Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

VIETTRAVEL

Sài Gòn sớm nắng chiều mưa.


Sài Gòn giữa trưa chỗ mưa chỗ nắng
Sài Gòn Về Đêm
TP. HCM BẮN PHÁO HOA MỪNG NĂM MỚI
2021
TP.HCM dự kiến sẽ bắn pháo hoa tại 2 điểm tầm cao và 1 điểm tầm thấp. 2 điểm tầm cao
được đặt tại khu vực đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (Quận 1); tòa nhà Landmark 81
và khu vực công viên Central Park (P.22, Q.Bình Thạnh). Điểm tầm thấp đặt tại Công viên
Văn hóa Đầm Sen (Quận 11). Trong đó, ở khu vực đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn sẽ
sử dụng 1.500 quả tầm cao, 30 giàn tầm thấp và 10 giàn hỏa thuật (pháo phát sáng, không
tiếng nổ).

Ảnh: sưu tầm

Cùng điểm qua một vài điểm ngắm pháo hoa đẹp ở Sài Gòn nhé:

1
1. TÒA NHÀ LANDMARK 81

Tòa nhà Landmark 81 là một trong những xem bắn pháo hoa vô cùng lý tưởng
ở Sài Gòn. Sở hữu một chiều cao hoàn hảo và không gian thông thoáng nên
đây được xem là vị trí lý tưởng để tổ chức màn trình diễn pháo hoa đón mừng
năm mới.

Ảnh: sưu tầm


2. Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Với đặc điểm rộng rãi, thoáng đãng, phố đi bộ Nguyễn Huệ là xem bắn pháo
hoa được nhiều người dân yêu thích. Ngoài ra tại khu vực này còn có rất nhiều
hoạt động chào đón năm mới nên bạn có thể vừa tham gia những chương trình
hấp dẫn này vừa có thể ngắm pháo hoa, đón chào năm mới

Ảnh: sưu tầm

2
3. Bến Bạch Đằng

Bến Bạch Đằng nằm dọc trục đường Tôn Đức Thắng, ở đây có khu vực bến
cảng và công viên dài 1.325m chạy dọc ven sông Sài Gòn. Là một địa điểm
thoáng mát với “view cực đẹp”, nơi đây xứng đáng được liệt kê vào những điểm
ngắm pháo hoa lý tưởng.

Ảnh: sưu tầm

4. Cầu Khánh Hội

Cầu Khánh Hội là cây cầu nối giữa Quận 4 và Quận 1, cũng như hai tuyến
đường Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng. Đây là một trong những nơi ưa
thích được người dân chọn làm nơi xem bắn pháo hoa, tuy nhiên khu vực này
thường xuyên kẹt xe và bạn phải tranh thủ tìm một nơi giữ xe cho mình trước
khi các chỗ giữ xe quá tải.

Ảnh: sưu tầm

3
5. Khu vực cầu Thủ Thiêm

Đây là địa điểm lý tưởng để bạn có thể ngắm trọn vẹn, đầy đủ nhất buổi bắn
pháo hoa chào mừng năm mới. Bạn nên đi sớm, chọn cho mình một vị trí
tốt nhất, chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ, nước uống, sạc dự phòng để không bỏ lỡ
khoảnh khắc nào hết nhé.

Ảnh: sưu tầm

6. Công viên Văn hoá Đầm Sen

Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) cũng là địa điểm thường xuyên được
TP.HCM cho phép tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Do vị trí của
công viên văn hóa Đầm Sen tọa lạc trong khu vực TP nên ở đây chỉ có thể
tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp. Để có thể ngắm trọn vẹn buổi bắn pháo hoa
chào mừng năm mới, bạn có thể đi sớm chọn cho mình một quán cafe hoặc
các quán nước ven đường để có thể tận hưởng pháo hoa một cách hoàn hảo và
tuyệt vời nhất.

Theo Monster

4
SỐNG CHẬM LẠI VÀ CẢM NHẬN VỀ MỘT SÀI GÒN HỐI HẢ
Thời gian vội vã trôi, con người tấp nập với trăm công ngàn việc. Đó là thế kỷ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã bao giờ bạn thử sống chậm lại, suy nghĩ
khác một chút và cảm nhận thế giới xung quanh, đặc biệt là nơi Sài Gòn nhộn
nhịp.
Đông về, Sài Gòn vẫn thế, vẫn ồn ào náo loạn, thử hỏi có ngày nào nó yên tĩnh được
một tí. Sài Gòn với sức sống thật mãnh liệt, mạnh mẽ, chạy đua với con người, thời
gian và máy móc.

Tuy nói là ồn ào, nhưng cũng vì thế Sài Gòn lại trở nên đông vui, bao chứa nhiều
con người ở những vùng đất khác nhau đổ về.

Sài Gòn nhộn nhịp với sức sống tiềm tàng, với từng khía cạnh không bao giờ
yên tĩnh. Đã bao giờ bạn để ý đến những khía cạnh khác, bình yên hơn.

Là những buổi sáng dạo công viên, ngồi ở ghế đá ngắm nhìn những dòng
người ngược xuôi. Tuy là không yên tĩnh nhưng tận sâu trong tâm hồn, có chút
gì đó yên bình. Bạn đã từng thử cho những chú chim bồ câu ăn, rồi chúng lại
bay tứ tung ? Cảm giác như ở miền quê đầy chim chóc bay lượn.

5
Hay là lúc thử ngồi trên tầng cao, ngắm nhìn cả thành phố chuyển động từ từ
như một cỗ máy. Hàng ngàn phương tiện giao thông qua lại, chẳng chút lưu
luyến cái nơi này, chỉ thải lại khói bụi, rồi vội vã đi nhanh. Nhìn các ngôi nhà
chen chúc chèn chịt, có thể ngày thường bạn vẫn chưa nhận ra, có nhiều nhà
đến thế. Nhìn chúng như một mô hình thu nhỏ, giờ đây bạn mới biết mình
thật nhỏ bé trong cái Sài Gòn này. Có một Sài Gòn khác lạ, một Sài Gòn kiêu
sa, bộn bề nhưng cũng thật bình dị.

Nói đến Sài Gòn, không thể quên được hương vị cà phê, nhất là cà phê đường
phố. Bình thường, bạn chỉ đơn giản là giải khát, là uống vội với bạn bè. Có khi
nào bạn thử nhâm nhi cả ngày ly cà phê đắng, cảm nhận nét tinh túy của nó.
Mang một hương vị của quê hương đất nước. Cũng có những khi bạn ngồi cả
ngày trong quán cà phê, nhưng không chĩ đơn giản là ngồi nhâm nhi ly cà phê,
mà còn dán mắt vào chiếc laptop để làm việc. Và đó là khi bạn cần yên tĩnh
trong cái nơi đông vui thế này.

Các ngày nghỉ, bạn đã dành thời gian để làm gì ?

6
Ở nơi này, ngày nghỉ thì vẫn như ngày thường, thậm chí còn hơn nữa. Bạn có thử
cùng bạn bè làm một việc ý nghĩa. Sẽ rất vất vả để làm từ thiện, giúp người khác hay
đại loại là đọn vệ sinh đường phố, nhưng nó sẽ mang đến cho bạn niềm vui khó tả.
Nó cho bạn biết, người Sài Gòn không phải ai cũng vô tâm, phần ai nấy sống, phận
ai nấy lo. Và bạn đang chứng minh đều đó. Bạn sẽ thấy đằng sau bộn bề của cuộc
sống là những con người thoải mái, thân thiện, hòa đồng. Chắc hẳn bạn càng thêm
yêu Sài Gòn.

Vỉa hè hay nhà hàng ? Tùy tầng lớp mà chọn nơi. Nhưng cũng chưa hẳn, những ông
chủ lớn vẫn đi quán vỉa hè, “nhậu” cùng bạn bè. Những quán vỉa hè thi nhau mọc
lên, hầu hết người dân nơi này sống không phụ thuộc vào lương của nhà nước. Mọi
người cùng nhau thưởng thức những món ăn đường phố, có khi còn ngon hơn cả
nhà hàng sang trọng. Những người buôn bán thân thiện và gần gũi, những món ăn
không quá đắt giá. Cảm thấy Sài Gòn cũng thật ngọt ngào.

Sài Gòn về đêm thật lộng lẫy, tráng lệ. Có lẽ Sài Gòn đẹp nhất là khi màn đêm buông
xuống, khi những ngọn đèn sáng lấp lánh đọ sức với các vì sao trên bầu trời. Dường
như mọi thứ đều được buông xuôi, những công việc bộn bề, những âu lo phiền
muộn, những mối bận tâm thường ngày, tất bật của đời thường dường như được
chôn cất nơi nào đó để lại một Sài Gòn thanh thản.

7
Nhưng không phải nó bớt đi vẻ năng động, nhộn nhịp ban ngày. Bạn đã từng
hóng mát bên cạnh bờ hồ gợn gió và sóng nước hướng về tận xa chân trời, bay
bổng tâm hồn để gió cuốn đi. Hay tham gia chợ đêm nhộn nhịp. Các đôi tình
nhân vẫn thích lắm Sài Gòn vào đêm, bởi là lúc họ được bên nhau mà quên đi
những lo toan.

Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!…

Gọi Sài Gòn không phải cái tên Thành phố Hồ Chí Minh không đẹp mà là từ
“Sài Gòn” thân thiện hơn, như nói một người bạn thân thiết.

Bạn hãy thử sống chậm lại và cảm nhận vẻ đẹp vô tận của Sài Gòn nhé. Bạn sẽ
yêu nó nhiều hơn, bạn sẽ mãi không quên dù chỉ đến một lần.

Nếu ai chưa từng, hãy đến và thử, chắc chắn bạn sẽ thích.

Theo Sài Gòn trong tôi

Nắng Sài Gòn – Tác Giả: Chị Tư SG


Nắng rực đến mắt hoa
Mồ hôi bệt tóc xoà
Hoa rung rinh trong gió
Em mỉm cười bước qua

Lá rụng vội theo mùa


Duyên tình cũng vẫn chưa
Thôi chẳng chờ đợi nữa
Một mình khỏi dạ thưa

8
THÔNG TIN DU LỊCH
Hội An, Đà Nẵng: Miễn phí vé tham quan, tung nhiều hoạt
động hấp dẫn để kích cầu du lịch
Đà Nẵng miễn phí 100% vé tham quan các điểm du lịch
Các điểm đến được miễn phí vé tham quan trong năm 2021 tới gồm: Danh
thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo
tàng Điêu khắc Chăm.

Nghị quyết được ban hành nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động của ngành du
lịch trong tình hình mới và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn
do dịch Covid-19 lần thứ hai này vừa được Hội đồng nhân dân TP quyết nghị
sáng ngày 9/12.

Trước đó, UBND TP đã có tờ trình HĐND thành phố quyết nghị thông qua
chủ trương miễn phí 100% vé tham quan các danh thắng, bảo tàng của Đà
Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2021, và giảm 50% giá vé trong 6 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, qua thẩm tra, xét tình hình ngành du lịch, doanh nghiệp trong lĩnh
vực sẽ còn rất khó khăn trong năm đến do hậu quả của dịch Covid-19, HĐND
thành phố đã quyết nghị miễn phí 100% giá vé tham quan các điểm trên trong
cả năm 2021 tới.
9
Theo trình bày của chính quyền TP Đà Nẵng, hồi tháng 5 vừa qua, chính sách
miễn thu phí th quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và các công trình văn hóa,
bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng với nhiều giải pháp khởi động
khôi phục hoạt động du lịch mang lại kết quả hoạt động du lịch khởi sắc trở lại.

Lượng khách nội địa trong tháng 7/2020 đã tăng gấp 2,8 lần so với tháng
5/2020 (từ hơn 245 ngàn lượt lên hơn 700 ngàn lượt).

Tuy nhiên, ngay lúc vừa bước vào mùa cao điểm khách, cuối tháng 7/2020, dịch
bệnh bắt đầu bùng phát trở lại lần thứ hai, thành phố bắt buộc phải thực hiện
các biện pháp giãn cách xã hội, tạm ngừng đón khách du lịch, khiến cho các
doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố rơi vào tình trạng "khó
khăn chồng chất khó khăn", khó gượng dậy được.

Đà Nẵng tung miễn phí vé


tham quan cho một số điểm
đến trong năm 2021.
Ảnh: divui

Dự báo thời gian sẽ kéo dài đến hết năm 2022 mới phục hồi được như năm
2019, do đó cần có thêm nhiều các giải pháp để phục hồi phát triển du lịch,
trong đó có giải pháp kích cầu du lịch.

Do đó, chính sách miễn, giảm giá vé tham quan các điểm đến là rất cần thiết
để hỗ trợ khôi phục hoạt động của ngành du lịch trong tình hình mới và hỗ trợ
doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 lần thứ hai.

Qua đó, góp phần thực hiện "mục tiêu kép" vừa đảm bảo phòng, chống dịch
vừa khôi phục tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội tại Đà Nẵng.

10
Hội An tổ chức nhiều chương trình lễ hội để hút khách dịp
Giao thừa 2021
Ngày 10/12, Trung tâm Văn hóa -Thể thao & Truyền thanh - Truyền hình TP
Hội An cho biết, chương trình "Hội An - Chào năm mới 2021" với nhiều hoạt
động đặc sắc nhằm thu hút du khách dịp cuối năm.

TP Hội An đã sẵn sàng để chào đón những du khách từ khắp mọi miền tổ quốc
và người nước ngoài đang lưu trú lại Việt Nam bằng một chương trình "Hội An
- Chào năm mới 2021" đầy sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp
dẫn.

Hô hát bài chòi phục vụ du khách ở Hội An. Ảnh: dantri

Theo đó, từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021, Hội An phát động cuộc thi ảnh,
ảnh cưới, video clip "Hội An - Tình yêu nơi Tôi đến" để mọi người dân, du
khách đến tham quan và yêu quý Hội An có dịp chia sẻ những tình cảm và
khoảnh khắc đẹp mà họ đã có với thành phố Hội An xinh đẹp.

Cũng trong khoảng thời gian này, vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần, hoạt động
tương tác "Khán giả và anh, chị hiệu" với trò chơi Bài chòi tại Bùng binh An
Hội nhân kỷ niệm 3 năm Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO công
nhận Di sản phi vật thể đại diện nhân loại.

11
Những điểm văn nghệ đường
phố tạo nên nét đẹp của Hội
An. Ảnh: dantri

Từ ngày 24/12/2020, tuyến đường Nguyễn Phúc Chu sẽ trở nên lung linh hơn
với các cụm trang trí, cùng các gian hàng phục vụ ẩm thực Hội An và chợ
phiên với các mặt hàng đặc trưng của người Hội An.

Đặc biệt, chương trình Dạ hội "Hội An chào năm mới 2021" sẽ được tổ chức từ
20h ngày 31/12/2020 tại Vườn tượng An Hội với nhiều hoạt động giải trí, biểu
diễn nghệ thuật, vũ hội đường phố, đếm ngược thời khắc giao thừa… hứa hẹn
mang đến cho khán giả, du khách nhiều cảm xúc thú vị.

TP Hội An tổ chức
nhiều chương trình để
thu hút du khách sẽ
đến vui chơi, thư giãn
dịp giao thừa năm
2021. Ảnh: toidi

12
Chương trình "Hội An - Chào năm mới 2021" được kỳ vọng sẽ mở màn cho sự
trở lại đầy mạnh mẽ của Hội An nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất
cho du khách; đồng thời, góp phần kích cầu du lịch nội địa, vượt qua những
khó khăn hiện tại để hướng đến một ngày mai tươi đẹp hơn.

Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác như cuộc thi trang trí đèn lồng đường phố,
chợ phiên làng chài Tân Thành, đêm công diễn và trao giải cuộc thi "Sáng tác
ca khúc và sáng tác lời mới dân ca Bài chòi về Hội An" cũng như các hoạt động
văn hóa nghệ thuật diễn ra hàng đêm trong Khu phố cổ và các chính sách ưu
đãi của các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn tại Hội An đang chờ
đón du khách.

Trong không khí sôi nổi của sự kiện đón chào năm mới, TP Hội An sẽ tổ chức
chào đón đoàn khách "xông đất" tham quan Đô thị cổ Hội An vào lúc 9h ngày
1/1/2021 tại Vòng cung Chùa Cầu; đây là một cách để thể hiện tấm lòng hiếu
khách của con người Hội An đối với mỗi du khách đến với mảnh đất này.

Hà Anh

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

13
Nhà thờ hơn 1.000 năm tuổi trên đỉnh núi lửa
tại Pháp
Cách thủ đô Paris gần 6 giờ di chuyển, nhà thờ Saint-Michel d’Aiguilhe tọa lạc trên đỉnh của miệng
núi lửa tắt. Ngày nay, đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất nước Pháp.

Tọa lạc trên nút miệng núi lửa cao 84 m, nhà


thờ Saint-Michel d’Aiguilhe được xây dựng để
tưởng niệm Thánh Michel. Du khách có thể
chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thung lũng
Le Puy-en-Velay xinh đẹp và thơ mộng từ trên
cao. Để tới đây, bạn bắt buộc phải trèo lên 268
bậc thang khắc từ đá. Ảnh: Unusual.

Nhà thờ Saint-Michel d’Aiguilhe xây


dựng vào năm 962 bởi giám mục Go-
thescalk Puy-en-Velay, ngay sau khi ông
trở về từ cuộc hành hương đến Saint
Jacques de Compostela. Trước đó, nơi
đây được người La Mã dùng để thờ
phụng Mercury, một trong 12 vị thần
sống trên đỉnh Plympus ở Hy Lạp.
Ảnh: Wikimedia.

Toàn bộ cấu trúc chính của nhà thờ đều


được xây dựng bằng đá với các vòng
móng kiên cố, trụ vững qua hàng nghìn
năm. Ảnh: Flickr.

14
Vào thế kỷ 12, nhà thờ mở rộng
bằng cách xây dựng thêm nhà
nguyện, tháp chuông, phòng trưng
bày… Vào thời điểm đó, các bức
bích họa thế kỷ thứ 10 được dần
phục hồi và sơn lại. Ảnh: Flickr.

Sau sự sụp đổ năm 1275, tháp chuông


được xây dựng lại vào thế kỷ 19. Các nhà
khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bộ sưu tập
các cổ vật linh thiêng. Họ tìm thấy một
cây thánh giá bằng gỗ từ thế kỷ 11 và cây
thánh giá kim loại thời Byzantine. Ngày
nay, du khách có thể ngắm nhìn những
vật thể được trưng bày sau chiếc rèm
bằng sắt trên tường. Ảnh: Flickr

Hiện nay, nhà thờ thu hút nhiều


người hành hương, trở thành điểm
xuất phát của một trong những
tuyến đường chính đến Santiago de
Compostela. Ảnh: Le Puy-en-Velay.

15
Các điểm trượt ván tuyết
tuyệt vời nhất thế giới
Kartalkaya, Khu vực Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy trước đây Kartalkaya là nơi khá kín tiếng, khu resort
bên những hàng thông này đang dần trở thành tụ điểm của
khách trượt ván tuyết. Một phần của sự thay đổi này đến
từ sự đa dạng của loạt đường trượt, với hơn 20 km dốc và
nhiều tiện nghi trượt ván cho mọi cấp độ.

Mùa đi chơi lý tưởng: Mực tuyết ổn định từ đầu tháng 12


đến cuối tháng 3.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Villa Neva Hotel

Kartalkaya luôn có mực tuyết phủ ổn định từ đầu tháng 12


đến cuối tháng 3
Yuzawa, Niigata, Nhật Bản
Vùng Yuzawa ở Nhật thường được biết đến với tên
“yukiguni” hay “vùng đất tuyết”. Là địa điểm chơi
thể thao mùa đông thuận tiện nhất, dễ di chuyển từ
Tokyo, resort trượt tuyết Yuzawa thu hút nhiều du
khách địa phương lẫn nước ngoài ở mọi cấp độ trượt.
Bản thân thị trấn cũng không phát triển về du lịch nên
khách đến hoàn toàn có thể cảm nhận được sự gắn kết
của cộng đồng trượt ván tuyết.

Mùa đi chơi lý tưởng: Mùa trượt tuyết diễn ra từ giữa


tháng 12 đến đầu tháng 5.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Takahan

Thang máy trượt tuyết tại resort


Yuzawa resort, Niigata

16
Mount Buller, Victoria, Úc
Mount Buller là resort gần Melbourne nhất
cho môn thể thao mùa đông này, với địa hình
hỗn hợp mang đến một sân chơi phù hợp
cho mọi dân trượt ở mọi trình độ. Các lớp
dành cho người mới tham gia bộ môn được
tổ chức suốt tuần. Chưa kể, khuôn viên rộng
840 hecta sẽ mang đến đủ thể loại dốc mà
bạn hằng ao ước.

Mùa đi chơi lý tưởng: Mùa trượt tuyết diễn ra


từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Hotel Pension Gri-
mus

Dốc trượt ở Mount Buller

Laax, Graubünden, Thụy Sĩ

Laax là một trong những khu vực lượt ván


tuyết ổn định nhất trên thế giới, nơi có rất
nhiều sườn dốc ở độ cao từ 2.000 mét - 3.000
mét. Bạn đến thì gần như lúc nào cũng có
tuyết. Các khu resort trượt tuyết quanh thị
trấn Thụy Sĩ này tiếp đón dân trượt ở mọi cấp
độ, với các tuyến đường màu xanh, đỏ và đen
xen lẫn giữa 224 km dốc và bốn công viên
tuyết.

Mùa đi chơi lý tưởng: Mùa trượt tuyết diễn ra


từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 4.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Posta Veglia

Ở Laax, tuyết gần như không bao giờ thiếu

17
Myoko, Niigata, Nhật

Các sườn dốc và resort ở Myoko được chuyên gia


và dân nghiệp dư nhận định là một trong những
điểm đến trượt ván tuyết tốt nhất tại châu Á. Vào
mùa cao điểm (thường là 2 tuần cuối của tháng 1),
các bức tường tuyết của Myoko có thể cao hơn 3
mét và độ tuyết dày trung bình khu vực suốt mùa
trượt là 4 mét. Ở đây có rất nhiều tiện nghi cho
người mới trượt và dân chuyên nghiệp, đồng thời
suối nước nóng gần đấy là điểm thư giãn tuyệt vời
sau một ngày vận động.

Mùa đi chơi lý tưởng: Mùa trượt tuyết diễn ra từ


giữa tháng 12 đến đầu tháng 4.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Akakura Wakui Hotel
Sau một ngày hết mình với những con dốc, hãy khám phá suối nước nóng
ở Myoko

Les Menuires, Rhône-Alpes, Pháp


Những năm gần đây, khi nhắc đến các môn thể
thao mùa đông ở dãy Alps (Pháp), khu vực lân cận
Les Menuires đã phát triển thành một thiên đường
thực sự cho dân đam mê trượt ván tuyết kỳ cựu.
Màu xanh yêu thích của du khách thường được
thấy ở Boulevard Cumin và Pluviometre, tuy nhiên
chỉ nội khung cảnh đẹp tự nhiên xung quanh Les
Menuires cũng đủ khiến nhiều dân trượt ván bỏ
qua thang máy, cuốc bộ và tận hưởng quang cảnh
tuyệt vời.

Mùa đi chơi lý tưởng: Tháng 2 là mùa cao điểm ở


Les Menuires.
Sưởi ấm sau ngày dài tại: Chalet Hotel Kaya

Một thiên đường thật sự cho dân đam mê trượt ván tuyết kỳ cựu

18
10 món ăn đường phố Việt Nam nổi tiếng Sài Gòn
Nếu có cơ hội đến Sài Gòn, bên cạnh việc tìm kiếm những địa điểm đẹp, bạn cũng có thể săn lùng những món ăn đường
phố Việt Nam nổi tiếng nơi đây. Được lang thang quán xá Sài Gòn cũng là một điều cực kì thú vị đấy. Tìm hiểu 10 món ăn
đường phố Việt Nam nổi tiếng Sài Gòn dưới đây nhé.

Trứng vịt lộn sốt me


Trứng vịt lộn bổ dưỡng có thêm ít nước sốt
me dôn dốt, rau răm xào vừa chín tới, rắc
thêm ít vừng lạc bùi hơn, ngậy hơn. Nước
sốt me chua chua lạ miệng là điểm hấp dẫn
đối với các bạn học sinh, sinh viên.

Trứng vịt lộn sốt me có ở hầu hết các quán


ốc, quán ăn vặt vỉa hè. Giá một quả trung
bình chỉ 7.000 – 8.000 đồng. Một số nơi còn
bán theo đĩa hai quả tầm 13.000 – 14.000
đồng.

Mỳ phá lấu
Hễ cứ đến giờ tan học là đám học trò lại chen
chúc cổng trường, sì sụp quanh nồi phá lấu
nóng hổi, sền sệt, đầy ắp. Phá lấu lòng bò là
món ngon mà nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn
đều ít nhất thử qua một lần. Đây cũng là món
ăn vặt “khiêm tốn nhất, vì người bán chỉ cần
một cái nồi nhỏ cùng vài cái chén là có thể
khiến đám học trò sau giờ tan học phải “xao
xuyến” rồi…

Chỉ với 10.000 đồng/ tô phá lấu thơm mùi


nước dừa với mỳ tôm dai dai là bạn có thể no
suốt buổi học.

19
Trà sữa trà xanh
Trà sữa xanh là sự kết hợp giữa sữa, bột trà với các
hương vị thảo mộc tự nhiên, là món giải khát khoái
khẩu của học sinh.

Giá cả cũng rất mềm nhé chỉ 10.000 đồng một ly lớn.

Hồ lô nướng

Hồ lô nướng là một biến thể đặc biệt từ xúc xích. Cũng


như xúc xích, hồ lô được làm từ thịt heo, thịt bò nghiền
mịn, nhồi đều sau đó lên men, xông khói để bảo quản
lâu dài nhưng không để thành những miếng dài mà
được ngắt thành từng phần nhỏ nhìn giống như những
viên kẹo hồ lô. Có lẽ chính hình dáng hồ lô độc đáo đã
khiến cho hồ lô nướng trở thành món ăn vặt được yêu
thích.

Giá cả cũng cực kì phù hợp với túi tiền của các bạn học
sinh.

20
Cơm cháy chà bông mỡ hành

Cơm cháy giòn giòn quyện với vị thơm của hành, vị


cay nhẹ của ớt, vị ngọt của thịt chà bông luôn hấp
dẫn bất cứ ai khiến cho cơm cháy trở thành món
nhâm nhi khoái khẩu.

Món ẩm thực miền Nam này cũng siêu rẻ, chỉ


10.000 phần, ăn có thể no.

Bánh flan vỏ trứng

Bánh flan đã thơm nức mũi, hấp dẫn giới trẻ, bánh flan vỏ trứng lại càng tạo cảm giác thú vị khi ăn.
Chỉ với 7.000 đồng là bạn đã có ngay món bánh flan trứng nhâm nhi cùng bạn bè.

21
Kem nhãn

Món kem nhãn là đặc sản riêng của người Sài


Gòn, thanh ngọt, giòn tan, vô cùng hấp dẫn.
Ăn kèm với kem là đậu phộng rang muối và
bánh quế giòn giòn, bùi ngậy, rất thích thú.

Ly kem chất lượng này giá chỉ 10.000 đồng


thôi nhé.

Hột gà trà

Nước trà sóng sánh, vị ngọt đậm quyện với vị đắng,


hương thơm thoang thoảng, tạo cảm giác thanh mát
trong cơ thể. Trứng gà đã loại bỏ hết mùi tanh, thơm
mềm vị trà. Vì vật đây là món ăn vặt rất được ưa thích
vào mùa hè.

Một bát hột gà trà có giá 13.000 đồng.

22
Bánh trứng cút nướng

Với mùi thơm lừng sẵn sàng níu chân bất cứ


ai đi qua, bánh trứng cút nướng dễ dàng lấy
lòng được giới trẻ. Bánh được nướng lên, có
vị béo của trứng cút tươi, vị ngọt mằn mặn
của tép khô quyện với mùi thơm của hành.

Chỉ với 10.000 – 12.000 đồng là bạn có thể


thưởng thức ngay món này rồi.

Bắp xào

Có người nói bán bắp xào ở Sài Gòn có thể


thu bạc triệu mỗi ngày thì đủ biết sức hấp
dẫn của món ăn đường phố này thế nào.
Nguyên liệu làm bắp xào khá đơn giản: hạt
bắp, tép khô, hành lá, bơ cùng một số gia
vị nhưng món ăn lại có sức hấp dẫn kì lạ.

Món này được bán với giá 10.000 – 15.000


đồng/hộp.

Món này được bán với giá 10.000 – 15.000


đồng/hộp.

Những món ăn đường phố Việt Nam trên đây thực sự hấp dẫn phải không nào? Nếu có cơ hội, bạn hãy thưởng
thức nhé.

23
Góc của
Lòng Thương Xót! Tâm Sự: Sài Gòn Và Những
Câu Chuyện Vụn Vặt…

“Sài Gòn là mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nghĩ về Sài Gòn mà lại chẳng biết viết gì, nói gì về nó.
Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Người ta thương Sài Gòn bằng một thứ tình
cảm mơ hồ nhưng mãnh liệt đến ngạt thở, nhưng như kiểu một thứ tình nghĩa khác, không phải là quê hương.”
(Chuyện nhỏ Sài Gòn – Đàm Hà Phú.)

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về Sài Gòn, về nơi tôi đang sống, về “Hòn
Ngọc Viễn Đông” của một thời đã qua. Sài Gòn luôn đón nhận tất cả,
dù có là người thành công hay thất bại, nổi tiếng hay vô danh, Sài Gòn
cũng không chối bỏ ai, vẫn dang vòng tay rộng mở như người mẹ âu
yếm những đứa con thơ. Tôi đến với Sài Gòn như một nghĩa vụ, sau đó
lại yêu nó lúc nào không hay. Có những lúc, tôi vẫn hay sợ hãi bởi cái
nơi tôi đang sống, tôi sợ nhịp sống xô bồ, đua chen này sẽ cướp mất đi
những lý tưởng đẹp mà tôi đã ấp ủ. Thế nhưng Sài Gòn vẫn nuôi nấng
và nâng bước chân tôi ngày một trưởng thành.

Có một Sài Gòn xa hoa tráng lệ với các dãy nhà cao tầng, các quán xá sang trọng cùng những con người lịch
thiệp và hồn hậu. Đây cũng chính là nơi đã cho tôi gặp gỡ những người ở nhiều tầng lớp khác nhau, làm thay
đổi và xáo động cuộc sống của tôi. Tôi luôn trân trọng những người tôi đã gặp, dù họ tốt hay xấu thì cũng để lại
cho tôi những bài học tuyệt vời.

Nhắc đến Sài Gòn lại chẳng thể không nhắc đến những ly cà phê.
Là giữa sương khói của đất trời, giữa tiếng nhạc du dương thuần
khiết, ngắm nghía ly cà phê đang nhẹ tỏa những làn hơi ấm áp
thoảng thoảng mùi thơm kích động đặc trưng. Ở đây có vô số các
quán cà phê các bạn ạ, mặc dù tôi không uống cà phê, nhưng việc
dừng chân ở quán cà phê nào đó lại là thói quen của tôi. Khác với
đa số, tôi không có quán quen, bởi tôi là người ưa thích sự mới lạ,
tôi luôn tìm cái nào hay, cái nào tốt theo cách rất riêng, cảm nhận
thức uống và không gian nơi đó. Nếu đến Sài Gòn, hãy ghé quận 1
nhé, một khu vực đắt đỏ đồng thời cũng hào nhoáng nhất Sài Gòn,
các quán cà phê ở đây cũng nghệ thuật một cách độc đáo.

Tôi đã đi rất nhiều quán cà phê, nhiều lần phải họp mặt ở đó, tôi đã chứng kiến nhiều người làm việc hăng say,
họ tập trung cao độ, thậm chí họ có thể nói làm việc đội nhóm một cách hoàn hảo. Tôi có một cậu bạn rất hay
họp hành ở quán cà phê, mỗi lần muốn tôi đi cùng, cậu ấy bảo “tôi sang rước cô đi họp nhé, cô chỉ việc ngồi
thưởng thức matcha mà cô thích, sau đó type word, còn tôi sẽ nói chuyện với Boss và các đồng nghiệp”, riết rồi
tôi trở thành osin bất đắc dĩ.

24
Sài Gòn làm người ta nhớ nhất là những cơn mưa bất chợt, không chuyển trời, mây mù, không mưa rả rích ngày
đêm, dai dẳng. Mà chỉ vội đến, vội đi, nhanh chóng, như tưới mát cho thành phố oi ả, như điểm xuyến thêm sự
tươi mới trên những tán cây già trong thành phố. Những cơn mưa ngang qua bất ngờ, mọi người hối hả chạy
đến núp dưới mái hiên nào đó, hay dầm mưa để cảm nhận chút mát mẻ.

Nói đến mưa tôi lại nhớ đến sự ví von của tuổi thanh xuân, người ta nói tuổi thanh xuân giống như một cơn
mưa rào, dù cho có bị ướt nhòe nhưng cũng vẫn muốn được đắm mình dưới cơn mưa ấy một lần nữa. Có bao
lần gặp phải mưa nhưng cứ để nó hất vào người, muốn dùng nước mưa để rửa đi những mệt mỏi, những buồn
phiền hằng ngày. Mưa là tinh túy của tự nhiên, nếu thiếu nó thì trời đất sẽ không vẹn toàn được nữa, những con
nắng, con mưa chính là tâm hồn của đất trời.

Dù luôn tấp nập, xô bồ là thế nhưng Sài Gòn vẫn cô đơn theo một cách nào đó, những góc khuất trong tâm hồn
mỗi người đều ẩn đi một nỗi cô đơn. Sài Gòn về đêm thật lộng lẫy, tráng lệ. Có lẽ Sài Gòn đẹp nhất là khi màn
đêm buông xuống, khi những ngọn đèn sáng lấp lánh đọ sức với các vì sao trên bầu trời. Dường như mọi thứ
đều được buông xuôi, những công việc bộn bề, những âu lo phiền muộn, những mối bận tâm thường ngày, tất
bật của đời thường dường như được chôn cất nơi nào đó để lại một Sài Gòn thanh thản.

Tôi thích ngắm nhìn phố xá đem ở Sài Gòn, đầy sắc màu và đẹp rạng rỡ.

Tôi vẫn đi! Đi tìm hạnh phúc, đi tìm ước mơ của tôi… Đêm nay giấc ngủ lại đến muộn, có cái gì đó mơ hồ xa
xăm…

Ps: ảnh trên là CF Gác Hoa- một trong những quán cf mình rất thích, quán dùng hoa tươi để trang trí từ trong ra ngoài, đi đâu cùng thấy hoa và
hương hoa rất dễ chịu ^^. Nếu có thể các bạn hãy thử ghé quán!

25
Chút hoài niệm về Sài Gòn xưa
Là người Sài Gòn, người ta thường nhớ gì ở Sài Gòn nhất? Một khoảng lặng trôi qua. Có lẽ sự hồi tưởng đang trở lại trong đầu những
người bạn nay tóc ngả hai màu. Có người nhớ tiếng rao trên đường phố, nhớ tiếng ồn ào trong khu xóm lao động, nhớ cảnh nhộn nhịp
Sài Gòn dịp Tết những ngày còn thơ, nhớ những cuộc tình lang thang dưới vòm me xanh lá trên con đường Duy Tân đầy bóng mát,
nhớ nhiều thứ lắm… Nỗi nhớ ùa về như cơn gió thoảng rồi qua. Nhưng với tôi những con đường góc phố Sài Gòn vẫn còn đọng lại
mãi mãi.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh
truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Ðầu tiên tôi nhớ góc bùng binh Quách Thị Trang, nơi lần đầu tuổi nhỏ được ba tôi dẫn đi ngao du thành phố Sài
Gòn. Quách Thị Trang là ai, biết để làm gì. Cái chợ Bến Thành treo đầy biển quảng cáo hình kem đánh răng anh
Bảy Chà Hynos và Perlon kín chợ chẳng có gì đẹp. Chợ cũng
chẳng làm tôi nhớ, bởi đi chơi Sài Gòn nhưng ba tôi chẳng
ghé vào ăn. Ði chơi khơi khơi, mỏi chân ngồi nghỉ trên băng
ghế xi măng giữa công viên thưa thớt cây xanh và chung
quanh trang trí vài bồn hoa sặc sỡ. Ngồi đây nhìn ngắm phố
phường Sài Gòn bốn phương tám hướng. Nhìn dòng xe xuôi
ngược, những dòng người tay xách nách mang hành lý băng
qua cầu thang sắt ngang đường đến ga xe lửa về quê, những
người buôn thúng bán bưng ngồi chật phía ngoài cửa chợ cất
cao tiếng rao mời khách, những đứa trẻ đành giày, bán báo
dạo lăng xăng đánh bóng mấy đôi giày “botte de sault” của
mấy anh lính Mỹ.

Tôi may mắn hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa đó. Và tôi cố tìm trong những đứa đánh giày xách thùng đi trong
công viên trước chợ một hình dáng thân quen. Tự nhiên lúc đó tôi nhớ thằng Hên người bạn nhỏ nhà xóm bên
mới học lớp ba đành bỏ học đi bụi đời. Chừng tuổi ấy ra đời có thể làm gì kiếm sống? Hoàn cảnh gia đình nó
không đến nỗi tan hoang khi tự dưng ba nó bỏ nhà theo vợ bé, má nó cũng không vừa bỏ mặc đám con sống
chết tự lo đi buôn chuyến xe hàng dài ngày, cả tháng mới về nhà năm ba bữa. Rồi tôi nghe hàng xóm nói thằng
Hên bỏ nhà ra đi, mới tí tuổi đầu mà lá gan to bằng người lớn. Thỉnh thoảng tôi ghé ngang dò la tin tức nhưng
lúc nào cửa nhà cũng đóng im lìm.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu
là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Thế là tôi mất một thằng bạn nhỏ chơi bắn bi, nó sống ở đầu đường xó
chợ khiến lòng tôi ngậm ngùi, chợt nhớ đến bài hát “Nó” văng vẳng đâu
đây: “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu
lo. Ngày nó sống kiếp lang thang. Ngẩn ngơ như chim xa đàn, Nghĩ mình
tủi thân muôn vàn”.

26
Hồi nhỏ tôi không thích bài hát này, nghe như nỗi đau quất vào da thịt một đứa nhỏ nhưng sau này hiểu ra chút
ít. Thời buổi đó, trẻ con mồ côi mất cha mất mẹ vì chiến tranh bom đạn, vô gia đình vì muôn vàn lý do đều có
thể đẩy đứa trẻ ra ngoài đường phố. Lòng cảm thương cho thân phận nhỏ bé lặn hụp trong cuộc đời mà ông
nhạc sĩ Anh Bằng viết nên lời nhạc buồn đó chăng. Xem ra thằng có cái tên Hên mà chẳng may chút nào.

Lớn lên chút xíu, tôi biết la cà trên đường phố sau những buổi tan học cuốc bộ về nhà. Trường tôi nằm ở quận
3, nên con đường Bà Huyện Thanh Quan bán đầy bò bía, chè đậu xanh đậu đỏ, là một địa điểm hấp dẫn giới học
trò chúng tôi. Nhưng với tôi, con đường Trương Ðịnh cắt ngang gần đấy rất đỗi nên thơ, nhất là đoạn giữa gần
trường Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long ngày trước) ra Công viên Tao Ðàn. Một con phố bình yên và rất lặng
lẽ với những hàng dầu hàng sao rợp bóng.

Những hàng cây cao bóng mát này lại là ký ức đẹp, tôi mang hình ảnh đó vào bài tạp văn “Những hàng cây thị
xã” trong một lần về thị xã Trà Vinh.

Mỗi khi có dịp đi qua tỉnh nào đó, tôi hay hỏi người bản xứ về cảnh đẹp địa phương. Hôm đến Trà Vinh, người
đầu tiên tôi hỏi là chị chủ nhân khách sạn chỗ tôi trọ. Ðã gần nửa thế kỷ sống ở đất Trà Vinh, chị bảo trong thị
xã không có cảnh gì đẹp ngoại trừ những ngôi chùa Tàu, chùa Việt và đặc biệt là chùa Khmer cổ kính.

Hôm sau, trên đường đến Trường Ðại học Trà Vinh, tôi hỏi một cô gái tuổi mười chín, đôi mươi. Sau vài phút
do dự, cô cho tôi một câu trả lời thật bất ngờ: Những con đường rợp bóng cây xanh ở thị xã…

Ðúng vậy đó. Chiều dần buông, đứng ngoài ban công khách sạn nhìn về góc xanh thị xã thấy rõ những vạt nắng
vàng vương trên tàn me làm những vòm lá trông thật mơ màng. Hình ảnh ấy đã quyến rũ tôi rời khách sạn thả
bộ về hướng đó. Từ con đường Hàng Ðiệp bông trổ lấm tấm vàng, qua Hàng Sao cao vút đứng lặng thinh, bước
lại Hàng Dầu um tùm lá chen lẫn màu hoa dầu hồng non ưng ửng. Dầu là loại cây rừng cho gỗ, thân có nhựa
dùng để trét ghe rất tốt nên người ta cũng gọi là dầu rái, có người gọi là dầu dù. Trái dầu có hai cánh lá, nhưng
nói là cánh hoa đúng hơn. Lúc còn non, chúng có màu hồng pha màu cà phê sữa, hạt lộ ở cuống hoa. Hạt non
màu xanh có khía giống như hạt xí muội. Ðến cuối tháng Bảy thì trái dầu già khô lại. Trái cùng hai cánh hoa ngả
sang màu nâu đất sét. Chỉ cần một chiều lộng gió, những cánh hoa già rơi khỏi cành mẹ bung ra như cơn mưa
dù, xoay tít bay bay trong không trung mang theo chiếc hạt, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất. Hình ảnh đó trông
thật thích mắt và luôn để lại ấn tượng cho nhiều người. Chẳng thế, hình ảnh cánh hoa dầu bay trong gió đã vào
thơ vào nhạc:

Cánh hoa dầu xoay tít bay bay


Nhớ chiều nào, bên em từng giờ…

Dù chưa có được cái cảm giác hạnh phúc bên em như nhạc sĩ Giáp Văn Thạch nhưng những “cánh hoa dầu
xoay tít bay bay” ấy bay mãi trong ký ức tuổi học trò của tôi. Tôi biết được điều này là nhờ có lần được ba tôi
dẫn đi Chợ Cũ Sài Gòn ăn phở. Từ nhà, hai cha con đi bằng xe ngựa, rồi lội bộ dọc theo đường Hồng Thập Tự
vào vườn Tao Ðàn. Vườn Tao Ðàn ngày ấy rất vắng người, chỉ toàn cây dầu cao tít và tàn lá che mát cả một vùng
rộng lớn. Ba đi trước, tôi theo sau, giẫm chân lên những chiếc lá khô xào xạc giống như những nhà thám hiểm
trong một cánh rừng già. Bỗng ba tôi cúi xuống nhặt những trái có hai cọng lá khô, hỏi tôi có biết trái gì không,
rồi ba tôi bảo quăng chúng lên trời. Kể từ sau đó, những trái dầu dù theo tôi đến lớp cùng chúng bạn thả từ lầu
ba xuống chào đón ngày khai giảng năm học mới, khi những cánh phượng hồng đã rời xa mùa hạ. Những cánh
hoa dầu bay bay không mất tiền mua của lũ nam sinh chúng tôi đã làm bọn con gái học trò thích mê…

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu
là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

27
Tất nhiên nỗi nhớ nơi mảnh đất mình sinh ra và lớn lên của mỗi người đều rất nhiều và mỗi người có quyền lựa
chọn những hình ảnh ký ức đẹp đẽ nhất. Cái đẹp làm tâm hồn lắng đọng cho ta khoảnh khắc bình yên giữa nhịp
sống hối hả xôn xao của chốn thị thành. Có người chẳng thèm nhớ con hẻm nhỏ ngày xưa nơi sinh ra và lớn lên
như anh bạn của tôi. Anh bảo ghét lắm cái xóm lao động đã nghèo mà còn hay sanh sự, đánh lộn nhau hà rầm.
Người bên ngoài nghe đi vào xóm Miếu Nổi là sợ bọn lưu manh. Anh thích những con hẻm ngoài phố trung
tâm bên hông đường Hàm Nghi hay các con hẻm của người Tàu Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng
Khánh. Những con hẻm đó bình dị và hiền lành khác xa hẻm lao động xô bồ xô bộn.

Thế nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện xóm nhỏ Miếu Nổi ngày xưa thì anh kể ngàn chuyện lẻ một không hết. Anh
nhớ từ góc phố con hẻm xưa với một tâm hồn trẻ trung và rộng lượng. Dường như anh yêu mảnh đất mình
“ghét bỏ” hơn bao giờ. Bởi vì khi cái gì mất đi hay xa rồi mới làm lòng ta hồi tưởng và càng yêu mến hơn. Chẳng
thế mà nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.

Theo Nguyễn Trang, Saigonxua.org

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh
truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

28
Chợ Bến Thành – biểu tượng của
Tp. Hồ Chí Minh
Sự kiện UBND Tp.HCM vừa công nhận chợ Bến Thành và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là 2 điểm du lịch mới của Thành phố, khiến nhiều
người thêm phấn khởi. Điểm đến chợ Bến Thành lâu nay người dân và du khách xem như biểu tượng của Tp.HCM. Ngôi chợ có hơn
100 tuổi còn là chứng nhân lịch sử thăng trầm của Thành phố năng động nhất nước.

Toàn cảnh Chợ bến Thành

Chưa đến chợ Bến Thành, chưa biết Sài Gòn

Chợ Bến Thành nằm ngay ở trung tâm Thành phố và cũng là ngôi chợ lâu đời, sang trọng bậc nhất ở Thành phố
hiện nay. Chợ được xây dựng vào năm 1912, đến tháng 3/1914 mới khánh thành và đi vào hoạt động. Năm 1985,
chợ Bến Thành sửa chữa lớn để phát triển kinh doanh nhưng vẫn giữ dáng vẻ bên ngoài như lúc mới xây dựng.
Nơi đây không chỉ có vai trò kinh doanh buôn bán thông thường mà còn có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, xã hội.

Ông Nguyễn Anh Dũng, tiểu thương gắn bó lâu năm ở chợ cho biết, hiếm có ngôi chợ nào giống chợ Bến
Thành, trải qua một thế kỷ làm “chứng nhân” lịch sử, chứng kiến biết bao thăng trầm, đổi thay của thành phố
thương mại lớn nhất nước, đồng thời cũng là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay. Bởi vậy, bất cứ du khách
nào đến Sài Gòn điều nhất định phải ghé qua. Những năm gần đây, chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan
không thể thiếu của bất cứ tour du lịch nào đến Tp. Hồ Chí Minh. Tất nhiên, du khách đến đây không chỉ đơn
thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một đặc trưng riêng
thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất.

Chợ Bến Thành có diện tích hơn 13.000m2, trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan,
mua bán. Chợ có 4 cửa chính và 12 cửa phụ nhìn ra 4 hướng. Cửa Nam, cửa chính nhìn ra quảng trường Quách
Thị Trang với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ 3 mặt, bên trong nhà lồng bày bán các mặt hàng vải, thực phẩm khô.
Cửa Bắc phía đường Lê Thánh Tôn, với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người đi qua. Cửa Đông
nhìn ra đường Phan Bội Châu, thu hút du khách bởi các loại mỹ phẩm, bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây phía
đường Phan Chu Trinh, thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ
lưu niệm…

29
Cho đến thời điểm này, chợ Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại đây
đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp. Đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất ở đây không thiếu
một thứ gì từ củ hành, củ tỏi, trái ớt đến bào ngư, vi cá, hải sâm cùng với đủ loại hoa quả mùa nào thức ấy cho
tới bánh kẹo, quần áo, vải vóc, giày dép, túi xách… Có thể nói ngắn gọn, hàng hóa ở đây đa dạng hơn rất nhiều
nơi khác và đạt chuẩn chất lượng, vừa tươi vừa ngon.

Phía bên ngoài chợ, dọc theo các hành lang bao quanh là những gian hàng bày bán đủ các loại mặt hàng tiêu
dùng phục vụ khách du lịch như quần áo may sẵn, lụa tơ tằm, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ… Nói đến chợ
Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt đầy đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền
đất nước. Nơi đây từng được tạp chí ẩm thực nổi tiếng Food and Wine chọn là một trong 10 điểm đến có món
ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh.

ở 4 cửa chính của chợ, mỗi cửa có 3


phù điều làm bằng gốm sứ Biên Hòa,
thực hiện vào năm 1952, nhằm giới
thiệu các sản phẩm có bán trong chợ.
Đến nay các bức phù điêu vẫn còn
nguyên vẹn

Khách vào chợ coi như người nhà

Khách đến chợ Bến Thành chia thành 2 dạng, khách vãng lai và khách hàng thân thiết. Khách vãng lai phần lớn
là du khách, trong đó đa phần người nước ngoài. Khách hàng thân thiết gồm dân cư sống ở các con phố chung
quanh, xa hơn là những cư dân lâu năm của Sài Gòn. Điểm độc đáo nhất chẳng tìm thấy ở ngôi chợ nào có các
cô bán hàng xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang và thành thạo ngoại ngữ như ở chợ Bến Thành. Bước chân vào chợ
và len lỏi giữa dòng du khách nước ngoài, tai nghe những lời chào bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng
Thái… xôn xao. Còn khách bản địa, khi vào chợ thì được coi như người nhà. Khách còn trẻ thì được gọi là cưng,
con gái hoặc chị hai, cô ba. Quãng một thời gian sau nếu những người khách ấy quay lại sẽ được gọi là má, mẹ
hoặc dì và đôi khi được người bán cung kính gọi là… ngoại!

Theo Tiến sĩ văn hóa dân gian Hồ Văn Tường, mặc dù xu hướng mua sắm của một đô thị hiện đại là vào siêu thị
hoặc các trung tâm thương mại, nhưng đôi khi trong nhịp sống chung nhanh đó người ta cũng cần sống chậm đi
một chút như một cách để lấy lại thăng bằng cho tâm hồn. Đó là một trong những lý do để chợ Bến Thành nói
riêng và các chợ truyền thống nói chung sẽ vẫn tồn tại. Và, cái phần hồn của chợ Bến Thành nằm ngay trong nhà
lồng, nơi đời sống đô thị diễn ra sinh động nhất qua những giao tiếp thân tình giữa con người với con người.

Cao Phương

30
VÀO ĐẤT SÀI GÒN THÌ HÃY ĐẾN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
Nhà thờ Đức Bà có chiều dày lịch sử lâu đời, một công trình mang nét đặc sắc biểu tượng của Sài Gòn và cũng là nhân chứng lịch sử
của người dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, một công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ, mang vẻ uy nghi, tráng lệ.
Dưới đây là bài thuyết minh về nhà thờ Đức Bà, giúp các em hiểu thêm về công trình này.
Quận 1, nơi được coi là thiên đường của các địa điểm du lịch nổi tiếng, những quán ăn nhà hàng với giá cả đắt
đỏ, nhìn chung là một khu vực nằm ngay trung tâm thành phố nên giá trị của nó cũng mang một tầm cao so với
các khu vực lân cận. Một trong số những địa điểm du lịch mà thu hút khách nhất nhì quận 1, nơi mang đậm dấu
tích lịch sử lâu đời, là biểu tượng của Sài Gòn chắc hẳn ai cũng từng nghe về Nhà Thờ Đức Bà.

Đến với thành phố Hồ Chí Minh


mà không ghé dừng chân chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của Nhà Thờ Đức
Bà thì quả là một thiếu sót to lớn
của cả một chuyến đi.

Nằm ngay tại vị trí đắc địa nhất


Sài Gòn, tọa lạc tại số 1, công xã
Pari, phường Bến Nghé, ngay
giữa trung tâm quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh.

Với không gian rộng ngay mặt


đường lớn nơi giao nhau của
nhiều tuyến đường khác nhau,
lại được bao bọc xung quanh bởi
những hàng cây to lớn xanh tươi
đã có tuổi đời từ rất lâu.

Nổi bật ngay chính giữa quận 1, nhà thờ Đức Bà hiện lên như một công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ, mang vẻ
uy nghi, tráng lệ thu hút ánh mắt của mọi du khách từ khắp thập phương.

Đây là nơi có chiều dày lịch sử lâu đời, trước đây nhà thờ Đức Bà là nơi thánh lễ của những người theo đạo Công
giáo trong giai đoạn Sài Gòn ta bị thực dân Pháp chiếm đóng.

Thực chất từ xưa đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang, sau đó thì được linh mục Lefebvre tu
sửa lại một cách khang trang, sạch sẽ.

Do vì đây là nhà thờ đầu tiên nên khi xây dựng còn nhiều thiếu sót, so với mặt bằng chung thì nó khá nhỏ nên
sau đó Đo đốc Bonard đã khởi công xây dựng thêm một nhà thờ khác bằng gỗ ở bên bờ “Kinh Lớn” hay ngày nay
thuộc trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng Hòa.

Tiếp sau đó, linh mục Lefebvre là người đặt hòn đá đầu tiên bắt đầu khởi công xây dựng nhà thờ mới vào năm
1863.

31
Ban đầu nơi đây có tên gọi là nhà thờ Sài Gòn, sau do thiết kế của nhà thờ hoàn toàn bằng chất liệu gỗ mưa gió
dễ dẫn đến ẩm mốc, có nhiều côn trùng gây ra hư hại, vì thế mà khi các buổi lễ diễn ra đều được cử hành trong
các phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ.

Nhà thờ được đặt tượng đức mẹ ngay phía trước vào
tháng 2 năm 1959, do đó về sau mà mọi người gọi nơi
đây là Nhà Thờ Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà được tọa lạc nằm ngay tại quảng
trường không hề được che chắn bởi các hàng rào hay
các công trình kiến trúc khác, hay các nhà cao tầng vì
thế mà nhìn từ mọi góc đều thấp được vẻ đẹp sáng ngời
của nó.

Ngay phía trước nhà thờ được thiết kế bằng một vườn
hoa sắc màu nhằm ngăn cách giữa lối di chuyển giao
thông trên quảng trường và sảnh chính của nhà thờ.

Mặt trước là nơi giao nhau của 4 con đường thường


được gọi là Công Trường Công xã Paris, ngay gần đó là Bưu Điện Sài Gòn cũng to lớn không kém.

Ở phía trước công trình ngay tại giữa hai tháp chuông to lớn sẽ có một chiếc đồng hồ lớn, đó được biết có xuất
xứ từ Thụy Sĩ vào những năm 1887.

Dù đã trải qua bao thăng trầm của thời gian, dần trở nên cũ kĩ, bụi bẩn nhưng so với cách thức hoạt động thì
vẫn chạy rất chính xác, đó là điều gây ấn tượng mạnh với du khách. Giữa công viên là bức tượng Đức mẹ Hòa
Bình, được biết tượng được dựng trên bệ đá cũ từ nằm 1945 và dân tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình.

Tượng cao 4,6m và nặng đến 5,8 tấn được chạm khắc hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, chủ yếu tượng
được khắc thô bằng tay.

Tượng Đức mẹ Hòa Bình được thiết kế ngay trước công trình trong tư thế đứng thẳng, trên đôi tay cầm một quả
địa cầu, ngay phía trên là một cây thánh giá, đôi mắt của đức mẹ hiền từ, đăm chiêu nhìn thẳng lên bầu trời cao
về phía trước, như cầu mong sự bình an, ấm no cho Việt Nam cũng như toàn thế giới.

Phía bên trong sẽ là tòa thánh đường, được thiết kế đặc biệt bao gồm một lòng chính, hai lòng phụ và có cả 2
dãy nhà nguyện với các hàng ghế được sắp xếp một cách ngay ngắn thẳng tắp. Tòa thánh đường có tổng cộng
chiều dài là 93m và chiều rộng là 35m từ mặt đất đến mái vòm trên cùng là 21m, với không gian rộng rãi to lớn
này tòa thánh đường có sức chứa lên đến 1200 người.

32
Đi sâu vào nhà thờ Đức Bà sẽ thấy các bàn thờ đều được điêu khắc thiết kế một cách tinh tế bằng đá cẩm thạch.
Các cửa sổ ở hai bên với nhiều màu sắc đa dạng cùng với hình ảnh phong phú tạo nên một không gian huyền bí,
trang nghiêm.

Ngoài ra, phía bên trong còn có một chiếc tháp chuông, nó được xem như là linh hồn của nhà thờ. Được biết,
nhà thờ Đức Bà đã trải qua bốn lần trùng tu từ khi xây dựng đến any, lần trùng tu đầu tiên vào năm 1895 là
trong giai đoạn xây dựng tháp chuông cho nhà thờ.

Bên trong thánh đường luôn có những loại ánh sáng pha trộn vào các bức họa trên các khung cửa tạo nên một
không gian vô cùng sinh động nhưng cũng đầy trang nghiêm, tĩnh lặng.

Nhà thờ Đức Bà chính là công trình kiến trúc đặc sắc, pha trộn giữa kiến trúc Đông Tây giữa chút hiện đại và cổ
kính, giữa chút trang nghiêm nhưng lại rất đầy màu sắc.

Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một công trình mang nét đặc sắc biểu tượng của Sài Gòn mà nó còn chính là nhân
chứng lịch sử của người dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

Dù đã trải qua bao thăng trầm của thời gian, dầm mưa giãi nắng nhưng nhà thờ vẫn luôn kiên cường đứng sừng
sững ngay giữa lòng Sài Gòn, như là biểu tượng mang giá trị nhân văn của con người Việt Nam.

Nhà thờ Đức Bà nơi mà luôn là điểm đến thu hút nhất khách du lịch khi ghé thăm quận 1, với vị trí tọa lạc ngay
tại nơi giao nhau của 4 tuyến đường vô cùng thuận tiện đi lại.

Một thánh địa đầy trang nghiêm, uy nghi, rộng lớn, là nơi cầu nguyện của mọi người, đến đây không ai không
khỏi trầm trồ thán phục trước sự tráng lệ bất biến giữa Sài Gòn bộn bề này.

Qua bài văn với đề tài thuyết minh về nhà thờ Đức Bà trên, chúng ta thấy rằng không chỉ là thánh địa cho mọi
người đến cầu nguyện, đây còn là điểm đến của hầu hết du khách từ tứ phương với vẻ trang nghiêm, uy nghi
giữa lòng thành phố xa hoa, tấp nập.

33
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI LÀM DU LỊCH
VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN
Trang Nguyễn
Xu hướng đi du lịch vào tết ngày càng trở nên phổ biến, quy luật là “có cầu ắt có cung”, nên Tết Nguyên Đán lại
là thời gian bận rộn với những người làm nghề du lịch. Phải ở trong nghề mới biết được hết cảm giác của những
người mà trong khi ai nấy đều được trở về sum họp thì mình vẫn phải xách balo lên lại cùng du khách đi khắp
đó đây trong những ngày Tết.
Tết đến xuân về là thời điểm được mong đợi nhất trong năm, sau một năm với nhiều bận bịu lo toan lại được trở
về nơi quê hương bản quán, dành thời gian bên những người thân yêu. Ý nghĩa của Tết Âm Lịch vẫn là sự đoàn
viên sum họp. Tết là thời gian nghỉ ngơi của mọi người, công sở, nhà trường hay xí nghiệp nên ai ai cũng thích
Tết. Tuy nhiên có những người vẫn còn làm việc miệt mài cả trong kì nghỉ này, chắc chúng ta sẽ nghĩ ngay đến
công an, quân đội, nhân viên vệ sinh hay những ngành thiết yếu như viễn thông hay y tế; nhưng bài viết hôm
nay xin được chia sẻ câu chuyện của những người làm nghề du lịch cùng những suy nghĩ, tâm tư mà không phải
ai cũng hiểu được.
Xu hướng du lịch Tết ngày càng trở nên phổ biến, quy luật là “có cầu ắt có cung”, nên Tết Nguyên Đán lại là thời
gian bận rộn với những người làm nghề du lịch. Phải ở trong nghề mới biết được hết cảm giác của những người
mà trong khi ai nấy đều được trở về sum họp thì mình vẫn phải xách balo lên lại cùng du khách đi khắp đó đây
trong những ngày Tết.
Bài viết hôm nay không chỉ đề cập đến nghề nghiệp điển hình như hướng dẫn viên mà còn chia sẻ cả câu chuyện
của những ngành nghề dịch vụ khác cũng đóng góp rất lớn trong sự phát triển của du lịch nói chung. Chúng ta
hãy cùng lắng nghe những tâm sự thật đặc biệt của những người vẫn tất bật trong thời điểm mà người người,
nhà nhà đang quây quần bên mâm cơm Tất niên thật ấm cúng.

Hướng dẫn viên: Vui buồn năm mới


Phải đón năm mới xa quê, làm việc không
nghỉ từ trước đến sau Tết, không được chung
vui với gia đình đêm Giao thừa, bị người yêu
dỗi vì cả Tết không thấy mặt, phải ngủ trong
nhà kho khách sạn… Đó chính là những cái
Tết của các anh chị em hướng dẫn viên, cái
nghề mà nhiều người vẫn tưởng là thoải mái,
lương cao, được đi đó đi đây. Đúng là phải trải qua những cái Tết như vậy thì mới có thể thấu được hết những
buồn vui, tâm tư trong nghề. Thời điểm mà mọi người quây quần bên nhau, bạn bè thì đưa nhau đi chơi mua
sắm hay đặt vé tàu xe để về quê, trẻ em háo hức chờ lì xì, nhà nhà người người chuẩn bị đón Giao thừa thì mình
vẫn phải đảm nhận tour, theo chân đoàn du khách trong những hành trình đầu năm.
Những người mới vào nghề thì một hai năm đầu còn buồn buồn tủi tủi, dần dà thì cũng đỡ hơn, mà không tủi
sao được khi không khí Tết tràn ngập khắp phố phường, trên từng gương mặt mọi người, những kỉ niệm Tết xưa
khi được quây quần bên gia đình, được lì xì, đi chúc Tết, mua sắm quần áo mới… tất cả ùa về trong khoảnh khắc
làm dâng lên nỗi niềm tha thiết trong lòng những con người trẻ tuổi, đặc biệt những ai mà nhà có ít người thì
cảm xúc này càng mãnh liệt hơn.

34
Có nhiều hướng dẫn viên là nữ kể cả lâu năm trong nghề lúc thấy pháo hoa Giao thừa hay một gia đình đi du
lịch hạnh phúc bên nhau trong thời khắc năm mới là lại không kìm được lòng, cố tránh để không ai thấy những
giọt nước đã ướt đẫm khóe mi, khẽ khàng rút điện thoại gọi về nhà để nghe tiếng bố mẹ hay là người yêu trong
khoảnh khắc đầy xúc cảm đó. Các đồng nghiệp nam cũng vậy, ai cũng không khỏi chạnh lòng khi trong lúc ở
quê mình muôn nhà đang sum họp thì mình vẫn đang tất bật với công việc, trong những tour ra nước ngoài
đôi khi còn thấy cô đơn, lẻ loi khi một mình nơi đất khách, lúc đấy thèm lắm những câu Chúc mừng năm mới
bằng tiếng Việt hay chỉ một miếng bánh chưng, bánh tét, mấy củ dưa hành, củ kiệu cũng là niềm khao khát, Chỉ
muốn được bay về ngay chúc Tết bố mẹ, lại được ăn Tết như ngày bé.
Có người lại vì đam mê với nghề nên chấp nhận một cái Tết không trọn vẹn, nhiều khi là không có cả Tết để
đồng hành cùng du khách, bởi vì dù tiền công có cao hơn nhưng hướng dẫn mùa Tết vất vả không sao kể xiết,
hàng quán thì nhiều nơi đóng cửa, nhà nghỉ khách sạn luôn trong tình trạng cháy phòng, các điểm vui chơi
danh thắng thì đông nghịt người nên quản lý khách rất khó khăn đặc biệt với các đoàn đông người.
Tết chỉ một vài tour thì cũng không đến nỗi, khổ là cảnh vừa tiễn khách xuống xe hay máy bay thì đã phải đưa
bọc quần áo cho người nhà đã chờ sẵn để đổi lấy quần áo mới, thăm hỏi vài câu, đưa ít quà rồi lại tiếp tục đến
điểm hẹn để dẫn đoàn khách mới. Đó chính là ngày Tết của các hướng dẫn viên, đến khi xong xuôi thì Tết đã hết
tự bao giờ. Vậy nên mới nói nếu không có đam mê lớn và nhiệt tình với nghề thì không thể ở lại lâu nhất là khi
trải qua nhiều chuyến đi tour năm mới thế này.

Lễ tân khách sạn & resort dịp Tết: vẫn cứ tươi cười
mỗi ngày
Nếu như hướng dẫn viên hiếm có cái Tết trọn vẹn,
thì với lễ tân khách sạn hẳn là không có nghỉ Tết.
Đây là chia sẻ của rất nhiều nhân viên lễ tân khi
được hỏi về những ngày nghỉ này. Lễ tân không
trực tiếp đồng hành cùng những chuyến du lịch
nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong quy
trình phục vụ của khách sạn là nơi lưu trú của du
khách. Nhân viên lễ tân là người tiếp xúc với khách
nhiều nhất, thực hiện các yêu cầu của khách trực
tiếp hay gián tiếp, là cầu nối khách hàng với các bộ
phận phục vụ, còn giúp tư vấn và liên hệ các dịch
vụ như đặt vé xem phim, tham quan, tàu xe, nhà
hàng… chỉ sơ qua cũng thấy sự quan trọng của
nhân viên lễ tân. Lễ tân luôn phải túc trực, có mặt

đầy đủ nên với họ thường là không có nghỉ lễ.


Công việc lễ tân bận rộn là thế, cũng nhiều áp lực nên đòi hỏi kĩ năng tốt, sự bền bỉ, linh hoạt và nhất là luôn
giữ thái độ niềm nở. Các nhân viên lễ tân sẽ phải qua thời gian đầu rất nhiều khó khăn nhưng một trong những
khó khăn lớn nhất là phải đi làm cả dịp Tết. Do đặc thù công việc nên Tết cũng như bao ngày khác, lịch làm việc
cũng chẳng thay đổi mấy, thậm chí còn tất bật hơn mọi ngày vì khách nước ngoài đến đông hơn, mà nhân viên
tại khách sạn lại được nghỉ nhiều. “Có hôm phải tiếp đến hơn 250 khách, đến nửa đêm mới được về nhà”.
Tuy công việc có nhiều khó khăn là thế nhưng những bạn trẻ này vẫn luôn tươi cười, lạc quan, chào đón khách
bằng câu “happy new year” thật vui và đầy tinh thần năm mới. Vì hình ảnh đầu tiên tạo ấn tượng về khách sạn
vẫn là những gương mặt rạng rỡ của các nhân viên lễ tân bên quầy. Khi được hỏi về mong ước trong năm mới,
nhiều bạn khong ngần ngại chia sẻ: “Mình cũng thật mong có ít ngày nghỉ Tết bên gia đình như mọi người”.

35
5 địa điểm du lịch Ba Lan nổi tiếng nhất
định phải ghé 1 lần cho biết
Chuyến đi du lịch Ba Lan của bạn sẽ trở nên trọn vẹn hơn rất nhiều khi bạn ghé thăm 5 địa điểm du lịch Ba Lan
nổi tiếng dưới đây. Đây đều là những điểm đến mang lại cho bạn một chuyến đi tuyệt vời nhất mà bạn không
nên bỏ qua.

1. Thủ đô Warsaw - một trong 5 địa điểm du lịch Ba Lan nổi


tiếng nhất
Warsaw là một trong những thành phố cổ kính nhất của thế giới.
Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên rất lãng mạn và cuộc sống nơi đây là
niềm mơ ước của biết bao nhiêu người. Do đó, thủ đô Warsaw luôn là
điểm đến được nhiều du khách yêu thích.
Đây là nơi có bề dày lịch sử với 700 năm hình thành nên thành phố
cổ này có rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá. Nơi đây là trung
tâm văn hóa, chính trị, văn hóa và kinh tế của đất nước Ba Lan. Do
đó, nếu bạn muốn tìm hiểu về Ba Lan thì hãy tới ngay thành phố
Warsaw để tìm hiểu. Địa điểm du lịch Ba Lan này luôn nằm trong lịch trình chuyến đi mà các công ty lữ hành
sắp xếp cho du khách khi ghé thăm nơi đây.

Có một điểm nhấn nữa mà khi tới đây bạn sẽ biết. Đó chính là người dân nơi
đây rất mến khách và nồng hậu. Khi bạn tới đây, bạn sẽ cảm nhận được thấy
được sự nồng hậu của người dân địa phương nơi đây.

Tại thành phố này, có rất nhiều cảnh quan đẹp để bạn khám phá. Đặc biệt là
những khu vườn xanh mướt một màu sẽ khiến bạn phải trầm trồ khen ngợi.
Thành phố này chào đón bạn bởi rất nhiều cảnh đẹp. Điển hình là lâu đài hoàng
gia. Đây là một trong những địa điểm du lịch Ba Lan được nhiều người thích thú khi ghé thăm.
2. Tham quan thành phố Wroclaw
Điểm đến tiếp theo mà bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm đất nước
Ba Lan xinh đẹp đó chính là thành phố Wroclaw. Đây là thành phố
lớn nhất tại khu vực phía tây của Ba Lan. Nó được coi là thủ đô của
tỉnh Hạ Silesian.
Tại địa điểm du lịch Ba Lan này, bạn sẽ được khám phá và tham
quan rất nhiều cảnh đẹp ấn tượng và đặc sắc như khu Ostrow
Tumski hay trận Raclawice. Thành phố này có rất nhiều di tích lịch
sử văn hóa. Do đó, du khách thường hay tới đây để tìm tòi và khám
phá.

Thành phố Wroclaw đã được bình chọn là thủ đô văn hóa bậc nhất
tại châu Âu. Chính vì thế, khi đặt chân tới đây, bạn sẽ thấy được
nét quyến rũ, lôi cuốn của đất nước Ba Lan cổ kính. Nơi đây có rất
nhiều điểm đến hấp dẫn để bạn tham khảo cho chuyến đi của mình
như câu lạc bộ Bed hay Ostrow Tumski,...Ngoài ra, thành phố này
có tới 12 hòn đảo khác nhau nên bạn có thể thỏa sức vui chơi, khám
phá. Mặt khác, đây cũng là địa điểm du lịch Ba Lan sở hữu số lượng
các cây cầu lớn nhất của thế giới.

36
3. Khám phá Krakow
Được mệnh danh là cố đô ngàn năm tuổi, Krakow là một trong những
trung tâm văn hóa nổi tiếng của Ba Lan. Tại đây có rất nhiều công trình
kiến trúc cổ kính như khu vực đài tưởng niệm, khu chợ cổ và cả các
quán rượu nên nơi đây rất hút khách. Hàng năm có rất đông lượt khách
du lịch tới tham quan và tìm hiểu về các công trình kiến trúc nổi tiếng
của nơi đây.
Ngoài ra, khu vực này còn có rất nhiều các tác phẩm điêu khắc nổi
tiếng vừa mang hơi hướng hiện đại vừa đậm chất cổ xưa. Đặc biệt nhất
phải kể tới đó là các tác phẩm này đều được làm từ muối. Bởi tại đây có
khu mỏ muối Wieliczka đã được công nhận là di sản của thế giới vào
năm 1978.

4. Thành phố biển Gdansk


Địa điểm du lịch Ba Lan tiếp theo mà bạn có thể ghé thăm đó chính là thành phố
Gdansk bên bờ biển Baltic xinh đẹp. Khu vực này thuộc miền bắc của đất nước
Ba Lan. Nó nằm ở giữa của đô thị lớn thứ 4 Hà Lan. Sau chiến tranh thế giới thứ
2, nơi đây bị tàn phá nặng nề. Sau đó nó đã được tái dựng lại và mang vẻ đẹp
hoàn hảo như hiện tại. Tuy chỉ là vẻ đẹp nhân tạo nhưng nơi đây chắc chắn sẽ
là điểm đến tuyệt vời khiến bạn si mê, say đắm. Trong danh sách các thành phố
lớn được nhiều du khách ghé thăm nhất thì Gdansk là thành phố đứng ở vị trí
thứ 3. Địa điểm du lịch Ba Lan này chỉ đứng sau thành phố Wroclaw và Krakow.

Hiện nay, nơi đây là một thành phố rất hiện đại với nền văn hóa, giải trí rất phát
triển. Thành phố cảng này thường được nhắc tới là một thành phố tự do. Nơi này
được nhắc tới là nơi hạnh phúc nhất. Do đó, rất nhiều người yêu thích đến vùng đất này và khao khát được sống
ở một nơi tuyệt vời như thành phố Gdansk.

Thời tiết nơi đây cũng rất ôn hòa và dễ chịu, nhịp sống cũng rất trẻ trung và
năng động. Chính bởi vậy, đây luôn là điểm đến có sức hút đặc biệt dành cho
du khách trong và ngoài nước.

37
5. Thành phố Lodz
Đến với thành phố Lodz, bạn sẽ được ngắm nhìn rất nhiều bức họa đường phố được vẽ một cách tinh tế và tỉ
mỉ. Đây cũng chính là nét độc đáo của địa điểm du lịch Ba Lan này. Cũng chính bởi không gian nơi đây luôn
mang đậm tính nghệ thuật nên có rất nhiều ý kiến cho rằng nên biến nơi đây thành một khu triển lãm nghệ
thuật ở đường phố. Bởi chắc chắn những giá trị văn hóa mà nơi đây mang lại sẽ thực sự hữu ích và mang lại đam
mê dành cho những người yêu nghệ thuật thực sự.

Một điểm đặc biệt nữa mà thành phố Lodz có được đó chính là nơi đây
sở hữu con đường đi bộ được đánh giá là dài nhất của khu vực châu Âu.
Nếu như trước đây thành phố này hoang tan và đang dần bị lãng quên thì
chính những hình ảnh nghệ thuật đậm chất đường phố đã giúp nơi đây
thay đổi đáng kể bộ mặt của mình. Nó đã góp phần rất lớn vào việc biến
một nơi ảm đạm thành một nơi ngập tràn sức sống tươi mới của nghệ
thuật.

Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn
trong việc chuẩn bị cho chuyến đi du lịch tới một trong những
địa điểm du lịch Ba Lan nổi tiếng nhất hiện nay. Chúc bạn có
một chuyến đi chơi vui vẻ với thật nhiều điều thú vị và mới lạ.

Huê Vũ ( tổng hợp ) - luhanhvietnam.com.vn

38
Cánh đồng hoa hướng dương tại Nghệ An khoe
sắc vàng bạt ngàn, du khách thập phương nô
nức đến check in
Không quá ngạc nhiên khi du khách đổ về đây nườm nượp để
đắm mình vào cảnh sắc thiên nhiên và lưu giữ cho mình những
khoảnh khắc đẹp với hoa mặt trời.

Những ngày cuối năm, cánh đồng hoa hướng dương tại Nghệ An
bắt đầu nở rộ, khoe sắc vàng bạt ngàn. Không khó để thấy hình
ảnh các bạn trẻ nô nức check in tại địa điểm này và đăng tải trên
mạng xã hội.

Được biết, cánh đồng hoa hướng dương nằm ở xã Nghi Sơn,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, được trồng nhằm mục đích để
làm thức ăn cho bò sữa. Khi vẻ đẹp của cánh đồng hoa hướng dương này được nhiều người biết đến, nơi đây bắt
đầu trở thành một địa điểm du lịch tại Nghệ An lý tưởng cho du khách thập phương.
Cánh đồng hoa hơn 60ha đã có mặt tại Nghĩa Đàn từ năm 2010. Tuy
nhiên, đến năm 2016, nơi đây mới được nhiều bạn trẻ biết đến như
một địa điểm chụp ảnh 'làm mưa làm gió' và lui tới vàng tháng 12
hàng năm.

Đến hẹn lại lên, năm nay, cánh đồng hoa hướng dương đã bước vào
thời điểm nở rộ nhất. Du khách không khỏi choáng ngợp trước sắc
vàng rực rỡ của những cánh đồng hoa hướng dương trải dài tít tắp, xa
xa cũng là những ngọn đồi trập trùng phủ kín một màu hoa.

Bởi vậy, cũng không quá ngạc nhiên khi du khách đổ về đây nườm nượp để đắm mình vào cảnh sắc thiên nhiên
và lưu giữ cho mình những khoảnh khắc đẹp với hoa mặt trời.

Từ các bạn trẻ cho đến người già, trẻ nhỏ hay các gia đình đều háo hức check in và chọn cho mình những góc
chụp đẹp nhất. Vì vậy, thời điểm này, lượng người đến tham
quan luôn đông đúc, có thể lên đến hàng nghìn lượt khách vào
mỗi dịp cuối tuần.

Xách balo lên và đến ngay để không bỏ lỡ những khoảnh


khắc tuyệt đẹp tại vùng đất này bạn nhé!

Theo http://nghean24h.vn/

39
Không gian văn hóa, du lịch, thương
mại Hà Giang giữa lòng Hà Nội
Tối ngày 25/12 tại khu vực Nhà Bát Giác, tượng đài Vua Lý Thái Tổ, Hà Nội, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với
UBND Tp. Hà Nội tổ chức khai mạc Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại Hà Nội . Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải,
lãnh đạo tỉnh Hà Giang, lãnh đạo Tp. Hà Nội đã đến dự.

Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, Hà Giang - tỉnh miền núi, biên giới, cực Bắc
của Tổ quốc - mong muốn mang đến Thủ đô Hà Nội một không gian văn
hóa, du lịch và thương mại độc đáo và ấn tượng. Sự kiện còn là dịp giới
thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh sắc tươi đẹp cùng
các sản phẩm thế mạnh của địa phương; mở ra cơ hội gắn kết giao thương cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản
xuất, kinh doanh cùng hợp tác nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản Hà Giang gắn với phát triển du lịch.
Chủ tịch Nguyễn Văn Sơn nêu rõ, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện của Tp. Hà Nội trong tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch,
thương mại tại Thủ đô. Qua đó, mối quan hệ giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh
Hà Giang ngày càng bền chặt. Tỉnh Hà Giang mong muốn trong thời gian
tới sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Tp. Hà Nội, sự ủng hộ của
nhân dân Thủ đô và du khách, để những giá trị di sản văn hóa, vẻ đẹp của
mảnh đất, con người Hà Giang ngày càng được biết đến rộng rãi, sâu sắc
hơn.
Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại Hà Nội -
năm 2020 giới thiệu 24 gian hàng trưng bày sản vật, nông sản tiêu biểu đến
từ vùng đất Hà Giang, như Cam vàng, cam sành, chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, gạo, đậu tương, lạc, thịt treo,
thịt hun khói từ lợn đen, trâu, bò bản địa...; những di sản văn hóa đặc trưng gồm: Di sản địa chất, địa mạo; nghề
thủ công; lễ hội truyền thống; dân ca dân vũ… Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cũng tổ chức giới thiệu tới du khách
triển lãm ảnh về vẻ đẹp cảnh sắc, con người Hà Giang; không gian
văn hóa thưởng trà giới thiệu đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ, trình
diễn kỹ thuật làm sợi và dệt lanh truyền thống, trình diễn múa khèn...
với sự tham gia của rất nhiều nghệ nhân tiêu biểu.

Không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại Hà Nội
- năm 2020 sẽ kéo dài đến hết ngày 27/12.

Tuấn Hải

40
DU XUÂN HUẾ - HỘI AN - ĐÀ NẴNG
(MÙNG 2 TẾT)

Quý khách tập trung tại ga Quốc Nội – sân bay Tân Sơn Nhất. Hướng dẫn viên TSTtourist đón quý khách tại
sân bay và làm thủ tục cho quý khách đáp chuyến bay khởi hành đi Huế.

Đến sân bay Phú Bài, Quý khách làm thủ tục lấy hành lý và xe đưa quý khách đi tham quan:

Chùa Thiên Mụ – nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.
Ăn trưa và làm thủ tục nhận phòng nghỉ ngơi.

Buổi chiều, quý khách tham quan:

Đại Nội Huế – là trung tâm hành chính của triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Ăn tối và quý khách thưởng thức chương trình nghe ca hò Huế trên dòng sông Hương thơ mộng.

Nghỉ ngơi tại khách sạn hoặc tự do khám phá đất cố đô về đêm.

DU XUÂN SAPA - HÀ NỘI (MÙNG 2 TẾT)


Hướng dẫn viên TSTtourist đón quý khách tại Ga đi quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất, làm thủ tục đáp chuyến
bay đi Hà Nội.

Quý khách nhận hành lý và di chuyển đi Phú Thọ. Đoàn tham quan:

Viếng đền Hùng - khu di tích có giá trị lớn nhất của dân tộc. Quý khách tham quan các điểm như đền Giếng,
đền Hạ, đền Trung, đền Thượng.
Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng, tiếp tục di chuyển đến Sapa, làm thủ tục nhận phòng.

Đoàn ăn tối tại nhà hàng, nghỉ đêm tại Sapa.

41

You might also like