C. Thông tin và kiểm tra

3. thông tin kế toán chỉ được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ

B. Sai vì còn cung cấp thông tin dưới dạng giá trị, hiện vật và thời gian lao động
như giấy nợ giấy tờ…

4.để thông tin kế toán có thể so sánh được thì cần phải tuân thủ nguyên tắc

C. Nhất quán

( các chính sách kế toán và phương pháp kế toán danh nghiệp đã lựa chọn phải
được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay
đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và sự
ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến các thông tin kế toán)

5. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc là do tuân thủ nguyên tắc

B. Phù hợp

( TRONG Qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chi phí và
doanh thu là 2 mặt thống nhất của cùng 1 quá trình, chi phí là cơ sở nguồn gốc
tạo ra doanh thu, doanh thu là kết quả của chi phí bỏ ra là nguồn bù đắp chi phí.
Do đó việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1
khoản doanh thu thì phỉa ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc
tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó)
6. Những người được cung cấp thông tin của kế toán quản trị gồm:

A. các nhà quản trị doanh nghiệp

(người sử dụng thông tin kế toán bên trong) (1-4)

7. Các đối tượng liên quan trong nguyên tắc phù hợp là

B. Chi phí và doanh thu

(việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1
khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoảng chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó)

8. câu phát biểu là không chính xác với nguyên tắc thận trọng

D. Doanh thu phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh

Nguyên tắc thận trongj: thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: - phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập
quá sớm

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắn chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có
bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

9. Bảng cân đối kế toán là

D. A,b,c đều sai

Bảng cân đối kế toán là bảng kê các tài khoản và số dư của chúng tại 1 thời
điểm nhất định. Chứng minh sự cân bằng toán học của các tài khoản ghi nợ
và ghi có sau khi chuyển số

a. báo cái chi tiết về tình hình tài sản của doanh nghiệp ( tóm tắt , ngắn gọn)
b. báo cáo được đo lường theo các thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao
động ( chỉ đo lường theo tiền)

c. cung cấp thông tin của kỳ kế toán ( cung cấp thông tin tại thời điểm lâp
bảng )

10. bảng cân đối kế toán do mỗi doanh nghiệp thiết kế theo đặc điểm hoạt
động và yêu cầu quản lý

B. Sai

Vì bảng cân đối kế toán là 1 báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh
tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại 1 thời điểm
nhất định ( thời điểm lập báo cáo)

11. Nhà nước quy định thống nhất danh mục báo cáo KTQT

B. SAI

12. Mua tài sản đưa vào sử dụng ngay sẽ làm cho bảng cân đối kế toán bị mất
cân đối

Sai

B. Tài sản như vật tư tăng thì tiền sẽ giảm nên ko mất cân đối

13 Xuất kho NVL 10.000.000 để sản xuất sản phẩm. Nếu tại thời điểm này
thì phát biểu đúng

c. nguồn vốn của DN ko thay đổi

( vì cuối kỳ mới tính giá trị vốn của hàng xuất kho trong kỳ
14. Vào cuối kỳ tại 1 DN có các tài liệu ( đơn vị 1.000đ)

Tiền mặt 3.000 nguyên liệu 4.000 hao mòn TSCĐ 2.000 VAY NGẮN HẠN
4.000 ỨNG TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN 1.000 TSCĐ 30.000 VÀ VỐN
ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU LÀ X

X là:

D. 32.000

X = Tài sản - nợ phải trả = 3+4+30-4-1

15. Phát hành trái phiếu thu bằng tiền mặt Vậy nghiệp vụ này làm cho

D. Tiền mặt và nợ phải trả cùng tăng lên

16. Cổ đông góp vốn bằng nguyên vật liệu . Vậy nghiệp vụ này làm cho

C. NVL và vốn kinh doanh tăng lên

17. Mọi diễn biến trong hoạt đông của doanh nghiệp đều dẫn đến cân đối,
tổng tài sản = tổng nguồn vốn. Phát biểu này

A. Đúng

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
1 thời điểm nhất định

18. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển
sẽ làm

B. không thay đổi số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm thay đổi 2 khoản nguồn vốn là QĐTPT tăng
lên và lợi nhuận giảm xuống nhưng tổng số của bảng cân đối kế toán không
thay đổi, tổng tiền bên TS vẫn bằng tổng số tiền bên nguồn vốn

19. Bảng cân đối kế toán phản ánh

B. Toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp có và nguồn hình thành tài sản đó tại 1
thời điểm nhất định
Khái niệm: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
TS hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm
nhất định

20. Trong 1 bảng cân đối kế toán thì

D. cả 3 đều đúng

21. Trong một bảng cân đối kế toán có: Vốn chủ sở hữu = 70 tỷ đồng; Nợ phải
trả = 20 tỷ đồng; tài sản dài hạn = 50 tỷ đồng, thì Tài sản ngắn hạn:

D. 40 tỷ đồng ( 70+20-50)

22. Có các số liệu doanh thu thuần 5.000, giá vốn hàng bán 3.000, giá thành
sảnxuất trong kỳ 1.000, chi phí bán hàng 200, chi phí quản lý doanh nghiệp 300,
chỉ tiêu lợi nhuận là:

C. 1.500 ( Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán- chi phí
bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp)

23. Có các số liệu doanh thu bán hàng 10.000, giảm giá hàng bán 100, chiết
khấu thương mại 50, chiết khấu thanh toán 50, chỉ tiêu doanh thu thuần là

C. 9.850 ( doanh thu thuần = doanh thu tổng thể - chiết khấu bán hàng( thương
mại)- hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán- thuế gian thu

24. Trái phiếu phát hành là

b. Khoản nợ phải trả

trái phiếu là 1 chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người
sở hữu trái phiếu đối với 1 khoản tiền cụ thể( mệnh giá của trái phiếu), trong 1
thời gian xác định và với 1 lợi tức quy định

25. Hàng đang gửi bán là

D. a,b,c đều đúnG

26.bất động sản đầu tư là

c. tài sản dài hạn

27. Tài sản của DN gồm: tiền mặt 200, TSCĐ: 1.200, hao mòn TSCĐ 200, nhận
ứng trước khách hàng 100 và vốn đầu tư của chủ sở hữu. Sau đó phát sinh
nghiệp vụ kinh tế: phát hành trái phiếu thu bằng tiền mặt 500. Vậy tài sản và vốn
đầu tư của chủ sở hữu lúc này là

C. 1.700 và 1.100(1200 TSCĐ+200tiền mặt+500phát hành trái phiếu-200hao


mòn TSCĐ)

(1200TSCĐ+500phát hành trái phiếu thu bằng tiền mặt-200hao mòn TSCĐ-
300-100l

Câu 28: Theo quy định của hệ thống TK kế toán hiện hành thì tất cả các tài
khoản có số liệu bắt đầu là số 1 và 2 đều có số dư nợ. Phát biểu này là
B. Sai Tuy nhiên, có một số trường hợp, tài khoản 1 và 2 là tài khoảnlưỡng tính
nên có thể có số dư nợ hoặc số dư có. Chẳng hạn TK 131( phải thu khách
hàng), TK 1388 là những tài khoản lưỡng tính, vừa có số dư bên nợ đồng thời
vừa có số dư bên có.)

29. TK 214 “Hao mòn TSCĐ" là TK

b. Có số dư có
30. Phương pháp ghi sổ kép được thực hiện cho tất cả các tài khoản thuộc hệ
thống tài khoản kế toán:

B. Sai

Phương pháp ghi sổ kép hay ghi trên tài khoản là phương pháp phản ánh các
nghiệpvụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng
cách ghi ít nhất 2 lần cùng 1 số tiền phát sinh lên ít nhất 2 tài khoản kế toán có
quan hệ đối ứng với nhau. Thực chất là ghi nợ vào tài khoản này và ghi có vào
tài khoản khác có quan hệ đối ứng với nó với cùng một số tiền.

Câu 31: Tổng phát sinh nợ = Tổng phát sinh Có là do:


d. Do tính chất của ghi số kép
Nguyên tắc định khoản (Nguyên tắc ghi sổ kép)
-Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau
-Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào
bên Có của các tài khoản trong cùng 1 định khoản
-Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn nhưng
không được gộp các định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp

32. Cân đối trong tài khoản biểu hiện:

c. SD đầu kỳ + PS tăng = Số dư cuối ký + PS giảm


b sai vì phải là tổng phát sinh bên nợ bằng tổng phát sinh bên có mới đúng
33. Bảng cân đối tài khoản phản ánh mối quan hệ cân đối giữa:

C. Cả a,b
34. Trong kỳ kế toán ghi Nợ mà quên ghi Có hoặc ngược lại sẽ dẫn đến sự mất
cân đối của bảng cân đối tài khoản đối với:

c. SD cuối kỳ và số phát sinh trong kỳ


35. TK 131 phải thu khách hàng là tài khoản:

A. Phản ánh khoản phải thu của khách hàng (ghi vào bên nợ)
B. Phản ánh khoản nhận trước của khách hàng (ghi vào bên có)
C. Có SD Nợ hoặc SD Có (Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có
phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách
hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy
số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ
tiêubên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"
D. a,b,c đều đúng

36. TK “Phải trả cho người bán” (331) là tài khoản

A. Phản ánh khoản phải trả cho người bán


B. Phản ánh khoản ứng trước cho người bán
C. Có SD Có hoặc SD Nợ
D. a,b,c đều đúng
37. Tài khoản là:

C. Số kế toán tổng hợp


Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản
Câu 38 : Định khoản giản đơn là loại định khoản
b. Có liên quan đến 2 tài khoản
(Định khoản giản đơn là định khoản ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có
một tài khoản và ngược lại ghi Có một tài khoản đối ứng với ghi Nợ một tài
khoản. Như vậy , khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi liên quan đến 2 tài khoản
thi ta có định khoản giản đơn).

39. Định khoản phức tạp là loại định khoản:

b. Có liên quan đến 3 tài khoản trở lên


(Định khoản phức tạp là loại định khoản: Chi Nợ một TK đối ứng với ghi Có 2
TK trở lên hoặc ngược lại ghi Có một tài khoản đối ứng với ghi Nợ 2 tài khoản
trở lên. Như vậy, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan từ 3 tài khoản trở lên
thì ta có định khoản phức tạp)
40. Bảng tổng hợp chi tiết:

D. Dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi chép của kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết

Câu 41: Tài khoản hao mòn tài sản cố định là:
(Tài khoản 214 được dùng để điều chỉnh giảm giá trị của TSCĐ được phản ánh
trên các TK 211, 212, 213 và BĐS đầu tư được phản ánh trên TK 217. Số dư
TK211 – Số dư TK2141=giá tị còn lại. Do vậy khi ghi chỉ tiêu hao mòn tài sản
cố định trên bảng cân đối kế toán cần phải ghi số âm (ghi số tiền trong ngoặc
đơn) để phản ánh giá trị hiện còn của tài sản cố định)
C. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản
Câu 42: Khi doanh nghiệp ứng trước tiền mặt cho người bán, kế toán định
khoản:
C. Nợ TK 331/Có TK 111
Tài khoản kế toán 331 có số dư bên Nợ khi doanh nghiệp ứng
trước tiền mua hàng cho người bán: TK111 tiền mặt
Câu 43: Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản, có số dư:
Cụ thể là những tài khoản này có sốdư phản ánh bên Có, số phát sinh tăng ghi
bên Có và phát sinh giảm ghi bên Nợ. Tài khoản này là tài khoản thuộc bảng cân
đối kế toán. Trên bảng cân đối kế toán được trình bày trong phần tài sản và biểu
hiện dưới dạng số âm.
B. Bên Có
Câu 44: Khi ghi sổ kép phải đảm bảo số liệu:
A. SPS Nợ ⩰ SPS Có

Câu 45: Trong sổ chi tiết loại thước đo sử dụng là:


A. Hiện vật, lao động
B. Giá trị
C. Cả a và b
Câu 46: Số dư tài khoản phản ánh:
A. Tình hình của đối tượng kế toán ở một thời điểm

Câu 47: Trong định khoản:


Nợ TK A
Nợ TK B
Nợ TK C
Thì TK A và TK B có mối quan hệ đối ứng tài khoản:
4 loại đối ứng tài khoản:
Tăng tài sản này, giảm tương ứng tài sản khác
Tăng nguồn vốn này, giảm tương ứng nguồn vốn khác
Tăng tài sản, tăng nguồn vốn
Giảm tài sản, giảm nguồn vốn
B. Sai
Câu 48: Loại thước đo sử dụng trong kế toán tổng hợp là:
A. Giá trị
Câu 49: Trong tài khoản cấp 2 chỉ sử dụng thước đo giá trị:
A. Đúng
Câu 50: Do quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nên số liệu trên tài khoản sẽ có:
A. Tổng SD Nợ = Tổng SD Có
Câu 51: Tài khoản 131 có số dư:
Tài khoản 131 có thể vừa có số dư bên Nợ vừa có số dưbên Có Tài khoản 131
có số dư Có khi khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệpnhưng
chưa lấy hàng hoặc doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn cung ứng dịch vụ. Kiểm tra
xem tạisao doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn, nếu đã giao hàng, hoàn thành dịch
vụ đảm bảo điều kiệnxuất hóa đơn thì tiến hành xuất hóa đơn cho khách hàng.
A. Bên Nợ
B. Bên Có
D. Cả câu a và b
Câu 52: Tính chất của tài khoản 331 là: (phải trả người bán)
B. Tài khoản nguồn vốn
Câu 53: Khi giá gốc của hàng hóa tồn kho cuối năm lớn hơn giá thị trường thì kế
toán tiến hành lập dự phòng giảm giá. Việc làm này do tuân thủ nguyên tắc:
B. Thân trọng
Câu 54: DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ mua một TSCĐ: giá mua
50.000.000đ, thuế GTGT 2.000.000, tiền vận chuyển, lắp đặt 1.000.000đ, thuế
GTGT
100.000đ, thuế nhập khẩu phải nộp là 2.000.000đ. Vậy nguyên giá của TSCĐ là:
C. 53.000.000đ
(nguyên giá=giá mua+các chi phí trước khi sử dụng+thuế nhập khẩu+lãi tiền
vay được vốn hóa) ( 50+1+2) giá mua không bao gồm Thuế Giá trị gia tăng

Câu 55: TK 211 và 214 có mối quan hệ với nhau trong việc xác định chỉ tiêu:
A. Nguyên giá
B. Giá trị hao mòn
C. Giá trị còn lại
D. Cả a, b, c
(211 TS cố định hữu hình 214 hao mòn tài sản cố định) Số dư TK211-Số dư
TK2141= Giá trị còn lại
Câu 56: DN mua một số vật liệu nhập kho có giá mua chưa thuế 5.500.000đ,
thuế
GTGT khấu trừ 10%, chi phí vận chuyển 100.000đ, trị giá thực tế vật liệu nhập
kho
là:
Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại (thuế nhập khẩu,
thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ, thuế bảo vệ môi
trường phải
nộp (nếu có)), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,
B. 5.600.000đ
Câu 57: Mua vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế 1.000.000đ, thuế GTGT khấu
trừ 10%, chi phí vận chuyển 50.000đ, giá gốc vật liệu mua vào là:
Giá nhập = giá trị trên đơn hàng + chi phí mua hàng – các khoản giảm giá
Giá trị trên đơn hàng là giá trị hàng hóa trên đơn gtgt hoặc hóa đơn bán hàng:
+ nếu doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng kê khai thuế gtgt theo phương pháp
khấu trừ: thì giá trị
trên hóa đơn ko bao gồm thuế gtgt.
+ nếu doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng kê khai thuế gtgt theo phương pháp
trực tiếp (hóa đơn
bán hàng thông thường): thì giá trị trên hóa đơn bao gồm cả thuế gtgt.
B. 1.050.000đ

Câu 58: Có các số liệu sau:


Vật liệu tồn kho: 10.000đ, số lượng 10kg
Mua vật liệu nhập kho: 10kg, giá mua chưa thuế 10.000đ/kg, thuế GTGT khấu
trừ 10%, chi phí vận chuyển 500đ/kg
Xuất kho 15kg theo phương pháp FIFO, giá xuất kho là:
B. 152.000đ
( 10*10.000+5*10.000+500*5)
Trị giá NVL tồn kho đầu kì = 10*10.000=100.000đ
Trị giá NVL nhập kho trong kì = (10.000+500)*10=105.000đ
Giá NVL xuất kho trong kì = 100.000 + 10.500*5 = 152.500đ

Câu 59: Mua TSCĐ hữu hình, giá mua chưa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT khấu
trừ10%, chi phí lắp đặt 1.000.000đ. Nguyên giá TSCĐ là:
B. 51 triệu
Câu 60: Được cấp một TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng, số liệu được cung cấp
như sau:
 Nguyên giá: 40 triệu
 Giá trị hao mòn: 2 triệu
 Giá trị còn lại: 38 triệu
 Chi phí vận chuyển TSCĐ (do DN chịu): 1 triệu
Nguyên giá 40 triệu
Giá trị hao mòn 2 triệu
Giá trị còn lại 38 triệu
Chi phí vận chuyển TSCĐ (do Dn chịu): 1 triệu
Nguyên giá của TSCĐ khi DN nhận về được xác định là:
B. 39 triệu
Giá trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Giá trị hao
mòn của tài sản cố định.
Câu 61: Chứng từ mệnh lệnh được sử dụng để làm căn cứ ghi sổ kế toán:
Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ dùng để truyền đạt các lệnh sản xuất, kinh
doanh hoặc công tác nhất định như lệnh xuất kho, lệnh chi v.v. Chứng từ mệnh
lệnh không được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
B. Sai
Câu 62: Từ chứng từ gốc phải lập chứng từ ghi sổ rồi mới được ghi vào sổ kế
toán (tổng hợp và chi tiết):
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối tài khoản. c) Sau khi đối chiếu khớp đúng,
số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
B. Sai
Câu 63: Chữ ký trên chứng từ kế toán có thể sử dụng chữ ký khắc sẵn:
Chứng từ kế toán phải có đủ chữ kí. Chữ kí trên chứng từ kế toán phải được ký
bằng bút mực. Không
được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ kí khắc sẵn. Chứng
từ trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất)
B. Sai

Câu 64: Mọi chứng từ được sử dụng trong DN đều là chứng từ kế toán. Phát
biểu này:
B. Sai
Câu 65: Các loại giấy tờ sau đây thì loại nào được xác định là loại chứng từ kế
toán:
C. Giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt Một số loại Chứng từ KT thông dụng
có thể kể
C. giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt
Một số loại chứng từ KT thông dụng có thể kểđến: Bảng chấm công; Phiếu
nhập, xuất kho; Phiếu thu, phiếu chi; Biên lai thu tiền; Giấy đề nghị thanh toán;
Biên bản giao nhận tài sản cố định; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định; Hóa
đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng…
Câu 66: Các loại biên bản sau đây thì biên bản nào là chứng từ kế toán:
D. Không có
Câu 67: Đơn đặt hàng là:
D. a, b, c đều sai
Câu 68: Bảng chấm công là:
C. Chứng từ mệnh lệnh
Câu 69: Chứng từ kế toán cần phải được lưu trữ trong thời gian:( tùy loại tối
thiểu 5năm 10 năm hoặc vinh viễn)
D. a, b, c đều sai
Câu 70: Hóa đơn bán hàng là:
B. Chứng từ gốc
Câu 71: Chứng từ mệnh lệnh dùng để:
D. Truyền đạt các lệnh sản xuất kinh doanh hoặc công tác nhất định
Câu 72: Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ dùng để:
C. Tập hợp số liệu của các chứng từ gốc cùng loại, cùng nghiệp vụ, trên cơ sở
đó ghi vào sổ kế toán
Câu 73: Khi nhận được chứng từ kế toán, nhân viên kế toán phải xử lý theo trình
tự sau:
D. Kiểm tra, hoàn chỉnh, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản chứng từ
Câu 74: Những người nào phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế
toán:
A. Người lập chứng từ kế toán
B. Người ký duyệt chứng từ kế toán
C. Những người khác ký tên lên chứng từ kế toán
D. Tất cả
Câu 75: Biên bản kiểm kê là:
A. Chứng từ ghi sổ
B. Chứng từ gốc
C. Câu a, b đúng
Câu 76: Kiểm kê là:
A. Cân, đo, đong, đếm đối tượng kế toán
Câu 77: Nếu phân loại theo nội dung phản ánh thì sổ nhật ký chung thuộc loại:
C. Sổ kế toán kết hợp tổng hợp và chi tiết
Câu 78: Nếu phân loại theo phương pháp ghi chép thì sổ ghi theo hệ thống bao
gồm:
A. Sổ nhật ký và sổ cái
Câu 79: Các loại sổ của hình thức Nhật ký chung bao gồm:
D. Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ cái, Sổ chi tiết
Câu 80: Hình thức ghi sổ kế toán
D. Cả ba đều đúng
Câu 81: Trích khấu hao TSCĐ chuyên dùng để SX sản phẩm. Kế toán định
khoản:
C. Nợ TK 627/Có TK 214
Chi phí sản xuất chung , hao mòn tài sản cố định
Câu 82: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ. Kế toán định
khoản:
A. Nợ TK 154/Có TK 621
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Câu 83: Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận trực tiếp SX sản phẩm. Kế
toánđịnh khoản:
D. Nợ TK 627/Có TK 153
Chi phí sản xuất chung , nguyên vật liệu
Câu 84: Khấu hao TSCĐ chuyên dùng cho SX sản phẩm được phản ánh:
A. Nợ TK 627/Có TK 214
Chi phí sản xuất chung , hao mòn tài sản cố định
Câu 85: Chi tiền mặt mua quà tặng cho các cháu thiếu nhi ngày 1/ 6, kế toán
phản ánh:
C. Nợ TK 156/Có TK 111
( hàng hóa, tiền mặt)
Câu 86: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí:
3 loại chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung tính cho sản phẩm
C. Câu a và chi phí quản lý doanh nghiệp
Câu 87: Trích khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho SX sản phẩm, phục vụ quản lý
SX, phục vụ quản lý DN ghi định khoản:
C. Nợ TK 627,642/Có TK 214
Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý doanh nghiệp hao mòn tài sản cố định
Câu 88: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính bằng:
C. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ doanh thu
Câu 89: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính bằng:
D. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - giá vốn bán hàng
Câu 90: Báo cáo kết quả kinh doanh:
A. Là báo cáo tài chính tổng hợp
Câu 91: Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh:
B. Tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
Câu 92: Giá vốn bán hàng là:
B. Giá thành thực tế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Câu 93: Định khoản là:
D. Xác định quan hệ đối ứng tài khoản khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Câu 94: Bán hàng hóa thu bằng tiền mặt, thuế GTGT theo khấu trừ, định khoản
ghi
nhận là:
B. Nợ TK 111/Có TK 511, 333
Tiền, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
Câu 95: Nếu doanh nghiệp bị lỗ thì định khoản kết chuyển lỗ lúc cuối kỳ là:
A. Nợ TK 421/Có TK 911 (ghi số thường)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối , Xác định kết quả kinh doanh
Câu 96: Khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh có sử dụng các chỉ tiêu:
B. Doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanhnghiệp
Câu 97: Tài sản của DN là 100 trong đó vốn chủ sở hữu là 80. Sau đó DN kinh
doanh thu lỗ là 10 nên tài sản và vốn chủ sở hữu của DN là:
C. 90 và 70
Câu 98: Khoản chênh lệch giữa bên Có và bên Nợ của TK 511 được kết chuyển
sangTK 911 được gọi là:
B. Doanh thu thuần
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Xác định kết quả kinh doanh
Câu 99: Lãi vay mà DN thanh toán ảnh hưởng thông tin được trình bày trên:
C. Cả a và b
Báo cáo KQHĐ kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
Câu 100: Khi thay đổi phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sẽ dẫn đến sự
thay đổi của thông tin được trình bày trên:
C. Cả a và b
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo KQHĐ kinh doanh

You might also like