Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

GIỚI THIỆU VỀ Y TẾ DỰ

PHÒNG TẠI VIỆT NAM


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được tầm quan trọng của công tác y
tế dự phòng trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân
2. Mô tả được đặc điểm và sự vận hành hệ
thống y tế dự phòng tại Việt Nam
3. Trình bày được những thành công, hạn
chế, thách thức của YTDP hiện nay
4. Trình bày định hướng phát triển y tế dự
phòng đến năm 2020 của CP VN
Phần 1
Tầm quan trọng của công tác dự
phòng trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân
Bối cảnh Việt Nam hiện nay
• Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn
chữa bệnh”
• Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa - làm nảy sinh nhiều vấn đề về
môi trường, thay đổi lối sống - thay đổi mô
hình bệnh tật
• Y tế nói chung và YTDP nói riêng cần có
những chuyển biến tích cực để theo kịp xu
hướng thế giới và thực hiện mục tiêu phát
triển của đất nước
Các yếu tố tác động đến phát triển
mạng lưới YTDP
1. Yếu tố tự nhiên, môi trường
◦ Khí hậu nóng ẩm dễ phát sinh dịch bệnh
◦ Có 8 khu vực địa lý

2. Yếu tố kinh tế, xã hội


◦ HDI (chỉ số phát triển con người) khác nhau giữa các
vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam bộ > Đông Bắc Bộ,
duyên hải miền Trung > Tây Bắc, Tây Nguyên
◦ Từ thời kì đổi mới đạt nhiều thành tựu
◦ Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng
◦ Ảnh hưởng 2 chiều của toàn cầu hóa tới SK
Các yếu tố tác động đến phát triển
mạng lưới YTDP

3. Mô hình bệnh tật tử vong


◦ Đan xen giữa các bệnh truyền nhiễm và
không lây nhiễm, giữa cấp và mãn tính. Có
sự gia tăng các bệnh không truyền nhiễm
◦ Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch
nguy hiểm vẫn diễn biến phức tạp: SARS,
H1N1, H5N1, sốt xuất huyết, thương hàn,
bệnh tả...
Phần 2
Thực trạng tổ chức và hoạt động
YTDP Việt Nam hiện nay
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG YTDP
CÁC BỘ
CHÍNH PHỦ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ:
-Viện VSDT TW NGÀNH
-Viện VSDT Tây Nguyên KHÁC
BỘY TẾ -Viện Pasteur Nha Trang
-Viện Pasteur Tp. HCM • Đơn vị sự
-Cục YTDP -Viện SR-KST-CT TW
nghiệp y tế
-Cục PC HIV/AIDS -Viện SR-KST-CT Quy Nhơn
-Viện SR-KST-CT Tp. HCM trực thuộc
-Cục ATTP
-Viện SK nghề nghiệp & môi trường Bộ chủ
-Cục QL Môi trường YT
-Viện Kiểm dịch QG Vắc xin và sinh phẩm y tế quản
-Viện Dinh dưỡng
-Viện Kiểm nghiệm ATVSTP QG • Có nhiệm vụ
UBDN tỉnh quản lý sức
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: khoẻ người
SỞY TẾ - TT phòng ngừa & kiểm soát bệnh tật (CDC) lao động
-TTYT DP tỉnh thuộc các
-TT PC SR-KST-CT
Bộ, ngành
-TT PC bệnh xã hội
-TT Kiểm dịch YT quốc tế
-TT PC HIV/AIDS • Hiện có 11
-Chi cục ATTP Trung tâm
UBDN huyện -TT bảo vệ SKLĐ và môi trường

PHÒNG Y TẾ
Trung tâm y tế huyện (1 hoặc 2 chức năng)

GHI CHÚ
TRẠM Y TẾ XÃ Quản lý Nhà nước
Quản lý chuyên môn
Nguồn lực cho YTDP
 Cơ sở vật chất: chưa đáp ứng được nhu
cầu ở tất cả các tuyến
 Trang thiết bị: vẫn còn lạc hậu, thiếu
nhiều TTB hiện đại, nhiều TTB hiện có
không sử dụng được
 Đầu tư kinh phí:
◦ Chi cho YTDP còn thấp, không quá 25%
tổng chi tiêu y tế từ ngân sách nhà nước.
◦ Từ 2008: quy định dành ít nhất 30% ngân
sách y tế cho YTDP
Nguồn nhân lực cho y tế dự phòng
 Tuyến trung ương:
◦ 68,1% có trình độ trên đại học
◦ 98,6% có trình độ đại học
 Tuyến tỉnh:
◦ 46,9% có trình độ đại học trong đó 26,8% có
trình độ trên đại học
◦ 41% có trình độ trung cấp, trong đó 34,2% là
KTV
• Tuyến huyện
◦ Phần lớn cán bộ YHTDP chưa được đào tạo
chuyên khoa
Phần 3

Những thành tựu, những


khó khăn, thách thức cơ
bản hiện nay của công tác
YTDP
Những thành tựu của YTDP
1. Tiêm chủng mở rộng: các bệnh truyền
nhiễm ở trẻ em giảm 10 – 100 lần so với
trước khi có TCMR. Thanh toán được đậu
mùa và bại liệt
2. Phòng chống sốt rét: Tỷ lệ mắc và chết
giảm mạnh, không xảy ra dịch lớn
3. Phòng chống HIV/AIDS: triển khai mạnh
mẽ IEC, xây dựng chiến lược quốc gia. Tỷ lệ
mới mắc HIV giảm dần
4. VSATTP: ban hành các văn bản quy phạm,
thực hiện thanh kiểm tra, tuyên truyền cho
người dân - giảm số vụ ngộ độc
Những thành tựu (tiếp)
5. Dinh dưỡng: tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi giảm
từ 33.9% (TC), 21.2% (NC) (2000) xuống
25% (TC), 14.5% (TC) (2014). Tình trạng
thiếu vitamin A giảm rõ rệt
6. Sức khỏe môi trường: tỷ lệ hộ gia đình
được dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh
tăng mạnh
7. Y tế trường học: được khôi phục
8. Y học lao động: trở thành hoạt động thường
trực của hệ thống YTDP từ TW đến địa
phương
Tồn tại và thách thức
 Về nhận thức: YTDP chưa được quan tâm
thích đáng
 Cơ chế chính sách:
◦ Nhiều bất cập trong tổ chức mạng lưới
◦ Chính sách thu hút nhân lực, đầu tư chưa đủ mạnh
◦ Chính sách đãi ngộ cán bộ YTDP còn thiếu
• Cơ sở hạ tầng: chưa đáp ứng nhu cầu
• Kinh phí: còn thấp dưới 20% tổng chi cho
y tế
• Nhân lực: chất lượng chưa cao
Tồn tại và thách thức (tiếp)
 Cơ cấu bệnh tật thay đổi:
◦ Bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng
phát trở lại
◦ Xuất hiện dịch bệnh mới nguy hiểm
◦ Tăng các bệnh không truyền nhiễm
◦ Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
◦ Hệ thống kiểm dịch biên giới chưa hoàn chỉnh
- khó khăn ngăn chặn các bệnh lây qua biên
giới
Phần 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VỀ YTDP

5- Đầu tư YTDP là đầu tư hiệu


quả, chống quá tải bệnh viện,
3- Phòng chống đảm bảo an sinh xã hội, phát
BTN và BKLN , Phát triển kinh tế.
hiện sớm, theo dõi 5
liên tuc, suốt đời
4
1- Phòng bệnh là 3
chính, phòng bệnh
tích cực, chủ động 2
1
4- Nhà nước đầu tư
là chính, tạo cơ chế
phát triển YTDP
2- Phòng chống các yếu
tố nguy cơ (dự phòng 4
cấp)
Y HỌC DỰ PHÒNG
THEO CÁCH TIẾP CẬN QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Tráchnhiệmchính củaChínhphủvàcácBộ/ngành

Trách nhiệm chính của Ngành Y tế

YHỌC DỰPHÒNG

YTCC Các dịch vụ phòng bệnh Dịchvụ KCB

Dự phòngcấp 0 Dự phòngcấp 1 Dự phòngcấp 2 Dự phòngcấp3


(Không cho yếutố (Không để bệnhxảy (không đểbệnh (không để tànphế
nguy cơ xảyra) ra) nặng lên) hay tử vong)

• Vai trò chủ đạo của chính phủ, • Tổ chức kiểm soát dịch,bệnh, • Điều trị kịpthời
vai trò đa ngành, đanghề yếu tố nguy cơ mang tính • Đảm bảo chất lượng và antoàn
• Tư vấn về chuyên môn từ chuyên nghiệp, thống nhấtvà • Tư vấn sức khỏe, theo dõivà
ngành ytế xuyên suốt cáctuyến điều trị liêntục
• Can thiệp chínhsách • Bao phủ dịch vụ phòng và
• Thông tin y tế và sự tham gia chữa bệnh đến từngngười
của cộngđồng dân một cách đầyđủ
ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC YTDP

1. Đổi mới hệ thống tổ chức YTDP toàn diện theo hướng


tập trung, thu gọn đầu mối nhằm tăng cường hiệu quả,
nâng cao chất lượng hoạt động.
2. Thành lập Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh trung ương,
khu vực nhằm thống nhất quản lý, điều hành chung.
3. Tăng cường triển khai hoạt động của CDC tỉnh.
4. Thống nhất mô hình TTYT huyện thực hiện chức năng về
YTDP, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng .
ĐỊNH HƯỚNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ YTDP

1. Xây dựng các chính sách kiểm soát chủ động các BTN ảnh
hưởng lớn tới cộng đồng, bảo đảm an ninh y tế toàn cầu.
2. Xây dựng Kế hoạch đáp ứng dịch bệnh theo các tình huống, đặc
biệt trong tình trạng khẩn cấp.
3. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình giám sát và PXN
đạt chuẩn để nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế.
4. Xây dựng kế hoạch các hoạt động nâng cao, duy trì năng lực
quốc gia trong triển khai thực hiện IHR (2005).
5. Quy hoạch hệ thống sản xuất vắc xin nhằm phát triển công nghệ
và bảo đảm đáp ứng được an ninh quốc gia về vắc xin.

Phát triển YTDP theo hướng nâng cao SK, kiểm soát BTN, bệnh
mới phát sinh, BKLN, kiểm soát YTNC và các vấn đề YTCC khác
ĐỊNH HƯỚNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ YTDP

6. Tổ chức triển khai Chương trình sức khỏe Việt Nam


7. Phát triển hệ thống phòng chống BKLN các tuyến.
8. Triển khai các hoạt động dự phòng, quản lý điều trị BKLN tại các
TYT xã. Quản lý hiệu quả các yếu tố có hại đến sức khỏe như: Hút
thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn không hợp lý
9. Tăng cường giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi
trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại.
10. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATTP.
11. Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành để kiểm soát, giảm thiểu
các yếu tố nguy cơ từ môi trường, biến đổi khí hậu.

Phát triển YTDP theo hướng nâng cao SK, kiểm soát BTN, bệnh
mới phát sinh, BKLN, kiểm soát YTNC và các vấn đề YTCC khác
ĐỊNH HƯỚNG TÀI CHÍNH YTDP

1. Kinh phí của Nhà nước đảm bảo cho YTDP.


2. Xây dựng chính sách về phân bổ ngân sách YTDP.
3. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cho YTDP từ phân bổ
theo biên chế sang xây dựng phương thức phân bổ chi y tế dự
phòng tại tuyến cơ sở theo số lượng dân cư người
4. Kết cấu các nguồn chi YTDP từ bảo hiểm y tế; thành lập Quỹ
nâng cao sức khỏe; tăng cường xã hội hóa, thực hiện mô hình
tự chủ về tài chính.
5. Cải tiến cơ chế chi (chi theo gói dịch vụ, chi đúng, chi đủ, chi kịp
thời, đảm bảo dự trữ). Gói dịch vụ y tế cơ bản do Nhà nước chi
trả

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Y TẾ DỰ PHÒNG


DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ CHỦ YẾU THUỘC GÓI DỊCH VỤ
Y TẾ CƠ BẢN PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU,
DỰ PHÒNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
1. Các dịch vụ về tư vấn, truyền thông, giáo dục, nâng cao sức khỏe;
2. Các dịch vụ về tiêm chủng;
3. Các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSK;
4. Các dịch vụ về giám sát và phòng chống các bệnh, dịch truyền
nhiễm;
5. Các dịch vụ chăm sóc SKBMTE và KHHGĐ;
6. Các dịch vụ về tư vấn, truyền thông DD và ATTP;
7. Các dịch vụ giáo dục, truyền thông và vận động nhân dân sử dụng
nước sạch, bảo đảm VSMT, sử dụng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ
sinh...;
8. Các dịch vụ về giám sát và phòng chống các BKLN
9. Các dịch vụ về kiểm soát các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe,
bao gồm phòng chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia,...;

Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017


của Bộ trưởng Bộ Y tế
DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ CHỦ YẾU THUỘC GÓI DỊCH VỤ
Y TẾ CƠ BẢN PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU,
DỰ PHÒNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE

10. Các dịch vụ về bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng;
11. Các dịch vụ về y tế học đường;
12. Các dịch vụ về bảo đảm máu an toàn và phòng, chống các bệnh
về máu;
13. Quản lý sức khỏe các đối tượng ưu tiên: chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ có thai...;
14. Các dịch vụ về phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng
đồng;
15. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bao gồm phục hồi chức
năng, vật lý trị liệu, phòng chống ung thư;
16. Các dịch vụ khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm
nguy cơ cao cho cộng đồng;
17. Cung cấp thuốc thiết yếu, bao gồm các tủ thuốc để bán thuốc.

Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017


của Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguồn lực cho YTDP

• Cơ sở vật chất: chưa đáp ứng được nhu cầu ở tất


cả các tuyến

• Trang thiết bị: vẫn còn lạc hậu, thiếu nhiều TTB
hiện đại, nhiều TTB hiện có không sử dụng được

• Đầu tư kinh phí:


• Chi cho YTDP còn thấp, không quá 25% tổng
chi tiêu y tế từ ngân sách nhà nước.
• Từ 2008: quy định dành ít nhất 30% ngân sách
y tế cho YTDP
Nguồn nhân lực cho y tế dự phòng

• Tuyến trung ương:


• 68,1% có trình độ trên đại học
• 98,6% có trình độ đại học
• Tuyến tỉnh:
• 46,9% có trình độ đại học trong đó 26,8% có
trình độ trên đại học
• 41% có trình độ trung cấp, trong đó 34,2% là
KTV
• Tuyến huyện
• Phần lớn cán bộ YHTDP chưa được đào tạo
chuyên khoa
Phần 5

Định hướng phát triển y tế


dự phòng đến năm 2020
của chính phủ Việt Nam
Quan điểm chỉ đạo
1. Dự phòng chủ động tích cực
2. Dự phòng toàn diện và có trọng điểm về
thể chất, tâm thần và xã hội
3. Đầu tư cho YTDP là góp phần phát triển
bền vững đất nước
4. Thực hiện xã hội hóa công tác YTDP là
trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân
5. Tăng cường hợp tác song phương, đa
phương
Nội dung và định hướng phát triển
YTDP đến năm 2020

 Mục tiêu chung:


1. Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức
khoẻ;
2. Phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch,
bệnh, không để dịch lớn xảy ra;
3. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật;
4. Góp phần phát triển thể chất, tâm thần, nâng
cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống
và cải thiện giống nòi.
Nội dung và định hướng phát triển
YTDP đến năm 2020 (tiếp)

 Mục tiêu cụ thể


1. Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm, kiến
thức và thực hành về YTDP
2. Hạn chế và loại trừ các yếu tố nguy cơ liên quan
tới các bênh truyền nhiễm, giảm tỷ lệ mắc và tử
vong, không chế tỷ lệ mắc ở mức thấp nhất
3. Kiểm soát làm giảm các yếu tổ nguy cơ liên
quan tới VSATTP và dinh dưỡng; SKMT; bệnh
học đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương
tích… các bệnh do hành vi, lối sống gây ảnh
hưởng tới sức khỏe
Các chỉ tiêu cơ bản
Bao gồm các nhóm chỉ tiêu:
1. Chỉ tiêu dự phòng các bệnh truyền nhiễm
gây dịch
2. Chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm và
dinh dưỡng
3. Chỉ tiêu dự phòng về sức khỏe môi trường
và sức khỏe nghề nghiệp
4. Chỉ tiêu về dự phòng các bệnh liên quan
tới lối sống
Các giải pháp thực hiện
(7 nhóm)
1. Nhóm giải pháp về tổ chức
◦ Tăng cường Ban CSSK nhân dân, quy định phối hợp
liên ngành
◦ Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực
chuyên môn, quản lý
◦ Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các viên nghiên
cứu phù hợp với yêu cầu đặt ra
◦ Xây dựng các viện quốc gia đạt tầm cỡ khu vực và
quốc tế
◦ Quy hoạch hệ thống sản xuất vắc-xin
◦ Quy hoạch hệ thống YTDP cấp tỉnh, huyện
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
2. Nhóm giải pháp về chính sách, pháp
luật
◦ Xây dựng Luật phòng chống các bệnh truyền
nhiễm
◦ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về YTDP
◦ Có chính sách thỏa đáng cho các cán bộ
YTDP
◦ Xây dựng chính sách ưu tiên trong đào tạo
nhân lực cho ngành YTDP
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
3. Nhóm giải pháp về các nguồn lực
◦ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực: chuẩn hóa cán bộ, đào tạo cán bộ
◦ Kinh phí đầu tư: đầu tư cho các viện, các
chương trình mục tiêu, các vùng sinh thái
trọng điểm, cho các phòng xét nghiệm và đầu
tư TTB
◦ Nguồn tài chính: từ ngân sách, huy động các
nguồn khác, lập quỹ dự phòng chống các bệnh
truyền nhiễm
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
4. Nhóm giải pháp về Khoa học và công
nghệ
◦ Tăng cường quản lý nhà nước về chuyển giao
và sử dụng công nghệ
◦ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu khoa học dự phòng
◦ Xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm tiên tiến
◦ Nghiên cứu xây dựng và bổ sung chiến lược
phát triển khoa học công nghệ
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
5. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
◦ IEC để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của YTDP
◦ Củng cố và tăng cường hệ thống IEC: nhân
lực, cơ sở vật chất và phương tiện truyền
thông, đặc biệt cho tuyến cơ sở
◦ Đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền
thông
◦ Phát triển mô hình làng văn hóa, làng sức
khỏe
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
6. Xã hội hóa và phối hợp liên ngành
◦ Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các tổ
chức xã hội trong công tác YTDP
◦ Đổi mới và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành
◦ Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo CSSK nhân dân các
cấp.
◦ Phát huy hiệu quả chương trình kết hợp quân dân y
trong lĩnh vự YTDP
◦ Quy định rõ trách nhiệm các tổ chức chính trị, xã hội
trong YTDP
◦ Phát huy vai trò các hội chuyên ngành
◦ Phát động phong trào toàn dân tập thể dục
Các giải pháp thực hiện (tiếp)
7. Hợp tác quốc tế
◦ Hợp tác song phương, đa phương
◦ Chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm
◦ Trao đổi, đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu
khoa học
Định hướng từ nay đến 2020
Tuyến Trung ương
•Quản lý NN: Thu gọn đầu mối: CDC, FDA
•Đơn vị SN:
✓Khối Khám bệnh, chữa bệnh: Một số bệnh
viện có cơ sở 2. Một số bệnh viện TW bàn
giao cho địa phương quản lý
✓Khối Đào tạo: 2 cơ sở đào tạo cán bộ quản lý
(miền Bắc, miền Nam)
Định hướng từ nay đến 2020
Tuyến tỉnh
•Quản lý NN: tổ chức tại Sở Y tế linh hoạt, cho
phép thành lập phòng chức năng (nếu cần)
•Đơn vị SN:
✓Xây dựng một số cơ sở y tế đóng vai trò vùng
✓Một số trung tâm chuyên ngành tổ chức lại thành
bệnh viện chuyên khoa
✓Không còn Trung tâm Pháp y tâm thần thuộc tỉnh.
Thành lập các trung tâm pháp y tỉnh
✓Xây dựng thí điểm CDC tại một số tỉnh
✓Tiếp nhận một số cơ sở y tế TW
Định hướng từ nay đến 2020
Tuyến huyện: Tiếp tục hoàn thiện
•Quản lý NN: phòng y tế
•Đơn vị SN: theo hướng thu gọn đầu mối
✓Trung tâm y tế huyện thực hiện 2 chức năng
✓Trung tâm DS-KHHGĐ: do UBND huyện
✓Tuyến xã: Là đơn vị y tế thuộc Trung tâm y tế
huyện

You might also like