Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LINESHAFT VERTICAL CAPRARI PUMPS

1. Bơm trục đứng là gì?


Máy bơm trục đứng là tên gọi chung cho nhiều dạng bơm có thiết kế theo
kiểu trục đứng. Bơm thường được chế tạo theo các tiêu chuẩn ISO (Tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế), ASME (Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ) và API (Viện Dầu khí Hoa
Kỳ) để chứng nhận độ hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
2. Phân loại:
2.1. Phân loại dựa trên tầng cánh bơm:
- Bơm trục đứng đa tầng cánh
- Bơm trục đứng đa tầng canh
2.2. Phân loại dựa trên công dụng:
- Bơm cứu hoả trục đứng
- Bơm bùn trục đứng
- Bơm bù áp trục đứng
- Bơm nước trục đứng
- Bơm hoá chất trục đứng
- Bơm trục đứng công suất lớn…
3. Đặc tính:
Máy bơm trục thẳng đứng với bát bơm chìm, trục đường và bộ phận truyền
động trên bề mặt, để lắp đặt trong giếng sâu hoặc bể chứa. Với thiết kế xây dựng
cực kỳ chắc chắn và đáng tin cậy, chúng đảm bảo tính linh hoạt cao trong ứng
dụng. Các đặc tính kỹ thuật và nhiều phiên bản làm cho dòng sản phẩm này trở
nên lý tưởng cho các dịch vụ bơm trong các lĩnh vực cấp nước, công nghiệp, thủy
lợi tư nhân và liên hiệp và trong các hệ thống chữa cháy. Những máy này có thể
được điều khiển bằng cả động cơ điện và động cơ diesel và chúng đảm bảo hiệu
quả dịch vụ không gì sánh được.
4. Cấu tạo:

Hình: Mặt cắt cấu tạo bơm trục đứng.


- Buồng máy bơm: thường làm từ chất liệu inox hoặc gang tuỳ thuộc vào
lưu chất cần bơm
- Cốt bơm (trục bơm): là bộ phận kết nối bánh công tác với động cơ
truyền động
- Cánh máy bơm: được thiết kế đa tầng cánh, mỗi loại máy bơm sẽ có số
lượng và kích thước khác nhau. Cánh bơm thường được làm bằng gang,
đồng, inox,…
- Động cơ truyền động: là động cơ điện, bộ phận truyền động năng cho
bánh công tác hoạt động tạo thế năng để đẩy lưu chất đi.
- Đầu ra – đầu vào: được lắp đặt với đường ống hút và ống xả.
- Rọ bơm: hay còn gọi là lupe hay van chân, là bộ phận không thể thiếu
đối với dòng bơm ly tâm. Chúng được sử dụng trong trường hợp bơm
hút nước từ bể chứa thấp hơn vị trí đặt bơm (hay còn gọi là hút âm)
5. Cách lắp đặt bơm trục đứng:
5.1. Các bước lắp đặt bơm:
- Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt
- Bước 2: Lựa chọn và cố định vị trí lắp đặt bơm
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt
Máy bơm trục đứng thường có cổng hút và cổng xả nằm thẳng hàng vì vậy
việc lắp đặt dễ dàng hơn. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà máy bơm trục đứng được
lắp đặt khác nhau. Thông thường bơm trục đứng được lắp vào đường ống bơm
nước để tăng áp trong tòa nhà cao tầng hoặc hệ thống chữa cháy.
- Bước 4: Hoàn thiện lắp đjăt, tiền hành vận hành thử bơm
Các yếu tố cần quan tâm nhất khi lắp đặt máy bơm trục đứng bao gồm:
- Ống hút
- Ống xả
- Mối nối điện
- Đường ống
5.2. Những lưu ý khi lắp đặt:
- Vị trí lắp đặt: Bơm trục đứng nên được lắp đặt ở vị trí bằng phẳng, gần
nguồn nước, nhiệt độ không quá 40 độ C
- Cần phải lắp van khóa 2 đầu ống hút, ống xả và lắp van 1 chiều sau van
khóa đầu ra.
- Máy bơm không lên đặt ở vị trí hút sâu quá 2 mét, nếu điểm hút sâu quá
2m hãy sử dụng một đường ống
- Lắp đặt đầu hút càng ngắn càng tốt để hạn chế tắc chất bơm và không
bị gấp khúc đột ngột
- Đường ống xả cần lắp thêm van kiểm tra và van tiết lưu, lắp đồng hồ đo
áp suất
- Máy bơm trục đứng tự mồi cần có ống xả dài
- Đường ống hút và ống đẩy phải gắn khớp nối mềm giảm rung chấn
- Đường ống: Đường ống bơm trục vít phải được lắp đặt tiết kiệm đường
đi và có kích thước phù hợp họng hút, họng xả. Ngoài ra, đường ống
cũng cần lựa chọn sao cho phù hợp với áp lực bơm và nhu cầu bơm.
Hãy chắc chắn rằng các van hút hoàn toàn được ngâm trong nước nửa
mét để tránh sự hình thành nước xoáy.
- Đặc biệt, đường ống hút phải nghiêng về phía trước nhằm tránh cho
bơm không bị hiện tượng đọng túi khí.
- Tất cả các mối nối phải được làm kín tránh cho khí lọt vào trong bơm.
- Ống hút phải được nhúng chìm có khoảng cách ít nhất bằng hai lần
đường kính ống, nó cũng phải cách ít nhất 1,5 lần đường kính ống tới
mặt đáy bể.
- Đầu kết nối điện: Yêu cầu lắp đặt bơm trục đứng tuân thủ các yếu tố an
toàn hệ thống điện
- Khuyến cáo nên có thiết bị bảo vệ động cơ để bảo vệ bơm trong trường
hợp quá tải
- Đặc biệt lưu ý không bao giờ vận hành bơm khi bơm không có nước,
bơm cần được mồi nước sạch trước khi vận hành
6. Nguyên lý hoạt động:
Bơm sử dụng động cơ diesel hoặc động cơ điện để hoạt động. Có thể sử dụng
nhiều cánh quạt như cánh cắt, cánh xoáy, cánh hở tùy vào mục đích và các yêu
cầu cột áp.
Về cách vận hành, đầu tiên nước hoặc chất lỏng được hút vào từ cổng hút.
Sau đó chất lỏng di chuyển vào buồng bơm và được cánh bơm gia tốc lưu lượng
dòng chảy. Tiếp theo chất lỏng từ cánh bơm được đưa vào bộ phận bát bơm để
khuếch tán và chuyển hóa sao cho thành mức cột áp phù hợp tại đầu ra.
Ngoài ra, nước hoặc chất lỏng từ bộ phận bát bơm cũng có thể cung cấp thêm
cho các cánh bơm phụ được đặt ở vị trí ngay phía trên bát bơm. Bơm sẽ tiến hành
thêm một chu trình bơm tương tự như trên đã đề cập. Đây là phương pháp thường
được áp dụng với những giếng khoan có độ sâu và khoảng cách bơm từ miệng
giếng đến nơi chứa tương đối xa.
Phần trục xoay trong cột bơm có thể được trang bị thêm bằng các ống lót trục.
Ống lót trục là bộ phận được lắp đặt trong cột bơm và được bôi trơn bằng dòng
nước hoặc chất lỏng chảy qua chúng.
Phần đầu xả của bơm thì được lắp đặt trên cùng cho phép người dùng có thể
điều chỉnh dòng chảy theo nhiều hướng của đường ống xả. Thông thường trên
cùng của bơm sẽ là phần động cơ AC được lắp thẳng đứng.
7. Ưu, nhược điểm của bơm:
7.1.Ưu điểm:
- Khả năng lắp đặt ở những vị trí có không gian hạn chế
- Phù hợp với các ứng dụng đo có áp lực cao trong đường ống
- Phù hợp làm việc với lưu chất có nhiệt độ cao
- Thiết lập cánh bơm để tăng chỉ số NPSHA
- Động cơ máy luôn khô, không ẩm ướt, tản nhiệt tốt.
- Máy có khả năng bơm mồi cao, có phớt làm kín giúp bảo vệ chất bơm
trong quá trình bơm.
- Cánh bơm được đặt dưới đáy bơm giúp cho cánh bơm quay khi trục
quay hoạt động.
- Khi máy sử dụng bơm các loại chất lỏng có tính ăn mòn, ở nhiệt độ cao
hay bơm hóa chất thì hiệu quả làm việc của trục bơm đứng rất cao.
- Ngoài ra, máy bơm trục đứng là loại máy có thể hoạt động độc lập hoặc
kết hợp với các loại máy bơm khác để tạo thành hệ bơm, cụm bơm với
hiệu suất cao, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sử dụng của khách hàng.
7.2.Nhược điểm:
- Việc bảo trì bảo dưỡng có phần khó khăn hơn
- Yêu cầu truyền động phức tạp hơn
- Khó cân bằng lực đẩy trục thuỷ lực trong ứng dụng có áp suất hút cao
- Phốt cơ khí hay hư hỏng.
8. Các lưu ý khi sử dụng bơm ly tâm trục đứng:
Với dòng bơm ly tâm trục đứng có một só đặc điểm khác biệt mà chúng ta
cần lưu ý khi lắp đặt sử dụng là:
- Do bơm trục đứng thường có cổng hút và xả trên cùng 1 đường nên cần
phân biệt chiều lắp đặt
- Đấu nối nguồn cần kiểm tra chiều quay để bơm hoạt động đúng
- Vị trí lắp đặt có thể tiết kiệm diện tích nhưng cần bằng phẳng, cân bằng
cho bơm
- Cần có các thiết bị phụ kiện trên đường ống để giám sát bơm vận hành
như các van chân, van khoá, cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất, đồng hồ
đo lưu lượng…
9. Ứng dụng:
Các máy bơm này chủ yếu được sử dụng ở những nơi không thể sử dụng máy
bơm chìm do các lý do như lưu lượng nước trên phạm vi hoạt động của máy bơm
thông thường:
- Bơm ly tâm trục đứng dùng cung cấp nước chữa cháy cho các nhà máy
công nghiệp
- Bơm nước cho tháp tản nhiệt
- Sử dụng trong các giếng khoan để cung cấp nước cho nông nghiệp
- Dùng trong các nhà máy hoá dầu, lọc dầu và sản xuất, phân phối dầu
thô
- Máy bơm trục đứng được thiết kế để sử dụng trong các ứng dụng bơm
công nghiệp để bơm chất lỏng sạch hoặc bị ô nhiễm nhẹ, bùn dạng sợi
và chất lỏng có chứa chất rắn lớn từ các bể chứa sâu
- Bơm được nước ở nhiệt độ cao từ 80º – 100ºC
- Bơm nước lên bể chứa, bồn chứa tại các tòa nhà cao tầng, chung cư
- Sử dụng để bơm nước từ sông, hồ chứa…

You might also like