Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 127

TRƯƠNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH

Khoa cơ khí – công nghệ

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN – THỰC PHẨM

GVGS: PGS.TS Lê Anh Đức

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05/2021


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Dạng viên)

Nguyễn Tiến Đạt 18118021 Máy đống bao


Ưng Phương Duy 18118036 Máy định lượng
Lê Phúc Duy 18118033 Máy trộn
Trần Tuấn Hiệp 18118039 Máy ép viên
Phan Quốc Thái 18118129 Máy nghiền
MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................................1

1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật:...............................................................................1

1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật:..............................................................................5

1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến:...........................................................5

1.4. Thức ăn bổ sung:.....................................................................................................6

1.5. Các chất có trong thức ăn:.....................................................................................12

1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm:...........23

1.7. Thực đơn và đánh giá chất lượng thực đơn trong khẩu phần ăn cho lợn con.........25

1.8. Thực đơn và đánh giá chất lượng thực đơn trong khẩu phần ăn cho lợn thịt.........26

1.9. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp:...................................................................28

Chương 2: THIẾT KẾ NHÀ MÁY.................................................................................29

2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy:..................................................................29

2.2. Chọn dây chuyền công nghệ:.................................................................................30

2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:.....................................................................33

2.4. Dữ liệu thiết kế ban đầu:........................................................................................37

2.5. Tính toán và chọn thiết bị:.....................................................................................38

Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ................................................................................42

3.1. Máy nghiền búa:....................................................................................................42

3.2. Máy định lượng:....................................................................................................52

3.3. Máy trộn:...............................................................................................................79

3.4. Máy ép viên:..........................................................................................................85

3.5. Máy đóng bao hạt viên nén thức ăn chăn nuôi.....................................................106
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của cả nước trong thời kì hội nhập Việt Nam chính thức gia
nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại và đầu tư mới ở một trong nền kinh tế
phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng việc gia nhập
WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng
lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim
ngạch nhập khẩu giá trị. Do đó bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
cũng như định hướng lớn của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì công nghiệp chế
biến thức ăn gia súc, gia cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản
phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt
Nam, trang trại, xí nghiệp…
Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và thực
phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa…
không ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm
quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn đề cấp thiết được đặt ra
là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, hạ giá thành
sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi
phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn.
Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất trong
nước do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc phía Nam và phía Bắc sản xuất theo
công nghệ phối trộn các sản phẩm hóa học, sinh học, vi sinh vật học nhằm thực hiện
ý muốn về một loại thức ăn gia súc chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như một chế
phẩm có tác dụng bổ sung và hoàn thiện giá trị dinh dưỡng với các sản phẩm trồng
trọt rẻ tiền.. Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu
quả kinh tế và năng suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu
để sản xuất thức ăn nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.
Việc nuôi dưỡng gia súc giờ đây đòi hỏi một loại thức ăn hoàn chỉnh đó là thức
ăn có nguồn gốc động, thực vật, vi sinh vật, khoáng vật và các sản phẩm tổng hợp
khác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi cả về số lượng và chất
lượng. Việc chế biến một loại thức ăn như vậy đã hình thành nên ngành sản xuất
thức ăn gia súc với quy mô công nghiệp.
Tuy nhiên nếu không có sự hiểu biết đầy đủ về thành phần dinh dưỡng của thức
ăn dẫn đến sự lạm dụng thức ăn gây phá hủy chức phận sống của cơ thể gia súc. Bởi
vậy để sản xuất thức ăn gia súc đạt hiệu quả thì trước hết phải xác định tương quan
giữa các yếu tố dinh dưỡng trong thức ăn và điều kiện sinh lý của từng loại gia súc.
Từ những phân tích trên ta thấy được nhu cầu tiêu dùng thức ăn gia súc hiện nay :
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với 2 dây chuyền:

Thức ăn dạng viên, năng suất: 60 tấn nguyên liệu/ca.


Chương 1: TỔNG QUAN

Ngày nay, Thức ăn gia súc được chế biến từ những sản phẩm thực vật,
động vật, khoáng vật mà gia súc có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho
chúng. thức ăn hỗn hợp hoàn hảo được cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng đầy đủ
để phù hợp vời nhu cầu sinh trưởng phát triển và sinh sản của gia súc và gia cầm. Để
cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp như protêin, các chất khoáng,
năng lượng, vitamin….người ta thơường sử dụng các loại nguyên liệu sau:

1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật:

1.1.1. Thức ăn xanh:


Bao gồm các loại lá xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ được
sử dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh là loại thức thức ăn chiếm tỉ lệ cao trong khẩu
phần ăn của loại nhai lại ( trâu, bò, dê…). Thức ăn xanh rất đa dạng gồm nhiều loại
như: các loại cỏ stylo,các loại cây họ đậu như đậu cove, các loại bèo như bèo cái, bèo
dâu, bèo Nhật Bản, các loại rau như rau muống, rau lang…(1)
* Đặc điểm ( 2)
- Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ.
- Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, ngon miệng.
- Thức ăn xanh giàu vitamin nhiều nhất là vitamin A ( Caroten), vitamin B
đặc biệt là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D rất thấp.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp.
- Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh là 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu
là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn, tính
chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nhìn chung thân là họ đậu có
hàm lượng Ca, Mg, Co cao hơn trong loại thức ăn xanh khác.
1.1.2.Thức ăn rễ, củ và quả:

4
Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc nhất là gia súc cho sữa.
Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoái lang, các loại bí…. Là loại thức
ăn ngon miệng thích hợp cho lợn non và bò sữa.

Nhược điểm của thức ăn loại rễ, củ, quả là khó bảo quản sau khi thu hoạch do
dễ bị thối hỏng. .

1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm: (2)

* Đặc điểm:
- Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp
thu hoạch và điều kiện bảo quản. Protein hạt ngũ cốc thiếu hụt axit amin quan trọng
là lyzin, methionin và threonin, riêng lúa mạch hàm lượng lyzin cao hơn một chút.
- Hàm lượng lipit từ 2 – 5 % nhiều nhất ở ngô và lúa mạch.
- Hàm lượng xơ thô 7 – 14% nhiều nhất ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và
thóc, ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8 – 3%.
- Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngô 3,3 Mcal/kg và
thấp nhất ở lúc mạch 2,4 Mcal/kg.
- Hạt cốc nghèo khoáng đặc biệt là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%, photpho >
0,3 – 0,5% nhưng phần lớn photpho trong hạt ngũ cốc ở dạng phytat.
- Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B 2 ( trư ngô vàng rất giàu caroten), giàu
vitamin E và B1 ( nhất là ở càm gạo).
Hạt cốc là nguồn thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn, gia cầm.
a/ Ngô:

Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc khác
ngô chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho
nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngô có tỷ lệ tiêu hoá năng lượng
cao, giá trị protein thấp, thiếu axit amin. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia
súc, gia cầm và loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200 – 3300 kcal

5
ME. Ngô còn có tính chất ngon miệng đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn
chính cho lợn thì sẽ làm cho mỡ lợn trở nên nhão. Ngô thường được xem là loại thức
ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.

Bảng 1.1: Tỷ lệ tiêu hoá của ngô và một số phụ phẩm của ngô ( %)(2)

Vật nuôi Protein Xơ Mỡ DSKĐ ME


(Mcal/kg)
Ngô hạt Cừu 76.0 57.0 91.0 94.0 3.47
Bột hạt và lõi Cừu 74.0 69.1 78.4 90.3 3.23
Lõi Bò 55.0 76.0 53.0 79.0 2.74
Bột Hominy Cừu 66.0 34.0 81.0 81.0 2.81
Bột gluten Cừu 80.0 55.0 73.0 73.0 2.62
Ngô hạt Lợn 69.9 40.7 55.7 92.9 3.64

b/ Thóc:

Là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Thóc được dùng chủ yếu cho
loại nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho người, lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20%
khối lượng của hạt thóc, nó giàu Silic và thành phần chủ yếu là xenluloza. Cám gạo
chứa 11 – 13% protein thô và 10 – 15 % lipit.

c/ Các phụ phẩm:

Cám gạo: là sản phậm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số thành
phần chính như vỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B 1 phong
phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và Biotin, 1kg cám có khoảng 22mg B1, 13mg B6,
0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 – 13% protêin
thô, 10 – 15% lipit thô, 8 – 9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9 – 10%. Dầu cám chủ

6
yếu là các axit béo không no nên dễ bị oxy hoá làm cám bị ôi, giảm chất lượng và trở
nên đắng khét. Nên cần ép hết dầu để cám được bảo quản lâu hơn và thơm hơn.

Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay thế
một phần thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và lợn.

1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu: ( 2)

a/ Đậu tương và khô dầu đậu tương:

♦ Đậu tương: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật
nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protêin thô trong đó chứa đầy đủ các axit
amin cần thiết như lyzin, cystin, và 16 – 21% lipit, năng lượng chuyển hoá 3350 –
3400 kcal ME/ kg.

♦ Khô dầu đậu tương: Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương. Là
một nguồn protêin thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu.
Cũng giống như bột đậu tương khô dầu đậu tương cũng có hàm lượng protêin cao
khoảng 42 – 45% theo vật chất khô, năng lượng chuyển hoá thấp hơn 2250 – 2400
kcal ME/ kg.

b/ Lạc và và khô dầu của lạc, vừng:

♦ Lạc: ít được sử dụng trong chăn nuôi mà thường dùng phụ phẩm của nghành
chế biến dầu từ lạc.

♦ Khô dầu của lạc, vừng:Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit amin
không cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin. Ngoài ra khô dầu lạc rất ít vitamin B 12
do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức
ăn giàu vitamin B12.

7
1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật:
1.2.1. Bột thịt, bột xương:
Là sản phẩm phụ của nghành chế biến thịt và xương động vật. Sau khi đem
say nhỏ và sấy khô, bột thịt và bột xương có thể được sản xuất ở hai dạng khô và ẩm.
- Ở dạng khô các nguyên liệu được đung nóng trong một bếp hơi để tách mỡ,
phần còn lại là bã.
- Ở dạng ẩm các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện
chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách bã và sấy khô.
Bột thịt chứa 60 – 70 % protêin thô, bột thịt xương chứa 45 – 50 % protêin
thô, chất lượng protêin cả hai loại này cao nhưng axit amin hạn chế là methionin và
tryptophan. Mớ dao động từ 3 – 13 %, trung bình là 9%.
1.2.2. Bột cá:
Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu
protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin
cân đối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối,
giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D.

Hàm lượng dinh dưỡng của 1kg bột cá có 0,9-1,5 đơn vị thức ăn, 480-630g
protein tiêu hoá, 20-80g Ca, 15-60g P.

1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến:

1.3.1. Các sản phẩm phụ của nghành nấu bia rượu:

Gồm bã rượu, bã bia…đều là những loại thức ăn nhiều nước (90% là nước) do
vậy khó bảo quản và vận chuyển.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bã rượu có 0,26 đơn vị thức ăn, 46g protein
tiêu hoá. Trong 1kg bã bia khô có 0,8-0,9 đơn vị thức ăn, 80-90g protein tiêu hoá.
Đây là loại thức ăn nghèo protein và năng lượng. Các loại thức ăn này có thể
sấy khô để sử dụng cho lợn và gia cầm.

8
Mức sử dụng cho lợn và gia cầm 5-10% khối lượng khẩu phần.
1.3.2. Sản phẩm phụ của nghành chế biến đường, tinh bột:

Gồm bã khoai, bã sắn, rỉ mật đường, bã mía, đường cặn…

Rỉ mật đường dùng cho loại nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách: trộn urê
với mật rỉ đường cùng với các loài thức ăn thô như cỏ khô, rơm, bã mía, thân cây
ngô, cao lương đem ủ xanh cùng với bã khoai, bã sắn cám cho loài nhai lại. Có thể
đem rỉ mật lên men vi sinh vật để tăng giá trị dinh dưỡng hoặc dùng rỉ mật hỗn hợp
cùng với các chất khoáng, chất phụ gia để sản xuất thức ăn cho trâu, bò.

Khi dùng với lượng lớn mật đường có thể gây độc. Tỷ lệ mật cuối trong khẩu
phần là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia cầm do hàm lượng khoáng cao trong mật
cuối.

1.4. Thức ăn bổ sung:

Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay
tổng hợp, không giống với thức ăn khác ở chỗ không đồng thời cung cấp năng lượng,
protein và chất khoáng được đưa vào khẩu phần ăn của động vật với liều lượng hợp
lý (urê) hoặc với liều lượng rất thấp (kháng sinh, vitamin…)

Có những loại thức ăn bổ sung:


- Bổ sung đạm như urê, axit amin tổng hợp
- Bổ sung khoáng, khoáng đa lượng hoặc vi lượng
- Bổ sung vitamin
- Kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng
- Thuốc phòng bệnh như thuốc phòng cầu trùng, bạch lỵ…
- Các loại thức ăn bổ sung khác như chất chống oxy hoá, chất màu, chất
có mùi thơm.

9
Thức ăn bổ sung đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi. Năng suất cho
thịt, trứng sữa, lông của gia súc ngày càng cao. Thức ăn bổ sung có tác dụng tăng khả
năng lợi dụng thức ăn, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh.
Tuy nhiên sử dụng thức ăn bổ sung cũng có nhưng mặt trái của nó. Kháng sinh,
thuốc chống cầu trùng, hoocmon đưa vào khẩu phần thiếu sự kiểm soát của thú y đã
gây những tác hại nhất định.
1.4.1. Thức ăn bổ sung đạm:
Nấm men: Hiện nay ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men: men gia súc khô và
men ủ.
1.4.1.1. Nấm men gia súc khô:
Là sinh khối khô của các chủng nấm men bia (Saccharomyces), các chủng nấm
men gia súc thuần tuý như Torula utilis, Torula lipolitica, Candida utilis,
Saccharomyces serevisiae. Các chủng nấm men này được sản xuất ở các nhà máy
chuyên môn hay được tách từ dấm chín và bã rượu của quá trình sản xuất rượu, bia.
Nấm men gia súc nói chung thành phần dinh dưỡng rất cao và hoàn chỉnh, đó là loại
thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc và gia cầm.
Liều lượng sử dụng nấm men khô trong khẩu phần thức ăn 3-5% nếu tăng tỷ
lệ thì giá thành thức ăn hỗn hợp tăng.

Bảng 1.2:Thành phần dinh dưỡng % của sinh khối nấm men bia khô như sau
Độ ẩm Protein thô Xơ Lipit Tro Ca P Fe
0,3 46,8 2,8 1,2 7,2 35,7 1,52 0,0138

1.4.1.2: Men ủ:
Ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men ủ: men ủ tươi, men ủ khô chủ yếu để
nuôi lợn, nuôi bò, một ít dùng để nuôi gia cầm.
*Đặc điểm của men ủ:
Là chủng nấm men Saccharomyces serevisiae được nuôi cấy thuần khiết hoặc
được phát triển trên môi trường cơ bản là tinh bột và các chất bổ trợ khác (các vị
10
thuốc bắc hoặc thuốc nam theo đơn thuốc dân tộc, địa phương hay gia truyền) để thu
được dạng chế phẩm men khô. Thức ăn gia súc với khẩu phần chủ yếu là tinh bột
(tấm, cám, bột ngô, bột sắn, bột khoai lang…) được nấu chín, làm nguội, trộn lẫn với
chế phẩm men ở trên rồi mang ủ trong 24-48 giờ.
Khi sử dụng nấm men, nhất là men ủ cho gia súc ăn sẽ mang lại nhiều hiệu
quả:
- Thức ăn có khẩu vị tốt nên con vật ăn được nhiều.
-Tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh đường ruột.
- Làm tăng trọng thêm 5-10% và giảm tiêu tốn thức ăn là 10-15%.
- Cải thiện được một phần chất lượng của thức ăn, nhất là các loại thức ăn bột
đường nghèo protein và vitamin. Điều này rất quan trọng đối với tình hình thức ăn và
chăn nuôi của nước ta hiện nay.
1.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng:
Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Chính vì thế thiếu
khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản
xuất sút kém. Do đó cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về
khoáng của vật nuôi.
*Nguồn các chất khoáng làm thức ăn gia súc:
- Các loại thức ăn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng
- Các loại hoá chất cung cấp các nguyên tố vi lượng được sử dụng phổ biến trong
sản xuất thức ăn gia súc là:
Coban: CoCO3.CoSO4.7H2O, CoCl2.6H2O, Co(CH3COO)2.4H2O
Đồng: CuSO4.5H2O
Sắt: FeSO4
Kẽm: ZnSO4.6H2O, ZnCO3
Mangan: MnO2, MnSO4.4H2O
Iot: KI
*Một số nguyên liệu dùng trong hỗn hợp:
1.4.2.1. Bột vôi chết:

11
Là loại vôi sống quét tường nhà còn nguyên cục hay ở dạng bột. Nếu pha nước
dùng ngay hoặc để sát trùng chuồng trại.
Còn bột vôi chết là do ngâm nước lâu ngày hoặc ngâm đi xả lại nhiều lần cho bớt
độc ít nhất là 7 lần, sau đó đem phơi khô để bổ sung vào thức ăn của lợn (lợn nuôi
con cần nhiều hơn lợn nuôi thịt).
1.4.2.2. Bột vỏ sò:
Dùng vỏ nghêu, sò, ốc, hến xay nhuyễn bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm
nhưng thực tế thì không vì khó tiêu hóa và hấp thụ. Khi trộn vào thức ăn gia súc ăn
không đủ lượng vôi trong bột sò do bị lắng cặn xuống đáy máng ăn. Muốn gia súc,
gia cầm dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt thì cần phải phi ở nhiệt độ thích hợp tức là sấy bột
sò hoặc vỏ sò mềm ra rồi nghiền thành bột.
1.4.2.3.Muối ăn:
Bổ sung vào cho thức ăn gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Các loại muối thường
dùng là muối trong cá khô hoặc muối hạt cung cấp NaCl, một ít Iot. Trong khẩu phần
thức ăn cần bổ sung lượng muối thích hợp, nếu tăng quá nhiều sẽ gây ngộ độc, tiêu
chảy hoặc phù thũng.
Thường bổ sung muối hàm lượng ≤1% trong hỗn hợp.
1.4.2.4. Thức ăn bổ sung kháng sinh:
*Tác dụng của kháng sinh:
- Kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng. Lợn ăn thức ăn có bổ sung kháng
sinh tăng trọng hơn đối chứng 15-20%, gà 7-10%. Kháng sinh còn làm gà mái đẻ
nhiều trứng hơn 9-10% và tăng tỷ lệ nở của trứng.
- Kháng sinh giúp cho con vật khoẻ mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu chảy
và rối loạn tiêu hoá.
- Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn có thêm kháng sinh
thì cứ tăng 100 kg thể trọng tiết kiệm được 15-20kg thức ăn.
*Điều kiện sử dụng kháng sinh:
- Kháng sinh chỉ có tác dụng mạnh với con vật chưa trưởng thành, còn đối với gia
súc đang tiết sữa kháng sinh có tác dụng không rõ ràng.

12
- Hạn chế chính của việc dùng kháng sinh cho vật nuôi là tạo ra những kháng
nguyên có tác dụng hạn chế hoặc làm mất hoạt tính của kháng sinh. Vì thế ở một số
nước không dùng kháng sinh vào chăn nuôi, người ta áp dụng kỹ thuật chăn nuôi
trong điều kiện vô trùng để tạo ra con giống không mang bệnh.
Bảng 1.3: Những loại kháng sinh được dùng trong thức bổ sung

Aureomycine Spiramycine
Tetramycine Oleandomycine
Penicilline Neomycine
Bacitracine Framycetine
Erythromycine Biomycine

1.4.3. Các chất bổ sung khác:


1.4.3.1. Các chất chống oxy hoá:
- BHA (Butyl hydroxy anisol): C11H16O2. Bền vững ở điều kiện thường, có tác
dụng chống oxy hoá ở dầu và mỡ
Liều dùng: 20g cho 100kg thức ăn hỗn hợp có dầu mỡ.
- Ethoxiquin: Chất chống oxy hoá của loại thức ăn bột cỏ hay bột thức ăn xanh
khác.
Liều dùng: 125-150mg cho 1kg thức ăn.
1.4.3.2. Các chất tổng hợp:
- Apocaroten đã được este hoá: C32H44O2
- Cathaxantin: C40H52O2
Hai chất này dùng cho gia cầm làm cho da và trứng của chúng có màu hấp dẫn.
Liều dùng tối đa: 80mg cho 1kg thức ăn.
1.4.3.3. Các chất nhũ hoá:
- Monoglyxerit của axit oleic
- Monoglyxerit của axit stearic

13
Hai loại này được dùng để sản xuất thức ăn hỗn hợp có bổ sung chất béo hoặc
để sản xuất sữa nhân tạo. Nhờ các chất nhũ hoá, các hạt chất béo được phân phối đều
vào thức ăn ở dạng nhũ tương bền.
Liều dùng: 2g cho 100g chất béo của thức ăn.
1.4.3.4. Chất chống độc tố nấm:
Các chất này làm giảm hiệu lực của chất độc do nấm mốc sinh ra như chất
Mycofix Plus do hãng Bayer sản xuất.
- Các enzym làm tăng tiêu hoá thức ăn như amylaza, xenluloza, β-glucanaza xúc tác
quá trình thuỷ tán chất keo dính β-glucan có trong lúa mỳ, lúa mạch, cao lương.
1.4.3.5. Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi và vị thức ăn:
- Các chất tạo màu thức ăn cho lợn như caroten trong cỏ 3 lá, chất sắc tố tổng hợp.
- Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính
thèm ăn của gia súc, gia cầm.
- Chất tạo vị: Chủ yếu là muối, hàm lượng không quá 0,5% bổ sung dầu mỡ sẽ
làm tăng vị ngon.
1.4.3.6. Các chất kích thích tăng trọng:
Như thyroxin được chiết xuất từ tuyến giáp của trâu bò, cừu khi bổ sung vào khẩu
phần làm tăng trọng nhanh.
Chế phẩm estrogen chiết xuất từ buồng trứng của gia súc hoặc tổng hợp, khi bổ
sung vào làm tăng khả năng sinh sản hoặc giảm tỷ lệ mỡ.
1.4.4. Các loại premix:
Premix là một hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng với chất pha loãng (còn
gọi là chất mang hay chất đệm).
*Một số Premix phổ biến:
- Premix-kháng sinh: -vitamin (biovit)
Điển hình là: biovit 40, thành phần chủ yếu là biomycine 40g/kg và các
vitamin nhóm B (chủ yếu là vitamin B2)
Liều dùng cho lợn là 0,5 1g/con/kg
- Teran (Premix kháng sinh của Hungari sản xuất)

14
Thành phần hoá học chất chính là kháng sinh oxytetracyline – 3,32g/kg
Ngoài ra còn có axit xitric 1,17g/kg; MgSO4 1,51g/kg
Tác dụng của tetran là để phòng bệnh tiêu hoá cho gia súc non.
- Premix khoáng: Loại này được sản xuất căn cứ vào nhu cầu chất khoáng của vật
nuôi, chất mang thường được dùng bột đá phấn.
Liều dùng: 1% so với trọng lượng thức ăn tinh.

1.5. Các chất có trong thức ăn:


Thành phần của thức ăn hỗn hợp đạm (protit), bột, đường (gluxit), chất béo (lipit),
khoáng, vitamin và nước. Hàm lượng các chất đó khác nhau ở mỗi loại thức ăn.
1.5.1. Vai trò và giá trị của chất đạm ( protêin)
Chất đạm là chất chính để cấu tạo nên cơ thể, cấu tạo nên tế bào, cấu tạo nên kích
thích tố (hoocmon), kháng thể và vitamin, có thành phần hoá học chính là C, H, O, N
ngoài ra còn có thêm S, P. Trong cơ thể protein cũng là chất dinh dưỡng sinh năng
lượng. Dựa vào thành phần hoá học đạm chia làm 2 loại cơ bản:
- Đạm đơn giản: Như albumin, globulin…được cấu tạo đơn giản, gia súc hấp thụ
dễ dàng.
- Đạm phức tạp: Có cấu tạo phức tạp, gia súc khó hấp thụ trực tiếp mà phải được
các men tiêu hoá phân hoá thành đạm đơn giản để hấp thụ.
Nếu thiếu đạm ở thời gian dài thì quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phát
triển không bình thường, không duy trì được nòi giống, giảm sức sản xuất mà không
có chất nào thay thế được.
Nếu thừa đạm cơ thể không tích trữ mà thải ra ngoài dưới dạng ure hoặc uric. Đạm
quá dư trong thời gian dài cơ quan bài tiết sẽ bị viêm, ảnh hưởng tuổi thọ và sự hoạt
động của vật nuôi.
*Vai trò của axit amin: Có 2 loại axit amin là:
- Axit amin thay thế.
- Axit amin không thay thế.

15
Gia súc, gia cầm chỉ tổng hợp được axit amin thay thế từ các sản phẩm trung gian
trong quá trình trao đổi axit amin, axit béo và từ hợp chất có chứa nhóm amino. Axit
amin không thay thế là nhóm axit amin thiết yếu mà cơ thể động vật không thể tổng
hợp được buộc phải cung cấp từ nguồn thức ăn.

Lizin Izoloxin
Triptophan Treonin
Histidin Metionin
Phenylanin Valin
Bảng 1.4 : Một số axit amin

- Vai trò của lizin:


Cần để tổng hợp hemoglobin ảnh hưởng thành phần của máu, nếu máu thiếu lizin
huyết thanh sẽ giảm, chủ yếu là α, γ globulin tạo thành kháng thể, duy trì trạng thái
bình thường của hệ thần kinh nếu thiếu gây ói mửa, co giật, ảnh hưởng tới sắc tố lông
lợn. Ngoài ra lizin còn tham gia vào quá trình tạo xương, ảnh hưởng tới quá trình tạo
axit nucleotide. Nếu thiếu lizin lợn lớn sử dụng đạm kém, lợn nhỏ gầy ốm, biếng ăn,
lông xù, da khô.
Các loại thức ăn giàu lizin gồm: bột cá (8,9%), sữa khô (7,95%), men thức ăn
(6,8%), các loại thức ăn nghèo lizin gồm: ngô, gạo, khô dầu…
- Vai trò của methionin:
Đây là loại axit amin có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển
của cơ thể. Ảnh hưởng tới sự làm việc của gan, khử các chất độc xâm nhập vào cơ
thể, điều hoà hoạt động tuyến giáp dưới cổ.

16
Thiếu methionin lợn chậm lớn, cơ thể có thể dùng methionin để tổng hợp vitamin
cholin và vitamin B12. Methionin có thể thay thế hoàn toàn xistin nhưng xistin chỉ
thay thế methionin khoảng 50%.
Những thức ăn giàu methionin gồm: bột cá, khô dầu hướng dương, sữa khô tách
bơ.
- Vai trò của phenylalanin:
Tạo nên kích thích tố Thyroxin và adrenalin, tạo hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu
phenylalanin sẽ chậm lớn.
- Vai trò của tryptphan:
Đây là axit amin cần thiết cho sự phát triển của gia súc non, duy trì sức sống cho
gia súc trưởng thành, ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan sinh dục, ảnh hưởng tới
sự tạo ra albumin, albumin dùng để tổng hợp ra vitamin PP. Thiếu tryptophan lợn sẽ
kém ăn, giảm trọng lượng, lông xù, có hiện tượng đói mệt lả.
1.5.2. Vai trò và giá trị của gluxit:
Gluxit là thành phần chủ yếu của thực vật, ở động vật chứa chất đường ít hơn chỉ
chứa ở gan dưới dạng glycogen. Nguồn cung cấp gluxit chủ yếu là các loại ngũ
cốc, củ, quả…
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Đối với lợn vỗ béo
gluxit sẽ tích luỹ ở gan, phủ tạng, da dưới dạng glycogen hoặc mỡ.
Gluxit chia thành 2 loại:
- Gluxit đơn giản gồm: glucose, galactose, mannose, fructose.
- Gluxit phức tạp gồm: Tinh bột, cellulose, hemicellulose, pectin.
Tinh bột: là một glucan có mặt trong nhiều loài cây trồng. Có thể coi tinh bột như
là nguồn carbonhydrate dự trữ của thực vật. Nó tích luỹ chủ yếu ở hạt (70%) như
thóc, ngô, kê, mỳ, mạch…ở quả như táo, chuối…ở rễ và củ như khoai lang, khoai sọ,
sắn (30%). Cơ thể lợn trưởng thành tiêu thụ được tinh bột hoàn toàn.
Xenlulozo: Là chất xơ bao bọc thực vật, lợn khó tiêu hoá nhưng khẩu phần ăn
hằng ngày phải có một lượng nhất định.

17
1.5.3. Vai trò và giá trị của chất béo:
Trong cơ thể chất béo là nguồn năng lượng dự trữ, là thành phần cấu tạo nên các
mô cơ thể và tham gia vào các phản ứng trao đổi chất trung gian khác.
Lipit là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho cơ thể, năng lượng do lipit cung
cấp thường gấp 2-2,5 lần so với các chất dinh dưỡng khác. Khẩu phần thiếu lipit ảnh
hưởng tới trao đổi carbonhydrate và làm tăng nhu cầu vitamin nhóm B. Lipit còn là
dung môi hoà tan các vitamin quan trọng như A, D, E, K. Do vậy khẩu phần thiếu
lipit kéo dài làm con vật mắc bệnh thiếu các vitamin trên. Lipit là loại thức ăn có
nhiều trong các loại hạt có dầu như đậu phụng, mè, dừa khô, hạt bông, hạt thầu dầu,
hạt điều và hạt hướng dương…Còn ở động vật lipit có trong gan, sữa, mỡ…
1.5.4. Vai trò và giá trị của chất khoáng:
Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Ngoài chức năng cấu
tạo mô cơ thể, chất khoáng còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của mô cơ
thể. Thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng
trệ, sức sản xuất sút kém.
Chất khoáng được chia làm 2 loại:
- Khoáng đa lượng
- Khoáng vi lượng
Vai trò của chất khoáng:
- Tham gia vào các thành phần dịch thể của: máu, huyết tương.
- Ổn định áp suất thẩm thấu của tế bào và máu.
- Cấu tạo: xương, lông, da…
Dinh dưỡng của một số loại khoáng chủ yếu:
1.5.4.1. Nguyên tố đa lượng:
1. Canxi:
*Vai trò của Ca:
- Ca giúp xương tăng trưởng do đó cũng giúp cơ thể tăng trưởng.
- Ion Ca2+ cần cho phản ứng đông huyết và đông sữa.
- Ca có tác dụng hoạt hoá nhiều enzyme như lipaza, sucsinic, hydrogenase…

18
- Ca tham dự trực tiếp vào quá trình cơ sơ và dẫn truyền luồng thần kinh.
- Ca làm giảm thẩm tính của màng tế bào.
- Tác dụng hoá-lý của Ca trong việc điều hoà áp suất thẩm thấu và cân bằng axit-
bazơ không mấy quan trọng và hiện diện trong các thể dịch với tỷ lệ rất thấp so với
các ion khác có tác dụng điều hoà 2 phản ứng như Na+, K+, Cl-, HCO3-.
Vitamin D có tác dụng làm tăng độ hấp thụ của Ca và huy động Ca vào máu đưa
đến các tổ chức trong cơ thể, cung cấp lượng Ca cần thiết.
*Nguồn gốc của Ca:
- Thức ăn lá xanh, dây đậu: nhiều Ca
- Ngũ cốc và khoai củ: ít Ca
- Những thức ăn phế phẩm của động vật có chứa xương như bột cá, bột thịt, bột
thịt có xương giàu Ca nhất. Đây là nguồn cung cấp Ca và P tốt nhất.
- Thức ăn bổ sung Ca: bột vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, bột xương, đá vôi nghiền. Nếu
sử dụng Ca3(PO4)2 làm thức ăn bổ sung cho gia súc nên bảo đảm là không chứa F,
nếu không sự bổ sung này có thể gây ngộ độc.
*Tỷ số Ca và P:
- PO43- thừa làm Ca bị kết tủa và thải ra phân.
- PO43- thiếu cũng làm cho sự hấp thụ Ca bị hạ thấp.
- Ca2+ thừa cũng có ảnh hưởng như thừa PO43-.
Tỷ lệ Ca:P thích hợp nhất cho gia súc là 1:1 hoặc 2:1. Đối với gia cầm đẻ trứng thì
tỷ lệ đó lớn hơn rất nhiều.
2. Photpho:
*Vai trò của P:
P là chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kì cấu tử khoáng nào khác. P ngoài
nhiệm vụ tạo xương còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như các liên kết cao
năng lượng của ATP, trong các quá trình tổng hợp photpholipid của màng tế bào, của
tổ chức thần kinh…
*Nguồn gốc của P:
- Hạt ngũ cốc, sữa, bột cá, bột thịt có xương là nguồn tốt cung cấp P.

19
- Cỏ khô và rơm rạ rất kém P.
3. Vai trò của Kali, Natri và Clo:
Thiếu Na và Cl trong khẩu phần làm giảm tính ham ăn, con vật sút cân, gầy yếu và
giảm sức sản xuất (cho sữa). Con vật có thể chết sau một thời gian bị thiếu. Tuy
nhiên khẩu phần thừa thì lại gây độc.
- Na có nhiều trong máu 5-6% dưới dạng NaCl. Na có nhiều trong huyết tương
nhưng không có trong tế bào máu. Nhiệm vụ chính là duy trì áp suất thẩm thấu giữa
tế bào và máu.
- Ka có nhiều trong hồng cầu ở dạng KHCO3 có nhiệm vụ chuyên chở CO2 từ
các tế bào về phổi. Chất Kali tham gia sự hoạt động của cơ có trong huyết tương ở
dạng ion K+, duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Thiếu Ka lợn kém ăn, chậm lớn, tim,
gan, thận hoạt động không bình thường và có tai biến về cơ. Khi lợn ăn nhiều Ka có
thể gây tiêu chảy nhưng không chết.
1.5.4.2. Nguyên tố vi lượng:
Nguyên tố vi lượng tác động như một chất xúc tác trong hệ thống enzyme của tế
bào (metaloenzym). Nguyên tố vi lượng giữ vai trò sinh học nhờ thông qua tác động
của metaloenzym. Vì vậy hoạt tính nhiều metaloenzym có quan hệ với tình trạng
thiếu hay thừa nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên nhiều rối loạn lâm sàng và bệnh ở động
vật do thiếu và thừa nguyên tố vi lượng không thể giải thích bằng cơ chế tác động
của enzyme.
1.Sắt:
*Vai trò của sắt:
- Tổng hợp hemoglobin (tham gia nhiệm vụ này còn có Cu, vitamin B 12 và axit
folic)
- Photphorin oxy hoá, truyền điện tử, hoạt hoá peroxidaza.
Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là sự thiếu máu, bệnh này phổ biến ở gia
súc non.
*Nguồn gốc của Fe:

20
Chỉ có Fe2+ được hấp thu nên nói chung chỉ có khoảng 10-15% Fe của thức ăn hấp
thu được. Gan, thịt, trứng, cải, ngò tàu là nguồn Fe tốt nhất.
2.Đồng:
Cu tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể vì đồng có mặt nhiều
trong enzym hay hệ thống enzym.
Thiếu Cu gây ra những biểu hiện sau: thiếu máu, rối loạn xương, biến màu lông,
giảm sinh trưởng, rụng lông…
Đồng còn có liên quan đến sự hình thành myelin của hệ thống thần kinh (myelin là
thành phần chất trắng của não và tuỷ sống).
Nguồn thức ăn có đồng: gan, tim, cua, rau xanh, muối vô cơ CuSO4.
3.Coban:
Co giữ chức năng kép: vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp vitamin B 12. Vitamin
B12 là yếu tố sinh trưởng và dinh dưỡng của con vật chủ, vitamin B 12 tham gia vào
quá trình chuyển hoá (-CH3) và kích thích quá trình tạo máu của cơ thể.
Ở loài dạ đơn (lợn, gà) vì hệ sinh vật đường tiêu hoá không phát triển cho nên khả
năng tổng hợp vitamin B12 từ Co rất thấp. Vì vậy nguồn bổ sung vitamin B12 và Co
chủ yếu cho vật nuôi là các loại chế phẩm B 12 thu được từ quá trình nuôi cấy vi sinh
vật thích hợp.
4. Kẽm:
Zn hệ đến nhiều chức năng sinh lý của cơ thể:
- Tổng hợp protein: Thiếu Zn ở nhiều giai đoạn enzyme của sự tổng protein bị
ngăn trở.
- Mất tính thèm ăn: một trong những triệu đầu tiên khi thiếu Zn là giảm tính ham
ăn rõ rệt.
- Rối loạn về xương.
- Da: thiếu Zn làm da bị sừng hoá, lông thô kém phát triển, con vật chậm lớn.
Zn có trong tất cả thức ăn động vật và thực vật. Sò biển, gan, mầm lúa, men và rau
xà lách. Sữa rất ít kẽm.
5.Mangan:

21
Trong cơ thể Mn tham gia hoạt hoá enzym photphataza có liên quan đến trao đổi
Ca và P vì vậy nếu thiếu Mn sẽ mắc bệnh về xương và teo sụn dưỡng ở phổi. Trong
rau cỏ có nhiều Mn.
Cỏ đồng và thức ăn xanh chứa đầy đủ Mn. Thức ăn động vật ngược lai kém hơn.
Cám gạo và phó sản lúa mỳ rất giàu Mn.
6. Iot:
- I là thành phần của hoocmon thyroxin. Hoocmon này có chức năng điều hoà sự
trao đổi gluxit, lipit và protein, điều hoà sự trao đổi nhiệt năng và sự sinh trưởng.
Thiếu I sẽ làm rối loạn sự trao đổi chất, con vật chậm lớn tuyến giáp sưng to, sản
lượng trứng, sữa bị giảm.
- I có nhiều trong thức ăn vùng biển. Nước biển không giàu I (1-18mg/l) nhưng
trong rong biển có tới 0,2% I. Cá biển cũng giàu I (400mg/kg).
- Thức ăn thực vật chứa ít I (ngũ cốc có 25mg/kg)…
1.5.5 Vai trò và dinh dưỡng của nước:
Nước thường không được xếp loại như là một dưỡng chất mặc dù nước cấu tạo từ
1/2-1/3 cơ thể con vật trưởng thành và có khi chiếm 90% trọng lượng thú sơ sinh.
Tuy nhiên tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ và nước sạch cho con vật được
quan tâm rất nhiều.
*Chức năng của nước:
- Nước là một môi trường phân tán lý tưởng có khả năng hoà tan và ion hoá cao
giúp cho các phản ứng tế bào dễ tiến hành nhanh chóng khắp cơ thể.
- Nhờ có tỷ nhiệt cao nên nước có khả năng hấp thu nhiệt của các phản ứng mà
nhiệt độ tăng rất ít. Nhiệt bốc hơi của nước cao làm cho thay đổi nhiệt chậm lại, như
thế thân nhiệt của con vật được điều hoà.
- Các tính chất vật lý khác nhau rất quan trọng của nước đối với sinh lý của con
vật như sức căng mặt ngoài cao, hằng số lưỡng điện và hydrat hoá cao cũng giúp ích
đắc lực cho quá trình tiêu hoá, chuyên chở và bài thải các chất.

22
- Nước là chất cơ bản của các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Trong quá trình
tiêu hoá, các phản ứng thuỷ giải cần có nước, trong quá trình đồng hoá nhiều phản
ứng tổng hợp cũng cần có nước.
- Nước là vật độn trong phần lớn các cơ quan như trong dịch khớp xương làm
giảm lực tác động, giảm ma sát, trong dịch não tuỷ làm vật đệm cho não bộ và tuỷ
sống…Nước còn là thành phần cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Vì những
tính chất đặc biệt và quan trọng mà người ta cho rằng nước là dưỡng chất thiết yếu
quan trọng bậc nhất.
1.5.6. Vai trò và giá trị của vitamin:
Vitamin là nhóm thiết yếu được phát hiện sau cùng. Vitamin còn gọi là sinh tố,
một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật. Vitamin thực hiện các
chức năng xúc tác trong cơ thể sinh vật và trong đa số trường hợp chúng là coenzym
của các enzym khác.
Bảng 1.5 : Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc:
Vitamin tan trong dầu Vitamin tan trong nước
A B-complex
D2 B1
D3 B2
E B6
K B12
C

1.5.6.1. Vitamin tan trong dầu:


*Vitamin A:
- Nguồn: Vitamin A tích luỹ trong gan vì vậy gan là nguồn cung cấp tốt nhất
tuy nhiên hàm lượng thay đổi theo động vật và khẩu phần, lòng đỏ trứng và mỡ sữa
cũng là nguồn giàu vitamin.
Vitamin A không có ở thực vật nhưng có mặt ở tiền vitamin ở dạng các
carotenoid, sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể động vật.
23
- Vai trò vitamin A: Có vai trò trong việc tiếp nhận ánh sáng của mắt và thành lập,
bảo vệ các tế bào biểu mô.
*Vitamin D:
- Nguồn:
+ Ít hiện diện trong thức ăn trừ trường hợp như cỏ được phơi nắng và lá úa của
cây còn non.
+ Ở động vật vitamin D3 hiện diện một ít. Dầu gan cá là nguồn vitamin D 3 tốt.
Trứng cũng nhiều vitamin D3, sữa thì rất ít.
- Triệu chứng thiếu vitamin D:
+ Gia súc còn non mắc bệnh còi xương.
+ Thức ăn thiếu vitamin D thì chỉ có khoảng 20% Ca là được hấp thu. Nếu có
vitamin D thì lượng Ca hấp thụ lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng phụ thuộc
vào Ca.
*Vitamin E:
- Nguồn:
+ Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu
vitamin E.
+ Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hoá học thay
đổi tuỳ theo giống.
+ Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E.
- Triệu chứng do thiếu vitamin E:
+ Ở gà: suy thoái sinh sản, thoái hoá bắp thịt, thoái hoá não, protein của máu bị
phá huỷ.
+ Ở heo: thoái hoá bắp thịt, gan thoái hoá hoại tử, thoái hoá mỡ.
*Vitamin K:
- Nguồn: Vitamin K có nhiều ở rau cỏ xanh, bột cá, lòng đỏ trứng. Vitamin K 2 do
vi khuẩn tổng hợp và tìm thấy ở cá thúi.
- Triệu chứng thiếu:
+ Ở heo ít xảy ra.

24
+ Ở gà: triệu chứng thiếu vitamin K là thiếu máu và chậm thời gian đông máu,
nếu thiếu vitamin K sẽ làm chậm đông huyết và có thể chất khi bị thương tích.
1.5.6.2. Vitamin tan trong nước:
*Vitamin B:
- Nguồn: Có trong tất cả thức ăn thực vật và động vật. Hạt đậu rất giàu vitamin B,
ở hạt ngũ cốc vitamin B tập trung ở cám. Heo có khả năng dự trữ lượng vitamin B
đáng kể ở mô.
-Triệu chứng thiếu: thiếu vitamin B gây bệnh phù thủng kèm theo biến chứng mất
ăn, sụt cân, mệt mỏi cơ, suy tim và viêm thần kinh.
*Vitamin B2:
- Nguồn: Có trong các loại thức ăn thực vật và động vật.
- Vai trò: Giúp các quá trình hô hấp ở tế bào, giúp chuyển hoá đường tốt, chất
béo, đạm, điều hoà thị giác.
- Triệu chứng thiếu: dễ bị thương ở da, niêm mạc, rối loạn tiêu hoá, rụng lông
quanh mí mắt, ngực, yếu chân, vết loét lâu lành.
*Vitamin B6:
- Nguồn: có trong tất cả thức ăn chứa B-complex, cám, men, mầm hạt, lòng đỏ
trứng là những nguồn tốt.
- Vai trò: Vitamin B6 tham gia chuyển hoá chất béo, đạm, tryptophan, methionin,
giúp tạo hồng cầu.
- Triệu chứng thiếu: thiếu B6 biểu hiện tổn thương ở da chân, quanh mặt và lỗ tai,
rụng tóc, có khối u ở tuyến nhờn.
*Vitamin B12:
- Nguồn: gan, thịt, cá, trứng, sữa là nguồn giàu vitamin B12. Vitamin B12 là loại
vitamin hầu như độc nhất được tổng hợp bởi vi sinh vật.
- Vai trò: Vitamin B12 trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, viêm thần kinh, suy nhược,
bại liệt, bồi bổ, nói chung giúp ăn ngon.
*Vitamin H:

25
- Nguồn: tất cả động vật và thực vật. Nguồn giàu vitamin H là gan, thận, mật
đường, lòng đỏ trứng, sữa. Ở một số gia súc nguồn biotin do vi khuẩn đường ruột
tổng hợp rất lớn, quan trọng hơn nguồn thức ăn.
- Vai trò: Xúc tác các phản ứng carboxyl hoá và khử carboxyl, xúc tác tổng hợp
protein, xúc tác tổng hợp chất béo.
- Triệu chứng thiếu: ngưng tăng trưởng, triệu chứng thần kinh, rụng lông, mắt
đóng mủ khô.
*Vitamin PP:
- Nguồn: men, gan và trứng.
- Vai trò: Trị rối loạn tiêu hoá do viêm ruột, uống kháng sinh, tiêu chảy mãn tính,
viêm lưỡi, da nổi đỏ.
- Triệu chứng thiếu: viêm da, tích thần kinh, tích đường ruột, gan.
*Vitamin C:
- Nguồn: có trong trái cây có vi chua.
-Vai trò: tham gia vào phản ứng oxy hoá khử, chuyển hoá bột đường.

1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm:
1.6.1 Khái niệm:
Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cụ thể nhằm thoả mãn tiêu chuẩn ăn hàng ngày
của gia súc, gia cầm. Nếu biểu thị các loại thành phần thức ăn theo tỷ lệ phần trăm
trong khẩu phần thì gọi là thực đơn.
1.6.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần:
Xây dựng theo 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc khoa học.
- Nguyên tắc kinh tế.
*Nguyên tắc khoa học: Căn cứ vào tiêu chuẩn ăn đã được quy định để phối hợp
khẩu phần :

26
- Nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dự trữ, phẩm
chất và giá trị thức ăn, điều kiện chăm sóc và đặc tính từng con vật nuôi, từng loài vật
nuôi.
- Phải phù hợp với toàn bộ yêu cầu chăn nuôi, rẻ tiền, chất lượng tốt.
- Trong thời gian vật nuôi sử dụng khẩu phần ăn cần thường xuyên theo dõi ảnh
hưởng của khẩu phần đến tình hình sức khoẻ và sức sản xuất của nó để xử lý, bổ
sung kịp thời.
- Phải căn cứ vào đặc tính sinh lý của vật nuôi, cụ thể là đặc điểm tiêu hoá của mỗi
loài gia súc, gia cầm.
- Khi phối hợp khẩu phần phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng.
- Khẩu phần phải ngon và không có các chất độc hại.
- Khi phối hợp khẩu phần phải chú ý đến sinh lý và chức năng các cơ quan sống của
vật nuôi và đặc biệt là sức chứa của dạ dày.
*Nguyên tắc kinh tế:
- Phải hết sức tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tổ chức sản xuất, dự
trữ thức ăn ngay tại cơ sở chăn nuôi.
- Phối hợp nhiều loại thức ăn và sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất công
nghiệp để dần dần cơ giới hoá và kế hoạch hoá ngành chăn nuôi.
- Khẩu phần phải rẻ tiền với nguồn cung cấp vững chắc, lâu dài.
1.6.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần:
Muốn xây dựng khẩu phần thông thường phải trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu
dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), NRC (Mỹ), ARC (Anh)…phù hợp
với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với các giống gia súc, gia cầm,
giai đoạn sinh trưởng và phát triển…
- Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần hoá
học, giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại thức ăn.
- Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn.
Các phương pháp thông dụng hiện nay để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm là:

27
+ Phương pháp hình vuông Pearson
+ Phương pháp lập phương trình đại số
+ Phương pháp lập khẩu phần thức ăn trên máy tính
- Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.

1.7. Thực đơn và đánh giá chất lượng thực đơn trong khẩu phần ăn cho lợn con.
1.7.1 Đặc điểm của lợn con:

Đây là giai đoạn lợn chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn thức ăn phối hợp theo khẩu phần nên
cần chú ý đến chế độ nuôi dưỡng trong khẩu phần như: cần đầy đủ các chất dinh dưỡng,
protein, VTM, khoáng chất để phát triển các mô cơ, tế bào xương, tế bào thịt trong cơ
thể. Nếu để lợn chậm lớn, còi cọc trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các giai
đoạn sau.
Bảng 2.1: Tổng hợp giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu nên có trong khẩu phần
ăn của lợn con

Protein
Độ ẩm Mỡ thô Xơ thô
Nguyên liệu thô Canxi P Na K
(%) (%) (%)
(%)

Ngô 15 8.6 4.5 2.6 0.16 0.38 0.26 0.19

Cám gạo 14 12.9 13.6 8.9 0.52 1.25 0.83 0.63

Khô đậu tương 9 42.5 7.5 3.9 0.26 0.67 - -

Khô lạc nhân 9 43.5 5.3 4.2 0.16 0.54 - -

Bột cá 6 50 6.3 - 5 2.5

Bột cỏ 8 8.5 3.5 7.0 2.5 0.3 1.5 -

Bột vỏ sò 8 - - 3 25 7 1.8 0.3

28
Bột xương 8 20.3 2.78 - 28.0 8.38 - -

Mật rỉ 31 9 - 1 2.4 1.6 1.2

Muối - - - - - - 10 2

Dựa vào giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu ta xây dựng được khẩu phần
ăn cho lợn con như sau:

Bảng 2.2: Thực đơn sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn con
STT Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
1 Ngô 48
2 Cám gạo 17
3 Khô đậu tương 6
4 Khô lạc nhân 12
5 Bột cá 3
6 Bột cỏ 4
7 Bột vỏ sò 4
8 Bột xương 2
9 Premix-khoáng, VTM 0.5
10 Mật rỉ 3
11 Muối 0.5

1.8. Thực đơn và đánh giá chất lượng thực đơn trong khẩu phần ăn cho lợn thịt.
1.8.1 Đặc điểm của lợn thịt

29
Đây là giai đoạn lợn đã phát triển thể vóc khung xương, bắt đầu chuyển sang giai đoạn
vỗ béo, tích luỹ năng lượng.
Bảng 2.3: Tổng hợp giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu nên có trong khẩu phần
ăn của lợn thịt

Nguyên Độ ẩm Protein Mỡ thô Xơ thô


(%) (%) Canxi P Na K
liệu (%) thô (%)

Ngô 15 8.6 4.5 2.6 0.16 0.38 0.26 0.19


Cám gạo
14 12.9 13.6 8.9 0.52 1.25 0.83 0.63

Khoai
13 5-11 - 5-10
khô
Bột cá 6 50 6.3 - 5 2.5
Đậu
- 50 16-21 - 2.2 1.3 - -
tương
Dựa vào giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu ta xây dựng được khẩu phần
ăn cho lợn thịt như sau:
Bảng 2.4: Thực đơn sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột cho lợn thịt
STT Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
1 Ngô 30
2 Cám gạo 24
3 Khoai khô 21
4 Bột cá 8
5 Đậu tương 15
6 Premix khoáng 1
7 Premix VTM 1

30
1.9. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp:

1.9.1. Thức ăn hỗn hợp:

- Không có vị đắng.
- Không bị mốc, có màu sắc tương tự với các nguyên liệu chính trong thực đơn.
- Hạt nhỏ mịn, đồng đều.
- Độ ẩm không vượt quá 14%.
- Tỷ lệ tạp chất cơ học (đất, cát, sỏi, kim loại…) không vượt quá 1%.
- Sâu mọt không quá 20 con trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp.
- Yêu cầu viên thức ăn có độ ẩm < 13% và kích thước của viên thức ăn là 2mm.
1.9.2. Giá trị dinh dưỡng:

- Công thức (thực đơn) của thức ăn hỗn hợp phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng
của vật nuôi theo loại giống, giai đoạn phát triển.
- Thực đơn phải qua các bước thí nghiệm nhỏ, vừa, lớn trước khi đưa vào sản
xuất.
- Thức ăn hỗn hợp phải để được lâu mà không bị hỏng, bảo quản mà không thay
đổi chất lượng.
- Thức ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi.

31
Chương 2: THIẾT KẾ NHÀ MÁY

2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy:


- Địa điểm: Khu công nghiệp II – P.Long Bình Tân – Tp. Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai.
- Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và vệ
sinh công nghiệp khi xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ta cần chú ý đến các yếu
tố sau:
+ Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhà
máy do vậy nhà máy được đặt ở gần hệ thống giao thông lớn.
+ Vì nhà máy chế biến thức ăn gia súc thường gây mùi do mùi của nguyên liệu vì
vậy nhà máy được xây dựng nằm trong khu công nghiệp và cách xa khu dân cư.
+ Đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, điện sinh hoạt, nước cho sinh hoạt, vệ sinh
máy móc thiết bị: Khu công nghiệp có mạng điện ổn định, đủ công suất, có hệ thống bể
lọc, bể dự trữ nước ngầm.
+ Đảm bảo thoát nước tốt: Nhà máy được xây dựng trên khu đất cao ráo, có độ dốc nhỏ
(0.5 – 1%), đảm bảo thoát nước ổn định.
+ Khu đất xây dựng phải có hình dạng và kích thước phù hợp cho việc bố trí các nhà
xưởng, diện tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sau này và phải có địa chất ổn định
tránh tổn thất trong gia công nền móng.
+ Nhà máy đặt ở nơi cung cấp nhân lực tốt, để giảm chi phí ăn ở cho công nhân
đồng thời giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Vì vậy địa điểm đặt nhà mày tại khu công nghiệp là hoàn toàn phù hợp.

32
2.2. Chọn dây chuyền công nghệ:

Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới
và ở nước ta nói chung tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ
thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản
xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc
tính kĩ thuật khác nhau.
2.2.1. Đặc điểm công nghệ:
- Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu.
- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm:
♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô.
♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn.
♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn.
♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên.
♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm.
- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm.
2.2.2. Sơ đồ công nghệ:

33
Nguyên liệu thô Nguyên liệu mịn

Thùng tiếp liệu Thùng tiếp liệu

Đĩa nam châm Đĩa nam châm

Sàng tạp chất Sàng tạp chất

Thùng chứa Thùng chứa

Đĩa nam châm

Máy nghiền búa

Thùng tiếp nhận Cân định lượng

Thùng chứa

Thành phần vi lượng Máy trộn Rỉ đường

34
Thùng chứa Vựa chứa sản phẩm bột

Ép viên

Làm nguội và bẻ vụn

Sàng viên

Vựa chứa sản phẩm viên

Cân và đóng bao

Thành phẩm

35
2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm:
- Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành.
- Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác.
- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường.
2.3.1: Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu:
2.3.1.1.Mục đích:
- Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất.
- Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho
máy. Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo.
2.3.1.2. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô:
a/ Tiếp nhận nguyên liệu:
Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị
vận chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn
năng suất của gàu cho phù hợp.
b/ Xử lí nguyên liệu:
 Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có
lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không
ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử
dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch.
 Nghiền nguyên liệu:
♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn
đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng
khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình
tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành
phần.

36
♦Thiết bị nghiền: Dùng máy
nghiền búa có má nghiền phụ.

♦ Tại đây nguyên liệu bị tác


động bởi các lực va đập và cọ xát
trên má nghiền, phá vỡ tạo thành
các hạt mịn có kích thước theo
yêu cầu.
Quá trình nghiền đóng vai trò
quan trọng trong công đoạn sản Hình 2.1:Máy nghiền búa kiểu giọt nước

xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến


chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
2.2.1.3. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô. Mỗi
nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau.
b/ Làm sạch: Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự
như làm sạch nguyên liệu thô.
2.3.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn:
- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn
cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo
chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ
nhỏ đồi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể
tác hại đến cơ thể vật nuôi.
- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã
đủ mức khối lượng.
- Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành
phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều,
đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần đó trong

37
Hình 2.2. Máy đảo trộn nằm ngang

hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho nhau
giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó
tăngn sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng.

Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học
khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh,
nhiệm vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn
bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho
vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích
thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi
mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm
hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.
- Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy
trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa.

2.3.2. Dây chuyền tạo viên:


2.3.2.1. Mục đích:
- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các
hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí,
giữ chất lượng dinh dưỡng.
- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu
hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm
được chí phí bảo quản và vận chuyển.
- Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm
việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn
về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ
giới hoá phân phát thức ăn…

Hình 2.3. Thiết bị tạo viên


38
2.3.2.2: Nguyên lí:

Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận


tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung
một lượng hơi nước cần thiết tạo cho sản
phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu
công nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột
được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông
thường độ ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra
khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 – 800C, sau
đó hạt đưa xuống làm lạnh và khô bằng
Hình 5.4. Thiết bị làm lạnh
không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ
giảm từ 18% xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước
phù hợp nhờ máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích
thước quá nhỏ đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại
máy bẻ vụn viên, những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản
phẩm.
2.3.3. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm:

Sản phẩm của nhà máy có 2 dạng:


+ Dạng bột.
+ Dạng viên.

39
Hình 2.5. Cân và đóng bao

Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột,
nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao
30 – 50 kg nhờ cân và đóng bao tự động.

2.4. Dữ liệu thiết kế ban đầu:


Trên cơ sở các số liệu tính toán được, cùng với sự tham khảo danh mục thiết bị của
hãng Stolz- Pháp, các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được tính, chọn cụ thể như
sau (Tính và chọn thiết bị dựa vào năng suất lớn nhất).

Bảng 4.4. Bảng tổng kết chọn thiết bị chính

Năng Năng
Số
Kích thước suất suất
STT Tên thiết bị lượng Nhãn hiệu
(D×R×C) (mm) máy thực tế
(cái)
(tấn/h) (tấn/h)
Máy sàng nguyên
1 1 SEMB75OC 1300×550×1450 10 2,146
liệu mịn
Máy sàng nguyên
2 1 RS8A 1350×900×1300 40 5,18
liệu thô
Máy nghiền
3 1 RM16 2000×1050×2600 12 4,152
nguyên liệu thô

40
Buhler, Thuỵ
4 Cân định lượng 1 4000×1750×1900 2,5t/mẻ

5 Máy trộn ngang 1 Hayes 4000×900×1200 2,5t/mẻ 5,942
DPCA-
6 Máy ép viên 1 1500×900×1200 10 6,298
420.138
Máy làm nguội Buhler, Thuỵ
7 1 2000×1500×1700 10 6,006
viên Sĩ
8 Máy bẻ viên 1 DFZA 875×500×325 10 6,006
9 Máy sàng viên 1 DFTA-12 1750×1100×1400 12 6,003
10 Máy đóng bao 2 MWBW 1050×850×2450 10 6,03

2.5. Tính toán và chọn thiết bị:


2.5.1. Thiết bị nghiền
Tính toán:
Lượng nguyên liệu ngô vào nghiền: Qn
= 1497 (kg/h).
Lượng nguyên liệu đậu tương vào nghiền: Qn
= 748.5 (kg/h).
Lượng nguyên liệu khoai khô vào nghiền: Qn
= 1047.9 (kg/h)
Chọn năng suất máy: 2000 (kg/h).

Số máy nghiền: N = 1497/2000. Chọn 1 máy nghiền cho ngô.

Số máy nghiền: N = 1047.9/2000 Chọn 1 máy nghiền cho cả nguyên liệu đậu tương và
khoai khô.
- Chọn máy nghiền búa có thông số kĩ thuật giống máy đã chọn cho dây chuyền sản
xuất thức ăn dạng viên.

41
2.5.2. Thiết bị định lượng
Mỗi vựa chứa đều gắn cân tự động.

Thông số của cân giống cân được sử dụng trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp
dạng viên.
2.5.3. Thiết bị phối trộn
Máy trộn chính
- Tính toán:

Lượng nguyên liệu vào máy trộn:

Qn = 845.4 + 1491.02 + 1043.72 + 1195.2 + 398.4 = 4575.34 (kg/h).

Chọn máy có năng suất 5tấn/h.

2.5.4.Máy ép viên
Công suất tiêu hao của máy dùng để khắc phục ma sát của vật liệu với thành máy, ma
sát của vật liệu với con lăn và ma sát ở các gối đỡ, được xác định như sau:
N1+ N2+ N3
N= . K 0 (kW )
o
Trong đó:
N1 : Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với cối ép kW.
N2 : Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với con lăn, kW.
N3: Công suất tiêu hao để khác phục ma sát giữa các ổ lăn trong các con lăn, kW
K0 : Là hệ số kể đến sự dịch chuyển và làm vỡ vụn vật liệu; K0 = 1,2.
o : Là hiệu suất của các ổ đỡ trục trục chính;
Công suất chi phí cho ma sát giữa vật liệu và cối ép.
Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với cối ép:
FK . V a
N 1= ;( kW )
1000
Trong đó:
Fk - lực ma sát tổng hợp tĩnh vật liệu vào thành máy, N;

42
Va - vận tốc tuyệt đối của vật liệu, m/s;
f - hệ số ma sát của vật liệu với thành máy.
F k =f t . N =f t . . Sc =f t . . C . L=f t . . Pd . C . L,(kN)

Trong đó:
L – chiều dài đoạn đùn của khuôn,m.
f– hệ số ma sát tĩnh
N- phản lực tiếp tuyến
τ- ứng suất tiếp tuyến do áp suất cạnh gây ra,Pa
C- chu vi tiết diện khuôn
Pd – áp suất cạnh Pd = 0,5Pmax
 - khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3 .
Ta có Pmax= 21Mpa
−3
F k =f t . . Pd . C . L .n=893.0,25 .0,5 .11,5.14,02 .10 .10 =360(kN)
Vậy
F k . V a 180.1,96
N 1= = =0,3528 ;(kN)
1000 1000

2.5.5. Thiết bị đóng bao


Lượng sản phẩm trước khi đóng bao: Qn = 4963.6 (kg/h).
Chọn thiết bị đóng bao kí hiệu: DKB - 50∏.

+ Năng suất: Loại bao 40kg, đóng 200kg/h.

+ Số lượng máy: N = 4963.9/ (40 x 200) = 0.62

+ Kích thước: 1460 x 780 x 3835mm

+ Khối lượng: 400kg.

43
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

3.1. Máy nghiền búa:


3.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu:
Máy nghiền thức ăn có nhiệm vụ làm nhỏ tất cả các loại thức ăn khô thành bôt. Có
trường hợp máy kiêm cả nhiệm vụ nghiền cả rau cỏ tưới, tuy không thành bột nhứng
thành những mãnh nhỏ, nhão (chủ yếu cho lợn). để nghiền nhỏ, đôi khi máy thêm
nhiệm vụ thái rồi nghiền luôn (nghĩa là có thêm bộ phận thái).
Yêu cầu kỹ thuật về máy nghiền:
- Ít tạo ra bôt
- Không làm bột quá nóng, bột sau khi nghiền không nóng quá 40℃
- Nghiền được nhiều loại thức ăn
- Điều chỉnh được độ nghiền to nhỏ phù hợp với từng loại vật nuôi
- Có thể nghiền với độ ẩm tới 19-20%, ít ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
nghiền.
- Có năng suất cao.
- Có bộ phận thu tạp chất rắn
- Phải bền vững, dễ chăm sóc dễ sữ dụng

44
3.1.2. Phương pháp thực hiện và nguyên lý hoạt động:
Phương pháp thực hiện: Nghiền búa lắp lỏng

Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào máy nghiền búa qua phểu nạp liêu
(1). Gạo được nghiền nát nhờ vào lực va đập của búa nghiền vào thành trong của máy
nghiền và do sự cọ xát giữa các hạt với nhau. Búa (2) được lắp trên đĩa (4) treo cách
đều nhau. Gạo sau khi được nghiền đạt kích thước yêu cầu sẽ lọt qua lưới (3)
ra ngoài được đưa lên xilo chứa nhờ gàu tải, những hạt bột ngô chưa đạt yêu cầu nằm
trên lưới và tiếp tục được búa nghiền cho đến khi có kích thước đủ nhỏ để lọt ra
ngoài.
3.1.3. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
o Là loại máy nghiền vạn năng. Khả năng điều chỉnh độ nhỏ bột nghiền
dễ dàng.
o Máy có cấu tạo đơn giản, gọn gàng, khối lượng máy không lơn, giá
thành rẻ.
- Nhược điểm

45
o Tạo nhiều bụi bột gây tổn thất và khó khăn trong việc sử lý về sau.
o Tiếng ồn lớn và chấn động
o Nghiền các hạt ẩm có độ dẻo cao thì kém.
3.1.4. Tính toán thiết kế:
Chọn nguyên liệu cơ bản là ngô:
- Chiều dài hạt: 5,5 ÷ 13,5 (mm)
- Chiều rộng hạt: 5 ÷ 15 (mm)
- Chiều dày hạt: 2,5 ÷ 8 (mm)
- Thể tích hạt: 140 ÷ 260 (mm2)
- Diện tích hạt: 80 ÷ 145 (mm3)
- Khối lượng 100 hạt: 200 ÷ 300 (g)
- Hệ số ma sát nội: 0,4 ÷ 0,6
- Khối lượng thể tích: 600 ÷ 800 (kg / m3)
- Đương kính tương đương: 8,5 ÷ 9 (mm)
- Vận tốc cân bằng từ: 12 ÷ 13,5 (m/s )
3.1.4.1. Vận tốc búa nghiền.
Hệ số động lực học (β) đặc trưng cho chuyển động của lớp hạt trong buồng nghiền
sẽ bằng:
Theo Ph.G.PloKhoVa thì β cl = 0,4÷0,5
- Hạt nặng ta chọn β cl=0,4
- Hạt nhẹ ta chọn β cl=0,5

Ứng suất phá vỡ hạt ngô ta chọn theo bảng 7 và bảng 8 tài liêu Ph.G.PloKhoVa:
6 N
- Theo bảng 7: σ pv của đại mạch=7.10 ( );
m2
- Theo bảng 8: σ pv của hạt ngô=0,65. σ pv của đại mạch

6 6 N
⟹ σ pv của hạt ngô=0,65.7. 10 =4,55. 10 ( )
m2
- Hệ số động lực của hạt (k d): Theo S.V.Melnhikop thì k d=1,6 ÷ 2,0

46
Ta chọn k d=1,6
Xác định đặc trưng cơ lý tính của hạt:
Ta chọn ρ=1250 kg/m 3
K d . δ pv 1,6.4,55 . 106 2 2
⟹ k cl = = =5800 m /s
ρ 1250
K cl : đặc trưng cơ lí tính của hạt (m2 /s 2 ¿ ¿

- Mức độ nghiền ( λ ):

D td
λ=
d td
- Mặt khác ta có: D td =7,3 mm

d td =0,8 mm
7,3
⇒ λ= =9
0,8
- Chỉ số nghiền quy ước ( λ qu) khi va đập nhiều lần:
- Số lần va đập: z vd =3 ÷ 7 ta chọn z vd =4
- Mặt khác ta lại có :
λvd
z vd =
λ vd −0,445
⇒ λ vd =0,607

3.1.4.2. Vận tốc va đập cần thiết:


- Tính theo điều kiện va đập 1 lần:


a
k d∗σ fv∗ln ⁡( )
x 1 (m/s)
V fv =
ρ
- Trong đó: a – chiều dại hạt vật liệu (mm)

x 1−chiều dài phần không biến dạng(mm)

ρ−khốilượng riêng của hạt (kg / m3 )

47
k d−hệ số động lực học ( kg /m3 ) , k d =1,6 ÷ 2
σ fv −ứng suất phá vỡ ¿

Với: a = 2,25. Dtd =2,25.7,3=16,43 mm


x 1=d td (bột )=0,8 mm

k = 5800 m2 /s 2


⇒ V pv = 5800. ln ⁡(
16,43
0,8
)=132m/s

- Khi đó ứng với V pv =148 m/s ta sẽ được vận tốc búa cần thiết là:
V pv 132
V b= = =240 m /s
1−β cl 1−0,45
- Tính theo điều kiện va đập nhiều lần
V vd =V fv =√ k cl∗(0,81+2,3∗lgλ)
Trong đó: V fv −vận tốc phá vỡ khibúa va đập nhiều lần
K d∗σ fv
k cl= đặc trưng cơ lý tính của hạt
σ
λ−Chỉ số nghiền
Với k = 5800 m2 /s 2
λ qu =0,607

⇒ V pv = √5800∗¿ ¿
Ứng với V pv =47,5 m/s ta sẽ có vận tốc búa cần thiết để phá vỡ vật liệu
nghiền là:
V pv 42
V b= = =75 m/s
1−β cl 1−0,45

Ta chọn V b =75 m/s làm vận tốc thiết kế búa.


3.1.4.3. Thông số vòng quay của trống:
- Số vòng quay của trống tính theo công thức:
30. ω
n=
π
Vb
Với ω=
R

48
 Trong đó V b −vận tốc dài của búa V b=75 m/s
R−bán kính trống R=307,5 m
75
⇒ω= =240
0,3075
 Vậy số vòng quay trống là:
30. ω 30.240
n= = ≈2240 v/ph
π π
3.1.4.4. Kích thước buồng nghiền:
 Ta chọn khe hở giữa đầu búa và bề mặt sàng, má đập phụ là: 10
mm
 Khe hở giưa đầu chốt bùa với thành trong vỏ buồng nghiền là: 15
mm
 Ta được kích thước buồng nghiền là:
 Vỏ buồng: 1000*805 m m3
 Bề rộng buồng nghiền là: 300 mm

49
3.1.4.5. Kích thước búa:

Từ phương trình Langrang loại 2 do X.V.Panopva mô tả hệ dao động trống búa


nghiền có 2 bậc tự do đưa ra kết quả:
Rn =2,25∗L hoặc R n=4∗L
Trong đó: L−khoảng cách từ tâm treo búa đến đầu va đập của búa
Rn −khoảng cách từ tâmtrống đến tâm va đập của búa
4
Chọn Rn =2,25∗L ta có L= ∗Rn =0,154∗D=0,154∗620=95 mm
9
L= 95mm
Chiều dài và chiều rộng búa được tính theo điều kiện cân bằng khi va đập.
⇒ Ta chọn giá trị tương ứng:
a = 1,5*L ≈ 0,23*D = 130 (mm)
b = (0,4 ÷ 0,5)*a ≈ 0,1*D = 50 (mm)
c = L – a/2 = 30 (mm), chọn c = 32,5 (mm)

50
Đường kính lỗ treo búa được xác định từ điều kiện bền d = 25 (mm)
Bề dày búa chọn S= 10 mm
3.1.4.6. Kích thướt đĩa lắp búa:
- Đường kính lăp búa: D đ =D−2∗L=620−2∗95=430 mm
- Chọn đường kính đĩa lắp búa: D đ =420 mm
- Đường kính đến mép ngoài đĩda lắp búa:

Ddn =D đ +3∗d=420+3∗23=489 mm
⇒Chọn D dn=470 mm
- Chiều dày đĩa (δ ): hai đĩa sát thành buồng nghiền có δ=10(mm), hai đĩa
còn lại có δ=3( mm).

3.1.4.7. Số lượng búa:


- Ta có số lượng búa (z)
( L−∆ L )∗k
z=
δ
Trong đó: L= 210 mm
∆ L=10∗2+3∗2=26 mm
K z=2
δ=10 mm
⇒ z=36,8 búa
Ta chọn 36 búa. Để phân bố cho 3 cụm, mỗi cụm 12 búa
3.1.4.8. Chi phí năng lượng quá trình nghiền:

a) Thông số ban đầu:

- Công tiêu thụ để nghiền bắp với năng suất 2000kg/h, có độ nhỏ bột
nghiền trung bình là 0,8 mm với mức độ nghiền λ=9
- Được tính theo thuyết tổng hợp của P.A.Rrbinger và được
S.V.Melnhikop khai triển dưới dạng biểu thức:

51
3
A N =Cnp∗[C v∗lg λ + C s∗( λ−1 ) ]
 Trong đó:
 C np −hệ số quá trình phụ thuộctính chất hạt , phương pháp
nghiền, cấu tạo thiết bị. Tra bảng ta được C np=1,2
 C v −hệ số tỷ lệ ( kJ /kg ) ; C v =7,5
 λ=9
 C s=¿ hệ số không đổi đặc trưng cho công chi phí tạo
thành các bề mặt mới khi nghiền một kg về phương diện
vật lý C s=2,16 ( kJ /kg )
- Vậy A N =60(kJ /kg)
- Công suất phá hủy hạt vơi năng suất 2000 kg/h với mức độ nghiền λ=9 :
N N =q∗A N =0,41∗60=24 ( kW )

b) Công suất toàn phần:


- Công suất chi phí cho trống đập làm việc là:
N=N n+ N t + N ck

 Trong đó: N n−công suất nghiền


N t −công suất chi phí cho quá trình tuần tuần hoàn của

hạt trong buồng nghiền


N ck −công suất chạy không

- Theo S.V.Melnhikop thì :


N= (1,15−1,2 )∗N n=1,2∗24=28 (kW )
28
Công suất động cơ N đc = =30( kW )
0,94∗0,995
c) Chọn động cơ:
Chọn động cơ 3K200M2 (theo bảng tra động cơ của Công ty CP Chế Tạo
Điện Cơ Hà Nội VIHEM)
Pđm=30 ( kW )

52
N đm=2960(vòng / phút)

53
3.2. Máy định lượng:
3.2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kĩ thuật
Trong quá trình sản suất thực phẩm cho người và cho gia súc dạng hỗn hợp, cần
phài tiến hành quá trình đo lường nguyên liệu xác định được gọi là định lượng. Công
đoạn này có ý nghĩa lớn, nó đảm bảo chính xác thành phần phục vụ người tiêu dung.
Đối tượng định lượng rất đa dạng và phong phú: rời, lỏng ít nhớt, lỏng nhớt, đậm đặc,
dẻo, nhão, quánh. Do đó tùy thuộc vào yêu cầu mức độ chính xác định lượng mà chọn
phương pháp làm việc cho máy định lượng phù hợp.
3.2.2. Tính toán thiết kế phương pháp thực hiện
Phương pháp thực hiện: Định lượng kiểu tang.
3.2.2.1. Cấu tạo:

1- Phểu tiếp liệu. 2- Tang định lượng. 3- Cửa quan sát. 4- Phểu tháo liệu.

Phạm vi định lượng được thay đổi theo nhiều phương pháp: thay đổi chiều dài phần làm
việc của tang,thay đổi thể tích của hốc dẩn liệu và thay đổi số vòng quay của tang.
3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động:
Chuyển động quay của mô tơ qua trục truyền động làm quay tang 2. Liệu trong phểu theo
các hốc tang có thể tích xác định được chuyển xuống phểu tháo liệu 4.
2.3 Ưu nhược điểm:

54
 Ưu điểm:
- Kết cấu máy đơn giản.
- Tang định lượng có hốc hoặc ngăn thì phạm vi định lượng rộng.
- Độ chính xác định lượng tương đối cao.
- Sản phẩm bột sau khi định lượng thoát ra đều.
 Nhược điểm:
- Khó điều chỉnh được lượng bột điền đầy hốc tang.
3.2.3. Xác định năng suất thiết bị định lượng và công suất động cơ:
3.2.3.1. Xác định năng suất:

Chọn: Đường kính tang định lượng : D = 360 (mm).


Chiều dài tang định lượng : l = 410 (mm).
Chiều dài hốc tang : l1= 400 (mm).
Số hốc tang : 2 ( hốc).
Sản lượng sản xuất là 60 tấn/ca/8h.
 Năng suất sản xuất là 60000kg/ca/8h.
 Năng suất sản xuất trong 1h là: 60000/8 = 7500(kg/h).
 Năng suất sản xuất trong 1 phút là: Qdl = 7500/60 = 125 (kg/phút).

55
Thiết bị định lượng loại tang định lượng kiểu cánh quạt làm việc liên tục.
Năng suất lý thuyết có thể tính theo công thức:
kg
Q=60. F . l 1 . Z . n . γ . φ( )
h
Q vòng
→ n= ( )
60. F .l 1 . Z . γ . φ phút
Trong đó: F - diện tích mặt cắt ngang của 1 rảnh khía, m2 .
l 1- chiều dài phần rảnh trục cuốn tiếp xúc với thức ăn, m.

V - thể tích của 1 hốc tang, m3 .


Z - số rảnh khía.
n - vận tốc quay của trục cuốn trong 1 phút.
γ - khối lượng thể tích của thức ăn, kg/m3 .
φ - hệ số chứa của các rảnh khía (φ=0.8 ÷ 0.9).
_ Khối lượng thể tích của sản phẩm bột là: σ b  0,8 kg/dm3
+ Ta xét định lượng đóng bao 5kg → 6,25 dm 3
Xét hệ số chứa của các rảnh khía: φ=0.8
→ Thể tích 1 hốc tang để định lượng đủ khối lượng 5kg là: 7,81(dm3 ) =7,81.10−3 (m3).
7500
Vậy n= ≈12 (v/p)
60. 7,81. 10 .2 .0,8 .10 3 .0,8
−3

π . D. n π .0,36.12 m
Vận tốc dài v= = =0,23 ( )
60 60 s
3.2.3.2. Xác định công suất trên trục thùng:
Lực ma sát sinh ra khi các hạt sản phẩm trược lên nhau:
F=Psp . f . tgφ 0
Công suất trên trục của thùng:
F . v . k1 f .tg φ0 . D . n . k
N= =Psp . =0,0005. Psp . f . D . n . k 1 . tg φ0(KW)
102 102.60
Trong đó: Psp – áp suất của sản phẩm trên bề mặt thùng, (N/m2 ).
f _ diện tích mặt cắt ngang của miệng boongke trên cơ cấu cấp liệu, m2
f = B.l = 300.410 = 143500 (mm2 ) = 0,12 (m2 ) .
D = 0,36 (m) – đường kính thùng .
56
n – số vòng quay của thùng trong 1 phút.
❑0 _ góc nghiêng tự nhiên của sản phẩm khi chuyển động, ❑0 ' =200 – 650

Chọn φ '0=500
k 1 _ hệ số tính đến với sự nghiền vở của sản phẩm.

Đối với sản phẩm bột k 1 = 1.

( )
N
b N
Xác định PSP : PSP = S .
m2
Trong đó: N b : Trọng lượng của bột trên thùng cấp liệu tác dụng lên tang.
S : Diện tích bề mặt ngang của tang tiếp xúc với bột.
_ Thể tích lượng bột trên thùng cấp liệu tác dụng lên tang:
V =h . B .l =4.3 .4,1=49,2 ( dm ) .
3

→ m b = V. σ b = 49,2.0,8 = 36,36 (kg).


_ Diện tích bề mặt ngang của tang tiếp xúc với bột:
S = B.l = 300.410 = 123000 (mm2 )=0,12(m2 ¿ .
36,36.10 N
Vậy PSP = 0,12 =3030 ( 2 )
m
Vậy công suất trên trục của thùng: N = 0,0005.3030.0,12.0,36.10.tg(500 ).1 = 0,8 (KW).
3.2.3.3. Xác định công suất động cơ:
Công suất của động cơ điện đối cơ cấu nạp liệu xác định theo công thức:
N1 . K2
N 2= ( KW ) .
η
Trong đó: k 2= 1.1÷ 1.2 là hệ số kể đến các tổn thất do ma sát của các bộ phận định lượng
làm việc.
η : Hiệu suất cơ cấu dẩn động .
3 4
Ta có :  = ❑1 .❑2 . ❑3 .❑4 = 0,95.0,973 .0,994 .1 = 0,84.
❑1:Hiệu suất bộ truyền động đai, ❑1= 0,95.
❑2: Hiệu suất của bộ truyền bánh răng trụ ❑2 = 0,97.
❑3: Hiệu suất của cặp ổ lăn,❑3 = 0,99.
❑4: Hiệu suất khớp nối, ❑4= 1.

57
Thay các giá trị vào ta có:
0,8.1,1
N dc = =1,05(KW ) .
0,84
3.2.3.4. Chọn động cơ :
Theo kết quả tính được và điều kiện N dm  N ycdc từ bảng ta chọn động cơ ĐK42-6:
Bảng 3-1: Các thông số kỹ thuật động cơ:
Kiểu động Công suất vận tốc Cos Mm M max Mômen bánh Trọng
(β ¿
M dm m M dm
cơ (kW) quay đà của rôto lượng(kg)
GD (kgm )
2 2
(v/ph)
ĐK42-6 1,7 930 0,75 1,4 1,8 0,067 4,7
3.4 Xác định tỉ số truyền:

Tỉ số truyền chung của máy định lượng:


ndc 930
i= = =93.
nlv 10
Tỉ số truyền: i=i nh .i h=inh .i1 .i 2 …
i 1 , i 2: tỷ số truyền trong hợp giảm tốc.

58
i nh: tỷ số truyền ngoài hợp giảm tốc.

Ta chọn tỷ số truyền trong hợp giảm tốc:


i h=i d =2
i nh =46,5
Vậy i 1−2=2
i 2−3=4,3
i 3−4=3,6
i 4−5=3
i 5−6=1
3.2.3.5. Xác định hiệu suất các trục:
❑1−2= ❑d = 0,95.
❑2−3=❑ol .❑br =0,99.0,97=0,96.
❑3−4=❑ol .❑br=0,99.0,97=0,96.
❑4−5=❑ol .❑br =0,99.0,97=0,96.
❑5−6=❑ol .❑kn=0,99.1=0,99 .
3.2.3.6. Xác định tốc độ quay trên các trục quay tương ứng:

n1 =ndc =930 ( phút


v
).
=465 (
phút )
n1 930 v
n2 = = .
i 1−2 2
n2 465 v
n3 = = =108( )
i 2−3 4,3 phút
n3 108 v
n 4= = =30( )
i 3−4 3,6 phút
n4 30 v
n5 = = =10( )
i 4 −5 3 phút
n5 10 v
n6 = = =10( )
i 5−6 1 phút
3.2.3.7. Xác định công suất trên các trục tương ứng:
N 1=N ycdc=1,05(KW ).
N 2=η1−2 . N 1=0,95 . 1,05=0,99(KW ).

59
N 3= η2−3. N 2 = 0,96 . 0,99 = 0,95 (KW).
N 4 = η3− 4 . N 3= 0,96 . 0,95 = 0,91 (KW).
N 5= η 4−5 . N 4 = 0,96 . 0,91 = 0,85 (KW).
N 6= η5−6 . N 5= 0,99 . 0,85 = 0,8 (KW).

3.2.3.8. Xác định momen xoắn trên các trục tương ứng:
6 N1 6 1,05
M X 1=9,55.10 . =9,55. 10 . =10782,3(Nmm)
n1 930
M X 2=i 1−2 .❑1−2 . M X 1=2.0,95 .10782,320486,4 (Nmm)
M X 3=i2−3 .❑2−3 . M X 2=4,3.0,96 .20486,4=84567,8 ( Nmm )
M X 4 =i 3−4 .❑3−4 . M X 3=3,6.0,96 . 4567,8=292266,3 (Nmm)
M X 5=i 4−5 .❑4 −5 . M X 4 =3.0,96 .292266,3=841727 ( Nmm)
M X 6 =i5 −6 .❑5−6 . M X 5 =0.99 .841727 833310 ( Nmm )
Bảng 3-2 thông số động lực học các cấp của hệ truyền dẫn:

3.2.3.9. Chọn loại đai:


Loại đai được chọn theo sự phù hợp giữa đặc tính làm việc của đai với điều kiệc làm việc
cụ thể của bộ truyền. Đai thang là chi tiết tiêu chuẩn, chúng được chế tạo hàng loạt từ vật
liệu vải cao su theo chiều dài và tiết diện quy chuẩn
Chọn tiết diện đai thang theo giá trị mômen xoắn trên trục dẩn: M X 2 = 20486,4 (N.mm).
Bảng 3-3: Thông số đai

60
3.2.3.10. Xác định đường kính bánh đai:
Chọn đường kính bánh đai nhỏ D1:
Theo bảng: chọn D1= 100 (mm)
Kiểm nghiệm vận tốc đai theo điều kiện

( )
π . D 1 . n1 m
v= ≤ ( 30 ÷35 )
60 s
Trong đó :
D 1: Đường kính bánh đai nhỏ, D 1= 100 (mm).
n1 : Số vòng quay của động cơ, n1 = 930 (v/ph).

Thay các thông số vào công thức ta có:


π .100 .930 m
v= =4,87 ( ) < (30 35) thỏa mãn điều kiện.
60.10
4
s

Xác định đường kính bánh đai lớn D2:

61
D2=i . D 1 . ( 1−ξ )
Trong đó:
i : Tỷ số truyền, i = 2.
D 1: Đường kính bánh đai nhỏ, D 1= 100 (mm).

 : Hệ số trượt .  = 0,02.
Thay các thông số vào ta được
D2= 2.100.(1-0,02) = 196 (mm).

Chọn D2 trong dãy tiêu chuẩn


D 2=200 mm
Sơ bộ chọn khoảng cách trục A sb
0,55.( D1 + D2 ) + h ≤Asb ≥2.(D1+ D2 )
Thay : D1 = 100 (mm).
D2 = 200 (mm).
h = 8 (mm).
Vào công thức ta có:
173≤ A sb ≥600
Chọn Asb = 0,95. D2= 190 (mm).
Xác định chính xác chiều dài đai L và khoảng cách trục A :
Tính chiều dài đai sơ bộ:
2
π ( D −D 1)
Lsb =2. A sb+ ( D1 + D2 ) + 2
2 4. A sb
Thay :
Asb = 190 (mm).
D1 = 100 (mm).
D2 = 200 (mm).
Vào công thức ta có:
2
π (200−100)
Lsb =2.190+ . ( 100+200 ) + =864,4(mm) .
2 4.190
Theo dãy tiêu chuẩn của chiều dài đai theo ta chọn chiều dài đai là: L = 900 (mm).

62
Tính chính xác khoảng cách trục A :

A=
√ 2
2. L−π . ( D2+ D 1) + [2. L−π . ( D2 + D1 ) ] −8. ( D2 + D 1 )
2

8
A=2.900−π . ( 200−100 ) + √ ¿ ¿ ¿
A=208,4 (mm).
Vậy khoảng cách chính xác giữa 2 trục là: A = 208 (mm).
Kiểm nghiệm góc ôm trên bánh đai:
Kiểm nghiệm góc ôm trên đai theo điều kiện:
D2−D1
α =180 °− .57 ° ≥120 °
A
Trong đó:
A = 208 (mm).
D1= 100 (mm).
D2= 200 (mm).

Thay các giá trị tìm được vào công thức ta có:
200−100
α =180 °− .57 °=152 °>120 ° (Thoa3 mãn điều kiện)
208
Xác định số đai :
Số đai Z được xác định theo
1000. N
Z≥
V . [ σ b ]0 . F . Ct . C v . C α

Trong đó:
F : Diện tích tiết diện đai: F = 81 (mm2 )
N
[ σ b ]0 : Trị số ứng suất có ích cho phép : [ σ b ]0=1,51( 2
)
mm
C v : Hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc :C v =1,04
C t : Hệ số chế độ tải trọng :C t =1
C α : Hệ số ảnh hưởng đến góc ôm :Cα =0,92
Thay các thông số vào công thức
1000.1,05
Z= =1,84
4,87.1,51.81 .1.1,04 .0,92

63
Chọn số đai Z=2
Xác định kích thước bánh đai:
- Chiều rộng bánh đai được xác định theo
B=( Z−1 ) .t +2. S
t = 16.
S = 10.
Thay các thông số vào công thức
B=( 2−1 ) .16+ 2.10=36( mm)
- Đường kính ngoài bánh đai được xác định theo
De 1=D 1 +2.Y 0=100+2.2,8=105,6 mm .
D e 2=D2 +2.Y 0=200+2.2,8=205,6 mm .
Xác định lực tác dụng lên trục được xác định:
α
Rđ ≈ 3. σ 0 . F . Z . sin
2
Trong đó
N
σ 0=1,2( )
m2
N
F : Diện tích tiết diện đai, F = 81 ( 2 ).
m
Z : Số đai, Z = 2.
 : Góc ôm của đai,  = 152° .
152
Thay các thông số vào Rđ ≈ 3.1,2.81 .2. sin =566 ( N )
2
Lực R gọi là gần đúng có phương nẳm trên đường nối tâm 2 bánh, chiều từ bánh này
hướng tới bánh kia.
3.2.3.11 Định các thông số hình học của bộ truyền:
cặp bánh răng cấp 1
Chọn vật liệu chế tạo và phương pháp nhiệt luyện răng:
Trong ngành cơ khí, thép nhiệt luyện là loại vật liệu chủ yếu được dùng để chế tạo báng
răng, ngoài ra có thể dùng gang.

64
Bánh 1 chọn thép C45, thường hóa có: D 1 <100(mm)

σ b=600
( ) N
mm 2
N
σ ch=300( 2
)
mm
Độ cứng: HB=170÷ 220
Bánh 2 chọn thép C35, thường hóa có: D 2=100 ÷ 300(mm)

σ b=500
( mmN ) 2

N
σ ch=260( )
mm 2
Độ cứng: HB=140÷ 190
Xác định ứng suất cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:
[ σ tx ]=[σ tx ]N . K
0 N

Với [σ tx ]N =2,6 HB
0

K N làhệ số chu kì ứng suất tiếp xúc :

K N=

6 N0
N td

Với N 0 số chu kỳ cơ sở là 107


N td là số chu kìtương đương :
N td =N =60. u .n . t
Trong đó: u là số lần ăn khớp của bánh răng trong một vòng quay
n là số vòng quay trong 1 phút của bánh răng:

n1 =930 ( vp ) ; n =465 ( vp )
2

t là tổng số làm việc của bánh răng: t=8.265.8=16960( giờ)


7 7
N td 1=60.1 .930 .16960=94,6. 10 > N 0 =10
7 7
N td 2=60.1 .465 .16960=47,3.10 > N 0=10 vậy K N =1

65
[ σ tx 1 ]=2,6. HB1=572 ( ) N
mm
2

]=2,6. HB =494 (
mm )
N
[ σ tx 2 2 2

Ứng suất uốn cho phép:


1,5. σ −1
[σ ]u = .KN
n . kσ
Trong đó: σ −1=0,4. σ b là giới hạnmỏi uốn trong chu kìđối xứng :

σ −11=0,4. σ b 1=240
( ) N
mm
2

σ −12=0,4. σ b 2 =200
( mm )
N
2

n=1,5 là hệ số dự trữ
k σ =1,8là hệ số tập trung ứng suất ở chânrăng

K 'N' =

6 N0
N td
là hệ số chu kìứng suất uốn

Với N 0=5.106 là số chu kì cơ sở của đường cong mỏi uốn

K 'N' 1=
√ √
6 N 0 6 5. 106
N td
=
94,6. 107
=0,4

K 'N' 2=
√ √
6 N 0 6 5. 106
N td
=
47,3. 107
=0,47

( )
suy ra : [ σ ] u 1=53,3
N
mm
2

[σ ] =62,7
u2
( mm )
N
2

Ứng suất tiếp xúc quá tải cho phép


[σ ¿¿ txqt ]=2,5.¿ ¿
N
[σ ¿¿ txqt 1]=6,5. HB 1=1430( )¿
mm2
N
[σ ¿¿ txqt 2]=6,5. HB 2=1235( )¿
mm2
Ứng suất quá tải cho phép
66
[σ ¿¿ uqt ]=0,8. σ ch ¿
N
[σ ¿¿ uqt 1]=0,8.300=240 ( )¿
mm 2
N
[σ ¿¿ uqt 2]=0,8.260=208 ( 2
)¿
mm
Chọn sơ bộ hệ số tải trọng: K sb =1,4
Chọn hệ số chiều rộng bánh răng:
b
Bộ truyền bánh răng cố định chụi tải trọng nhỏ: chọn ψ A = =0,2
A
Xác định khoảng cách ở trục A1 :

√ K sb . N

6 2 6 2
3 1,05. 10 3 1,05. 10 1,4.0,99
A1 ≥ ( i 23 +1 ) . [ ] . =( 4,3+1 ) . [ ]. =132( mm)
i 23 . [ σ tx2 ] ψ A . n2 4,3.494 0,2.108

Chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng:

( ms )<3
π .d 1 . n1 2 π . A 1 . n1
V 1= 4
= 4
=1,2
6. 10 6. 10 . ( i 23+1 )

Suy ra chọn bánh răng có cấp chính xác là 9

Xác định bánh răng ở trục A1


Hệ số tải trọng K: K= K tt . K đ
_ K tt :Hệ số tập trung tải trọng: bộ truyền chịu tải tĩnh K tt = 1.
_ K đ : hệ số tải trọng động. Chọn K đ = 1,45
K=1.1,45=1,45

A1 ≥ A sb 1 .

3 K
K sb
=132.

3 1,45

1,4
=133( mm)

Xác định mođun, số răng và bề rộng của bánh răng:


Trị số mođun: . m1=( 0,01 ÷0,02 ) . A 1=0,02.133=2,66
Chọn . m1=3 theo tiêu chuẩn
2. A1 2.133
Số răng: Z1 = = =17
m1. (i 23 +1) 3.( 4,3+1)
Z2 =i23 . Z 1=4,3.17=73
Chiều rộng bánh răng
67
b 1=ψ A 1 . A1 =0,2.133=27 (mm)
b 2=22(mm)
Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng
6
19,1. 10 . K . N
σ u=
γ . m2 . Z . n . b
Trong đó: γ là hệ số dạng răng
γ 1=0,375
γ 2=0,466
6 6
19,1.10 . K . N 1 19,1. 10 .1,45.1,05 N
σ u1 = 2
= 2
=42,4 ≤[ σ ¿¿ u 1]=53,3( 2
)¿
γ 1 . m1 . Z 1 . n1 . b1 0,357. 3 .17.465 .27 mm
6 6
19,1.10 . K . N 2 19,1. 10 .1,45.0,99 N
σ u2 = 2
= 2
=37,7 ≤[ σ ¿¿ u 2]=62,7( 2
)¿
γ 2 . m2 . Z 2 . n2 . b2 0,466.3 .73.108 .22 mm
Kiểm nghiệm bánh răng theo quá tải đột ngột
Điều kiện bền tiếp xúc quá tải:
σ txqt =σ tx . √ K qt ≤ [ σ txqt ]

Với σ tx là giá trị ứng suất tiếp xúc của bộ truyền tính theo tải trọng danh nghĩa
K qt là hệ số quá tải của hệ thống
M max
K qt =
M
M maxlà momen xoắn quá tải lớn nhất

M là momen xoắn danh nghĩa


6 6
9,55.10 . N dm 9,55. 10 .1,7
M max =1,8. M dm=1,8. =1,8. =56560,6 ( N . mm )
n dm 930
56560,6
K qt = =2,7
20486,4

√ √
3
( i 23+ 1 ) . K . N 2 1,05.10 6 ( 4,3+1 )3 .1,45 .0,99
( )
6
1,05.10 N
σ tx= . = . =104,1
i 23 . A 1 n 2 . b1 4,3.133 465.27 mm
2

N
Suy ra σ txqt =104,1. √ 2,7=171,05<[σ ¿¿ txqt 2]=1235( 2
)¿
mm
Điều kiện bền quá tải uốn

68
N
σ uqt =σ u . K qt=40.2,7=108≤ [ σ ¿¿ uqt]=208( 2
)¿
mm
Vậy bánh răng thỏa các điều kiện

Bảng 3-4: Thông số cặp bánh răng cấp 1


Tên thông số Công thức xác định
Khoảng cách trục A1=0,5 .m1 . ( Z 1+ Z 2 )=133 (mm)

Mođun ăn khớp theo tiêu chuẩn m1=3

Góc ăn khớp tiêu chuẩn α =20 °

Chiều cao răng h=2,25 m1 =6,75(mm)


Chiều cao đầu răng h đ =m1 =3(mm)
Độ hở hướng tâm C = 0,25m1 = 0,75 (mm)
Đường kính vòng lăn và vòng chia d L1=dC 1=m1 . Z 1=51(mm)
d L2=dC 2=m1 . Z 2=219( mm)
Đường kính vòng đỉnh răng D c D e 1=d C 1 +2 m1=57 ( mm )
De 2=d C 2 +2 m1=255(mm)
Đường kính vòng chân răng D i D i 1=d C 1−2 m1−2 C=43,5( mm)
Di 2=d C 2−2 m1−2 C=213(mm)

cặp bánh răng cấp 2


Chọn vật liệu chế tạo và phương pháp nhiệt luyện răng:
Trong ngành cơ khí, thép nhiệt luyện là loại vật liệu chủ yếu được dùng để chế tạo báng
răng, ngoài ra có thể dùng gang.
Bánh 3 chọn thép C45, thường hóa có: D 3 <100(mm)

σ b=600
( mmN )
2

N
σ ch=300( )
mm 2

69
Độ cứng: HB=170÷ 220
Bánh 4 chọn thép C35, thường hóa có: D 4 =300 ÷500 (mm)

σ b=480
( mmN ) 2

N
σ ch=240( 2
)
mm
Độ cứng: HB=140÷ 190
Xác định ứng suất cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:
[ σ tx ]=[σ tx ]N . K
0 N

Với [σ tx ]N =2,6 HB
0

K N là hệ số chu kì ứng suất tiếp xúc :

K N=

6 N0
N td

Với N 0 số chu kỳ cơ sở là107


N td là số chu kìtương đương :
N td =N =60. u .n . t
Trong đó: u là số lần ăn khớp của bánh răng trong một vòng quay
n là số vòng quay trong 1 phút của bánh răng:

n3 =108 ( vp ) ;n =30( vp )
4

t là tổng số làm việc của bánh răng: t=8.265.8=16960( giờ)


N td 3=60.1 .108 .16960=11. 107 > N 0=10 7
7 7
N td 4 =60.1.30 .16960=3,05.10 > N 0=10 vậy K N =1

[ σ tx 3 ]=2,6. HB1 =572 ( ) N


mm2

] =2,6. HB =494 (
mm )
N
[ σ tx 4 2 2

Ứng suất uốn cho phép:

70
1,5. σ −1
[σ ]u = .KN
n . kσ
Trong đó: σ −1=0,4. σ b là giới hạnmỏi uốn trong chu kìđối xứng :

σ −13=0,4. σ b 3=240
( mmN ) 2

σ −14=0,4. σ b 4 =192
( mmN ) 2

n=1,5 là hệ số dự trữ
k σ =1,8là hệ số tập trung ứng suất ở chânrăng

''
K N=

6 N0
N td
là hệ số chu kìứng suất uốn

Với N 0=5.106 là số chu kì cơ sở của đường cong mỏi uốn

K 'N' 3=
√ √6 N 0 6 5. 106
N td
=
11. 107
=0,59

K 'N' 4 =
√ √
6 N 0 6 5. 106
N td
=
3.05. 107
=0,74

suy ra : [ σ ] u 3=78,7
( mmN ) 2

[σ ] =78,9
u4
( mmN ) 2

Ứng suất tiếp xúc quá tải cho phép


[σ ¿¿ txqt ]=2,5.¿ ¿
N
[σ ¿¿ txqt 3]=6,5. HB 3=1430( )¿
mm2
N
[σ ¿¿ txqt 4 ]=6,5. HB 4=1235 ( 2
)¿
mm
Ứng suất quá tải cho phép
[σ ¿¿ uqt ]=0,8. σ ch ¿
N
[σ ¿¿ uqt 3]=0,8.300=240( 2
)¿
mm
N
[σ ¿¿ uqt 4]=0,8.240=192( )¿
mm2

71
Chọn sơ bộ hệ số tải trọng: K sb =1,4
Chọn hệ số chiều rộng bánh răng:
b
Bộ truyền bánh răng cố định chụi tải trọng nhỏ: chọn ψ A = =0,2
A
Xác định khoảng cách ở trục A2 :

√ K .N

6 2 6 2
1,05. 10 3 1,05. 10 1,4.0,91
A2 ≥ ( i34 +1 ) . 3 [ ] . sb =( 3,6+1 ) . [ ] . =193( mm)
i 34 . [ σ tx 4 ] ψ A . n4 3,6.494 0,2.30

Chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng:

( ms )< 3
π .d 2 . n4 2 π . A2. n4
V 2= 4
= 4
=0,5
6.10 6. 10 . ( i34 +1 )

Suy ra chọn bánh răng có cấp chính xác là 9

Xác định bánh răng ở trục A2


Hệ số tải trọng K: K= K tt . K đ
_ K tt :Hệ số tập trung tải trọng: bộ truyền chịu tải tĩnh K tt = 1.
_ K đ : hệ số tải trọng động. Chọn K đ = 1,45


A2 ≥ A sb 2 . 3
K
K sb
=193. 3

1,45
1,4
=195(mm)

Xác định mođun, số răng và bề rộng của bánh răng:


Trị số mođun: . m2=( 0,01 ÷0,02 ) . A 2=0,02.195=3,9
Chọn . m1=4 theo tiêu chuẩn
2. A 2 2.195
Số răng: Z3 = = =21
m2. (i34 +1) 4.(3,6+1)
Z 4=i 34 . Z 3=3,6.21=76
Chiều rộng bánh răng
b 4=ψ A 2 . A 2=0,2.195=39(mm)
b 3=34( mm)
Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng
6
19,1. 10 . K . N
σ u=
γ . m2 . Z . n . b

72
Trong đó: γ là hệ số dạng răng
γ 3=0,421
γ 4 =0,485
6
19,1. 10 . K . N 3 19,1.10 6 .1,45 .0,95 N
σ u3 = 2
= 2
=45,1≤[σ ¿¿u 3 ]=78,7( 2
)¿
γ 3 . m3 . Z 3 .n 3 . b3 0,421 . 4 .21.108 .39 mm
6 6
19,1.10 . K . N 4 19,1. 10 .1,45.0,91 N
σ u 4= 2
= 2
=41,9≤ [σ ¿¿ u 4]=78,9( 2
)¿
γ 4 . m 4 . Z 4 .n 4 . b4 0,485 . 4 .76 .30 .34 mm
Kiểm nghiệm bánh răng theo quá tải đột ngột
Điều kiện bền tiếp xúc quá tải:
σ txqt =σ tx . √ K qt ≤ [ σ txqt ]

Với σ tx là giá trị ứng suất tiếp xúc của bộ truyền tính theo tải trọng danh nghĩa
K qt là hệ số quá tải của hệ thống
M max
K qt =
M
M maxlà momen xoắn quá tải lớn nhất

M là momen xoắn danh nghĩa


6 6
9,55.10 . N dm 9,55. 10 .1,7
M max =1,8. M dm=1,8. =1,8. =56560,6 ( N . mm )
n dm 930
56560,6
K qt = =0,67
84567,8

√ √
3
( i 34 +1 ) . K . N 3 1,05. 106 ( 3,6+1 )3 .1,45 .0,91
( )
6
1,05.10 N
σ tx= . = . =530,8
i34 . A 2 n4 . b 4 4,3.133 30.34 mm2
N
Suy ra σ txqt =530,8. √0,67=434,5<[σ ¿¿ txqt 4 ]=1235( )¿
mm2
Điều kiện bền quá tải uốn
N
σ uqt =σ u . K qt=75,1.0,67=50,3 ≤[σ ¿¿ uqt ]=240( 2
)¿
mm
Vậy bánh răng thỏa các điều kiện

Bảng 3-5: Thông số cặp bánh răng cấp 2

73
Tên thông số Công thức xác định
Khoảng cách trục A2=0,5 .m2 . ( Z 3 +Z 4 )=195( mm)

Mođun ăn khớp theo tiêu chuẩn m2=4

Góc ăn khớp tiêu chuẩn α =20 °

Chiều cao răng h2 =2,25 m2=9(mm)


Chiều cao đầu răng h đ =m2=4 (mm)
Độ hở hướng tâm C 2 = 0,25m2 = 1 (mm)

Đường kính vòng lăn và vòng chia d L3=dC 3 =m2 . Z 3=84(mm)


d L4 =d C 4 =m2 . Z 4 =304 (mm)
Đường kính vòng đỉnh răng D c D e 3=d C 3 +2 m2=92 ( mm )
D e 4=d C 4 +2 m2 =312(mm)
Đường kính vòng chân răng D i D i 3=d C 3−2m2−2 C 2=74(mm)
D i 4 =d C 4−2m2−2 C 2=294( mm)
cặp bánh răng cấp 3
Chọn vật liệu chế tạo và phương pháp nhiệt luyện răng:
Trong ngành cơ khí, thép nhiệt luyện là loại vật liệu chủ yếu được dùng để chế tạo báng
răng, ngoài ra có thể dùng gang.
Bánh 5 chọn thép C45, thường hóa có: D 5 <100(mm)

σ b=600
( mmN )
2

N
σ ch=300( 2
)
mm
Độ cứng: HB=170÷ 220
Bánh 6 chọn thép C35, thường hóa có: D 6=300÷ 500(mm)

σ b=480
( )N
mm2

N
σ ch=240( 2
)
mm
Độ cứng: HB=140÷ 190
74
Xác định ứng suất cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:
[ σ tx ]=[σ tx ]N . K
0 N

Với [σ tx ]N =2,6 HB
0

K N làhệ số chu kì ứng suất tiếp xúc :

K N=

6 N0
N td

Với N 0 số chu kỳ cơ sở là 107


N td là số chu kìtương đương :
N td =N =60. u .n . t
Trong đó: u là số lần ăn khớp của bánh răng trong một vòng quay
n là số vòng quay trong 1 phút của bánh răng:

n5 =10 ( vp ) ;n =10( vp )
6

t là tổng số làm việc của bánh răng: t=8.265.8=16960( giờ)


7 7
N td 5=60.1 .10 .16960=1,02. 10 > N 0=10
7 7
N td 6=60.1.10 .16960=1,02. 10 > N 0 =10 vậy K N =1

[ σ tx 5 ]=2,6. HB1 =572 ( mmN ) 2

]=2,6. HB =494 (
mm )
N
[ σ tx 6 2 2

Ứng suất uốn cho phép:


1,5. σ −1
[σ ]u = .KN
n . kσ
Trong đó: σ −1=0,4. σ b là giới hạnmỏi uốn trong chu kìđối xứng :

σ −15=0,4. σ b 5=240
( ) N
mm
2

σ −16=0,4. σ b 6 =192
( mm )
N
2

n=1,5 làhệ số dự trữ

75
k σ =1,8là hệ số tậptrung ứng suất ở chânrăng

K 'N' =

6 N0
N td
là hệ số chu kìứng suất uốn

Với N 0=5.106 là số chu kì cơ sở của đường cong mỏi uốn

K 'N' 5=
√ √
6 N 0 6 5. 106
N td
=
1,02. 107
=0,89

K 'N' 6=
√ √
6 N 0 6 5. 106
N td
=
1,02. 107
=0,89

( )
suy ra : [ σ ] u 5=95
N
mm
2

[σ ] =95
u5
( mm )
N
2

Ứng suất tiếp xúc quá tải cho phép


[σ ¿¿ txqt ]=2,5.¿ ¿
N
[σ ¿¿ txqt 3]=6,5. HB 3=1430( )¿
mm2
N
[σ ¿¿ txqt 4 ]=6,5. HB 4=1235 ( 2
)¿
mm
Ứng suất quá tải cho phép
[σ ¿¿ uqt ]=0,8. σ ch ¿
N
[σ ¿¿ uqt 3]=0,8.300=240( 2
)¿
mm
N
[σ ¿¿ uqt 4]=0,8.240=192( )¿
mm2
Chọn sơ bộ hệ số tải trọng: K sb =1,4
Chọn hệ số chiều rộng bánh răng:
b
Bộ truyền bánh răng cố định chụi tải trọng nhỏ: chọn ψ A = =0,2
A
Xác định khoảng cách ở trục A2 :

√ K sb . N

6 2 6 2
3 1,05. 10 3 1,05. 10 1,4.0,85
A2 ≥ ( i 45+1 ) . [ ]. =( 3+1 ) . [ ] . =267 (mm)
i 45 . [ σ tx 6 ] ψ A . n6 3.494 0,2.10

Chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng:


76
( ms )< 3
π . d3 . n6 2 π . A 3 . n6
V 3= 4
= 4
=0,07
6.10 6.10 . ( i 45 +1 )

Suy ra chọn bánh răng có cấp chính xác là 9

Xác định bánh răng ở trục A3


Hệ số tải trọng K: K= K tt . K đ
_ K tt :Hệ số tập trung tải trọng: bộ truyền chịu tải tĩnh K tt = 1.
_ K đ : hệ số tải trọng động. Chọn K đ = 1,45

A3 ≥ A sb 3 .

3 K
K sb
=267.

3 1,45

1,4
=270(mm)

Xác định mođun, số răng và bề rộng của bánh răng:


Trị số mođun: . m3=( 0,01 ÷ 0,02 ) . A 3=0,02.270=5,4
Chọn . m1=6 theo tiêu chuẩn
2. A3 2.270
Số răng: Z5 = = =22
m3. (i56 +1) 6.(3+ 1)
Z6 =i 56 . Z 5=3.22=66
Chiều rộng bánh răng
b 6=ψ A 3 . A 3=0,2.270=54(mm)
b 2=48( mm)
Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng
6
19,1. 10 . K . N
σ u=
γ . m2 . Z . n . b
Trong đó: γ là hệ số dạng răng
γ 5=0,431
γ 6=0,548
6 6
19,1. 10 . K . N 5 19,1.10 .1,45 .0,85 N
σ u5 = 2
= 2
=42,6 ≤ [σ ¿¿ u5 ]=95 ( 2
)¿
γ 5 . m 5 . Z 5 .n 5 . b5 0,431 .6 .22 .30 .54 mm
6 6
19,1. 10 . K . N 6 19,1.10 .1,45 .0,8 N
σ u6 = 2
= 2
=35,5 ≤[σ ¿¿ u 6]=95( 2
)¿
γ 6 . m6 . Z6 . n6 . b6 0,548 .6 .66 .10 .48 mm
Kiểm nghiệm bánh răng theo quá tải đột ngột

77
Điều kiện bền tiếp xúc quá tải:
σ txqt =σ tx . √ K qt ≤ [ σ txqt ]

Với σ tx là giá trị ứng suất tiếp xúc của bộ truyền tính theo tải trọng danh nghĩa
K qt là hệ số quá tải của hệ thống
M max
K qt =
M
M maxlà momen xoắn quá tải lớn nhất

M là momen xoắn danh nghĩa


6 6
9,55.10 . N dm 9,55. 10 .1,7
M max =1,8. M dm=1,8. =1,8. =56560,6 ( N . mm )
n dm 930
56560,6
K qt = =0,19
292266,3

√ √
3
( i45 +1 ) . K . N 4 1,05.106 ( 3+1 )3 .1,45 .0,91
( )
6
1,05.10 N
σ tx= . = . =467,9
i 45 . A 2 n5 .b 5 3.270 3.54 mm
2

N
Suy ra σ txqt =467,9. √ 0,19=204 <[σ ¿¿ txqt 5 ]=1235( )¿
mm2
Điều kiện bền quá tải uốn
N
σ uqt =σ u . K qt=45,6.0,19=8,66≤ [ σ ¿¿ uqt]=192( 2
)¿
mm
Vậy bánh răng thỏa các điều kiện

Bảng 3-6: Thông số cặp bánh răng cấp 3


Tên thông số Công thức xác định
Khoảng cách trục A3 =0,5 .m3 . ( Z 5 +Z 6 ) =270(mm)

Mođun ăn khớp theo tiêu chuẩn m2=6

Góc ăn khớp tiêu chuẩn α =20 °

Chiều cao răng h3 =2,25 m3 =13,5(mm)


Chiều cao đầu răng h đ =m3 =6(mm)
Độ hở hướng tâm C 3 = 0,25m3 = 1,5 (mm)

Đường kính vòng lăn và vòng chia d L5=dC 5 =m3 . Z 5=132( mm)

78
d L6=d C 6=m3 . Z 6=396(mm)
Đường kính vòng đỉnh răng D c D e 5=d C 5 +2 m3 =144 ( mm )
D e 6=d C 6 +2 m3=408 (mm)
Đường kính vòng chân răng D i D i 5=d C 5−2m3−2 C 3=117( mm)
Di 6=dC 6 −2 m3 −2C 3=381(mm)

3.2.3. Thiết kế tang:

Hình 4-1:Tang định lượng


Đường kính tang định lượng : D = 360 (mm).
Chiều dài tang định lượng : l = 410 (mm).
Số hốc tang : 2 ( hốc).
Thể tích mỗi hốc : V = 7,81.10−3 (m3).

79
.3. Máy trộn:
3.3.1.Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật
3.3.1.1. Nhiệm vụ
Máy trộn thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được
định mức thành một hỗn hợp đồng điều đảm bảo cho vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành
phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn hỗn hộp được trộn đều bổ sung chất lượng mùi vị
cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện cho súc vật ăn nhiều và đủ tăng hệ số
tiêu hóa nhờ đó tăng sản lượng chăn nuôi giảm mức tiêu thụ thức ăn cho mỗi kg
thịt tăng trọng.
Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường phản ứng hóa học hay sinh
học khi chế biến thức ăn; nhiệm vụ tăng cường quá trình trao đỏi nhiệt khi đun
nóng hay làm lạnh; nhiệm vụ hòa tan các chất.
3.3.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Đảm bảo chất lượng trộn cao ( độ trộn đều) nhất là khi trong hỗn
hợp có những thành phần với tỉ lệ rất ít
Có thể trộn những dạng hỗn hợp khô, ẩm.
Có năng suất cao và mức tiêu thụ năng lượng riêng thấp
3.3.2. Lựa chọn nguyên lý làm việc của máy
Các máy trộn đều có nguyên lý làm việc chung là xáo trộn hai hay nhiều
thành phần nguyên liệu để cho các thành phần đó di chuyển xen kẽ lẫn nhau. Về
nguyên lý cấu tạo, theo dạng nguyên liệu đưa vào trộn mà máy trộn có cấu tạo
khác nhau. Sau khi tìm hiểu về tình hình ứng dụng các loại máy trộn thức ăn chăn
nuôi ở Việt Nam hiện nay, cho thấy các loại máy trộn được sử dụng trong các dây
chuyền công suất lớn (trên 10 tấn/h). Máy trộn vít đứng được sử dụng nhiều trong
các cơ sở chế biến thức ăn chăn. Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng tôi lựa chọn:
sơ đồ nguyên lý làm việc, nguyên lý cấu tạo của máy trộn thức ăn chăn với năng
suất 125 kg/mẻ được thể hiện như hình 1. Hỗn hợp được cung cấp vào máng cấp
liệu (4) và được phần dưới của vít trộn (3) nâng lên ống khuyếch tán (7) và đảo

80
trộn. Khi hỗn hợp đi hết chiều cao của ống khuyếch tán, nhờ lực ly tâm của cánh
vít (3), hỗn hợp được đánh văng vào thùng trộn (2) và rơi trở lại xuống phần hình
côn của thùng. Tại đây vật liệu lại được vít trộn nâng lên vào ống khuyếch tán.
Quá trình này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và hỗn hợp được đảo trộn khá
mạnh trong suốt thời gian trộn. Sau khi trộn, hỗn hợp được lấy ra qua cửa tháo liệu
(6).

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý làm việc, nguyên lý cấu tạo máy trộn


3.3.3. Ưu điểm của mẫu máy
- Độ trộn đều đạt được thỏa mãn các yêu cầu trong chăn nuôi;
- Máy có thể dùng trộn thức ăn hỗn hợp từ các nguyên liệu được nghiền
nhỏ, có nguồn gốc tự nhiên hay thức ăn đậm đặc với nguồn nguyên liệu có sẵn ở
địa phương theo yêu cầu của nhà sản xuất;
3.3.4. Tính toán thiết kế một số bộ phận chính
3.3.4.1. Tính toán thiết kế thùng trộn

81
* Tính thể tích thùng trộn
Từ công thức tính năng suất của máy trộn kiểu vít đứng ta xác định
được thể tích của thùng trộn:
q=V t . γ . φ .t
q 125 3
¿>V t= = =26 m
γ . φ. t 700.0,6
Trong đó:
q -khối lượng hỗn hợp trong một mẻ trộn (125kg).
- khối lượng riêng của vật liệu trộn: 8 kg/m3
- hệ số chứa đầy của thùng chứa, chọn = 0,6
t- tổng thời gian trộn 1 mẻ: 8 phút
Vậy thể tích thùng trộn ta chọn là 0,3 (m3 )

82
Hình 2. Sơ đồ tính toán thùng trộn
* Kích thước thùng trộn
- Từ công thức tính toán thể tích sơ bộ (bỏ qua phần đáy trụ ở
dưới có chiều cao h2 và bỏ qua phần vít tải chiếm chỗ):
2 1 2
V sb =V tr + V n=π . R . H + π . R . h1
3

83
Trong đó:
V sb - là thể tích thùng tính sơ bộ (m3).
V tr - là thể tích phần thân trụ (m3).
V n - là thể tích phần đáy nón (m3).

R- là bán kính phần thân trụ (m).


h1 -là chiều sâu đáy nón (m).

H-là chiều cao phần thân trụ (m).


D -là đường kính phần thân trụ (m).
Chọn góc nghiêng đáy nón dựa vào góc thoải tự nhiên của vật liệu. Căn cứ vào loại vật
liệu là thức ăn gia súc loại bột, ta chọn được góc nghiêng đáy nón ¿ 55 ° . Ta có:
h1 =R . tg 55°
Chọn tỉ lệ:
H 0=H + h1
H0 H0
=1,2→ =2,4 → H 0 =2,4 R
D R
H=H 0−h1=2,4 R−tg 55°=R ( 2,4−tg 55 ° )
2 1 2
V sb =π . R . R ( 2,4−tg55 ° ) + π . R . R .tg 55°
3
3
V sb =π . R 2,4−( 2tg 55 °
3 )=26 ( m )
3

√(
'
V sb
¿> R= 3 =1,8 ( m )
π 2,4−
2 tg55 °
3 )
R=1,8 m→ D=3,6 ( m ) → H=1,75 ( m ) → h1=2,57 (m)

3.3.4.2.Tính toán thiết kế vít tải


* Tính năng suất riêng của vít tải
q 60. V t . γ .φ 60.26 .0,6 .8
Q= =
t t
=
8
=936
kg
h ( )
Trong đó:

84
Q: năng suất thuần tuý của máy trộn(kg/h).
q: khối lượng hỗn hợp trong một mẻ trộn (125kg).
: khối lượng riêng của vật liệu trộn:8kg/m3
: hệ số chứa đầy của thùng chứa,
chọn = 0,6
t: tổng thời gian trộn 1 mẻ là 8 phút
t=t t +t n +t x
t t - thời gian trộn: 6 phút
t n thời gian nạp liệu: 1 phút
t x - thời gian xả liệu: 1 phút.

Theo thực tế cho thấy, hỗn hợp vật liệu trong máy trộn đứng được đảo trộn lên xuống
tuần hoàn trong máy khoảng 8-10 lần thì đạt yêu cầu về độ trộn đều.
Lấy k = 8
Năng suất riêng của vít tải trong quá trình trộn:
q . k .60 125.8 .60 kg tấn
Qr = = =7500 =7,5
8 8 h h
* Tính đường kính trục vít:
Ta có năng suất vận chuyển của vít được tính theo công thức:
π . d2
q=60 .n.s.φ.γ
4
Bước vít s có thể chon theo dv chọn s= ( 0,8÷ 1 ) d v ;s=0,8. d v
Thay q vào công thức tính Qr ta có:
2
Q r =47,1. d v .0,8. d v . n . k .φ . γ

¿> d v =

3 Qr
47,1.0,8 .. n . k . φ . γ√=3
7,5
47,1.0,8 .500 .0,6.0,7 .0,1125
=0,2 ( m )

Chọn đường kính cánh vít:


d = 175 mm.
Suy ra bước của cánh vít: s = 0,8.200 = 160 (mm).
Chiều cao cửa tiếp liệu: h = s = 160 (mm).

85
Chọn h2 = 1 (m)  Chọn chiều cao vít trộn là: L =5,3m
3.3.5. Công suất trộn:

Công suất động cơ dẫn động buồng trộn phải thắng được tổng các mô men
trong quá trình trộn vật liệu gây ra cùng với các lực cản cơ học khác.

γ 2 8 2
P= F v = 6,3. 26 =3473
g 9,81

Hình 3. Thùng trộn

86
3.4. Máy ép viên:
3.4.1. Khái niệm:

Nén ép là quá trình xích lại gần của các phần tử nguyên liệu dưới tác dụng của
ngoại lực, kết quả là khối lượng riêng được tăng lên.
Nhìn từ góc độ sản phẩm thì quá trình nén – ép là qúa trình tạo ra khối sản phẩm
phụ thuộc vào khối lượng riêng và độ sệt của nó. Khối lượng sản phẩm tạo ra có thể
giữ được hình dạng dưới ảnh hưởng của nội lực liên kết hay phản lực ngoài từ các vật
giới hạn ( bởi các bộ phận làm việc của máy như thanh viền, thành bình, thành máng,
…).
3.4.1.1. Các phương pháp nén – ép
Quá trình nén – ép tạo hình thực phẩm có các phương pháp sau: nén, xoắn, rung,
ép trào, cán lăn.
Nếu quá trình nén – ép trong thể tích kín gọi là ép. Tùy theo khối lượng riêng yêu
cầu, khi ép nguyên liệu có dạng thân lá ta có các bó thức ăn chăn nuôi có khối lượng
riêng 120 – 160 kg/m3, hoặc các bánh thức ăn có khối lượng riêng từ 600 – 900 kg/m3.
Khi ép thức ăn dạng hỗn hợp hay bột cỏ, nhận được những viên thức ăn có khối lượng
riêng 1200 – 1300 kg/m3.
Quá trình tạo hạt có thể bằng phương pháp ẩm hoặc khô. Với phướng pháp ẩm
thức ăn chăn nuôi trước khi tạo hạt được làm ẩm bằng nước nóng có nhiệt độ 70 –
80, tiếp theo là ép viên và sấy. Để giảm chi phí năng lượng cho quá trình ép và sấy
cần phải nghiên cứu cụ thể đối với từng loại hỗn hợp lượng ẩm phun vào ban đầu cho
thích hợp. Hiện nay người ta thay thế chất kết dính ẩm bằng mật rỉ, hồ bột, hồ bột mặn.
Các chất này vừa là chất kết dính vừa tăng dinh dưỡng
3.4.1.2. Mục đích và phạm vi ứng dụng.
Quá trình nén ép ngoài công việc tách pha lỏng, lèn chặt sản phẩm nhằm cải tiến
điều kiện vận chuyển, nó còn làm cho sản phẩm có hình dạng nhẩt định.
Chất lỏng ở trong sản phẩm ép có thể chia gần đúng ra: chất lỏng tự do và chất lỏng
liên kết.

87
Chất lỏng tự do dễ dàng tách ra khỏi bã khô. Để tách chất lỏng liên kết (phân tử hay
hấp phụ) cần tiêu tốn năng lượng để khắc phục lực bám, để làm biến dạng cấu trúc và
khắc phục lực cản khi dịch chuyển chất lỏng trong mao quản, hơn nữa trở lực đó lại
tăng lên cùng với sự tăng lực nén vì giảm tiết diện mao quản. Lực gây nên sự hút và
tạo thành màng chất lỏng được gọi là lực phân tử hay lực hấp phụ.
Máy tạo hình sản phẩm bằng phương pháp nén ép được ứng dụng rông rãi trong
các ngành công nghiệp:
• Công nghiệp hóa học: Dùng để gia công vật liệu dẻo thành sản phẩm bằng phương pháp
đúc dưới áp lực.
• Công nghệ thực phẩm: Dùng để sản xuất các loại bánh kẹo và các hình dạng phù hợp thị
hiếu người tiêu dùng. Sản xuất các loại thức ăn viên trong chăn nuôi gia
súc, thủy cầm,…

3.4.1.3. Yêu cầu đối với máy.

• Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng: Năng suất cao, hiệu quả cao, tốn ít năng lượng, chi phí
thấp về lao động và vận hành máy…Đồng thời kích thước, diện tích chiếm chỗ phải
nhỏ, mức tiêu thụ năng lượng, giá thành chế tạo, lắp ráp, sửa chữa phải thấp. Để đạt
được các yêu cầu này, cần hoàn thiện các sơ đồ kết cấu máy, chọn lựa hợp lý các thông
số (tốc độ, kích thước…) xây dựng các hệ thống điện điều khiển máy hoạt động một
cách tự động.
• Khả năng làm việc: Đó là khả của máy có thể hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn
giữ được ổn định: Có tính bền mòn, chống gỉ tốt làm việc ở điều kiện ẩm ướt.
• Độ tin cậy cao: Là tính chất của máy hoặc chi tiết máy thực hiện được chức năng đã
định, đồng thời vẫn giữ được chỉ tiêu sử dụng trong suốt thời gian làm việc nào đó
hoặc suốt quá trình thực hiện khối lượng công việc đã quy định.
• An toàn trong sử dụng: Trong điều kiện sử dụng bình thường kết cấu đó không gây ra tai
nạn nguy hiểm cho người sử dụng, cũng như không gây hư hại cho các thiết bị ở xung
quanh.

88
• Tính công nghệ và tính kinh tế: Là một yêu cầu cơ bản đối với máy. Để thoả mãn yêu
cầu này, máy phải có hình dạng, kết cấu và vật liệu chế tạo phải phù hợp với điều kiện
sản xuất cụ thể, bảo đảm khối lượng và kích thước nhỏ nhất, tốn ít vật liệu, chi phí chế
tạo thấp nhất và kết quả cuối cùng là giá thành máy thấp.
• Đảm bảo quy tắc vệ sinh sản xuất. Nói chung máy phải có mặt ngoài và bề mặt tiếp xúc
phải nhẵn, đồng thời phải bố trí sao cho việc chùi rửa, vệ sinh máy.
• Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy không được vượt quá quy
chuẩn cho phép. Để thực hiện được điều này ta phải giảm cường độ rung động của các
chi tiết bằng cách dùng các liên kết mềm như: Đệm đàn hồi, lò xo, khớp nối mềm,…

89
3.4.2. Sơ đồ nguyên lý, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các máy ép.
Máy ép sử dụng trục vít tải ép và đầu tạo hạt.
a. Sơ đồ nguyên lý:

Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý máy ép vít tải.

1. Động cơ điện.

2. Truyền động đai.

3. Ổ đỡ.

4. Cửa nạp liệu.

90
5. Cánh vít.

6. Xylanh.

7. Cửa tháo liệu.

8. Dao cắt.

9. Thanh đỡ.

10. Trục vít tải

Máy có các bộ phận chính: Cửa nạp liệu (5), Máng hay xylanh (6), trục vít (10),
đầu tạo viên (Cối trụ)(7). Đầu tạo viên là cối trụ thay đổi, có các lỗ theo phương hướng
trục. Đầu tạo viên được thiết kế theo yêu cầu tạo hình sản phẩm. Đầu tạo viên có thể đặt
theo góc nghiêng hoặc nằm ngang để tránh biến dạng sản phẩm. Mặt trong của xylanh
(6) nhẵn, giảm ma sát và khả năng sinh nhiệt. Áp suất trong máy nén – ép đạt tới 50 –
55MN/m2. Trên mặt ngoài cối có dao cắt (8). Dao được dẫn động từ động cơ điện qua bộ
điều chỉnh tốc độ để có thể điểu chỉnh được chiều dài viên thức ăn và kích thước của
viên khác nhau tùy thuộc vào loại gia cầm và lứa tuổi khác nhau. Hạt ra khỏi buồng ép
có độ ẩm khoảng 13 – 17% và nhiệt độ 30 – 50o. Sau đó được đưa ra để sấy khô và đóng
bao.
Trục vít quay tạo nên hiệu quả đẩy và dồn nén nguyên liệu về phía đầu tạo viên
thành một khối liên tục và đồng nhất. Áp lực nén đẩy sản phẩm ra khỏi đầu tạo viên ở
dạng sợi dài. Nguyên liệu để ép là hỗn hợp thức ăn có độ ẩm từ 35 – 50%.
b. Ưu điểm:

• Vật liệu vận chuyển trong máng kín.

• Không tổn thất do rơi vãi vật liệu, an toàn khi làm việc và sử dụng.

• Làm việc ổn định.

• Dễ vận hành và thao tác.

• Đối với máy ép kiểu trục vít, khi bị nghẽn thì thời gian ngừng máy nhỏ.

91
• Giá thành thấp.

• Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế tạo, rẻ tiền.

• Độ đồng đều cao.

• Kích thước viên đều và nhiều kích thước khác nhau.

• Năng suất cao, có khả năng cơ khí hóa cao.

• Các viên thức ăn làm ra được ngâm giữ trong nước nhưng không bị nhão trong
khoảng thời gian khá lâu, thỏa mãn các yêu cầu sau: Thời gian trương nở 15 – 20
phút; thời gian chịu nước khoảng 3 giờ và có thể hơn nữa; sự tách lọc chất dinh
dưỡng (theo Prôtêin) của thức ăn viên ngâm trong nước sau giờ đầu tiên đến 10%,

khối lượng riêng  = 1000 – 1200 kg/m3.

• Được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên, kể cả các loại thức ăn nổi trên
mặt nước, tách nước khỏi nguyên liệu và tạo hình sản phẩm thực phẩm, thuốc…
• Mặt khác vít tải có ưu điểm là kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn, được che kín,
vận chuyển được cả vật liệu nhão, ướt, dính, đơn giản trong bảo dưỡng và sử dụng.
c. Nhược điểm:

• Chóng mòn các cánh xoắn và máy.

• Tổn thất năng lượng lớn.

• Sau mỗi ca, nguyên liệu còn đọng nhiều trong máy.

• Đầu tạo viên (đầu nén ép) là cối trụ thay đổi, nếu lỗ tạo hình sản phẩm càng nhỏ
càng khó làm vệ sinh sau mỗi ca sản xuất.
• Máy có áp lực lớn dễ bị hư hỏng vì vít tải có sự ma sát giữa vật liệu với vít rất lớn
làm cho mặt vít và vỏ bị mòn nhiều.
• Khi mất điện đột ngột và sau mỗi lần ngừng máy rất khó làm sạch máy.

c. Phạm vi ứng dụng:

92
• Sử dụng với phạm vi nhỏ, chủ yếu sử dụng cho hộ gia đình và các trang trại nhỏ tự
cung tự cấp.
• Áp dụng đối với vật liệu có độ ẩm trung bình.

c. Các hỏng hóc thường gặp:


TT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Sản phẩm Nguyên liệu vào không đều. Tiếp liệu đều không gián
không ra Kích thích các phôi liệu không đoạn không ùn tắc.
1
đều. đồng đều Xử lý nguyên liệu cho đồng
nhất

Không Nguyên liệu quá ẩm. Xử lý lại nguyên liệu.

2 phun ra sản Nguyên liệu bết tắc trục vít tải. Làm vệ sinh vít tải.
phẩm
Tắc lỗ phun. Làm sạch lỗ phun.

Kẹt máy. Dây đai chùng. Làm sạch lỗ phun.

3 Nguyên liệu nhiều hoặc quá cứng Căng lại dây đai.
hoặc có vật lạ chèn trong máy. Tháo gỡ vật chèn.

3.4.3. Tính toán thiết kế một số bộ phận chính.

3.4.3.1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy:

• Phân loại: Hộp giảm tốc có 3 loại:


- Bộ truyền bánh răng trụ.

- Bộ truyền bánh răng nón.

- Bộ truyền bánh vít - trục vít

Trong ba bộ truyền thì bộ truyền trục vít và bánh vít được sử dụng nhiều nhất vì máy
cần có tỷ số truyền lớn.
• Sơ đồ động.

93
Trong đó:

1.động cơ.

2. hệ thống truyền đai.

3. hộp giảm tốc

4. hệ thống ép

• Nguyên tắc hoạt động:


Khi động cơ (1) quay, lúc này công suất của động cơ sẽ được truyền tới hộp giảm tốc
thông qua hệ thống đai truyền(2). Nhờ sự ăn khớp của trục vít và bánh vít của hộp giảm
tốc mà công suất được truyền qua hệ thống đai (2) để làm cho các con lăn trên hệ thông
ép (4) quayvà quá trình ép đã được diễn ra.
3.4.3.2. Tính toán các thông số ép của cối ép

Trong sản xuất thực phẩm, ở một số máy ép thức ăn dạng viên thường dùng
khuôn ép là một tấm khoan lỗ để tạo hình như: hình trụ, hình vuông, hình tam
giác, hình,… Đối với đầu tạo hình thường được chế tạo bằng: Đồng thau hoặc thép

94
không gỉ, dưới dạng đĩa phẳng có bề dày từ 20 – 30mm. Trong các máy ép viên
thức ăn, thì các lỗ trên đầu tạo hình được tạo ra sao cho lưu lượng các lỗ là bằng
nhau:
F1V1  F2V2   FiVi ...
Trong đó:
Fi – Là diện tích lỗ thứ i;
Vi – Là vận tốc dòng chảy qua lỗ thứ i.
Sự phân bố các lỗ trên khuôn: Vì đường kính trong của cối Dt = 120mm . Để
đảm bảo sức bền của khuôn cối, chọn khoảng cách từ mặt trong của Thành cối ép
đến dãy lỗ ngoài cùng của khuôn cối là: 10mm.
 Chu vi dãy lỗ thứ 1: = 2r= 2.3,14.225 = 1413 mm;

Số lỗ của dãy 1: = 1413/15 = 94,2 lỗ, chọn = 94. (mỗi lỗ cách nhau 15mm, khoảng
cách giữa hai dãy lỗ kề nhau 15mm).
 Chu vi dãy lỗ thứ 2: = 2.3,14.210 = 1312mm;

Số lỗ của dãy 2: = 1312/15 = 87,5 lỗ, chọn 87 lỗ.


 Chu vi dãy lỗ thứ 3: = 2.3,14.195  1224,6mm;

Số lỗ của dãy 3: = 1224,6/15 = 81,6 lỗ, chọn 81 lỗ.


 Chu vi dãy lỗ thứ 4: = 2.3,14.180  1125mm;

Số lỗ của dãy 4: = 1125/15 = 75 lỗ, chọn 75 lỗ


 Chu vi dãy lỗ thứ 5: = 2.3,14.165 1036mm;

Số lỗ của dãy 5: = 1036/15 = 69 lỗ, chọn 69 lỗ


 Chu vi dãy lỗ thứ 6: = 2.3,14.150  942 mm;

Số lỗ của dãy 6: = 942/15 = 62,8 lỗ, chọn 62 lỗ


 Chu vi dãy lỗ thứ 7: = 2.3,14.135  847,8 mm;

Số lỗ của dãy 7: =847,8/15 = 56,2 lỗ, chọn 56 lỗ


 Chu vi dãy lỗ thứ 8: = 2.3,14.120  753mm;

95
Số lỗ của dãy 8: = 753/15 = 50,2 lỗ, chọn 50 lỗ
Do đó tổng số lỗ của khuôn là 574 lỗ.
- Xuất phát từ năng suất máy ta có thể tính độ dài của một lỗ khuôn theo
công thức:
p max . S
L=
f 1 . . p d .C

Trong đó:
L chiều dài của một lỗ khuôn (mm)
Pmax áp suất nén lớn nhất (Mpa)
S0 tiết diện của một lỗ khuôn (mm2)
S0=πR2
C là chu vi của một lỗ khuôn (mm)
C= 2πR
ft hệ số ma sát tĩnh ft=0,25
ξ = 0,5
Pd lấp suất cạnh (Mpa) thường thì Pd=(0,4- 0,5)Pmax chọn Pd=0,5Pmax
Do đó:
2
p max . S pmax . π . R R 2.5
L= = = = =20(mm)
f 1 . . p d .C 0,25.0,5.0,5 . pmax . π . R 0.125 0.125
2

- Vận tốc thức ăn bị ép qua lỗ ép củ máy tạo viên có thể tính theo công thức:

Q=3600. k . m. Z . v
4 ( )
π . d 2 kg
h

4Q
v= 2
3600. k . π . d

96
Trong đó : k- hệ số cản chuyển động của thức ăn khi qua các lỗ khuôn, k = 0,06-0,07
chọn k = 0,06.
d- Đường kính lỗ khuôn, (mm) d = 5(mm)
m- Số lỗ trên khuôn: m = 574 (lỗ)
Z- Số con lăn, Z = 4
v- Vận tốc thức ăn bị ép qua lỗ, (m/s)
Q – Năng suất lý thuyết của máy tạo viên (kg/h)

v=
4Q
2
=
4.200
−3 2
3600. k . π . d . m. Z 3600.0,06.3,14 . ( 5. 10 ) .574 .4 ( )
=1.96
m
s

3.4.3.3. Tính toán số vòng quay.

Tiết diện các lỗ khuôn:


2 2
574. π .d 574.3,14 .5
S x= = ≈ 9150 mm 2
4 4
Khi dao quay một vòng để cắt, có chiều dài viên l = 10 mm, ta có thể tích viên thức ăn là:
V = Sx.l = 10990.10 = 10990 mm3
Khối lượng riêng của vật liệu ép:  = 1,2 kg/dm3
Khối lượng viên cắt được sau một vòng quay của dao:
m = 1,2.0,0915 = 0,1099 kg/vòng;
Năng suất yêu cầu 200 kg/h, hay 3,4 kg/phút.
Số vòng quay của con lăn là n = 3,4/0,1099 = 30,9 vòng/phút. Chọn n = 32 vòng/phút.
Trên đây là số vòng chạy của một con lăn khi quay 1 vòng theo trục chính để đạt được
năng suất là 200 kg/h, do máy lăn ép có 4 con lăn nên để đạt được năng suất theo yêu cầu
thì mỗi con lăn phải quay là:
ni= n/4=32/4 = 8 (vòng/ phút)
Vì dao cắt có cúng số vòng quay với con lăn nên số vòng quay của dao căt bằn số vòng
quay của một con lăn và chính bằng số vòng quay của trục chính của động cơ.
3.4.3.4. Tính công suất chi phí cho quá trình ép.

97
Công suất tiêu hao của máy dùng để khắc phục ma sát của vật liệu với thành máy, ma
sát của vật liệu với con lăn và ma sát ở các gối đỡ, được xác định như sau:
N1+ N2+ N3
N= . K 0 (kW )
o
Trong đó:
N1 : Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với cối ép kW.
N2 : Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với con lăn, kW.
N3: Công suất tiêu hao để khác phục ma sát giữa các ổ lăn trong các con lăn, kW
K0 : Là hệ số kể đến sự dịch chuyển và làm vỡ vụn vật liệu; K0 = 1,2.
o : Là hiệu suất của các ổ đỡ trục trục chính;
Công suất chi phí cho ma sát giữa vật liệu và cối ép.
Công suất tiêu hao để khắc phục ma sát của vật liệu với cối ép:
FK . V a
N 1= ;( kW )
1000
Trong đó:
Fk - lực ma sát tổng hợp tĩnh vật liệu vào thành máy, N;
Va - vận tốc tuyệt đối của vật liệu, m/s;
f - hệ số ma sát của vật liệu với thành máy.
F k =f t . N =f t . . Sc =f t . . C . L=f t . . Pd . C . L,(kN)

Trong đó:
L – chiều dài đoạn đùn của khuôn,m.
f– hệ số ma sát tĩnh
N- phản lực tiếp tuyến
τ- ứng suất tiếp tuyến do áp suất cạnh gây ra,Pa
C- chu vi tiết diện khuôn
Pd – áp suất cạnh Pd = 0,5Pmax
 - khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3 .
Ta có Pmax= 21Mpa
−3
F k =f t . . Pd . C . L .n=893.0,25 .0,5 .11,5.14,02 .10 .10 =360(kN)

98
Vậy
F k . V a 180.1,96
N 1= = =0,3528 ;(kN)
1000 1000

3.4.3.5. Tính chọn đai:

Vì tốc độ của trục xoắn nhỏ, chọn phương án truyền động đai để kết cấu
đơn giản, dễ chế tạo, thông dụng trên thị trường.
Chọn đai: Ở đây giả thiết vận tốc đai >5m/s, ta chọn đai B. Để chọn đai sử dụng ưu việt
nhất.
 Tiết diện đai: bxh = 22x13,5;
 bc = 19 mm;
 y0 = 4,8 mm;

99
 F = 230 mm2 ;
 Đường kính bánh đai nhỏ: D1 = 200;
 Kiểm nghiệm vận tốc đai theo điều kiện.

π . D 1 . n dc 3,14.200.950 94 m
V d= = ≈9, ≤ ( 30 ÷ 35 ) m/ s
60.1000 60.1000 s
Bảng 1: Các thông số của đai

Loại đai. b bc h y0 F
B 22 19 13,5 4,8 230

100
Chọn trục vít được chế tạo bằng thép C45 được tôi bề mặt, được chế tạo bằn phương
pháp đúc trong khuôn cát.
Bánh vít ta chọn chế tạo bằng đồng thanh nhôm sắt bpAm9-4, được chế tạo bằn
phương pháp đúc trong khuôn cát.
 Xác định ứng suất cho phép:
 Ứng suất tiếp súc cho phép:

Ứng suất cho phép của bánh vít được xác định bởi công thức:


7
8 10
¿( 0,75÷ 0,9) σ bk
N td
Trong đó:
n 4
Mi
N td =60 ∑ ( ) . ni .T i
i=1 M max
Trong trường hợp này ta xác định ứng suất tiếp súc cho phép của bánh vít được xác định
ta có giá trị ướng suất cho phép của bánh vít được chế tọa bằng vật liệu bpAm9-4 là [σ tx]
= 210 (N/mm2 )
 Ứng suất uốn cho phép:

Ứng suất cho phép của bánh vít được xác định bởi công thức:

σ u=( 0,25 σ ch +0,08 σ bk ) .



8 107
N td

Ta có σch=0, σbk = 400 (N/mm2 )và Ntd = 106

σ u=( 0,25 σ ch +0,08 σ bk ) .



8 107
N td
107

=(0,25.0 0,08.400) . 8 6 =42,67(
10
N
mm
2
)

 ứng suất quá tải cho phép:

Ứng suất quá tải cho phép đối với đồng thanh không thiếc:
[σtxqt] = 2σch = 2.210 = 420 (N/mm2 )
 Sơ bộ chọn trị số hiệu suất và hệ số tải trọng:

101
Hiệu suất của bộ truyền ta chọn η = 0,75.
Khi đó công suất trên bánh vít N2 = η N1 =0,75.2,66 =1,995 (Kw).
Trong đó N1 là công suất trên trục vít.
Hệ số tải trọng K chọn sơ bộ trong khoảng K = 1,1-1,3
Chọn K = 1
Giá trị m√3 q đươc xác định theo điều kiện bền tiếp xúc:
m √ q= √¿ ¿
3 3

Trong đó :
m là mô dun của bánh vít
q là hệ số đường kính
K hệ số tải trọng K=1,2
N2 công suất của động cơ trên bánh vít N2 = 1,995 (Kw)
n2 số vòng quay của bánh vít n2 = 8 (vòng/ phút)
[σtx] ứng suất tiếp xúc cho phép [σtx] = 210
Z2 số răng trên bánh vít Z2 = 60
m √q ≥√ ¿ ¿
3 3

Từ giá trị của m√3 q ta xác định đượcgiá trị của m,q của bộ truyền trục vít bánh vít như
sau:
m = 8 (mm) ; q = 8
 Xác định hiệu suất, hệ số tải trọng và vận tốc trượt:

Giá trị vận tốc trượt được xác định :

( )
m. n1 2 m 8.238 2 2 m
V t=
19100
√ 2
Z1 + q
s
=
19100
√ 2 +8 =0,345( )
s
Trong đó: n1,Z1 là số vòng quay và số răng của trục vít
Hiệu suất bộ truyền:
tg
≈ ( 0,96 ÷ 0,98 ) .
t g(+ p ' )
Trong đó : λ,ρ’ là giá trị góc nâng và góc ma sat của trục vít.

102
ta có λ = 14o 02’10”, ρ’= 4o 17’
Thay vào công thức trên ta được:
0 ' ''
tg tg14 02 10
≈ ( 0,96 ÷ 0,98 ) . =0,98. =0,742
t g (+ p )
' 0 ' '' 0 '
tg(14 02 10 + 4 17 )

Hệ số tải trọng k được xác định theo công thức:


K= Ktt:Kd
Trong đó Ktt là hệ số tập trung tải trọng bộ truyền chịu tải trọng tĩnh Ktt = 1
Kd là hệ số tải trọng động Kđ = 1
Suy ra K = 1
Vận tốc vòng của bánh vít:
π .d 2 . n2 π . m. Z 2 . n2 3,14.8 .60 .8 m
V 2= = = =0,20096( )
6. 10 4
6.10 4
6. 104
s
Chọn cấp chính xác của bộ truyền có cấp chính xác 9.
 Kiểm nghiệm điều kiện bền uốn của răng bánh vít.

Sức bền uốn của răn bánh vít được kiểm tra theo công thức:
6
15.10 . K . N 2
σ u= 3
≤[σ u ]
m . Z 2 . y . q . n2
Trong đó :
K - là hệ số tải trọng.
N2- Công suất tại trục vít.
m – Môdun bánh vít .
Z2 – Số răng có trên bánh vít .
n2 – Số vòng quay của bánh vít.
y – Hệ số dạng răng tra bảng (36,42) ta được y = 0,499 .
q - hệ số đương kính.
6

( )
15.10 . K . N 2 15.10 .1.1,995 N N
σ u= 3
= 3
=30,5 2
≤ [ σ u ]=42,67( 2
)
m . Z 2 . y . q . n2 8 .60 .0,499 .8 .8 mm mm

 Kiểm nghiệp sức bền quá tải của răng bánh vít:

103
Sức bền quá tải của bộ truyền được kiểm nghiệm theo công thức:
σ txqt =σ tx √ K qt ≤ [σ ¿¿ txqt ]¿
σ txqt =σ tx . K qt ≤ [σ ¿¿ txqt ]¿
Trong đó :
51200
σ tx= ¿
Z2
q
Ta có hệ số quá tải của hệ thống được tính theo công thức:
M qt
K qt =
M
Trong đó :
Mqt – mômen xoắn quá tải lớn nhất
M – mômen xoắn danh nghĩa
Ta có Kqt = 1,8

104
Hình 3.7 : sơ đồ cấu tạo bánh vít
 Kiểm nghiệm sức bền và độ cứng thân trục vít.

Kiểm nghiệm sức bền thân trục vít.


Chọn K σ =2,5 K r =1,9

Kiểm nghiệm thân trục vít về độ cứng.


y≤ [ y ] ≈ ( 0,005 ÷ 0,01 ) . m
Trục vít quay một chiều và được bố trí 2 ổ đỡ chặn đối xứng ở hai đầu trụ.
3.4.3.6. Sử dụng máy.

 Vận hành máy.

Khi vận hành máy ta cần chú ý các điểm sau:


- Lượng thức ăn đươc chộn phải được cung cấp liên tục vào buồng máy.
- Khi thức ăn được ép song và được đẩy ra ngoài phải có hệ thống sấy thức ăn để đảm
bảo được chất lượng của thức ăn.
- Động cơ dẫn động phải có tốc độ cố định nếu không sẽ làm cho máy hoạt động không
ổn định dễ làm cho hệ thống bánh vít trục vít bị hỏng.
 Bảo dưỡng máy.

- Các ổ bi đỡ phải được bảo dưỡng thường xuyên tránh hiện tượng ổ bi bị khô kẹt làm
hỏng ổ bi gây hư hỏng máy.
- Các con lăn phải được bảo dưỡng thường xuyên tránh hiện tượng han gỉ hoặc kẹt con
lăn sẽ làm giảm năng suất máy và chất lượng của sản phẩm.
- Máy phải được bảo duỡng thướng xuyên thường thì 3 tháng 1 lần. chú ý đến sự mòn của
bánh vít và trục vít, các ổ đơc và ổ đõ chặn đõ trụcc chính dễ làm cho máy bị hỏng không
vận hành được

105
3.5. Máy đóng bao hạt viên nén thức ăn chăn nuôi 
3.5.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật
3.5.1.1. Nhiệm vụ

Máy đóng bao nhiệm vụ chính cân định lượng và đóng bao sản phẩm sau khi ép viên-làm
nguội .Máy dùng để cân đóng bao thành phẩm cho các nguyên liệu như cám hạt, thức ăn
chăn nuôi, phân hữu cơ ép viên, các loại viên gỗ nén. mục đích bảo quản sản phẩm lâu
dài , giữ vệ sinh , tiện lợi trong vận chuyển , tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm .
3.5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật:
Hình dạng bao có nếp gấp hai bên hông và ba đường hàn ( hai đầu bao và dọc theo chiều
dài bao) với mặt cắt ngang có hình dạng như sau

Kích thước bao kích thước 50cm x75cm kích thước bao 25 kg
Công suất 2400 bao/ giờ

106
Bề rộng các mép hàn là 5 cm , độ sai lệch cho phép là 0,5 cm .
Yêu cầu quan trọng của máy là phải cắt bao đúng vị trí những đường vạch trên mép bao
(vạch màu trắng trên nền nâu) do đó cần có các cảm biến nhận diện vị trí cắt và phải tiến
hành bù trừ đi sai số phát sinh do việc chế tạo máy không chính xác , sai số do in saivị trí
vạch , sai số do biến dạng nhiệt của bao và của máy .
Nhiệt độ cần thiết để hàn bao là khoảng 160ºC
Khung máy làm bằng thép ống vuông 40×40 cm gắn với nhau bằng mối hàn và
được bọc bên ngoài bằng tole inox 1.5 cm .
Tấm đỡ các trục là thép tấm dày 8 cm được hàn vào khung máy . Đế của
khung máy cũng được làm bằng thép tấm 10 cm .
Máy không được quá cao gây khó khăn cho quá trình cấp liệu .
Ngoài ra , còn có các yêu cầu về mặt thẩm mỹ và kết cấu hợp lý để khi vận hành người
công nhân không bị vướng víu gây khó khăn , yêu cầu về việc vận hành phải đơn giản ,
bảo quản và bảo dưỡng máy dễ dàng
3.5.2. Tính toán thiết kế phương pháp thực hiện
3.5.2.1. Phương án 1 – Máy đóng bao hoạt động theo nhịp

107
Ở phương án này máy hoạt động theo nhịp sản xuất được tạo bởi ly hợp hay cơ cấu
Man . Vì làm việc theo nhịp , lực căng của cuộn bao, bao sẽ thay đổi liên tục do đó cần có
cơ cấu điều hòa lực căng để máy hoạt động chính xác . Ưu điểm của dạng thiết kế này là
hệ thống điều khiển đơn giản , mỗi khi cảm biến quang phát hiện thấy vạch định vị thì bộ
phận điều khiển phát lệnh cấp liệu và hàn (hàn dọc bao và hàn hai đầu bao đều bằng
thanh kẹp , không dùng con lăn) do đó không cần hệ thống bù vi sai , hoạt động chính xác
hơn . Nhược điểm lớn nhất của loại này là năng suất không cao do có những khoảng thời
gian chờ giữa các động tác của các cơ cấu do ảnh hưởng của quán tính .
3.5.2.2. Phương án 2 – Máy đóng gói hoạt động liên tục
Đây là phương án được dùng phổ biến vì cho năng suất cao . Đặc điểm của hệ thống loại
này là luôn luôn xuất hiện sai số ở vị trí cắt giữa các gói , sai số này xuất hiện do nhiều
nguyên nhân , trong đó hai nguyên nhân chủ yếu là sai số hệ thống của máy và sai số
ngẫu nhiên ở khoảng cách của hai vạch liên tiếp trên bao gói (do sự biến dạng nhiệt hoặc
do in sai vị trí) . Do đó hệ thống này đòi hỏi phải có cơ cấu bù trừ sai số này, cơ cấu này
sẽ hoạt động liên tục làm cho sai số dao động trong một phạm vi cho phép . Ngoài ra ta
cũng có thể bù trừ sai số này bằng giải thuật điều khiển . Qua phân tích ở trên , ta thấy
phương án hai đáng lựa chọn hơn vì trong hoạt động sản xuất ngày nay , yếu tố năng suất
luôn được đặt lên hàng đầu và việc chế tạo hệ thống bù trừ sai số vị trí cắt cũng không
quá phức tạp . Như vậy phương án hai sẽ được sử dụng trong khuôn khổ đồ án này với
việc bù trừ sai số bằng giải thuật điều khiển .
3.5.2.3. Nguyên lý hoạt động
Sơ đồ nguyên lý của máy :

108
Bao cuộn được đưa vào trục đỡ có gắn bạc chặn hai đầu 1, đầu bao được kéo qua các con
lăn căng bao 2 và con lăn đều hòa lực căng bao bằng trọng lượng trục đến bộ phận tạo
hình ban đầu 4 rồi đến bộ phận tạo hình chính 5 . Tại đây bao được uốn theo hình dáng
yêu cầu rồi đưa qua cặp con lăn ép 6 tạo nếp để đến phễu cấp liệu 7 . Sau đó bao được
kéo cuốn qua cảm biến quang 8 để xác định chiều dài bao , tiếp tục đến cặp con lăn hàn 9
( hàn dọc chiều dài bao) , rồi đến cặp con lăn cuốn bao 10 (là nguồn động lực kéo bao) .
Cuối cùng bao đi đến bộ phận hàn đáy bao 11 (đồng thời hàn đầu bao của bao trước đó)

109
và cắt . Kết hợp với chuyển động cuốn bao và cắt bao là chuyển động theo nhịp của cửa
cấp liệu và chuyển động quay để trộn và cấp liệu của mâm gạt bột 13 đặt bên dưới thùng
chứa liệu 12 .

Bao được định hình bởi bộ phận tạo hình có hình dạng như sau :

Bộ phận tạo hình được lắp trên các rãnh trượt để có thể điều chỉnh ra vào , lên xuống để
phù hợp với sự chuyển động của bao

Nhiệt độ để hàn loại bao này khoảng 160°C . Bao được hàn mí (dọc bao) thông qua cặp
con lăn hàn bao được gia nhiệt bằng điện trở gắn ở lòng trục con lăn (điện trở không quay
theo con lăn) , bề mặt con lăn có khía nhám để bao không trượt và để truyền nhiệt tốt hơn

110
. Hai đầu bao được hàn bằng cặp má hàn làm bằng đồng (Cu) được gia nhiệt bằng điện
trở đặt bên trong và trượt (nhờ lực của cặp xylanh khí nén) trên cùng một đường ray là
hai thanh ray hình trụ gắn theo phương ngang và song song với nhau như hình vẽ sau

Bộ phận định lượng là một hộp vuông có thể tích chứa đủ lượng vật liệu cần cấp cho mỗi
bao . Hộp định lượng (hình 7) được đẩy bởi một xylanh khí nén làm hộp di chuyển qua
lại giữa cửa cấp và cửa xả . Để cho thức ăn dạng viên nén không đóng thành vòm trên
cửa cấp (hiện tượng rất thường gặp đối với vật liệu rời) và để trộn di chuyển vật liệu từ
những nơi khác đến cửa cấp liệu ta dùng một cơ cấu tay gạt quay quanh tâm của thùng
chứa liệu với tốc độ được điều chỉnh bằng biến tần sao cho phù hợp với tốc độ đóng mở
của cửa cấp liệu (chỉ cần phù hợp một cách tương đối)

Hình dáng trục con lăn ép mí bao như sau :

111
Vì trục con lăn hàn mí bao hoạt động ở nhiệt độ cao (khoảng 160°C) nên ta không dùng ổ
lăn mà dùng ổ trượt (bạc thau) tự chế tạo và được chỉnh sửa kỹ trong quá trình chạy thử
máy để đảm bảo máy hoạt động tốt ở nhiệt độ yêu cầu .
Do sự sai lệch ngẫu nhiên của khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên chiều dài bao
và sai số trong việc chế tạo các chi tiết cơ khí của máy nên sau một thời gian vận hành
máy sẽ xuất hiện sai lệch cắt bao do đó đòi hỏi phải có một cơ cấu bù sai số. Thông
thường có hai dạng bù sai số là bù bằng cơ khí và bù bằng điều khiển . Trong khuôn khổ
đồ án này em xin chọn phương pháp bù bằng cách thay đổi thời gian đóng mở cửa cấp
liệu và đóng mở hệ thống hàn và cắt đáy bao thông qua một encoder đo góc quay của trục
cuốn kết hợp với cảm biến quang nhận diện chiều dài bao và cảm biến từ gắn ở bộ phận
hàn và cắt bao
Động cơ cần nhiều tốc độ hoạt động (để tiện cho việc cân chỉnh máy và lắp đặt bao gói
và hệ thống lúc đầu mỗi chu kỳ hoạt động) nên ta cần dùng bộ phận thay đổi tốc độ động
cơ , trong trường hợp này ta dùng biến tần . Biến tần hoạt động theo nguyên lý thay đổi
tần số cung cấp cho động cơ dẫn đến làm thay đổi vận tốc động cơ .
3.5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
3.5.3.1. Tính động học máy
Năng suất của máy : khoảng 40 bao /phút .
Động cơ được sử dụng là loại động cơ ba pha không đồng bộ . Do yêu cầu cần có
những tốc độ khác nhau khi vận hành và điều chỉnh máy nên động cơ được điều chỉnh

112
tốc độ bằng biến tần .
Chọn sơ bộ vận tốc động cơ là 1420 vòng/phút .
Để thuận lợi trong tính toán và thiết kế ta chọn chu vi con lăn cuốn bằng chiều
dài bao tức là bằng 0,75 m . Vì vậy đường kính con lăn cuốn bao sẽ là
dcc = 0,75/ π = 0,239 m
Lấy dcc = 0,239 m. Sai số sẽ được bù trừ bằng hệ thống bù sai số hoạt động theo một
encoder đo góc .
Đường kính con lăn hàn bao
d ch = 0,46 m

Tỷ số truyền từ động cơ chính đến trục cuốn :


ut = 1420/40= 35,5

Để phù hợp với thực tế chọn tỷ số truyền là 35


Chọn tỷ số truyền của bộ truyền xích chính là u x = 2,5
Suy ra tỷ số truyền của hộp giảm tốc uh = 35/2,5 = 14
Ở đây ta sử dụng loại động cơ có gắn sẵn hộp giảm tốc với uh = 14
Vậy số vòng quay trục cuốn ứng với tỷ số truyền được chọn như sau
ncc = 1420/35 = 40,57 bao/phút
Năng suất thực tế ứng với số vòng quay trục cuốn
N = 40,57×π×0,239/0,75 = 40,61 bao/phút
Thời gian đóng gói một bao thức ăn nông sản dạng viên T = 60/40,61= 1,48 s
Tốc độ quay của mâm gạt (4 tay gạt) bằng 1/4 tốc độ quay của trục cuốn bao , được tạo
bởi một động cơ tích hợp hộp giảm tốc thứ hai hoạt động độc lập với hệ thống cuốn bao
nhưng tốc độ cũng được điều chỉnh tăng giảm theo tốc độ cuốn bao bằng biến tần
Vận tốc dài của bao là
v = 40,61×0,75 = 30.45 m/ph = 0,507 m/s
Vận tốc quay nhỏ nhất của cuộn bao (ứng với đường kính lớn nhất là dc = 4,5 m)
30,45
nc= =2,153 (vòng / phút)
π ×d c max

113
Vận tốc quay lớn nhất của cuộn bao (ứng với đường kính nhỏ nhất khi hết bao là d c =
1,25 m):
30,45
nc= =7.75 (vòng / phút)
π ×d c min
Vận tốc quay của các trục căng bao và trục cán nếp (có đường kính giống nhau d t = 2,8
m)
30,45
nt = =3,46(vòng / phút )
π × dt
Vận tốc quay của con lăn hàn bao (đường kính d ch = 4,6 m)
30,45
nt = =2,1( vòng/ phút)
π × d ch
Trục của encoder không gắn trực tiếp vào trục của con lăn cuốn bao mà đuợc truyền qua
một bộ truyền bánh lăn với tỷ số truyền ue = 5 . Vậy vận tốc của trục encoder là
n e = 40,57×5 = 202,85 vòng/phút

3.5.3.2. Động lực học


Các lực tạo ra tải trọng trong quá trình vận hành máy bao gồm :
1. Lực quán tính của cuộn bao .
2. Lực ma sát tại các ổ lăn của : trục đỡ cuộn bao , các trục căng bao , cặp trục
cán mép bao , hai cặp ổ lăn của cặp con lăn cuốn bao .
3. Lực ma sát sinh ra trên các cặp ổ trượt : cặp ổ trượt của cặp con lăn dẫn bao ,
hai cặp ổ trượt của cặp con lăn hàn bao .
4. Trọng lượng của một trục căng bao .
5. Lực ma sát sinh ra giữa bao và bộ phận tạo hình (gồm bộ phận tạo hình ban
đầu và bộ phận tạo hình chính) .
6. Lực ma sát sinh ra giữa phễu cấp liệu và bao .
7. Trọng lượng của gói cà phê chưa cắt (lực này biến đổi theo chu kỳ) .
8. Hao phí trên bộ truyền xích .
9. Hao phí trên hộp giảm tốc
Khối lượng của cuộn bao đường kính 4,5 m là m = 500 kg
Suy ra trọng lượng của cuộn bao gói khoảng 5000N

114
Trọng lượng của các bộ phận chặn hai đầu trục đỡ và ống lót là 5900 N
Vậy tổng trọng lượng cần tải là
Q1 = 5000 + 5900 = 10900 N
Mô hình tính toán như sau

F1 – lực kéo của động cơ tác động lên cuộn bao .


Mqt – mômen quán tính của cuộn bao đối với tâm trục quay .
m – khối lượng của cuộn bao .
Từ phương trình cân bằng mômen quanh trục quay ta xác định được F :
M qt J z x ε J z x a m x a x R 2
F t= = = 2 = =0,33 N
R R R 2xR
2

Trong công thức trên a là gia tốc dài của bao , vì thời gian mở máy đối với động
cơ công suất nhỏ là rất nhanh nên ta lấy a = v = 0,132 m/s
a)Lực ma sát tại các cặp ổ lăn trên trục đỡ cuộn bao , các trục
trung gian (7 trục), trục cán mép (2 trục) và trục hàn bao
Các lực này ta không cần tính mà chỉ cần dựa vào hiệu suất của các cặp ổ lăn
(ηol= 0,99) để tăng thêm lực kéo của động cơ .
Ở đây ta thấy có 11 cặp ổ lăn như lực kéo sẽ tăng thêm 1/0,99^11 = 1,117 lần .
b) Lực ma sát tại cặp ổ trượt trên trục cuốn
Tương tự như trên ta cũng không tính lực này mà chỉ dựa vào hiệu suất của ổ
trượt (ηot = 0,98) để tăng tương ứng lực kéo của động cơ .

115
Như vậy lực kéo sẽ phải tăng thêm 1/0,98 = 1,02 lần .
c) Lực ma sát sinh ra giữa bao và các bộ phận tạo hình
- Đối với bộ phận tạo hình ban đầu
Lực căng bao tác dụng lên bao tại bộ phận tạo hình ban đầu cũng là lực kéo của
động cơ lên các bộ phận trước bộ phận tạo hình (gồm có 7 cặp ổ lăn):
F2 = (F1 + Q)/(0,99^7 ) = 76,3 N .

Lực ma sát sinh ra trên bộ phận tạo hình ban đầu :


Fms1 = k×F2×cos71,3 = 9,8N
Trong công thức trên k = 0,4 là hệ số ma sát giữa bao và inox được xác định qua
thí nghiệm .
Như vậy lực kéo bao cần có sau bộ phận tạo hình ban đầu là
F3 = F2 + Fms1 = 76,3 + 9,8 = 86,1N
 Đối với bộ phận tạo hình chính

116
Lực ma sát sinh ra trên bộ phận tạo hình ban đầu :
Fms2 = k×F3×cos85,75 = 2,6N
Như vậy lực kéo bao cần có sau bộ phận tạo hình chính là :
F4 = F3 + Fms2 = 86,1 + 2,6 = 88,7N
 Lực ma sát sinh ra giữa bao và phễu cấp liệu

Lực kéo cần có của động cơ sau cặp trục tạo nếp :
F5 = F4/ /ηol ^2 =90,5N
Lực ma sát sinh ra trên phễu cấp liệu :
Fms3 = k×F5×cos84,92 = 3,2N
Như vậy lực kéo bao cần có sau bộ phận tạo hình chính là :
F6 = F5 + Fms3 = 90,5 + 3,2 = 93,7N
Lực kéo cần thiết của động cơ sau trục cuốn (trừ đi hao phí trên cặp ổ trượt của

117
cặp con lăn dẫn bao trước encoder , cặp ổ trượt trên trục hàn bao , cặp ổ lăn trên trục
cuốn bao)
F7 = F6/(ηol×ηot 2 ) = 98,6N
 Trọng lượng của bao cà phê chưa cắt
Trọng lượng này cùng chiều với lực kéo của động cơ , do đó nó có tác dụng giảm
tải trọng nhưng lại biến đổi theo chu kỳ (khi có khi không) nên ta không tính đến khi
xác định tải trọng .
 Hao phí trên bộ truyền xích
Hiệu suất của bộ truyền xích ηx = 0,96
Lực kéo cần có của động cơ sau bộ truyền xích là
F8 = F7/ηx = 102,7N
 Hao phí trên hộp giảm tốc
Ta chọn động cơ tích hợp hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp .
Như vậy , tổn thất trên hộp giảm tốc bao gồm tổn thất trên hai bộ truyền bánh
răng (hiệu suất ηbr = 0,97 và tổn thất trên hai cặp ổ lăn ηol =0,99) .
Từ các lực trên suy ra công suất trục công tác (công suất trên trục cuốn) :
Plv = F7×v/1000 = 0,013 kW
Plv – Công suất làm việc .
Công suất trên trục ra của hộp giảm tốc
P1 = Plv/ηx = 0,0136 kW
Công suất trên trục động cơ
P2 = P1/( ηbr 2 ×ηol 2 ) = 0,0148 kW
Với công suất trên ta chọn động cơ (hoặc loại khác tương đương)
Ngoài ra còn có lực cần thiết để quay mâm gạt bột , lực này phải đủ lớn để chống
lại lực cản của khối lượng cà phê chứa trong thùng cấp liệu .
3.5.3.3. Hệ thống thiết bị sử dụng khí nén của máy
Máy được trang bị ba xylanh khí nén :
- Xylanh đóng mở cửa cấp liệu .
- Hai xylanh đóng mở bộ phận hàn-cắt .
118
Các xylanh này đều là xylanh tác động kép , có thể tích nhỏ, hành trình ngắn và
thời gian tác động nhanh được điều khiển bằng solenoid .
Các xylanh và hệ thống dẫn khí phải ở trong tình trạng tốt để có thể hoạt động
đúng nhịp sản xuất .
Lực tác động của xylanh cấp liệu được tính dựa vào trọng lượng cà phê được cấp ,
trọng lượng hộp cấp liệu và lực ma sát giữa phần chuyển động và phần cố định của cơ
cấu cấp liệu . Lực tác động của cặp xylanh hàn-cắt không lớn , do đó chỉ cần chọn bất kỳ
xylanh nào có hành trình phù hợp .
3.5.3.4. Hệ thống nhiệt của máy
Hệ thống nhiệt của máy bao gồm :
- Cặp con lăn ép mí bao với khoảng trống bên trong mỗi trục dùng để gắn điện
trở sinh nhiệt (điện trở không tiếp xúc với thành trong của trục con lăn nên không quay
theo trục)
- Cặp thanh nhiệt hàn đầu bao (cũng là bộ phận cắt bao) có lỗ dọc theo chiều dài
thân để gắn điện trở sinh nhiệt .
Nhiệt cung cấp cho cả hai bộ phận hàn này được tính làm sao để duy trì nhiệt độ
của chúng ở nhiệt độ cần thiết để hàn bao (khoảng 160°C) tức là phải trừ đi lượng nhiệt
mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh (gồm truyền vào không khí và truyền
vào hộp chứa con lăn) . Ở đây do lượng nhiệt cung cấp cho bao gói không lớn nên ta có
thể bỏ qua lượng nhiệt này hoặc chỉ cần nhân thêm hệ số khi tính toán
V. Hệ thống điều khiển
Máy được điều khiển bằng PLC loại nhỏ (khoảng 8 ngõ vào và 4 ngõ ra)
Hệ thống cảm biến bao gồm :
- Cảm biến quang học loại phản xạ được đặt lên mí bao (gần trục con lăn cuốn)
có nhiệm vụ xác định vị trí vạch định vị trên bề mặt bao . Phải đảm bảo khoảng cách của
cảm biến đến bề mặt bao phù hợp để phát huy tốt khả năng của cảm biến , đồng thời
phải che chắn để chống nhiễu .
- Cảm biến từ (là một công tắc từ) đặt song song với đường tâm của bộ phận hàncắt có
nhiệm cụ tiếp nhận tín hiệu từ của nam châm vĩnh cửu đặt trên bộ phận này để

119
xác định thời điểm hai thanh nhiệt gặp nhau (thời điểm cắt) .
- Encoder đo góc lấy tín hiệu từ trục con lăn ép có nhiệm vụ xác định khoảng sai
lệch giữa hai bao liên tiếp (với 3 vạch định vị) từ đó cung cấp số liệu cho hệ thống
tiến hành bù trừ sai số . Encoder dùng loại có độ phân giải từ 50 đến 100

* Mạch động lực : máy gồm hai động cơ ba pha không đồng bộ được điều khiển
vận tốc bằng biến tần và đóng cắt bằng khởi động từ . Sơ đồ mạch động lực như sau

120
M1 –
Động cơ cuốn bao .
M2 – Động cơ quay mâm gạt bột .
T1 và T2 – Các tiếp điểm của khởi động từ .

121
Mạch điều khiển (dùng PLC) :

Chú thích :
- X1 : Tín hiệu xung của encoder .
- X2 : Tín hiệu của cảm biến quang xác định vạch .

122
- X3 : Tín hiệu của cảm biến từ xác định vị trí đóng của bộ phận hàncắt .
- Y0 : Ngõ ra điều khiển đóng mở bộ phận hàn-cắt và cửa cấp liệu .
3.5.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
3.5.4.1. Vận hành máy
Khi vận hành máy cần thực hiện theo các bước sau :
- Điều chỉnh lực ép giữa hai con lăn cuốn bao và hai con lăn hàn bao nếu cần
thiết
- Lắp cuộn bao gói vào trục đỡ , luồn qua các trục trung gian đến bộ phận tạo
hình , tiếp tục cuốn qua cặp trục cuốn tạo nếp đến phễu cấp liệu . Tại đây , hai mí bao
được chập lại rồi đưa qua cảm biến quang đến cặp trục con lăn hàn mí bao . Cuối cùng
bao được luồn qua cặp con lăn cuốn bao
- Kiểm tra độ căng của bao .
- Cân chỉnh lại vị trí của bộ phận tạo hình nếu cần thiết .
- Đóng cầu dao điện nguồn cung cấp cho máy .
- Bậc công tắc tổng (công tắc an toàn) .
- Kiểm tra đèn báo pha , chỉ cho máy hoạt động khi cả ba đèn báo pha sáng
- Cho cụm mâm gạt hoạt động
- Cho toàn bộ hệ thống hoạt động ở tốc độ nhỏ chờ cho nhiệt độ của hệ thống hàn
đạt nhiệt độ yêu cầu và hệ thống bù trừ đi sai số ban đầu .
- Kiểm tra lại nhiệt độ của các bộ phận hàn .
- Cuối cùng cho máy hoạt động đúng công suất .
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của máy kết hợp với việc cấp liệu khi máy
cấp gần hết cà phê trong thùng cấp liệu

123
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:

Qua khoảng một tháng tính toán thiết kế đề tài “Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn
chăn nuôi” chúng em đã hoàn thành tốt tất cả những phần phân công cho. Tuy nhiên do
thời gian chỉ có một tháng nên chúng em không thể tính toán được một cách chính xác và
hiệu quả, chủ yếu là dựa vào những tài liệu có sẵng,… nên không tránh những thiếu xót,
kính mong thầy giúp đỡ và chỉ dẫn thêm.

Qua đề tài này chúng em đã học hỏi được một số kinh nghiệm giữa thực tế sản
xuất  so với lý thuyết khi ngồi trên ghế nhà trường. Chúng em mong muốn có được sự hổ
trợ của  nhà trường, đoàn khoa về máy móc, kinh phí để những đề tài nghiên cứu và chế
tạo nói chung được thực hiên dễ dàng và hoàn thiện hơn, góp một phần nhỏ cho việc phát
triển đất nước.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Nguyễn Nhân đã tận tình hướng
dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện Đồ Án Tốt Nghiệp. Thầy đã đóng góp ý kiến
và bổ sung về kiến thức thực tế mà em còn thiếu sót, và góp phần không nhỏ cho sự hoàn
thiện đồ án này.
Tài liệu tham khảo :
[1] – MÁY GIA CÔNG CƠ HỌC NÔNG SẢN THỰC PHẨM – TS.NGUYỄN NHƯ
NAM, TS.TRẦN THỊ THANH – NHÀ SUẤT BẢN GIÁO DỤC NĂM 2000
[2] – TÀI LIỆU MÔN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN
NUÔI – ThS. TRẦN VĂN TUẤN

You might also like