TASK 2 Thiết kế đô thị thông minh tiểu luận nghiên cứu URBAN REGENERATION

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ

📖📖📖
NGÀNH QUẢN LÝ VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ THÔNG MINH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN


THIẾT KẾ ĐÔ THỊ THÔNG MINH

Mã lớp học phần: 23D1ARC51202401


Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Thị Bích Ngọc
Tên nhóm: SWAN
Thành viên:
Bùi Khắc Thái Bảo - 31211027811
Trần Ngọc Gia Khánh - 31211026733
Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhật Lyn - 31211027840
Đinh Thành Thông - 31211020118
Lớp: SC001
1. KHÁI NIỆM....................................................................................................................................... 3
1.2 UR hiện nay là một xu thế phát triển?......................................................................................... 3
1.3 Thời điểm xuất hiện UR.............................................................................................................. 3
1.4 Mục đích của xu hướng UR.........................................................................................................3
2. NGUYÊN NHÂN................................................................................................................................3
2.1 Tình hình các nước trên thế giới..................................................................................................3
2.2 Tình hình Việt Nam hiện nay...................................................................................................... 4
2.3 Các nguyên nhân chính................................................................................................................4
3. CÁC THỜI KỲ CỦA TÁI TẠO ĐÔ THỊ........................................................................................4
4. CÁC DẠNG TÁI TẠO ĐÔ THỊ....................................................................................................... 4
4.1 Cải tạo về mặt kinh tế.................................................................................................................. 4
4.2 Cải tạo về mặt văn hóa - xã hội................................................................................................... 4
4.3 Cải tạo về mặt môi trường........................................................................................................... 4
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO ĐÔ THỊ..................................................................................... 5
5.1 Property - led regeneration -Tái tạo đô thị theo khuynh hướng bất động sản............................. 5
5.1.1 Sự cạnh tranh đô thị........................................................................................................... 5
5.1.2 Industry - led regeneration- Tái tạo đô thị theo khuynh hướng công nghiệp.................... 5
5.1.3 Tourism - led regeneration - Tái tạo đô thị theo khuynh hướng du lịch............................ 5
5.1.4 Cultural – led regeneration- Tái tạo đô thị theo khuynh hướng văn hóa........................... 5
5.2 Event - led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên sự kiện............................................................ 5
5.3 Community – led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên cộng đồng............................................ 5
5.4 Environment – led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên môi trường..........................................6
6. HIỆU QUẢ CỦA TÁI TẠO ĐÔ THỊ...............................................................................................6
7. CASE STUDIES................................................................................................................................. 6
7.1 Bối cảnh dự án Hồi sinh kênh đào Rimini tại Ý..........................................................................6
7.2 Dự án nâng cấp kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ( TPHCM).............................................................10
NGUỒN TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO........................................................................................13
1. KHÁI NIỆM
1.1 Urban Regeneration (UR)
Tái tạo đô thị, đôi khi được gọi là đổi mới đô thị. Tái tạo
đô thị (UR) là một quá trình can thiệp bao gồm việc tái
thiết các khu vực cũ và các hành động can thiệp khác
nhau đối với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng không gian đô
thị phục vụ gần đó. Dù một khái niệm dù còn mới nhưng
nó ngày càng chứng minh tầm quan trọng của mình, với
những tác động đã được công nhận đến xã hội, kinh tế và
môi trường. Càng về sau, UR không chỉ là một lĩnh vực
nghiên cứu đơn thuần mà phát triển thành một phần tích
hợp của các chính sách đô thị mới.
“Tái tạo đô thị trả lại tài nguyên không được tận dụng triệt để và tái phân phối các cơ
hội, gia tăng sự phồn hoa đô thị và chất lượng cuộc sống. Các sáng kiến ​tái sinh đô
thị rất phức tạp, tốn thời gian và có nguy cơ làm giảm đi không gian riêng tư hoặc tư
nhân hóa không gian công cộng.”
Theo UN-Habitat,
là cơ quan của Liên Hợp Quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững.
1.2 UR hiện nay là một xu thế phát triển?
Tái tạo đô thị ở các địa điểm lịch sử, các khu ngoại ô, những nơi mà sự phát triển trở
lại cũng có nghĩa là thêm nhiều gia đình có cơ hội để tìm kiếm công ăn việc làm và
các trung tâm thương mại cũng được khôi phục lại để đáp ứng nhu cầu của số dân
ngày càng tăng lên.
1.3 Thời điểm xuất hiện UR
Trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, tái sinh đô thị bắt đầu một cách nghiêm túc từ những
năm 1980 như là một nỗ lực để cải thiện các tác động tiêu cực của việc phi công
nghiệp hóa và cho phép các thành phố thu hút đầu tư mới vào nền kinh tế toàn cầu.
1.4 Mục đích của xu hướng UR
Mục đích sâu xa nhất của UR là để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho cư dân. Tái tạo đô thị được công nhận là một trong những công
cụ toàn diện và hiệu quả nhất mà chính phủ có thể sử dụng không chỉ để thúc đẩy phát
triển kinh tế, mà còn để thúc đẩy các thành phố toàn diện, kiên cường, an toàn hơn và
bền vững hơn.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1 Tình hình các nước trên thế giới
Theo từng thời kì khi mà kiến trúc của các công trình thay đổi, hình dáng và tính chất
của đô thị cũng thay đổi theo. Nếu như trước đây người xưa xây dựng các khu đô thị ở
gần các lưu vực sông thì ngày nay, họ phát triển lưu vực sông chủ yếu cho các dịch vụ
thương mại. Và theo trình tự tiến bộ của xã hội, việc cải tạo đô thị để đúng mục đích
và phát triển theo xu hướng mới là một điều đáng quan tâm. Đô thị phát triển không
chỉ để phục vụ cho sinh hoạt con người mà còn phải thích ứng nhu cầu của hệ sinh
thái tự nhiên và đặc điểm khu vực.
2.2 Tình hình Việt Nam hiện nay
Hiện nay, cùng với những vấn đề tại Việt Nam, định hướng cho sự cải tạo của một số
khu đô thị trở nên ngày một thu hút hơn. Tuy nhiên, đây là định hướng phát triển mới
nên cần nhiều thời gian để thích ứng.
2.3 Các nguyên nhân chính
2.3.1 Sự bành trướng của đô thị
Các vấn đề về dân số tăng và tốc độ đô thị hóa tăng ảnh hưởng đến các
tiện ích cộng đồng, vấn đề giao thông và môi trường. Các vấn đề về hạ tầng xã hội
cũng ảnh hưởng; vấn đề nhà ở và kiểm soát đất đai, thay đổi các chính sách quản lý.
2.3.2 Phát triển khoa học kỹ thuật
Các cơ hội mới về quốc tế hóa sản xuất, chuyển đổi kinh tế và nghề
nghiệp cũng như phát triển bền vững về môi trường sống.
3. CÁC THỜI KỲ CỦA TÁI TẠO ĐÔ THỊ
● Trào lưu thành phố vườn ( Garden city
movement) 1920s
● Tái xây dựng ( Urban reconstruction) 1950s
● Phục hồi ( Urban revitalization) 1960s
● Cải tạo ( Urban renewal) 1970s
● Tái phát triển ( Urban redevelopment) 1980s
● Tái Tạo ( Urban regeneration)/ tái đô thị hóa
( urbanization) 1990s
4. CÁC DẠNG TÁI TẠO ĐÔ THỊ
4.1 Cải tạo về mặt kinh tế
Nhằm định hướng đô thị phát triển theo mục đích khởi nghiệp của các doanh nghiệp
và nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong vấn đề việc làm thu nhập; việc phát triển
một khu vực thành một nơi để phát triển kỹ năng là một điều tất yếu. Mục đích của
việc tái tạo đô thị này chính là tái tạo sức sống của nền kinh tế địa phương thông qua
cả đầu từ bên trong và bên ngoài cũng như xem xét về các việc di dời các doanh
nghiệp công- tư nhân và các hộ gia đình ở những khu vực có chất lượng xuống thấp.
4.2 Cải tạo về mặt văn hóa - xã hội
Loại hình này đề cập đến những biện pháp can thiệp và khả năng tiếp cận với xã hội,
tập trung vào phát triển sức khỏe, phúc lợi và giáo dục. Loại tái tạo này nhằm mục
đích giải quyết các thói quen xã hội có hại và cho phép những người tham gia đóng
góp cho cuộc sống cuộc đồng và xã hội theo cách đầy đủ và ý nghĩa hơn, mang lại lợi
ích chung.
4.3 Cải tạo về mặt môi trường
Tập trung vào tái tạo đất đai thông qua cải tạo đất hoang hóa và cải tạo môi trường.
Điều này có thể đạt được thông qua việc phát triển các không gian xanh của đô thị,
thực hiện các dự án tập trung vào môi trường như dự án khuyến khích người dân đi
hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng và sử dụng vật liệu tái chế.

5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO ĐÔ THỊ


5.1 Property - led regeneration -Tái tạo đô thị theo khuynh hướng bất động
sản
5.1.1 Sự cạnh tranh đô thị
- Hậu CCTG2: đô thị nằm trong nền kinh tế quốc gia, hệ thống
quy hoạch, phúc lợi xã hội – đảm bảo sự phát triển cân bằng về
lãnh thổ.
- Từ những năm 1980, kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu
tại các nước châu Âu – sự cạnh tranh giữa các đô thị Mỹ, châu
Âu nhằm thu hút đầu tư và vốn lưu động.
- Cần sự độc lập của chính quyền, các cơ quan…
5.1.2 Industry - led regeneration- Tái tạo đô thị theo khuynh hướng
công nghiệp
Tái tạo đô thị theo khuynh hướng công nghiệp tại các địa điểm di
sản công nghiệp cũng đã mang lại nhiều cơ hội để tạo ra giá trị
thu lớn và sử dụng hợp lí đất, công trình trong khi cũng giữ gìn
một số tính chất lịch sử của một khu vực.
5.1.3 Tourism - led regeneration - Tái tạo đô thị theo khuynh hướng
du lịch
Tái tạo đô thị theo khuynh hướng du lịch là khuynh hướng biến
các thành phố hậu công nghiệp và hậu hiện đại, trong nền kinh tế
hậu công nghiệp, thành phố trở thành nơi thu hút khách du lịch.
5.1.4 Cultural – led regeneration- Tái tạo đô thị theo khuynh hướng
văn hóa
Tái tạo đô thị theo khuynh hướng văn hóa là việc sử dụng các
công trình văn hoá tạo sức sống mới cho thành phố và khu vực
kém phát triển về kinh tế và giải quyết các vấn đề của tình trạng
thất nghiệp và thiếu thốn. Tái tạo đô thị theo khuynh hướng văn
hóa được thực hiện để thúc đẩy mới hình ảnh cho một thành phố
hoặc khu vực, chính sách văn hóa được xem như là một công cụ
marketing.
5.2 Event - led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên sự kiện
World’s Fair 1888, World’s Exposition 1929 và Olympic Games
1992
Paris plage (2002) – biến bờ sông thành bãi biển đem đến hình
ảnh mới cho đô thị, tạo không gian sinh hoạt cộng đồng.
5.3 Community – led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên cộng đồng
Tái tạo đô thị dựa trên cộng đồng có nghĩa là sự nhấn mạnh trong
cộng đồng tái sinh đó phương thức tiếp cận và hướng của quá
trình tái tạo được xác định chủ yếu bởi các bên có liên quan
(chính quyền địa phương, các cơ quan công cộng) và trong nội bộ
(người dân địa phương).
5.4 Environment – led regeneration -Tái tạo đô thị dựa trên môi trường
Tái tạo môi trường, tập trung vào đổi mới đất đai thông qua khai
hoang cải thiện đất đai và môi trường.
6. HIỆU QUẢ CỦA TÁI TẠO ĐÔ THỊ
Tái tạo đô thị được công nhận là một trong những công cụ toàn diện và hiệu quả nhất
mà chính phủ có thể sử dụng không chỉ để thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn để thúc
đẩy các thành phố toàn diện, kiên cường, an toàn hơn và bền vững hơn.
Tái tạo đô thị được công nhận là một trong những công cụ toàn diện và hiệu quả nhất
mà các chính phủ có thể sử dụng không chỉ để thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn để
thúc đẩy các thành phố toàn diện hơn, linh hoạt hơn, an toàn hơn và bền vững hơn.
Đó là một quá trình tạo ra nhiều lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong cộng đồng,
bao gồm:
● Ngăn chặn kết cấu đô thị bắt đầu - hoặc tiếp tục -
xuống cấp bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng vật
chất, kinh tế và xã hội;
● Tạo việc làm, nhờ sự xuất hiện của các doanh
nghiệp mới, do đó cải thiện sinh kế;
● Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ công
cộng và giao thông vận tải, tạo điều kiện cho cư
dân hòa nhập vào - và kết nối với - phần còn lại
của không gian đô thị.
● Tăng giá trị tài sản thương mại và dân cư;
● Tiết kiệm năng lượng dẫn đến giảm lượng khí thải C0₂
● Tăng cường các tòa nhà địa phương, dẫn đến các khu dân cư đẹp hơn.
Cải thiện chất lượng thẩm mỹ của các khu vực kết hợp với việc sử dụng các vật liệu
lâu dài sẽ rẻ hơn trong thời gian dài và có thể thu hút các khoản đầu tư mới và cư dân
mới đến các khu vực. Làm như vậy cũng có thể là một công cụ để giảm tội phạm và
cải thiện chất lượng cuộc sống trong khu vực vì các khu dân cư ở tình trạng nghèo nàn
được coi là không được quan tâm—dẫn đến khả năng tội phạm sẽ không bị thách
thức.
7. CASE STUDIES
7.1 Bối cảnh dự án Hồi sinh kênh đào Rimini tại Ý
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là những thách thức mà Thỏa thuận xanh
châu Âu dự định giải quyết nhằm theo đuổi mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng phát thải
khí nhà kính ròng vào năm 2030 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
[1]. Thông qua mục tiêu này chính phủ cho phát triển một chiến lược, bảo tồn di sản
và quảng bá du lịch. Chương trình Interreg Italy–Croatia tăng cường áp dụng các
phương pháp mới để giảm tác động đến vùng biển và ven biển.Mục tiêu cuối cùng của
dự án là tái tạo hoàn toàn một khu vực đô thị bằng cách cố gắng giảm phá dỡ đến mức
tối thiểu để tránh tạo ra chất thải từ việc phá dỡ các khu đô thị lớn sẽ góp phần làm
tăng phát thải khí nhà kính [5]. Chương trình đã tái tạo khu vực bằng các biện pháp
can thiệp có mục tiêu và kịp thời để kết nối lại mạng đô thị hiện có. Đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của tính cơ động và tính cơ động mềm đặc biệt, bằng cách tái tạo mạng
lưới đô thị bị thiếu tính gắn kết.
Với dự án FROMSPORT, Kênh đào Rimini được chọn làm trường hợp thí điểm cho
Chương trình Hợp tác giữa EU và Ý-Croatia. [4], gồm các hoạt động trong một chiến
lược dài hạn nhằm hỗ trợ toàn diện và đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các cảng
nhỏ ở Biển Adriatic, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, vai trò của cảng đối với sự phát
triển vùng ven biển.
Case Study Description and Analysis
2.1. Mô tả và phân tích nghiên cứu
điển hình
Tiến hành phân tích đã được thực hiện
bằng cách phân tích bối cảnh, xem xét
nhiều khía cạnh liên quan đến khu vực
theo nghiên cứu [22].
Phân tích trong một giai đoạn 1
về: đô thị, lãnh thổ và hệ thống cảnh
quan của Kênh Cảng: Cảng Kênh của
Rimini bao gồm cửa sông Marecchia
ban đầu, với các bến cảng ở hai bên và
phần mở rộng ở hai trụ cầu. Kênh rộng
46m ở cửa vào cửa cảng, rộng 40m
dọc theo chiều dài đến Parco XXV
Aprile và dài 2,2km.v Nó chia trung tâm thành phố với quận San Giuliano a Mare ở
phía bắc của Rimini. Bên trái cảng là nơi diễn ra các hoạt động liên quan mật thiết đến
nghề cá: từ xưởng đóng tàu đến cửa hàng máy móc, từ chợ buôn cá. Bên phải cổng
sừng sững một ngọn hải đăng là biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt với người đi biển. Để
có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn, Canal Port được chia thành tám khu vực lớn.
Phân tích các nguồn tài liệu lịch sử và các quy định khu vực Kế hoạch đầu tiên trong
số này là Piano Regolatore General (PRG), trong đó đô thị đã quy định những thay đổi
đối với lãnh thổ kể từ lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 1978. Các quy định mới
được hình thành và theo các điều luật này, đô thị đã bắt đầu quá trình hình thành PUG
(general urban plan), và vì điều luật này cũng cấm phê duyệt POC, nên chỉ có thể thực
hiện một phần của PSC thông qua các thỏa thuận hoạt động
Phân tích hệ thống giao thông khu vực : Dự án này phân tích hệ thống giao thông với
khu vực rộng hơn khu vực bến cảng (khu vực trên cấp độ đô thị và sâu hơn vào giao
thông vĩ mô) Trên thực tế, trong khi ngân hàng ở phía bên phải có một con đường xe
đạp tốt, ở phía bên trái hiện không có đường dẫn dành riêng cho người đi xe đạp. Hơn
nữa, các bến cảng được kết nối kém với mặt đường phía trên bên cạnh đường xe. Kết
quả là, khu vực của các bến cảng thường xuyên có người đi bộ đi bộ dọc theo các bức
tường mà không cần phải trên các bến cảng.
Ngoài các phân tích trên chính phủ còn tiến hành các phân tích như SWOT, phân tích
theo nhiều khía cạnh, chiều cao nâng để tránh lũ, phân tích những khu vực trọng yếu 2
phía bến tàu
Như đã đề cập, ở hạ lưu Ponte della Resistenza, các bến cảng đã được gần đây đã
được đổi mới bởi Thành phố Rimini. Trong đoạn đường đó, bến cảng không bao giờ
thấp hơn hơn 1,20 m a.s.l. và không bị ngập lụt thường xuyên như ở đoạn thượng
nguồn từ Ponte Cầu della Resistance. Vì lý do này, đề xuất thiết kế tập trung vào các
bến cảng giữa Cầu Tiberius và Cầu Ponte della Resistenza, được đánh dấu trong hình
dưới.

Cầu nâng ở độ cao 1,50 m so với mực nước biển; bến tàu sẽ được nâng lên hoàn toàn
và không có lối đi cho tàu thuyền.
• Bến nổi ở độ cao 1,00 m so với mực nước biển: dải bến gần bến nhất. mép kênh sẽ
duy trì ở mức trung bình giữa
mức hiện tại và 1,50 m để cho
phép tàu thuyền tiếp cận.
• Sàn nổi: ở những đoạn không
thể dành riêng một dải cầu cảng
để tiếp cận neo đậu, đề xuất lắp
đặt các bệ nổi làm bằng
polyetylen mật độ trung bình
được neo vào cầu cảng bằng các giá đỡ thép.
Để xác minh tính hiệu quả của các giải pháp thiết kế, sáu phần quan trọng ảnh hưởng
đến Đoạn đường của Canal Port giữa Cầu Tiberius và Ponte della Resistenza Đã được
phân tích.
Tất cả các phần được thực hiện nhìn xuống hạ lưu về phía cửa ra biển.

Tất cả các phần được thực hiện nhìn xuống hạ lưu về phía cửa ra biển.Mục đích chính
của việc kết nối lại các tuyến đường dành cho xe đạp và người đi bộ là mục đích đầu
tiên yếu tố đã được xem xét trong giai đoạn thiết kế, và vì lý do này, sự chú ý đặc biệt
đã được trả tiền để thực hiện các kết nối sẽ khuyến khích người dùng cuối hội tụ càng
nhiều càng tốt có thể trên các bến cảng. Lượng khách tăng lên góp phần tăng sức hấp
dẫn của khu vực và tạo ra một cảm giác bản sắc cho cộng đồng địa phương.. Các bến
tàu nâng được thiết kế với mục đích tích hợp các khu vực xanh và thấm trong chúng
càng nhiều càng tốt khả thi. Nhờ độ cao trên mức hiện tại, có thể tích hợp các thảm
hoa trực tiếp vào độ dày của bến cảng. Ngoài ra, cũng như nhiều cây xanh và các loại
thảm thực vật càng tốt được đưa vào để giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt và góp phần
giảm các chất gây ô nhiễm khí quyển từ phương tiện giao thông và hàng hải.
Ngoài không gian xanh, một nỗ lực đã được thực hiện để đề xuất sử dụng các vật liệu
có tác động môi trường thấp
● Kết luận
Dự án được trình bày trong bài báo này nhằm mục đích tạo ra một khu vực tích hợp
hoàn hảo với bối cảnh đô thị mà nó được chèn vào và làm nổi bật đặc điểm của giá trị
lịch sử hiện đang bị đánh giá thấp. Kết quả của giai đoạn phân tích sơ bộ kết luận rằng
các hành động ưu tiên cần phải được thực hiện là cải thiện các con đường dành cho xe
đạp/người đi bộ, tái phát triển và nâng cao các bến cảng, và quy định các neo đậu.
7.2 Dự án nâng cấp kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ( TPHCM)
I. Bối cảnh: Ô nhiễm nặng, tiếp nhận mọi loại chất thải từ sinh hoạt, thương mại...
đồng thời, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.
II. Giới thiệu dự án:
Mục tiêu:
Đảm bảo nhu cầu thoát nước nhằm giải quyết tình trạng ngập úng cho 7 quận: 1, 3, 10,
Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. Tạo bộ mặt cảnh quan cho thành phố. Xử
lý chất thải, ô nhiễm dòng kênh, góp phần chỉnh trang, cải thiện môi trường sống.
Tiến trình dự án:
GĐ 1: giải tỏa và tái định cư cư dân dọc hai bên kênh
o Mở đường ven hai bên kênh
o Xây bờ kè, lắp đặt hệ thống cống thoát nước hiện đại
o Mở rộng đường hiện hữu và nạo vét lòng kênh
GĐ 2: xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Quận 2
o Xây dựng hệ thống cống vượt sông SG về nhà máy xử lý
Chính sách tái định cư:
o Căn hộ chung cư được trợ cấp bởi chính phủ
o 40% dọn đến ở chung cư
o Những người lãnh khoản bồi thường thấp hơn giá chung cư sẽ được hưởng khoản
vay không lãi suất, kỳ hạn trả trong vòng 10 năm nhưng các gia đình không có giấy
phép cư trú hoặc thuê nhà sẽ không được hưởng chế độ này.
o Những khu ở mới ngoài khu vực khá xa khu ở cũ ( Bình Thạnh, Tân Bình) chỉ một
phần nhỏ được tái định cư trong chung cư Rạch Miễu gần đó.
III. Đánh giá dự án:
Tập trung vào các mục tiêu về môi trường, xử lý chất thải, cảnh quan nhưng không có
sự quan tâm hợp lý đến người dân. Yếu kém trong việc đánh giá dự án từ đầu đã gây
lãng phí về thời gian và vật chất khi triển khai dự án và ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân.
1. Dự án cải tạo khu vực đất nâu thị trấn odda, Na Uy
Dự án cải tạo khu vực đất nâu thị trấn Odda, Na Uy
1. Bối cảnh
Kinh tế của thị trấn Odda phát triển dựa vào nền công nghiệp thủy điện và khai thác
xianamit, carbide. Tuy nhiên, khu vực nhà máy Odda Carbide bị phá sản vào năm
2003 sau khi 95 năm hoạt động. Điều này khiến cho người dân thị trấn Odda của và
các ông chủ nhà máy đã rời bỏ nơi đây để lại các nhà máy gây lãng phí về quỹ đất
cũng như hạ tầng kỹ thuật cho khu vực. Do đó, vấn đề làm thế nào để tái sử dụng các
nhà máy bỏ hoang này sản xuất nhanh chóng trở thành một chủ đề nóng để thảo luận.
Mục tiêu của dự án cải tạo lại khu vực đất nâu ỏ thị trấn Odda là chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, đem lại sức sống kinh tế dài hạn cho khu vực này và tích hợp nó vào một
phần trung tâm thị trấn.
2. Giới thiệu khu vực dự án
Odda là một thị trấn ở hạt Hordaland, Na Uy. Odda đã được tách ra từ Ullensvang
ngày 01 tháng bảy năm 1913 và ngày 01 tháng một năm 1964 Roldal được sáp nhập
với Odda.

- Hệ thống di sản công nghiệp của thị trấn Odda: bao gồm nhà máy và nhiều tòa nhà
phụ trợ như văn phòng, phòng thí nghiệm, lò rèn, kho lưu trữ, hội thảo, chủ yếu là có
niên đại từ giai đoạn sản xuất đầu tiên, đã được bảo vệ là di tích theo quy định của nhà
nước, địa phương và một phần tái sử dụng.
2. Phương án cải tạo
Các mục tiêu của kế hoạch cải tạo khu vực đất nâu thị trấn Odda:
- Thành lập một trung tâm mua sắm kết nối với khu vực nhà máy xianamit bị bỏ
hoang. Khu mua sắm phức hợp mới phải có khả năng cạnh tranh với các cửa hàng
hiện có trong trung tâm của Odda.
- Lựa chọn một số nhà máy bị bỏ hoang và tái sử dụng không gian bên trong vớ các
chức năng khác nhau như kinh doanh, văn phòng, nhà ở, công trình công cộng…
- Nâng cấp hệ thống giao thông hiện hữu, tạo không gian cho người đi bộ. Khu vực
nhà máy bị bỏ hoang bao gồm các thành phần: khu vực xuất / nhập nguyên liệu, bến
cảng, các nhà máy sản xuất Carbide, Cyanamide, Dicyanamide; khu nhà công nhân.
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát hiện trạng thị các nhà máy ở đây được chia thành 3
nhóm đối tượng chính:
- Khu vực tái sử dụng: là các tòa nhà hỗ trợ gồm khu nhà tắm công nhân, nhà kho, hệ
thống phòng thí nghiệm…các khu nhà tiện ích này sẽ được thay đổi về hình dáng bên
ngoài và nội thất bên trong để phù hợp với các mục đích sử dụng với.

- Khu vực đập bỏ xây mới: gồm các nhà máy còn lại. Các nhà máy này đa phần quy
mô mỏ, đã bị hư hại nặng nề, xét về giá trị lịch sử thì các cụm công trình này không
phản ánh được giai đoạn lịch sử của thị trấn cũng như là các đường nét kiến trúc công
nghiệp đặc trưng. Sau khi được đập bỏ thì những nơi này sẽ được xây dựng các công
trình công cộng, văn phòng, công viên cây xanh.
NGUỒN TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
1. [BOOK][B] Pagan virtue in a Christian world: Sigismondo Malatesta and the
Italian
Renaissance.https://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=CSpPCwAAQB
AJ&oi=fnd&pg=PP1&dq=Reviving+the+Rimini+Canal:+A+Case+Study+in+I
taly+Overview+of+the+Rimini+.+Canal+Project&ots=NkGOPbIK73&sig=yL-
8kTbbxDlttw6Vz5xVuOfRYBg truy cập 2023-03-28
2. Greenways planning in Italy: the Lambro River Valley greenways
system.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0169204604001367
truy cập 2023-03-28
3. Historical analysis of storm events: Case studies in France, England, Portugal
and
Italy.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378383917300686
truy cập 2023-03-28
4. REVITALIZATION AND NATURAL TREATMENT SYSTEMS IN THE
VENETIAN LAGOON: LAZZARETTO NUOVO ISLAND CASE
STUDY.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B978008043006550
0185 truy cập 2023-03-28
5. Linking contemporary river restoration to economics, technology, politics, and
society: Perspectives from a historical case study of the Po River Basin,
Italy.https://link.springer.com/article/10.1007/s13280-020-01363-3 truy cập
2023-03-28
6. News from Negroponte: Politics, Popular Opinion, and Information Exchange
in the First Decade of the Italian
Press?.https://www.cambridge.org/core/journals/renaissance-quarterly/article/n
ews-from-negroponte-politics-popular-opinion-and-information-exchange-in-th
e-first-decade-of-the-italian-press/A8F165F2264039BEB4A92AE081844952
truy cập 2023-03-28
7. [BOOK][B] Pagan virtue in a Christian world: Sigismondo Malatesta and the
Italian
Renaissance.https://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=CSpPCwAAQB
AJ&oi=fnd&pg=PP1&dq=Reviving+the+Rimini+Canal:+A+Case+Study+in+I
taly+Historical+background+of+the+Rimini+.+canal&ots=NkGOPbHTga&sig
=4pQhuoBKkXlx8hJq3e7Ku6kS8lE truy cập 2023-03-28
8. Power and economic development: the rise and decline of medieval
Bologna.https://search.proquest.com/openview/26cf99a2c8bb6ae148750e5aa6
1821c9/1?pq-origsite=gscholar&cbl=1819397 truy cập 2023-03-28
9. [BOOK][B] Mercenaries and their masters: warfare in Renaissance
Italy.https://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=3PtyCgAAQBAJ&oi=fn
d&pg=PR2&dq=Reviving+the+Rimini+Canal:+A+Case+Study+in+Italy+Hist
orical+background+of+the+Rimini+.+canal&ots=E_h5n0olKg&sig=Z-izp91B
SrW19UuqDT6NZITSRi4 truy cập 2023-03-28
10. Patrons artists and audiences in Renaissance Milan,
1300–1600.https://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=QPX15kj5fogC&o
i=fnd&pg=PA21&dq=Reviving+the+Rimini+Canal:+A+Case+Study+in+Italy
+Challenges+faced+in+revitalizing+the+Rimini+Canal&ots=Y9o8rz3H52&sig
=NwCWZGwwHEFhkp2X3o4H1BTrYYw truy cập 2023-03-28
11. Ghost towns. Revitalizing abandoned towns for sustainable and sharing
community.https://www.politesi.polimi.it/handle/10589/167531 truy cập
2023-03-28
12. [BOOK][B] Sprawltown: Looking for the City on its
Edges.https://books.google.com/books?hl=en&lr=&id=IztLkcFZ5MMC&oi=fn
d&pg=PA4&dq=Reviving+the+Rimini+Canal:+A+Case+Study+in+Italy+Chal
lenges+faced+in+revitalizing+the+Rimini+Canal&ots=X9kKAr-9WY&sig=_
WUQvkgCXcVKs6P6A2OkHZqDkEg truy cập 2023-03-28
13. The masculine mystique: antimodernism and virility in fascist
Italy.https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/13545710500188338 truy
cập 2023-03-28

You might also like