Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

MỘT SỐ ĐỀ PHÂN TÍCH - CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

A. CẤU TRÚC BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

● Dẫn dắt . nêu được tên tác giả, tác phẩm


A. MỞ BÀI
● Giới thiệu vấn đề nghị luận.
(Nêu vấn đề)
● Nêu phạm vi đoạn trích.
1. Dẫn nhập

● Tác giả (phong cách sáng tác,...)


● Tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt)
Đối với dạng đề phân tích nhân vật : Sơ lược khái quát về nhân vật.
B. THÂN ● Vị trí đoạn trích.
BÀI
(Triển khai Thêm 1 đoạn ngắn giải thích các khái niệm (nếu đề bài yêu cầu), ví dụ : Tình huống
vấn đề) truyện, giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng sử
thi,...
2. Phân tích

Luận điểm 1 :.....


Luận điểm 2 :.....
Luận điểm 3 :.....

Bình sâu về từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói…
Mở rộng (liên hệ, so sánh với tác phẩm khác) (1-2 tác phẩm)
Chốt ý (Tiểu kết)
3. Đánh giá, nhận xét

● Nội dung : giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, sự mới mẻ,...
● Nghệ thuật : nghệ thuật xây dựng tình huống truyện / nhân vật, giọng điệu,
ngôn ngữ…
C. KẾT BÀI
● Đánh giá lại vấn đề nghị luận.
(Khái quát
● Liên hệ bản thân.
vấn đề)
B. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

Đề 01 : Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, từ
đó nhận xét tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm.

● Dẫn dắt. nêu được tác giả, tác phẩm

Nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận xét rằng : “Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà
văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới”. Quả
thực như vậy, trong cơn trở dạ nhiều đau đớn ấy, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh
và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và mãnh liệt : văn chương cần phải
khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề
MỞ BÀI xa” của nó. Hàng loạt tác phẩm được viết dưới ý tưởng đó. Trong đó, “Chiếc thuyền ngoài
xa” là một trong những sáng tác điển hình của ông được viết sau năm 1980.

● Giới thiệu vấn đề nghị luận

Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người
phụ nữ lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh và lòng
vị tha cao cả, từ đó thể hiện những giá tri nhân đạo tốt đẹp mà nhà văn gửi gắm.
THÂN 1. Dẫn 1.1 Tác giả, tác phẩm :
BÀI nhập a. Tác giả :
- Thân thế : Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Vị trí : là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì
đổi mới.
- Phong cách nghệ thuật :
+ Đề tài: chiến tranh, nông dân, đời tư - thế sự
+ Quan điểm nghệ thuật: văn chương phải vì con người, phải hướng vào hiện
thực đa chiều và có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống; nhà văn tồn tại trên
đời để bênh vực những con người không có ai để bênh vực.
…..
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: rút trong tập “Bến quê” (1985), sau in lại trong tập “Chiếc thuyền
ngoài xa”(1987).
- HCST :
+ Được sáng tác vào tháng 8/1983, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ
kết thúc thắng lợi, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới. Cuộc sống
với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến tranh - nhiều vấn đề của đời
sống, nhiều quan niệm đạo đức cần được nhìn nhận lại.
+ Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới :
thiên về hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con
người đời thường…
- Tóm tắt/nội dung chính.
“Chiếc thuyền ngoài xa” đặt dưới ngôi kể của Phùng về chuyến đi thực hiện bộ
ảnh cho tờ lịch năm mới ở vùng biển miền Trung - nơi mà anh đã bắt gặp cảnh
tượng tuyệt đẹp - chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Nhưng dần
dần, Phùng phát hiện những sự thật không hề đẹp đẽ đằng sau cái cảnh “đắt
trời cho” ấy qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài.

1.2 Giải thích : Giá trị nhân đạo là gì ?


● Khái niệm : được tạo nên từ cảm giác của nhà văn thông qua sự miêu
tả chi tiết nhân vật, sự việc => thể hiện nỗi xót thương của con người
với con người, nỗi đau của những số phận bất hạnh hoặc khó khăn
trong xã hội.
● Vai trò : là giá trị quan trọng nhất, là hằng số của văn chương.
● Biểu hiện trong tác phẩm : Giá trị nhân đạo kết tinh ở hình tượng người đàn
bà hàng chài.

2. Phân 2.1 Sơ lược về nhân vật


tích vấn
đề nghị ● Tên : Không có một cái tên cụ thể, gọi = từ phiếm chỉ: mụ, chị ta, người đàn
luận 1 : bà,...
Hình => Ý đồ nghệ thuật : đại diện cho những con người vừa thoát ra khỏi chiến
tượng tranh, những người phụ nữ làm nghề chài lưới.
người đàn ● Tuổi : Trạc 40 tuổi = không còn xuân sắc, không còn sung sức.
bà hàng ● Ngoại hình xấu xí : thân hình cao lớn thô kệch, khuôn mặt rỗ chằng chịt,...
chài ● Lai lịch đối nghịch :
+ Xuất thân trong 1 gia đình khá giả ở trên đất liền = cuộc sống yên ổn.
+ Nhưng vì xấu quá không ai lấy, có mang với anh hàng chài => cuộc sống
đổi thay : lênh đênh bấp bênh trên biển cả = cuộc sống khốn khó.

=> Dưới vài nét phác họa của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng chài hiện
lên với bức chân dung về một nhân vật mang ngoại hình xấu xí, cuộc đời nghèo
khổ, gây ấn tượng trực tiếp cho người đọc ngay trong lần đầu gặp gỡ.

2.2 Bức chân dung về nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới

● Nỗi khổ về sự nghèo đói :


+ Có những ngày biển động, gia đình hàng chài phải ăn món xương rồng
luộc chấm muối ròng rã cả tháng.
[Liên hệ : Gia đình Tràng trong “Vợ Nhặt”]
+ Cái nghèo cái đói là khổ chung, nhưng người đàn bà hàng chài còn khổ
gấp nhiều lần bởi chị ta là một người mẹ.
● Một đàn con đông : Nhà nào cũng trên dưới 1 sắp 10 đứa
+ Đông con là cái khổ chung của cả gia đình (đông miệng ăn => cuộc
sống càng túng quẫn), nhưng với phụ nữ hàng chài thì cái khổ đó phải
gấp trăm, gấp nghìn lần.
+ Đông con => bụng mang dạ chửa, mang nặng đẻ đau, đặc biệt nguy
hiểm và khó nhọc với phụ nữ hàng chài. [“cửa chửa là cửa mả” (dân
gian)]

● Thuyền chật : Gia đình đông người chen chúc trên 1 thuyền nhỏ chật chội,
không gian sống bó hẹp, không gian riêng tư không còn
=> Nảy sinh sự bức bí, khó chịu.

=> Nghèo + Con đông + Thuyền chật = 1 vòng luẩn quẩn không lối thoát.

● Bạo hành gia đình (Nỗi khổ lớn nhất) :


+ Diễn ra thường xuyên : 3 ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng.
+ Đánh bằng dây thắt lưng to bản của lính Ngụy = đánh như tra tấn, đánh
bằng tất cả sức lực và sư hằn học.
+ Kèm với đánh là những mắng nhiếc, lăng mạ.
=> Gây nên những tổn thương sâu sắc về thể xác, tinh thần.

Tiểu kết : Bức chân dung người đàn bà hàng chài hiện lên đầy lấm láp giữa cuộc
đời, hứng chịu nhiều nỗi khổ mà dường như chưa một nhân vật nữ nào trong văn
chương hội tụ được. Chị có nỗi khổ xấu như Thị Nở, chị có nỗi khổ bi chồng đánh
đập như Mị, và chị cũng có nổi khổ về cái nghèo đói như cô vợ nhặt Thị.

2.3 Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài - viên ngọc tỏa sáng
● Sự từng trải và thấu hiểu lẽ đời
- Thái độ kiên quyết : không bỏ chồng.
- Lý do đến từ 1 chữ HIỂU :
+ Hiểu chồng : hiểu chồng có nỗi khổ tâm (nghèo đói => đánh vợ để giải
tỏa).
+ Hiểu nghề : trên 1 chiếc thuyền thì không thể thiếu người đàn ông để
chèo chống lúc phong ba.
+ Hiểu lẽ đời : không có chồng thì không nuôi được đàn con đông, đàn bà
bổn phận là đẻ con và nuôi con khôn lớn, đàn bà sống là vì con.

● Bao dung và vị tha : thể hiện qua góc nhìn về người chồng vũ phu.
- Góc nhìn của người ngoài gia đình :
+ Phùng : gã chồng vũ phu, tàn nhẫn.
+ Đẩu : gã chồng tàn bạo nhất cái đất nước này.
- Góc nhìn của người trong gia đình :
+ Thằng bé Phác : căm hận cha.
=> Hình ảnh gã chồng hiện lên xấu xa, tàn độc như loài ác quỷ, rắn rết.
- Trong góc nhìn của người đàn bà hàng chài
+ Người chồng là kẻ đáng thương - gã là nạn nhân của đói nghèo, túng
quẫn.
(Từ đầu đến cuối, người đàn bà luôn nhận lỗi về mình : Đàn bà chúng tôi
đẻ nhiều quá,...)
+ Trước đây, gã là 1 người hiền lành (không bao giờ đánh vợ), tử tế (từ
chối đi lính cho Ngụy = từ chối vì lợi ích mà chĩa mũi súng vào đồng
bào).
+ Đối với chị, người chồng là ân nhân vì đã cho chị 2 đặc ân : được làm vợ
và được làm mẹ.

● Tình mẫu tử thiêng liêng :


- 1 người mẹ hi sinh tất cả vì con.
+ Cầu xin chồng cho lên bờ đánh
=> Bảo vệ tuổi thơ của các con, xin lên bờ đánh để không để lại vết bầm
kí ức cho chúng.
+ Khi thằng bé Phác chống trả lại cha để bảo vệ mẹ thì chị òa khóc và van
lạy con
=> Nỗ lực bảo vệ bầu trời tuổi thơ cho các con của chị đã bất thành, chị
không muốn con mình phạm phải điều đại nghịch.
● Luôn biết chắt chiu những niềm vui, hạnh phúc bé nhỏ mà vá víu mảnh đời
cơ cực :
- Niềm vui của chị giản dị, bé nhỏ, thiêng liêng : Vui nhất là lúc các con
được ăn no.

Tiểu kết : Người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu là một người phụ nữ
phi thường, mang vẻ đẹp của một viên ngọc tỏa sáng lấp lánh giữa cuộc đời lấm
láp - một vẻ đẹp không dễ phát hiện khi bị hoàn cảnh khốn khó, ngặt nghèo bủa
vây.
3. Phân ● Đề cao, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người
tích vấn
đề nghị Qua 4 vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài => Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của
luận 2 : con người lao động và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: vẻ đẹp của
Giá tri lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng. Trong hoàn cảnh đau
nhân đạo khổ, nghèo khó, tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hi
của tác sinh thầm lặng.
phẩm
thông qua
hình tượng ● Đồng cảm, sẻ chia với những số phận bất hạnh
người đàn
bà hàng Sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh:
chài Nhà văn đã nhìn thấu và miêu tả chân thực cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực, khốn
khổ của những con người lao động thông qua hình tượng người đàn bà hàng
chài.

● Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người

Phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với
vợ, con. Đồng thời, thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối
tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong
cuộc sống …là nguyên nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu
đựng).

● Phản ánh khát vọng đẹp đẽ của con người

Phản ánh khát khao hạnh phúc bình dị của những con người miền biển thông
qua hạnh phúc của người đàn bà hàng chài - đó là khát vọng về gia đình quây
quần, những đứa con được ăn no.

Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
4. Đánh
giá - Nội dung:
+ Mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:
một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự
vật qua vẻ bề ngoài của nó.
+ Đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ: không nên nhìn cuộc
sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn
nhận nó một cách đúng đắn; phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và
nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo
+ Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng
rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
+ Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận
thức.

Như một lời giã từ một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã gián tiếp
khẳng định mối liên hệ máu thịt giữa văn học và cuộc đời với “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tác
KẾT
phẩm ấy chính là minh chứng cho cuộc “thay máu” của người “mở đường tinh anh” Nguyễn
BÀI
Minh Châu với nền văn học nước nhà, và cũng chính là một bài học “trông nhìn và thưởng
thức” về cách nhìn nhận cuộc sống ông gửi gắm cho bạn đọc
Đề 02 : Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh
và tài năng nhất của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới”.
Chứng minh nhận định này qua nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

A. MỞ ● Dẫn dắt. nêu được tác giả, tác phẩm


BÀI ● Giới thiệu vấn đề nghị luận
1.1 Tác giả, tác phẩm :
a. Tác giả
b. Tác phẩm

1.2 Sơ lược nhân vật : Nhân vật Phùng


● Nhân vật Phùng trong truyện vừa là nhân vật chính đồng thời lại là người
B. THÂN 2. Dẫn kể chuyện : mọi diễn biến của câu chuyện về gia đình người đàn bà hàng
BÀI nhập chài đều xoay quanh các câu chuyện qua lời kể của nhân vật Phùng.
● Nghề nghiệp :
+ Phùng từng là một người lính, anh dành cả thanh xuân cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc
+ Hòa bình lập lại, anh làm nhiếp ảnh, người nghệ sĩ đi tìm đẹp
=> Dù là cầm súng bảo vệ quê hương hay cầm chiếc máy ảnh để tôn vinh
vẻ đẹp quê hương, Phùng đều hiện lên rất đẹp - là một công dân có trách
nhiệm, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước.
● Nhiệm vụ : Được trưởng phòng khó tính giao nhiệm vụ khó nhằn - chụp
bộ ảnh lịch nghệ thuật về thuyền và biển có sương mù giữa tháng 7.

2. Phân 2.1 Phẩm chất, tính cách của nhân vật Phùng
tích vấn
đề nghị ● Phùng là một người có trách nhiệm với công việc :
luận 1 : + Nhận nhiệm vụ đi thực tế để tìm kiếm một bức ảnh bổ sung cho bộ
Hình lịch nghệ thuật thuyền và biển để xuất bản, Phùng bắt đầu hành trình
tượng của mình bằng tất cả sự tận tâm vốn có của mình.
nhân vật + Những bức ảnh được anh chụp đều lên kế hoạch rõ ràng, suy tính kỹ
Phùng càng.

● Phùng là một nghệ sĩ tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm :


+ Phát hiện được một vẻ đẹp “đắt trời cho” khi đang tác nghiệp trong
một buổi sáng còn đầy hơi sương.
+ Cảm nhận đầy tinh tế, quan sát tỉ mỉ từng chi tiết của cảnh thực để
thu vào tầm mắt mình những gì đẹp đẽ nhất mà tạo hóa ban tặng.
+ Cảm thấy tâm hồn như trong ngần, nhận ra ý nghĩa đáng trân trọng
của nghệ thuật “cái đẹp chính là đạo đức”.
● Phùng là một người tốt bụng, giàu tình thương với con người:
+ Ngỡ ngàng, kinh ngạc khi bắt gặp cảnh tượng bạo lực sau bức tranh
hoàn mỹ, vứt máy ảnh nhào tới, can ngăn hành động vũ phu và tàn
nhẫn của người đàn ông
+ Xói xa cho thân phận người đàn bà bất hạnh, thương chị em thằng
Phác.
+ Căm phẫn, không chấp nhận tội ác hiện hữu, đánh trả lại người chồng
để bảo vệ người đàn bà, bảo vệ lẽ phải.
+ Ở lại bãi biển để giúp đỡ người đàn bà hàng chài dù đã hoàn thành bộ
ảnh.

● Phùng là một người nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn, trăn trở về số phận con
người.
- Chứng kiến cảnh bạo hành, khiến lòng anh như thắt lại.
- Khi vỡ lẽ với những lý do mà người đàn bà đưa ra để từ chối yêu cầu ly
hôn của chánh án Đẩu:
+ Phùng trở về với cuộc sống của mình, thế nhưng anh vẫn không thôi
trăn trở về câu chuyện của người đàn bà làng chài.
+ Phùng nhận ra trong nghịch lý luôn tồn tại những cái có lý và con
người phải có tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, cái nhìn đa diện nhiều
chiều để nhận thức và sẻ chia.
+ Thấm nhuần tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”.
+ Dần chấp nhận những nghịch lý trong cuộc sống, khi chỉ có pháp luật
và sự công bằng thì vẫn chưa đủ để giải quyết hết những trái ngang
của cuộc đời.

2.2 Thông điệp từ nhân vật Phùng


- Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phục vụ đời sống.
- Nhìn thế giới bằng cái nhìn đa chiều để thấu rõ sự vật - hiện tượng.
- Cảm thông, yêu thương những số phận bất hạnh.

3. Phân ● Đổi mới ý thức nghệ thuật


tích vấn
đề nghị Nguyễn Minh Châu viết trong nhật ký: “Trong cuộc chiến đấu để giành lại
luận 2 : đất nước với kẻ thù bên ngoài hai mươi năm nay, ta rèn cho dân tộc ta bao
Chứng nhiêu đức tính tốt đẹp như lòng dũng cảm, sự xả thân vì sự nghiệp của Tổ
minh quốc. Nhưng bên cạnh đó, hai mươi năm nay ta không có thì giờ để nhìn ta
nhận định một cách kỹ lưỡng. Phải chăng bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ
: hội, nịnh nọt, tham lam, ích kỷ, phản trắc, vụ lợi, còn được ẩn kín và có lúc
“Nguyễn ngấm ngầm phát triển đến mức lộ liễu. Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền
Minh sống của cả dân tộc. Sau này, ta phải chiến đấu cho từng con người, làm
Châu sao cho con người ngày một tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài”
thuộc
trong số
những
nhà văn ● Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời
mở sống
đường
tinh anh Cùng với việc phê phán mạnh mẽ để từ bỏ thứ “Văn nghệ minh hoạ”, Quan
và tài niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống của Nguyễn Minh Châu là
năng nhất một quan niệm đặt trên nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống
của văn là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”
học Việt
Nam
trong thời ● Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn
kì đổi
mới” Nhà văn phải là người cầm bút phải là người có tình yêu tha thiết với cuộc
sống, người thức tỉnh xã hội và cảnh báo trước những nguy cơ đến với nhân
loại.

● Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ

- Nguyễn Minh Châu là người sớm nói lên khát vọng dân chủ trong đời
sống văn nghệ và tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, điều mà nhà văn
trăn trở từ lâu, nhưng chỉ có thể bộc lộ khi có công cuộc đổi mới.
- Sự áp đặt của lãnh đạo văn nghệ, sự “cảnh giác” quá mẫn cán của giới
phê bình, đội ngũ cầm bút được “chăm sóc, chăn dắt quá kỹ lưỡng”, đã
dẫn đến nền văn nghệ minh họa và sự mai một tài năng và cá tính của
nhà văn.

● Đổi mới cách nhìn và sự khám phá về con người

- Các cách tân :


+ Nhìn nhận con người cá nhân với số phận riêng qua góc nhìn đa chiều
+ Khám phá “con người bên trong con người” với sự bất toàn như bản ngã
vốn có.

- Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản :
Khi đổi mới, nhà văn dù khai thác cả những mặt tối của con người nhưng
điều ấy không là để tạo nên cái nhìn bi quan. Trái lại, xuất phát từ tinh thần
nhân bản: Nguyễn Minh Châu đã chắp bút bằng sự cảm thông sâu sắc với
những con người bị số phận dồn đẩy, từ đó ông vẫn luôn đặt niềm tin ở con
người, tin vào sự thức tỉnh để tự hướng thiện, hướng thượng của họ

- Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự.


4. Đánh
Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
giá

C. KẾT BÀI
● Đánh giá lại vấn đề nghị luận.
● Liên hệ bản thân.
Phân tích 1 tình huống và nhận định về tác giả, tác phẩm

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN THPTQG NĂM 2022

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết :

“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích
của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ:
một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước
mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy:
trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang
hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc
gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh
sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối
rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái
đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí
của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên
thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn
ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.”

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.70-71)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với
hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra
thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

● Dẫn dắt. nêu được tác giả, tác phẩm


MỞ BÀI
● Giới thiệu vấn đề nghị luận
1.1 Tác giả, tác phẩm :

3. Tác c. Tác giả :


THÂN BÀI giả, tác d. Tác phẩm
phẩm
1.2 Đoạn trích :
● Vị trí : nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng
sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một "cảnh đắt
trời cho".
● Nội dung : kể về phát hiện của Phùng khi bắt gặp ngoại cảnh
tuyệt đẹp - đây là hạnh phúc vô biên của người nghệ sĩ đi tìm
cái đẹp.
=> Từ đó thể hiện những nhận thức sâu sắc, đa chiều của
người nghệ si về nghệ thuật, cuộc sống, con người.

2. Phân tích 2.1 Sau gần 1 tuần liền phục kích, suy nghĩ và tìm kiếm mà
vấn đề nghị chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý để đáp ứng đúng yêu cầu
luận 1 : của vị trưởng phòng, nay Phùng mới có dịp thu vào ống kính hết
Phát hiện một phần tư cuộn phim với cảnh “đắt trời cho” mà có lẽ suốt đời
thứ nhất - cầm máy anh chưa bao giờ thấy - hình ảnh chiếc thuyền ngoài
cái đẹp xa.
tuyệt đỉnh
của ngoại ● Phông nền toàn cảnh : “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
cảnh. vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào.”
=> Màn sương hồng hư ảo vờn vẽ khiến cho cảnh tượng trở
nên hết sức thơ mộng.
● Tâm điểm của cảnh tượng : một chiếc thuyền lưới vó đang
chèo thẳng vào trước mặt Phùng, “ Vài bóng người lớn lẫn trẻ
con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,
đang hướng mặt vào bờ.”
=> “im phăng phắc như tượng” : hòa vào sự bình yên, yên ả
của khung cảnh.

● Góc nhìn : “Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới
và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình
thù y hệt cánh một con dơi”
=> Góc nhìn độc đáo mang tính phát hiện của người nghệ sĩ,
gắn với cuộc sống đời thường, bình dị của người dân làng
chài.

➢ Đây là một bức họa diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban
tặng cho con người :

○ Trong cảm nhận của Phùng, đó là cảnh đắt trời cho quý
giá, hi hữu, kì diệu; là bức tranh mực tàu của một danh
họa thời cổ - tức cái đẹp cổ điển, chuẩn mực tưởng chỉ có
trong một thời quá vãng nay bất ngờ hiện hữu ngay trước
mắt, trong hiện tại; là một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích -
vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, lí tưởng, thánh thiện.
○ Đời người nghệ sĩ không phải khi nào cũng có diễm phúc
bắt gặp vẻ đẹp quý hiếm của tạo hóa. Cảnh tượng bày ra
trước mắt Phùng không chỉ là kết quả của ngày ngày phục
kích, mà còn là kết quả của cả một cuộc đời cầm máy
khao khát.

2.2 Cảm nhận của người nghệ sĩ.

● Rung động : Trước bức ảnh nghệ thuật của tạo vật, người
nghệ sĩ trở nên “bối rối”, và “trong trái tim như có cái gì bóp
thắt vào”.
=> Khung cảnh tuyệt mĩ bày ra đã khiến cho tâm hồn người
nhiếp ảnh thực sự rung động.

● Được thanh lọc : Trong giây lát, người nghệ sĩ còn “khám phá
thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn.”
=> Cái đẹp ấy không chỉ tuyệt mĩ mà còn tuyệt thiện, có tác
dụng thanh lọc tâm hồn con người. Phùng cảm thấy tâm hồn
mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi. Lúc
này, anh mới thật thấm thía lời đúc kết của một ai đó “bản
thân cái đẹp chính là đạo đức”. [Liên hệ : “Cái Đẹp cứu rỗi thế
giới” (Dostoiepxki)]

● Hạnh phúc : Trong một khoảnh khắc, “cái đẹp tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh” đã khiến Phùng cảm thấy “hạnh phúc tràn ngập
tâm hồn mình”. “Chẳng phải lựa chọn xê dịch nữa……bấm liên
thanh một hồi hết một cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca” ->
Không cần số lượng, hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là
những thăng hoa của tuyệt mĩ, của cái đẹp và cái cao cả.

Tiểu kết : Phát hiện thứ nhất đã diễn ra trong khoảnh khắc gặp gỡ
kì diệu giữa một tâm hồn nghệ sĩ say mê sự tận thiện, tận mĩ với
bức tranh thiên nhiên mang cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc
đời - một vẻ đẹp khiến tâm hồn nhân vật như được gột rửa, trở
nên thật trong trẻo, tinh khôi.
3. Phân tích 3.1 Hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió.
vấn đề nghị
luận 2 : Liên Nếu như hình ảnh chiếc thuyền trong buổi bình minh yên bình
hệ hình ảnh xuất hiện trong đoạn trích là hiện thân của vẻ đep, sự tận mĩ, tận
chiếc thiện của nghệ thuật; thì trong hành trình dấn thân để tìm hiểu,
thuyền trong nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã thêm một lần chứng kiến hình ảnh
đoạn trích chiếc thuyền trong một bối cảnh khác - phải oằn mình chống
với chiếc chọi với sóng gió của cơn bão được dự đoán là cấp 11 đang đến
thuyền đang gần.
chống chọi
với sóng gió ● Phông nền toàn cảnh : “từng mảng mây đen xếp ngổn ngang
giữa phá trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc
được miêu đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết
tả trong trắng.”
truyện để => Hết sức dữ dằn, là cơn cuồng nộ của biển cả.
rút ra thông
điệp về mối ● Tâm điểm : “một chiếc thuyền vó bè đang đậu” trơ trọi, lạc
quan hệ lõng, bé nhỏ và đơn côi ở giữa phá.
giữa nghệ => Chiếc thuyền là hiện thân của cuộc đời với những nhọc
thuật và nhằn, vất vả, hiểm nguy trong công cuộc mưu sinh những
cuộc sống. năm trước Đổi mới.

3.2 Từ đây, tác giả đã truyền tải đến người đọc những thông
điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

● Hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích : là hình ảnh đẹp,
bình dị và thơ mộng - tượng trưng cho nghệ thuật, vẻ đẹp của
cuộc sống.

● Hình ảnh chiếc thuyền phải oằn mình chống chọi giữa phà :
là hình ảnh mang tính hiện thực thể hiện những khó khăn,
những góc khuất của cuộc đời.
=> Nếu nhìn trên bề mặt thì đây là hai hình ảnh đối lập nhau
nhưng sâu xa hơn, đó là hai mặt của một vấn đề : một giá trị
là cái dễ thấy, dễ nhìn, một giá trị thì cần đào sâu, tìm tòi mới
có thể phát hiện được. Bởi vậy, người nghệ sĩ đứng trước cái
đẹp không chỉ đơn giản là nhìn thấy mà còn cần phải nhìn
thấu.

➢ Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống : Nghệ thuật
phải gắn liền và bắt nguồn từ cuộc sống, không được xa rời
cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống. Và đối
với người nghệ sĩ cũng cần có con mắt tinh tường, thấu cảm
trước mọi sự việc của cuộc đời, để từ đó không chỉ phát hiện
ra những vẻ đẹp bề nổi mà còn phát hiện những vẻ đẹp khuất
lấp, gai góc của cuộc đời này.

Tiểu kết : Bằng sự đối lập giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn
trích với chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá, nhà
văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một
cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật "Nhà văn phải là người đi tìm hạt ngọc ẩn
dấu trong bề sâu tâm hồn con người", cũng như mối quan hệ mật
thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống.
4.1 Chốt lại luận đề
● Qua “CTNX”, Nguyễn Minh Châu đã đưa văn học và các văn
nghệ sĩ VN trở về thực tế đời thường, đời tư thế sự, để văn
chương quay trở lại là chính nó.

4. Đánh giá ● Những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất độc đáo,
qua đó truyền tải những thông điệp sâu sắc của nhà văn về
nghệ sĩ, nghệ thuật và về cuộc sống.

4.2 Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm.
● Đánh giá lại vấn đề nghị luận.
KẾT BÀI
● Liên hệ bản thân.
NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

TÁC GIẢ TÁC PHẨM


★ Của tác giả : 1. “Mỗi con người đều chứa đựng trong
lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả
1. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những một đời người cũng chưa đủ để nhận thức
câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng khám phá tất cả những cái đó.”
phải đối thoại với những người đương thời (Nguyễn Minh Châu)
về những câu hỏi cấp bách của đời sống”.
(Nguyễn Minh Châu) 2. “Trên con đường đi tới chủ nghĩa hiện
thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến cả
2. “Cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của
cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm khắc chính mình.”
khoải sâu xa và chân thành của người nghệ (Nguyễn Minh Châu)
sĩ đối với những bước thăng trầm của quê
hương, của đất nước lẫn sự nhạy cảm của 3. “Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái
anh ta đối với những biến chuyển phức tạp đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao
của đời sống xã hội”. giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng
(Nguyễn Minh Châu) con người ta cần có một khoảng cách để
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật
★ Về tác giả : nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn
bên trong thân phận con người và cuộc đời
1. "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên
sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời “
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho (Lê Ngọc Chương - “Chiếc thuyền ngoài xa”,
những cây bút trẻ tài năng sau này". một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu)
(Nguyễn Khải)
4. “Nhân quyền “giống như món trang sức
2. “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đắt tiền trong tủ kính mà những đôi bàn tay
dù có nhiều tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt lam lũ không thể chạm vào”.
truyện thường không đóng một vai trò nào (Trích bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa: sự xa xỉ
đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân quyền của con người)
phận con người, tính cách nhân vật và đã
huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào 5. “Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng
ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc độc giả, khắc khoải về số phận một người
sống, bút pháp chân thực và một giọng văn đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời,
trữ tình trầm lắng ấm áp”. chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa”
không biết đâu là bến bờ hạnh phúc.”
(Trích "Nguyễn Minh Châu những năm 80 và (Ngọc Huy)
sự đổi mới cách nhìn về con người", Nguyễn
Văn Hạnh)

3. "Những cái tưởng như bình thường lặt vặt


trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và
ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở
thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm
triết lý"
(Tô Hoài)

You might also like