Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ SINH (2/0)

Lớp Y đa khoa K2019 A4, A5, B


1. Định luật Hess và ứng dụng trong y sinh học. Các dạng công và nhiệt trên cơ thể sống. Nguyên lý bảo
toàn năng lượng trên cơ thể sống (Phương trình cân bằng nhiệt trên cơ thể sống - Định luật I nhiệt động
học hệ sinh vật)
2. Trạng thái dừng của hệ thống sống. Các thông số trạng thái cân bằng dừng đặc trưng trên cơ thể người.
Sự biến đổi entropy ở hệ thống sống. Phương trình Prigogine (Định luật II nhiệt động học hệ sinh vật) và
ứng dụng để giải thích sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường của hệ sinh vật và sự chênh lệch
giữa tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch để duy trì trạng thái cân bằng dừng.
3. Đặc điểm cấu tạo màng tế bào. Vai trò của các thành phần. Các con đường xâm nhập của vật chất vào
trong tế bào. Ứng dụng giải thích con đường xâm nhập của một số chất xác định.
4. Các đặc trưng cơ bản của vận chuyển thụ động. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và mật độ dòng vật chất
thấm qua màng theo cơ chế khuếch tán đơn giản và khuếch tán liên hợp. Phân biệt rõ hai trường hợp. Giải
thích rõ đặc trưng của mỗi trường hợp.
5. Các đặc trưng cơ bản của vận chuyển tích cực. Các cơ chế của vận chuyển tích cực (Phân biệt rõ các
trường hợp, ví dụ cơ chế cụ thể). Hoạt động của bơm Na-K theo Bruce Albert.
6. Sơ lược cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn. Quy luật vật lý chi phối sự co bóp của tim. Vai trò của
mạch máu trong quá trình luân chuyển máu. Sự thay đổi tốc độ và áp suất chảy của máu trong các đoạn
mạch (Giải thích rõ hiện tượng).
7. Cơ chế hít thở và vai trò của áp suất khoang màng phổi. Các quy luật vật lý chi phối sự xâm nhập của khí
vào thể dịch (máu). Vai trò của máu trong vận chuyển O2 và CO2 và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
vận chuyển này.
8. Điện thế nghĩ (ghi đo, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng), nguồn gốc và bản chất theo Goldmann. Nắm vững
công thức Nerst và Goldmann để làm bài tập.
9. Các đặc trưng cơ bản của kích thích cơ-thần kinh (Nguồn và thời gian kích thích, Đáp ứng kích thích).
Giải thích rõ mối quan hệ giữa các đại lượng và một số hiện tượng đặc biệt
10. Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có bao myelin và vai trò của thành phần cấu trúc đối với sự
dẫn truyền này. Đặc điểm cấu tạo synapse và bàn giao hưng phấn qua synapse theo cơ chế hóa học.
11. Hiệu ứng Doppler và giải quyết một bài tập ứng dụng thực tiễn. Cấu tạo cơ quan thính giác. Sơ đồ tổng
thể quá trình nghe. Vai trò của hệ thống tai giữa. Liên hệ một số bệnh lý tổn thương tai giữa.
12. Quá trình quang sinh. Phân loại. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình quang sinh. Các con đường thải
hồi năng lượng sáng (khử trạng thái kích thích).
13. Sơ lược cấu trúc giải phẩu cơ quan thị giác. Cơ chế cảm thụ ánh sáng trên võng mạc. Một số hiện tượng
đặc biệt.
14. Các giai đoạn trong quá trình tác dụng của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống. Sơ đồ tác động tổng quát. Các
cơ chế tác dụng sinh học. Vận dụng giải thích sự tổn thương trên cơ thể sống dưới tác dụng của bức xạ
ion hóa.
15. Tổn thương của cơ thể sống dưới tác dụng của bức xạ ion hóa ở cấp độ tế bào. Nguyên tắc xác định độ
mẫn cảm phóng xạ của tế bào (chú ý đến các giai đoạn trong chu kỳ tế bào) và của mô/cơ quan (các loại
mô) khi bị chiếu xạ. Giải thích được vì sao có sự khác nhau trong độ mẫn cảm phóng xạ trong các giai
đoạn của chu kỳ tế bào và giữa các loại tế bào/mô khác nhau.
16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa. Vận dụng trong giải thích một số ảnh
hưởng cụ thể trong thực tiễn. Các cơ chế làm giảm hiệu ứng sinh học của các chất bảo vệ.

You might also like