Tiểu luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tiểu luận

I- Hoàn cảnh lịch sử


1. Tình hình nước ta trong thập niên 90 của thế kỷ XX
Từ tháng 12-1986 đến tháng 6-1991, sau hơn bốn năm
thực hiện đường lối đổi mới của, chúng ta đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đó là:
- Tình hình chính trị của đất nước ổn định. Nền kinh tế có
những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế
- Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy.
- Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo
đảm.
-Về đối ngoại chúng ta cũng đạt thành tựu như bình thường
hóa quan hệ với Trung quốc; nối lại viện trợ ODA từ chính
phủ Nhật. Gia nhập ASEAN, APEC; tham gia các diễn đàn
lớn của khu vực và thế giới.
Bên cạnh thành tựu bước đầu đã đạt được, đất nước
còn nhiều yếu kém và khó khăn chưa vượt ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng
bỏng vẫn chưa được giải quyết, công cuộc đổi mới còn nhiều
hạn chế.
2. Tình hình thế giới
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu
dẫn đến trật tự thế giới được hình thành từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa
Kỳ đứng đầu (trật tự thế giáoi hai cực) tan rã, mở ra thời kỳ
hình thành một trật tự thế giới mới. Thời kỳ của hội nhập hóa
và toàn cầu hóa.
Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất
là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại,
thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
quốc tế.
Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế
quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào sức
mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh
kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.
Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn tránh khỏi nguy
cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ
động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, đồng thời phải có
bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để
vượt qua.
Những đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam nêu trên là cơ sở để Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định quan điểm và hoạch định chủ trương,
chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới.
3. Tác động của bối cảnh lịch sử đến sự phát triển văn hóa ở
nước ta
Từ những tiến bộ, thành tựu phát triển của đất nước
trong thâp niên 90, cùng với xu hướng phát triển của thế giới,
có thể thấy việc đất nước ta tham gia vào làn song hội nhập
hóa và toàn cầu hóa là điều tất yếu. Không chỉ nhằm mục
đích phát triển kinh tế, tang cường đối ngoại, củng cố sức
mạnh quốc phòng mà còn nhằm xây dựng và phát triển nền
văn hóa vốn đã đậm đà bản sắc.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng
cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn,
thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển”. Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương
diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn
theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì
văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn
hóa khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ
xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào.
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định văn hóa là mục tiêu
và động lực của sự phát triển. Bởi vì văn hóa, được hiểu theo
nghĩa rộng nhất, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; chủ thể
của sự phát triển chính là con người và thước đo trình độ con
người lại chính là văn hóa, văn hóa thâm nhập vào sự hiện
diện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, trong mọi mặt
của hoạt động tinh thần và vật chất của con người
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là
linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử;
được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc
Việt Nam. Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là
cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.
Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và xây dựng chính
sách văn hoá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một
vấn đề rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải giữ gìn và nâng
cao bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời kế thừa và phát huy
truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân
tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều đó đòi hỏi con người Việt Nam phải kế thừa và phát triển
về nhân cách, trí tuệ, tư tưởng đạo đức với năng lực tổng
hợp và kỹ thuật lao động tiên tiến, đưa dân tộc ta đến một
tầm cao văn minh mới, đủ sức làm chủ và bảo đảm sự nghiệp
cách mạng thắng lợi. Người Việt Nam với những tố chất tích
cực như tính cộng đồng cao, ý thức đồng thuận, tính cần cù,
cường độ lao động lớn, truyền thống hiếu học... đã và sẽ làm
được nhiều việc phi thường

You might also like