Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NGUỒN NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI

CHƯƠNG 1: Đặt vấn đề


Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng được sử dụng từ lâu đời và rất phổ
biến trong cuộc sống năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ sinh học,nguồn cung cấp rất
đa dạng: chất thải nông nghiệp như chăn nuôi, thực vật...
Năng lượng sinh khối (biomass energy) được tạo ra từ các vật liệu dư thừa như
trấu, rơm rạ, bã mía hoặc chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người (rác,
bùn/nước cống). Sinh khối là sử dụng các vật liệu này chuyển hóa thành điện năng (sinh
hóa, hóa học) hoặc nhiệt năng (đốt).
Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng
150 triệu tấn các loại này mỗi năm. Việc làm này không chỉ giúp giảm bớt các chất thải
ra môi trường mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm bớt phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng sinh khối ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đây là
nguồn năng lượng dễ sử dụng , thân thiện với môi trường.
Hiện nay năng lượng sinh khối được sử dụng rất rộng từ nhà bếp đến sản xuất ra
điện năng dưới dạng nguyên liệu, nó được đốt trực tiếp để tạo ra nhiệt phục vụ sản xuất
và nấu ăn trong gia đình đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề về môi trường, tiết
kiệm năng lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu.
CHƯƠNG 2 : Tổng Quan
I.Năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là thuật ngữ được sử dụng để chỉ bất kỳ loại nhiên liệu tự
nhiên phi hóa thạch nào và được phân loại là dạng hữu cơ hoặc là được làm bằng vật liệu
có nguồn gốc từ thực vật. Loại nhiên liệu này được chuyển đổi thành các nguồn năng
lượng có thể sử dụng trong đời sống của con người.
Năng lượng sinh khối được xem là nguồn tài nguyên rất quan trọng trên trái đất
này, chúng được gọi là “Tài nguyên có thể phục hồi”. Năng lượng mặt trời chính là
nguồn gốc của năng lượng sinh khối.
Về mặt lịch sử, con người đã tìm ra và khai thác những sản phẩm có nguồn gốc từ
năng lượng sinh khối khi con người bắt đầu sử dụng củi khô và cỏ khô để nhóm lửa sưởi
ấm. Hiện nay, thuật ngữ năng lượng sinh khối có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa đầu tiên
là sinh khối là vật liệu cây trồng dùng để tạo ra điện năng (dùng tua bin hơi hoặc nén
khí), hoặc sinh khối là tạo ra nhiệt (thông qua việc đốt các nhiên liệu một cách trực tiếp).
II.Các nguồn hình thành năng lượng sinh khối
Nguồn năng lượng sinh khối lại có thể tạo ra được nguồn năng lượng sử dụng
hàng ngày trong đời sống con người như :Điện năng, nhiệt năng và hơi nước cùng với
nhiều nguồn năng lượng khác. Những nguồn năng lượng được tạo bởi sinh khối này được
gọi là năng lượng sinh khối.
Nguồn năng lượng sinh khối chính là dạng năng lượng được tái tạo để phục vụ cho
đời sống hàng ngày của con người. Năng lượng sinh khối khác với sự độc hại của các loại
sơn keo nhựa, ví dụ VOC là hợp chất hữu cơ dạng lỏng hoặc rắn và có thể bay hơi trong
điều kiện gặp áp suất khí quyển cao hoặc ở nhiệt độ phòng.
Năng lượng sinh khối hiện tại có 3 dạng vật chất cơ bản đó là: Rắn, lỏng và khí.
Đồng thời, những dạng năng lượng sinh khối này cũng được chia thành 2 cấp cơ bản, đó
là:
 Sơ cấp: Sản xuất năng lượng sinh khối thông qua ánh sáng của mặt trời hàng ngày
để tạo ra quá trình quang hợp tự nhiên cho cây xanh.
 Thứ cấp: Đây là nguồn năng lượng sinh khối được tạo ra từ quá trình phân hủy và
chuyển hóa tất cả các chất hữu cơ được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày của con
người và các hoạt động tự nhiên của sinh vật.

1.Sinh khối rắn.


Sinh khối rắn còn được gọi là “nguyên liệu”. Sinh khối rắn chính là các chất hữu
cơ ở dạng rắn hoặc là được nén ở dạng bột viên và được giải phóng năng lượng mà chúng
đã lưu trữ thông qua quá trình đốt cháy. Sinh khối rắn (hoặc nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi) bao gồm:
 Gỗ và cặn gỗ: Ví dụ như cây, các bụi cây, mùn cưa, bột viên từ thân và lá được
nghiền nhỏ, khoai tây chiên và các loại gỗ phế thải.
 Các dư lượng nông nghiệp như Rác, rơm, rạ, cỏ, cây khô, hạt, rễ, vỏ ốc và vỏ
trấu.
 Cây năng lượng từ than củi, than bùn và rêu.
 Rác thải đã qua xử lý ví dụ như chất thải của bã cây mía.
 Chất thải động vật như phân chuồng.
 Chất thải rắn được thải từ các khu đô thị như rác thải sinh hoạt
2.Sinh khối lỏng.
Sinh khối lỏng hay còn được gọi là “nhiên liệu sinh học”, là bất kỳ loại chất lỏng
nào được tạo ra từ chất rắn vẫn đang phát triển hoặc đã sống ở một số điểm có thể được
xử lý để sản xuất một loại nhiên liệu. Sinh khối lỏng hoặc nhiên liệu sinh học bao gồm:
 Dầu thực vật mới được chiết xuất từ hạt hướng dương thành dầu hướng dương,
hạt cải dầu thành dầu hạt cải hoặc dầu thực vật được tái chế.
 Nhiên liệu Methanol, Ethanol và cồn được lên men từ ngô, ngũ cốc và các hạt
thực vật khác.
 Dầu Diesel sinh học được chưng cất từ dầu thực vật và mỡ động vật.
 Nhiên liệu P-Series, là sự pha trộn các chất rắn và các chất lỏng khác nhau với
nhau để tạo ra nhiên liệu.
3.Sinh khối dạng khí.
Còn được gọi là “khí sinh học”, là bất kỳ loại khí nào được hình thành một cách tự
nhiên được đưa ra bởi các nhà máy phân hủy rác, chất thải sinh hoạt, động vật phân hủy,
bùn và phân có thể được tái chế và sử dụng như một loại nhiên liệu. Sinh khối dạng lỏng
hoặc khí biogas bao gồm:
 Metan được chiết xuất từ quá trình phân hủy thực vật, động vật và phân chuồng
 Bio gases được sinh ra từ rác thối rữa tại bãi rác.
 Hydrogen được dùng cho năng lượng pin và pin nhiên liệu.
 Tổng hợp Khí pha trộn từ Carbon Monoxide và Hydrogen.
 Khí tự nhiên được lấy từ nhiên liệu hóa thạch.
III. Đặc điểm năng lượng sinh khối
1.Ưu điểm năng lượng sinh khối
 Năng lượng sinh khối làm giảm đi sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch.
 Năng lượng sinh khối làm giảm phát sinh thải khí nhà kính, và giảm thiểu
đáng kể các vấn đề về ô nhiễm và quản lý chất thải.
 Năng lượng sinh khối sử dụng nhiều loại cây trồng khác nhau hỗ trợ những
người nông dân trong nông nghiệp.
 Sản xuất các chất hay nhiên liệu thay thế sạch hơn và tái tạo mới cho dầu thô
và các nhiên liệu hóa thạch thông thường.
 Cấu tạo đơn giản dễ làm , chi phí rẻ
 Bảo vệ môi trường , không gây ô nhiễm
2.Nhược điểm năng lượng sinh khối
Bên cạnh những ưu điểm của năng lượng sinh khối thì chúng cũng có những
khuyết điểm mà chúng ta cần phải chú ý để có thể nắm bắt được và có biện pháp khắc
phục những khuyết điểm này trong những trường hợp cần thiết.
 Các dạng nhiên liệu sinh khối rắn có hàm lượng năng lượng thấp hơn hẳn so
với các dạng nhiên liệu hóa thạch.
 Nhiên liệu hóa thạch được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học chiếm một
lượng lớn trong đất đai. Làm giảm lượng đất có sẵn trong sản xuất nông
nghiệp và thực phẩm.
CHƯƠNG 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.Đặt vấn đề.
 Nguồn năng lượng hóa thạch trên trái đất ngày càng cạn kiệt
 Nhu cầu về năng lượng của con người ngày càng tăng
 Ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khỏe và sự tồn vong con người
II.Mục tiêu đặt ra
 Sử dụng nguồn năng lượng sinh khối một cách hiệu quả
 Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
III.Lý thuyết
1.Sinh khối là gì
Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống , hay gần đây là sinh vật sống, đa số
là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Được xem là nguồn năng lượng tái
tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành dạng
năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo
ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.
2.Nguồn gốc
Sinh khối là vật chất hữu cơ, đặc biệt là các chất cellulose hay ligno-cellulosic.
Sinh khối là các vật chất tái tạo, bao gồm cây cối, chất xơ gỗ, chất thải gia súc, chất thải
nông nghiệp, và thành phần giấy của các chất thải rắn đô thị.
2.1.Chất bã của sinh khối đã qua xử lý: 
Quá trình xử lý sinh khối sẽ sinh ra các sản phẩm phụ và chất bã. Những chất bã
có năng lượng thế năng nhất định có thể được sử dụng để sản xuất điện năng.
2.2.Bột giấy, các chất bã khi sản xuất giấy: 
Trong quá trình sản xuất giấy, việc xử lý gỗ sẽ thải ra mùn cưa, vỏ, nhánh, lá cây
và bột giấy. Những chất thải này được dùng để tạo ra điện để vận hành nhà máy.
2.3.Bã nông nghiệp: 
Những bã nông nghiệp thường thấy là thân, lá, bắp, rơm, vỏ trấu… ở những vùng
nông nghiệp ở nước ta và các vùng khô: bã nông nghiệp thường được giữ lại để bổ sung
chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên việc này chưa tận dụng được hết những lợi ích mà bã
nông nghiệp mang lại.
2.4.Chất thải từ gia súc: 
Phân trâu, bò, heo, gà là những chất thải được sử dụng để chuyển thành gas hoặc
được đốt trực tiếp tạo ra nhiệt và sản xuất năng lượng.
2.5.Các loại chất bã khác:
a) Chất thải củi gỗ đô thị
Chất thải củi gỗ là nguồn chất thải lớn nhất ở các công trường. Chất thải củi gỗ
đô thị bao gồm các thân cây, phần thừa cây đã qua cắt tỉa. Những vật liệu này có thể được
thu gom dễ dàng sau các dự án công trường và cắt tỉa cây, sau đó có thể được chuyển
thành phân trộn hay được dùng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy năng lượng sinh
học
b) Chất thải rắn đô thị
Chất thải ở các trung tâm thương mại, cơ quan, trường hoc, nhà dân có một hàm
lượng nhất định của các vật chất hữu cơ có xuất xứ từ cây
2.6 Cây trồng năng lượng
Các giống cây năng lượng là các giống cây, cây cỏ được xử lý bằng công nghệ
sinh học để trở thành các giống cây tăng trưởng nhanh, được thu hoạch cho mục đích sản
xuất năng lượng. Các giống cây này có thể được trồng, thu hoạch và thay thế nhanh
chóng
a) Các giống cây cỏ (thảo mộc) năng lượng :
Các giống cây này bao gồm các loại cỏ như cỏ mềm (switchgrass) xuất xứ từ
Bắc Mỹ, cỏ voi miscanthus, cây tre, cây lúa miến ngọt, cỏ đuôi trâu cao, lúa mì, kochia...
Các giống cây này thường được trồng cho việc sản xuất năng lượng.
b) Các giống cây gỗ năng lượng :
Các giống cây gỗ có vòng đòi ngắn là các giống cây phát triển nhanh và có thể
thu hoạch sau 5-8 năm gieo trồng...
3.Ứng dụng của nguồn năng lượng sinh khối
3.1.Năng lượng sinh khối được ứng dụng để sản xuất nhiệt truyền thống:
Quá trình khai thác sinh khối để tạo nhiệt có một lịch sử rất lâu dài, và vẫn tiếp
tục đóng một vai trò quan trọng trong xã hội loài người trong thời kỳ hiện đại. Nhiệt
lượng từ việc đốt sinh khối được sử dụng để đốt sửa ấm, để nấu chín thức ăn, để đun
nước tạo hơi ...
Thành phần năng lượng trong sinh khối khô (dry biomass) dao động tự 7.000
Btu/lb (rơm) cho đến 8.500 Btu/lb (gỗ). Xin đưa ra đây một ví dụ so sánh: để nấu một
bữa ăn thì cần khoảng 10.000 Btu, trong khi đó một gallon xăng thì tương đương
124.884 Btu.
3.2. Nhiên liệu sinh khối: 
Ba dạng nhiên liệu phổ biến sản xuất từ sinh khối (biofuel) là methanol,
ethanol, và biodiesel Methanol là cồn từ gỗ (wood alcohol). Methanol không có hiệu suất
nhiên liệu cao như xăng nên chỉ được dùng chủ yếu như tác chất chống đông (antifreeze),
hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất một số hóa chất khác, như formaldehyde.
a) Ethanol (hoặc là cồn ethyl)
Ethanol là nhiên liệu dạng lỏng, không màu, trong suốt, dễ cháy. Ethanol được
dùng như phụ gia cho xăng, với mục đích tăng chỉ số octane và giảm khí thải hiệu ứng
nhà kính. Ethanol tan trong nước và phân hủy sinh học được. Ethanol được sản xuất từ
sinh khối có thành phần cellulose cao (như bắp), qua quá trình lên men tại lò khô hoặc lò
ướt. Tại cả hai lò này, bã men (hèm) được sản xuất và cung cấp cho gia súc tại các nông
trại
b) Dầu diesel sinh học (biodiesel)
Biodiesel là sản phẩm của quá trình kết hợp cồn (trong đó có ethanol) với dầu
chiết ra từ đậu nành, hạt nho, mỡ động vật, hoặc từ các nguồn sinh khối khác.
3.3.Sản xuất điện từ năng lượng sinh khối:
 Hiện nay có rất nhiều phương pháp chuyển đổi sinh khối thành điện năng. Chúng
ta có thể kể đến là:
 Đốt trực tiếp/tạo hơi nước thông thường (direct-fired or conventional steam
approach)
 Nhiệt phân (pyrolysis)
 Đốt kết hợp co-firing, khí hóa (biomass gasification)
 Tiêu yếm khí (anaerobic digestion)
 Sản xuất điện từ khí thải bãi chôn lấp rác
a) Công nghệ đốt trực tiếp và lò hơi
Đây là 2 phương pháp tạo điện từ sinh khối rất phổ biến và được vận dụng ở
hầu hết các nhà máy điện năng lượng sinh khối. Cả 2 dạng hệ thống này đều đốt trực tiếp
các nguồn nguyên liệu sinh học (bioenergy-feedstock) để tạo hơi nước dùng quay turbin
máy phát điện. Hai phương pháp này được phân biệt ở cấu trúc bên trong buồng đốt hoặc
lò nung. Tại hệ thống đốt trực tiếp, sinh khối được chuyển vào từ đáy buồng đốt và không
khí được cung cấp tại đáy bệ lò.
Trong khi đó, ở phương pháp lò hơi thông thường, draft được chuyển vào lò
từ phía bên trên nhưng sinh khối vẫn được tải xuống phía dưới đáy lò. Các hệ thống đốt
trực tiếp truyền thống là hệ thống pile (sử dụng lò đốt song hành - two-chamber
combustion chamber) hoặc lò hơi stoker. Khí nóng sau đó được chuyển qua turbine và
quay cánh turbine, vận hành rotor máy phát điện.
b) Phương pháp đốt liên kết
Đốt liên kết, kết hợp sinh khối với than để tạo năng lượng, có lẽ là phương
pháp sử dụng tích hợp tốt nhất sinh khối vào hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa
thạch. Trong quá trình đốt liên kết, sinh khối bắt nguồn từ gỗ và cây cỏ (thảo mộc) như
gỗ dương (poplar), liễu (willow), cỏ mềm (switchgrass), có thể được trộn một phần vào
nguyên liệu cho nhà máy than thông thường.
Trong quá trình này, sinh khối có thể chiếm tỷ lệ 1%-15% tổng năng lượng
của nhà máy than. Trong các nhà máy dạng này, sinh khối cũng được đốt trực tiếp trong
lò nung, tương tự như than. Phương pháp đốt liên kết có một lợi thế kinh tế tương đối rõ
ràng, do kinh phí
4.Tiềm năng và triển vọng của năng lượng sinh khối
a) Tiềm năng của nguồn năng lượng sinh khối ở nước ta
Hiện nay, trên thế giới NLSK là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng
năng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSK thường là nguồn
năng lượng lớn nhất, chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói
NLSK giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như
ở Việt Nam.
Tiềm năng về NLSK của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng
khá lớn. Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng nguồn sinh khối vào
khoảng 118 triệu tấn/năm bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn
bã mía và trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu, phế thải gỗ... Nguồn sinh khối chủ yếu của
nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng, trong đó gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây
trồng phân tán, cây công nghiệp và cây ăn quả, phế phẩm gỗ công nghiệp.
Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng lên
đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng năng lượng
sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm, rạ, trấu, bã mía và các loại nông
sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc biệt
nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30
năm.
Với nền nông nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam, năng lượng sinh khối có thể
đến từ nhiều nguồn nguyên liệu như bã mía, dăm gỗ, trấu và rơm rạ. Việc tận dụng tiềm
năng lớn về năng lượng sinh khối ở Việt Nam sẽ không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc của
Việt Nam vào các nguồn năng lượng truyền thống, giảm phát thải carbon và ô nhiễm môi
trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân tham gia vào chuỗi giá trị năng
lượng sinh học.
Việc đáp ứng được mục tiêu quốc gia về năng lượng sinh khối cũng sẽ góp phần
vào việc thực hiện cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam
trong đó ưu tiên các biện pháp giảm nhẹ trong ngành năng lượng là ngành tạo ra hơn một
nửa lượng phát thải khí nhà kính (KNK) hàng năm của quốc gia.
Việc phát triển các dự án năng lượng sinh khối cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh
và tăng hiệu quả các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành mía đường hiện đang phải sử
dụng những công nghệ lạc hậu kém hiệu quả và do đó bị giảm tính cạnh tranh trong khu
vực. Ngoài ra, năng lượng sinh khối không phải là một nguồn năng lượng tái tạo hay bị
biến động như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, nên nó có thể góp phần tích cực
vào nguồn cung năng lượng ổn định.
b) Nhiều hạn chế của nguồn năng lượng sinh khối
Trong những năm gần đây, sự quan tâm phát triển các công nghệ NLSK đã tăng
mạnh trên toàn cầu để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Ngay cả những nước
phát triển như Mỹ cũng đã có những chính sách để thay thế dần nguồn năng lượng hóa
thạch. Nguyên nhân là do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần và chi phí
cho nhiên liệu này ngày càng tăng cao. Nếu với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì trữ
lượng dầu của thế giới được dự báo sẽ cạn kiệt trước năm 2050 và các nguồn năng lượng
này còn là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khác với các công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ NLSK không chỉ thay thế
năng lượng hóa thạch mà còn góp phần xử lý chất thải vì chúng tận dụng các nguồn chất
thải để tạo ra năng lượng. Rào cản lớn nhất để tiếp cận và khai thác những nguồn năng
lượng này chính là công nghệ và chi phí thiết bị đắt hơn so với thiết bị sử dụng nhiên liệu
hóa thạch.
Trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc hiện nay, NLSK vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn
50%. Mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ lệ giảm dần do năng lượng thương mại
tăng nhanh hơn. Vấn đề là năng lượng sinh khối hiện nay chủ yếu vẫn chỉ sử dụng để sản
sinh nhiệt lượng trong đun nấu thức ăn, kinh tế hộ gia đình với tỷ lệ gấp 3 lần tổng năng
lượng tiêu thụ so với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chỉ có 1/4 NLSK được sử dụng
sản xuất, bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng như gốm, sứ, gạch, sản xuất đường như tận
dụng bã mía để đồng phát nhiệt và điện ở 43 nhà máy đường trong cả nước. Mới đây
Viện Cơ điện Nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phụ phẩm sinh
khối đồng phát điện và nhiệt để sấy sản phẩm mía đường. Mặt khác, NLSK đang được sử
dụng để sấy lúa, nông sản tại Ðồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Năng lượng - Bộ Công
Thương, hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện nhưng chỉ bán
được với giá hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh). Cuối năm 2013 Bộ Công Thương đã trình
Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức
giá cao nhất mà ngành điện mua lại điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối
lần lượt là 1.200-2.100 đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực
cho việc phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta.
Ðể phát huy tiềm năng NLSK, Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản tự
nhiên cũng như sự cạnh tranh từ bên ngoài. Các vấn đề về môi trường, thu hẹp đất nông
nghiệp, công nghệ, thiết bị… khiến Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn để xây dựng một
lộ trình phát triển NLSK. Ðể biến tiềm năng NLSK thành năng lượng chất lượng cao vẫn
đang là một vấn đề chờ lời giải.

You might also like