Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 256

Bài 1

HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN


VÈ ĐẢNG CỘNG SẢN

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản, hệ thống về
tư tưởng của C.Mác, Ph.Àngghen và V.I.Lênin về Đảng Cộng sản và
xây dựng Đảng, ý nghĩa của các tư tưởng đó, nhất là đối với Đảng Cộng
sản Việt Nam.
về kỹ năng: Học viên có khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt
động thực tiễn, nhất là thực tiễn công tác đảng, có kỹ năng tham mưu về
công tác xây dựng Đảng và tiến hành công tác xây dựng Đảng.
về tư tưởng: Học viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, tầm quan
trọng của học thuyết, đề cao trách nhiệm bản thân trong việc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

B. NỘI DUNG

1. Sự RA ĐỜI, PHÁT TRIỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG THẾ


KỶ XIX VÀ TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN, XÂY DỤNG ĐẢNG

1.1. Hoàn cảnh lịch sử trong thế kỷ XIX và sự ra đời, phát triển
của các đảng cộng sản
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1.1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự xuất hiện, phát

1
triến của giai cấp vô sản
Cùng với sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công
nhân ra đời và phát triển, nhất là trong những năm 30-40 của thế kỷ
XIX; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã tạo thuận lợi lớn cho
sự phát ttiển nền đại công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản ở một số nước châu
Âu phát triển mạnh mẽ, đạt những bước tiến quan trọng, số lượng công
nhân tăng lên nhanh chóng và chất lượng chính trị cũng dần dần được
tăng lên, xuất hiện trên vũ đài chính trị một giai cấp mới có vai trò, sứ
mệnh trong lịch sử phát triển của nhân loại.
1.1.1.2. Sự ra đời và hoạt động của các đảng công nhân, đảng vô
sản
Chủ nghĩa tư bản phát triển, mâu thuẫn cơ bản, vốn có của nó -
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng phát ữiển và xã hội hóa
với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - ngày càng
bộc lộ rõ và sâu sắc. Những cuộc khủng hoảng sản xuất hàng hóa thừa
theo chu kỳ đã diễn ra; tình trạng công nhân bị bóc lột nặng nề, bị bần
cùng hóa và thất nghiệp ngày càng tăng. Mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân với giai cấp tư sản ngày càng phát triển và gay gắt. Những cuộc
đấu tranh của công nhân với tư sản diễn ra ngày càng quyết liệt, ttở
thành những cuộc biến động chính trị lớn ở nhiều nước tư bản. Để lãnh
đạo các cuộc đấu tranh đó, các tổ chức đoàn thể trong giai cấp công nhân
ở các nước đã ra đời, nhiều tổ chức trở thành đảng chính trị của công
nhân, thường được gọi là đảng công nhân, đảng vô sản nhưng chưa phải
là đảng cộng sản.
Liên đoàn Những người chỉnh nghĩa ra đời ở Pari (Pháp) vào năm
1836, là một tổ chức tiến bộ, hoạt động hiệu quả nhất và mang tính quốc
tế (có một số chi bộ được thành lập và hoạt động ở Anh và ở Đức). Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động, Liên đoàn Những người chính nghĩa

2
cũng gặp nhiều vấn đề nan giải, bế tắc và lúng túng như: xác định mục
đích hoạt động, khẩu hiệu chỉ đạo hành động, xây dựng hệ thống tổ
chức, thái độ đối với các đảng chính trị, các tổ chức đoàn thể của giai
cấp công nhân... Những vấn đề này cần được giải quyết một cách triệt để
trên cơ sở khoa học, tức là phải được chỉ đạo và dựa trên một lý luận
khoa học đúng đắn.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mác, Ph.Ăngghen đã xây
dựng và từng bước hoàn chỉnh học thuyết của mình - lý luận khoa học
về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động lật đổ chế
độ tư bản, các thế lực áp bức, bóc lột để xây dựng xã hội mới - xã hội
cộng sản chủ nghĩa. C.Mác, Ph.Àngghen và các cộng sự của mình đã
tích cực đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
Như vậy, do nhu cầu cần có lý luận cách mạng tiên phong của
phong trào công nhân và sự xuất hiện chủ nghĩa Mác đã dẫn đến sự cải
tổ về mọi mặt Liên đoàn Những người chính nghĩa với sự tham gia tích
cực của C.Mác và Ph.Àngghen.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của các đảng cộng sản trong thế kỷ
XIX
1.1.2.1. Hoạt động của C.Mác, Ph.Ằngghen và sự ra đời, hoạt
động của đảng cộng sản đầu tiên trên thế giới - Liên đoàn Những người
cộng sản (1847-1852)
Sau khi nhận lời tham gia vào hoạt động của Liên đoàn Những
người chính nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ đạo tổ chức thành công
Đại hội lần thứ nhất vào mùa hè năm 1847 - đảng cộng sản đầu tiên trên
thế giới đã ra đời. Đại hội đã giải quyết những vấn đề trọng tâm như:
Tuyên bố mục đích của mình là hoạt động lật đổ chế độ tư bản, các thế
lực áp bức, bóc lột, xây dựng chủ nghĩa cộng sản; thông qua Điều lệ tạm
thời do C.Mác, Ph.Ăngghen soạn thảo; xác định khẩu hiệu chỉ đạo hành
3
động là “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” thay cho khẩu hiệu hành
động “Tất cả mọi người là anh em”; đổi tên Liên đoàn những Người
chính nghĩa thành Liên đoàn Những người cộng sản.
C. Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục chỉ đạo Liên đoàn Những người
cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ hai vào cuối tháng 11, đầu tháng 12-
1847. Đại hội đã giải quyết những vấn đề lớn gồm: Thảo luận và nhất trí
với mục đích hoạt động do Đại hội lần thứ nhất tuyên bố; thông qua
Điều lệ chính thức do hai ông soạn thảo; giao cho C.Mác và Ph.Àngghen
soạn thảo Tuyên ngôn. Vào trung tuần tháng 2-1848, Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản - Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản, tác phẩm bất
hủ của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được in và phát hành rộng rãi trong
công nhân.
Liên đoàn Những người cộng sản ngày càng vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức đã đưa phong trào công nhân ở Pháp chuyển biến
về chất, tác động tích cực đến phong trào công nhân ở nhiều nước châu
Âu trong thời gian đó. Chỉ sau một thời gian ngắn từ khi thành lập, Liên
đoàn Những người cộng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Sáu năm
1848 ở Pari. Đây là trận chiến đấu lớn đầu tiên của giai cấp vô sản chống
lại giai cấp tư sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản chân chính. Song,
cuộc khởi nghĩa này không thành công và bị giai cấp tư sản, bọn áp bức,
bóc lột, phản động đàn áp dã man; nhiều người trong Ban Chấp hành
Trung ương bị bắt và bị xử án. Sau đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên
bố giải tán Liên đoàn Những người cộng sản.
1.1.2.2. Sự phát triển của các đảng cộng sản trong nửa sau của
thế kỷ XIX
* Quốc tế thứ nhất (1864-1876) ra đời và hoạt động:
Đe đoàn kết giai cấp vô sản thế giới, lật đổ toàn bộ giai cấp tư sản,
C.Mác và Ph.Àngghen đã thành lập Hội Liên hiệp công nhân quốc tế -
4
Quốc tế thứ nhất và trực tiếp áp dụng những tư tưởng về đảng cộng sản
vào quá trình xây dựng, hoạt động. Phong trào công nhân ở các nước có
bước phát triển khá mạnh mẽ. Tiếp theo, C.Mác và Ph.Àngghen chủ
trương thành lập đảng cộng sản ở các nước để trực tiếp lãnh đạo cách
mạng lật đổ giai cấp tư sản ở từng nước, tiến đến lật đổ giai cấp tư sản
toàn thế giới, song do điều kiện cụ thể, Quốc tế thứ nhất không thực hiện
được chủ trương đó.
* Hoạt động của các đảng cộng sản trong Quốc tế thứ hai (1889-
1914):
Sau khi C.Mác qua đời năm 1883, Ph.Ăngghen đã đề xuất thành
lập Quốc tế xã hội chủ nghĩa - Quốc tể thứ hai (từ 1889- 1895, trước khi
Ph.Ăngghen mất) và thành lập được một loạt đảng cộng sản ở các nước.
Những tư tưởng về đảng cộng sản của hai ông tiếp tục được Ph.Àngghen
áp dụng vào quá trình xây dựng, hoạt động của các đảng cộng sản trong
Quốc tế thứ hai. Các đảng cộng sản ngày càng vững mạnh, đưa phong
trào công nhân phát triển chưa từng có. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất của
phong trào công nhân và đảng cộng sản trong thế kỷ XIX.
Sau khi Ph.Ăngghen qua đời năm 1895, các lãnh tụ của Quốc tế thứ
hai là E.Bemstein và K.Kautsky đã phản bội giai cấp công nhân, từ bỏ
những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác để theo đuôi giai cấp tư
sản, biến nhiều Đảng Cộng sản lớn ở Tây Âu thành đảng cải lương. Sức
mạnh và vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản giảm sút nghiêm trọng.
Phong trào công nhân và Đảng Cộng sản lâm vào khủng hoảng và thoái
trào.

1.2. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng cộng sản và xây


dựng Đảng

5
1.2.1. Tư tưởng của GMác và Ph.Ẳngghen về đảng cộng sản
1.2.1.1. Sứ mệnh lịch sử toàn thể giới của giai cấp vô sản và sự
cần thiết phải có đảng cộng sản
Cống hiến lớn nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen cho nhân loại là hai
ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa học sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới của giai cấp vô sản là người “đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản
và xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Song, đây chỉ là
tiềm năng, thế mạnh của giai cấp vô sản và để sứ mệnh ấy thành hiện
thực, giai cấp vô sản phải tổ chức được đảng cộng sản của mình.
1.2.1.2. Đảng cộng sản ra đời là tất yếu
Khi mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng
tăng, các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản
ngày càng quyết liệt và phát triển đến một mức độ nhất định, trong giai
cấp vô sản xuất hiện một lực lượng lãnh đạo. Đây là các đảng chính trị
của giai cấp vô sản, thường được gọi là các đảng công nhân hay đảng vô
sản (các đảng này chưa phải là đảng cộng sản). Như vậy, các đảng công
nhân, đảng vô sản ra đời do yêu cầu lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống lại giai cấp tư sản là tất yếu.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách khoa học điều nêu
trên. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Àngghen chỉ
rõ: “Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng
thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra, cho nên dẫn tới tình trạng tiền
công của công nhân ngày càng trở nên bấp bênh; việc cải tiến máy móc
không ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của
những người vô sản ngày càng bấp bênh, những cuộc xung đột cá nhân
giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột
giữa hai giai cấp. Công nhân bắt đầu từ việc thành lập những liên minh
chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình. Thậm chí họ đi tới

6
chỗ lập thành những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi
những cuộc xung đột bất thần xảy ra. Đây đó, đấu tranh nổ thành bạo
động công khai”1. C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ rõ, nhờ tăng thêm các
phương tiện giao thông do đại công nghiệp tạo ra, nhất là việc xây dựng
và đưa vào sử dụng hệ thống đường sắt phục vụ cho mục đích của giai
cấp tư sản, tạo thuận lợi cho việc tăng cường và phát triển sự đoàn kết
giai cấp công nhân trong một nước và nhiều nước trên thế giới. Nhờ đó,
các liên minh, những đoàn thể của giai cấp công nhân ngày càng trưởng
thành và lớn mạnh. Đây là tiền thân của các đảng chính trị của giai cấp
vô sản. Theo C.Mác và Ph.Àngghen: “Sự tổ chức như vậy của những
người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự
cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được
tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn”2.
Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới - Liên đoàn Những người
cộng sản - ra đời, phát triển từ một đảng chính trị của giai cấp vô sản
(Liên đoàn Những người chính nghĩa) do C.Mác và Ph.Àngghen trực
tiếp cải tổ. Các đảng cộng sản của Quốc tế thứ hai cũng có tiền thân là
các đảng chính trị của giai cấp công nhân ở các nước châu Âu được chủ
nghĩa Mác soi sáng. Các đảng này ra đời là tất yếu.
1.2.1.3. Quy luật ra đời của đảng cộng sản
Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự đời của đảng cộng sản
là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
C.Mác và Ph.Àngghen đã luận giải một cách khoa học cách thức ra
đời của đảng cộng sản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, nhất là khi
các phương tiện giao thông tăng lên, đặc biệt là đường sắt đã nối liền các
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.4,
tr.608.
2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.4,
tr.609.
7
thành phố, các khu công nghiệp trong một nước, tạo điều kiện để đông
đảo công nhân làm việc trong các công xưởng, nhà máy của tư sản liên
lạc với nhau, đoàn kết và thống nhất hành động. Đây là điều kiện thuận
lợi để phối hợp cuộc đấu tranh lẻ tẻ của công nhân ở từng thành phố,
khu công nghiệp thành cuộc đấu tranh toàn quốc. Điều này cũng đòi hỏi
trong công nhân phải có các tổ chức đoàn thể của mình để lãnh đạo, chỉ
đạo việc kết hợp các cuộc đấu tranh của công nhân ở các thành phố, khu
công nghiệp thành cuộc đấu tranh trong cả nước. Trong quá trình ấy, các
tổ chức đoàn thể tiếp thu chủ nghĩa Mác đưa vào phong trào công nhân.
Được chủ nghĩa Mác soi sáng, chỉ đường, các tổ chức đoàn thể đó chính
là tiền thân của đảng cộng sản ở các nước.
Các đảng cộng sản của Quốc tế thứ hai đều ra đời theo cách thức
nêu trên, đó là quy luật ra đời của đảng cộng sản được C.Mác và
Ph.Ăngghen luận giải. Song, hai ông lại chưa nói nó là quy luật, sau này
K.Kautsky khái quát lại và được V.I.Lênin khẳng định.
1.2.1.4. Bản chất của đảng cộng sản
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, chính đảng là một tổ
chức chính trị, có bản chất giai cấp. Chính đảng chỉ mang bản chất của
một giai cấp, không có chính đảng phi giai cấp và cũng không có chính
đảng mang bản chất của nhiều giai cấp. Chính đảng của giai cấp nào thì
mang bản chất của giai cấp đó, đại biểu trung thành chủ yếu cho lợi ích
của giai cấp ấy.
Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, mang
bản chất giai cấp công nhân. Bản chất ấy là sự kết hợp những tinh hoa
của bản chất giai cấp công nhân với chủ nghĩa Mác. Đảng cộng sản đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả
dân tộc, vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích

8
của cả dân tộc là thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, các lợi
ích này hoàn toàn thống nhất. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Những
người cộng sản “tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích
của toàn thể giai cấp vô sản” 1; “Những người cộng sản chỉ khác với các
đảng vô sản khác trên hai điểm: một là, trong các cuộc đấu tranh của
những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và
bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể
giai cấp vô sản; hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh
giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ
phong trào”3. Đồng thời, hai ông nhấn mạnh: “... giai cấp vô sản mỗi
nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai
cấp dân tộc [tự vươn lên thành giai cấp chủ đạo trong dân tộc], phải tự
mình trở thành dân tộc...”4. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản, các lợi ích này cơ bản là thống nhất. Tức là
sẽ có những lúc, những nơi có mâu thuẫn giữa các lợi ích, song đây là
các mâu thuẫn cục bộ, không cơ bản, không đối kháng. Dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản cầm quyền và sự quản lý của nhà nước xã hội chủ
nghĩa sẽ có đầy đủ, các điều kiện cần thiết để giải quyết tốt các mâu
thuẫn đó, tạo nên sự thống nhất về lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và cả dân tộc.
1.2.1.5. Lý tưởng, hệ tư tưởng và mục đích của đảng cộng sản
Lý tường của đảng cộng sản là lý tưởng Cộng sản. Hệ tư tưởng của
đảng cộng sản là chủ nghĩa Mác - đó là “... học thuyết về những điều
kiện giải phóng giai cấp vô sản” 5. Mục đích của Đảng Cộng sản là lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền và thiết lập nhà
nước chuyên chính vô sản. Theo hai ông: “... những người cộng sản có

3’3 C.Mảc và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995,
4t.4, tr.614, 614,623-624.
5 2,3, 4,5 và ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật,
9
thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa
bỏ chế độ tư hữu”6. Hay nói một cách rõ ràng hơn là: “... họ phải phá
hủy hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế
độ tư hữu”3. Hai ông còn khẳng định: “Mục đích trước mắt của những
người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản
khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của
giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” 4. Đảng cộng sản
thực hiện mục đích xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có áp
bức, bóc lột, tức là xây dựng chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph.Àngghen
chỉ rõ mục đích tiếp theo của đảng cộng sản là: “... xây dựng một xã hội
mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu”5.
1.2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của đảng cộng sản
* Chức năng của đảng cộng sản:
C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ, đảng cộng sản ra đời, hoạt động và phát
triển là để lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Theo hai ông, chức
năng của đảng cộng sản là lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao
động thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân,
cũng là lãnh đạo thực hiện mục tiêu, lý tưởng của đảng: xây dựng chủ
nghĩa hội tiến đến chủ nghĩa cộng sản.
Sự lãnh đạo của đảng cộng sản được thể hiện trong hai giai đoạn
chủ yếu: giai đoạn thứ nhất là lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền;
giai đoạn thứ hai là lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu,
giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, bảo vệ đất nước và xây dựng chủ
nghĩa cộng sản.
* Nhiệm vụ của đảng cộng sản:

6H.1995, t.4, tr.456,616,611, 615, 732


1
0
Nhiệm vụ của đảng cộng sản trong lãnh đạo giành chính quyền là
vận động, tập họp, giáo dục giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đưa
họ vào các phong trào cách mạng đấu tranh giành chính quyền. C.Mác
và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “... bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công
nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân
chủ”7. Trở thành đảng cầm quyền, đảng cộng sản lãnh đạo xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trọng tâm là lãnh đạo phát
triển kinh tế. Khi đó, “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của
mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản,
để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là
trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để
tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”1.
1.2.1.7. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công nhân,
với các đảng công nhân
Theo C.Mác và Ph.Àngghen, đảng cộng sản không đồng nhất với
giai cấp công nhân, mà là một bộ phận của giai cấp công nhân, gắn liền
và ở trong giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp công nhân làm cách
mạng. Hai ông chỉ rõ mối quan hệ giữa đảng cộng sản với các đảng công
nhân (những đảng này chưa phải là đảng cộng sản): “Những người cộng
sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân
khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn
thể giai cấp vô sản. Họ không đật ra những nguyên tắc riêng biệt [những
nguyên tắc bè phái] nhằm khuôn phong trào vô sản theo những nguyên
tắc ấy”2,

7 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.4,
tr.626.
’’2 C.Mảc và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.4,
tr.626,614.
1
1
1.2.2. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ẵngghen về xây dựng đảng
cộng sản
1.2.2.1. Xây dựng đảng cộng sản về chỉnh trị, tư tưởng
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng xây dựng đảng về chính trị mà
trọng tâm là xây dựng Cương lĩnh và đường lối chính trị đắn của cách
mạng. Xây dựng Cương lĩnh chính trị là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Cương lĩnh chính trị phải thể hiện rõ tôn chỉ, mục đích của đảng và
những định hướng lớn về hoạt động của đảng, kể cả xây dựng nội bộ
đảng và lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện mục
tiêu, lý tưởng của đảng.
Xây dựng Đảng về tư tưởng tức là đảng phải tiến hành giáo dục,
rèn luyện đảng viên về chủ nghĩa Mác, hành động theo chủ nghĩa Mác;
đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với các hoạt động xuyên tạc,
phủ nhận chủ nghĩa Mác; toàn đảng cộng sản là một khối thống nhất về
ý chí và hành động. Đồng thời, các chi bộ và đảng viên phải tiến hành
công tác tư tưởng trong giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp lao
động khác; tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về chủ nghĩa Mác,
tạo sự đồng tình, ủng hộ và tham gia vào cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản và bọn áp bức, bóc lột, giành chính
quyền và xây dựng xã hội mới.
1.2.2.2. Xây dựng đảng cộng sản về tổ chức
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra xây dựng đảng về tổ chức, tập trung
xây dựng hệ thống tổ chức của đảng; kết nạp đảng viên, đấu tranh đưa
những người không xứng đáng ra khỏi đảng; xây dựng cấp ủy, bảo vệ
đảng, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
đảng... Hai ông đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và
hoạt động của đảng cộng sản. Những nguyên tắc này được thể hiện tập
trung ở Điều lệ của Liên đoàn Những người cộng sản và Hội Liên hiệp
1
2
công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất), bao gồm:
Một là, đảng cộng sản phải được xây dựng và hoạt động theo tinh
thần của nguyên tắc tập trung dân chủ.
C.Mác và Ph.Àngghen chưa dùng thuật ngữ “tập trung dân chủ”,
song những nội dung cơ bản của nguyên tắc này được thể hiện đầy đủ
trong Điều lệ của Liên đoàn Những người cộng sản và Điều lệ của Hội
Liên hiệp công nhân quốc tế. Những nội dung đó thể hiện sâu sắc, tập
trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức và hoạt động của
đảng cộng sản.
Hai là, hệ thống tổ chức của đảng cộng sản.
Trong Điều lệ của Liên đoàn Những người cộng sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra hệ thống tổ chức của đảng, gồm chi bộ và các tổ
chức cấp trên, đại hội đảng; nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ chức của
đảng.
Ba là, những đặc trưng của đảng viên cộng sản, tiêu chuẩn và điều
kiện kết nạp đảng viên cộng sản.
Trong tác phẩm Những nguyên lỷ của chủ nghĩa cộng sản, Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản và Đấu trang giai cấp ở Pháp, C.Mác và
Ph.Àngghen đã nêu những đặc trưng cơ bản của đảng viên cộng sản,
phân biệt với bộ phận còn lại của giai cấp công nhân. Đó là những người
có niềm tin sắt đá vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, trung thành vô
hạn với chủ nghĩa xã hội khoa học, tiên phong về hành động, tận tụy với
nhiệm vụ, tiên phong về lý luận, tiên phong về đạo đức, lối sống.
Bổn là, tăng cường kết nạp đảng viên và đưa những người không
xứng đáng ra khỏi đảng cộng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng để đảng
phát triển.
Năm là, đảng cộng sản là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị,

1
3
tư tưởng, tổ chức, thường xuyên tự phê bình và phê bình.
Sáu là, giữ mối liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân
lao động là sức mạnh và sự sống còn của đảng cộng sản.
Bảy là, đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng với chủ nghĩa cơ
hội, bè phái là biện pháp đặc biệt quan trọng để đảng cộng sản vững
mạnh, phát triển.
Tám là, cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với mọi hoạt động của đảng cộng sản.
Chín là, chi bộ là nền tảng của đảng cộng sản, hạt nhân chính trị
trong các hiệp hội công nhân và ttong công xưởng, nhà máy.
Mười là, đạc biệt coi trọng và tăng cường công tác bảo vệ đảng. ỉ.
2.2.3. Những tư tưởng cơ bản về đảng cộng sản cầm quyền C.Mác,
Ph.Ăngghen chưa có điều kiện bàn nhiều về đảng cộng sản cầm quyền,
song thông qua những thành quả của Công xã Pari, hai ông đã đưa ra
một số tư tưởng chủ yếu, gồm: Hình thức, bản chất của nhà nước xã hội
chủ nghĩa; đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo cải tạo và quản lý xã hội;
một so nội dung về công tác cán bộ.

II. HOÀN CẢNH LỊCH sử THẾ GIỚI, TÌNH HÌNH NƯỚC NGA
CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ sự RA ĐỜI NHŨNG
NGUYÊN LÝ ĐẢNG KIÊU MỚI CỦA V.I.LÊNIN

2.1. Hoàn cảnh lịch sử thế giới và tình hình nước Nga cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.1.1.1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa để
quốc
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai

1
4
đoạn chủ nghĩa đế quốc, thời cơ nổ ra cách mạng vô sản đã đến gần,
nhiệm vụ giành chính quyền trong cách mạng vô sản trở thành nhiệm vụ
cấp bách.
2.1.1.2. Chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn Quốc tể thứ hai sau khi
Ph.Ãngghen mất
Sau khi Ph.Ăngghen qua đời năm 1895, những lãnh tụ của Quốc tế
thứ hai, tiêu biểu là E.Bemstein và K.Kautsky đã phản bội giai cấp công
nhân, theo đuôi giai cấp tư sản, biến nhiều đảng cộng sản lớn ở Tây Âu
thành đảng cải lương, không thực hiện tư tưởng, quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen về đảng cộng sản, nên sức mạnh và vai trò lãnh đạo của
các đảng cộng sản này giảm sút nghiêm trọng.
2.1.2. Tĩnh hình nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.1.2.1. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga và phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga chống giai cấp tư
sản và chế độ Nga hoàng
Nước Nga có nhiều ưu thế lớn về tài nguyên, nhân lực; là mảnh đất
hấp dẫn đối với các nước tư bản phương Tây, đặc biệt khi chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Vì thế, nhiều nước tư bản
lớn đã đầu tư vào nước Nga, làm cho chủ nghĩa tư bản ở Nga dù ra đời
muộn hơn so với nhiều nước ở châu Âu, song lại phát triển rất nhanh
chóng. Từ đó, giai cấp công nhân Nga tăng rất nhanh về số lượng và
ngày càng lớn mạnh. Giai cấp công nhân Nga bị áp bức, bóc lột rất nặng
nề không chỉ bởi tư sản, đế quốc và giai cấp tư sản Nga, mà còn bởi các
thế lực áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, chuyên chế nửa nông nô
Nga hoàng. Họ sống cuộc đời cùng cực, bị bần cùng hóa tột độ. Nhiều
cuộc đấu tranh lớn của công nhân chống lại giai cấp tư sản và các thế lực
áp bức, bóc lột đã nổ ra ở hầu khắp nước Nga. Nhiều cuộc đấu tranh đã
biến thành các cuộc bạo động. Trong giai cấp công nhân Nga đã xuất

1
5
hiện các tổ chức chính trị lãnh đạo công nhân đấu tranh, song các tổ
chức này còn nhỏ bé, hoạt động rời rạc, chưa có sự liên kết với nhau và
chưa được một lý luận tiên phong soi đường, nên kết quả rất hạn chế.
Giai cấp công nhân Nga, khi đó đang khủng hoảng lãnh đạo. vấn đề cấp
bách đặt ra là phải hợp nhất các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân
Nga, thành lập một đảng cộng sản chân chính để lãnh đạo giai cấp công
nhân, nhân dân lao động Nga chống lại giai cấp tư sản và bọn áp bức,
bóc lột.
2.1.2.2. Sự ra đời và khủng hoảng của Đảng Dân chủ xã hội Nga
Đảng Dân chủ xã hội Nga đã tuyên bố ra đời tại Đại hội lần thứ
nhất năm 1898. Tại Đại hội này, V.I.Lênin không tham dự được vì bị bắt
và bị đưa đi đày ở Siberia. Đại hội không thông qua được Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng; bầu được Ban Chấp hành Trung ương, nhưng
sau đó bị bắt gần hết. Vì vậy, mặc dù Đại hội tuyên bố thành lập Đảng,
song Đảng vẫn chưa hình thành, giai cấp công nhân Nga vẫn khủng
hoảng lãnh đạo. Các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Nga vẫn
phân tán, hoạt động rời rạc. Nhiệm vụ rất nặng nề, cấp bách đặt ra là
phải kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Àngghen về đảng
cộng sản để xây dựng đảng của giai cấp công nhân Nga khác hẳn về chất
với các đảng của Quốc tế thứ hai sau khi Ph.Ăngghen qua đời. Nhiệm vụ
cấp bách và nặng nề ấy, được đặt lên vai V.I.Lênin và Người đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đó.
2.1.2.3. Sự ra đời, hoạt động của Đảng Công nhân dân chủ xã hội
Nga, Đảng Cộng sản (b) Nga và Quốc tế thứ ba - Quốc tể Cộng sản
V.I.Lênin đã vượt ngục trở về thực hiện nhiệm vụ thành lập Đảng.
Đại hội lần thứ hai Đảng Dân chủ xã hội Nga được tiến hành vào năm
1903, thu được thắng lợi nhất định và Đảng đổi tên thành Đảng Công
nhân dân chủ xã hội Nga. Song, sau Đại hội, trong Đảng có xu hướng
1
6
chia thành hai phái: phái Bônsêvích (phái cách mạng) và phái
Mensêvích (phái cơ hội). Xu hướng này đã thành hiện thực vào năm
1905, khi đó trong Đảng đã diễn ra đồng thời hai đại hội đảng: đại hội
của những người Bônsêvích do V.I.Lênin đứng đầu và đại hội của những
người Mensêvích do Y.Martov đứng đầu; có hai Cương lĩnh chính trị,
hai Điều lệ Đảng và hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Đảng vào năm 1912 ở Praha, những người Bônsêvích
đã ra nghị quyết khai trừ phái Mensêvích ra khỏi Đảng, chấm dứt vĩnh
viễn sự liên hệ hình thức giữa hai phái trong cùng một Đảng Công nhân
dân chủ xã hội Nga. Đảng của những người Bônsêvích do V.I.Lênin
đứng đầu chính thức được xây dựng theo các nguyên lý đảng kiểu mới
do V.I.Lênin đề xuất, ngày càng lớn mạnh và đã lãnh đạo cuộc Cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi. Sau Hội nghị này,
phái Mensêvích trở thành phản động, ráo riết chống lại những người
Bônsêvích trước và trong Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như trong
cuộc nội chiến ở Nga, song chúng đã thất bại.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Bônsêvích do V.I.Lênin
đứng đầu đổi tên là Đảng Cộng sản (b) Nga, tiếp tục được xây dựng theo
các nguyên lý đảng kiểu mới của V.I.Lênin, ngày càng vững mạnh, lãnh
đạo cuộc nội chiến giành thắng lợi và lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã
hội đạt những thành tựu to lớn.
Vào năm 1919, hai năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười
Nga, Quốc tế thứ ba - Quốc tế Cộng sản được thành lập và hoạt động do
V.I.Lênin đứng đầu đã phát huy mạnh mẽ vai trò và tác dụng to lớn
trong công tác xây dựng đảng và lãnh đạo cách mạng đối với các đảng
cộng sản trên thế giới.

2.2. Những nguyên lý đảng kiểu mới của V.LLênin

1
7
V.I.Lênin đã phê phán kịch liệt các đảng của Quốc tế thứ hai sau
khi Ph.Ăngghen qua đời, gọi các đảng ấy là đảng kiểu cữ, V.I.Lênin đã
kế thừa, phát triển sáng tạo những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen
về đảng cộng sản ttong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới, đưa ra những
nguyên lý đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Có thể khái quát thành
những nguyên lý chủ yếu sau:
2.2.1. Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của đảng cộng sản
Trong tác phẩm Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ
nghĩa Mác, V.I.Lênin viết: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng
vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt
chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa
hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành
vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản. Nó là người thừa kế chính đáng của
tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó
là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp” 8.
Đó là lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào công nhân
và hoạt động của Đảng Cộng sản. Đối với Đảng Cộng sản, V.I.Lênin
khẳng định: “... trước hết và trên hết phải xem lý luận là kim chỉ nam cho
hành động”9. Người nhấn mạnh chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sở lý
luận của C.Mác: Lý luận đó là lý luận đầu tiên đã biến chủ nghĩa xã hội
từ không tưởng trở thành khoa học... Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật
sự của một đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng, nhiệm vụ đó là tổ chức
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh
đó mà mục tiêu cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ
chức xã hội, xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin còn lưu ý các đảng cộng sản,
phải phát triển lý luận của C.Mác và vận dụng lý luận ấy phù hợp với
8V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.23, tr.50.
9 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.31, tr.58.
1
8
điều kiện cụ thể của mỗi nước.
2.2.2. Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là
tổ chức chặt chẽ nhẫt, cách mạng nhẫt, giác ngộ nhất của giai cấp
công nhân
Đảng là tập hợp những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp công
nhân, thể hiện ở sự tiên phong về hành động và tiên phong về lý luận.
Đảng là tổ chức được tổ chức rất chặt chẽ, có kỷ luật sắt, tự giác, nghiêm
minh thống nhất ý chí và hành động. Đó là tổ chức của những người
giác ngộ cao về mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, triệt để cách
mạng, kiên quyết đấu tranh cho lý tưởng đó. Trong thực tiễn, đảng luôn
luôn đi tiên phong và giáo dục, lôi cuốn quần chúng thực hiện lý tưởng
cộng sản.
Đảng phải được vũ trang bằng lý luận cách mạng mới có thể thực
hiện được lý tưởng cộng sản. Theo V.I.Lênin: “... chỉ đảng nào được
một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mớỉ có khả năng làm tròn vai trò
người chiến sĩ tiền phong’10. Đảng cộng sản là của giai cấp công nhân,
nhưng không phải là toàn bộ giai cấp công nhân. V.I.Lênin chỉ rõ: “...
không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân,
với toàn bộ giai cấp” 11 và khẳng định đảng là “Đội tiền phong giác ngộ
nhất của giai cấp vô sản...”12.
2.2.3. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức
và hoạt động của đảng cộng sản
Để thực hiện lý tưởng của mình, một mặt đảng cộng sản phải thực
hiện tốt dân chủ để phát huy cao độ trí tuệ, tính sáng tạo của mọi đảng
viên trong hoạt động, đồng thời đảng phải hoạt động một cách tập trung
thống nhất. Vì thế, đảng phải xây dựng tổ chức và hoạt động theo
10 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.6, tr.32.
11 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.8, tr.289.
12 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.36, tr.231.
1
9
nguyên tắc tập trung dân chủ để thống nhất ý chí và hành động. Đó là
vấn đề thuộc bản chất của đảng, phân biệt đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân với đảng kiểu cũ - đảng cải lương. Xa rời nguyên tắc này,
đảng sẽ giảm sức mạnh và không tránh khỏi tan rã. Theo V.I.Lênin: “...
chúng tôi luôn luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng chúng tôi
không bao giờ phản đối chế độ tập trung của đảng. Chúng tôi chủ trương
chế độ tập trung dân chủ”13; “Các đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải
được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ”14. Tập trung dân chủ
đối lập với tập trung quan liêu, gia trường độc đoán và dân chủ hình
thức, dân chủ không có lãnh đạo.
2.2.4. Đảng cộng sản tăng cường kết nạp những người ưu tú
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vào đảng, kịp thời đưa
những người không xứng đảng ra khỏi đảng
V.I.Lênin khẳng định: “Chúng ta cần có những đảng viên mới
không phải để quảng cáo mà là để làm việc thật sự. Những người đó,
chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ đảng ta. Chúng ta mở rộng cửa đảng
để đón những người lao động”15. Đồng thời, Người nhấn mạnh: “Cần
phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã
quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược” 16. Đảng cộng sản không chỉ
kết nạp những người ưu tú xuất thân từ giai cấp công nhân vào đảng, mà
còn kết nạp những người ưu tú xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp lao
động khác vào đảng. Đối với những người này phải đặc biệt coi trọng
giáo dục, rèn luyện họ theo lập trường, quan điểm của giai cấp công

13 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.27, tr.91.
14 V.LLênin: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật,
H.2005, t.41, tr.233.
15 V.LLênin: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật,
H.2005, t.39, tr.256.
16 V.LLênin: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật,
H.2005, t.44, tr.154
2
0
nhân.
2.2.5. Đảng cộng sản gẳn bó mật thiết với nhân dân, đẩu tranh
kiên quyết ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu
V.I.Lênin khẳng định: “Muốn trở thành một Đảng dân chủ - xã hội,
thì cần phải được sự ủng hộ của chính giai cấp”17. Theo Người, chỉ một
mình đảng sẽ không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng; để
thực hiện được điều đó, đảng phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được
nhân dân ủng hộ và tham gia.
Gắn bó mật thiết với nhân dân thuộc về bản chất của đảng. Quan liêu, xa
dân, đảng không tránh khỏi tan rã, thậm chí mất chính quyền. Quan liêu
xa dân là một nguy cơ lớn của đảng cộng sản cầm quyền đã được
V.I.Lênin cảnh báo.
2.2.6. Đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức là
sức mạnh vô địch của đảng cộng sản; tự phê bình và phê bình là quy
luật phát triển của đảng
V.I.Lênin khẳng định, để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi,
Đảng “phải có một sự thổng nhất ỷ chỉ hết sức chặt chẽ, tuyệt đối” 18.
Theo Người, đoàn kết thống nhất là sức mạnh to lớn của đảng. Đó là sự
đoàn kết của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục
đích và có lợi ích chung. Sự đoàn kết đó dựa trên cơ sở Cương lĩnh
chính trị và Điều lệ Đảng. Đoàn kết thống nhất trong đảng là cơ sở và
điều kiện để đoàn kết giai cấp công nhân. Trong điều kiện đảng cầm
quyền, sự đoàn kết thống nhất của đảng lại càng đặc biệt quan trọng.
Từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng phải giữ gìn đoàn kết thống
nhất của đảng.

17 V.LLênin: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốcgia Sự thật,


H.2005, t.8, tr.293.
18 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.36, tr.245.
2
1
Tự phê bình và phê bình là biện pháp căn bản để xây dựng, củng cố
sự đoàn kết thống nhất của đảng, là quy luật phát triển của đảng. Một
chính đảng thẳng thắn tự phê bình sai lầm khuyết điểm, đó là đảng
trưởng thành. Theo V.I.Lênin: “... nếu một chính đảng nào không dám
nói thật bệnh tật của mình ra, không dám chuẩn đoán bệnh một cách
thẳng tay và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng đó không xứng
đáng được người ta tôn trọng”19.
2.2.7. Khi trờ thành đảng cầm quyền, đảng cộng sản là hạt
nhân lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ phận của
hệ thống ấy
Khi giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo
xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảng lập nên hệ thống chuyên chính vô sản,
khác hẳn về chất với hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo
hệ thống ấy để thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
V.I.Lênin khẳng định: “... không thông qua đảng cộng sản thì không thể
thực hành chuyên chính vô sản được” 20; đồng thời là một bộ phận của hệ
thống ấy. Sự lãnh đạo của đảng đảm bảo cho hệ thống ấy hoạt động
đúng đường lối, quan điểm của đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của
đảng. Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2.8. Đảng cộng sản mạnh lên do thường xuyên đẩu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội trong đảng
Theo V.I.Lênin, đối với chủ nghĩa Mác, nghĩa vụ thiêng liêng của
những người mácxít là phải bảo vệ lý luận đó, chống lại những mưu toan
xuyên tạc và hạ thấp lý luận cách mạng. Người chỉ ra đặc điểm chung
của chủ nghĩa cơ hội, đó là: “Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ

19 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.8, tr.366.
20 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.43, tr.50.
2
2
nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát;
bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như
con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa
thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất
đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự
hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại v.v. và v.v..”21.
Những kẻ cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng,
luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định nguyên tắc cơ bản trong
đường lối của đảng. Khi cách mạng thuận lợi, họ tỏ ra “cấp tiến”; khi
cách mạng gặp khó khăn, họ thoái lui, thỏa hiệp. Họ thường che giấu bộ
mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác,
vừa lợi dụng danh nghĩa đổi mới tư duy để bổ sung, cụ thể hóa đường lối
của đảng, thêm “chi tiết” này, “khía cạnh” kia, song thực chất là xét lại
đường lối của đảng. Họ sẵn sàng quỳ gối, uốn lưỡi cho vừa lòng và hợp
với quan điểm của cấp trên và quần chúng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong
các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị gắn chặt với chủ nghĩa cá nhân, suy
thoái về đạo đức, lối sống.
2.2.9. Đảng cộng sản tuân theo chủ nghĩa quốc tế của giai cấp
công nhân
Tính quốc tế của đảng cộng sản không chỉ thể hiện trong lời nói,
mà còn trong hành động, tức là đảng phải xây dựng và hoạt động theo
các nguyên lý học thuyết Mác; đường lối của đảng phải thể hiện chủ
nghĩa quốc tế vô sản. Đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về chủ
nghĩa quốc tế vô sản. Theo V.I.Lênin: đảng phải tích cực chống những
biểu hiện sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Người viết:
“Kẻ nào không chứng tỏ được bằng hành động rằng mình sẵn sàng để
cho Tổ quốc “mình” chịu phần hy sinh lớn nhất, miễn sao cho sự nghiệp

21 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.8, tr.476-477.
2
3
cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự tiến lên, - thì kẻ đó không phải là
người xã hội chủ nghĩa”22.

3. Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VÈ ĐẢNG CỘNG


SẢN

3.1. Ý nghĩa của học thuyết đối với Đảng Công nhân dân chủ xã hội
Nga, Đảng Cộng sản (b) Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô
3.1.1. Đối với Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga và Đảng
Cộng sản (b) Nga
Học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản là cơ sở, nền tảng trong
xây dựng Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga thực sự là một đảng
mácxít chân chính, một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, khác hẳn
về chất với các đảng cải lương của Quốc tế thứ hai sau khi Ph.Ăngghen
qua đời. Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao đã lãnh đạo cách mạng Nga đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, đỉnh cao là thắng lợi trong cuộc Cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917), đưa nhân dân Nga từ kiếp nô lệ
trở thành người làm chủ đất nước, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cách
mạng Tháng Mười Nga đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành
hiện thực và bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của nhân
loại, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản tiếp tục là cơ sở, nền tảng
cho việc xây dựng Đảng Cộng sản (b) Nga vững mạnh toàn diện, là nhân
tố quyết định đảng lãnh đạo thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do
V.I.Lênin đề xuất, đạt thành tựu to lớn trong những năm đầu xây dụng
chủ nghĩa xã hội ở Nga, tạo tiền đề cho việc xây dựng Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết (Liên Xô) hùng cường.

22 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.37, tr.64.
2
4
3.1.2. Đối với Đảng Cộng sản Liên Xô
Khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập,
Đảng Cộng sản (b) Nga đổi tên thành Đảng Cộng sản Liên Xô. Học
thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản tiếp tục phát huy tác dụng và có ý
nghĩa lớn đối với xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô vững mạnh, trở
thành nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng để Liên Xô
chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II,
cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít, hình thành hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp tục lãnh
đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, giành nhiều thắng
lợi to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trở thành trụ cột của hệ
thống xã hội chủ nghĩa; là nhân tố đặc biệt quan trọng bảo đảm ổn định
tình hình chính trị thế giới gần nửa thế kỷ kể từ sau khi kết thúc Chiến
tranh thế giới lần thứ II năm 1945.

3.2. Ý nghĩa của học thuyết đổi với Đảng Cộng sản Việt Nam và các
đảng cộng sản trên thế giới
3.2.1. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2.1.1. Chủ tịch Hồ Chỉ Minh vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-
Lênin về đảng cộng sản và xây dựng đảng; xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thẳng lợi này đến thắng
lợi khác
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sáng tạo độc đáo của
Hồ Chí Minh. Người đã thành công trong vận dụng sáng tạo học thuyết
Mác-Lênin về quy luật ra đời của đảng cộng sản: “Chủ nghĩa Mác-Lênin
kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới

2
5
việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”23.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về đảng
cộng sản vào xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, thể hiện ở việc xác
định Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, xây
dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, luôn trung thành tuyệt đối với chủ
nghĩa Mác-Lênin. về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Người nhấn
mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc,
không thiên tư, thiên vị”24. Đối với xây dựng Đảng về tổ chức, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khái quát thành những nguyên lý chủ yếu như: tập trung
dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ
luật nghiêm túc và tự giác; đoàn kết thống nhất trong đảng; đức và tài,
quan hệ giữa đức và tài của cán bộ; liên hệ mật thiết với nhân dân; xây
dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở và đội ngũ đảng viên; lề lối, phong cách làm
việc...; đồng thời Người cũng chỉ ra việc thực hiện các nguyên lý đó đối
với Đảng ta. về xây dựng phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, đảng
viên, Người cho rằng, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đày
tớ thật trang thành của nhân dân; đảng phải phát huy vai trò làm chủ của
nhân dân và liên hệ mật thiết với nhân dân, đây là sự sống còn của
đảng... Đặc biệt, về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Người đã căn
dặn trong Di chúc'. “... việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại
Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm
tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân
dân”25.
3.2.1.2. Đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12,
tr.406.
24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13,
tr.257.
25 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011,1.15,
tr.616.
2
6
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn xác định: “Phát
triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển
vãn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu,
thường xuyên”26, song suy đến cùng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng giữ
vai trò quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Học thuyết
Mác-Lênin về đảng cộng sản vẫn là cẩm nang có giá trị nhất, là ngọn
đuốc soi đường để Đảng và nhân dân Việt Nam tiến hành công tác xây
dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới, để Đảng có đủ khả năng đưa đất nước
Việt Nam đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
3.2.2. Đổi với các đảng cộng sản trên thế giới
Học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản có vai trò và ý nghĩa lớn
đối với việc xây dựng các đảng cộng sản ở các nước trên thế giới trong
thế kỷ XIX, thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI, bảo đảm cho
các đảng cộng sản được xây dựng vững mạnh, lãnh đạo cách mạng ở
từng nước giành thắng lợi. Học thuyết vẫn còn nguyên giá trị và có ý
nghĩa lớn đối với việc xây dựng đảng cộng sản ở các nước trên thế giới
trong tương lai, đưa sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động ở các nước giành thắng lợi.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Phân tích nội dung cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về đảng
cộng sản?
2. Phân tích sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về đảng
cộng sản của Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng ta?

26 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.34-35.
2
7
* Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích những tư tưởng của C.Mác và Ph.Àngghen về đảng
cộng sản và xây dựng đảng?
2. Phân tích những nguyên lý của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của
giai cấp công nhân?
3. Phân tích ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản
đối với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay. Liên hệ
với công tác xây dựng Đảng của tổ chức đảng nơi đồng chí công tác?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong C.Mác và Ph.Ăngghen:
Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.4, tr.591-646.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Bài nóỉ tạỉ Le kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng trong Hồ
Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12,
tr.400-404.
2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2011, tr.3-6.

2
8
Bài 2
CÁC NGUYÊN TẮC Tổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình, đoàn kết thống nhất, Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân và Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
về kỹ năng: Học viên có khả năng thực hiện đúng đắn các nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng trong thực tiễn hoạt động của tổ chức
đảng mà mình tham gia sinh hoạt.
về tư tưởng: Học viên nâng cao nhận thức, có ý thức thực hiện tốt
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầu của
cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

B. NỘI DUNG
1. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG
1.1. Khái niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng tổ chức theo nguyên tắc
dân chủ tập trung”27. Người giải thích: “... theo cách dân chủ tập trung.
Nghĩa là có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì
bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ. Đã
bỏ thăm rồi, thì giao cho hội uỷ viên làm, khi ấy thì tất cả hội viên phải

27 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.8, tr.275.
2
9
theo mệnh lịnh hội ấy. Ấy là tập trung” 28. Người lưu ý rằng dân chủ tập
trung: “Nghĩa là: A- Tập trung trên nền tảng dân chủ... B- Dân chủ dưới
sự chỉ đạo tập trung'29.
Từ những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và thực
tiễn xây dựng Đảng cho thấy: Tập trung dán chủ là nguyên tắc quy định
cách tể chức, hoạt động của Đảng, trong đó, tập trung trên cơ sở dân
chủ, dân chủ đi đôi với tập trung; đảng viên của Đảng bình đẳng về
quyền và trách nhiệm; cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử
lập ra; thực hiện tập thế lãnh đạo và cá nhân phụ trách; công việc của
Đảng được quyết định theo đa sổ; thiểu sổ phục tùng đa sổ; tổ chức
đảng cấp dưới phục tùng tổ chức đảng cấp trên; đảng viên phải chấp
hành nghị quyết của Đảng..., nhằm vừa bảo đảm phát huy tỉnh tích cực,
sáng tạo của mọi tổ chức của Đảng và đảng viên, vừa bảo đảm sự thống
nhất ý chỉ và hành động của Đảng.
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, không phải do
nguyên tắc tập trung và nguyên tắc dân chủ ghép lại. Trong nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập trung và dân chủ quy định lẫn nhau. Tập trung mà
không có dân chủ thì sẽ trở thành tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc
đoán; còn dân chủ mà không đi tới tập trung thì sẽ rơi vào tình trạng dân
chủ vô tổ chức, hỗn loạn.
Tùy tình hình, nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ, cách thực hiện và
phạm vi áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ có sụ khác nhau, nhưng
điều đó không có nghĩa coi tập trung hay dân chủ là chính còn mặt kia là
phụ.

1.2. Vai trò cũa nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng

28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.2,
tr.335.
29 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.8,
tr.286.
3
0
1.2.1. Tập trưng dân chủ là ngưyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Đảng là một tổ chức chặt
chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên
tắc tổ chức cơ bản” 30. Đây là nguyên tắc quan trọng gắn liền với bản chất
của Đảng, quy định sự vận động và tồn tại của Đảng. Vai trò quan trọng
này là do:
Xuất phát từ bản chất của Đảng: Là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành
động; là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng
cộng sản, đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ
nghĩa cộng sản. Bởi vậy, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là xa rời
bản chất của Đảng Cộng sản.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của Đảng: Nhiệm vụ lịch sử
của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng thành công nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ đó rất to
lớn, nhưng hết sức khó khăn, đòi hỏi Đảng phải tổ chức dân chủ để phát
huy mọi tiềm năng trí tuệ, lực lượng của đảng viên và các tổ chức ttong
toàn Đảng. Mặt khác, nhiệm vụ lịch sử của Đảng rất gay go, phức tạp,
quyết liệt, lâu dài, đối đầu với các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách
chống phá đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội, do đó Đảng lại phải tổ
chức một cách tập trung với sự thống nhất về tổ chức và hoạt động, kỷ
luật nghiêm minh mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.
Xuất phát từ kình nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản và công

30 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc
gia, H.2011, tr.5.
3
1
nhân quốc tế: Thực tiễn cho thấy, với nguyên tắc tập trung dân chủ,
nhiều đảng cộng sản đã xây dựng mình thành đội tiên phong chiến đấu,
có tổ chức chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lãnh đạo cách
mạng giành những thắng lợi to lớn. Ngày nay, nhờ kiên trì nguyên tắc
tập trung dân chủ, các đảng cộng sản cầm quyền còn lại đã giữ vững đội
ngũ, vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, đang từng bước cải cách, đổi mới
thành công, tạo dựng lại niềm tin về đảng cộng sản, về chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, có những đảng cộng sản cầm quyền đã dao động, từ bỏ
nguyên tắc tập trung dân chủ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đảng cộng
sản nào lơi lỏng, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ thì sẽ bị suy yếu,
khó khăn, thậm chí tan vỡ, như Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng
cộng sản cầm quyền ở các nước Đông Âu trước đây.
Xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản
Việt Nam: Nhờ được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng ta
đã có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công và ngày
càng phát ừiển. Trong các thời kỳ cách mạng, tổ chức đảng nào thực
hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ thì tổ chức đoàn kết thống nhất,
có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; trái lại, khi nguyên tắc tập
trung dân chủ không đuợc thực hiện nghiêm túc, bị lợi dụng, bóp méo
thì tổ chức đảng đó nhất định dẫn đến mất đoàn kết, suy giảm năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu, cán bộ lãnh đạo sẽ bị vi phạm kỷ luật của
Đảng.
Hiện nay, lợi dụng những sai lầm trong thục hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ của các đảng cộng sản cầm quyền, các thế lực thù địch
đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc tập trung dân
chủ hòng làm cho các đảng cộng sản còn lại dao động, từ bỏ nguyên tắc
này, tạo cơ hội cho các lực lượng đối lập ngóc đầu dậy. Nhưng, với kinh
nghiệm và bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn

3
2
khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
Mọi mưu toan xa rời, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
đều bị phê phán, ngăn chặn.
1.2.2. Tập trung dân chủ là nguyên tắc làm cho Đảng vừa phát
huy được tỉnh chủ động, sảng tạo của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng
viên, vừa được có tổ chức tập trung, có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến
đẩu cao.
Đảng ta khẳng định: Nguyên tắc tập trung dân chủ “... một mặt,
bảo đảm phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của mọi tổ chức của
Đảng và đảng viên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng; mặt khác, bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành
động của Đảng”31. Tinh thần chủ yếu của nguyên tắc này là bảo đảm cho
sự thống nhất về tư tưởng và chính trị của Đảng được củng cố bằng sự
thống nhất về tổ chức. Nó làm cho Đảng được xây dựng thành một đội
ngũ có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao, đồng thời phát huy được
cao độ tính chủ động, năng động và sáng tạo của đông đảo cán bộ, đảng
viên. Nó bảo đảm cho Đảng luôn luôn là một tổ chức chiến đấu, một tổ
chức lãnh đạo, một tổ chức hành động mà không phải là một câu lạc bộ
chỉ bàn cãi suông.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng tổ
chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các
nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của Đảng.

1.3. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng:
“1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện
31 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự
thật, H.2004, t.37’ tr.920.
3
3
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn
quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng
viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành
Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp
ủy).
3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ
thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc,
thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của
Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân
phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại
biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi
hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành.
Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình.
Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo
lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp
hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với
nghị quyết của Đảng, cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến
đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn
của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên” 32.

1.4. Thực trạng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
32 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2011, tr.16-19.
3
4
Đảng
1.4.1. ưu điểm
Chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững và
tăng cường. Những quyết định lớn của Đảng đã được tổ chức thảo luận
rộng rãi, lấy ý kiến của các tổ chức đảng và đảng viên từ cơ sở trở lên.
Sinh hoạt của các cấp ủy và tổ chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi
mở hơn. Dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và dân chủ trong
xã hội có bước khởi sắc. Việc bầu cử trong Đảng được đổi mới theo
hướng mở rộng dân chủ trực tiếp. Công tác tổ chức và cán bộ, nhất là
đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, được tiến hành công khai, dân
chủ hơn. Tình trạng cục bộ, mất đoàn kết ữong cán bộ được chấn chỉnh
kịp thời hơn, những tổ chức cá nhân vi phạm bị xử lý nghiêm hơn. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá ưu điểm nổi bật
trong nhiệm kỳ XII là: “Tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế, đẩy
mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá
nhân, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò chủ
động của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội”1. Những tiến bộ và kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ trong Đảng đã góp phần quan trọng vào những thành công của
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ XII.
1.4.2. Hạn chế, khuyết điểm
Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Việc thực hiện các nguyên tắc tổ
chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi chưa
nghiêm, thậm chí còn vi phạm”33. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều
nơi bị buông lỏng. Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa
nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới” 34. Một bộ phận cán bộ,
3311 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.215,225.
34 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
3
5
đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng
chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao
động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.
Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ
luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Còn thiếu những quy chế
cụ thể bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập
trung dân chủ. Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn
trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán
bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân
chủ hoặc dân chủ hình thức, vi phạm kỷ luật của Đảng.
Có những quy định trong Điều lệ Đảng, trong các quy chế làm việc
của cấp ủy không được chấp hành nghiêm túc. Nghị quyết số
12-NQ/TW ngày 16-01-2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay chỉ rõ: “Chế độ “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực
tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách
nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm
không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập
thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng
đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm
việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu
cầu lợi ích cá nhân”35.
Những khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.27.
35 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012, tr.22-23.
3
6
trong Đảng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vừa chưa
phát huy tốt dân chủ, sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, vừa làm cho kỷ cương, kỷ luật của Đảng có nơi, có lúc bị buông
lỏng, cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất, vi phạm kỷ luật của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.5. Giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng ở CO’ sở hiện nay

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
nguyên tắc tập trung dân chủ cho các cán bộ, đảng viên. Các tổ chức
đảng và cấp ủy cơ sở phải làm rõ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập
trung dân chủ trong tình hình mới; tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ,
đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho đảng viên nắm chắc
nhiệm vụ, trách nhiệm của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
Thực hiện tốt chế độ thông tin trong nội bộ Đảng để nâng cao nhận thức
mọi mặt cho đảng viên. Đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận nguyên tắc tập trung dân chủ
Cấp ủy đảng cơ sở và mỗi chỉ bộ phải xây dựng và thực hiện đúng
quy chế làm việc. Quy chế làm việc phải bảo đảm quán triệt, cụ thể hóa
nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ. Chú ý bảo đảm thực hiện các
quyền của đảng viên, nhất là quyền được thảo luận, chất vấn, phê bình,
thông tin, bảo lưu ý kiến.
Vừa phát huy dân chủ vừa phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong
Đảng. Từng tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh các
nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và
nghị quyết của cấp mình. Đảng viên ở mọi cương vị phải gương mẫu
chấp hành và vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp,
pháp luật và các chính sách của Nhà nước, các quy định của chính quyền

3
7
địa phương. Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, chính xác các hiện
tượng vi phạm kỷ luật đảng. Những hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất
thiết phải xử lý theo pháp luật, không bao che, nhân nhượng để xử lý nội
bộ.
Thực hiện nghiêm túc chể độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân
phụ trách. Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; khắc phục tình trạng bao
biện, làm thay, hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. “Quy định
cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa
tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” 36. Phát huy vai
trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu và cơ chế xử lý đối
với người đứng đầu khi vi phạm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những tổ chức đảng, đảng
viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. NGUYÊN TẮC Tự PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG

2.1. Khái niệm

Hồ Chí Minh giải thích về tự phê bình và phê bình: “Tự phê bình là
cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để
sửa chữa, để nguời khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác
biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm. Phê bình là thấy ai (cá
nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết
để họ sửa chữa, để họ tiến bộ”37.
36 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.254-255.
37 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.10,
tr.386.
3
8
Như vậy, tự phê bình và phê bình trong Đảng là hoạt động của tổ
chức đảng và đảng viên chủ động chỉ ra ưu điểm để phát huy và vạch rõ
khuyết điểm để khắc phục, nhằm làm cho đảng viên và tổ chức đảng
luôn giữ vững vai trò người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo.
Tự phê bình và phê bình diễn ra trong phạm vi sinh hoạt Đảng. Chỉ
trong sinh hoạt Đảng thì đảng viên mới được lấy tư cách là đảng viên để
phê bình đồng chí của mình và phê bình các tổ chức của Đảng. Ngoài
phạm vi sinh hoạt Đảng, không được nhân danh đảng viên để phê bình
đồng chí và tổ chức đảng của mình.
Mục đích của tự phê bình và phê bình nhằm giáo dục, rèn luyện
đảng viên, làm cho bản thân và đồng chí của mình không ngừng tiến bộ.
Phê bình không phải để nói xấu; đả kích, hạ uy tín của đồng chí mình.
Hồ Chí Minh căn dặn: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa,
giúp nhau tiến bộ. cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn.
cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”38.
2.2. Vai trò của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng

2.2.1. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
Cộng sản
Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có
làm việc thì có sai lầm” 39. Bởi vậy, “Ve luật phát triển, Đảng Lao động
Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên, giáo
dục quần chúng”40. Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách
mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng tự phê bình và phê bình. Đảng yêu
cầu: “Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ
38 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5,
tr.272.
39 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5,
tr.323.
40 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.7, tr.41.
3
9
dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê
bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng. Việc đó sẽ
có tác dụng to lớn đối với việc củng cố Đảng”41.
2.2.2. Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn
luyện cán bộ, đảng viên
Thông qua tự phê bình và phê bình để chỉ ra những nguyên nhân
dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục, qua đó, giáo
dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của cán bộ, đảng
viên, giúp họ trở thành những cán bộ, đảng viên tốt, đồng thời giúp cho
những cán bộ, đảng viên khác tránh những sai lầm, khuyết điểm tương
tự. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn
luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự
kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách
phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất
định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi”1.
2.2.3. Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để củng cố
và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi,
thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất
để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng” 2. Người
lưu ý: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ.
cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. cốt đoàn kết và
thống nhất nội bộ”3. Đảng ta cũng khẳng định: “Tự phê bình và phê
bình là một quy luật phát triển và tiến bộ của Đảng, cũng là một phương

41 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2004, t.37’ tr.837.
4
0
pháp căn bản để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng”4243.
2.2.4. Tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá một chính
đảng, một tổ chức đảng, một cán bộ
Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm
khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm
đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để
sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc
chắn, chân chính”44.
Trong quá trình hoạt động của Đảng, nhờ thực hiện nghiêm túc tự
phê bình và phê bình, Đảng ta đã sửa chữa kịp thời nhiều sai lầm, khuyết
điểm, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh, vượt qua những thử thách
quyết liệt, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cộng
sản thế giới cho thấy, khi Đảng Cộng sản nào xa rời nguyên tắc tự phê
bình và phê bình thì sẽ mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, rơi vào các sai lầm
tả khuynh hoặc hữu khuynh nguy hiểm.

2.3. Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng

* Tính đảng:
Tính đảng của tự phê bình và phê bình có nghĩa là phải trên cơ sở
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và

42113 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H2011, t.5, tr.305,
272.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.15, tr.622.
43 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2004, t.37, tr.638-639.
44 Hồ Chí Minh: Tbàn íập, Nxb.Chính trị quốc gia Sựthật,H2011,t5,tr.301.
4
1
sinh hoạt đảng để tự phê bình và phê bình; phải đấu tranh không khoan
nhượng với những tư tưởng và hành động sai trái; không chấp nhận tính
thụ động, bàng quan với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của
đồng chí mình.
Tính đảng của tự phê bình và phê bình còn thể hiện ở việc tự phê
bình và phê bình ngay khi thấy có những biểu hiện lệch lạc; phải đối
chiếu với yêu cầu tư cách, tiêu chuẩn đảng viên, cán bộ và những quy
định của Đảng để tự phê bình và phê bình, không đợi đến khi sai lầm,
khuyết điểm đã rõ ràng, có bằng chứng pháp lý mới tiến hành tự phê
bình và phê bình.
* Tính giáo dục:
Tự phê bình và phê bình của Đảng được thực hiện đúng đắn,
nghiêm túc, tự bản thân nó đã chứa đựng tính giáo dục sâu sắc. Tự phê
bình và phê bình của Đảng nhằm mục đích chính là rèn luyện phẩm chất
đạo đức, phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của
cán bộ, đảng viên... Hồ Chí Minh chỉ rõ: tự phê bình và phê bình “Một
mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt
chước nhau”1.
* Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai:
Hồ Chí Minh dạy: “Tự PHÊ BÌNH LÀ GÌ? Là thật thà nhận, công
khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách
sửa chữa”4546. Khi “... phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo
riết, ttiệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu
điểm và khuyết điểm”3, phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội
vàng quy kết cho đồng chí mình. Phê bình như chữa bệnh cứu người,

45113 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5, tr.279,
272.
46 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.7, tr.8O.
4
2
cho nên phải chân thành, phải thân ái, trên tình đồng chí, không dùng
những lời mỉa mai, tránh biến tự phê bình và phê bình thành những cuộc
cãi vã, vi phạm nhân phẩm của cán bộ, đảng viên.
Tự phê bình và phê bình công khai có nghĩa là công khai nói rõ
những ưu điểm, khuyết điểm của mình và của đồng chí mình; phân tích,
xem xét, đánh giá mọi công việc của tổ chức đảng trước mặt cán bộ,
đảng viên và tiến hành trong tổ chức đảng. Không phê bình trước mặt
mà nói sau lưng, đó là việc làm không trong sáng.
* Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời:
Tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực là phải có nội dung, có
địa chỉ; phải chỉ ra được đúng, sai, nguyên nhân và cách khắc phục; phải
gắn với điều kiện cụ thể của từng tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng
viên; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với chức trách, nhiệm vụ
của từng cán bộ, đảng viên.
Tính kịp thời của tự phê bình và phê bình tức là phải tự phê bình và
phê bình ngay những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và của
tổ chức đảng, không để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm, ngăn chặn
không để chúng tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác.

2.4. Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình
trong Đăng

2.4.1. Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng


Đổi với tổ chức đảng, cần tập trung tự phê bình và phê bình ba vấn
đề: (1) nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; (2) việc chấp hành nguyên tắc tập
trung dân chủ của Đảng liên quan đến chỉ đạo tiến hành các mặt công tác
của đảng bộ và địa phương; (3) việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ

4
3
cán bộ, đảng viên của đảng bộ, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Đối với đảng viên, cần tập trung tự phê bình và phê bình trên năm
nội dung chủ yếu: (1) tư tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (2) việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; (3) rèn luyện phẩm chất đạo đức,
lối sống, chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực; (4) giữ gìn đoàn kết
thống nhất ttong tập thể tổ chức đảng, giữa Đảng với nhân dân và thái độ
phục vụ nhân dân; (5) vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định
của cơ quan, địa phương và đơn vị.
2.4.2. Hình thức tự phê bình và phê bình trong Đảng
Gồm tự phê bình và phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, cấp
dưới phê bình cấp trên; cán bộ, đảng viên phê bình cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và phê bình cùng cấp...
Đảng yêu cầu các tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở và mọi
đảng viên phải nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, cấp trên phải tự
phê bình trước cấp dưới và tổ chức tốt việc phê bình từ dưới lên. Tự phê
bình và phê bình phải thành thật, thẳng thắn và nhằm mục đích hoàn
thành nhiệm vụ, xây dựng tổ chức, giúp đỡ nhau tiến bộ. Đảng nghiêm
cấm những hành động trấn áp phê bình, trù dập cá nhân và có thái độ
nghiêm khắc đối với bất cứ cán bộ, đảng viên và tổ chức nào phạm các
khuyết điểm ấy.
Tự phê bình và phê bình được thực hiện bằng lời nói hoặc vãn bản
trong hội nghị chi bộ, đảng bộ, đại hội đảng các cấp; các đợt sinh hoạt
chính trị tập trung; các báo cáo, qua các phương tiện thông tin đại
chúng...
2.4.3. Phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng
Phương pháp tự phê bình và phê bình phải cứng rắn về nguyên tắc,
4
4
mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành, thể hiện rõ những đặc tính
cơ bản của tự phê bình và phê bình của Đảng. Việc khéo léo sử dụng tự
phê bình và phê bình sẽ làm tăng chất lượng của nó. Phê bình người nào,
khi nào, nói những gì, bằng cách nào, nói đến mức độ nào... phải biết xử
thế một cách rất tế nhị, không được làm cho họ khó chịu và nản lòng thì
họ mới dễ tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm nhanh chóng. Ngược lại, sử
dụng không khéo tự phê bình và phê bình thì hiệu quả thu được thấp,
thậm chí còn gây tác hại. Neu né tránh lựa chiều khi tự phê bình và phê
bình tác hại sẽ lớn hơn. Hồ Chí Minh đã phê phán những người hay
dùng phương pháp hành chính, mệnh lệnh, không biết sử dụng những
phương pháp thích hợp để giải quyết công việc. Người đã nói một cách
hình ảnh rằng: “... bánh ngọt là một thứ ngon lành, nhưng đem bánh ngọt
bắt người ta ăn, nhét vào miệng người ta, thì ai cũng chán!” 1. Đối với tự
phê bình và phê bình lại càng không nên dùng phương pháp hành chính,
mệnh lệnh. Nếu cứ dùng phương pháp đó thì tự phê bình và phê bình
thường đem lại hiệu quả thấp, nhiều khi còn phản tác dụng.
Trong phương pháp thực hiện tự phê bình và phê bình hiện nay cần
chú ý:
- Quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong
hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng cho tất cả cán bộ, đảng
viên của tổ chức đảng.

’’2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.286, 272.
- Cá nhân, tổ chức tự giác, nghiêm túc tự phê bình trước tập thể
đảng viên. Hồ Chí Minh yêu cầu: “... phê bình mình cũng như phê bình
người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt.
Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời
mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê
bình người”2.
4
5
- Tập thể tổ chức đảng tham gia đóng góp ý kiến cho cá nhân và tổ
chức, kết luận những ưu điểm và khuyết điểm của đối tượng tự phê bình.
- Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên gợi ý bằng vãn bản (hoặc cán bộ
xuống dự trực tiếp) cho cấp dưới những vấn đề cần làm rõ trong tự phê
bình và phê bình.
- Tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên trên.
- Ket hợp chặt chẽ phê bình với tự phê bình; tự phê bình và phê
bình với sửa chữa khuyết điểm. Hồ Chí Minh căn dặn: “Những người bị
phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình
mà nản chí, hoặc oán ghét”47.
- Phê bình phải đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để
người được phê bình dễ tiếp thu, sửa chữa.

2.5. Thực trạng thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình
trong Đảng hiện nay
2.5.1. ưu điểm
Đảng ta có truyền thống tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Mỗi
khi phát hiện có sai lầm, Đảng đều công khai thừa nhận sai lầm và đề ra
biện pháp sửa chữa.
Trong giai đoạn Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội VI của Đảng đã nghiêm túc tự phê bình
những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội và những
khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng.
Từ sau Đại hội VI, việc tự phê bình và phê bình đã được nhiều cấp
ủy, tổ chức đảng coi trọng, duy trì đều đặn, thực hiện nghiêm túc và thu
được kết quả quan trọng. Hằng năm, các cấp ủy đều tiến hành các đợt tự

47 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5,
tr.272.
4
6
phê bình và phê bình kết hợp với việc phân loại tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên, tổng kết cuối năm và xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt
động trong thời gian tiếp theo.
Trong nhiệm kỳ XI và nhiệm kỳ XII, các cấp ủy, tổ chức đảng “...
đã nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tự phê bình và phê bình theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII. Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã gương mẫu, nghiêm túc thực hiện kiểm điểm tự phê bình và
phê bình; đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra,
chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện vi
phạm. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã dành thời gian thỏa đáng để kiểm
điểm ở cấp mình, trực tiếp dự, chỉ đạo, gợi ý kiểm điểm đối với tập thể,
cá nhân thuộc quyền quản lý; coi trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình 48.
Những tiến bộ trong thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình đã
góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội
ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong
sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.5.2. Hạn chế, khuyết điểm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bên cạnh việc ghi
nhận những tiến bộ trong thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình,
đã đánh giá: “Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối
sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình
thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi;

48 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XUI, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.175-176.
4
7
một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách
nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao”49.
Nhiều trường hợp, phê bình không chỉ rõ địa chỉ của những sai lầm
khuyết điểm, không tập trung vào những vấn đề chủ yếu thuộc chức
trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc mà
thường tập trung vào những điểm thứ yếu về cá tính, thói quen. Tình
trạng lợi dụng phê bình, biến phê bình thành những cuộc tranh cãi, nặng
lời với nhau, vi phạm nhân phẩm và thành cuộc trả thù cá nhân... còn
xảy ra ở nhiều nơi. Nguyên nhân là do nguyên tắc tự phê bình và phê
bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế đế bảo vệ người đấu tranh
phê bình.
2.6. Giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và
phê bình trong Đăng ở CO’ sở hiện nay

Nâng cao nhận thức về vai trò, tính chất của tự phê bình và phê
bình trong Đảng; xác định đúng nội dung, lựa chọn đúng hình thức và
phương pháp tự phê bình và phê bình.
Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ưong đến chi
bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở
những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tự phê bình và phê bình, đánh giá,
xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.
Đối với từng đảng viên, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về
tự phê bình và phê bình, chủ động thực hiện quyền được phê bình và
chất vấn trong phạm vi tổ chức về hoạt động của tổ chức đảng và đảng
viên ở mọi cấp; khắc phục tâm lý ngại tự phê bình và phê bình, né tránh,

49 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.179.
4
8
lựa chiều khi phê bình người khác, nhất là khi phê bình cán bộ chủ chốt
và cán bộ cấp trên.
Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu tự phê bình và tiếp thu phê bình.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nếu có khuyết điểm, sau khi tự phê
bình và được cấp dưới phê bình cần định thời gian khắc phục.
Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cho nhân dân phê bình cán bộ,
đảng viên và tổ chức đảng ở cơ sở; kết hợp chặt chẽ tự phê bình và phê
bình trong Đảng với phê bình của nhân dân.
Ket hợp tự phê bình và phê bình với công tác kiểm tra, giám sát,
điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm
sau khi tự phê bình và phê bình. Đấu ừanh kiên quyết, xử lý nghiêm
minh những cán bộ, đảng viên có thái độ và hành động không đúng đối
với nguời phê bình thẳng thắn; xử lý kiên quyết, thích đáng những nguời
lợi dụng phê bình để vu khống, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ và trả thù cá
nhân, lợi dụng phê bình để truyền bá quan điểm sai trái.
Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên để tự phê bình và phê
bình đạt chất lượng, nhất là với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém, nội
bộ có nhiều vấn đề phức tạp.

3. NGUYÊN TẮC ĐOÀN KÉT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG


3.1. Khái niệm
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói về đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Người nhấn mạnh rằng đoàn kết thống nhất trong Đảng có nghĩa là trong
Đảng không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” 50; Đảng tuy
nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người; trong Đảng không
có tình trạng kèn cựa địa vị, nói xấu lẫn nhau...

50 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.l 1,
tr.606.
4
9
Đảng đã chỉ rõ đoàn kết thống nhất ttong Đảng: “Đó là sự thống
nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động dựa
trên đường loi cách mạng đúng đắn và những nguyên tắc tổ chức của
đảng vô sản”51. Hạt nhân của khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng là
Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng là cơ sở quan trọng nhất
để xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đoàn kết thống nhất trong
Đảng còn được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức, hoạt động
của Đảng và cơ sở ấy được củng co bằng tình cảm cách mạng trong sáng
và tình thương yêu đồng chí của những người cộng sản.

3.2. Vai trò của nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng
Đoàn kết thong nhất là nguồn gốc của sức mạnh của Đảng. Hồ Chí
Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất là nguồn gốc của sức mạnh, là
then chốt của thành công. Người chỉ rõ: “Đoàn kết là một lực lượng vô
địch”52 và khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”53.
Đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng. Từ quan điếm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn, Đảng ta xác định
đoàn kết thống nhất là một nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, là
sinh mệnh của Đảng, là “vấn đề sống còn của cách mạng” 54. Do đó,
“chia rẽ, bè phái phải coi là phạm tội lớn nhất đối với Đảng...” 55.

51 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2004, t.37, tr.777.
52 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.10,
tr.104.
53 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.13, tr.l
19.
54 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thạt, H.2006, t.4?’ tr.104.
55 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
5
0
Đoàn kết thống nhất của Đảng là cơ sở để đoàn kết giai cấp, nhân
dân, dân tộc. Là hạt nhân lãnh đạo giai cấp, nhân dân, dân tộc nên sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn có ảnh hưởng to lớn đến sự đoàn
kết thống nhất của giai cấp, nhân dân, dân tộc.

3.3. Thực trạng thực hiện nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong
Đảng
3.3.1. ưu điểm
Tại Đại hội III năm 1960, Đảng khẳng định: “Đảng ta có truyền
thống đoàn kết thống nhất tốt đẹp”5657. Nhờ giữ vững và phát huy tốt
truyền thống đoàn kết, thống nhất nên Đảng đã có được sức mạnh to lớn,
đã xây dựng, phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc,
huy động được sức mạnh đoàn kết quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng
hợp, giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, đất nước thống nhất
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1986 đến nay, là thời kỳ Đảng ta đứng trước thách thức
chưa từng có, song Đảng ta vẫn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết
thống nhất trong Đảng, tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy tốt bài
học kinh nghiệm về xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết thống
nhất của Đảng trong điều kiện lịch sử mới. Đại hội XIII của Đảng đánh
giá: “Kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đon Đảng các nhiệm kỳ qua
và nhiệm kỳ XII đã góp phần rất quan trọng đế đất nước ta có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay; Đảng ta đoàn kết, thống nhất
và trong sạch, vững mạnh hơríữ.

gia Sự thật, H.2005, t.43’ tr.295.


56 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2002, t.21, tr.704.
57 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.221.
5
1
3.3.2. Hạn chế, khuyết điểm
Từ năm 1986 đến nay, “tình trạng mất đoàn kết nội bộ xảy ra trong
nhiều tổ chức đảng”5859. Tình trạng đó “ở một số tổ chức đảng còn nặng
nề”2, “không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng” 60. Hội nghị Trung
ương 9 khóa IX đã chỉ rõ một biểu hiện rất nguy hiểm, đó là tình trạng
đoàn kết xuôi chiều: “... một số nơi còn tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết,
không thể xem thường; bên cạnh đó không ít tổ chức đảng có biểu hiện
đoàn kết xuôi chiều”61. Tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ XII,
Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “... một bộ phận cán bộ, đảng viên...
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không tuân thủ nguyên
tắc của Đảng; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ
hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ”62.
Tình trạng mất đoàn kết trong các tổ chức đảng trong thời gian qua
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân
chủ yếu là: chủ nghĩa cá nhân chỉ phối; sự thiếu sót trong công tác tổ
chức cán bộ; việc thực hiện không nghiêm các nguyên tắc tể chức và
sinh hoạt đảng; những thiểu sót, hạn chế trong cơ chế chính sách, sự
không phù hợp về phong cách công tác của một số cán bộ với nhau...

3.4. Giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nguyên tắc đoàn kết thống
nhất trong Đảng ờ cơ sở hiện nay

58 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc
gia Sự thạt, H.2007, t.5Ttr.78.
59 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc
gia Sự thật, H.2007, t.53’ tr.196.
60 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2015, t.55’ tr.414.
61 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sựthạt, H.2016, t.63j tr.99.
62 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.178-179.
5
2
Xây dựng chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị đúng đắn, tạo sự thống nhất về chính trị,
tư tưởng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng đoàn kết thống nhất trong
Đảng ở cơ sở.
Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng,
nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng
ở cơ sở. Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, chăm lo củng cố tình
đồng chí trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Bố trí đúng người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể
ở cơ sở. Mất đoàn kết thường xảy ra giữa các cán bộ chủ chốt hoặc xảy
ra do người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền không đủ khả năng
xây dựng khối đoàn kết thống nhất.
Xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc. Quy chế làm việc là
công cụ lãnh đạo, quản lý; là cơ sở bảo đảm sự thống nhất hoạt động của
các thành viên của tổ chức; là văn bản pháp lý để giải quyết mối quan hệ
giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các tổ chức trong hệ thống
chính trị.
Phát hiện sớm và tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm hiện tượng
mất đoàn kết, xác định đúng nguyên nhân và tập trung chỉ đạo giải quyết
dứt điểm, xử lý nghiêm những người gây ra mất đoàn kết.
4. NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN
4.1. Khái niệm
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân là nguyên tắc tổ chức, hoạt
động của Đảng, yêu cầu mọi tổ chức, đảng viên của Đảng phải thường
xuyên liên hệ, lắng nghe, tuyên truyền, vận động nhân dân; phục vụ
nhân dân; dựa vào nhân dân để tổ chức và hoạt động.
Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân được Đại hội đại

5
3
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chính thức quy định vào Điều lệ
Đảng năm 2006.

4.2. Vai trò của nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết vói nhân dân

* Gắn bó mật thiết với nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của Đảng:
Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn khẳng định: Cách mạng là sự
nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; do đó, trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của Đảng Cộng sản là ở sự gắn bó mật
thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các
nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó
khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong” 1.
Với Đảng, “Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được
việc gì hết”2. Bởi vậy, “... một giây, một phút cũng không thể giảm bớt
mối liên hệ giữa ta và dân chúng”3.

1,2,3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.5, tr.335, 278,
325.
Từ kinh nghiệm thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát
từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng
là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời
nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của
đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”63.
* Gắn bó mật thiết với nhân dân là bản chất của Đảng:
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc

63 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.65.
5
4
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc”64, nên việc gắn bó mật thiết với nhân dân,
mà hạt nhân là giai cấp công nhân là biểu hiện, là yêu cầu bản chất giai
cấp công nhân của Đảng và cũng là điều kiện để giữ vững bản chất của
Đảng.
Kinh nghiệm lịch sử của các Đảng Cộng sản cho thấy, khi Đảng
Cộng sản cầm quyền nào không giữ được mối liên hệ với nhân dân,
được nhân dân ủng hộ, thì dù to lớn, có nhiều thành công lớn trong quá
khứ vẫn bị quan liêu, suy thoái, thậm chí sụp đổ.

4.3. Nội dung của nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết vói nhân dân
hiện nay
- Mọi chủ trưorng, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích,
nguyện vọng và khả năng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng
hộ.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên, tổ chức nhân
dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.
- Thực hiện nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
- Các tổ chức đảng phải làm tốt công tác dân vận.
- Cán bộ lãnh đạo của Đảng phải thường xuyên bám sát cơ sở,
gắn bó với nhân dân, trực tiếp trao đổi ý kiến với nhân dân, học hỏi kinh
nghiệm sáng tạo của nhân dân.
- Mỗi đảng viên cộng sản phải thường xuyên liên hệ với nhân
dân, thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành
của nhân dân.
- Lãnh đạo xây dựng và phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính

64 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,
tr.4.
5
5
trị - xã hội, các hội quần chúng.
- Tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục
quan liêu, tham nhũng.

4.4. Thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với
nhân dân

4.4.1. ưu điểm
Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chính sách về tăng
cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân. Nhiều nghị quyết, chính
sách đúng đắn, xuất phát từ nhân dân, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc mới
phát sinh.
Theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong nhiệm kỳ XII:
“Công tác tiếp dân và đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền từng bước đi vào nền nếp” 65. “Công tác dân vận được chú
trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công
cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ
hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng
cường. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống
chính trị được nâng cao; coi trọng việc lắng nghe, nắm tình hình và giải
quyết những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn
đề bức xúc của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây

65 Các cấp ủy đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã
hội tổ chức hon 90.000 hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp, công nhân,
nông dân để tiếp nhận các kiến nghị, chi đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính
sách có liên quan. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.204.
5
6
dựng Đảng”66.
Việc tập hợp nhân dân với các hình thức đa dạng có bước phát triển
mới. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng
hơn trước. Quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân được tiếp tục phát
huy; nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vai trò của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được nâng lên. Quy chế
dân chủ ở cơ sở bước đầu được thực hiện có hiệu quả, bước đầu tổ chức
để nhân dân tham gia ý kiến vào một số mặt của công tác xây dựng
Đảng. Nhờ đó, mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được giữ vững và
củng cố.
4.4.2. Hạn chế, khuyết điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII cũng nêu rõ: “... công tác dân vận của Đảng có nơi, có lúc còn
hạn chế...; việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa bàn
phức tạp chưa kịp thời, sâu sát. Công tác vận động, tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là
những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và trách
nhiệm của nhân dân còn một số bất cập” 67. Quan hệ giữa Đảng và nhân
dân có lúc, có nơi bị xói mòn do những hạn chế, yếu kém trong công tác
tư tưởng chính trị, công tác vận động quần chúng, công tác tổ chức cán
bộ, công tác quản lý nhà nước và những khó khăn phát sinh trong quá
trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội. Một bộ phận cán bộ,
đảng viên quan liêu, ngại đi cơ sở, ngại tiếp xúc với nhân dân, thiếu

66 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.201-202.
67 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.205-206.
5
7
quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân. Tình trạng
thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham nhũng,
lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, kể cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, diễn ra nghiêm trọng,
kéo dài chậm được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công
quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh
nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng.

4.5. Giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó
mật thiết với nhân dân ở CO’ sở hiện nay
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động, của các
cấp ủy đảng về công tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác dân vận của các cơ quan đảng.
- Cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò gương mẫu, thật sự vừa là
người lãnh đạo, vừa là công bộc của nhân dân.
- Làm tốt công tác dân vận của Đảng và chính quyền cơ sở. Hoạt
động của tổ chức cơ sở đảng và chính quyền phải đặt dưới sự giám sát
của nhân dân.
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phù
hợp với yêu cầu phát triển của địa phương, cơ sở, nâng cao thu nhập, đời
sống cho nhân dân. Ket hợp hài hòa sự phát triển kinh tế với bảo đảm sự
tiến bộ và công bằng xã hội trên địa bàn địa phương, đơn vị.
- Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, xử lý đúng
đắn, kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cơ sở. Chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là bộ phận có nhiều khó
khăn trong công nhân, nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng
sâu, vùng xa.

5
8
- Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Xây dựng, chỉnh đốn đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh,
xứng đáng với vai trò người lãnh đạo.
5. NGUYÊN TẮC ĐẢNG HOẠT ĐỘNG TRONG KHUÔN KHỔ
HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT
5.1. Khái niệm
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật là nguyên
tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, yêu cầu mọi tổ chức đảng, đảng viên
phải tôn trọng và hoạt động theo những quy định của Hiến pháp, pháp
luật. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chính thức quy định
vào Điều lệ Đảng năm 2006.

5.2. Vai trò của nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp, pháp luật

5.2.1. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật thể hiện vai trò của Đảng, Nhà nước trong điều kiện đảng
cầm quyền
Hiến pháp và pháp luật chính là đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng được thể chế hóa. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật, cán bộ, đảng viên thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật
chính là thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Thực chất Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật chính là quá trình chấp hành,
thực hiện đường lối và các nghị quyết của Đảng. Đảng khẳng định:
“Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, lãnh đạo quản lý kinh tế và tổ
chức đời sống, đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng được
biến thành kể hoạch nhà nước, thành pháp luật, mệnh lệnh, quy chế của
5
9
Nhà nước. Vì thế, chấp hành kế hoạch, pháp luật, mệnh lệnh, quy chế
Nhà nước cũng chính là chấp hành đường lối và các nghị quyết của
Đảng”68.
5.2.2. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật bảo đảm cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa
Việc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là
phù họp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng hoạt động ừong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật sẽ nâng cao tính độc lập, chủ động phát huy vai
trò quản lý xã hội của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
nâng cao tính nghiêm minh của Hiến pháp và pháp luật, góp phần thúc
đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
5.2.3. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, không
ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đẩu của
Đảng
Việc thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật, một mặt, bằng các quy định của pháp luật, công nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó hoạt động của
Đảng được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, với việc thực hiện nghiêm túc
nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật sẽ
góp phần khắc phục các hiện tượng lệch lạc, tiêu cực trong hoạt động
lãnh đạo của các tổ chức đảng, như: bao biện, làm thay, tùy tiện, chủ
quan, coi thường pháp luật.
Thực tế cho thấy, ở đâu, khi nào tổ chức đảng hoạt động theo

68 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2004, t.37, tr.840.
6
0
hướng tôn trọng Hiến pháp và pháp luật thì có kết quả tốt; ngược lại, khi
nào, ở đâu chủ quan, duy ý chí, coi nhẹ luật pháp thì vai trò và hiệu quả
lãnh đạo của Đảng đều bị hạn chế, thậm chí phạm sai lầm nghiêm trọng.

5.3. Nội dung của nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật
Một là, vị trí, vai trò của Đảng được chế định trong Hiến pháp và
pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội.
Hai là, đường lối, chủ trưong, chính sách của Đảng phải được thể
chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật thông qua trình tự lập hiến, lập
pháp, qua đó mà thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.
Ba là, tổ chức, sinh hoạt của Đảng phù hợp với các thiết chế do
Hiến pháp và pháp luật quy định. Điều đó vừa đáp ứng tốt yêu cầu lãnh
đạo của Đảng, vừa đáp ứng yêu cầu thực thi Hiến pháp và pháp luật,
không cản trở hoạt động của Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống
chính trị Các sinh hoạt của Đảng, ngoài việc tuân theo quy định của
Điều lệ, hướng dẫn của Đảng, còn cần phù hợp với các chế định của
Hiến pháp, pháp luật, tránh gây cản trở, trái ngược với các thiết chế của
Nhà nước.
Bổn là, tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền
hạn của mình, song không được ra nghị quyết, chỉ thị trái với Hiến pháp
và pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức đảng không được ra nghị quyết,
chủ trương trái pháp luật; gây áp lực đến việc chấp hành và thực hiện
đúng đắn pháp luật và chính sách nhà nước của cán bộ, đảng viên trong
cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Năm là, tổ chức đảng và đảng viên gương mẫu tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật. Các đảng viên đảm nhận các chức vụ lãnh đạo và thực hiện

6
1
công vụ theo chế độ trách nhiệm luật pháp quy định, không được lợi
dụng quyền uy của Đảng, đặt mình lên trên pháp luật để làm trái Hiến
pháp và pháp luật. Xử lý nghiêm minh theo kỷ luật đảng và pháp luật
của Nhà nước đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm Hiến pháp, pháp
luật pháp luật, dù người đó ở chức vụ nào cũng không có ngoại lệ.

5.4. Thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật
5.4.1. ưu điểm
Trong quá trình đổi mới vừa qua, từ Trung ương đến tổ chức đảng
các cấp đã nâng cao ý thức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật. Hiến pháp đã quy định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong
hệ thống chính trị và xã hội. Một số văn bản luật đã có điều khoản quy
định về tổ chức đảng trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ
chức kinh tế. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng trong các vãn kiện Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước
để tổ chức thực hiện đã có nhiều tiến bộ. Đảng đã tăng cường lãnh đạo
lập pháp để xây dựng, hoàn thiện hệ thống Hiến pháp và pháp luật; đẩy
mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, đảng
viên đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật đã bị kiên quyết xử lý, không
có “vùng cấm”.
5.4.2. Hạn chế, khuyết điểm
vẫn còn không ít vấn đề đặt ra trong thực hiện nguyên tắc Đảng
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vị trí, vai trò, nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong nhiều tổ chức, lĩnh vực
chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa. Đã xảy ra một số trường hợp trình tự
ra quyết sách của Đảng chưa thật sự phù hợp với quy định của Hiến

6
2
pháp và pháp luật, thậm chí một số cấp ủy, tổ chức đảng ra nghị quyết,
quyết định trái thẩm quyền, pháp luật. Có cấp ủy can thiệp quá sâu vào
hoạt động hành pháp, tư pháp. Có cán bộ nhân danh tổ chức đảng gây áp
lực ảnh hưởng đến việc thực hiện luật pháp và chính sách của cơ quan
nhà nước. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu thực hiện
pháp luật, thậm chí coi thường, cố ý làm trái pháp luật. “Một số cán bộ
vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả ủy
viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”69.

5.5. Giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ở CO’ sở hiện nay

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về nguyên tắc Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; nâng cao nhận thức về pháp
luật; trách nhiệm thực thi Hiến pháp, pháp luật cho cán bộ, đảng viên,
nhân dân; nhận thức rõ mối quan hệ giữa chấp hành Điều lệ Đảng với
chấp hành pháp luật của đảng viên
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng ở cơ sở;
đổi mới phuơng thức lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ, bảo đảm tổ chức
đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song
không được ra nghị quyết, chỉ thị trái với Hiến pháp và pháp luật của
Nhà nước. “Các tổ chức đảng và đảng viên, nhất là tổ chức đảng, đảng
viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước phải gương mẫu tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước”70.

69 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.179.
70 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII,
6
3
- Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp
hành Hiến pháp và pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm túc các
trường hợp vi phạm nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật, không có ngoại lệ.

c. CÂU HỎI THẢO LUÂN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Vì sao Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản?
2. Những sai phạm thường gặp trong thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong Đảng hiện nay? Nguyên nhân?
* Câu hỏi ôn tập
1. Vai trò của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng?
2. Nội dung của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng?
3. Giải pháp để thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Đảng hiện nay?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II.
2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2016, tr.5, 16-19.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H2021.
* Tài liệu đọc thêm

Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.254.


6
4
1. Sửa đổi lối làm việc trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.269-346.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2012, tr.20-40.
3. PGS, TS Nguyễn Văn Giang: Các nguyên tắc tổ chức, hoạt
động của Đảng Cộng sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb.Lý luận
chính trị, H.2017.
Bài 3
NÂNG CAO NĂNG Lực LÃNH ĐẠO,
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, hệ
thống về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; thực
trạng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng hiện nay.
về kỹ năng: Học viên có khả năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt
động thực tiễn, nhất là thực tiễn công tác đảng, có kỹ năng tham mưu về
công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
về tư tưởng: Học viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc sự cần thiết nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng hiện nay;
đề cao ttách nhiệm bản thân trong thực hiện nhiệm vụ này.

B. NỘI DUNG

1. NHỮNG VẤN ĐÈ cơ BẢN VỀ TỔ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG


1.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức cơ sờ
6
5
đảng

1.1.1. Quan niệm


Điều 21 Điều lệ Đảng quy định cụ thể:
“1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng
của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập
tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các
đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ
chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên
trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp
trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ
cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng
thích hợp”71.
Tổ chức cơ sở đảng là các đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở được lập ở
đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác đặt dưới sự
lãnh đạo của cấp ủy trên cơ sở.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng:
Hiện tại, có nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng: Tổ chức cơ sở đảng
ở xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang... Mỗi loại
hình tổ chức cơ sở đảng có những điểm khác nhau về chức năng, nhiệm
vụ. Các tổ chức cơ sở đảng trong một số loại hình tổ chức cơ sở đảng
cũng có những điểm khác nhau nhất định, nhưng nhìn chung các tổ chức
cơ sở đảng đều có chức năng lãnh đạo và xây dựng nội bộ đảng.

71 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.35-
36.
6
6
* Nhiệm vụ:
Điều 23 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
như sau:
“1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh
đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng
cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn
kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên
giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất
đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công
tác; làm công tác phát triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành
chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân.
4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham
gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ
thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh;
kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng ủy cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được
quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên”72.

72 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.39-
6
7
1.1.3. Vai trò của tổ chức cơ sở đảng
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, các chi bộ trong công xưởng, nhà
máy, trong các hiệp hội công nhân là mắt xích quan trọng, chỗ dựa vững
chắc của đảng; là nơi thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nội bộ đảng như:
kết nạp, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; là hạt nhân chính trị
trong công xưởng, nhà máy và các hiệp hội công nhân, trực tiếp tuyên
truyền và lãnh đạo công nhân thực hiện lý tưởng cộng sản.
Theo V.I.Lênin, chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện, phân công công
việc, kiểm tra, quản lý đảng viên, kết nạp, sàng lọc đảng viên; nơi thực
hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng: điểm tựa để đảng làm chủ trong
mọi tình huống; là nơi Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tập hợp,
giáo dục và lãnh đạo quần chúng thực hiện cương lĩnh, đường lối chính
trị của Đảng, giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi trở thành đảng cầm quyền, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của
Đảng ở các địa bàn, các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các tổ chức,
các hội và hiệp hội quần chúng, lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, tổ chức cơ sở đảng kiểm nghiệm, khẳng định sự đúng đắn của
đường lối chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đóng
góp cho Đảng những kinh nghiệm có giá trị để Đảng sửa đổi, bổ sung,
hoàn chỉnh đường lối và các chủ trương, chính sách đã ban hành, xây
dựng và ban hành chủ trương, chính sách mới đúng đắn, phù hợp hơn
đưa cách mạng đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chi bộ là nền móng của
Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”1; “Thực tế cho thấy chỗ nào chi bộ
tốt, công việc trôi chảy; chỗ nào chi bộ yếu, công việc xộc xệch” 2. Người
nhấn mạnh: “Đe lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do

41.
6
8
chi bộ tốt”73. Chi bộ, đảng bộ cơ sở còn là “sợi dây chuyền” để Đảng liên
hệ mật thiết với nhân dân, đưa đường lối của Đảng vào nhân dân, nâng
cao nhận thức chính trị của nhân dân; định hướng suy nghĩ và hành động
của nhân dân theo đường lối, quan điểm của Đảng. Chi bộ còn là “gốc
rễ” của Đảng trong nhân dân đối với mọi hoạt động của Đảng, làm tăng
uy túi chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng.
Điều lệ Đảng xác định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ
cơ sở) là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở” 74.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng tiếp tục khẳng định vai ừò của tổ
chức cơ sở đảng: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được
khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn
đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng.
Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở của Đảng đã hạn
chế những thành tựu của cách mạng”75.
Như vậy, vai trò của tổ chức cơ sở đảng thể hiện ở hai phương diện
chủ yếu: (1) tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng; (2) là hạt nhân
chính trị ở cơ sở.
Là nền tảng của Đảng, tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp gắn bó
với nhân dân, công nhân, người lao động. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ, chiến sĩ, thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ; giáo dục, hướng
dẫn và tổ chức họ thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng,

73 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.15,
tr.278,113.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,1.13, tr.25.
74 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011,
tr.35.
75 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2006, t.47, tr.476.
6
9
chính sách, pháp luật của Nhà nước; nơi lựa chọn, bồi dưỡng những
quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, bổ sung cho Đảng nguồn lực và
tố chất mới, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Tổ chức cơ sở đảng
là gốc rễ của Đảng trong nhân dân.
Là hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng là thành viên và
lãnh đạo mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
(đối với các tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn); lãnh đạo các tổ
chức chính trị - xã hội ở cơ sở (đối với các tổ chức cơ sở thuộc các loại
hình khác). Ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng thể hiện ở vai trò đoàn kết và
lãnh đạo toàn diện chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định và không
ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn, kiên
định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng
Đảng. Đồng thời, tổ chức cơ sở đảng còn là nơi giáo dục, tổ chức, động
viên quần chúng thực hiện có hiệu quả Cương lĩnh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức cơ sở
đảng là trung tâm quy tụ, tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở thành một khối
thống nhất ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của mình.

1.2. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sờ đảng - Khái
niệm và nội dung
1.2.1. Khái niệm, nội dung năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng
1.2.1.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
Cuốn sách 350 thuật ngữ xây dựng Đảng định nghĩa: “Năng lực
lãnh đạo của Đảng Cộng sản là những điều kiện cần và đủ để Đảng có

7
0
thể thực hiện có hiệu quả sự lãnh đạo của mình. Đó là khả năng xác định
và cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối chính trị trên cơ sở nắm vững chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tình hình thế giới và đất nước;
trình độ nhận thức và thực hành dân chủ; khả năng phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục và tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện
thắng lợi Cương lĩnh, đường lối chính trị; trình độ lãnh đạo, tổ chức,
quản lý, xây dựng tổ chức cách mạng của Đảng vững mạnh; khả năng
kiểm tra, giám sát, phản biện và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh
trong quá ttình lãnh đạo thực hiện Cương lĩnh, đường lối chính trị và có
kế hoạch sơ kết, tổng kết”76.
Theo đó, năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là khả năng
quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên; khả năng vận dụng
một cách sáng tạo và linh hoạt các chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ
thị, nghị quyết đó vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, cơ quan
mình, để đề ra phương hướng và giải pháp đúng đắn thực hiện, hiệu quả;
có biện pháp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình; là khả
năng thuyết phục, vận động và tổ chức các lực lượng ở địa phương, cơ
quan, đơn vị và các lực lượng có liên quan thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của tổ chức cơ sở đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị; khả năng
thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
1.2.1.2. Nội dung năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
Một là, khả năng quán triệt, nhận thức đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của
cấp trên, đề ra phương hướng và giải pháp đúng đắn thực hiện, hiệu quả.
Hai là, khả năng lãnh đạo chính quyền (đối với xã, phường, thị
trấn), tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị cụ thể hóa các nghị
76 PGS, TS Nguyễn Minh Tuấn, PGS, TS Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên): 350
thuật ngữ xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2018, tr.329-330.
7
1
quyết, quyết định của cấp ủy cơ sở xác định giải pháp thực hiện nhiệm
vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị.
Ba là, khả năng tiến hành công tác tư tưởng của cấp ủy, lãnh đạo
công tác tư tưởng đối với các tổ chức đảng trực thuộc, mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
Bổn là, khả năng lãnh đạo và tiến hành công tác xây dựng Đảng,
phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, xây dựng các tổ chức đảng,
đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Năm là, khả năng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội; nhân dân địa phương; công nhân, người lao động
trong doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện thắng lợi
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng.
Sáu là, khả năng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm hoạt động của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng.
1.2.2. Quan niệm, nội dung sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng
1.2.2.1. Quan niệm sức chiến đẩu của tổ chức cơ sở đảng
Cuốn sách Tìm hiểu một sổ khái niệm trong văn kiện Đại hội IX
của Đảng nêu cách hiểu: “Sức chiến đấu của Đảng là sức lực của bản
thân Đảng để chiến đấu, vượt qua những trở lực, chông gai phát sinh từ
các thế lực thù địch với lý tưởng và sự nghiệp của Đảng, của nhân dân,
của dân tộc, từ những tiêu cực trong xã hội, trong nội bộ nhân dân, thậm
chí trong nội bộ Đảng và cả những khó khăn khách quan của đất nước,

7
2
của tình hình kinh tế - xã hội trong bước đường đi lên”77.
Như vậy, có thể hiểu sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là sức
mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ của tổ
chức cơ sở đảng, là sự thống nhất về ý chí và hành động vượt qua khó
khăn, thách thức, những tiêu cực ở địa phương, cơ quan, đơn vị, thậm
chí trong nội bộ tổ chức cơ sở đảng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị của tổ chức cơ sở đảng.
1.2.2.2. Nội dung sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
Một là, bản lĩnh chính trị vững vàng của cấp ủy, đội ngũ cán bộ,
đảng viên trước mọi khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động.
Hai là, trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết
tâm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Ba là, kiên quyết đấu tranh với những tiêu cực suy thoái trong đội
ngũ cán bộ, đảng viên của mình; kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người
thoái hóa, biến chất không còn đủ tư cách đảng viên.
Bổn là, đấu tranh kiên quyết với những tư tưởng, quan điểm sai trái,
phản động, ngăn chặn tác động của những tư tưởng, quan điểm này đến
cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương, công nhân, người lao động
trong doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị,
cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị của lực lượng vũ trang.
Năm là, đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng, tự phê bình
và phê bình đúng đắn, nghiêm túc, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, phong
cách, lề lối làm việc của cấp ủy, cán bộ, đảng viên tiên phong, gương
mẫu.

77 Vũ Hữu Ngoạn (Chủ biên): Tìm hiểu một sổ khái niệm trong văn kiện Đại hội
IXcủa Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, tr.39.
7
3
1.2.3. Mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đẩu
của tổ chức cơ sở đảng
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng quan hệ
mật thiết với nhau, là hai yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng, hiệu quả hoạt
động của tổ chức cơ sở đảng, gồm: (1) xây dựng nội bộ; (2) thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Năng lực lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đang tác động mạnh mẽ, tạo thuận lợi và đòi hỏi tổ chức cơ
sở đảng nâng cao sức chiến đấu của mình. Năng lực lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng càng được nâng lên thì sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng càng được củng cố, phát triển. Ngược lại, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng là cơ sở bảo đảm của năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ
sở đảng. Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được củng cố và mạnh
lên thì năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng cũng được nâng lên.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tuy là
hai vấn đề nhưng thường đi liền với nhau, hòa quyện vào nhau. Trên
thực tế rất khó phân biệt rạch ròi đâu là năng lực lãnh đạo và đâu là sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Ví dụ: Tăng cường đoàn kết thống
nhất trong tổ chức cơ sở đảng thuộc sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, song việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong tổ chức cơ sở
đảng đạt kết quả lại thuộc năng lực lãnh đạo của tăng cường đoàn kết
thống nhất trong tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy, trong tư duy và hoạt động
thực tiễn không được tách rời một cách máy móc hai vấn đề này; cần có
cách nhìn tổng thể, khoa học và giải pháp đồng bộ nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

2. THỰC TRẠNG NĂNG Lực LÃNH ĐẠO, sức CHIẾN ĐẤU CỦA
TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG
2.1. Ưu điểm

7
4
Một là, xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác hằng
năm của đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở được chú trọng hơn, đáp ứng yêu
cầu của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Nhiều cấp ủy cơ sở đã quan
tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng ở cơ sở; trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc
của cấp ủy; nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết để tập trung lãnh
đạo giải quyết những vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp; phân công, quy
định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và
thường xuyên sơ kết, tổng kết các chủ trương, nghị quyết để bổ sung
những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Đại hội XIII của Đảng khẳng
định: “Nhiều cấp ủy cơ sở đã đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và
tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác; tập trung
lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp ở cơ sở”1.
Hai là, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao
chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và có chuyển biến tích cực.
“Tính đến ngày 30-9-2020, toàn Đảng có 52.125 tổ chức cơ sở đảng
(24.788 đảng bộ cơ sở, 27.337 chi bộ cơ sở), giảm 4.951 tổ chức cơ sở
đảng so với đầu nhiệm kỳ; trực thuộc đảng ủy cơ sở có 2.487 đảng bộ bộ
phận và 227.328 chi bộ với 5.192.533 đảng viên...”2.
Mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng tiếp tục được
kiện toàn theo hướng gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị

’’2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.186,185.

- xã hội được hoàn thiện một bước, hoạt động hiệu quả hơn; đảm bảo sự
thống nhất giữa tổ chức đảng với chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo

7
5
thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ và lãnh đạo các tổ chức
chính trị - xã hội; giúp tổ chức đảng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
được giao. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và
có chuyển biến tích cực”78. Đội ngũ đảng viên được tăng lên về số lượng
và chất lượng. Số lượng đảng viên tiếp tục tăng, số lượng tổ chức cơ sở
đảng giảm do được kiện toàn phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị.
Ba là, đội ngũ cán bộ cơ sở được trẻ hóa khá mạnh mẽ, từng bước
được tiêu chuẩn hóa, chất lượng được nâng lên.
Thực hiện trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, nhiều tỉnh,
thành ủy trực thuộc Trung ương đã đẩy mạnh lãnh đạo việc tuyển dụng,
đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về làm cán bộ, công chức xã, nhất là ở
các địa bàn khó khăn; đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn cho xã, phường, thị
trấn; tăng cường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về
công tác tại xã, phường, thị trấn. “Nhiệm kỳ đại hội đảng 2015-2020, số
cấp ủy viên cơ sở có độ tuổi từ 35 trở xuống chiếm 18,26% (nhiệm kỳ
trước 15%)”79. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền tăng
cường công tác đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị và bồi dưỡng
nghiệp vụ theo chức danh cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Từ năm
2010 đến năm 2018, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung
ương đã đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho
2.218.872 cán bộ, trong đó 34.013 đồng chí đào tạo trình độ trên đại học;
201.160 đồng chí đào tạo trình độ đại học; 73.952 trình độ trung cấp;
78 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.75.
79 Thanh Xuân: Nghị quyết số 22 tạo sức bật mới ở cơ sở,
http://www.xaydungdang.org. vn/Home/nghiquyet/2019/12610/Nghi-quyet-so-22-
tao-suc-bat-moi-o- co-so.aspx
7
6
đào tạo lý luận chính trị cao cấp, cử nhân cho 70.114 đồng chí; trung cấp
chính trị 240.202 đồng chí; bồi dưỡng theo chức danh cho 688.028 đồng
chí; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho 911.403 đồng chí cấp ủy cơ
sở.
Ba là, nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức
cơ sở đảng được đổi mới khá mạnh mẽ.
Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng đã xây
dựng, bổ sung, sửa đổi kịp thời, đến nay hầu hết các loại hình tổ chức cơ
sở đảng đều có quy định chức năng, nhiệm vụ 80; một số tỉnh ủy, thành ủy
đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các chi bộ trực thuộc
đảng ủy cơ sở.
Nhiều cấp ủy cơ sở đã quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo bảo
đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở; trọng tâm là xây dựng, sửa
đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy; nâng cao chất lượng xây dựng
nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác hằng năm để tập trung lãnh
đạo giải quyết những vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp; phân công, quy
định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và
thường xuyên sơ kết, tổng kết các chủ trương, nghị quyết để bổ sung
những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.
Nhiều cấp ủy cơ sở đã đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và tổ
chức thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác; tập trung
lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp ở cơ sở. Hầu hết
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước đã
thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn
80 Có 29 quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức
cơ sở đảng. Trong đó 10 quy định đối với các tổ chức cơ sở đảng của Quân đội, 6
quy định đối với tổ chức cơ sở đảng của Công an và 2 quy định cho các tổ chức cơ
sở đảng nước ngoài.
7
7
vị. Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời làm thủ trưởng cơ quan, đơn vị
hoặc lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều ưu điểm; chủ trương, nghị quyết
của cấp ủy, tổ chức đảng khi ban hành sát với thực tiễn hơn, xử lý
nhanh, kịp thời, có hiệu quả những vấn đề đặt ra của địa phương, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, tạo được sự thống nhất trong nội bộ, nâng
cao vai ttò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy cơ sở và hiệu lực quản lý của
Nhà nước, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Chủ trương và mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng
nhân dân được thực hiện ở hầu hết các xã, phường, thị trấn; bí thư cấp
ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở những nơi đủ điều
kiện; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, góp
phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị ở cơ sở. Hầu hết cấp ủy viên các cấp được phân công
theo dõi, phụ ttách các tổ chức đảng trực thuộc, trực tiếp dự sinh hoạt chi
bộ; nhiều nơi phân công đảng viên theo dõi, phụ trách hộ gia đình, góp
phần nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng
mắc ở cơ sở.
Bổn là, chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên, khắc
phục một bước tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt
chi bộ
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban
hành đề án, kế hoạch thực hiện, cung cấp tài liệu phục vụ sinh hoạt chi
bộ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ đã chuyển biến tích cực, nhất là chi bộ
khu phố, nông thôn, đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan đảng.
Chế độ sinh hoạt đảng được duy trì nền nếp hơn, đã có những mô
hình mới, cách làm hay, khắc phục tính đơn điệu, hình thức trong sinh
hoạt chi bộ. Sinh hoạt chuyên đề được quan tâm, nội dung thiết thực.
Tinh thần trách nhiệm, phương pháp điều hành, kỹ năng tổ chức sinh
7
8
hoạt của nhiều bí thư chi bộ có tiến bộ. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã cụ
thể hóa các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng loại hình tổ chức đảng,
từng đối tượng đảng viên. Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở
đảng, đảng viên thực chất hơn, sát với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính
trị, công tác xây dựng Đảng của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên được tăng
cường, nhiều nơi coi trọng hơn công tác giám sát và kiểm tra dấu hiệu vi
phạm.
Công tác củng cố, xây dựng Đảng ở cơ sở đã được cấp ủy các cấp
nghiêm túc tổ chức thực hiện và đạt được kết quả quan trọng. Năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có chuyển biến tích
cực, nhất là ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.
Số thôn, bản, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng và đảng viên giảm
nhanh, nhiều tỉnh miền núi không còn thôn, bản chưa có chi bộ; đội ngũ
cán bộ, công chức ở cơ sở được trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, năng lực, trình
độ chuyên môn ngày càng tốt hơn... Chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh
hoạt cấp ủy có chuyển biến tích cực.

2.2. Hạn chế, khuyết điểm


Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ
sở đảng còn thấp, nhất là việc tổ chức thực hiện nghị quyết và khả năng
phát hiện, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo giải quyết các vấn đề
phát sinh ở cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng đồng bào có tôn giáo.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa thực hiện tốt vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí; chưa phát huy được sức mạnh tổng họp của cả hệ thống chính
trị, của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó có

7
9
khá nhiều cấp ủy cơ sở.
Thứ hai, công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn lúng túng và còn nhiều hạn
chế.
Mô hình tổ chức đảng ở cơ sở còn nhiều bất cập nhưng chậm được
kiện toàn, sắp xếp81. Công tác xây dựng tổ chức đảng trong các doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn lúng túng, hạn chế82.
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở còn chậm,
chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việc thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ở một số nơi
chưa nghiêm. Quy chế làm việc của một số cấp ủy chưa được sửa đổi, bổ
sung kịp thời. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chuyển biến
chậm83. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng ở cơ sở, đảng viên ở
một số nơi chưa bảo đảm đúng thực chất.
Thứ ba, sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn hình thức, sinh hoạt
chuyên đề chưa được coi trọng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê
bình còn yếu.
Nhiều chi bộ chưa chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và

81 vẫn càn tình trạng cơ sở nằm trong cơ sở; nhiều chi bộ sinh hoạt ghép; việc “xóa”
thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng thiếu vũng chắc; chưa xác định được tiêu chí
thành lập đảng bộ toàn ngành, toàn tập đoàn, toàn tổng công ty; việc tổ chức, sắp
xếp lại những tổ chức đảng không có chính quyền cùng cấp (đảng bộ cơ sở đảng,
đoàn thể, chính quyền cấp huyện; đảng bộ bộ phận ở khu dân cư, chi bộ cơ quan, chi
bộ quân sự xã, phường, thị trấn...) còn lúng túng.
82 Tính đến ngày 30-9-2020, tỷ lệ tổ chức đảng chỉ chiếm 0,54% trong tổng
số doanh nghiệp tư nhân; tỷ lệ đảng viên chỉ chiếm 1,2% tổng số lao động trong
doanh nghiệp tư nhân. Đàng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.189.
83 Chế độ sinh hoạt chưa được duy trì thường xuyên, nhất là chi bộ trong các
doanh nghiệp, một số chi bộ trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan; công tác tư tưởng
chưa được chú trọng, nội dung sinh hoạt còn đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn; tính lãnh
đạo, giáo dục và tính chiến đấu còn hạn chế.
8
0
sinh hoạt đảng, chế độ sinh hoạt định kỳ chưa được duy trì thường
xuyên, nhất là chi bộ trong các doanh nghiệp và một số chi bộ trong các
đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước. Nội dung sinh hoạt chi bộ nghèo
nàn, đơn điệu, thiếu hấp dẫn, nặng về thông báo tình hình; tính lãnh đạo,
tính giáo dục, tính chiến đấu, tính thiết thực và hiệu quả chưa được thể
hiện rõ; tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu, chưa chủ động phát
hiện, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tu tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của đảng viên. Công tác chính trị, tư tưởng chưa được chú
trọng; việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI, khóa XII chưa trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt
chi bộ. Chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ còn hạn chế, chưa sát với
thực tiễn. “Tính đến ngày 30-9-200, tỷ lệ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố chưa là đảng viên là 19,83%”1.
Thứ tư, công tác quản lý đảng viên của một số tổ chức cơ sở đảng
còn một số yếu kém. Đại hội XIII của Đảng thẳng thắn đánh giá: “Công
tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan tâm đúng
mức; việc rà soát, sàng lọc đảng viên chưa thường xuyên, thiếu cương
quyết. Tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức của một bộ
phận đảng viên giảm sút; số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng phải xóa tên có
xu hướng tăng84, vẫn còn cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao
động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về
mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã
xuất hiện những việc làm và phát ngôn trái nguyên tắc, trái với Cương
lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối ở một số cán bộ, đảng viên.

2.3. Nguyên nhân

84 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.190, 190.
8
1
2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, phần lớn cấp ủy viên và cấp ủy cơ sở đã nỗ lực phấn đấu
với tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua khó khăn, thách thức tìm các chủ
trương, giải pháp phù hợp, hiệu quả nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thích ứng dần với yêu cầu công cuộc
đổi mới.
Hai là, trình độ mọi mặt của đội ngũ đảng viên, cán bộ, nhất là cán
bộ chủ chốt cơ sở dần được nâng lên một bước khá lớn; năng lực và kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới dần dần được tích lũy và
thể hiện trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Ba là, phần rất lớn các chi ủy, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đã
tích cực, chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị
quyết của cấp ủy cơ sở về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng.
Bổn là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân
ở địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị,
cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị lực lượng vũ trang đã phát huy vai trò
của mình, tích cực tham gia vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Năm là, thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới của địa phương, đất
nước; việc coi trọng và tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác
xây dựng Đảng, trong đó có việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng; các cấp ủy cấp trên cơ sở, nhất là cấp ủy cấp
trên trực tiếp đã coi trọng lãnh đạo quyết liệt và kiểm tra, giám sát việc
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Một là, một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt sâu sắc,
toàn diện về vai trò của tổ chức cơ sở đảng, yêu cầu phải nâng cao năng

8
2
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
Haỉ là, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể,
chưa sát tình hình thực tế địa phương, đơn vị.
Ba là, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với cấp ủy chưa
được quan tâm đúng mức.
Bổn là, công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, người đứng
đầu các cấp chưa được coi trọng, thiếu quyết liệt, thường xuyên.
Năm là, chưa xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, đảng viên suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Sáu là, chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn bất cập.

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực LÃNH ĐẠO, sức CHIẾN
ĐẤU CỦA TỒ CHỨC co SỞ ĐẢNG
3.1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức cơ sở đảng gắn với
việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng
viên

Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng phù
hợp với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị;
nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng
ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn” 85. Cấp ủy cơ sở cần tiếp tục quán
triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả nghị quyết, tạo chuyển biến một bước
về tổ chức bộ máy của tổ chức cơ sở đảng kết hợp với nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên. Đe thực hiện tốt yêu cầu này, cần tập trung
vào:

85 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.240.
8
3
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII trong
củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng
ở xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị sự nghiệp theo ngành, địa phương
một cách hợp lý.
Hai là, không tổ chức chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; đưa đảng
viên công tác ở xã, phường, thị trấn về sinh hoạt đảng tại các chi bộ khu
dân cư.
Ba là, đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế
ngoài khu vực kinh tế nhà nước.
Bổn là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, ổn định tổ chức, cấp ủy
cơ sở, chi ủy ở những nơi sáp nhập xã, phường để bắt tay ngay vào hoạt
động. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của một số loại hình tổ
chức cơ sở đảng; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở” 86.
Năm là, nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, cần tăng cường
công tác tạo nguồn, nhất là ở thôn, tổ dân phố và trong các doanh
nghiệp; quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên; rà soát, sàng lọc đưa ngay
những người không xứng đáng ra khỏi Đảng.
3.2. Tiếp tục đổi mói, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các chi bộ, đảng viên
vi phạm quy định, nguyên tắc sinh hoạt đảng. Nghiên cứu, hướng dẫn
thực hiện thí điểm việc tổ chức sinh hoạt đảng theo tổ đảng ở những chi
bộ có đông đảng viên.
Không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn

86 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.240.
8
4
nghiệp vụ công tác đảng, kỹ năng tổ chức sinh hoạt chi bộ cho bí thư chi
bộ. Quy định rõ trách nhiệm của đảng viên trong việc chấp hành chế độ
sinh hoạt đảng và thực hiện nhiệm vụ được chi bộ phân công; trách
nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ trong việc duy trì và nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tự phê bình và phê bình, đánh giá,
xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm

3.3. Tập trung củng cổ, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí
thư cấp ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ỏ’ CO' sỏ'

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao bản lĩnh chính trị,
năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp
ủy viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy. Thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy
đồng thời là thủ trưởng của cơ quan, đơn vị; cơ bản thực hiện mô hình bí
thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; bí thư cấp ủy đồng
thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở những nơi đủ điều kiện; bí thư chi bộ
đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác
mặt trận”87. cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, cấp ủy cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII
về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó có nhiệm
vụ xây dựng, nâng cao chất lượng cấp ủy và đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất
là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở
về phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và đáp ứng yêu
cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

87 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.240-241.
8
5
Hai là, rà soát, bổ sung quy hoạch, chuẩn bị tốt nhân sự cấp ủy cơ
sở nhiệm kỳ tiếp theo.
Ba là, xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy
viên, bí thư cấp ủy và cán bộ được quy hoạch.
Bổn là, kịp thời kiện toàn cấp ủy, bí thư cấp ủy cơ sở; thực hiện
nghiêm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân
cấp xã hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; bí thư cấp ủy
đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở những nơi đủ điều kiện.
Năm là, lựa chọn, giới thiệu đảng viên có phẩm chất, năng lực, uy
tín để nhân dân bầu làm trưởng thôn, bản, tổ dân phố, sau đó tiến hành
kiện toàn chi ủy, bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, tổ dân phố.
Sáu là, thực hiện tinh giản cán bộ, công chức cơ sở gắn với việc
khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã,
thôn, tổ dân phố.
Bảy là, thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức
cơ sở đảng, đảng viên hằng năm nghiêm túc, thực chất.
Tám là, cấp ủy, bí thư cấp ủy phải chịu trách nhiệm về mọi mặt
công tác tại cơ sở, nếu địa phương, cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng,
tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ hoặc mất ổn định chính trị thì cấp ủy, bí
thư cấp ủy phải bị xem xét xử lý kỷ luật.

3.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với tổ
chức cơ sở đảng
Thứ nhất, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ
đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc, các cấp ủy trực thuộc xây dựng kế
hoạch để chỉ đạo việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng. Trong đó, các cấp ủy đặc biệt coi trọng bám sát các

8
6
quyết định, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban
Tổ chức Trung ương về tổ chức cơ sở đảng để chỉ đạo xây dựng kế
hoạch phù hợp với đặc điểm, tình hình của đảng bộ và thực hiện.
Thứ hai, cấp ủy cấp trên có chương trình, kế hoạch cụ thể lãnh đạo,
chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch,
vững mạnh; tập trung củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém; xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ; tập trung giải quyết triệt để những mặt yếu, vấn đề khó khăn,
phức tạp ở cơ sở.
Thứ ba, thực hiện thành nền nếp việc phân công cấp ủy viên theo
dõi, phụ trách cơ sở theo phương châm: cấp ủy cấp tỉnh nắm đến tổ chức
cơ sở đảng; cấp ủy cấp huyện nắm đến chi bộ; đảng viên ở cơ sở nắm
đến hộ gia đình. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chuyên đề việc thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ;
thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm; việc chấp
hành nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng và tu dưỡng, rèn luyện của cán
bộ, đảng viên.
Thứ tư, thực hiện kỷ luật nghiêm minh, kịp thời ngay từ cơ sở đối
với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Khái niệm, nội dung năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng?
Khái niệm, nội dung sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? Mối quan
hệ? Khái niệm, nội dung, những yếu tố tạo nên năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng?
2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay?
8
7
* Câu hỏi ôn tập
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng?
2. Những hạn chế, khuyết điểm về năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng? Nguyên nhân?
3. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay?
D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2011.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIU, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Bộ Chính trị: Kết luận sổ 38-KL/TW ngày 13-11-2018 về Tống
kết 10 năm thực hiện Nghị quyết so 22-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đẩu của tổ
chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2. Ban Bí thư: Chỉ thị sổ 33-CT/TWngày 18-3-2019 về tăng cường
xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tể tư nhân.

8
8
Bài 4
CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về
công tác đảng viên, hiểu rõ được khái niệm, nhiệm vụ, quyền, vai trò
của đảng viên; nắm chắc các nội dung cơ bản của công tác đảng viên
đang thực hiện ở tổ chức cơ sở đảng hiện nay.
về kỹ năng: Học viên biết vận dụng các kiến thức đã học để thực
hiện các công việc cụ thể của công tác đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng.
về tư tưởng: Học viên hiểu và nâng cao nhận thức, có ý thức thực
hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác đảng viên, làm
cho công tác đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng ngày càng đáp ứng yêu
cầu của Đảng, của cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

B. NỘI DUNG

1. NHỮNG VẮN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN

1.1. Khái quát chung về đảng viên


1.1.1. Khái niệm
Đảng viên là thành viên của một chính đảng. Điều 1 Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam quy định: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là
chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý

8
9
tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức
và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ
chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”88.
Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: đảng viên chính
thức và đảng viên dự bị.
1.1.2. Nhiệm vụ của đảng viên
Nhiệm vụ của đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng,
gồm có bổn nhiệm vụ cơ bản sau:
“1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của
Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức,
năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống
lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan
liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành
quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên
không được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền
lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng,
công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

88 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,
tr.7.
9
0
nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức
của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng;
thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công
tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy
định”89.
Ngoài ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng loại hình tổ
chức cơ sở đảng, vào vị trí, công việc mà đảng viên đang thực hiện
nhiệm vụ của đảng viên còn được các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền,
đoàn thể cụ thể hóa bốn nhiệm vụ trên thành các nhiệm vụ cụ thể hằng
năm, giao cho đảng viên thực hiện.
1.1.3. Quyền của đảng viên
Quyền của đảng viên được Quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng, gồm
có bổn quyền cơ bản sau:
“1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết
công việc của Đảng.
2. ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên
ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có
trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác
hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên
đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của

89 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.8-
10.
9
1
Đảng”90.
1.1.4. Vai trò của đảng viên
Vai trò của đảng viên được xem xét trong ba moi quan hệ chủ yếu:
Thứ nhất, đảng viên với đường loi, nhiệm vụ chỉnh trị của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi công việc Đảng đều do đảng
viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính
sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu
hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện” 91.
Thực tiễn phát triển của Đảng cũng khẳng định, đảng viên chính là
người xây dựng đường lối, chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng, khi
đảng viên hiểu và giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chính họ sẽ là
những người trực tiếp cụ thể hóa lý tưởng đó thông qua các hoạt động
xây dựng đường lối, chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng
giai đoạn cách mạng cụ thể. Đảng viên là người tiên phong, gương mẫu
và lôi cuốn lực lượng quần chúng trong thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng; là người quyết định trên thực tế việc hiện thực hóa lý tưởng,
đường lối, nhiệm vụ chính trị đó; đồng thời là người kịp thời phát hiện
những sai sót, hạn chế trong đường lối, chủ trương, nhiệm vụ chính trị
của Đảng để góp ý hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng ngày
càng hoàn thiện hơn. Do vậy, chất lượng đội ngũ đảng viên quyết định
thành công hay thất bại của lý tưởng, đường lối, chính sách của Đảng,
nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng. Đồng thời, từ các chủ trương,
đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng sẽ tác động trở lại đối với đội
ngũ đảng viên, làm cho đảng viên trưởng thành hơn về chất lượng, tự
nguyện, tự giác rèn luyện và phát triển để tiếp tục có những đóng góp
90 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011,
tr.10-11.
91 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.8,
tr.281.
9
2
xây dựng Đảng.
Thứ hai, đảng viên với tổ chức đảng. Đảng hình thành và phát triển
là do các đảng viên mà tổ chức nên. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng là gồm
các đảng viên mà tổ chức nên” 92, “Đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh” 93.
Người nhấn mạnh: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng
mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” 94. Do đó,
chất lượng đội ngũ đảng viên có quan hệ quyết định đến chất lượng của
tổ chức đảng; đảng viên tốt, có đủ đức, đủ tài sẽ bảo đảm xây dựng tổ
chức đảng mạnh, nguyên tắc kỷ luật của Đảng được giữ vững, xây dựng
và thực hiện được các nghị quyết, chủ trương, nhiệm vụ chính trị có chất
lượng tốt; đảng viên kém, tổ chức đảng không thể trong sạch, vững
mạnh, không thể xây dựng và thực hiện được các nghị quyết tốt. Đồng
thời, tổ chức đảng khi đã được hình thành và phát triển thì chính tổ chức
đảng sẽ quyết định trở lại đối với từng đảng viên, góp phần bồi dưỡng,
dìu dắt và làm cho đảng viên được nâng lên cả về tinh thần và chất
lượng và không ngừng tăng lên về số lượng và làm cho tổ chức đảng
ngày càng lớn mạnh.
Thứ ba, đảng viên với phong trào cách mạng của nhân dân. Đảng
viên là người lãnh đạo, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân,
định hướng, dẫn dắt phong trào cách mạng đi theo đúng mục tiêu, lý
tưởng, đúng chủ trương, đường lối mà Đảng đặt ra; phong trào cách
mạng của nhân dân mạnh hay yếu là do đảng viên tốt hay kém. Đồng
thời, từ trong phong trào cách mạng của nhân dân, Đảng sẽ phát hiện
được quần chúng tích cực để bồi dưỡng kết nạp vào tổ chức của mình và

92 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,


H.2011, t.8, tr.281.
93 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2011, t.12, tr.356.
94 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2011,1.15, tr.l 13.
9
3
trong phong trào, Đảng sẽ thử thách, rèn luyện được đảng viên của
mình. Mặt khác, cần thấy rằng nếu sức mạnh của quần chúng nhân dân
là do có sự lãnh đạo của Đảng, thì sức mạnh của Đảng lại bắt nguồn từ
mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân - đây là mối
quan hệ mật thiết, hữu cơ, sống còn của Đảng. Mối liên hệ giữa đảng
viên với quần chúng biểu hiện mối quan hệ trực tiếp, sinh động nhất
giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi đảng
viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng” 95, do đó “Lời
nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì
nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”96. Vì vậy, chất lượng đảng viên ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, đến mối quan hệ giữa Đảng với
quần chúng nhân dân.

1.2. Công tác đảng viên của tổ chức cơ sờ đảng

1.2.1. Khái niệm


Công tác. “Công việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị (đảng, nhà
nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp...) cùng nhau thực hiện hoặc
giao cho từng thành viên trong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện” 97.
Công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng là các hoạt động của
cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở và của mỗi đảng viên nhằm xây dựng đội
ngũ đảng viên không ngừng phát triển vững mạnh cả về số lượng, cơ
cấu, chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Chủ thể công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng là chi bộ trực
thuộc, đảng ủy bộ phận, chi bộ cơ sở, đảng ủy cơ sở, ban thường vụ, văn
phòng đảng ủy (ở một số đảng bộ xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện
95 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.7, tr.55.
96 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.l 1,
tr.606.
97 PGS, TS Nguyễn Minh Tuấn, PGS, TS Trần Khắc Việt: 350 thuật ngữ xây dựng
Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2018, tr.125.
9
4
thành lập) và toàn thể đảng viên của chi bộ, đảng bộ cơ sở trực tiếp giúp
cấp ủy tiến hành các hoạt động của công tác đảng viên ở cơ sở.
Đổi tượng của công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng là toàn
thể đảng viên và quần chúng ưu tú.
Mục tiêu: Thực hiện theo đúng các nguyên tắc, quy định, hướng
dẫn cụ thể của Đảng và cơ quan chức năng đã quy định nhằm không
ngừng phát triển đội ngũ đảng viên vững mạnh cả về số lượng, cơ cấu,
chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Công tác đảng viên là trách nhiệm của toàn Đảng, trong đó, trước
hết là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên. Tổ
chức cơ sở đảng (trực tiếp là các chi bộ đảng) là nơi tiến hành các mặt
công tác đảng viên, thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên thường được
giao cho cán bộ cấp ủy cơ sở chuyên trách có chuyên môn, nắm được
các nghiệp vụ cụ thể của công tác đảng viên.
1.2.2. Nội dung công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng
Nội dung công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng bao gồm từ
nắm bắt tình hình, chủ trương của Đảng, cấp ủy cấp trên, xây dựng kế
hoạch, chương trình hành động về công tác đảng viên đến triển khai các
nội dung cụ thể và tổng kết, đánh giá các mặt của công tác đảng viên.
Trong phạm vi chuyên đề này, chỉ tập trung đi vào các nội dung cụ thể
thực hiện công tác đảng viên.
1.2.2.1. Tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên vào Đảng
Công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên là việc tổ chức
đảng thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, giáo dục, định hướng và giúp
đỡ các quần chúng ưu tú đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của
Đảng, được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền về kết nạp đảng
viên, người quần chúng ưu tú đó sẽ được tham gia vào tổ chức đảng và
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên trong tổ chức

9
5
đảng.
Các bước tiến hành của công tác kết nạp đảng viên mới phải khoa
học, đúng quy định của Đảng, theo kế hoạch của chi bộ, đảng bộ cơ sở
đề ra. Thực hiện bước nào phải có chất lượng bước đó, đặc biệt phải coi
trọng chất lượng, không vì thành tích, vì kế hoạch đã đề ra mà chạy theo
số lượng. Các bước tiến hành thực hiện các thủ tục kết nạp; tổ chức kết
nạp đảng viên theo đúng quy trình được Ban Tổ chức Trung ương quy
định thống nhất trong toàn Đảng.
1.2.2.2. Giáo dục, rèn luyện và quản lỷ đảng viên
Công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên ở cơ sở là việc làm thường
xuyên của Đảng. Bao gồm việc giáo dục, rèn luyện đảng viên về: chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và thực hiện tốt chủ
trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; bồi dưỡng, giáo dục đảng viên về đạo đức cách mạng;
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho
những đảng viên còn thiếu và yếu, tăng cường đào tạo mới và đào tạo lại
với những đảng viên là cán bộ trong diện luân chuyển và quy hoạch.
Tùy theo vị trí công tác cụ thể của từng đảng viên để lựa chọn nội dung
giáo dục cho hợp lý.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công của từng đảng viên, tổ chức
đảng rèn luyện năng lực công tác cho đảng viên bằng cách đưa đảng
viên vào công tác thực tiễn, giao các nhiệm vụ khác nhau để thử thách;
thông qua đánh giá phẩm chất, năng lực của đảng viên để bố trí công
tác, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ bảo đảm đúng người, đúng việc.
Công tác quản lý đảng viên ở cơ sở là toàn bộ các hoạt động của tổ
chức đảng ở cơ sở trong quản lý các hoạt động của đảng viên ở đảng bộ
cơ sở (hoặc chi bộ) mà đảng viên đang tham gia sinh hoạt bao gồm: các

9
6
hoạt động về quản lý hồ sơ đảng viên, quản lý về tư tưởng, hoạt động
của đảng viên; phân công công tác cho đảng viên; chuyển sinh hoạt
đảng, đánh giá, phân loại đảng viên; khen thưởng và kỷ luật đảng viên.
ỉ. 2.2.3. Đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng
Công tác đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng là hoạt
động của tổ chức đảng xem xét và không công nhận những đảng viên
không đủ tư cách đảng viên trong tổ chức đảng. Công tác này giúp cho
tổ chức đảng thường xuyên được sàng lọc, góp phần rất quan trọng trong
việc làm trong sạch tổ chức đảng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng,
nâng cao chất lượng đảng viên.
Hình thức của công tác đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi
đảng gồm: (1) xóa tên đảng viên; (2) đảng viên xin ra khỏi Đảng; (3)
khai trừ đảng viên ra khỏi Đảng:
Xóa tên đảng viên: Thực hiện việc xóa tên ữong danh sách đảng
viên đối với các trường hợp: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không
đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng
viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút
ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục
nhưng sau thời gian mười hai tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên
hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu
chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
Đảng viên xin ra khỏi Đảng: Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với
những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Neu vi phạm tư cách đảng
viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xem xét cho ra khỏi
Đảng.
Khai trừ đảng viên ra khỏi Đảng: Thực hiện khai trừ ra khỏi Đảng
đối với các trường họp: đảng viên cơ hội về chính trị, có quan điểm đa

9
7
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nói và làm trái đường lối, nghị quyết
của Đảng; đảng viên vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt đảng; quần chúng không tín nhiệm; giảm sút ý chí phấn đấu; đảng
viên chịu hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên.
1.2.3. Vai trò của công tác đảng viên
Thứ nhất, công tác đảng viên có vai trò quyết định trực tiếp xây
dựng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Thực
hiện tốt các mặt công tác đảng viên như: công tác kết nạp đảng viên
mới, quản lý và bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật đảng viên; đưa những đảng viên không đủ tiêu chuẩn đảng viên
ra khỏi Đảng... sẽ là những căn cứ quan trọng trực tiếp tác động xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Thứ hai, công tác đảng viên trực tiếp góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xuất phát từ mối quan hệ biện
chứng giữa đảng viên và tổ chức đảng, đảng viên là thành tố cấu thành,
là những tế bào làm nên tổ chức đảng, đảng viên tốt sẽ là điều kiện, là
tiền đề, là cơ sở để xây dựng nên tổ chức đảng vững mạnh, trong sạch.
Công tác đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng là những hoạt động trực tiếp
xây dựng nên những đảng viên có chất lượng tốt về đạo đức cách mạng,
trung thành với Đảng, có năng lực lãnh đạo, tính tiền phong, gương
mẫu, về trình độ chuyên môn... và từng đảng viên sẽ tạo nên sức mạnh
của đội ngũ đảng viên, từ đó sẽ góp phần có ý nghĩa quyết định nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Thứ ba, công tác đảng viên là một bộ phận hết sức quan trọng của
công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức đòi hỏi
phải chú trọng chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên cả về số lượng và
chất lượng, phải làm cho tổ chức của Đảng được mở rộng, hình thành và
phát hiển ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Công tác đảng
9
8
viên có chức năng, nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức,
thực hiện nghiêm đúng quy định, quy trình thủ tục kết nạp đảng viên của
Đảng; làm tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục định hướng cho quần chúng
nhân dân hiểu đúng, tự nguyện mong muốn được tham gia vào tổ chức
đảng; làm tốt công tác quản lý đảng viên, thường xuyên rèn luyện, bồi
dưỡng cho đảng viên trưởng thành...; làm tốt công tác khen thưởng
đúng, kiên quyết xử lý kỷ luật đối với đảng viên sai phạm... chính là
những cơ sở để tổ chức đảng được hình thành, củng cố và phát triển.

2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC ĐẢNG


VIÊN CỦA TỔ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG
2.1. Thực trạng đội ngũ đảng viên
2.1.1. ưu điểm
Số lượng đảng viên tiếp tục tăng nhanh, cơ cấu đảng viên chuyển
biến theo hướng tích cực, tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số,
người theo tôn giáo ngày càng tăng. Tính đến ngày 30-9-2020, toàn
Đảng đã có 5.192.533 đảng viên, tăng 568.638 đảng viên so với đầu
nhiệm kỳ98.
Đảng viên được kết nạp ở nhiều khu vực, làm lan tỏa và xây dựng
được nhiều tổ chức đảng ở mọi khu vực, mọi vùng miền của đất nước.
Tính đến ngày 30-9-2020, đã có 6.652 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư
nhân99.
Đa số đảng viên kiên định lập trường chính trị, có ý thức tổ chức
kỷ luật, có tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được
giao; có lối sống lành mạnh, giữ gìn tư cách người đảng viên, thể hiện

98 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.185.
99 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.189.
9
9
vai trò tiên phong gương mẫu, gắn bó với nhân dân và được nhân dân tin
cậy.
Quyền của đảng viên được bảo đảm theo quy định của Điều lệ
Đảng, đồng thời đã giúp đảng viên kịp thời nắm bắt tốt hơn đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm
vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
Tính tiền phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức của một bộ
phận đảng viên giảm sút; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn
còn diễn biến phức tạp.
Sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn hình thức, sinh hoạt chuyên
đề chưa được coi trọng, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình
thức, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu. Thực hiện
trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu chưa lan tỏa sâu rộng.
Mối quan hệ giữa đảng viên với quần chúng nhân dân trong thực hiện
các phong trào cách mạng chưa thực sự gắn bó, đoàn kết, đảng viên
chưa thực sự tiên phong, gương mẫu để quần chúng noi theo.

2.2. Thực trạng công tác đảng viên


2.2.1. ưu điểm
Công tác kết nạp đảng viên đạt kết quả tích cực. “Tính từ đầu
nhiệm kỳ đến ngày 30-9-2020, đã kết nạp được 880.155 đảng viên, bình
quân 185.259 đảng viên/năm. Trình độ đảng viên mới được kết nạp
được nâng lên (41,5% từ đại học trở lên, 3% là thạc sỹ, 0,15 là tiến sĩ),
cơ cấu họp lý theo hướng trẻ hóa và tăng tỷ lệ nữ (67,67% là đoàn viên,
43,72% là nữ)”1. Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục kết nạp đảng
viên cơ bản được tuân thủ nghiêm túc. Các quy trình, các bước triển

1
0
0
khai thực hiện ở các tổ chức đảng đã và đang ngày đúng quy định, sát
với thực tế hơn. Việc thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu
chuẩn vào Đảng đạt được một số kết quả bước đầu. Tình trạng thôn, bản
chưa có tổ chức đảng, đảng viên đã cơ bản được khắc phục. “Tính đến
ngày 30-9- 2020, chỉ còn 1.973 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng,
chiếm 2,17% tổng số thôn, tổ dân phố; giảm 257 thôn, tổ dân phố chưa
có tổ chức đảng so với đầu nhiệm kỳ” 100, góp phần tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng ở những địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo, nơi có đông
đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Công tác quản lỷ đảng viên có nhiều đổi mới, thủ tục cho đảng
viên được giảm, miễn sinh hoạt đảng chặt chẽ hơn; việc chuyển sinh
hoạt đảng, nhất là chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước được đơn giản
hóa nhưng vẫn bảo đảm đúng nguyên tắc và tạo thuận lợi cho đảng viên.
Việc giải quyết hộ tịch được Trung ương hướng dẫn cụ thể hơn và được
các cấp ủy thực hiện nghiêm túc.
Công tác đánh giá, phân loại đảng viên đã có những thay đổi theo
hướng đảm bảo đánh giá, phân loại đúng sát với chất lượng đảng viên.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá phù hợp
với từng loại hình tổ chức đảng, từng đối tượng đảng viên. Đánh giá,
xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thực chất hơn, sát với
kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của từng
địa phương, cơ quan, đơn vị.
Công tác giảo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên được nhiều tổ
chức đảng chú trọng và lên kế hoạch cụ thể, đảm bảo việc chọn cử đảng
viên đi đào tạo, bồi dưỡng đúng với quy định, với chức trách, nhiệm vụ
công việc được giao; làm cho đội ngũ đảng viên có sự thay đổi về nhận

100 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.188,189.
1
0
1
thức, nâng cao được trình độ về chuyên môn nghiệp vụ; Đồng thời,
thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên thông qua
gương mẫu, nêu gương tốt, qua định hướng và giúp đỡ trực tiếp ở các
công việc cụ thể.
Công tác rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên, đưa những đảng viên
không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng được tiến hành thường xuyên,
nghiêm túc hơn.
Công tác khen thưởng, kỷ luật đảng viên được chú trọng và thực
hiện kịp thời, chặt chẽ, đúng đối tượng hơn.
Các mặt công tác đảng viên này đã góp phần nâng cao chất lượng
đảng viên, góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân.
2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một số nơi còn tình trạng kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều
kiện, người có động cơ không đúng đắn vào Đảng, còn có biểu hiện
chạy theo số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng, chưa quan tâm
đúng mức đến việc giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ giác ngộ
chính trị. Công tác phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng nông thôn và
trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn.
Sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn hình thức, sinh hoạt chuyên đề
chưa được coi trọng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn
yếu.
Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan
tâm đúng mức; việc rà soát, sàng lọc đảng viên chưa thường xuyên,
thiếu cương quyết. Tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức
của một bộ phận đảng viên giảm sút; số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng

1
0
2
phải xóa tên có xu hướng tăng. “Số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng phải
xóa tên trong 5 năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là: 2.414,
3.084, 3.521, 4.095 và 4.428”101.
Những khuyết điểm, yếu kém đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai
trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; làm giảm sút
niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
2.2.3. Nguyên nhân
2.2.3. ỉ Nguyên nhân của ưu điếm
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy
các cấp đã có chủ trương, nghị quyết, quy định, hướng dẫn mới, cụ thể
hơn về công tác đảng viên làm cơ sở để cấp ủy tổ chức cơ sở đảng có
căn cứ triển khai đồng bộ xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên.
Phần lớn cấp ủy viên và đảng viên ở cơ sở đã được rèn luyện, thử
thách và trưởng thành qua thực tiễn; có khả năng tổ chức, lãnh đạo quần
chúng; Bí thư cấp ủy cơ sở đã nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan
trọng và sự cần thiết phải làm tốt công tác đảng viên
Cấp ủy cấp trên đã có sự chú trọng, quan tâm, chủ động, tích cực
tham mưu và thường xuyên định hướng, hướng dẫn, bồi dưỡng, kiểm tra
và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn của công
tác đảng viên.
Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của nhiều tổ
chức cơ sở đảng, cấp ủy cơ sở đã từng bước được trang bị tốt hơn trước.
2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Việc ban hành các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công
tác xây dựng Đảng nói chung và công tác đảng viên nói riêng còn chậm,
thiếu đồng bộ, một số quy định, hướng dẫn chưa sát thực tế.
101 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.190.
1
0
3
Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy
đủ, sâu sắc tầm quan trọng của công tác đảng viên nên chưa quán triệt
sâu sắc, kịp thời các văn bản, quy định của Trung ương, của cấp ủy cấp
trên về công tác đảng viên đối với tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng viên,
một số nơi còn triển khai và làm chậm ở một số khâu, quy trình.
Ở một số tổ chức đảng công tác phát triển đảng viên chưa thực sự
được chú trọng, công tác quản lý đảng viên có nơi còn bị buông lỏng,
phân công nhiệm vụ cho đảng viên còn hình thức, chưa có kế hoạch và ít
kiểm tra, giám sát việc đã phân công; công tác rà soát, sàng lọc, đưa
những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng còn tiến
hành hình thức, chiếu lệ nên chưa phát hiện, xử lý kịp thời những đảng
viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác đảng viên còn nhiều
bất cập; đội ngũ cấp ủy viên ít được bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ
công tác xây dựng Đảng, không thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật
những kiến thức mới, nhất là những nhận thức mới về xây dựng Đảng,
những kỹ năng quy chuẩn trong thực hiện nghiệp vụ của từng nội dung
của công tác đảng viên gắn với những quy định của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Nhiều đảng viên chưa thực sự hiểu đúng, hiểu đủ các nội dung của
công tác đảng viên, còn chưa tự giác thực hiện hoặc làm không đủ,
không đúng quy trình của các công việc mà đảng viên có trách nhiệm và
nghĩa vụ phải thực hiện; chưa nhiệt tình tham gia thực hiện công tác
đảng viên ở cơ sở.

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG


VIÊN CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng

1
0
4
và đảng viên đối với công tác đảng viên hiện nay
Nâng cao nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng của
công tác đảng viên cho toàn thể đảng viên hiểu rõ và có nghĩa vụ và
trách nhiệm cùng tổ chức đảng xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên
phong, gương mẫu, có trách nhiệm cao trong công việc, gắn bó với nhân
dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có
ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; vững vàng
trước mọi khó khăn, thử thách; luôn phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng
của Đảng.
Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên đối với công tác đảng viên. Trên cơ sở
đó xây dựng sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng của cấp ủy, tổ chức
đảng, từng đảng viên đối với công tác đảng viên và xác định chủ trương,
giải pháp lãnh đạo chỉ đạo,xây dựng nội dung, xác định hình thức, biện
pháp công tác đảng viên cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và đặc điểm
của tổ chức đảng.
Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp
vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng,
nhân sinh quan cách mạng cho đảng viên.

3.2. Phát triển đăng viên đi đôi với sàng lọc, đưa đảng viên không
đủ tư cách ra khỏi đảng
Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, chú trọng phát hiện, bồi
dưỡng kết nạp vào Đảng những đoàn viên ưu tú, trưởng thành trong lao
động, học tập, trong lực lượng vũ trang; quan tâm phát triển đảng viên là
công nhân, trí thức, doanh nhân để tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính
trị các cấp. Đẩy mạnh phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng đảng
1
0
5
viên ở miền núi, biên giới, hải đảo theo phương châm “Ở đâu có dân thì
ở đó có đảng viên”.
Việc kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức phải
bảo đảm đúng tiêu chuẩn điều kiện, quy trình, thủ tục theo quy định; đặc
biệt phải coi trọng là tiêu chuẩn giác ngộ chính trị, đạo đức, lối sống và
năng lực công tác; cần kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú đã
được rèn luyện trong thực tiễn phong trào thi đua của các địa phương, cơ
quan, đơn vị, giác ngộ lý tưởng cách mạng, có động cơ vào Đảng đúng
đắn, trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, phát huy vai trò
tiên phong, gương mẫu trong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác, học
tập, có liên hệ với quần chúng và được quần chúng tín nhiệm.
Cấp ủy cơ sở cần thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời kiên
quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Trong
đó, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tính chiến đấu, tự phê bình
và phê bình, nâng cao trách nhiệm đảng viên trong sinh hoạt chi bộ. Các
cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên
ngay từ các chi bộ, kịp thời phát hiện, qua đó làm rõ những đảng viên
không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện đúng chế độ chuyển sinh
hoạt, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, thiếu gương mẫu, uy
tín trong nhân dân thấp, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ
tư cách ra khỏi Đảng bằng các hình thức thích hợp.
Thông qua công tác quản lý đảng viên và quản lý sinh hoạt đảng,
chủ động phát hiện những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những đảng viên vi phạm
kỷ luật Đảng đến mức không còn đủ tư cách đảng viên và những đảng
viên tự bỏ sinh hoạt đảng... để kịp thời sàng lọc đưa ra khỏi Đảng, làm
trong sạch đội ngũ đảng
viên. Quy trình, thủ tục tiến hành đưa những đảng viên không đủ tư cách
1
0
6
ra khỏi Đảng phải đúng các bước theo quy định; tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trong việc đưa những đảng viên không đủ tư
cách ra khỏi Đảng.

3.3. Tăng cường giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên

3.3.1. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên
Chủ động khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa
cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa; bảo vệ những
đảng viên trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh chống tiêu cực. Thường
xuyên giáo dục chính trị tư tưởng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
đảng viên; thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt đảng theo quy
định. Giao nhiệm vụ cho đảng viên cần phù hợp với khả năng, điều kiện,
sở trường của đảng viên; kịp thời động viên, khích lệ đảng viên thực
hiện tốt nhiệm vụ. Nắm chắc những biểu hiện về đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên và thực hiện chính xác việc đánh giá, phân loại đảng
viên hằng năm. Qua đó, kịp thời phát hiện những đảng viên suy thoái,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghiêm túc xây dựng cam kết tu
dưỡng, rèn luyện, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện cam kết. Chú trọng việc lấy phiếu tín nhiệm
đối với các chức danh để đánh giá, ghi nhận đối với những nỗ lực, cố
gắng và kết quả đạt được của mỗi cán bộ, đảng viên.
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý đảng viên
Cấp ủy cơ sở và chi bộ cần coi trọng công tác quản lý đảng viên,
đảm bảo nền nếp, đúng nguyên tắc, chất lượng, hiệu quả. cấp ủy cơ sở
và chi bộ luôn nắm bắt kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin, về tình hình
đội ngũ đảng viên, trên cơ sở đó kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp
thích họp nhằm xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn hiện nay, nâng cao năng lực lãnh

1
0
7
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng tổ chức đảng, cơ
quan, đơn vị cơ sở vững mạnh.
Thực hiện đồng bộ, toàn diện các nội dung, nhiệm vụ công tác
quản lý đảng viên. Tăng cường quản lý đảng viên về lập trường tư tưởng
chính trị, việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quản lý và
giáo dục đảng viên thực hiện đúng việc phát ngôn, viết bài, cung cấp tài
liệu, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, các
trang mạng xã hội... theo quy định. Tuyên truyền, giáo dục và quản lý
đảng viên nói, làm đúng nghị quyết của Đảng.
Quản lý tốt việc chấp hành chế độ sinh hoạt đảng, việc thực hiện tự
phê bình và phê bình, ý thức trách nhiệm khi tham gia sinh hoạt của
đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú, kịp thời phát hiện và xử lý các
trường hợp vi phạm chế độ sinh hoạt đảng. Chấp hành nghiêm túc
những quy định về việc giới thiệu đảng viên giữ mối liên hệ với cấp ủy,
tổ chức đảng nơi cư trú theo Quy định số 213-QD/TW ngày 02-01-2020
của Ban Bí thư Trung ương.
Quán triệt, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy và đảng viên đối với
công tác quản lý đảng viên; triển khai đồng bộ các quy định về quản lý
đảng viên; theo dõi, nắm chặt số lượng và tình hình đảng viên tham gia
sinh hoạt nơi cư trú; kịp thời thông báo những trường hợp thay đổi để
cấp ủy nơi cư trú biết. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp ủy viên
trong việc thường xuyên nắm tình hình giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống, thực hiện nghĩa vụ công dân của đảng viên ở nơi cư trú.
Hằng năm, cấp ủy nơi đảng viên công tác cử đại diện đến gặp cấp ủy,
chi bộ nơi đảng viên cư trú, để trực tiếp trao đổi, nắm tình hình về đảng
viên.
Đối với các đảng viên nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn phải kịp

1
0
8
thời chuyển hồ sơ đảng viên và sinh hoạt đảng về chi bộ nơi cư trú theo
quy định, cần chấn chỉnh và thực hiện tốt việc miễn công tác và sinh
hoạt đảng đối với đảng viên theo Quy định số 29-QD/TW ngày 25-7-
2019 của Ban Chấp hành Trung ương về Quy định thi hành Điều lệ
Đảng. Thực hiện chặt chẽ quy trình miễn công tác và sinh hoạt đảng.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các đồng chí bí thư,
phó bí thư chi bộ, cấp ủy viên, đặc biệt là những đồng chí mới tham gia
cấp ủy lần đầu để nắm vững nguyên tắc tổ chức của Đảng, phương pháp
điều hành sinh hoạt chi bộ, nắm được đầy đủ nội dung, quy trình, cách
thức tổ chức sinh hoạt cấp ủy và sinh hoạt chi bộ; tích cực nghiên cứu,
đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; duy trì tổ
chức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề mỗi quý một lần theo quy định,
đồng thời sinh hoạt chuyên đề hằng năm về học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đảng viên.
3.4. Nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại đảng viên
Các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nắm vững quy định, hướng
dẫn của Trung ương, kế hoạch, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về đánh
giá, xếp loại đảng viên hằng năm. Xây dựng kế hoạch kiểm điểm tập
thể, cá nhân phải bám sát các nội dung kiểm điểm, cụ thể hóa từng tiêu
chí, có định tính, định lượng cụ thể để làm cơ sở đánh giá, xếp loại.
Đồng thời, phân công cán bộ chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra cấp dưới tổ
chức kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng bảo đảm đúng mục đích,
yêu cầu, nội dung, trình tự và tiến độ đề ra.
Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ
đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm và phân công cấp ủy
viên, cán bộ các ban tham mini, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo và tổng
1
0
9
hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý
cấp dưới để báo cáo cấp ủy. Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng
nể nang, né ttánh, ngại va chạm, thấy đúng phải kiên quyết bảo vệ, thấy
sai phải quyết liệt đấu tranh; nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính ữị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Thực hiện đánh giá đa chiều, chặt chẽ, công khai, theo tiêu chí, tiêu
chuẩn cụ thể, đúng quy trình, nguyên tắc, quy định; gắn đánh giá, xếp
loại chất lượng cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ
của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đánh giá đúng thực chất để cấp ủy các
cấp đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên. Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên gắn
chặt với việc thực hiện quy định, hướng dẫn của Trung ương về ttách
nhiệm nêu gương, với nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu
hằng năm.

3.5. Thực hiện nghiêm công tác khen thưởng và kỷ luật đăng viên

Cấp ủy cơ sở cần chú trọng đến công tác khen thưởng đối với đảng
viên đảm bảo công tác khen thưởng phải được thực hiện nghiêm túc,
đúng nguyên tắc, đúng người, cần lượng hóa tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng, khen thưởng đảng viên để làm cơ sở để bình xét khen thưởng
đúng người, đúng việc, khắc phục bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan,
không thực chất. Các tiêu chí đánh giá chất lượng và khen thưởng đảng
viên phải cụ thể, rõ ràng, gắn với phong trào thi đua và nhiệm vụ chính
trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, chức trách, nhiệm vụ của từng
cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc việc học và làm theo tư tường,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

1
1
0
Thành tích khen thưởng công tác đảng phải được đánh giá là một
trong những tiêu chí quan trọng khi xem xét, đề nghị và quyết định các
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng Nhà nước. Bảo đảm chính xác,
khách quan, công khai, minh bạch, giảm thiểu các thủ tục hành chính
trong bình xét, suy tôn, nhằm khen thưởng người xứng đáng, được quần
chúng ghi nhận, tôn vinh, thực sự là tấm gương điển hình, tiên tiến, có ý
nghĩa thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy các phong trào thi đua.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả
công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời
phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.
Các cấp ủy đảng cơ sở phải thực hiện nghiêm minh về kỷ luật công
tác đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện theo
chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm; phải kết hợp chặt chẽ
với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân để có kết luận
rõ ràng và có chủ trương xử lý đúng đắn, nhất là đối với những đảng
viên vi phạm pháp luật, kiên quyết xử lý kỷ luật đúng người, đúng hành
vi, mức độ, không bao che hay né tránh.

3.6. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên;
sự giám sát của các tổ chức chính tộ - xã hội, các CO’ quan báo chí
và quần chúng nhân dân đối với đảng viên

Cấp ủy cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng,
phải hướng về cơ sở và đi sâu, đi sát cơ sở; thường xuyên chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện công tác đảng viên ở cơ sở; phân công cấp ủy viên
trực tiếp phụ trách cơ sở; có kế hoạch, quy định thời gian làm việc với
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở để nắm chắc tình
hình, cùng cơ sở tháo gỡ khó khăn. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác

1
1
1
đảng viên, qua đó chấn chỉnh và đưa công tác đảng viên vào nền nếp;
thực hiện việc giao cấp ủy cơ sở tự kiểm tra, rà soát các mặt công tác
đảng viên và báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên.
Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, toàn diện, công khai,
dân chủ, nghiêm túc, thận trọng và chặt chẽ. Qua kiểm tra, giám sát để
kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi
phạm chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, sự thiếu gương mẫu của đảng viên; đồng thời, kiên quyết
xử lý những đảng viên cố tình vi phạm. Kết họp kiểm tra, giám sát
thường xuyên với kiểm tra dấu hiệu vi phạm, kiểm tra đột xuất, tích cực,
chủ động thực hiện giám sát theo chuyên đề. Có biện pháp giáo dục,
nhắc nhở, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm,
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng
và chất lượng đội ngũ đảng viên.
Ket hợp kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng với giám sát của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan
báo chí và quần chúng nhân dân. Đe khắc phục tính hình thức, nâng cao
chất lượng, hiệu quả giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội ở cơ sở cần xây dựng chương trình, kế hoạch một cách chủ
động, độc lập, tránh tư tường nể nang, né tránh, ngại va chạm, công khai
tổ chức hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát theo chuyên đề đối
với việc tu dưỡng, học tập, rèn luyện đạo đức và việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ đối với đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Phân tích khái niệm đảng viên, vai trò và nhiệm vụ, quyền của
1
1
2
đảng viên hiện nay? Liên hệ với tổ chức cơ sở đảng nơi đồng chí công
tác về nhiệm vụ của đảng viên trong thực hiện các nội dung công tác
đảng viên.
2. Phân tích khái niệm, vai trò, nội dung của công tác đảng viên?
Liên hệ với tổ chức cơ sở đảng nơi đồng chí đang công tác về việc thực
hiện nội dung công tác đảng viên?
* Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích thực trạng, nguyên nhân về chất lượng công tác đảng
viên ở tổ chức cơ sở đảng của địa phương đồng chí?
2. Phân tích giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng viên ở
tổ chức cơ sở đảng của địa phương đồng chí?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2011.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIU, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Ban Chấp hành Trung ương: Quy định sổ 29-QD/TW, ngày 20-
7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương về Quy định thi hành Điều lệ
Đảng.
2. Ban Bí thư Trung ương: Hướng dẫn sổ 01-HD/TW, ngày 20-9-
2016 của Ban Bí thư Trung ương về một sổ vấn đề cụ thể thỉ hành Điều
lệ Đảng.

1
1
3
Bài 5
CÔNG TÁC Tư TƯỞNG
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Giúp học viên nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bản chất, vai
trò, nội dung, nhiệm vụ, hình thức và những nguyên tắc trong công tác
tư tưởng của Đảng.
về kỹ năng: Học viên nâng cao kỹ năng nắm bắt, phân tích các vấn
đề thực tiễn của đời sống chính trị - xã hội; thực hiện đúng quan điểm
chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng
trước yêu cầu mới, có khả năng xử lý tốt các tình huống tư tưởng phức
tạp, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
về tư tưởng: Học viên có nhận thức, thái độ đúng về tính đảng
trong đời sống xã hội và trong hoạt động thực tiễn; kiên định lập trường
tư tưởng, giữ vững bản lĩnh chính trị.

B. NỘI DUNG

1. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG


1.1. Khái niệm công tác tư tưởng của tổ chức CO' sở đăng

Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng là các hoạt động truyền
bá hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chỉnh sách, pháp luật
của Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất tư tưởng trong tổ chức đảng, sự
đồng thuận trong nhân dân; cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo cách
mạng của nhân dán; đấu tranh chống các thế lực thù địch trên mặt trận
tư tưởng, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội

1
1
4
chủ nghĩa.
Khái niệm trên chỉ rõ chủ thể, đối tượng, mục tiêu công tác tư
tưởng của Đảng.
Chủ thể công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng là đại hội đảng
bộ, chi bộ - thường xuyên, trực tiếp là đảng ủy, chi ủy, các đảng bộ, chi
bộ đảng. Dưới sự lãnh đạo của các chủ thể nói trên, của các tổ chức
trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, đảng viên, quần chúng tích
cực, trong đó các cơ quan tham mưu của Đảng về công tác tư tưởng là
lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm tham gia làm công tác tư tưởng. Dù
có nhiều lực lượng tham gia, nhưng tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo của
cấp ủy đảng cấp cơ sở và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Đối tượng của công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng là cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Đối với các cấp ủy cơ sở, trong mối quan hệ này
là chủ thể, trong mối quan hệ khác lại là đối tượng của công tác tư
tưởng.
Mục tiêu của công tác tư tưởng của tể chức cơ sở đảng là củng cố
vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất tư tưởng trong
Đảng, sự đồng thuận xã hội, nâng cao vai trò tiên phong của Đảng; làm
cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc và
thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chiếm địa vị chủ đạo trong xã
hội.
Công tác tư tưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ
chức cơ sở đảng, trước hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp ủy,
của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân. Tổ
chức cơ sở đảng với vai trò là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo
chính trị ở cơ sở phải luôn coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng; tuyên
truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
1
1
5
chính trị ở cơ sở.

1.2. Nội dung, hình thức công tác tư tưỏng của tổ chức Ctf sở đảng
1.2.1. Nội dung công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng
Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng tập trung vào các nội
dung chủ yếu sau:
Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng,
thống nhất nhận thức và hành động, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở.
Giáo dục quan điểm, đường lối và các nghị quyết của Đảng, của tổ
chức đảng các cấp ở địa phương, cơ sở , làm cho mỗi cán bộ, đảng viên
và nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên
định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên
tắc xây dựng Đảng.
Giáo dục, nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức của đất
nước, của từng địa phương, ngành, cơ sở trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế.
Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, chống âm mưu và thủ
đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, phá hoại về tư tưởng, chính
trị của các thế lực thù địch, cơ hội.
Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái,
hướng về cội nguồn, giữ gìn truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc
V.V..
Haỉ là, công tác tư tưởng phải tuyên truyền, cổ vũ, động viên quần
chúng góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Công tác tư tưởng của chi bộ, đảng bộ cơ sở phải góp phần đưa

1
1
6
đường lối của Đảng vào cuộc sống, biến nghị quyết của Đảng thành hiện
thực, thông qua việc tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội
bức xúc ở địa phương, cơ sở. Công tác tư tưởng góp phần tổng kết thực
tiễn, vận dụng đường lối, chính sách chung của Đảng vào việc hoạch
định chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
Động viên mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đoàn kết thống nhất,
phát huy truyền thống, khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực để
phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân,
hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Công tác tư tưởng phải góp phần giải đáp kịp thời, đúng đắn những
vướng mắc về nhận thức, định hướng chính trị trong xây dựng đời sống
văn hóa, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ở địa phương, cơ sở; chủ động giải quyết những
mâu thuẫn nảy sinh từ cơ sở, không để phát triển, lan rộng thành vấn đề
tư tưởng chính trị.
Ba là, công tác tư tưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời
sống văn hóa, bồi dưỡng, xây dựng con người mới với những đức tính,
phẩm chất tốt đẹp.
Tổ chức đảng cơ sở phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” ở cơ sở, xây dựng làng, ấp, xã, phường, v.v. vãn hóa,
gia đình văn hóa; xây dựng con người mới với những đức tính tốt đẹp,
đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh
văn hóa của con người Việt Nam.
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, đi đôi với đấu
tranh chống tệ nạn xã hội, chống mê tín, dị đoan và các biểu hiện của
chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, lối sống thực dụng, xa hoa, trụy lạc V.V..
Bổn là, công tác tư tưởng trực tiếp tham gia đẩy mạnh cuộc vận

1
1
7
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch,
vững mạnh.
Các chi bộ, đảng bộ cơ sở cần coi trọng, đẩy mạnh cuộc vận động
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên lĩnh vực tư tưởng. Thực hiện nghiêm túc
quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, thực hiện có
hiệu quả kế hoạch học tập chính trị, sinh hoạt tư tưởng ở từng cơ sở.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và
phê bình. Thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng
chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức trong sạch, liêm chính. Xây dựng và củng cố quan
hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.
Năm là, chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh
trên mặt trận tư tưởng.
Trên cơ sở giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, vững
vàng trước mọi thử thách, khó khăn. Lấy xây dựng nội bộ ữong sạch,
vững mạnh làm phương hướng cơ bản. Tuyên truyền, biểu dương cổ vũ
những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, đi đôi với đấu tranh, phê
phán những quan điểm và hành vi lệch lạc, sai trái, thù địch.
Công tác tư tưởng ở cơ sở có nhiệm vụ quán triệt sâu sắc những chỉ
thị, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, trước hết là những quy định về
những điều đảng viên không được làm; trong đó có quy định đảng viên
không được nói và làm trái với Cương lĩnh, đường lối của Đảng, không
truyền bá quan điểm cá nhân trái với quan điểm của Đảng, gây hoang
mang, hoài nghi trong Đảng và nhân dân V.V..
Đối với những hành vi vi phạm như: tung thông tin bịa đặt, tán
phát tài liệu, thư nặc danh, mạo danh có nội dung xấu... cần xác định rõ

1
1
8
tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng, ý đồ của người thực hiện, để có
biện pháp đấu tranh thích hợp. cần phân biệt ý đồ gây rối, phá hoại có ý
thức chính trị rõ ràng, với sự ấu trĩ về chính trị do thiếu thông tin, hay do
nhận thức kém mà vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, để có cách xử lý thích
hợp. về nguyên tắc, phải nghiêm khắc và kiên quyết, không khoan
nhượng về tư tưởng, chính trị; vạch trần nội dung tư tưởng sai trái trong
tài liệu tán phát và hành động vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, làm
cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ những thông tin
như vậy là sai trái, không nên tin, không phổ biến lại cho người khác.
Đồng thời, có những biện pháp xử lý theo quy định kỷ luật của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
1.2.2. Các hình thức chủ yếu tiến hành công tác tư tưởng của tổ
chức cơ sở đảng
Thứ nhất, thông qua các cuộc sinh hoạt đảng, sinh hoạt các tổ chức,
đoàn thể.
Cần nâng cao chất lượng, nội dung của các cuộc sinh hoạt chi bộ
để không ngừng nâng cao nhận thức cho đảng viên. Đảng viên phải thực
hiện tốt vai trò người tuyên truyền, giáo dục và cổ động trong sinh hoạt
các đoàn thể quần chúng. Tổ chức định kỳ các hoạt động thông tin thời
sự về tình hình trong nước và quốc tế.
Thứ hai, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các thiết chế văn
hóa để làm công tác tư tưởng, như thư viện, sách, báo, tranh ảnh V.V..
Đây là công cụ rất quan trọng, không thể thiếu đối với việc giáo dục,
tuyên truyền, cổ động, có tác dụng giáo dục, định hướng tư tường
thường xuyên, rất hiệu quả cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ ba, thông qua các hoạt động tập thể, các sinh hoạt cộng đồng
để tiến hành công tác tư tưởng. Qua đó, vừa tăng cường giáo dục, tuyên
truyền, cổ động cho các chủ trương, chính sách của Đảng, nếp sống văn

1
1
9
hóa mới, vừa đấu tranh phê phán các tệ nạn, hủ tục, làm lành mạnh hóa
các quan hệ xã hội.
Tổ chức tốt các cuộc vận động, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao, vui chơi giải trí để vận động nhân dân hăng hái tham
gia xây dựng đời sống văn hóa; tạo không khí phấn khởi, vui tươi, lành
mạnh, phấn đấu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Thứ tư, thông qua các cuộc tiếp dân, đối thoại giữa cán bộ lãnh đạo
với nhân dân, các cuộc thảo luận, trao đổi chuyên đề.
Sử dụng nhiều hình thức cổ động phong phú, sinh động, để nhân
dân hiểu rõ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quyết định của các cấp chính quyền địa
phương; để dân biết những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân và
quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ; bảo đảm quyền được thông tin
của đảng viên và nhân dân. Từ đó giúp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân
tham gia có hiệu quả vào quản lý các công việc của địa phương, giám
sát việc thực hiện của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, của cán
bộ, đảng viên và của mỗi người dân ở địa phương, cơ sở. Khi được
thông tin đầy đủ, chính xác tình hình, chủ trương, đường lối của Đảng
thì mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân sẽ tự làm công tác tư tưởng
cho chính mình và cho mọi người.

1.3. Đặc điểm công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng

Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng là một bộ phận quan


trọng của công tác chính trị, tư tưởng của toàn Đảng. Ngoài những đặc
điểm chung của công tác chính trị tư tưởng của Đảng, công tác tư tưởng
của tổ chức cơ sở đảng có những đặc điểm riêng sau:
Một là, nội dung công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng vừa
mang tính toàn diện, tổng hợp, vừa rất cụ thể.

1
2
0
Cơ sở là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn, triển khai
tổ chức thực hiện đến từng người dân tất cả các nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể. Vì thế, nội dung công tác tư tưởng ở cơ sở bao hàm tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội; hội tụ đầy đủ mọi nội dung lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn thể cấp trên, để rồi tác động đến từng
đảng viên, từng người dân, đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, biến
thành hiện thực sinh động tại cơ sở.
Ngoài ra, với tư cách là hạt nhân chính trị tại cơ sở, các tổ chức cơ
sở đảng, trên cơ sở nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của cơ sở, đề ra các
chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm
vụ chính trị ở cơ sở. Do đó, nội dung công tác tư tưởng ở cơ sở vừa phải
bao quát toàn diện vừa phải cụ thể, sát hợp với từng đối tượng ở cơ sở,
vừa phải quán triệt được tình hình, yêu cầu chung vừa bảo đảm để nhân
dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Hai là, trình độ dân trí, giác ngộ chính trị của quần chúng ở cơ sở
rất khác nhau, nhu cầu rất đa dạng
Mọi công dân, không phân biệt trình độ, lứa tuổi, giới tính v.v. đều
sinh sống hoặc làm việc ở một đơn vị cơ sở nhất định. Cơ sở, nhất là các
cơ sở xã, phường, là nơi hội tụ mọi tầng lớp dân cư với các dân tộc, tôn
giáo, các ngành nghề khác nhau. Do đó, trình độ, nhu cầu của các bộ
phận dân cư ở cơ sở rất khác nhau, rất đa dạng. Xu hướng chung là ở xã,
phường ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên là người nghỉ hưu sinh sống.
Đó là những người được đào tạo, có trình độ, từng ttải, có bề dày kinh
nghiệm. Bên cạnh đó là các bộ phận dân cư làm ăn, buôn bán, sản xuất
kinh doanh ở các ngành nghề và các loại hình dịch vụ rất đa dạng, với
tâm lý, nhu cầu, trình độ, sở thích rất khác nhau.

1
2
1
Mặt khác, trình độ dân trí, dân chủ, ý thức về quyền làm chủ trong
nhân dân ngày một cao. Trong khi đó, ở các cơ sở nông thôn, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa vẫn có một bộ phận không nhỏ dân cư trình độ dân trí
còn thấp, còn chịu ảnh hưởng khá nặng những tập tục lạc hậu. Do đó,
trong công tác tư tưởng, các tổ chức cơ sở đảng phải nắm vững, hiểu
đúng trình độ, nhu cầu của các bộ phận nhân dân ở cơ sở mình để xác
định nội dung, hình thức biện pháp tác động cho phù hợp, thiết thực, đạt
hiệu quả cao.
Ba là, công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng diễn ra thường
xuyên, liên tục, nhạy cảm và phức tạp.
Tổ chức cơ sở đảng là nơi hằng ngày trực tiếp đối mặt với mọi diễn
biến phức tạp của cuộc sống; là nơi hằng ngày cảm nhận trực tiếp thái
độ của các tầng lớp nhân dân đối với từng nghị quyết của Đảng, chế độ
chính sách của Nhà nước và tâm trạng của họ trước những biến động
tình hình trong nước và thế giới. Đồng thời, tổ chức cơ sở đảng trực tiếp
nắm và xử lý những vấn đề nảy sinh tại cơ sở. Thêm nữa, sự hoạt động
chống phá của kẻ thù bên ngoài và các phần tử xấu trong nước cũng
đang nhằm vào cơ sở. Trong đó, vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền là những trọng điểm tấn công của các lực lượng thù địch. Vì thế,
phải kịp thời và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động chống phá của
kẻ thù, với những nhận thức, quan điểm sai trái, đó là yêu cầu vừa
thường xuyên, vừa cấp bách hiện nay. Tâm trạng, tư tưởng của quần
chúng nhân dân diễn biến trong từng ngày, nảy sinh trong từng giờ, do
đó, công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng phải rất nhạy cảm, phải
thường xuyên, liên tục, vừa trực diện - đối mặt, không được né tránh, lơi
lỏng.
Bổn là, sự biến động về chủ thể tiến hành công tác tư tưởng và sự
khó khăn về kinh phí, phương tiện hoạt động.

1
2
2
Chủ thể tiến hành công tác tư tưởng ở cơ sở là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở đảm nhiệm công tác theo chế
độ bầu cử, thường ở trong trạng thái không ổn định. Sự thay đổi chuyển
vị trí công tác của cán bộ lãnh đạo qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, có mặt tích
cực, nhưng cũng gây khó khăn không ít cho công tác tư tưởng. Kiến
thức, kinh nghiệm, trình độ chuyên sâu về công tác tư tưởng ở cơ sở
luôn là yêu cầu vừa cơ bản, lâu dài vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách,
trước nhu cầu ngày càng cao về thông tin và các sinh hoạt văn hóa tinh
thần của đại đa số nhân dân ở cơ sở. Mặt khác, kinh phí hoạt động
thường rất eo hẹp, công cụ, phương tiện hoạt động thường lạc hậu, thiếu
đồng bộ là cái khó, nan giải, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công
tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng.

1.4. Nguyên tắc công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng


Tổ chức cơ sở đảng tiến hành công tác tư tưởng cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
1.4.1. Tinh đảng
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi lực lượng làm công tác tư tưởng phải
quán triệt tính đảng, đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, hướng mọi hoạt động vào việc tuyên truyền giáo dục
và đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
không ngừng củng cố sự đoàn kết thống nhất của Đảng về tư tưởng,
chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân; nâng cao phẩm chất đạo đức
cách mạng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới.
Công tác tư tưởng phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị của tổ chức cơ sở đảng. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác tư tưởng
phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

1
2
3
của địa phương, đơn vị, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các
tầng lớp nhân dân.
Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị là mục đích, yêu cầu trực
tiếp của công tác tư tưởng. Do đó, việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục
cho cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị, có ý chí,
quyết tâm cao để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ là công việc thường xuyên của công tác tư tưởng của các tổ
chức cơ sở đảng. Chỉ có xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và gắn
bó chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng ở cơ
sở mới có sức sống và phát huy hiệu quả.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn
mạnh: “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không
ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định
đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của
Đảng; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Tiếp tục nâng
cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng
và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các
cấp, nhất là cấp chiến lược; tích cực đấu tranh phản bác có hiệu quả
quan điểm sai trái của các thể lực thù địch. Thực hiện nghiêm các
nguyên tắc, quy định; thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ
luật, kỷ cương của Đảng”102.

102 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.231.
1
2
4
1.4.2. Tinh khoa học
Nguyên tắc này được quy định bởi quy luật vận động của ý thức, tư
tưởng, bởi tính đa dạng, phức tạp của đối tượng trong các cộng đồng dân
cư. Quán triệt nguyên tắc này, cấp ủy đảng cơ sở phải xây dựng chương
trình kế hoạch công tác tư tưởng từng nhiệm kỳ; phải căn cứ vào từng
loại đối tượng mà xác định nội dung, hình thức, biện pháp cho phù hợp;
phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất hoạt động giữa các tổ chức trong hệ
thống chính trị và giữa các lực lượng công tác tư tưởng, tạo nên sức
mạnh tổng hợp trên mặt trận tư tưởng; công tác tư tưởng phải coi trọng
thuyết phục giáo dục, phát huy tính độc lập suy nghĩ, tự giác tiếp thu
chân lý, lẽ phải, hết sức tránh áp đặt, khiên cưỡng, quy chụp.
Công tác tư tưởng phải tiến hành giáo dục toàn diện, từ lý luận
chính trị đến kiến thức vãn hóa, quản lý, kỹ thuật; phẩm chất đạo đức
cách mạng. Để phát huy vai trò làm chủ, mọi người dân cần có hiểu biết
về chính trị, hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, để có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề của cuộc
sống; có những kiến thức nhất định về vãn hóa, khoa học, kỹ thuật,
nghiệp vụ cần thiết cho công việc của mình; có phẩm chất đạo đức công
dân. Cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo, cần có sự hiểu biết về lý luận
chính trị sâu sắc hơn, để quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng vào
thực hiện nhiệm vụ và giáo dục, thuyết phục, nâng cao giác ngộ chính trị
của quần chúng; có kiến thức lý luận chính ữị và chuyên môn nhất định
để tham gia đấu ữanh, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng,
hoàn thành nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức, lối sống của
người cách mạng, là tấm gương để quần chúng noi theo.
1.4.3. Tỉnh thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và
việc làm
Nguyên tắc này đòi hỏi công tác tư tưởng phải bám sát thực tế, kịp

1
2
5
thời giải đáp những vấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống của nhân
dân. Phải đẩy mạnh sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, bảo đảm các hoạt
động thực tiễn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội vừa đúng quan
điểm, đường lối của Đảng, vừa phù hợp, sát với điều kiện hoàn cảnh
thực tế ở mỗi cơ sở. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi cấp ủy đảng và mọi
cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, nói và làm phải thống nhất,
phải kiên quyết thực hiện dứt điểm những quyết định đã ban hành, khắc
phục tình trạng nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm
một nẻo.
Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức, với phong
trào cách mạng của quần chúng. Công tác tư tưởng nâng cao tính tự
giác, chỉ đạo hành động của quần chúng. Muốn như vậy, công tác tư
tưởng không thể tách rời công tác tổ chức và các mặt công tác khác.
Phải có công tác tổ chức thích hợp, với những hình thức, biện pháp, kế
hoạch cụ thể để tập hợp, lôi cuốn đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong những tổ chức, lực lượng nhất định, hành động theo sự dẫn dắt
của tư tưởng, lý luận khoa học.
Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức, qua tổ chức
để kịp thời nắm được diễn biến tư tưởng của quần chúng, để có nội
dung, biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thể, tạo sự ổn
định về tư tường, chính trị, thúc đẩy các phong trào hoạt động có hiệu
quả.
Sự gắn bó giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức đòi hỏi
người làm công tác tư tưởng ở cơ sở phải thực hiện tốt các bước tiến
hành việc giải quyết tư tưởng: tìm hiểu, nắm bắt tư tường, phân tích,
đánh giá tình hình và tiến hành giải quyết tư tường trong từng tổ chức,
với từng đối tượng cụ thể. Muốn làm tốt các việc đó, cấp ủy, người làm
công tác tư tưởng phải thông suốt chủ trương, đường lối của Đảng, có

1
2
6
niềm tin mạnh mẽ, gương mẫu trong hành động, dẫn đầu phong trào
quần chúng, sử dụng tốt các tổ chức, các lực lượng, các biện pháp về tổ
chức để làm công tác tư tưởng.

1.5. Vai trò công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng

Vai trò quan trọng của công tác tư tưởng xuất phát từ tầm quan
trọng của lý luận đối với Đảng Cộng sản và sự nghiệp cách mạng.
C.Mác khẳng định: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế
được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ
bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật
chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” 103. Với Đảng Cộng sản,
V.I.Lênin chỉ rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có
phong trào cách mạng”1 và “... chỉ đảng nào được một lỷ luận tiền
phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ
tiền phong"104.
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm thực tiễn,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng, đề cao vai trò công tác tư
tưởng. Đảng khẳng định: “Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu
thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực
trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên
truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về
chính trị, lý luận, trí tuệ, vãn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước,
mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

103 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2002,
t.l,tr.58O.
104112 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2005, t.6, tr.32.
1
2
7
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng,
của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp
trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới
chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”105.
Công tác tư tưởng còn là một phương thức lãnh đạo quan trọng
không thể thiếu của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ:
“Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính
sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận
động...”106.

2. THỰC TRẠNG TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA


ĐẢNG

2.1. Thực trạng tư tưởng


2.1.1. ưu điểm
Bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân của đội ngũ đảng
viên được giữ vững, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức. Đa
số cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết tương
thân, tương ái, tính năng động, chủ động, sáng tạo của con người Việt
Nam được phát huy và nâng cao, trở thành một sức mạnh nội sinh của
dân tộc trong thời kỳ mới.

105 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2018, t.66, tr.418.
106 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, tr.88.
1
2
8
2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng,
suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý
tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số
ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghía
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ttong nội bộ vẫn còn diễn biến
phức tạp; vẫn còn tình trạng cán bộ nói không đi đôi với làm.
Một bộ phận đảng viên chưa nắm vững chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vẫn còn những ý kiến khác
nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nhất định tới sự thống nhất
tư tưởng ttong Đảng. Một số tư tưởng, tâm trạng bức xúc trong xã hội về
việc giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân, doanh nghiệp và
những vấn đề xã hội đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tính đồng thuận xã hội.

2.2. Thực trạng công tác tư tưởng

2.2.1. ưu điểm, nguyên nhân


2.2.1.1. ưu điểm
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết: “Công tác xây dựng
Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phần nâng cao nhận
thức, củng cố sự đoàn kết, thống nhất ttong Đảng và đồng thuận trong xã
hội. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh, nội dung, hình thức đa
dạng, phong phú hơn... Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ
luật trong giảng dạy, học tập; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng
1
2
9
lên; từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị,
dạy và học hình thức... Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tích
cực nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong cán bộ,
đảng viên, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,
nhất là trên không gian mạng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết
quả rõ rệt. Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị
quyết của Đảng có nhiều đổi mới. Bộ Chính trị kịp thời ban hành kế
hoạch thực hiện, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng trực
thuộc, đồng thời, tổ chức hội nghị trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở,
tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, sớm đưa
nghị quyết vào cuộc sống; chất lượng học tập, quán triệt được nâng lên,
tiết kiệm thời gian, kinh phí”107.
2.2.1.2. Nguyên nhân ưu điểm
Một là, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo đã tác động tích cực đến tình hình tư tưởng và
công tác tư tưởng của Đảng ta.
Hai là, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác
tư tưởng trong việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cũng
như xác định đúng đắn trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với
công tác tư tưởng.
Ba là, Đảng ta đã kịp thời ban hành các chủ trương, nghị quyết
định hướng công tư tưởng và hướng dẫn triển khai triệt để.

107 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.169-171.
1
3
0
Bổn là, hệ thống chính trị nước ta, nhất là ở cơ sở ngày càng được
củng cố về tổ chức và chất lượng hoạt động đã góp phần thúc đẩy công
tác tư tưởng của Đảng.
Năm là, bộ máy tham mưu về công tác tư tưởng và các lực lượng
trực tiếp làm công tác tư tưởng của Đảng và hệ thống chính trị ngày
càng được củng cố, phát triển.
2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế, khuyết điểm
Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết: “... công tác tư tưởng có nơi, có
lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao; việc giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên... Việc học
tập lý luận chính trị tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu. Công tác thông tin, tuyên truyền một số đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời, hình thức chưa
phong phú. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc,
có nơi tính chiến đấu chưa cao, còn bị động, lúng túng. Việc dự báo,
nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân và định hướng dư luận xã hội có lúc chưa kịp thời. Kết quả
thực hiện một số chủ trương của Đảng về quản lý báo chí, truyền thông,
xuất bản, quản lý internet, mạng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò
của văn học, nghệ thuật trong công tác tư tưởng chưa được phát huy đầy
đủ. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm
đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu; một số vấn đề mới, khó, phức tạp thực
tiễn đặt ra chưa được làm sáng tỏ”108.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Một là, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức

108 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.172.
1
3
1
tạp, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động
không nhỏ đến tư tưởng, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
Hai là, một số cấp uỷ chưa thật sự quan tâm và coi trọng công tác
tư tưởng; có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, né tránh đối với những
quan điểm sai trái có tính nguyên tắc.
Ba là, sự chống phá của các thế lực thù địch và tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên đã làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, gây mất
đoàn kết trong nội bộ, từ đó tác động tiêu cực đến công tác tư tưởng của
Đảng.
Bổn là, trong Đảng đã xuất hiện các ý kiến khác nhau về một số
vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tới sự thống nhất tư tưởng.
Năm là, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng nhìn chung còn thiếu
về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

3. GIẢI PHÁP VÈ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TÔ CHỨC Cơ SỞ


ĐẢNG HIỆN NAY

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, vai trò của chính
quyền cơ sở, đẩy mạnh công tác tư tưởng trong tình hình mới

Lãnh đạo tiến hành công tác tư tưởng luôn là một trọng tâm công
tác của cấp ủy, của chính quyền, mặt ttận và các tổ chức, đoàn thể. Cấp
ủy, trước hết là bí thư, người đứng đầu cơ quan, chính quyền, đoàn thể
hằng năm cần xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, tiến
hành công tác tư tưởng. Định kỳ, đại diện cấp ủy nghe ý kiến phản ánh
về tình hình tư tưởng, chính ữị trong cán bộ, đảng viên và nhân dân của

1
3
2
cán bộ có trách nhiệm trong chính quyền, mặt ttận và các tổ chức đoàn
thể. Từ đó, cấp ủy chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tình
hình tư tưởng, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo về tư tưởng và chỉ đạo
triển khai thực hiện thống nhất trong đơn vị. Thường xuyên nâng cao
chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, khắc phục tình
ttạng mơ hồ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên.

3.2. Mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, đồng thời giữ
nghiêm kỷ cương, kỷ luật phát ngôn theo quy định
Mở rộng dân chủ nói chung, dân chủ trong công tác tư tưởng nói
riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôn trọng và lắng nghe các ý kiến đề
xuất, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Phân tích, tổng hợp, đánh
giá đúng tình hình tư tưởng của từng đối tượng để xác định nội dung,
hình thức, biện pháp giáo dục, giải quyết đúng đắn, phù hợp. Động viên
và tạo điều kiện để mọi người phát huy tự do tư tưởng, góp ý kiến vào
sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ, tham gia làm công tác tư tưởng theo
khả năng, nhất là tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng
nhân dân quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Thực
hiện nghiêm các quy định về kỷ luật phát ngôn; kịp thời phát hiện và xử
lý những biểu hiện tự do tùy tiện, lợi dụng dân chủ để truyền bá các
quan điểm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, gây hoài nghi, dao
động, mâu thuẫn, mất đoàn kết trong tổ chức đảng và trong nhân dân.

3.3. Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thực hiện
nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chính sách, pháp luật
Mỗi cán bộ, đảng viên phải có nhận thức tư tưởng, chính trị đúng
đắn, tích cực tham gia làm tốt công tác tư tưởng cho gia đình mình và
quần chúng được phân công. Phải nói và làm đúng theo nghị quyết của

1
3
3
Đảng; nói đi đôi với làm, thực sự là tấm gương về mọi mặt cho quần
chúng noi theo; đồng thời làm tốt việc giải quyết tư tưởng cho bản thân,
gia đình và những người xung quanh. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực
sự là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của Đảng ở cơ sở.

3.4. Cấp ủy cơ sở cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các kênh
thông tin để giáo dục chính trị - tư tưởng
Đe đáp ứng yêu cầu trên, các cấp ủy cơ sở phải hết sức coi trọng
nâng cao tính giáo dục trong sinh hoạt của các tổ chức, các hội quần
chúng, các cuộc họp nhân dân, các buổi tiếp xúc, đối thoại với dân. Phải
nâng cao tính giáo dục trong các hoạt động văn hóa vãn nghệ, vui chơi
giải trí, phát huy tác dụng của thư viện, nhà văn hóa, các câu lạc bộ,
quản lý việc sử dụng báo chí, truyền thanh V.V.. Qua đó để nhân dân
hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, các luật, nghị định của Nhà
nước, quyết định của các cấp chính quyền địa phương V.V.. để “dân
biết” những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân, quyền hạn, nghĩa vụ,
trách nhiệm của họ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia có hiệu quả vào
việc quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, giám sát hoạt động
của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi cán bộ, đảng viên ở cơ
sở.

3.5. Thường xuyên đổi mới hình thức biện pháp công tác tư tưởng
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên của chi bộ, đảng bộ. Đẩy mạnh
tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù
hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi

1
3
4
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chủ động tham gia
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch; kịp thời phê phán các thông tin, quan điểm xuyên
tạc, sai trái, thù địch.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng quán triệt: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng, bảo đảm tính đảng, tính
khoa học, tính chiến đấu, tính thực tiễn, kịp thời và hiệu quả; nâng cao
chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh”1; “Đổi mới căn bản nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, thực tiễn,
sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận vớỉ thực tiễn"109.
3.6. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo và
đội ngũ báo cáo viên ở tổ chức cơ sở đảng

Chú trọng xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ đương chức, kế cận,
cán bộ trẻ, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
mọi mặt cho cán bộ. Bố trí, sử dụng cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch,
phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho công tác tư tưởng theo hướng hiện đại, đáp ứng
yêu cầu của hoạt động tư tưởng trước những đòi hỏi mới. Thực hiện tốt
các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác
tuyên giáo ở cơ sở.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Trình bày nhiệm vụ công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng?
2. Trình bày các phương pháp, hình thức tiến hành công tác tư

109 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.233,235.
1
3
5
tưởng của tổ chức cơ sở đảng?
* Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích nguyên tắc của công tác tư tưởng? Liên hệ thực tiễn ở
cơ sở đảng đồng chí đang sinh hoạt
2. Phân tích giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của
Đảng trong giai đoạn hiện nay?
D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị- Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2002.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb.Chúih trị quốc gia Sự thật, H.2007.
3. Nguyễn Đức Bình: Một so van đề về công tác lỷ luận - tư
tưởng và văn hóa, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001.

1
3
6
Bài 6
CÔNG TÁC CÁN Bộ
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên các quan điểm chỉ đạo và các
nội dung công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
về kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức được trang bị, học viên có
khả năng tham gia tích cực vào sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác
cán bộ và tiến hành công tác cán bộ ở đơn vị cơ sở đang công tác.
về tư tưởng: Học viên nhận thức rõ và đề cao trách nhiệm trong
công tác cán bộ ở đơn vị cơ sở mình và trong việc tự phấn đấu, rèn luyện
xứng đáng là người cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang
tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

B. NỘI DUNG

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

1.1. Khái niệm cán bộ

Khái niệm cán bộ đã được sử dụng phổ biến trong thời kỳ kháng
chiến ở nước ta để chỉ những người thoát ly quê hương đi kháng chiến
và tham gia các hoạt động cách mạng ở địa phương. Trong điều kiện hòa
bình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khái niệm cán bộ được sử dụng rộng rãi
để chỉ những người tham gia bộ máy các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt

1
3
7
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà
nước, các đơn vị sự nghiệp, những người chỉ huy trong quân đội, công
an... Cán bộ còn được hiểu là người làm việc trong các cơ quan nhà
nước, đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc làm công việc nghiệp vụ, trong
biên chế và hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Để phục
vụ công tác quản lý nhà nước về nhân lực, Quốc hội đã ban hành các vãn
bản pháp luật quy định những người là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định cụ thể các đối
tượng là cán bộ: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương..., ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh..., trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước... Cán bộ xã, phường, thị trấn... là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ
chức chính trị - xã hội”.
Bên cạnh Luật Cán bộ, công chức còn có nhiều luật điều chỉnh đối
với các đối tượng khác (Luật Viên chức, Luật Sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân Việt Nam, Luật Doanh nghiệp...).
Mặt khác, với trách nhiệm là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội,
Đảng có ttách nhiệm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động ữong
tất cả các tổ chức, các lĩnh vực của đời sống xã hội trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Hội nghị Trung ương
9 khóa X đã kết luận: “Khái niệm “cán bộ” được hiểu một cách tổng thể,
theo nghĩa rộng là cán bộ, công chức, viên chức; không phân biệt cán bộ
và công chức theo Luật Cán bộ, công chức”110.

110 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2018, t.68, tr.161.
1
3
8
Như vậy, khái niệm cán bộ sử dụng trong các văn kiện của Đảng
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các cán bộ, công chức, viên
chức làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các đơn vị sự
nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang;
cả những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý và những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước xác định, hiện nay đội ngũ cán bộ của nước ta gồm bốn loại
chính: (1) cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội; (2) cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang;
(3) cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia (ở các cơ quan tham mưu,
giúp việc, các đơn vị sự nghiệp công lập); (4) cán bộ quản lý doanh
nghiệp nhà nước.
Cản bộ cơ sở là bộ phận trong đội ngũ cán bộ chung của cả nước;
là những người đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý, các chức danh
công tác ở đơn vị cơ sở; là người có thể được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm, hoặc phân công đảm nhiệm một vị trí công tác nhất định.
Vì cơ sở rất đa dạng, không chỉ ở địa phương mà còn ở các đơn vị
kinh tế, sự nghiệp..., nên cán bộ cơ sở có thể trong biên chế, hoạt động
chuyên trách, hoặc hoạt động không chuyên trách.

1.2. Khái niệm công tác cán bộ của tổ chức CO’ sở đảng

Là tổ chức đảng được lập ở đơn vị cơ sở, một bộ phận trong toàn bộ
hệ thống tổ chức của Đảng và là nền tảng của Đảng, tổ chức cơ sở đảng
có thẩm quyền và trách nhiệm tiến hành tốt công tác cán bộ.
Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng là toàn bộ các hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, mà
trước hết là bỉ thư cấp ủy, với sự tham gia của cơ quan chỉnh quyền (hội
1
3
9
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), cơ quan chuyên môn (tập thể lãnh
đạo đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, đơn vị quân đội, công an),
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy mọi
tiềm năng nhân lực của tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chỉnh
trị và đơn vị cơ sở, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm
chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Như vậy, công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng là trách nhiệm và
thẩm quyền của đảng ủy cơ sở (đối với đảng bộ cơ sở), tập thể chi bộ cơ
sở (đối với chi bộ cơ sở), trong đó bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ có vai
trò chủ trì. Các chủ trương, kế hoạch về công tác cán bộ và quyết định
về cán bộ thuộc thẩm quyền của đảng ủy cơ sở, tập thể chi bộ cơ sở, theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Ở tổ chức cơ sở đảng, đảng ủy cơ sở, tập
thể chi bộ cơ sở trực tiếp ban hành nghị quyết và tổ chức thực hiện các
nội dung của công tác cán bộ thuộc đơn vị cơ sở. Để thực hiện tốt công
tác cán bộ, đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở phải phát huy vai trò, ttách nhiệm
của cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân (đối với tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn), cơ
quan chuyên môn, cán bộ, công chức, viên chức (đối với các tổ chức cơ
sở đảng khác) trong tham gia ý kiến về công tác cán bộ và giám sát đội
ngũ cán bộ cơ sở.

1.3. Nội dung công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng

Tổ chức cơ sở đảng được lập ở rất nhiều loại hình đơn vị cơ sở,
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: đảng bộ xã, phường,
thị trấn; tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội; tổ chức cơ sở đảng trong đơn vị sự nghiệp
công lập; tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp; tổ chức cơ sở đảng trong
cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam; tổ chức cơ sở đảng trong

1
4
0
cơ quan, đơn vị Công an nhân dân Việt Nam.
Tổ chức cơ sở đảng gồm đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở. Trong
đảng bộ cơ sở có thể chỉ gồm các chi bộ trực thuộc hoặc có các đảng bộ
bộ phận, dưới đảng bộ bộ phận là các chi bộ trực thuộc. Theo đó, công
tác cán bộ của đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở có những điểm giống nhau
và những điểm khác nhau. Chi bộ cơ sở tiến hành các nội dung công tác
cán bộ theo quy định của Ban Bí thư về nhiệm vụ công tác cán bộ của tổ
chức cơ sở đảng. Đảng ủy cơ sở của đảng bộ gồm các chi bộ trực thuộc
lãnh đạo các chi bộ trực thuộc tiến hành công tác cán bộ theo quy định
về nhiệm vụ công tác cán bộ của chi bộ trực thuộc. Đảng ủy cơ sở của
đảng bộ gồm các đảng bộ bộ phận lãnh đạo các đảng bộ bộ phận tiến
hành công tác cán bộ theo quy định về nhiệm vụ công tác cán bộ của các
đảng bộ bộ phận.
Nói chung, công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng gồm những nội
dung chủ yếu sau:
Một là, nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương, quy chế,
quy định của Đảng; chủ trương, kế hoạch công tác cán bộ của cấp ủy cấp
trên về công tác cán bộ.
Cấp ủy tổ chức cơ sở đảng tổ chức học tập, nghiên cứu các quan
điểm, chủ trương, quy chế, quy định của Đảng; chủ trương, kế hoạch
công tác cán bộ của cấp ủy cấp trên về công tác cán bộ để nhận thức đầy
đủ, đúng đắn, nhất là những nội dung trọng tâm, những điểm mới.
Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở thảo luận, thống nhất nhận thức, xác
định rõ trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Quán triệt sâu sắc,
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương
lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về công tác cán bộ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đấu tranh với những
quan điểm lệch lạc, sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
1
4
1
và các phần tử xấu liên quan đến quan điểm, chủ trương của Đảng về
công tác cán bộ; ngăn chặn những tư tưởng tiêu cực, sai trái trong công
tác cán bộ. Phổ biến, quán triệt các quan điểm, quy chế, quy định mới
của Đảng, Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ.
Căn cứ các nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và
tình hình thực tế của đơn vị cơ sở, đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xây dựng
nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác cán bộ của tổ chức cơ sở
đảng. Nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ cần xác
định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian tiến hành và phân công cụ
thể tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện.
Hai là, lãnh đạo và tiến hành các khâu trong công tác cán bộ.
* Tuyển dụng cán bộ
Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở thảo luận, thống nhất chủ trương tuyển
dụng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị cơ sở về số lượng, cơ cấu,
đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tổ chức tuyển dụng theo phân
cấp. Chú trọng việc thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có triển vọng về công tác tại đơn vị cơ sở.
Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo việc thi tuyển công
chức, viên chức, người lao động, bảo đảm thực hiện đúng quy định của
Đảng và Nhà nước, kế hoạch của đơn vị, thật sự khách quan, công khai,
minh bạch, bình đẳng.
Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở lãnh đạo việc tiếp nhận, bố trí vị trí
việc làm cho công chức, viên chức, người lao động đúng yêu cầu của vị
trí công tác, phù hợp với chuyên môn, năng lực của từng người.
* Đánh giá cán bộ
- Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ định kỳ hằng năm:
Ket thúc năm công tác, đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở tiến hành việc

1
4
2
kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ hằng năm theo hướng
dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và cấp ủy cấp trên. Việc đánh giá, xếp
loại chất lượng cán bộ phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn chức danh,
tiêu chí đánh giá cán bộ đã ban hành, kết quả công tác cụ thể của cán bộ;
đánh giá khách quan, công tâm, không nể nang, né tránh khuyết điểm
của cán bộ; theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy
trách nhiệm của người đứng đầu; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết
quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, đề nghị bổ nhiệm và bổ
nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động:
Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch, đề nghị bổ nhiệm và bổ
nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động cán bộ, đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ
sở phải đánh giá cán bộ, ngoài các nội dung như đánh giá định kỳ hằng
năm, phải đánh giá về uy tín và chiều hướng phát triển của cán bộ.
- Đánh giá cán bộ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác theo chế độ
bầu cử, hết thời hạn luân chuyển, trước khi chuyển công tác, trước khi
nghỉ hưu:
Trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác đối với cán bộ đảm nhiệm
chức vụ theo chế độ bầu cử, cán bộ hết thời hạn luân chuyển tại đơn vị
cơ sở, trước khi cán bộ chuyển công tác, nghỉ hưu, đảng ủy cơ sở, chi bộ
cơ sở phải tiến hành đánh giá toàn diện cán bộ trong nhiệm kỳ công tác,
trong thời gian luân chuyển, trong thời gian công tác ở đơn vị cơ sở và
lưu các vãn bản đánh giá cán bộ vào hồ sơ cán bộ.
* Quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ ở tổ chức cơ sở đảng và đơn vị cơ sở bao gồm
chủ yếu là quy hoạch cấp ủy và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn
vị cơ sở. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thể xây dựng thêm quy hoạch
các chức danh chuyên môn cần thiết để tạo nguồn và có kế hoạch đào

1
4
3
tạo, bồi dưỡng.
- Quy hoạch cấp ủy:
Quy hoạch cấp ủy ở tổ chức cơ sở đảng gồm: Quy hoạch đảng ủy
cơ sở (đối với đảng bộ cơ sở), đảng ủy bộ phận (đối với nơi có đảng bộ
bộ phận), chi ủy (đối với cả chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc).
Quy hoạch cấp ủy gồm: Quy hoạch cấp ủy viên, quy hoạch ủy viên
ban thường vụ cấp ủy (đối với cấp ủy có ban thường vụ cấp ủy), quy
hoạch bí thư, quy hoạch phó bí thư cấp ủy (đối với nơi có bố trí phó bí
thư), số lượng cán bộ trong quy hoạch cấp ủy viên, ủy viên ban thường
vụ cấp ủy phải gấp 1,5 đến 2,0 lần số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban
thường vụ cấp ủy theo quy định; mỗi chức danh quy hoạch bí thư, phó bí
thư cấp ủy phải có hai đến ba người.
- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị cơ sở:
Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức
Trung ương đã ghi rõ: Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý, tối thiểu
phải quy hoạch hai đến ba người vào một chức danh; không quy hoạch
một người cho một chức danh; không quy hoạch một người vào quá ba
chức danh; không quy hoạch một chức danh quá bốn người. Quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp
ủy đảng các cấp. Theo đó, các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị cơ
sở thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy phải được quy hoạch vào cấp ủy ở vị trí
tương ứng.
Việc xây dựng, đề nghị phê duyệt quy hoạch cán bộ thực hiện theo
hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ, bảo đảm khách quan, đúng người, đúng việc, đoàn kết nội bộ; có cơ
cấu phù hợp (về độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu
số...), nếu chưa bảo đảm chỉ tiêu cơ cấu thì phải để trống, bổ sung sau.
Quan tâm phát hiện, đưa vào quy hoạch cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi

1
4
4
trội và triển vọng phát ttiển vào cấp ủy, vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả
vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, bổ sung
quy hoạch cán bộ.
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, cấp ủy cơ sở và người đứng đầu lập
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, xác định cán bộ
cần được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên
môn nghiệp vụ; hình thức đào tạo, thời điểm cử đi đào tạo; phối họp với
ban tổ chức cấp ủy cấp trên và cơ sở đào tạo để bố trí cán bộ đi đào tạo
và quản lý cán bộ trong thời gian đào tạo; bố trí công việc phù họp cho
cán bộ sau đào tạo.
Cấp ủy cơ sở tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho toàn thể cán bộ
về lý luận chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và kỹ năng, nghiệp vụ
công tác theo chức danh.
Bí thư cấp ủy, cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm
đào tạo, bồi dưỡng người thay thế mình.
Cấp ủy cơ sở chấp hành nghiêm việc tiếp nhận, bố trí công tác,
phát huy vai trò của cán bộ được cấp trên luân chuyển đến và đề xuất
đưa cán bộ của đơn vị đi luân chuyển để bồi dưỡng, rèn luyện qua thực
tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau.
* Đề nghị bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động,
luân chuyển.
- Đề nghị bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ:
Khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị, cấp
ủy làm tờ trình đề nghị cấp ủy cấp trên cho chủ trương; trên cơ sở ý kiến
chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, cấp ủy lãnh đạo tiến hành quy trình giới
thiệu nhân sự đề nghị bổ nhiệm theo đúng nguyên tắc, quy định. Đối với
1
4
5
nguồn nhân sự tại chỗ, cán bộ được đề nghị bổ nhiệm phải trong quy
hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm hoặc quy hoạch chức danh tương
đương. Việc lựa chọn cán bộ cần có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm
phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện.
Thực hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ
nhân sự đề nghị bổ nhiệm; cung cấp thông tin và giải trình khi có yêu
cầu. Xác minh, xử lý kịp thời thông tin phản ảnh từ các tổ chức, cá nhân
và phương tiện thông tin đại chúng về cán bộ dự kiến bổ nhiệm.
Trước khi cán bộ hết thời hạn bổ nhiệm, cấp ủy lãnh đạo tiến hành
đánh giá cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, kết luận và đề nghị
cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại cán bộ.
- Giới thiệu cán bộ ứng cử:
Căn cứ nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt và
phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ, cấp ủy xem xét, thống nhất giới
thiệu cán bộ ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan chính
quyền, cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội và chịu trách
nhiệm về nhân sự giới thiệu ứng cử.
- Đe nghị điều động, luân chuyển cán bộ:
Căn cứ nhu cầu công tác và năng lực cán bộ, cấp ủy đề xuất cấp có
thẩm quyền về việc điều động công tác đối với cán bộ và tiến hành quy
trình điều động cán bộ sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương.
Đối với cán bộ trong quy hoạch, tuổi còn trẻ, có triển vọng phát
triển xa, sau khi quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt, cấp ủy đề nghị
cấp có thẩm quyền luân chuyển đến địa phương, cơ quan, đơn vị khác để
đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ, giúp cán bộ trưởng
thành, đủ phẩm chất và năng lực đảm nhiệm chức vụ theo quy hoạch.
* Quản lỷ cán bộ.
- Phân công nhiệm vụ cho cán bộ:

1
4
6
Căn cứ nhu cầu công tác và trình độ, năng lực cán bộ, cấp ủy phối
hợp với lãnh đạo cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên môn, tổ chức
chính trị - xã hội bố trí, phân công công tác cho từng cán bộ. Nhiệm vụ
phân công cho cán bộ phải rõ ràng, đúng vị trí việc làm, khung năng lực,
bảo đảm đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc, hợp lý về cơ cấu. Đối với đảng bộ xã, phường, thị
trấn, thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hộ gia đình
nơi cư trú với các hình thức phù hợp để cán bộ gắn bó mật thiết với nhân
dân; kịp thời truyền đạt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở; đồng thời, qua đó để nhân
dân thực hiện việc giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là về đạo đức, lối
sống.
- Theo dõi hoạt động của cán bộ:
Cấp ủy thường xuyên theo dõi việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của từng cán bộ; kịp thời ghi nhận, biểu dương cán bộ có thành tích tốt,
sáng tạo, vượt qua khó khăn, đồng thời uốn nắn những lệch lạc của cán
bộ, giúp đỡ cán bộ gặp khó khăn trong công tác.
- Tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy cán bộ đổi mới, sáng tạo:
Cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng quan hệ đoàn kết, dân chủ, không
có hiện tượng chạy chức, chạy quyền; đánh giá cán bộ khách quan để
cán bộ hăng hái phấn đấu, cống hiến; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói,
dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó
khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.
- Phối hợp với chi ủy nơi cán bộ cư trú trong quản lý cán bộ:
Cấp ủy giới thiệu, yêu cầu cán bộ công tác ở các cơ quan đảng, nhà
nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang phải thường
xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng nơi cư trú; lấy ý kiến nhận xét

1
4
7
của chi ủy (hoặc tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi không có chi bộ
đảng) nơi cán bộ cư trú khi đánh giá cán bộ hằng năm, bổ nhiệm, bầu cử,
giới thiệu cán bộ ứng cử, đề nghị khen thưởng cán bộ.
- Quản lý các quan hệ xã hội của cán bộ:
Cấp ủy, cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng thường xuyên theo dõi,
thu thập thông tin về các mối quan hệ xã hội của cán bộ, nếu phát hiện
có dấu hiệu, dư luận bất thường, thì kịp thời tiến hành xác minh, nhắc
nhở cán bộ không vi phạm những điều cán bộ, đảng viên không được
làm.
- Quản lý hồ sơ cán bộ:
Tất cả hồ sơ liên quan đến cán bộ phải được quản lý chặt chẽ theo
đúng quy định. Cán bộ được phân công quản lý hồ sơ cán bộ có trách
nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cán bộ giao nộp đầy đủ, bổ
sung kịp thời các hồ sơ theo quy định và bảo quản chu đáo hồ sơ cán bộ.
Nói chung, cấp ủy cơ sở phải thực hiện nghiêm việc quản lý cán bộ
theo quy định của cấp có thẩm quyền, chặt chẽ, hiệu quả. Bí thư cấp ủy
và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm chính về quản
lý cán bộ theo phân cấp. Bản thân cán bộ thực hiện nghiêm các quy
định, quy chế, cam kết của mình; báo cáo, giải trình trung thực và chịu
trách nhiệm khi có yêu cầu; qua quản lý cán bộ, động viên cán bộ có
thành tích, kịp thời thay thế những người năng lực hạn chế, uy tín thấp,
không đủ sức khỏe, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn
bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu. Không lấy việc bố trí chức vụ để thực hiện
chế độ, chính sách cán bộ.
* Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
- Khen thưởng cán bộ theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen
thưởng cán bộ:
Căn cứ thành tích công tác của cán bộ, kết quả bình xét của tập thể

1
4
8
nơi cán bộ công tác và theo hướng dẫn của cấp trên, cấp ủy cơ sở lãnh
đạo công tác khen thưởng của tổ chức đảng, cơ quan chính quyền, tổ
chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, quyết định việc
khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ
đối với cán bộ diện cấp trên quản lý và các danh hiệu thuộc thẩm quyền
quyết định của cấp trên. Quá trình này phải được tiến hành dân chủ,
công khai, minh bạch.
- Kỷ luật cán bộ theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên kỷ luật cán
bộ:
Đối với cán bộ là đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật,
chi ủy tiến hành kiểm tra, chi bộ tiến hành xem xét, biểu quyết về hình
thức kỷ luật và đề nghị cấp có thẳm quyền quyết định, đồng thời đề nghị
cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội
xem xét, thi hành kỷ luật ở mức tương ứng, theo đúng quy định của pháp
luật, điều lệ của từng tổ chức chính trị - xã hội.
* Thực hỉện chế độ, chỉnh sách đãi ngộ đổi với cán bộ.
Cấp ủy cơ sở lãnh đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính
sách đối với cán bộ hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước theo
đúng quy định của Đảng, Nhà nước; đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,
giải quyết những quy định chưa thật hợp lý. Việc thực hiện chế độ,
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ không hưởng lương, phụ cấp từ ngân
sách nhà nước phải bảo đảm phù hợp với từng đối tượng theo vị trí việc
làm, chức danh, chức vụ, hiệu quả công việc và điều kiện phát triển kinh
tế, nguồn lực của địa phương, cơ quan, đơn vị.
* Giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ và công tác cán bộ.
- Giải quyết khiếu nại của cán bộ:
Khi cán bộ có khiếu nại về đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, khen
thưởng, thực hiện chế độ, chính sách, cấp ủy tiếp nhận đơn, tiến hành rà

1
4
9
soát toàn bộ quy trình, thủ tục đã tiến hành, nếu thấy khiếu nại là có cơ
sở, thì giải quyết hoặc đề nghị cấp trên giải quyết theo thẩm quyền và trả
lời chính thức với cán bộ.
- Giải quyết tố cáo đối với cán bộ và công tác cán bộ:
Khi có đơn tố cáo đối với cán bộ và công tác cán bộ, cấp ủy tiến
hành phân loại, đối với đơn có ghi rõ tên người tố cáo và đơn nặc danh,
mạo danh nhưng ghi rõ tên người, tổ chức, sự việc, thì phải xem xét theo
đúng quy trình giải quyết tố cáo. Quá trình giải quyết phải bảo đảm thực
hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước; khách quan, minh bạch, căn cứ
vào các chứng cứ, không suy diễn thiếu căn cứ; không bao che, dung
túng cho các hành vi sai phạm, đồng thời bảo vệ những việc làm đúng;
giữ bí mật người tố cáo; trả lời người tố cáo theo đúng thời hạn quy
định.
Ba là, phát huy vai trò của cơ quan chính quyền, chuyên môn, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác cán bộ.
Khi xây dựng chủ trương, kế hoạch về công tác cán bộ và quyết
định đối với cán bộ, cấp ủy cần có sự tham gia của cơ quan chính quyền,
cơ quan chuyên môn, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban chấp hành tổ
chức chính trị - xã hội. Người đứng đầu cơ quan chính quyền, cơ quan
chuyên môn, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban chấp hành tổ chức
chính trị - xã hội có trách nhiệm đóng góp ý kiến với cấp ủy về công tác
cán bộ; nêu nhận xét, đánh giá và đề nghị về cán bộ của cơ quan, tổ chức
mình để tập thể cấp ủy xem xét, quyết định.
Đảng ủy xã, phường, thị ữấn nghiêm túc tiếp thu kết luận giám sát
của Hội đồng nhân dân; ý kiến giám sát, phản biện xã hội của Mặt hận
Tổ quốc, các tổ chức chính ttị - xã hội; ý kiến đóng góp, phản ánh của
nhân dân, nhất là của người có uy tín trong cộng đồng dân cư, gửi đến
cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị và

1
5
0
qua các phương tiện thông tin đại chúng về công tác cán bộ và về cán bộ
của đơn vị cơ sở.
Đại diện cấp ủy cơ sở ở địa phương định kỳ tiếp dân; bí thư, phó bí
thư, ủy viên ban thường vụ và cấp ủy viên dự sinh hoạt với chi bộ khu
dân cư; đảng viên công tác tại xã, phường, thị trấn sinh hoạt đảng tại chi
bộ khu dân cư để nắm bắt ý kiến của nhân dân về công tác cán bộ và đội
ngũ cán bộ cơ sở. Có thể tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của
người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị cơ sở một cách phù hợp.
Bổn là, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng đối
với cán bộ và công tác cán bộ.
Tổ chức cơ sở đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra.
Đảng ủy cơ sở kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
Sau đại hội, đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xây dựng chương trình, kế
hoạch kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, trong đó có kiểm tra, giám
sát về công tác cán bộ. Chi ủy chi bộ cơ sở phân công đảng viên giúp chi
bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ. Đảng ủy cơ sở phân
công đảng ủy viên phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ và
lãnh đạo ủy ban kiểm tra đảng ủy thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
của mình.
Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng về công tác cán
bộ được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn
của Ban Bí thư, ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Mỗi nhiệm kỳ, cấp ủy cần tiến hành một số cuộc giám sát theo
chuyên đề về công tác cán bộ.
Cấp ủy cơ sở lãnh đạo chặt chẽ việc kiểm tra cán bộ khi có dấu
hiệu vi phạm, kết luận chính xác, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán
bộ vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa

1
5
1
phương, cơ quan; lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái
trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Hủy bỏ,
thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý
nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, không có “vùng cấm”, không
có ngoại lệ.
Năm là, tiến hành sơ kết, tổng kết công tác cán bộ.
Cuối năm, giữa nhiệm kỳ, tổ chức cơ sở đảng tiến hành sơ kết và
đại hội tổ chức cơ sở đảng tiến hành tổng kết công tác cán bộ của tổ
chức đảng. Trong sơ kết, tổng kết cần đánh giá đúng những ưu điểm và
khuyết điểm, hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân
chủ quan, rút ra các kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp để thực hiện tốt hơn công tác cán bộ.

1.4. Vai trò của cán bộ, công tác cán bộ của tổ chức Ctf sở đảng

1.4.1. Vai trò của cán bộ


Trước đây, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã khẳng định vai trò
đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ cách mạng. Các cán bộ cách
mạng là người tổ chức thực hiện lý luận cách mạng, Cương lĩnh, đường
lối của Đảng Cộng sản trong thực tiễn cách mạng; là lãnh tụ chính trị, đi
tiên phong và có khả năng tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng.
Ở nước ta, trong cách mạng giải phóng dân tộc, đấu tranh giành
chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đội ngũ cán bộ là lực lượng
nòng cốt trong việc đề ra đường lối, chủ trương; tuyên truyền, vận động
các tầng lớp nhân dân ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng; trực tiếp
tổ chức nhân dân tham gia các phong trào cách mạng, các cuộc chiến
đấu. Sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc” 1; “Công việc thành công hoặc thất bại

1
5
2
đều do cán bộ tốt hay kém” 111; “Cán bộ là những người đem chính sách
của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.
Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”112.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII khẳng định:
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong
công tác xây dựng Đảng”113. Ket luận của Hội nghị Trung ương 9 khóa
X một lần nữa khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” 114. Hội
nghị Trung ương 7 khóa XII khi bàn về tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ, tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng”115.
- Vai trò của cán bộ nói chung thể hiện tập trung ở các mối quan
hệ chủ yếu sau:
Một là, trong quan hệ với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật (bao gồm Cương lĩnh, Chiến lược, nghị quyết của Đảng; Hiến pháp,
các chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, nghị quyết, kế
hoạch công tác của cấp ủy và cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan,
đơn vị...), cán bộ là người tham gia xây dựng, hoàn thiện và giữ vai trò

111’’2’3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5,
112tr.309, 313, 309.
113 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2015, t.5ó’ tr.332.
114 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2018, t.68, tr.224.
115 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trưng ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2018, tr.54.
1
5
3
quyết định trong tổ chức thực hiện.
Hai là, trong quan hệ với công việc, cán bộ là người tổ chức thực
hiện công việc; trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá ttình công
tác; nêu gương về chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc.
Ba là, trong quan hệ với tổ chức (bao gồm cấp ủy, tổ chức đảng; tập
thể lãnh đạo chính quyền, chuyên môn, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội...), cán bộ là thành viên chủ chốt
của tổ chức, đồng thời là người tham gia vào việc sắp xếp, kiện toàn và
nâng cao chất lượng của tổ chức.
Bổn là, trong quan hệ với nhân dân - bao gồm các tầng lớp nhân
dân ở địa phương; cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị;
hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị lực lượng vũ trang; người lao động
ở các đơn vị sản xuất..., cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước, các tổ
chức với nhân dân; là người làm công tác tư tưởng và công tác dân vận.
- Vai trò của cán bộ cơ sở:
Một là, cán bộ cơ sở là người tiếp thu tất cả các nghị quyết, chỉ thị,
kết luận của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cấp trên cơ sở; các
chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa
phương, của cơ quan quản lý cấp trên; nguyện vọng của nhân dân địa
phương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan... để vận dụng sáng tạo
vào điều kiện cụ thể của đơn vị cơ sở, cùng cơ quan lãnh đạo đề ra nghị
quyết, chủ trương, kế hoạch công tác phù hợp.
Hai là, cán bộ cơ sở là người trực tiếp phổ biến, tổ chức thực hiện
và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch công tác
của đơn vị cơ sở; kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh theo
phân cấp, phân công.
Ba là, phối hợp các tổ chức, các lực lượng có liên quan để hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

1
5
4
Bốn là, tham gia xây dựng, củng cố các tổ chức đảng, chính quyền,
chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn
trong sạch, vững mạnh, đấu tranh có hiệu quả chống mọi biểu hiện tiêu
cực, nhất là những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Năm là, nắm bắt, tập hợp, phản ánh các nguyện vọng, đề xuất của
nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức với các cấp trên để kịp thời điều
chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định, kế hoạch công tác.
1.4.2. Vai trò công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng
Xuất phát từ vai trò của cán bộ nên công tác cán bộ được xác định
là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược được coi là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng. Đầu tư
xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
Vai trò công tác cán của tổ chức cơ sở đảng được thể hiện:
Một là, công tác cán bộ góp phần thực hiện thắng lợi đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ
chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ là nhân tố chủ yếu quyết định chất
lượng, hiệu quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan,
đơn vị. Thực tiễn cho thấy, ở đâu tiến hành tốt công tác cán bộ, xây
dựng được đội ngũ cán bộ - nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt - có chất lượng tốt, thì nơi đó mọi phong trào đều tốt, chất lượng và
hiệu quả các mặt công tác đều cao, không có tiêu cực và ngược lại.
Trong một số trường họp, chỉ thay người đứng đầu, tình hình mọi mặt
của địa phương, cơ quan, đơn vị đã chuyển biến tích cực rõ nét.
Hai là, công tác cán bộ có vai trò quyết định trong xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

1
5
5
Việc hình thành đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ phụ
thuộc vào công tác cán bộ và sự phấn đấu, rèn luyện của bản thân mỗi
người cán bộ. Tuy nhiên, sự phấn đấu, rèn luyện của cán bộ phụ thuộc
một cách quyết định vào công tác cán bộ. Ở đâu công tác cán bộ được
tiến hành một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, thì
ở đó cán bộ hăng hái phấn đấu, động cơ phấn đấu của cán bộ mới đúng
đắn. Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ thực hiện không đúng nguyên tắc,
quy trình, thiếu dân chủ, khách quan, công tâm, lãnh đạo độc đoán, có
tiêu cực, thì các cán bộ tốt sẽ không muốn phấn đấu vươn lên, làm việc
cầm chừng, thậm chí không yên tâm công tác.
Ba là, công tác cán bộ là khâu “then chốt”, gắn bó chặt chẽ và tác
động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của công tác xây dựng Đảng.
Công tác xây dựng Đảng gồm nhiều lĩnh vực (công tác tư tưởng;
công tác tổ chức; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
đảng; công tác dân vận; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng; công tác
đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng), trong đó cán bộ và công tác cán bộ liên quan đến tất cả
các mặt công tác khác. Công tác cán bộ được thực hiện đúng đắn sẽ góp
phần giữ vững tình hình tư tưởng, đoàn kết trong nội bộ, củng cố tổ chức
đảng từ cơ sở, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng.
Bổn là, công tác cán bộ là một nội dung trọng yếu trong phương
thức lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng nhiều phương thức, trong
đó lãnh đạo bằng công tác cán bộ là một phương thức trọng yếu. Đảng
lãnh đạo bằng việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ ứng cử vào cơ quan lãnh
đạo của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội;
phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên, đảng viên là cán bộ lãnh

1
5
6
đạo, quản lý các tổ chức trong hệ thống chính trị; quản lý các cán bộ
hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội; lãnh đạo, định hướng công tác cán bộ của các cơ quan
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội). Đội ngũ
cán bộ đảng trong các tổ chức của hệ thống chính trị có phẩm chất, năng
lực tốt sẽ là những người trực tiếp quán triệt, thể chế hóa, cụ thể hóa
đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các chủ trương, kế hoạch công tác của từng cơ quan nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; góp phần giữ vững
vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống
chính trị và toàn xã hội.

2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ


CỦA ĐẢNG
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ

2.1.1. ưu điểm
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính
trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ
chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên,
phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động,
sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi
trường quốc tế.
Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ
cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

1
5
7
Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử
thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì
Tổ quốc, vì nhân dân.
Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp
tích cực cho đất nước.
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước thích ứng
nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
Đội ngũ cán bộ đông, nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa
thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông cán bộ giữa các cấp, các
ngành còn hạn chế.
Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế,
yếu kém, nhiều cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ
nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu đề ra. Không ít cán
bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện.
Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên
gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí,
làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

2.2. Thực trạng công tác cán bộ của Đảng

2.2.1. ưu điểm
Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Công tác cán bộ có nhiều đổi
mới, được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ và đạt một số
kết quả quan trọng; về tổng thể, đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng tốt
hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

1
5
8
Ban Chấp hành Trung ương đã chú trọng lãnh đạo nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn làm cơ sở ban hành nghị quyết về tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ và kết luận về phương hướng công tác nhân sự
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với tình hình và
yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đã chỉ đạo từng bước hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây
dựng, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định, quy chế về
đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và
kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền
lực. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới, trong nhiệm kỳ đã
đẩy mạnh thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý,
bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ hơn. Việc
chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, có chuyển biến.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới,
nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp, gắn với
tiêu chuẩn chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng và
đầu tư tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp được chú trọng và đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn.
Nhìn chung, những cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phù hợp,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo,
quản lý bằng những kết quả cụ thể.
Bộ Chính trị đã chỉ đạo đợt tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện công
tác cán bộ trong toàn hệ thống chính trị. Căn cứ kết quả rà soát, Ban Bí
thư đã ban hành kết luận chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các
cơ quan, đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh công
tác cán bộ và tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp chưa thực hiện
1
5
9
đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và những tập thể, cá nhân vi phạm;
đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về công tác cán bộ” 1.
2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm
Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ
trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm,
còn một số ít nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước với
quy định của Đảng. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, mặc dù đã có
nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn không ít trường hợp chưa phản ánh đúng
thực chất. Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi chưa bảo đảm
tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, cá biệt có nơi bố trí người nhà, người
thân chưa đủ uy tín. Chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán
bộ toàn tâm, toàn ý với công việc... Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy viên
trẻ vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Thủ tục hành chính trong một số khâu
của công tác cán bộ chậm được cải tiến...; nhiều nơi còn tình trạng nể
nang, chưa chỉ rõ những cán bộ có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cơ
hội chính trị, tham vọng quyền lực”2.
2.2.3. Nguyên nhân
2.2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm

’’2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.190-195,196-197.
Những quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp lớn của công
tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong các nghị quyết, kết luận của
Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư là đúng đắn và kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ
mới, đúng vị trí khâu “then chốt” trong công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp

1
6
0
ủy, tổ chức đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, kế hoạch,
biện pháp phù hợp để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung của
công tác cán bộ.
Việc thực hiện công tác cán bộ được tiến hành đồng thời với quá
trình đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị ở các cấp
theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đa số cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn, chấp hành nghiêm
các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác cán bộ và có ý thức tích
cực trong rèn luyện, phấn đấu để có đủ phẩm chất, năng lực và uy túi,
hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tích
cực tham gia giám sát, góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ.
2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII đã chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong công tác cán
bộ của Đảng:
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức
đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu, về cán bộ và công tác cán bộ chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn
diện. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng
mức.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dưng
nêu trong các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác cán bộ và
xây dựng đội ngũ cán bộ còn thiếu quyết liệt, chưa thường xuyên,
nghiêm túc; chậm thể chế hóa, cụ thể hóa; ít kiểm tra đôn đốc và chưa có
chế tài xử lý nghiêm.
- Một số nội dung trong công tác cán bộ chậm được đổi mới. Chưa

1
6
1
có tiêu chí, cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực, bảo
vệ cán bộ và thu hút, trọng dụng nhân tài; chính sách cán bộ còn bất cập,
chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ. Công tác quản lý cán bộ có nơi,
có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những
người yếu kém, uy túi thấp, không đủ sức khỏe.
- Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách
nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để
kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực
trong công tác cán bộ. Thiếu chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp kiểm tra,
thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ
chưa được đầu tư, quan tâm đứng mức.
- Chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát của cơ quan dân cử; giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội; thiếu cơ chế phù hợp để cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với nhân
dân; chưa phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cơ quan
truyền thông, báo chí.
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu về tổ chức, cán
bộ còn chồng chéo, chậm được đổi mới. Chưa quan tâm đúng mức xây
dựng đội ngũ làm công tác cán bộ; năng lực, phẩm chất, uy tín của một
số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Còn coi nhẹ công tác sơ kết,
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát ữiển lý luận
về cán bộ và công tác cán bộ”116.

3. QUAN ĐIẾM XÂY DỤNG ĐỘI NGŨ CẮN BỘ CỦA ĐẢNG VÀ


NHŨNG GIẢI PHÁP XÂY DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA TỔ
CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG
116 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ươngkhóaXII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2018, ư.51-52.
1
6
2
3.1. Quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước do Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII thông qua xác định năm
quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Ket luận của Hội nghị Trung ương 9 khóa X
bổ sung, hoàn thiện các quan điểm này và xác định sáu quan điểm. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đã xác định năm quan
điểm:
“Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng;
công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán

bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ
trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa
học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho
phát triển lâu dài, bền vững.
Hai là, thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
trong hệ thống chính trị. Chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi
với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới,
phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì
lợi ích chung. Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách
nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và
xử lý nghiêm minh sai phạm.
Ba là, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường

1
6
3
xuyên đổi mới công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây
dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ
mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân
dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng
nhân tài.
Bổn là, quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị và
đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi
trong công tác cán bộ. Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn
và cơ cấu, trong đó tiêu chuẩn là chính; giữa xây và chống, trong đó xây
là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên; giữa đức và tài, trong đó đức là gốc; giữa tính phổ biến
và đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới và ổn định, phát triển; giữa thẩm
quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể.
Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trước hết là người
đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán
bộ là nòng cốt. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thông, báo chí
trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sức mạnh của Đảng
là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân; phải thực sự dựa vào nhân dân để
xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ”117.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức cơ sở
đăng
117 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2018, tr.54.
1
6
4
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng
giữa các thế hệ cán bộ.
Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, năng lực công tác, sự gương
mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ với cơ cấu hợp lý, sớm phát
hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số.
Coi trọng đánh giá chất lượng, hiệu quả, sản phẩm thực tế theo
chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ và đề cao trách nhiệm người
đứng đầu.
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; đồng thời, có
cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám
nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.
Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ,
nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy, đồng thời là thủ trưởng cơ quan,
đơn vị, chủ tịch ủy ban nhân dân.
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, giám sát, chống
chạy chức, chạy quyền. Không để lọt những người không xứng đáng,
không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham
vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhưng
cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài.
Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán
bộ. Xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà
nước và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ vi phạm, kể cả khi đã
chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1
6
5
* Câu hỏi thảo luận
1. Cấp ủy và đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng có những vai trò,
trách nhiệm gì trong công tác cán bộ?
2. Khâu khó nhất, yếu nhất trong công tác cán bộ của tổ chức cơ
sở đảng là gì và giải pháp khắc phục?
* Câu hỏi ôn tập
1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
2. Các nội dung chủ yếu trong công tác cán bộ của tổ chức cơ sở
đảng?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2018,
tr.44-80.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.190-197,
242-245.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.1997, tr.66-101.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chỉn Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2009,

1
6
6
tr.269-280.
Bài 7
CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về
công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng hiện nay.
về kỹ năng: Học viên biết liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào
công tác dân vận ở địa phương, đơn vị mình.
về tư tưởng: Học viên nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân
trong công tác dân vận ở địa phương, đơn vị.

B. NỘI DUNG

1. NHỮNG VẮN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

1.1. Khái niệm công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng

Dân vận là cách nói tắt của vận động nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân
không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực
hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể
đã giao cho”118.
Dân vận là khái niệm chỉ việc vận động nhân dân tham gia làm
cách mạng. Khái niệm dân vận rộng hơn khái niệm vận động quần
chúng, vì dân vận được tiến hành với tất cả các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân; với quần chúng ngoài Đảng và cả đảng viên ở trong Đảng.

118 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232.
1
6
7
Công tác dân vận là một công tác cơ bản của Đảng, nhân tố quan
trọng góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân,
xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng là toàn bộ các hoạt động
của đảng bộ, chi bộ cơ sở nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp
mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đảng,
chính sách của chính quyền địa phương ở cơ sở và để chăm lo, bảo vệ
lợi ích của nhân dân.
Chủ thể công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng là đảng bộ, chi bộ
cơ sở. Chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội là các chủ thể thực hiện công tác dân vận theo chức trách, nhiệm
vụ của từng tổ chức dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng.
Mục đích của công tác dân vận là nhằm nâng cao nhận thức của
nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước; về quyền lợi và trách nhiệm của công dân; là nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền cơ sở với nhân dân;
củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước nói chung, với tổ
chức đảng, chính quyền cơ sở nói riêng; là để tập hợp, tổ chức, phát huy
vai trò, sức mạnh của nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam và quê hương giàu mạnh, văn minh.
Đối tượng của công tác dân vận là tất cả đảng viên, cán bộ, công
chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và nhân
dân ở cơ sở. Một số nhóm là đối tượng của công tác dân vận nhưng đồng
thời cũng là chủ thể có trách nhiệm làm công tác dân vận, như: đảng
viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng
vũ trang...

1
6
8
1.2. Nội dung, phương thức tiến hành công tác dân vận của tổ chức
cơ sở đảng

1.2.1. Nội dung công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng
Từ thực tiễn công tác dân vận và quan điểm, chủ trương của Đảng,
có thể xác định những nội dung chủ yếu của công tác dân vận của tổ
chức cơ sở đảng bao gồm:
Một là, đề ra nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác dân vận
của tổ chức cơ sở đảng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở quán triệt đường lối, nhiệm vụ
công tác dân vận của Đảng và cấp trên để đề ra nhiệm vụ, chương trình,
kế hoạch công tác dân vận của cơ sở. Chủ trương, nhiệm vụ, chương
trình, kế hoạch công tác dân vận phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của
tổ chức cơ sở đảng và đặc điểm của địa phương, đơn vị; phù hợp với
từng đối tượng dân vận (công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ
nữ, dân tộc, túi đồ tôn giáo...).
Hai là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân
dân.
Dù “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh,
khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ” 1, nhưng nhiệm vụ hàng đầu của
dân vận vẫn là tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, là “... phải tìm mọi cách
giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng. Việc đó là lợi ích cho họ
và nhiệm vụ của họ, họ phải hãng hái làm cho kỳ được” 119. Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “... cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ” 120, tức là trước
hết phải làm công tác dân vận để tuyên truyền, giảng giải cho dân hiểu
vì sao phải làm cách mạng.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân;
112
119 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H2011, t.6, tr.232,
233.
120 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.288.
1
6
9
giảng giải cho nhân dân đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để dân biết, dân hiểu, dân đồng tình, dân hăng
hái tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, phải giáo dục,
nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân như giáo dục chính trị - tư
tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học -
kỹ thuật V.V.. Đây là nội dung quan trọng của công tác dân vận của tổ
chức cơ sở đảng.
Ba là, lãnh đạo tổ chức các phong trào hành động cách mạng để tập
hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở.
Dân vận không chỉ để dân biết, dân bàn, mà quan trọng hơn là phải
đi đến phát huy sức mạnh của nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ cách
mạng. Đe thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã
hội ở cơ sở, cấp ủy phải lãnh đạo huy động các nguồn lực của nhân dân,
trước hết là nguồn nhân lực, vật lực, trí sáng tạo, lòng nhiệt tình cách
mạng của mọi tầng lớp nhân dân. Phải khơi dậy được lòng nhiệt tình
cách mạng, tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó khăn, tinh thần tự tôn dân
tộc...
Muốn vậy, các tổ chức cơ sở đảng phải lãnh đạo chính quyền, mặt
trận và các đoàn thể vận động nhân dân tổ chức thành phong trào thi đua
yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa
phương, đơn vị. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội bám
sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sáng kiến của nhân
dân để xác định nội dung và hình thức các phong trào phù hợp với thực
tế của địa phương, ngành, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua
“Dân vận khéo” ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị gắn với

1
7
0
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong
trào thi đua khác do Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát
động.
Bổn là, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội, tích cực đấu tranh
với các thế lực thù địch và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Các quyết định số 217-QD/TW và số 218-QD/TW ngày 12-12-
2013 của Bộ Chính trị khóa XI quy định Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền vững mạnh. Đây là một nội dung quan trọng trong
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong giai
đoạn mới. Thông qua giám sát và phản biện xã hội, Đảng có điều kiện
nắm chắc tình hình nhân dân, phát huy được sự sáng tạo của nhân dân để
từ đó, Đảng, chính quyền các cấp kịp thời điều chỉnh đường lối, chủ
trương, chính sách cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhân
dân, phù hợp với quy luật thực tiễn của đất nước. Thông qua kiểm tra,
giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên, giám sát hoạt động của tổ
chức đảng, chính quyền, thông qua đấu ttanh với các hiện tượng tiêu
cực, tham nhũng, quan liêu... tổ chức đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức đề ra biện pháp khắc phục khuyết điểm,
ngày càng trong sạch, vững mạnh. Chính vì vậy, một trong những nội
dung quan trọng của công tác dân vận là phải tập trung vận động nhân
dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền vững mạnh.
Trong giai đoạn cách mạng mới, các thế lực thù địch không hề từ
bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta, tìm mọi cách chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Đảng với nhân dân... với mục tiêu
làm mất ổn định chính trị, thay đổi con đường xã hội chủ nghĩa ở nước

1
7
1
ta. Chính vì vậy, công tác dân vận phải tăng cường tuyên truyền, giải
thích cho nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
góp phần giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước và giữ vững mục
tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam.
Năm là, chăm lo bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân
dân, vận động nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là đáp ứng lợi ích thiết
thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thong nhất quyền lợi
với nghĩa vụ công dân. Dân vận chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo
vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó
kết hợp hài hòa các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ công dân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VI yêu cầu: “Các tổ chức đảng
từ Trung ương đến chi bộ đều phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi
ích của quần chúng làm một nội dung chủ yếu trong hoạt động của
mình”121.
Việc chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân phải
hướng đến mục tiêu thiết thực là cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí,
phát huy dân chủ. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi,
chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa và quyền làm chủ.
Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Để làm được điều này các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần tập
trung giải quyết từ cơ sở những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc
làm, quyền lợi của nhân dân. Trong xây dựng thể chế, chính sách, cần
quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Mọi chủ trương của Đảng,

121 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự
thạt, H.2007, t.5o’ tr.89.
1
7
2
chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Quan tâm điều chỉnh
hài hòa lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các vùng miền, các lĩnh vực;
gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với
lợi ích tập thể và cộng đồng, xã hội. Xử lý nghiêm minh những vụ việc
tiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện
đông người phức tạp, kéo dài.
1.2.2. Phương thức công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng
Một là, tổ chức cơ sở đảng tiến hành công tác dân vận bằng nghị
quyết, chương trình hành động về công tác dân vận. Bằng việc xây dựng
và ban hành các vãn bản (nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quyết
định...) có tính lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các nội dung về công tác dân vận ở cơ sở; ban hành các quy chế,
quy định có tính chất phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng bộ phận
của đơn vị cơ sở trong chỉ đạo, phối hợp triển khai, đồng thời gắn với
trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ làm chuyên trách công tác dân
vận. Như vậy, bằng hình thức này, tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, chỉ đạo
các chi bộ trực thuộc, chính quyền, đơn vị cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể cùng cấp và toàn thể đảng viên, cán bộ, người lao
động, quần chúng nhân dân của tổ chức, đơn vị mình thực hiện nghị
quyết của đảng ủy, chi bộ cơ sở về công tác dân vận, thực hiện dân chủ
ở cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân
tin vào Đảng, đi theo Đảng, gắn bó với Đảng.
Hai là, tổ chức cơ sở đảng tiến hành công tác dân vận bằng công
tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân.
Muốn cho nhân dân hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách
đầy đủ, sâu sắc; hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình, các tổ chức
cơ sở đảng phải tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục

1
7
3
nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, thông
qua các phương tiện truyền thông để truyền tải đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng đến với nhân dân, để tập hợp nhân dân. Công tác
tuyên truyền được coi là công cụ hữu hiệu để Đảng gắn bó mật thiết với
nhân dân.
Ba là, tổ chức cơ sở đảng tiến hành công tác dân vận thông qua
công tác tổ chức và sự gương mẫu, tính trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Thông qua công tác tổ chức, cán bộ, tổ chức đảng, cấp ủy cơ sở
giới thiệu các đảng viên tham gia vào cơ quan lãnh đạo của hệ thống
chính trị ở cơ sở, đảm nhận những chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ
đạo chính quyền, đơn vị cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
cùng cấp triển khai thực hiện công tác dân vận ở cơ sở. Chính những
đảng viên này là người truyền tải, tổ chức thực hiện công tác dân vận tới
từng người dân, đưa công tác dân vận đi vào thực tiễn. Do vậy, để nội
dung của công tác dân vận được thực hiện tốt thì tổ chức cơ sở đảng,
đảng viên phải luôn nắm bắt tình hình của nhân dân, nắm vững chủ
trương, chính sách để cụ thể hóa các nội dung cho sát với từng đối tượng
nhân dân. Đồng thời, tổ chức đảng phải thường xuyên tăng cường, kiện
toàn, đổi mới và bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ
cán bộ làm công tác dân vận.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu
về mọi mặt vì gương mẫu là “mệnh lệnh không lời”. Sức mạnh của nêu
gương, nhất là nêu gương về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên rất
to lớn và quan trọng. Một trong những phương pháp lãnh đạo hệ thống
chính trị và toàn xã hội của Đảng chính là đề cao tính tiên phong, gương
mẫu của cán bộ, đảng viên. Đó cũng là đòi hỏi của các cấp ủy phong
trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, “đảng

1
7
4
viên đi trước, làng nước theo sau”, “một tấm gương sống còn có giá trị
hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, “lấy gương người tốt, việc tốt để
hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây
dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới,
cuộc sống mới”. Trong hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở các tổ chức
đảng có nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu thì sẽ góp phần quan trọng
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, góp phần xây dựng, tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, tổ
chức cơ sở đảng cần quan tâm thành lập khối dân vận ở cơ sở, phân
công cán bộ, đảng viên phụ trách hoạt động. Chi bộ đảng có trách nhiệm
phân công, đôn đốc và kiểm tra đảng viên, những cán bộ Mặt trận và các
đoàn thể thuộc khối này làm công tác dân vận.
Bổn là, thông qua việc chăm lo lợi ích chính đáng cho nhân dân.
Thông qua việc chỉ đạo, phối hợp các tổ chức trong hệ thống chính
trị và toàn xã hội đẩy mạnh các hoạt động huy động nguồn lực nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, họp
pháp cho nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho nhân dân làm
ăn, sinh sống, học tập nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Đồng thời, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng gắn với thực hiện các
phong trào thi đua tới toàn thể nhân dân. Từ việc hiểu dân và chăm lo
đến lợi ích mọi mặt của nhân dân chính là đảm bảo cho hoạt động của
công tác dân vận được thành công, nhân dân sẽ tin vào Đảng, đi theo
Đảng, hoàn thành nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Năm là, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của tổ chức đảng và đảng viên trong triển khai thực hiện công tác
dân vận ở cơ sở.
Tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy cơ sở căn cứ chương trình, kế hoạch
kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên của mình để xây
1
7
5
dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng cấp
dưới, cán bộ, đảng viên thực hiện các chủ trương, nghị quyết và các vãn
bản của Đảng về công tác dân vận có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp về
các nội dung như: Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của cấp trên, giám
sát tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và bộ máy chính
quyền cơ sở; tham gia kiểm tra, giám sát công việc của chính quyền cơ
sở, đơn vị cơ sở theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”, kiểm tra chế độ tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố
cáo của nhân dân ở cơ sở... Trên cơ sở đó, tăng cường công tác nắm tình
hình, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương,
nghị quyết và các văn bản của Đảng về công tác dân vận để nhắc nhở,
uốn nắn, cảnh báo chấp hành tốt. Đồng thời, kịp thời phát hiện những
trường hợp có khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra, xem
xét, kết luận, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý
nghiêm minh các trường hợp có vi phạm.

1.3. VỊ trí, vai trò của công tác dân vận của tổ chức cơ sở đăng
Thứ nhất, công tác dân vận nói chung và công tác dân vận của tổ
chức cơ sở đảng nói riêng, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự
nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh
đạo của Đảng.

Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn khẳng định cách mạng là sự


nghiệp của nhân dân. V.I.Lênin lưu ý những người cộng sản: “Quần
chúng lao động ủng hộ chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là ở đó. Nguồn
gốc khiến chủ nghĩa cộng sản thế giới ttở thành vô địch cũng là ở đó” 122.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng
ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng

122 V.LLênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.39, tr.257-258.
1
7
6
được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong” 123. Với Đảng, “nếu
không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết” 124.
Bởi vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác dân vận là “nhiệm vụ có
ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước” 125. Công
tác dân vận là một nhiệm vụ cách mạng, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở
thời kỳ nào của cách mạng cũng có tầm quan trọng chiến lược, là một
điều kiện căn bản đảm bảo cho cách mạng thành công.
Thứ hai, công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng làm cho nhân dân
hiểu, đồng tình, hăng hái tham gia thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của
cấp ủy và chính quyền địa phương, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị của mình.
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chủ trương, nghị quyết của cấp ủy và chính quyền địa phương
muốn đi vào đời sống thức tiễn phải được nhân dân đồng tình và tích
cực tham gia thực hiện và muốn vậy phải làm công tác vận động, tuyên
truyền, giải thích cho nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “... muốn cách
mệnh thành công thì phải dân chúng [thì phải lấy dân chúng] (công
nông) làm gốc”126, do đó “... cách mệnh trước phải làm cho dân giác
ngộ”127. Trong cách làm công tác dân vận, Người nhấn mạnh: “Trước
nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ
ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái
làm cho kỳ được”128. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của công tác dân
123’3 Hồ Chí Mỉnh, Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr.335,
124278.
125 Đảng Cộng sản Việt: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2013, tr.36.
126’■2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.304,
127288.
128’4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.233,
1
7
7
vận.
Thứ ba, công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng góp phần quan
trọng huy động tập hợp nhân dân ở cơ sở thành lực lượng to lớn để thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương.
Việc cách mạng nói chung, việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa là rất to lớn, là việc của “dân chúng”. Để lãnh đạo
cách mạng thắng lợi, Đảng phải làm tốt công tác dân vận để huy động
tập hợp nhân dân thành lực lượng to lớn để thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương của Đảng. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh trong định nghĩa
về dân vận là dân vận để “góp thành lực lượng toàn dân” 129 thực hiện
những việc nên làm, cần làm.
Thứ tư, công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng góp phần xây
dựng Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương với nhân dân ở cơ sở.
Công tác dân vận là công tác của Đảng, do Đảng lãnh đạo, trực tiếp
làm cho nhân dân hiểu và tham gia thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bởi vậy, làm tốt công tác dân
vận vừa giúp Đảng, Nhà nước hiểu dân, vừa giúp dân hiểu Đảng, tin
Đảng, theo Đảng và ủng hộ pháp luật, chính sách của Nhà nước, hiểu
cấp ủy và chính quyền địa phương; củng cố và tăng cường mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương với
nhân dân ở cơ sở. Đảng ta dựa vào dân để xây dựng Đảng không chỉ về
tổ chức mà cả xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, vì vậy
luôn coi công tác dân vận là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu
của công tác xây dựng Đảng.
Thứ năm, công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng góp phần làm
129232.
1
7
8
thất bại các âm mưu tấn công phá hoại Đảng, Nhà nước, chế độ, phá
hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, phá hoại tổ chức đảng và chính
quyền cơ sở của các thế lựa thù địch
Trong công tác dân vận luôn luôn có nhiệm vụ tuyên truyền, vận
động, tổ chức nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực tế cho thấy, mỗi khi xảy ra “điểm nóng” thì công tác dân vận phải
đi trước, đi cùng, đi đến kết thúc. Trong tình hình hiện nay, để góp phần
làm thất bại các âm mini tấn công phá hoại của các thế lực thù địch đối
với Đảng, Nhà nước, chế độ càng phải coi trọng làm tốt công tác dân
vận của tổ chức cơ sở đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đặt công
tác dân vận là một trong 10 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của xây
dựng Đảng và yêu cầu phải: “Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm
của công dân”1.

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ


ĐẢNG HIỆN NAY
2.1. Thực trạng công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng

2.1.1. ưu điểm
Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Công tác dân vận được chú trọng
và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc
đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn;
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng
cường. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống
1
7
9
chính trị được nâng cao; coi trọng việc lắng nghe, nắm tinh hình và giải
quyết những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn
đề bức xúc của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây
dựng Đảng”2. Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng có những ưu
điểm cụ thể sau:
Một là, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và hệ
thống chính trị cấp cơ sở về công tác dân vận được nâng cao.

’’2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.250, 201-202.
Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm
“dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực
hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân được củng cố, tăng cường. Nhận thức, trách nhiệm của cấp
ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao; coi trọng
việc lắng nghe, nắm tình hình và giải quyết những nguyện vọng, kiến
nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân
tham gia xây dựng Đảng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng được tăng
cường; từng cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách
nhiệm, sức mạnh và hiệu quả công tác dân vận. Qua đó, công tác vận
động, tuyên truyền tiếp tục được chú trọng đổi mới, cuộc sống của nhân
dân được quan tâm, tăng cường sự đồng thuận, phát huy quyền làm chủ,
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

1
8
0
Hai là, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã quán triệt và tổ chức thực
hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, trên cơ
sở đó xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận của
tổ chức đảng, đơn vị và chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị, các cơ quan,
đơn vị, cơ sở thực hiện công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ của
mình.
Cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đội
ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở quán triệt học tập và triển khai các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận tới toàn thể cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời, để cụ thể hóa và đua nghị
quyết, chỉ thị của Trung ương vào cuộc sống. Cấp ủy cơ sở đã xây dựng
các văn bản (nghị quyết, chương trình, kế hoạch) lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công
tác dân vận trên địa bàn.
Ba là, công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là dân vận
chính quyền được đẩy mạnh và thực hiện khá đồng bộ ở các cấp, các
ngành.
Trên cơ sở triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 16-5-2016 về tăng cường và đổi mới công tác dân
vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp cơ sở đã từng
bước thay đổi nhận thức và nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của
đội ngũ cán bộ, công chức. Các cấp ủy trong đó có cấp ủy cơ sở đã phối
họp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ
chức hơn 90.000 hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân
dân130.
Bí thư cấp ủy cơ sở, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã chủ trì

130 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
xm, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.204.
1
8
1
nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp, công nhân, nông dân để tiếp
nhận các kiến nghị, nắm bắt tình hình nhân dân; nhiều địa phương đã
công khai đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kiến nghị của nhân dân.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được mở rộng về phạm vi và đối
tượng, trở thành hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
Bổn là, công tác tiếp dân và đối thoại với dân của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền từng bước đi vào nền nếp.
Thời gian qua, công tác tiếp dân, nhất là việc tổ chức đối thoại giữa
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân đi vào nền nếp, là giải
pháp hiệu quả giúp cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết nhiều vấn đề
khó, những vấn đề người dân bức xúc. Đặc biệt, thông qua đối thoại
giúp cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng
bền chặt, gần gũi, củng co niềm tin, tạo nên đồng thuận xã hội. Theo
Báo cáo so 515-BC/BDVTW của Ban Dân vận Trung ương về kết quả
thực hiện Năm dân vận chính quyền, năm 2019, có 478.237 lượt công
dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh (tăng 4,3% so với năm 2018), với 304.209 vụ việc (tăng 9,1%),
4.611 lượt đoàn đông người (giảm 0,6%)... Các địa phương đã tiếp
400.097 lượt công dân, với 246.275 vụ việc, 3.877 lượt đoàn đông
người; so với năm 2018 tăng 4,9% số lượt công dân và tăng 13,6% số vụ
việc, giảm 1,9% số lượt đoàn đông người131.
Năm là, hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở
cơ sở và nhân dân theo các quyết định của Bộ Chính trị được đẩy mạnh
và chuyển biến tích cực.
Việc thực hiện Quyết định số 217-QD/TW ngày 12-12-2013 của
Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
131 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.203-204.
1
8
2
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-
QD/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị “Quy định về việc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” có ý nghĩa rất quan trọng,
góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đề cao tính dân chủ và
là “nhịp cầu” giúp cho ý Đảng - lòng Dân ngày càng bền chặt.
Mặt trận Tổ quốc cấp huyện tổ chức 6.404 cuộc giám sát, 4.403
hoạt động phản biện và cấp xã tổ chức 49.564 cuộc giám sát, 25.834
hoạt động phản biện. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các
cấp và nhân dân đã có 32.064 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền132.
2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một là, việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa
bàn phức tạp còn chưa kịp thời, sâu sát; việc nắm tâm tư, nguyện vọng,
nhu cầu của nhân dân chưa chắc, chưa sát. Từ đó dẫn đến việc đề ra các
quyết định, chương trình, kế hoạch đối với các đối tượng nhân dân chưa
kịp thời, chưa bám sát những biến đổi trong thực tiễn và điều kiện, hoàn
cảnh của đất nước. Bên cạnh việc quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức
thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận chưa sâu sắc;
chưa dự báo, nắm bắt đầy đủ những diễn biến, tâm tư, nguyện vọng của
các tầng lớp nhân dân để có biện pháp xử lý phù hợp, vẫn còn có lúc
việc xử lý tình huống bức xúc, điểm nóng chưa kịp thời.
Hai là, công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân còn một số bất cập. Việc triển khai
thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết định, chuơng trình,

132 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
xm, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.205.
1
8
3
kế hoạch của cấp ủy cơ sở về công tác dân vận kém hiệu quả; công tác
tuyên truyền, vận động, thuyết phục có lúc, có nơi còn giáo điều, xa rời
thực tế, lý thuyết suông, chưa sát hợp với trình độ, phong tục, tập quán
của nhân dân.
Ba là, phương pháp vận động, tập họp nhân dân chưa phù hợp với
từng đối tượng, nhất là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, đồng
bào có tôn giáo; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập hợp,
phát triển đoàn viên, hội viên còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo
nhân dân; xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc chưa đáp ứng yêu
cầu của tình hình mới.
Bổn là, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở một số nơi chưa thường xuyên,
hiệu quả còn thấp, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
Năm là, một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nêu cao tinh thần trách
nhiệm, chưa thúc đẩy công tác phối hợp của hệ thống chính trị với công
tác dân vận; một số nơi còn chưa coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân nên
các chính sách chưa đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích của nhân dân...
Thậm chí, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ
lãnh đạo, quản lý còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.
Sáu là, công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác dân vận của tổ
chức cơ sở đảng chưa được quan tâm đúng mức. Một số chính sách chưa
đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, một số bức xúc
kéo dài chưa được giải quyết; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi
còn hình thức hoặc bị vi phạm... gây tâm lý dồn nén, tích tụ bức xúc
trong nhân dân; một bộ phận nhân dân bị các thế lực thù địch, đối tượng
cực đoan lợi dụng kích động, gây ra nhiều vụ việc phức tạp, tạo “điểm

1
8
4
nóng” về an ninh trật tự.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm


Một là, những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo
và đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết lãnh đạo công tác dân vận. Đây là
cơ sở để cấp ủy thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác
dân vận ở cơ sở. Đồng thời, có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp,
kịp thời và kiểm tra, giám sát của cấp trên trong lãnh đạo công tác dân
vận của tổ chức cơ sở đảng nên thời gian qua đã đạt được những kết quả
quan trọng.
Hai là, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về vai trò, tầm quan trọng của
công tác dân vận được nâng lên. Vì vậy, cấp ủy cơ sở đã có những
chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của công tác dân vận trong tình hình
mới, qua đó phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Ba là, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ,
công chức khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy và làm nòng cốt trong
công tác vận động nhân dân của tổ chức cơ sở đảng. Đội ngũ cán bộ,
công chức có tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập để nâng cao
trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ.
Bốn là, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo, những năm qua trên từ Trung ương đến cơ sở đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, có chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội và mang lại những lợi ích thiết thực cho các tầng lớp

1
8
5
nhân dân, được nhân dân tin tưởng và đồng tình ủng hộ.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Tình hình trên đây có nguyên nhân khách quan là do tác động của
mặt trái cơ chế thị trường, do âm mưu phá hoạt của các thế lực thù địch,
do những khó khăn của nền kinh tế đất nước và do những vấn đề lý luận
về công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, về phương thức lãnh đạo
của Đảng, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện xây dựng
nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin... là những vấn đề lý luận mới mà Đảng ta chưa nhận thức,
lường hết được những tác động của nó.
Tuy nhiên, những yếu kém, khuyết điểm trong công tác dân vận
của tổ chức cơ sở đảng chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan như
sau:
Một là, một số cấp ủy đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở chưa nhận
thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác dân vận; chưa thấy hết trách
nhiệm và chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, đặc
biệt là chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác dân
vận.
Hai là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, còn thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với
làm, chưa nêu cao tinh thần dân chủ, còn quan liêu, xa dân, xa cơ sở,
chưa nêu cao trách nhiệm phục vụ nhân dân; thậm chí còn suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Ba là, phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận chậm
được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn. Tổ
chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở
một số cơ sở yếu kém, giảm sút vai trò lãnh đạo, phối hợp thiếu chặt

1
8
6
chẽ, không sát dân, không làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân
dân. Chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và bố trí đủ nguồn lực cho
việc triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách công tác dân vận.
Phương pháp vận động, tập hợp nhân dân chưa phù hợp với từng đối
tượng, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, vãn nghệ sĩ, thanh niên, người
theo đạo.
Bốn là, việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công
tác dân vận, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính quyền
các cấp đôi lúc chưa kịp thời; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.
Năm là, hệ thống quy định, quy chế, cơ chế về công tác dân vận, về
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, về vai trò, tính trách
nhiệm của các chủ thể trong công tác dân vận chưa đồng bộ, còn nhiều
kẻ hở và còn nhiều bất cập.
Trong xã hội đang còn tồn tại nhiều bức xúc nhưng chưa được quan
tâm giải quyết dứt điểm, kịp thời. Tình trạng thủ tục hành chính rườm rà,
quan liêu, vô cảm, thiếu trách nhiệm với dân, nhũng nhiễu dân, xâm
phạm quyền làm chủ của nhân dân... trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức chưa được xử lý nghiêm minh. Sự phân hóa
giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội đang tác động đến
đời sống của nhân dân, làm suy giảm lòng tin mối quan hệ của nhân dân
đối với Đảng, chính quyền các cấp, là thách thức đối với vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự ổn định chính trị của đất nước và sự tồn vong của chế độ.
Thực tiễn đó đang đòi hỏi Đảng cần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
đối với công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân cũng như khối đại
đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1
8
7
3. QUAN ĐIÊM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG VÀ NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA TỔ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG

3.1. Quan điểm cũa Đảng về công tác dân vận

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đề ra các quan điểm
tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
trong tình hình mới, nhưng thực chất đây cũng chính là quan điểm của
Đảng trong công tác dân vận hiện nay:
Một là, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.

Hai là, động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền
làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi
ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực
tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân;
những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết
sức tránh.
Ba là, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn
liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi
quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp
với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi
theo.
Bổn là, công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các
đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng
lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham
mưu và nòng cốt.

1
8
8
Năm là, Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức
trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán
bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức
tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
Sáu là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác dân
vận. Phải xuất phát từ lợi ích của người dân, gần dân, hiểu dân, dựa vào
dân và học từ dân. Đại hội lần thứ XII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện Đảng cầm quyền,
xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải
thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có
ữách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc,
những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công
dân”133.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp công tác dân vận của tổ chức cơ sở đăng
3.2.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động,
của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận
Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng là một mặt hoạt động của
cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
ở cơ sở. Vì vậy, từng đảng bộ, chi bộ, đảng viên phải trực tiếp làm công
tác dân vận, thực hiện chế độ phân công từng đảng viên làm công tác
dân vận. Mỗi đảng viên được phân công phụ trách một địa bàn dân cư,
một số đối tượng cụ thể, tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể.
Tổ chức quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận một cách hiệu quả. Cần có

133 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.210.
1
8
9
những quy định cụ thể đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, lấy chi bộ làm
địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện, làm chuyển biến căn
bản từ nhận thức đến hành động, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ,
đảng viên, cấp ủy cơ sở đưa nội dung công tác dân vận vào sinh hoạt
đảng hằng tháng và vào chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng,
quý, năm. Chú ý sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn
chế, yếu kém trong công tác dân vận.
Tăng cường lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức
mạnh tổng hợp của các cơ quan thông tin đại chúng; mở rộng các kênh
thông tin truyền thông, đối thoại trực tiếp với nhân dân, góp phần giải
tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã hội. Chú trọng việc định hướng và quản
lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội, chủ
động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực
thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa tổ chức đảng,
chính quyền cơ sở với nhân dân.
3.2.2. Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng chinh quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vũng mạnh
trong tình hình mới
Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát và phản biện xã
hội, đóng góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc
quy trình lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý vào các đề án, chương
trình kinh tế-xã hội trước khi cơ quan có thẩm quyền ký ban hành.
Nghiên cứu, ban hành cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ
cán bộ. Tích cực đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị

1
9
0
quyết của Đảng về công tác dân vận.
Tăng cường phối hợp, thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ
thống chính trị; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa
chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội các cấp.
3.2.3. Xậy dựng đội ngũ cán bộ dân vận đáp ứng yêu cầu mới
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin
dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”; thực
hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Việc tuyển chọn cán bộ đảm trách công tác dân vận phải có phẩm
chất, năng lực, đạo đức tốt, tâm huyết với nhiệm vụ được giao, có khả
năng tập hợp, động viên mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết, củng cố và
tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Đội ngũ cán bộ phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, có lối sống đúng đắn, hòa nhập với cộng đồng, giữ mối liên
hệ chặt chẽ với nơi cư trú; không ngừng co gắng học hỏi nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm trong công việc; có
ttách nhiệm, tâm huyết với công tác dân vận; tận tụy phục vụ nhân dân;
là những cán bộ, đảng viên gương mẫu trong công việc và cuộc sống để
nhân dân học tập theo.
Chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt, người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số, tôn giáo làm công tác dân vận ở cơ sở. Họ chính là
những cánh tay nối dài giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
3.2.4. Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về
công tác dân vận
Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân
vận theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân

1
9
1
giám sát, dân thụ hưởng”134. Lãnh đạo thể chế hóa Hiến pháp về quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủ
của nhân dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy
định về công tác dân vận; chương trình, kế hoạch vận động từng đối
tượng nhân dân trên cơ sở nắm chắc tình hình thực tế của địa bàn, các
mặt của nhân dân thuộc phạm vi phụ trách.
Chỉ đạo cơ quan chính quyền cơ sở coi trọng việc thể chế hóa thành
chương trình hành động; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các
văn bản, các chính sách sát với thực tế địa phương và xuất phát từ lợi ích
thiết thực của nhân dân.
Cấp ủy phải xây dựng được hệ thống quy chế làm việc, quy định
chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đồng bộ; trong đó có quy định rõ chế
độ thông tin, báo cáo và giao ban công tác dân vận giữa ban thường vụ,
thường trực cấp ủy với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ
trang, Mặt ữận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở.
3.2.5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ
quan đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị
Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng
bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức
tổ chức và phương thức tập hợp, vận động, nắm bắt kịp thời tâm tư,
nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp
với biến đổi cơ cấu xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động nhân dân thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao

134 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.249.
1
9
2
ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của công dân; đồng thời
chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, mị dân.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và quan tâm chăm lo đời
sống của nhân dân. Thực hiện nghiêm và có hiệu quả các quy định về
dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân giải quyết
những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân và xử lý kịp thời,
dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân, các vụ
khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, không để hình thành các điểm
nóng về an ninh, trật tự xã hội.

c. CÂU HỎI THẢO LUÂN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng công tác dân vận của tổ chức cơ
sở đảng trong giai đoạn hiện nay?
2. Từ thực tiễn công tác và địa phương mình, đồng chí hãy chỉ ra
một số ưu điểm, hạn chế trong công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng
thời gian qua?
* Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích những nội dung, phương thức công tác dân vận của tổ
chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay?
2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác dân vận
của tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

1
9
3
2. Đảng Cộng sản Việt: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2013.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Bộ Chính trị: Quyết định sổ 217-QD/TW ngày 12-12-2013 ban
hành kèm theo Quy chế về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
2. Bộ Chính trị: Quyết định sổ 218-QD/TW ngày 12-12-013 ban
hành kèm theo Quy chế về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chỉnh trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ỷ xây dựng Đảng, xây
dựng chỉnh quyền.
Bài 8
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở cơ sở giai đoạn hiện nay.
về kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức được trang bị, học viên có
nhận thức đúng đắn và có khả năng tham gia công tác kiểm tra, giám sát
ở tổ chức đảng nơi công tác.
về tư tưởng: Học viên có nhận thức đúng và có trách nhiệm trong
công tác kiểm tra, giám sát ở đơn vị mình và từ đó xác định việc tự phấn
đấu, tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là người đảng viên của Đảng Cộng
sản Việt Nam.

1
9
4
B. NỘI DUNG
1. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIÊM TRA, GIÁM
SÁT CỦA ĐẢNG
1.1. Khái niệm kiểm tra và công tác kiểm tra của Đảng
1.1.1. Khái niệm kiểm tra
Quy định số 30-QD/TW ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung
ương về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đưa ra khái niệm về kiểm ứa:
“Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận
về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp
dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức
đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên” 135.
Khái niệm trên cho thấy, kiểm tra của Đảng không chỉ giới hạn
trong việc kiểm tra trong nội bộ Đảng qua việc chấp hành Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của
Đảng, mà còn kiểm tra cả việc cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức đảng và
đảng viên có trách nhiệm kiểm tra và tự kiểm tra trong mọi hoạt động
của mình.
1.1.2. Khái niệm công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng
Công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng là toàn bộ các hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm

135 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trưng
ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.98.
1
9
5
quyền với sự tham gia của các cơ quan tham mưu, giúp việc mà nòng cốt
là ủy ban kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ ra ưu,
khuyết điểm, vi phạm (nếu có), chỉ ra nguyên nhân và các biện pháp
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm bảo đảm cho chủ
trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước mà trước hết là nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng được
thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cao trong thực tế.
Chủ thể công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng gồm: Chi bộ,
đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; ủy ban
kiểm tra cơ sở;
Đổi tượng kiểm tra gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban
thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở, đảng viên.
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh Chính trị,
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Mục đích kiểm tra: Tìm ra ưu điểm để phát huy, phát hiện khuyết
điểm hoặc vi phạm để kịp thời xử lý ngay từ cơ sở; phòng ngừa, ngăn
chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, bảo vệ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng.

1.2. Khái niệm giám sát và công tác giám sát


1.2.1. Khái niệm giám sát
Quy định số 30-QD/TW ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành trung
ương về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đưa ra khái niệm về giám sát như
sau: “Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức

1
9
6
đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự
phân công”136.
1.2.2. Khải niệm công tác giám sát của tổ chức cơ sở đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chính thức giao
chức năng, nhiệm vụ giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm
tra các cấp, chi bộ, coi kiểm tra, giám sát trước hết là nhiệm vụ của các
cấp ủy, gắn công tác kiểm tra với công tác giám sát, có giám sát mới
phát hiện được các vấn đề mới, khắc phục được thiếu sót, khuyết điểm
ngay từ lúc mới manh nha.
Công tác giám sát của tổ chức cơ sở đảng là toàn bộ các hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy, tổ chức đảng có
thẩm quyền, với sự tham gia của các cơ quan tham mưu, giúp việc mà
nòng cốt là ủy ban kiểm tra thông qua việc quan sát, theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên để phát huy
ưu điểm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm,
vi phạm ngay từ khi mới manh nha nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị và sự lãnh đạo của Đảng mà trước hết là nhiệm vụ
chính trị của tổ chức cơ sở đảng.
Chủ thể giám sát: Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy
cơ sở, đảng ủy cơ sở; ủy ban kiểm tra.
Đối tượng giám sát: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường
vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở, đảng viên.

136 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trưng ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.98-99.
1
9
7
Mục đích giám sát:
Chủ động nắm chắc tình hình và đánh giá đúng hoạt động của tổ
chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; đề ra các chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ được giao; góp phần bổ sung, sửa đổi các quy định của Đảng
và pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn.
Phát huy ưu điểm, phát hiện hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm và
nguyên nhân để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục; cảnh
báo, phòng ngừa, ngăn chặn thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của tổ chức
đảng, đảng viên từ khi còn manh nha.
Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng;
giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; ngăn
chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

1.3. Nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát của tổ
chức cơ sở đảng
1.3.1. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở
đảng
Thứ nhất, xác định nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng đã được đại hội
đảng bộ xác định, cấp ủy (đảng ủy, chi ủy là cơ quan lãnh đạo của tổ
chức đảng giữa hai nhiệm kỳ đại hội) xác định nhiệm vụ công tác kiểm
tra, giám sát trong cả nhiệm kỳ, được thể hiện trong chương trình làm
việc toàn khóa của cấp ủy. Trong đó, cần xác định rõ nhiệm vụ trọng
tâm, lĩnh vực cần chú ý kiểm tra, giám, sát, những địa bàn, tổ chức đảng
hoạt động ở các địa bàn, lĩnh vực trọng yếu tác động mạnh mẽ đến việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, đến công tác xây dựng

1
9
8
Đảng...
Thứ hai, xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra, giám
sát và chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện.
Cấp ủy xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra, giám
sát của cấp ủy để cấp ủy bàn bạc, thảo luận và quyết định; chỉ đạo các
cấp ủy cấp dưới trong đảng bộ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công
tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đó, trong khoảng thời gian nhất
định, thường là 1 năm, 6 tháng; chỉ đạo, đôn đốc và tiến hành kiểm tra
các cấp ủy cấp dưới về thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám
sát đã được xây dựng.
Thứ ba, ra quyết định tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát.
Việc cấp ủy ra các quyết định về các cuộc kiểm tra, giám sát cần
tiến hành theo đúng các quy định và quy trình ra quyết định của cấp ủy,
bao gồm: thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị dự thảo quyết định, thường
trực cấp ủy hoặc Ban Thường vụ cấp ủy bàn bạc quyết định hoặc cho ý
kiến để cấp ủy thảo luận và quyết định, ban hành quyết định.
Thứ tư, cụ thể hóa quyết định về các cuộc kiểm tra, giám sát.
Sau khi cấp ủy ra quyết định về cuộc kiểm tra, giám sát cần tiến
hành cụ thể hóa quyết định đó, cần triển khai các việc thành lập đoàn
kiểm tra, cử cán bộ phụ trách, xác định lực lượng phối hợp và các điều
kiện, phương tiện cần thiết để tổ chức thực hiện, quy định rõ thời gian
tiến hành và thời gian kết thúc từng công việc, các quy định về chế độ
làm việc...
Thứ năm, tổ chức thực hiện quyết định của cấp ủy về cuộc kiểm
tra, giám sát.
Trên cơ sở quyết định đã được cụ thể hóa và kế hoạch thực hiện
quyết định của cấp ủy về cuộc kiểm tra, giám sát cần huy động lực
lượng, phương tiện cần thiết và cán bộ đã được phân công và được giao
1
9
9
nhiệm vụ để tiến hành ngay việc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch, tiến
độ đã được xác định.
Thứ sáu, tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động đang diễn ra
của cuộc kiểm tra, giám sát.
Cấp ủy cần coi trọng và lãnh đạo tiến hành công việc này, bởi vì
cấp ủy kiểm tra, giám sát các hoạt động đang diễn ra đối với cuộc kiểm
tra, giám sát sẽ có vai trò, tác dụng to lớn đối với chất lượng, hiệu quả
của cuộc kiểm tra đó. Đây là chức năng, là trách nhiệm của cấp ủy đối
với công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ bảy, sơ kết, tổng kết rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo
công tác kiểm tra, giám sát.
Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cần được tiến hành thường
xuyên theo định kỳ, đối với từng công việc cụ thể. Trong quá trình sơ
kết, tổng kết rút kinh nghiệm, cấp ủy cần rút ra những kinh nghiệm cả về
thành công và chưa thành công, song quan trọng hơn là cần nghiên cứu
áp dụng những kinh nghiệm thành công vào lãnh đạo, chỉ đạo công tác
kiểm tra, giám sát của cấp ủy.
1.3.2. Hình thức tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
Thứ nhất, kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo, mà chức năng
lãnh đạo và xây dựng Đảng phải được tiến hành thường xuyên. Tổ chức
đảng, trước hết là cấp ủy các cấp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; tiến hành công tác kiểm tra, giám
sát và tự kiểm tra để phát huy ưu điểm, phát hiện, ngăn chặn và khắc
phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm. Kiểm tra, giám sát thường xuyên
thể hiện được tính chủ động, tính chỉ đạo, đôn đốc, thúc đẩy tổ chức
thực hiện. Có như vậy mới kịp thời phát huy ưu điểm, phát hiện những
biểu hiện lệch lạc, sai trái để có biện pháp chấn chỉnh và điều chỉnh cho
2
0
0
phù hợp. Do đó, trong toàn bộ quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên phải được mọi tổ chức đảng
chú trọng, nhất là các tổ chức cơ sở đảng.
Các tổ chức cơ sở đảng thông qua hoạt động thực tế hàng ngày của
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc thực hiện chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong
sinh hoạt đảng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên;
qua tự phê bình và phê bình; qua kiểm tra, phân tích chất lượng đảng
viên, nhận xét, đánh giá chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh; qua phê
bình, góp ý của quần chúng để đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của đảng
viên và tổ chức đảng cấp dưới, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo,
quản lý của đảng ủy, chi ủy, chi bộ, kịp thời xem xét, giải quyết những
trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Thứ hai, kiểm tra định kỳ.
Kiểm tra định kỳ là một hình thức kiểm tra có tính kế hoạch cao,
các tổ chức đảng từ cấp cơ sở đến Trung ương đều cần và có điều kiện
để tiến hành. Tùy vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác
xây dựng Đảng, tình hình thực tế trong từng thời kỳ mà xác định nội
dung, đối tượng và thời gian định kỳ kiểm tra cho phù hợp.
Nội dung kiểm tra: Có thể kiểm tra toàn diện đối với tổ chức đảng
và đảng viên, có thể chỉ kiểm tra chuyên sâu, chuyên đề một số nội dung
cần thiết.
Kiểm tra định kỳ có tính nhận định, đánh giá; nên thường được áp
dụng đối với việc kiểm tra đánh giá sâu về một đối tượng, một quá trình,
một giai đoạn hoặc một vấn đề cụ thể.
Thứ ba, kiểm tra đột xuất; giám sát theo chuyên đề.
Đối tượng kiểm tra đột xuất, giám sát theo chuyên đề có số lượng

2
0
1
ít, nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào một số vấn đề nhất định.
Yêu cầu của kiểm tra đột xuất, giám sát theo chuyên đề là xem xét, kết
luận hoặc đánh giá chính xác để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều
chỉnh, khắc phục hoặc xử lý khuyết điểm, vi phạm. Tùy mục đích, đối
tượng, nội dung, yêu cầu cần kiểm tea, giám sát mà tổ chức cơ sở đảng
có kế hoạch tiến hành cho phù hợp.
1.3.3. Phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
1.3.3.1. Các phương pháp kiểm tra
Thứ nhất, dựa vào tổ chức đảng và đảng viên.
Đây vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, vừa là vấn
đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Tổ chức đảng ở cơ
sở là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức
đảng cấp dưới. Do đó, dựa chắc vào tổ chức đảng và đảng viên thì chủ
thể kiểm tra mới có đủ cơ sở để xem xét, kết luận vụ việc toàn diện,
chính xác. Ở những tổ chức đảng yếu kém, cần có cách vận dụng thích
hợp. Nếu cần thiết, có thể củng cố, kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành
kiểm tra. cấp ủy cần căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp
mình, căn cứ vào những nhiệm vụ mà tổ chức đảng phải lãnh đạo thực
hiện trong khoảng thời gian nhất định để xác định phương hướng, nhiệm
vụ của công tác kiểm tra của tổ chức đảng cấp mình và chỉ đạo kiểm tra,
đôn đốc, giám sát tổ chức đảng cấp dưới thực hiện những công việc nêu
trên, cấp ủy có thể gợi ý, hướng dẫn cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới
xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của họ.
Trong phương hướng, nhiệm vụ đó phải chỉ rõ trọng tâm, trọng điểm của
công tác kiểm tra và phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể.
Thứ hai, phát huy tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên.
Tự giác là phản ánh của phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, ý

2
0
2
thức kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên. Song, đây là một quá trình
và mức độ tự giác của từng đối tượng không giống nhau; tự kiểm tra
mình là việc khó nhất. Do đó, khi vận dụng phương pháp này cần làm
tốt công tác tư tưởng để khơi dậy tinh thần tự giác của đối tượng kiểm
tra, giám sát; kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh kiên
quyết thông qua thẩm tra, xác minh.
Thứ ba, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.
Liên hệ mật thiết với quần chúng là truyền thống và là nguyên tắc
của Đảng. Do đó, khi tiến hành công tác kiểm tra cần phát huy trách
nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Muốn đạt hiệu quả cao cần phải
tổ chức, hướng dẫn và có cách làm phù hợp; tiến hành tổng kết việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, rút ra những bài học kinh nghiệm để thực
hiện tốt.
Thứ tư, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.
Trong thực tiễn hiện nay, nhiều tổ chức đảng và đảng viên khi được
kiểm tra đã tự giác, thành khẩn trình bày nghiêm túc mọi ưu, khuyết
điểm, song vẫn còn không ít tổ chức đảng và đảng viên thiếu tinh thần tự
giác, tự phê bình, tính đảng yếu, hữu khuynh, cố tình quanh co, giấu
giếm khuyết điểm, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, giám
sát. Với loại đối tượng này, ngoài việc kiên trì áp dụng phương pháp
phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, tích cực ừong
xây dựng Đảng của quần chúng, cần làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.
Thực tế cho thấy, do làm không tốt khâu thẳm tra, xác minh, nên rất
nhiều trường hợp giải quyết thư tố cáo đã phải xếp vào diện không có cơ
sở để kết luận. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng của
tổ chức đảng, đảng viên. Làm tốt khâu thẳm tra, xác minh, bằng những
chứng cứ khách quan, trung thực đã được thẳm tra xác minh nghiêm túc,
kiên trì đấu tranh buộc đối tượng không thể không thừa nhận những

2
0
3
hành vi sai phạm của mình.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
với công tác thanh tra của cơ quan nhà nước, thanh tra nhân dân, công
tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - xã hội và phối hợp với các ban,
ngành có liên quan.
Đảng ta là đảng cầm quyền, đảng viên vừa là thành viên của tổ
chức đảng vừa là công dân hoặc thành viên của các tổ chức chính trị - xã
hội khác. Do đó, đảng viên vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước
cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Nếu không có cơ chế chặt chẽ, phù
hợp, nhất là ttong công tác kiểm tra giám sát thì dễ dẫn đến thiếu tập
trung thống nhất, giải quyết các vụ việc không kịp thời, chính xác. Các
cơ quan thanh tra, các ban của cấp ủy, các cơ quan bảo vệ pháp luật có
đủ các điều kiện để xem xét mọi khía cạnh và kết luận các vi phạm một
cách chính xác. Sự phối hợp này càng thục hiện nghiêm túc, chặt chẽ
bao nhiêu càng đem lại kết quả cao bấy nhiêu cho công tác kiểm tra,
giám sát.
1.3.3.2. Các phương pháp giám sát
Thực hiện theo Điều 10 Quy định số 86-QD/TW ngày 01-6- 2017
của Bộ Chính trị về giám sát trong Đảng.
Thứ nhất, giám sát trực tiếp.
Qua quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá đối với tổ chức đảng và
đảng viên theo thẩm quyền bằng cách cử cán bộ đến công tác tại các tổ
chức đảng thuộc phạm vi giám sát để trực tiếp, thường xuyên theo dõi
địa bàn, lĩnh vực, nắm vững tình hình, phát hiện những dấu hiệu vi phạm
và vi phạm của đảng viên và tổ chức đảng, cử cán bộ tham dự các cuộc
họp, hội nghị thường kỳ, đột xuất của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và
cấp dưới. Nếu được phân công thì tham dự các cuộc làm việc của cấp ủy
hoặc các ban của cấp ủy với tổ chức đảng cấp dưới và tham gia các đoàn

2
0
4
công tác của cấp ủy cấp tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp
dưới. Theo dõi giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành thông
báo, kết luận kiểm tra và việc khắc phục sửa chữa khuyết điểm sau khi
kiểm tra.
Thứ hai, giám sát gián tiếp.
Bằng cách thông qua việc nghiên cứu, xem xét các báo cáo định kỳ
sơ kết, tổng kết việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây
dựng Đảng của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc phạm vi thẩm
quyền giám sát.
Thông qua tổ chức trong hệ thống chính trị để thực hiện chức năng
giám sát bằng quy chế phối hợp trong việc thực hiện giám sát, nắm
thông tin phản ánh về tình hình cán bộ, đảng viên kể cả thông tin về
người thân, vợ hoặc chồng, con của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi
giám sát thông qua phản ánh của quần chúng để nắm bắt tình hình về
hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi cấp ủy quản
lý; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát thông qua báo cáo định kỳ,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây
dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của các ban tham mưu của cấp
mình và của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc phạm vi giám sát.
Thông qua nghiên cứu các chất vấn, đề xuất đối với cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản
lý.
Tổ chức lấy ý kiến về tổ chức đảng và đảng viên bằng hình thức
thích hợp như điều tra xã hội học lấy ý kiến đối với tổ chức đảng và
đảng viên thuộc phạm vi giám sát; lập hòm thư góp ý hoặc hộp thư điện
tử; nắm tình hình qua phản ánh của quần chúng và thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ họp liên tịch với các tổ chức
đảng và đảng viên để nắm thông tin đối với tổ chức đảng và đảng viên

2
0
5
thuộc phạm vi giám sát; qua báo cáo thông báo kết quả các cuộc kiểm
tra của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp.

1.4. Vai trò cũa công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Cữ sờ đăng
Thứ nhất, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng.
Cấp ủy cơ sở là chủ thể kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các tổ
chức đảng trực thuộc và toàn thể đảng viên của tổ chức cơ sở đảng; lãnh
đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt
động của các tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo
quy định của Đảng và Nhà nước.
Kiểm tra gắn bó mật thiết với lãnh đạo, là cơ sở để lãnh đạo đạt kết
quả tot. Neu xem nhẹ hoặc bỏ qua công tác kiểm tra trong quá trình lãnh
đạo, tức là các tổ chức cơ sở đảng đã bỏ qua vai trò lãnh đạo của mình,
sẽ gây nên những hậu quả khó lường.
Thứ hai, kiểm tra, giám sát là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
công tác xây dựng Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng có vai trò, tác
dụng rất to lớn đối với việc phát hiện, khẳng định và phát huy tác dụng
của các điển hình tiến tiến, các ưu điểm của các tổ chức đảng và cán bộ,
đảng viên; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nêu rõ nguyên nhân
của ưu điểm, khuyết điểm; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn
và khắc phục; nâng cao chất lượng các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ,
đảng viên; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân...
Và như vậy, công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng có vai
trò, tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đảm bảo thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các tổ chức đảng và đảng viên

2
0
6
trong từng thời kỳ.
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng; là
nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng và đảng viên.
Công tác kiểm tra, giám sát là công tác đảng, là nhiệm vụ của toàn
Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên. Sự lãnh đạo
của Đảng được tiến hành thông qua tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt
động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi tổ chức đảng và đảng
viên dù công tác ở lĩnh vực, cương vị nào đều phải tham gia xây dựng,
tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ
sở đảng sẽ góp phần thống nhất nhận thức của cấp ủy và ủy ban kiểm tra
về công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng góp
phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng; phòng
ngừa tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ngay từ khi mới manh
nha.
Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng góp phần tích
cực thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng; thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của cấp ủy địa phương, đơn vị về xây
dựng Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, giữ vững và
tăng cường kỷ luật đảng. Đồng thời, thúc đẩy việc thực hiện Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị tạo nên thành tựu to lớn
của công cuộc đổi mới; tạo thế và lực để các cấp ủy, tổ chức đảng chủ
động đấu tranh ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng.
Tổ chức đảng ở cơ sở chủ động thực hiện tốt công tác kiểm tra,
giám sát sẽ góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa và hạn chế đến mức
2
0
7
thấp nhất khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên ngày từ khi
mới manh nha. Không để khuyết điểm trở thành vi phạm, vi phạm ít
nghiêm trọng trở thành nghiêm trọng; không để vi phạm của một người
trở thành vi phạm của nhiều người.
Giúp cho các tổ chức cơ sở đảng quản lý đảng viên thấy được ưu
điểm để phát huy, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế; rút ra những
kinh nghiệm, để từ đó giám sát, quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ
đảng viên tốt hơn.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng góp
phần phát hiện, sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu và chưa phù
họp với thực tiễn.
Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất
quan trọng trong việc góp phần bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở. Thông
qua công tác kiểm tra, giám sát giúp cho tổ chức cơ sở đảng phát hiện
những quy định của Đảng và Nhà nước không còn phù hợp hoặc còn
thiếu để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường quản lý đội ngũ đảng
viên phù hợp với tình hình thực tế; kiến nghị các cơ quan nhà nước,
đoàn thể chính trị - xã hội sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến
việc quản lý cán bộ, đảng viên ở cơ sở cho phù hợp và đồng bộ.

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIÊM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG

2.1. Ket quả, ưu điểm và nguyên nhân


2.1.1. Kết quả, ưu điểm
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Cóng tác kiểm tra, giảm
sát, kỷ luật đảng được chỉ đạo tập trung, quyết liệt, toàn diện, đồng bộ,
có nhiều đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở cấp Trung ương; hoạt
2
0
8
động của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp được tăng cường, ngày càng
siết chặt kỷ luật, kỷ cương”137.
Nhận thức của tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp
ủy về công tác kiểm tra, giám sát đã có chuyển biến tích cực; có sự chỉ
đạo quyết liệt, mạnh mẽ trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta;
các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt cho các tổ chức cơ sở
đảng thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Đảng.
Các quy định, quy chế của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát khá
đồng bộ, hoàn chỉnh; vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là
căn cứ để phát hiện, xử lý các sai phạm, giúp mỗi cán bộ, đảng viên soi
vào đó mà tu dưỡng, rèn luyện.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung, của tổ chức cơ sở
đảng nói riêng từng bước đổi mới theo đúng quan điểm của Đảng, có
ttọng tâm, trọng điểm, đi vào những khâu, những mắt xích trọng yếu
nhằm tạo sức lan tỏa, giáo dục, răn đe, xử lý một việc mà được nhiều
việc, một người mà cảnh báo, răn đe, giáo dục được nhiều người. Đồng
thời, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thực hiện theo hướng làm rõ
sai phạm đến đâu, kết luận, xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có
ngoại lệ; công tác kiểm tra mở đường cho công tác thanh tra, điều tra. ủy
ban kiểm tra các cấp được tăng thẩm quyền, được kiện toàn về tổ chức
và cán bộ.
Việc phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và cơ
quan, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng có chuyển biến tích cực, thường xuyên, chặt chẽ hơn.
Phương pháp, hình thức, nội dung kiểm tra, giám sát bước đầu
được đổi mới. Kịp thời công khai kết quả kiểm tra, kết luận các phiên
137 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.75-76.
2
0
9
họp của ủy ban kiểm tra; qua đó để tuyên truyền, phổ biến, tạo sức lan
tỏa về công tác kiểm tra của Đảng trong xã hội, góp phần ngăn chặn,
phòng ngừa, cảnh tỉnh sai phạm; đồng thời để đảng viên, nhân dân giám
sát hoạt động kiểm tra Đảng.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông
tin phục vụ yêu cầu công tác giúp cho công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật Đảng được kịp thời, góp phần cải cách hành chính trong Đảng.
Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát từng bước được
nâng cao và có đóng góp quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng.
Đồng thời, qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã phát hiện những
vấn đề còn bất cập, sơ hở, không phù hợp trong các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đề xuất sửa đổi, bổ
sung kịp thời.
2.1.2. Nguyên nhân của kết quả, ưu điểm
Sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng
viên, trước hết là người đứng đầu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
của Đảng đã góp phần tăng cường sự tham gia của các tổ chức trong hệ
thống chính trị và nhân dân.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiều cấp
ủy, trước hết là người đứng đầu cấp ủy có quyết tâm chính trị cao, quan
tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có kết quả tốt;
kịp thời ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Sự
phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát chủ động, đồng bộ hơn. Quốc hội,
Chính phủ đã kịp thời, cụ thể hóa biện pháp thành các luật, nghị quyết
của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, tạo cơ sở, điều kiện cho việc
thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức
đảng, cán bộ, đảng viên và xử lý khuyết điểm, vi phạm.
ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban kiểm tra các cấp một mặt đã

2
1
0
chú trọng công tác nghiên cứu dự báo, chủ động tham mưu, giúp Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy cùng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; mặt khác, chủ động
ban hành các hướng dẫn, quy trình, quy định về công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đảng theo thẩm quyền. Chủ động hướng dẫn các cấp ủy, tổ
chức đảng và chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện
toàn diện và có chất lượng, hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao.
Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã quan tâm kiện toàn cơ quan
ủy ban kiểm tra, tăng cường cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; có
chế độ, chính sách từng bước hợp lý đối với cán bộ kiểm tra. Sự nỗ lực,
cố gắng của các cơ quan tham mưu và của cấp ủy, tổ chức đảng, bộ
ngành, địa phương; sự tham gia, cụ thể hóa của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội.

2.2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân


2.2.1. Hạn chế, khuyết điểm
Vãn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đảng chuyển biến chưa đều; công tác phòng ngừa chưa được
quan tâm đúng mức”138.
Công tác kiểm tra ở một số nơi chưa thường xuyên, chưa quyết liệt,
thiếu trọng tâm, trọng điểm; công tác giám sát còn hẹp về phạm vi, đối
tượng, kết quả chưa thực chất. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối
với hoạt động kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng chưa được củng
cố, tăng cường thường xuyên; việc đổi mới phương pháp kiểm tra còn
chưa theo kịp tình hình thực tế nên còn khó khăn khi xem xét, đánh giá,
kết luận các vụ việc phức tạp, các hành vi mới phát sinh; tính tự giác của
tổ chức đảng, đảng viên không cao; giám sát thường xuyên, nắm tình

138 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.92.
2
1
1
hình hoạt động của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và việc thực hiện kết
luận kiểm tra, yêu cầu sau giám sát của một số địa phương, đơn vị chưa
được lãnh đạo chỉ đạo, đổi mới, tăng cường quyết liệt, hiệu quả.
Công tác tham mưu của ủy ban kiểm tra một số nơi chưa thật sự
quyết liệt, đổi mới; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ở một số nơi còn
chưa được tập trung chỉ đạo quyết liệt nên kiểm tra chưa nhiều, chất
lượng kiểm tra không đồng đều ở các cấp. Việc giám sát đối với cấp ủy
viên cùng cấp chưa được đổi mới về phương thức thực hiện nên hiệu quả
chưa cao; chưa có phương thức để thực hiện giám sát từ dưới lên. ủy ban
kiểm tra một số nơi còn để tình trạng tố cáo vượt cấp, kéo dài; còn nể
nang, né tránh, ngại va chạm, không chủ động hoặc đề nghị xử lý, xử lý
đúng mức với vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, nhất là khi những
vi phạm liên quan đến cấp ủy viên cùng cấp. Việc đổi mới trong cách
thức phối hợp giữa tổ chức đảng với cơ quan có liên quan trong một số
trường hợp chưa phát huy hiệu quả, có nơi còn hình thức; việc tăng
cường trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dấu hiệu vi
phạm, tố cáo tổ chức đảng, đảng viên có lúc, có nơi chưa được quan tam
đúng mức.
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ, nhất là khối địa
bàn dân cư và trong các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp cổ phần
hóa, thoái vốn, doanh nghiệp tư nhân), đơn vị sự nghiệp chưa có nhiều
đổi mới, thực hiện chưa bài bản, nền nếp, đa số chưa có quy trình kiểm
tra, giám sát cụ thể; đảng viên của chi bộ được phân công thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi còn chưa nắm được quy định
của Đảng, chưa đáp ứng được yêu cầu; còn hiện tượng không thực hiện
hết chức năng, thẩm quyền kỷ luật của chi bộ, còn đùn đẩy trách nhiệm
lên tổ chức đảng cấp trên; chất lượng kiểm tra, giám sát của nhiều chi bộ
chưa đảm bảo, còn hình thức.

2
1
2
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về
tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát hoặc nhận thức được
nhưng chưa chuyển biến thật sự thành hành động. Có nơi chưa nắm
vững quy định nên việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
chưa cụ thể, chưa sát thực tiễn và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; một số nơi
có ban hành chương trình, kế hoạch nhưng chậm thực hiện hoặc còn
hình thức.
Trung ương chưa ban hành quy định chế độ cập nhật kiến thức, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy viên các cấp, nhất là bí thư, phó bí thư.
Lãnh đạo tổ chức đảng phải tham gia các lớp tập huấn về công tác kiểm
tra, giám sát sau mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp, để thực hiện đồng bộ,
thống nhất trong toàn Đảng.
Việc sửa đổi, ban hành một số văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ,
kịp thời; việc rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa nhằm đảm báo tính thống
nhất, đồng bộ, hiệu lực giữa văn bản của Đảng và Nhà nước còn chậm;
một số văn bản hướng dẫn chậm hoặc trùng chéo, chưa sát thực tiễn nên
khó khăn trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật khi
có khuyết điểm, vi phạm.
Một số ủy ban kiểm tra và cấp ủy cùng cấp có biểu hiện “nhẹ trên,
nặng dưới” trong kiểm tra, giám sát và xem xét, xử lý; nhiều trường hợp,
ủy ban kiểm tra cấp trên và cấp ủy, nhất là người đứng đầu chỉ đạo mới
tiến hành kiểm tra. Nhiều vụ việc bức xúc, nổi cộm được dư luận quan
tâm, nhưng chậm được tiến hành kiểm tra, xử lý, dẫn đến tình trạng
“trên nóng, dưới lạnh” hoặc “lúc nóng, lúc lạnh”.
Một số ủy ban kiểm tra chưa chủ động, quyết liệt tham mưu cho
cấp ủy, chưa thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả nhiệm vụ được
giao; ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở không có cán bộ kiểm tra chuyên

2
1
3
trách, không có chế độ đãi ngộ hoặc chưa dành thời gian thỏa đáng cho
việc thực hiện nhiệm vụ. Nhiều ban tham mưu của cấp ủy chưa quan
tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát.
Tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra của một số cấp ủy bố trí,
tổ chức không thống nhất do không có hướng dẫn cụ thể; một số địa
phương, đơn vị chuyển một bộ phận của văn phòng ủy ban kiểm tra về
vãn phòng cấp ủy nên còn lúng túng trong hoạt động, phối hợp, tính chủ
động thực hiện công việc; một số đơn vị thí điểm sáp nhập ủy ban kiểm
tra và thanh tra còn lúng túng trong điều hành, xác định, làm rõ cơ chế
phối hợp công tác. Việc quy định có cán bộ kiểm tra chuyên trách cho
ủy ban kiểm tra xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp
có từ 300 đảng viên trở lên khó thực hiện do phải bố trí công chức, trong
khi quy định biên chế cho vị trí này không có.
Việc đánh giá cán bộ ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn
chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả cụ thể, còn có hiện
tượng cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Một số cơ chế, chính
sách, quy trình trong tiếp nhận, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều
động cán bộ kiểm tra còn có điểm bất cập, không phù hợp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, chương trình chưa
thống nhất, chưa chú trọng bồi dưỡng chuyên sâu phục vụ cho công
việc, trong khi đội ngũ thành viên ủy ban kiểm tra các cấp thường thay
đổi theo nhiệm kỳ; một số cán bộ mới được tuyển dụng, điều động, bổ
sung chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu kiến thức về công tác
xây dựng Đảng và chuyên môn như: quản lý kinh tế, dự án, đất đai, tài
nguyên, xây dựng; kết quả việc học tập, nghiên cứu ở nước ngoài được
vận dụng ở nước ta chưa nhiều.
Việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm
việc phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chưa đồng bộ, đúng mức; cơ

2
1
4
chế tài chính, chế độ, chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ làm kiểm
tra còn bất cập, thiếu chính sách đặc thù nên khó thu hút được cán bộ
giỏi. Cơ sở dữ liệu, thông tin trên các trang thông tin điện tử của Trung
ương và địa phương chưa phong phú, chưa được cập nhật thường xuyên,
chưa phản ánh được những kiến nghị của địa phương, cơ sở.

3. QUAN ĐIỀM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
KIÊM TRA, GIÁM SÁT CỦA TỒ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG
3.1. Quan điểm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Một là, kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình
lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của
toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy,
do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến
hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng
nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.
Hai là, công tác kiểm tra, giám sát phải gắn liền với công tác tư
tưởng, tổ chức và dân vận, được tiến hành công khai, dân chủ, khách
quan, thận trọng, chặt chẽ, đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Ba là, thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám
sát; “giám sát phải mở rộng” “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”
để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới
để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới
manh nha.
Bổn là, công tác kiểm tra, giám sát phải chủ động tiến hành, kết
hợp chặt chẽ giữa “xây” và chống, lấy “xây” là cơ bản, “chống” phải
quyết liệt, làm đến cùng, từng bước vững chắc, rõ đến đâu kết luận, xử
lý đến đó; khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời,

2
1
5
không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không để lại xử lý nội bộ.
Năm là, đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát
huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của
nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của tổ chức cơ sở đảng
3.2.1. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách
nhiệm và quyết tâm chính trị của toàn Đảng đối với công tác kiểm tra,
giảm sát, kỷ luật đảng
Các cấp ủy đảng cần tập trung đổi mới, tăng cường nội dung, hình
thức tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chú trọng
nhân rộng các nhân tố điển hình, những kinh nghiệm hay; đấu tranh với
những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc; tiếp tục mở chuyên trang, chuyên
mục về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trên các phương tiện truyền
thông.
Tiếp tục thực hiện quy chế người phát ngôn, cung cấp thông tin về
hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, nhất là những vấn đề nhạy
cảm, dư luận xã hội quan tâm trong xử lý kỷ luật đảng; xây dựng cơ chế
phối hợp, trao đổi thông tin về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
của ủy ban kiểm tra với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét
xử, thi hành án. Thí điểm tổ chức họp báo sau mỗi kỳ họp của ủy ban
kiểm tra các cấp như ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tiến hành hiện
nay.
Có chế độ bồi dưỡng, phụ cấp hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên,
giảng viên thỉnh giảng; thường xuyên tập huấn, cập nhật kiến thức cho
đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên. Hằng năm, bố trí kinh phí
thường xuyên phục vụ công tác tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám

2
1
6
sát, kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra các cấp.
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy định, quy chế, quy trình
nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
Nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo toàn diện,
đồng bộ các mặt của công tác xây dựng Đảng và tổ chức thực hiện nhất
quán từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, trong các quy định, hướng
dẫn thi hành Điều lệ Đảng có nội dung chưa bao quát hết những vấn đề
mới phát sinh, khi áp dụng còn lúng túng, vướng mắc, khó thực hiện.
Việc thi hành Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát của một số
cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp chưa nghiêm, hiệu quả còn hạn chế.
Trong một số trường hợp, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra tổ
chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền cấp ủy cấp dưới quản lý thì việc
thi hành kỷ luật còn gặp khó khăn, vướng mắc và phát sinh thêm thủ tục,
thời gian kéo dài.
Chính vì vậy, cần xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy chế,
quy trình kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
đảng từ cơ sở. Kịp thời ban hành những quy định còn thiếu hoặc trong
thực hiện còn vương mắc. Xây dựng quy định chế độ tập huấn cho cấp
ủy viên các cấp về công tác kiểm tra, giám sát sau mỗi kỳ đại hội; quy
định chế độ bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
đảng.
3.2.3. Cải tiến, đổi mới phương pháp, kỹ năng, quy trình công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ở cơ sở
Trên cơ sở quy trình chung của ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp
ủy cơ sở cần có sự cụ thể hóa thành quy trình của cấp mình cho phù họp,

2
1
7
sát với đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị. Tăng cường tập huấn
nghiệp vụ giúp cán bộ kiểm tra nắm vững phương pháp, kỹ năng, quy
trình công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để thực hiện có hiệu quả
trong thực tế.
Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ
chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị ttí công tác dễ xảy ra tiêu cực, nơi
người dân có nhiều bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; xử lý kịp thòi,
kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Ket hợp
kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm tra, giám sát theo chuyên đề,
kiểm tra đột xuất và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; coi trọng tự kiểm
tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng. Khi thực hiện nhiệm vụ cấp
ủy, ủy ban kiểm tra cơ sở cần bảo đảm khách quan, dân chủ, đồng bộ,
thống nhất, chặt chẽ.
3.2.4. Nâng cao khả năng dự báo về những hành vi vi phạm
của tổ chức đảng, đảng viên trong điều kiện mới
Kết quả của công tác kiểm tra, giám sát thời gian qua đã có tác
dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên,
cần nhận thức rõ rằng những hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng
viên trong thời gian tới được dự báo sẽ còn xảy ra nhiều, tinh vi và phức
tạp hơn. Trong điều kiện mới với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cộng với
tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, kỷ cương phép nước bị buông lỏng
cũng như các quy định của Đảng, Nhà nước vẫn còn kẽ hở để người có
hành vi vi phạm lợi dụng. Từ việc nâng cao khả năng dự báo cần hiện
thức hóa quyết tâm của Đảng với quan điểm: Bất cứ trường họp nào mà
vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống
dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng
tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.

2
1
8
3.2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của
cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, coi trọng giám sát theo chuyên đề
Giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra được tiến hành chủ động và
thường xuyên sẽ góp phần phòng ngừa, ngăn chặn được các vi phạm
ngay từ đầu. Do đó, các cấp ủy cơ sở cần chủ động nắm chắc tình hình
hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý và ngưòi đứng để ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm,
không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Đẩy mạnh kiểm tra,
giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới.
Tăng cường phối hợp giữa giám sát của Đảng với giám sát của Nhà
nước và giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để
tăng cường sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát
tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực, không hiệu quả.
Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, cấp ủy, ủy ban kiểm tra ở cơ sở
cần chú trọng hình thức giám sát theo chuyên đề vì hiệu quả cao và dễ
thực hiện theo quy trình, tránh được tình trạng đùn đẩy, né tránh dẫn đến
hiệu quả thấp.
3.2.6. Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng với các cơ quan có liên quan
Tăng cường sự phối hợp trong công tác lãnh đạo, giám sát của
Đảng với thanh tra, kiểm toán Nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của
các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và nâng
cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, ừánh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí
nguồn lực.
Chú trọng kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng trong việc
thể chế hóa và thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Ket hợp công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra,
2
1
9
truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật một cách thường xuyên
và đồng bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với
kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Khi các vụ việc vi
phạm của cán bộ, đảng viên được phát hiện thông qua công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khẩn
trương chuyển sang các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý theo quy định,
không giữ lại để “xử lý nội bộ”.
3.2.7. Chú trọng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ mảy ủy ban kiểm
tra các cấp; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra
các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa
Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp theo
hướng “thà ít mà tốt”, xứng đáng là cơ quan chuyên trách của cấp ủy;
vừa có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy đề ra
được các chủ trương, quyết định đúng đắn, vừa có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các chủ trương, quyết định ấy trong thực tế.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm tra các cấp của Đảng từ Trung
ương đến cơ sở, coi trọng chất lượng, đảm bảo đủ số lượng. Tăng thêm
quyền hạn cho ủy ban kiểm tra để cơ quan này có đủ thẩm quyền để
kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp), kiểm tra tổ chức đảng
cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm...
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra
các cấp. Có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ kiểm tra tiến tới
chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ kiểm tra ngay từ cấp cấp cơ sở.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Không kiểm tra,
giám sát coi như không lãnh đạo?
2
2
0
* Câu hỏi ôn tập
1. Đồng chí hãy đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát
của tổ chức cơ sở đảng hiện nay?
2. Đồng chí hãy đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng ở cơ sở hiện nay?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.75-76, 92.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Ban Chấp hành Trung ương: Quy định sổ 30-QD/TW, ngày 26-
7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương thỉ hành Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của
Đảng.
2. Bộ Chính trị: Quy định sổ 86-QĐ/TĨVngày 01-6-2017 của Bộ
Chính trị về giám sát trong Đảng.
3. Bộ Chính trị: Quy định 102-QD/TWngày 15-11-2017 của Bộ
Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

2
2
1
Bài 9
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP ỦY
CỦA TỔ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

A. MỤC TIÊU

về kiến thức: Giúp học viên nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn công
tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng, vận dụng trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao.
về kỹ năng: Cung cấp cho học viên những kỹ năng chủ yếu trong
lãnh đạo, quản lý, tham mưu và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công
tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng để vận dụng vào quá trình
thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác được giao.
về tư tưởng: Học viên có sự thống nhất về nhận thức, xác định
trách nhiệm, an tâm công tác, phấn đấu hoàn thiện phong cách, nâng cao
năng lực công tác lãnh đạo, quản lý, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ đối
với công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng.

B. NỘI DUNG

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP


ỦY CỦA TỒ CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG
1.1. Khái niệm công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức CO’ sở đảng

Văn phòng là bộ phận vừa làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, vừa
phụ trách công việc giấy tờ, hành chính của một cơ quan, đơn vị.
Công tác văn phòng cẩp ủy của tổ chức cơ sở đảng (văn phòng cấp

2
2
2
ủy cơ sở) là hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên về việc tham
mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây
dựng tổ chức cơ sở đảng, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của cấp ủy cơ sở (tổ chức cơ sở đảng).
Chủ thể thực hiện là văn phòng cấp ủy cơ sở (hoặc cán bộ được
phân công phụ trách công tác văn phòng cấp ủy).
Nội dung thực hiện công tác tham mưu cho công tác lãnh đạo, chỉ
đạo; thông tin, tổng hợp; tham mưu xây dựng chương trình công tác của
cấp ủy; biên tập, thẩm định một số đề án, nghị quyết do cấp ủy giao;
hướng dẫn kiểm tra, giám sát; tiếp dân, tiếp nhận xử lý đơn thư; công tác
biên soạn văn bản của cấp ủy; công tác phục vụ, đáp ứng các nhu cầu,
điều kiện làm việc, hoạt động của cấp ủy; công tác vãn thư, quản lý vãn
bản đảng; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản phục vụ công tác cấp ủy
cơ sở.
Đổi tượng tác động là hoạt động tham mưu, giúp việc cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở; tiếp nhận, xử lý thông tin tổng hợp
từ cấp ủy cấp trên, đảng viên và nhân dân ở cơ sở, tiếp nhận sự lãnh đạo
của đảng ủy cơ sở; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo với đảng ủy cơ
sở việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của
đảng ủy cấp trên.
Mục tiêu là giúp đảng ủy cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của đảng ủy cơ sở theo quy định; quản lý tốt các hoạt động của vãn
phòng cấp ủy cơ sở theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở

Theo quy mô của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng mà thành lập tổ
chức văn phòng cấp ủy hay không. Cho dù cấp ủy không có tổ chức văn
phòng cấp ủy nhưng vẫn phải phân công nhiệm vụ cho cấp ủy đảng,
2
2
3
đảng viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy.
1.2.1. Chức năng
Văn phòng cấp ủy cơ sở có chức năng tham mưu và phục vụ trực
tiếp cho hoạt động của cấp ủy cơ sở. Chức năng tham mưu của văn
phòng cấp ủy cơ sở là tham mưu về tổ chức sự hoạt động của cấp ủy cơ
sở.
Chức năng tham mưu thể hiện ở các nhiệm vụ của văn phòng cấp
ủy cơ sở như giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức làm việc theo chương
trình công tác, quy chế hoạt động; giúp cấp ủy xây dựng các vãn bản;
thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc
chức năng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở V.V..
Chức năng phục vụ (còn gọi là giúp việc điều hành) của văn phòng
cấp ủy cơ sở là phục vụ các hoạt động của cấp ủy cơ sở như phục vụ các
hội nghị, các cuộc trao đổi làm việc của cấp ủy với tập thể, cá nhân khác
liên quan đến hoạt động lãnh đạo của cấp ủy; giúp cấp ủy chuẩn bị tài
liệu, phương tiện bảo đảm sự làm việc của cấp ủy; làm các công tác
đảng vụ theo yêu cầu của cấp ủy; làm công tác hậu cần phục vụ hoạt
động của cấp ủy V.V..
Chức năng tham mưu và phục vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở đan
xen, quan hệ mật thiết với nhau. Tham mưu cũng là để phục vụ và trong
phục vụ có tham mưu. Để đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng
phong cách làm việc khoa học, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo, các tổ chức cơ sở đảng cần quan tâm kiện toàn tổ chức, nâng cao
chất lượng hoạt động của văn phòng cấp ủy cơ sở, đảm bảo cho văn
phòng cấp ủy cơ sở thực hiện đúng hai chức năng tham mưu và phục vụ,
khắc phục tình trạng biến vãn phòng cấp ủy cơ sở thành một bộ phận
thuần túy giúp việc đơn giản cho cấp ủy. Xây dựng văn phòng cấp ủy

2
2
4
mạnh, phát huy tốt chức năng nói trên là yếu tố rất quan trọng để giúp
cấp ủy đảng đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, nâng cao
hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp ủy và bảo đảm nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt đảng.
1.2.2. Nhiệm vụ
Một là, giúp cấp ủy tiếp đón khách, đảng viên và nhân dân đến liên
hệ công tác, giải quyết các yêu cầu liên quan đến cấp ủy.
Hai là, giúp cấp ủy lập và thực hiện chương trình công tác tuần,
tháng, quý, năm, toàn khóa V.V..
Ba là, giúp cấp ủy nắm tình hình và chuẩn bị các báo cáo định kỳ.
Bổn là, giúp cấp ủy tổ chức các hội nghị cấp ủy, các cuộc làm việc;
làm thư ký ghi biên bản các hội nghị cấp ủy.
Năm là, làm công tác văn thư, lưu trữ: tiếp nhận, đăng ký, quản lý,
lưu trữ tài liệu, công văn đi - đến để trình cấp ủy xử lý kịp thời, chính
xác; quản lý và sử dụng con dấu V.V..
Sáu là, giúp cấp ủy thu, nộp đảng phí theo quy định; làm thủ quỹ
của cấp ủy; quản lý tài sản trong trụ sở cấp ủy.
Ngoài ra, văn phòng cấp ủy cơ sở còn có nhiệm vụ giúp cấp ủy giải
quyết các yêu cầu đột xuất.

1.3. Nội dung, phương thức của công tác văn phòng cấp ủy cơ sở

1.3.1. Nội dung công tác văn phòng cấp ủy cơ sở


1.3.1.1. Tham mưu cho cấp ủy cơ sở
Một là, tham mưu về tổ chức sự hoạt động của cấp ủy cơ sở, đề ra
nội dung công việc và tổ chức chỉ đạo, điều hành công việc nhằm thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ do nghị quyết đại hội đảng bộ cơ sở đề ra.
Hai là, giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức làm việc theo chương trình
2
2
5
công tác, quy chế hoạt động. Căn cứ nội dung nghị quyết của cấp trên,
nghị quyết đại hội đảng bộ cơ sở, tình hình thực tiễn và định hướng
nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, văn phòng cấp ủy cơ sở tham mưu
giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch, lịch làm việc của thường
trực, ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ cơ sở, hàng tuần, hàng
tháng, hàng quý, hàng năm và cả nhiệm kỳ; đồng thời giúp cấp ủy cơ sở
triển khai chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch
theo kế hoạch đã đề ra. Phương pháp này giúp cấp ủy cơ sở sắp xếp
chương trình công tác một cách khoa học, giải quyết được công việc chủ
động, có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện giúp các tổ chức ở cơ sở
chủ động chuẩn bị chương trình làm việc, hạn chế được tình trạng chồng
chéo, đùn đẩy trách nhiệm.
Nội dung đưa vào chương trình công tác luôn bám sát, cụ thể hóa
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nghị quyết đại hội đảng bộ cơ sở và nhiệm vụ chính trị ở cơ sở để
trình đảng ủy cơ sở phê duyệt, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng ủy cơ sở
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây
dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong sạch vững mạnh ở cơ sở.
Ba là, giúp cấp ủy xây dựng các văn bản.
Bổn là, thông tin, tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Việc đáp ứng yêu cầu
thông tin cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng và phải do nhiều cơ quan thông tin tổng hợp chuyên đề cùng làm,
trong đó văn phòng cấp ủy cơ sở có trách nhiệm chọn lọc các thông tin
từ các nguồn khác nhau, đảm bảo thông tin đúng, kịp thời và đầy đủ cho
các đồng chí lãnh đạo. Đồng thời, không làm nhiễu loạn thông tin,
không làm lãnh đạo phải mất quá nhiều thời gian để đọc những thông tin
trùng và thừa. Thông tin báo cáo, tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện
các quyết định của đảng ủy cơ sở nhằm ổn định hoạt động của các tổ

2
2
6
chức trên địa bàn, đồng thời để đảng ủy cơ sở nắm bắt được tình hình,
cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân nhằm điều chỉnh nghị
quyết cho phù hợp.
Năm là, kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của
cấp ủy cơ sở.
1.3.1.2. Giúp việc cấp ủy cơ sở
Một là, phục vụ các hội nghị, các cuộc trao đổi làm việc của cấp ủy
đối với tập thể, cá nhân khác liên quan đến hoạt động lãnh đạo của cấp
ủy.
Haỉ là, giúp cấp ủy chuẩn bị tài liệu, phương tiện bảo đảm sự làm
việc của cấp ủy.
Ba là, làm các công tác đảng vụ theo yêu cầu của cấp ủy.
Bổn là, làm công tác hậu cần phục vụ hoạt động của cấp ủy.
1.3.2. Các phương thức tiến hành công tác văn phòng cấp ủy cơ
sở
Một là, sự phối hợp giữa văn phòng cấp ủy với các ban đảng của
cấp ủy và cấp ủy tổ chức đảng trực thuộc (đảng bộ cơ sở).
Hai là, sự phối họp giữa văn phòng cấp ủy với các cấp ủy viên.
Ba là, sự phối hợp giữa văn phòng cấp ủy với các tổ chức chính
quyền, chuyên môn, đoàn thể.
Bổn là, quan hệ giữa văn phòng cấp ủy cơ sở với văn phòng cấp ủy
cấp trên cơ sở.

1.4. VỊ trí, vai trò công tác văn phòng cấp ủy CO’ sở
Vãn phòng cấp ủy là một trong các cơ quan chuyên môn giúp việc
cho cấp ủy cơ sở gồm: tổ chức, tuyên giáo, dân vận, kiểm tra và văn
phòng. Cũng là một ban chuyên môn của cấp ủy đảng, song văn phòng
cấp ủy lại có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt mà không cơ quan tham
2
2
7
mini, giúp việc nào có thể thay thế. Đó là giúp cấp ủy điều hành toàn bộ
hoạt động của đảng bộ; phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy; tham mưu, tổng hợp và trực tiếp phục
vụ cơ quan lãnh đạo cao nhất của một cấp ủy đảng giữa hai kỳ đại hội.
Văn phòng cấp ủy là đơn vị đầu tiên tiếp nhận các thông tin, chủ
trương của cấp ủy cấp trên và thông tin tổng hợp từ các nguồn đến cấp
ủy; cùng các ban đảng đề xuất chủ trương chỉ đạo và là cơ quan duy nhất
thẩm định cuối cùng các chủ trương, nghị quyết chỉ đạo của cấp ủy. Bên
cạnh đó, văn phòng cấp ủy còn được giao nhiệm vụ trực tiếp tham mưu
tổ chức và phục vụ mọi hoạt động của cấp ủy; cả về hoạt động đối nội,
đối ngoại của cấp ủy, tiếp xúc trực tiếp với các đầu mối khi đến cấp ủy;
là cơ quan làm việc trực tiếp nhất, gần gũi nhất, thường xuyên nhất với
cấp ủy, chính vì vậy “văn phòng là người lính gác cửa của cấp ủy”.
Theo Hồ Chí Minh: “Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc
biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm bắt được tình hình. Cán bộ văn
phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không
đúng. Vãn phòng cấp ủy giúp cho các cơ quan lãnh đạo đầu não nắm
tình hình trong toàn Đảng, cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật, để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao”‘cl. Xây dựng vãn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở mạnh là
yếu tố căn bản để giúp cấp ủy cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo và lề
lối làm việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo ở cơ sở.
Công tác văn phòng cấp ủy cơ sở có nhiệm vụ hết sức quan trọng,
có vai trò tham mưu trực tiếp, đắc lực của cấp ủy cơ sở, giúp cấp ủy điều
hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tổ chức các hoạt động ở cơ
sở; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Chất
lượng, hiệu quả của công tác văn phòng cấp ủy ở cơ sở ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ

2
2
8
sở, đặc biệt là chất lượng tham mưu xây dựng và tổ chức điều hành thực
hiện các chương trình công tác của cấp ủy cơ sở; tiếp đến là chất lượng
tham mưu biên tập, văn bản hóa các chủ trương chỉ đạo của

1
Văn phòng Trung ương Đảng: Kỷ yếu Văn phòng Trung ương Đảng 80 năm xây
dựng và trưởng thành 1930-2010, H.2010, tr.9.

Đảng; chất lượng tham mưu tổ chức phục vụ các kỳ đại hội, hội nghị và
các hoạt động của cấp ủy cơ sở.

1.5. Một sổ nhiệm vụ cụ thể của công tác văn phòng cấp ủy ờ cơ sở
1.5.1. Tham mưu xây dựng chương trình công tác của cấp ủy
Có nhiều loại chương trình công tác của cấp ủy: chương trình toàn
khóa, chương trình công tác năm, chương trình công tác 6 tháng hoặc
hàng quý, chương trình công tác tháng, lịch công tác tuần V.V..
1.5.1.1. Tham mưu xây dựng chương trình công tác toàn khóa
Xây dựng chương trình công tác toàn khóa là xác định nội dung và
trình tự các hoạt động chính của cấp ủy trong cả nhiệm kỳ, thể hiện việc
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi nghị
quyết đại hội đảng.
Nội dung chủ yếu trong chương trình công tác toàn khóa bao gồm
những việc cơ bản, quan trọng nhất, xuyên suốt trong nhiệm kỳ và
những việc chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo; những vấn đề còn lại của
nhiệm kỳ trước chưa giải quyết, cần phải có chủ trương, giải pháp chỉ
đạo trực tiếp.
- Yêu cầu của chương trình công tác toàn khóa:
Chỉ cần xác định loại vấn đề trọng tâm mà cấp ủy phải bàn và giải
quyết, chưa cần thiết phải xác định rõ phạm vi, nội dung cụ thể. Chưa
nhất thiết phải xác định thời gian cụ thể, chi tiết (thời gian thực hiện chỉ

2
2
9
nên dự kiến vào năm, quý), có những đề án cũng chưa cần ghi rõ tên cơ
quan chủ đề án, tên người được phân công trực tiếp phụ trách việc chuẩn
bị nội dung đề án đó.
Khéo kết hợp những vấn đề trong chương trình toàn khóa của cấp
ủy cấp trên với các vấn đề của cấp ủy địa phương, đơn vị định bàn để bố
trí cuộc họp cho thích hợp.
- Căn cứ để xác định những vấn đề đưa vào chương trình công tác
toàn khóa của cấp ủy:
Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, trong đó tập trung vào vấn đề
quan trọng, cốt lõi về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng
Đảng, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị, các vấn đề cấp bách
hoặc mới nảy sinh có tác động và chi phối nhiều mặt ở địa phương, cơ
quan, đơn vị.
Quy chế làm việc của cấp ủy. Đây là cơ sở để xác định nội dung
công việc theo chức trách hoặc thẩm quyền (cấp ủy, ban thường vụ,
thường trực cấp ủy).
Chương trình công tác của cấp ủy cấp trên.
Các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng.
1.5.1.2. Tham mưu xây dựng chương trình công tác hàng năm
Có hai loại chương trình công tác năm: (1) chương trình công tác
năm của ban chấp hành; (2) chương trình công tác năm của ban thường
vụ.
Căn cứ chủ yếu để xây dựng chương trình công tác năm là chương
trình công tác toàn khóa, nghị quyết của ban chấp hành về nhiệm vụ
công tác năm, phân công công tác ttong ban chấp hành, ban thường vụ
cấp ủy. Trọng tâm của chương trình công tác năm của ban chấp hành là
xác định các vấn đề sẽ đưa ra bàn và quyết định trong kỳ họp ban chấp

2
3
0
hành hàng tháng. Trọng tâm của chương trình công tác năm của ban
thường vụ là ấn định các vấn đề chính mà ban thường vụ phải thực hiện
trong năm. Các công việc này sắp xếp theo từng tháng và ấn định rõ ủy
viên thường vụ nào chuẩn bị nội dung.
Chương trình công tác năm của ban chấp hành do ban chấp hành
thông qua. Chương trình công tác năm của ban thường vụ do ban thường
vụ thông qua. Các chương trình này do bí thư cấp ủy ký ban hành.
Phải định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chuẩn bị đề án và cả
đồng chí ủy viên thường vụ chỉ đạo chuẩn bị đề án cho mỗi cuộc họp.
Đối với các cuộc họp ban chấp hành trong một quý, cần ấn định rõ sẽ
họp vào tháng nào trong quý để cơ quan chủ đề án có mức phấn đấu,
hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đề án đúng thời hạn.
Chương trình công tác năm của cấp ủy cũng cần ấn định rõ chủ đề,
nội dung, phạm vi giải quyết các vấn đề được kết luận, xác định rõ cơ
quan chủ đề án, đồng chí ủy viên thường vụ cấp ủy chỉ đạo chuẩn bị và
thời gian thực hiện.
1.5.1.3. Tham mưu xây dựng chương trình công tác tháng của ban
thường vụ cấp ủy
Trọng tâm của chương trình công tác tháng là chuẩn bị và tiến hành
tốt các cuộc họp ban thường vụ trong tháng. Theo quy chế làm việc, ban
thường vụ họp mỗi tháng ít nhất một lần.
Chương trình công tác tháng còn phải dự kiến và ghi rõ một số
công việc quan trọng mà thường trực cấp ủy sẽ phải giải quyết. Ngoài
việc chuẩn bị và tham gia cuộc họp đã định trong tháng, các đồng chí ủy
viên ban thường vụ còn phải có kế hoạch nghiên cứu, chỉ đạo nhiều
công việc khác thuộc trách nhiệm của mình hoặc do thường trực cấp ủy
phân công. Khối lượng và kế hoạch hoạt động đó cũng cần phải tổng
hợp, phản ánh những điểm chính ttong chương trình công tác hàng tháng

2
3
1
của tập thế ban thường vụ.
1.5.1.4. Tham mưu xây dựng lịch công tác hàng tuần của thường
trực cấp ủy
Để giúp các đồng chí thường trực cấp ủy làm việc một cách chủ
động, có trọng tâm, trọng điểm, văn phòng cần kiến nghị và xếp lịch
công tác hàng tuần của thường trực. Trong lịch công tác tuần của cấp ủy
cơ sở cần thể hiện đầy đủ, cụ thể các hoạt động của cấp ủy: cuộc họp
ban thường vụ cấp ủy trong tuần (nếu có); các cuộc hội ý hàng tuần của
thường trực cấp ủy; lịch làm việc của đồng chí bí thư và phó bí thư
thường trực nhằm xử lý các công việc hàng ngày thuộc thẩm quyền,
trách nhiệm của thường trực cấp ủy. Ngoài ra, phải tính đến kế hoạch đi
họp của đồng chí bí thư, phó bí thư do cấp trên triệu tập.
Văn phòng cấp ủy cấp cơ sở là đầu mối giúp thường trực cấp ủy xử
lý công việc hằng ngày; phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan,
tổ chức để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; tổ chức phục vụ các
hội nghị, cuộc họp của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy; phối
họp phục vụ các hội nghị, cuộc họp của các tổ chức, cơ quan liên quan;
tham gia tổ chức phục vụ đại hội đại biểu đảng bộ.
Lịch công tác tuần của cấp ủy cần được xây dựng một cách cụ thể,
rõ ràng. Đe xây dựng được lịch công tác tốt, vãn phòng cấp ủy cơ sở cần
phối hợp với văn phòng ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân và các
đoàn thể.
1.5.2. Công tác biên soạn vãn bản của cấp ủy
1.5.2.1. Quy trình biên soạn văn bản của cấp ủy
* Giai đoạn chuẩn bị:
Một là, xác định mục đích, yêu cầu viết văn bản.
Hai là, xấc định nội dung văn bản.

2
3
2
Ba là, xác định đối tượng đọc văn bản.
Bổn là, chọn lọc tài liệu.
* Giai đoạn soạn thảo đề cương:
Một là, xây dựng đề cương.
Hai là, xin ý kiến của tập thể vào đề cương.
* Giai đoạn viết thành văn bản:
Một là, viết luôn toàn bộ dự thảo hay viết từng phần là tùy từng vãn
bản, song luôn bám sát đề cương. Neu vãn bản khó viết thì viết từng
phần lớn hoặc phân công từng người viết từng phần lớn.
Hai là, viết xong, phải sửa đi sửa lại nhiều lần, soát lại về bố cục,
lập luận, đảm bảo văn phong chính thống, trong sáng, tránh các lỗi ngữ
pháp.
Ba là, tổ chức hội thảo với các cơ quan, tổ chức có liên quan và cá
nhân các chuyên gia là rất cần thiết, nhất là các văn bản quan trọng, văn
bản khó. Trường hợp không tổ chức hội thảo tập trung được có thể gửi
tài liệu xin ý kiến từng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân các chuyên gia sau
đó tổ biên soạn họp để tiếp thu hoàn chỉnh văn bản.
Bổn là, soát lại lần cuối trước khi trình xin chữ ký.
* Giai đoạn xét duyệt và ký văn bản:
Một số văn bản của các cấp ủy ban hành (Quy định số 66 của Ban
Bí thư ngày 6-02-2017 về thể loại, thẳm quyền và thể thức văn bản của
Đảng):
“Điều 9. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp cơ sở và chi bộ.
1- Đại hội đảng bộ cơ sở ban hành:
a) Đại hội: nghị quyết; chương trình; công văn; biên bản.
b) Đoàn Chủ tịch: thông báo; báo cáo; chương trình; công văn;

2
3
3
biên bản.
c) Đoàn Thư ký: báo cáo; chương trình; công văn; biên bản.
d) Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): báo
cáo.
e) Ban Kiểm phiếu: báo cáo.
2- Ban Chấp hành đảng bộ cơ sở ban hành: nghị quyết; quyết
định; kết luận; quy chế; quy định; thông báo; báo cáo; kế hoạch; quy
hoạch; chương trình; đề án; phương án; dự án; tờ trình; công vãn; biên
bản.
3- Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: nghị quyết; quyết
định; kết luận; quy định; thông báo; báo cáo; kế hoạch; quy hoạch;
chương trình; đề án; phương án; dự án; tờ trình; công văn; biên bản.
4. Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy ban
hành:
a) Đại hội: nghị quyết; chương trình; công văn; biên bản.
b) Chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ
phận: nghị quyết; quyết định; báo cáo; kế hoạch; quy hoạch; chương
trình; đề án; phương án; dụ án; tờ trình; công văn; biên bản.
c) Đảng ủy bộ phận: nghị quyết; quyết định; quy chế; báo cáo; kế
hoạch; quy hoạch; chương trình; đề án; phương án; dự án; tờ trình; công
văn; biên bản”...
Điều 11. Các cơ quan tham mưu, giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu
ban, hội đồng... hoạt động có thời hạn của cấp ủy ban hành: quyết định;
kết luận; quy chế; quy định; hướng dẫn; thông báo; thông cáo; báo cáo;
kế hoạch; quy hoạch; chương trình; đề án; phương án; dự án; tờ trình;
công văn; biên bản”.

2
3
4
1.5.3. Xây dựng, biên tập, thẩm định một số đề án, nghị quyết
do cấp ủy giao
1.5.3.1. Xây dựng, biên tập đề án
Quá trình hình thành đề án phải qua nhiều bước công việc: xây
dựng kế hoạch, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thảo luận, hoàn thiện, xét
duyệt và cơ quan có thẩm quyền kết luận, công bố, thi hành.
Việc xây dựng, biên tập đề án phải tuân theo một quy trình chặt chẽ
do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Chủ trì xây dựng, biên tập đề án, nghị quyết do cấp ủy giao
Tham gia với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, chương
trình hành động, biên tập văn bản do ban thường vụ, thường trực cấp ủy
giao.
1.5.3.2. Thấm định đề án
Thẩm định đề án là việc xem xét sự phù họp, nhất quán của nội
dung đề án với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (cả
chủ trương, kế hoạch cụ thể của cấp ủy và chính quyền địa phương)
nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phạm vi và tính khả thi của đề
án. Xem xét quá trình chuẩn bị có đảm bảo tuân thủ theo quy chế, quy
trình đã được ban hành hay chưa, hình thức và thể thức văn bản đã phù
hợp và tuân thủ đúng quy định về thể thức văn bản hay không?
Việc thẩm định đề án phải bảo đảm tính khoa học, tính khách quan
và tính hiện thực. Báo cáo thẩm định phải trên cơ sở nghiên cứu khoa
học, những vấn đề đồng tình hay phản biện phải thể hiện tính khoa học,
có chứng minh, dẫn chứng thực tế hoặc suy luận logic khoa học.
1.5.3.3. Văn phòng cấp ủy cấp cơ sở thẩm tra
Đe án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình cấp ủy, ban
thường vụ, thường trực cấp ủy về: yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm

2
3
5
quyền ban hành và thể thức vãn bản.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung đề
án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính khi được thường
trực, ban thường vụ cấp ủy giao trước khi trình cấp ủy, ban thường vụ
cấp ủy.
1.5.4. Công tác phục vụ hội nghị
Phục vụ các hội nghị của cấp ủy là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của vãn phòng cấp ủy.
Có nhiều loại hội nghị cấp ủy: hội nghị ban chấp hành, hội nghị
ban thường vụ, họp giao ban... Mỗi loại hội nghị có yêu cầu phục vụ
riêng. Văn phòng cấp ủy cơ sở có trách nhiệm chủ yếu, trực tiếp giúp
thường trực cấp ủy tổ chức tốt các hội nghị cấp ủy.
Trong công tác phục vụ hội nghị, văn phòng cấp ủy cơ sở phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
* Giúp cấp ủy chuẩn bị hội nghị:
- Giúp cấp ủy xác định nội dung, chuẩn bị tài liệu cho hội nghị.
Việc xác định nội dung hội nghị do ban thường vụ hoặc thường trực cấp
ủy quyết định căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị theo
chỉ thị của cấp trên. Tuy nhiên, vãn phòng cấp ủy là bộ phận phục vụ
hoạt động hàng ngày của cấp ủy, nắm bắt được tình hình hoạt động của
đảng bộ nên văn phòng cấp ủy có điều kiện và cần có kiến nghị với cấp
ủy về nội dung hội nghị, giúp cấp ủy xác định đúng nội dung cho từng
hội nghị cấp ủy.
Trước khi hội nghị bắt đầu, văn phòng phải giúp cấp ủy chuẩn bị
đầy đủ các tài liệu cần thiết. Thông thường, tài liệu chuẩn bị cho hội
nghị cấp ủy gồm: báo cáo tổng quát về vấn đề cấp ủy sẽ thảo luận và
quyết định; tờ trình về những vấn đề xin ý kiến cấp ủy quyết định; dự
thảo nghị quyết, quyết định; các tài liệu tham khảo khác (nếu có). Theo
2
3
6
sự phân công của thường trực cấp ủy, văn phòng trực tiếp chuẩn bị tài
liệu hoặc giúp các đồng chí cấp ủy viên được phân công chuẩn bị, hoàn
thiện các tài liệu; nhân sao, gửi tài liệu cho các đại biểu dự họp để họ
nghiên cứu trước khi họp hội nghị.
- Giúp cấp ủy chuẩn bị chương trình hội nghị, thông báo thành
phần hội nghị.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho hội nghị. Tùy theo phạm vi
của từng hội nghị, văn phòng cấp ủy cơ sở có chương trình cụ thể về
việc chuẩn bị các điều kiện vật chất cho hội nghị như chuẩn bị phòng
họp, trang trí hội nghị, sắp xếp vị trí ngồi, thiết bị âm thanh, ánh sáng,
V.V..
* Trong hội nghị:
Trước giờ khai mạc hội nghị, văn phòng giúp thường trực cấp ủy
kiểm tra, hoàn tất công tác chuẩn bị hội nghị và hoàn tất các văn bản về:
- Chương trình chi tiết của hội nghị.
- Phân công tiến hành (nếu là hội nghị lớn).
- Những quy định và yêu cầu cần thiết (nếu có).
- Nắm số lượng thành viên dự hội nghị để báo cáo (số cấp ủy viên
có mặt, vắng mặt, lý do vắng mặt, số đại biểu mời tham dự V.V.).
- Chuẩn bị bài khai mạc khi có yêu cầu.
- Văn phòng có trách nhiệm đón và hướng dẫn các đại biểu được
mời tham dự hội nghị vào phòng họp.
- Trong hội nghị, tùy theo yêu cầu hội nghị, văn phòng cấp ủy tổ
chức ghi biên bản, ghi âm, ghi hình, lập hồ sơ hội nghị.
* Sau hội nghị:
- Giúp cấp ủy vãn bản hóa các quyết định của hội nghị.
- Hoàn chỉnh biên bản, lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ hội nghị.

2
3
7
- Giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quyết
định của hội nghị.
+ Ghi biên bản hội nghị cấp ủy:
Các hội nghị cấp ủy đều phải ghi biên bản. Biên bản hội nghị cấp
ủy là vãn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của
hội nghị cấp ủy. Biên bản hội nghị là sản phẩm có ý nghĩa rất quan
trọng. Đây là căn cứ để soạn thảo các quyết định, nghị quyết có liên
quan, là cơ sở để chỉ đạo thực hiện quyết định của cấp ủy, là tài liệu lịch
sử để tổng kết, đánh giá hoạt động của cấp ủy.
Thông thường có hai loại biên bản: (1) biên bản chi tiết (còn gọi là
biên bản đầy đủ); (2) biên bản kết luận (còn gọi là biên bản tổng họp).
+ Biên bản chi tiết: Bố cục chung của biên bản chi tiết gồm ba
phần:
Phần thứ nhất: Tên tổ chức cơ sở đảng, tiêu đề, trích yếu hội nghị,
thời gian, địa điểm, thành phần hội nghị (cấp ủy viên có mặt, vắng mặt,
đại biểu mời tham dự, dự thính, chủ tọa, thư ký hội nghị) và các chi tiết
khác nếu có (như có ghi âm, chụp ảnh, v.v..).
Phần thứ hai: Diễn biến hội nghị.
Cần ghi rõ các vấn đề: (1) nội dung khái quát báo cáo, tên, chức vụ
người báo cáo, tài liệu, tư liệu tham khảo kèm theo báo cáo; (2) những
nội dung chính mà chủ toạ hội nghị đề nghị tập trung thảo luận; (3) ý
kiến phát biểu của từng người (ghi rõ họ tên, chức vụ, nơi công tác); (4)
ý kiến tổng kết hoặc kết luận của chủ tọa hội nghị.
Các vấn đề hội nghị đã quyết định, nghị quyết được hội nghị thông
qua. Nếu hội nghị biểu quyết thì ghi rõ biểu quyết bằng hình thức gì: giơ
tay hay bỏ phiếu kín. Ghi rõ kết quả biểu quyết như: số phiếu hợp lệ,
không hợp lệ, số phiếu tán thành, số phiếu không tán thành, tỷ lệ phần
trăm.
2
3
8
Phần thứ ba: Ngày, giờ bế mạc và các thủ tục khác (nếu có). Xác
nhận biên bản hội nghị. Chữ ký của thư ký ghi biên bản hội nghị; chữ ký
của chủ tọa hội nghị và đóng dấu.
+ Biên bản kết luận:
Phần đầu ghi khái quát về hội nghị cấp ủy như: ngày, tháng, năm,
địa điểm, thành phần, nội dung chính của hội nghị.
Phần trọng tâm, chủ yếu nhất là ghi rõ những kết luận hay những
quyết định của hội nghị.
Cuối biên bản phải có chữ ký của thư ký ghi biên bản, chủ toạ và
đóng dấu.
Sau hội nghị phải đưa biên bản chi tiết và biên bản kết luận vào hồ
sơ hội nghị cấp ủy.
1.5.5. Công tác thông tin
Thứ nhất, bảo đảm tính đảng (định hướng chính trị, đúng đường
lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước).
Thứ hai, đảm bảo tính khoa học (chính xác, đầy đủ).
Thứ ba, đảm bảo tính thực tiễn (kịp thời, đúng lúc).
Văn phòng cấp ủy cấp cơ sở tổ chức công tác thông tin phục vụ sự
lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực cấp ủy, ban thường vụ và cấp ủy; cung
cấp thông tin cho các cấp ủy cơ sở, cơ quan, tổ chức theo quy định; theo
dõi, đôn đốc các cấp ủy cơ sở, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
* Các loại thông tin phục vụ cấp ủy cơ sở:
- Thông tin để quyết định các chủ trương, biện pháp lớn. Những
thông tin này giúp cấp ủy nghiên cứu, thảo luận quyết định những chủ
trương được đặt ra trong các nghị quyết đại hội, nghị quyết hội nghị ban
chấp hành, chương trình công tác nhiệm kỳ, hàng năm của cấp ủy.

2
3
9
- Thông tin kiểm tra việc thực hiện các quyết định của cấp ủy.
- Thông tin phục vụ thường trực cấp ủy chỉ đạo, giải quyết công
việc hàng ngày.
* Thu thập thông tin:
- Từ cấp ủy cấp trên: các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các tài liệu
tham khảo.
- Từ cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới (chi ủy, đảng ủy bộ phận;
chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận): các vãn bản báo cáo, xin ý kiến.
- Từ các cơ quan nhà nước cấp trên.
- Từ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, các tổ chức kinh
tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.
- Từ ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
- Từ các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài phát thanh,
truyền hình, internet V.V..
- Từ thông tin của chính văn phòng: báo cáo, tài liệu lưu trữ V.V..
* Xử lý thông tin:
Xử lý thông tin là quá trình kiểm tra, chọn lọc, tổng hợp thông tin
theo mục đích, yêu cầu xác định. Xử lý thông tin là công việc bắt buộc
nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin. Xử lý thông tin có nhiều
công đoạn với nhiều mức độ khác nhau. Việc xử lý thông tin của văn
phòng cấp ủy cơ sở gồm những việc sau:
- Kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin nhận được. Đối với những
thông tin có địa chỉ cần đến tận nơi để tìm hiểu cụ thể.
- Tổng hợp, tóm lược tin và kiến nghị giải quyết. Tổng hợp thông
tin là sắp xếp các thông tin đã được kiểm tra thành một hệ thống. Tóm
lược tin là tóm tắt các thông tin chính, quan trọng, nổi bật. Tổng hợp và
tóm lược thông tin có tác dụng giúp cấp ủy nắm vấn đề một cách rõ

2
4
0
ràng, chính xác, nhanh chóng và đúng yêu cầu. Tuy nhiên, việc tổng
hợp, tóm lược tin phải bảo đảm tính khách quan, không được bóp méo,
cường điệu hóa vấn đề. Những thông tin cần có phương án giải quyết thì
văn phòng có thể nêu kiến nghị giải quyết.
- Xác định đối tượng và hình thức truyền tin: Vãn phòng phải căn
cứ vào quy định của thường trực cấp ủy để xác định đối tượng nhận tin
và hình thức truyền tin. Thông thường có ba hình thức truyền tin: (1)
báo cáo bằng văn bản (nguyên văn, tóm lược, v.v..); (2) báo cáo trực tiếp
với lãnh đạo hoặc qua các buổi giao ban; (3) báo cáo bằng phương tiện
kỹ thuật như băng ghi âm, băng ghi hình, ảnh V.V..
1.5.6. Hướng dẫn, kiểm tra, giảm sát
Hướng dẫn, phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng,
công tác tài chính và công nghệ thông tin cho cấp ủy cơ sở và các cơ
quan đảng trực thuộc cấp ủy.
Kiểm tra, giám sát việc thu, nộp và sử dụng đảng phí ở các tổ chức
đảng.
Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng, các cấp ủy trực thuộc thực
hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
1.5.7. Công tác văn thư, quản lý văn bản đảng
Văn phòng cấp ủy cấp cơ sở có nhiệm vụ tiếp nhận, phát hành và
quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi:
- Tiếp nhận và xử lý đơn, thư đến cấp ủy; tham mưu, theo dõi,
đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực huyện ủy
giao; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân.
- Tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị,
quy định, quy chế của cấp ủy cấp trên và của cấp ủy; hoạt động của các
cấp ủy, cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
để báo cáo với ban thường vụ, thường trực cấp ủy.

2
4
1
* Công tác văn thư:
- Xây dựng văn bản: thảo văn bản, duyệt bản thảo, nhân bản, ký
văn bản.
- Tổ chức việc tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao và theo dõi giải
quyết công văn đến.
- Tổ chức phát hành công văn đi: bảo đảm thể thức văn bản; đăng
ký, trình ký, đóng dấu, gửi công văn đi; thu hồi các tài liệu quy định
phải thu hồi.
- Tổ chức công tác lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ.
- Bảo quản và sử dụng con dấu của cấp ủy.
* Công tác quản lý vãn bản đảng:
- Văn bản đi:
+ Tất cả vãn bản đi, vãn bản đến của cơ quan, tổ chức đảng đều
phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư của cơ quan, tổ chức
đó.
+ Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát
hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc
tiếp theo. Văn bản đến có đóng các dấu độ khẩn phải được đăng ký,
trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Văn bản khẩn đi cần được
hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi vãn bản được
ký.
+ Văn bản mật được đăng ký, quản lý theo quy định.
- Văn bản đến: Tất cả các loại văn bản do các tổ chức đảng ban
hành theo đúng thẩm quyền, thể thức văn bản lưu chuyển nội bộ và văn
bản mật do cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền phát hành, kể cả bản
sao văn bản, chuyển qua mạng, đơn, thư gửi đến cơ quan, tổ chức được
gọi chung là văn bản đến.

2
4
2
* Công tác lưu trữ văn bản:
- Thu thập, bổ sung đầy đủ công văn, tài liệu từ công tác văn thư
ngay sau khi kết thúc năm.
- Phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, hồ sơ để lưu trữ hoặc hủy bỏ
sau mỗi đại hội nhiệm kỳ.
- Bảo quản an toàn, chu đáo, khoa học các hồ sơ, tài liệu cần lưu
trữ.
- Phục vụ kịp thời các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
1.5.8. Tiếp nhận xửlỷ đơn thư, tiếp dân
Tiếp nhận xử lý đơn thư, tiếp dân là một trong những công tác quan
trọng của cấp ủy cơ sở. Làm tốt công tác tiếp nhận xử lý đơn thư, tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhằm tăng cường mối liên hệ giữa tổ
chức cơ sở đảng với nhân dân, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời các
khuyết điểm, vi phạm, làm cho cấp ủy và tổ chức đảng trong sạch, vững
mạnh hơn.
* Nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở trong công tác tiếp nhận
xử lý đơn thư, tiếp dân là:
- Tiếp đón cán bộ, đảng viên và nhân dân đến trụ sở đảng phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và tổ chức để các đồng chí lãnh đạo tiếp
dân. Khi cán bộ, đảng viên và nhân dân đến văn phòng cấp ủy để kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo thì cán bộ văn phòng tiếp ban đầu để nắm được
yêu cầu, nguyện vọng, từ đó giải thích, hướng dẫn hoặc báo cáo thường
trực cấp ủy tiếp dân.
- Tiếp nhận đơn thư gửi đến cấp ủy. Đơn thư gửi đến trụ sở đảng
đều phải được văn phòng đăng ký vào sổ theo dõi, để phục vụ quá trình
theo dõi giải quyết và thống kê, báo cáo V.V..
- Giúp cấp ủy theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn thư.

2
4
3
- Tổng hợp tình hình thư từ, tiếp dân của cấp ủy.
* Quy trình tiếp dân và xử lý đơn thư:
- Tiếp dân và giúp các đồng chí lãnh đạo tiếp dân.
- Tiếp nhận đơn thư, nghiên cứu ý kiến đề xuất ý kiến xử lý.
- Giúp cấp ủy theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn thư.
- Tổng hợp tình hình tiếp dân và xử lý đơn thư.
1.5.9. Công tác tài chỉnh, tài sản phục vụ công tác cấp ủy
Một là, đảm bảo đầy đủ kinh phí phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính
trị của cấp ủy và các cơ quan tham mưu giúp việc cho cấp ủy. Quản lý
toàn bộ các loại kinh phí được ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu
khác thuộc quyền quản lý của văn phòng cấp ủy theo quy định; thực
hiện công tác thu, nộp, quản lý sử dụng và gửi báo cáo đảng phí lên cấp
trên theo quy định.
Hai là, tham mưu, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo quy
định đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
Ba là, hướng dẫn các ban, cơ quan của cấp ủy lập dự toán thu, chi
ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật; tổng hợp dự toán thu,
chi ngân sách của các đơn vị trình thường trực cấp ủy cho ý kiến trước
khi bảo vệ dự toán với cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
Bổn là, tham mưu, xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách
đảng (sau khi có quyết định giao dự toán ngân sách của cả khối Đảng)
cho các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc cấp ủy trước khi trình
thường trực cấp ủy xem xét, quyết định;
Năm là, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, xét duyệt quyết toán và
tổng họp tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, công tác quản lý tài
chính, tài sản đối với các đơn vị sử dụng ngân sách đảng và tổ chức đảng
cấp dưới theo quy định của cơ chế quản lý tài chính đảng.

2
4
4
Sáu là, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của các cơ quan đảng trình cấp
ủy xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Bảy là, thực hiện đúng các quy định về kế toán, thống kê và chấp
hành chế độ báo cáo cấp trên đúng thời gian quy định; chịu trách nhiệm
về báo cáo quyết toán ngân sách và công khai tài chính theo quy định
của cơ chế quản lý tài chính đảng và quy chế quản lý tài chính trong nội
bộ cơ quan.
Tám là, hàng năm theo dõi, tổng hợp tài sản cố định của các đơn vị
dự toán ngân sách trong toàn đảng bộ, báo cáo cơ quan tài chính đảng
cấp trên theo quy định.
Văn phòng cấp ủy cấp cơ sở là chủ sở hữu tài sản của cấp ủy theo
sự ủy quyền của ban thuờng vụ cấp ủy. Bảo đảm điều kiện vật chất, tài
chính phục vụ hoạt động của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy
và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy theo phân công, phân cấp.
Vai trò vị trí của tài chính đảng được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tài chính đảm bảo nguồn kinh phí để duy trì hoạt động
thường xuyên của bộ máy các tổ chức đảng, các cơ quan đảng, các cấp
ủy đảng từ Trung ương đến địa phương.
Thứ hai, tài chính đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho Đảng hoạt động.
Thứ ba, tài chính đảm bảo nguồn kinh phí để đào tạo cán bộ,
nghiên cứu khoa học, xuất bản, xây dựng và triển khai nghị quyết, tổng
kết thực tiễn, kiểm tra đảng, quản lý đảng viên, thực hiện chính sách cán
bộ và lão thành cách mạng, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại của
Đảng...
Thứ tư, kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí để thực hiện các

2
4
5
nội dung nói trên theo quy định của pháp luật để đảm bảo chi kinh phí
đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và đạt hiệu quả tích cực; ngăn ngừa,
phát hiện lãng phí, tiêu cực, vi phạm pháp luật kinh tế tài chính trong
Đảng.
Thứ năm, xây dựng tài chính đảng có nền nếp, minh bạch, tạo niềm
tin cho nhân dân với Đảng trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nước đầu tư cho hoạt động của Đảng.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP ỦY CỦA TỔ
CHỨC Cơ SỞ ĐẢNG

2.1. Thực trạng

2.1.1. ưu điểm
Một là, văn phòng cấp ủy không ngừng đổi mới và nâng cao chất
lượng tham mưu, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, góp
phần tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Hai là, đã tổ chức triển khai thực hiện quy chế làm việc, chương
trình công tác toàn khóa, chương trình công tác năm, chương trình công
tác hàng tháng của đảng ủy, của chi bộ... nhằm cụ thể hóa và đưa nghị
quyết vào thực tiễn; có nhiều tiến bộ trong xây dựng, thẩm tra, thẩm
định, góp ý vào các kế hoạch, chương trình công tác của cấp ủy.
Ba là, đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác thông tin, tổng
hợp phục vụ lãnh đạo; tham mưu thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định
kỳ, đột xuất; tập trung tham mưu theo dõi sát sao, kịp thời, đề xuất bổ
sung các nội dung, công việc phù hợp với diễn biến tình hình thực tế bảo
đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy trên các lĩnh vực.
Bổn là, đã thực hiện tốt công tác vãn bản hóa các kết luận của cấp
ủy. Chuẩn bị chu đáo, kịp thời các nội dung họp, làm việc đảng ủy, chi
bộ cơ sở, của đảng bộ. Các mặt công tác về hồ sơ, sổ sách, văn thư, lưu

2
4
6
trữ, tham mưu quản lý tài chính, tài sản của Đảng đúng quy định; tổ
chức tốt các phong trào thi đua.
Năm là, đã chủ động phổi hợp với các cơ quan, tể chức liên quan:
các ban xây dựng Đảng, các tổ chức đảng trực thuộc; với các cấp ủy
viên; các tổ chức chính quyền, chuyên môn, đoàn thể; với văn phòng cấp
ủy cấp trên cơ sở thể tham mưu tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt,
triển khai thực hiện nghị quyết, cũng như sơ, tổng kết các nghị quyết
chuyên đề, chỉ thị của cấp trên.
Sáu là, chủ động tham mưu chuẩn bị nội dung và tổ chức phục vụ
tốt đại hội nhiệm kỳ, tham mưu xây dựng các chương trình hành động,
giải pháp giúp ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy tiếp tục lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một là, trong thực hiện chức năng tham mưu và phục vụ. Văn
phòng cấp ủy có chức năng tham mini và phục vụ, hai nội dung này đan
xen với nhau, quan hệ mật thiết với nhau, trong đó để làm tốt được công
tác tham mưu, đòi hỏi phải có hiểu biết, đặc biệt phải “thạo việc”. Thực
tế hiện nay, nhiều chi bộ, đảng bộ cơ sở vãn phòng cấp ủy chưa đảm
đương được chức năng tham mưu, do một số cấp ủy đảng còn coi nhẹ
văn phòng cấp ủy hoặc do chưa hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của văn
phòng cấp ủy, dẫn đến lựa chọn bố trí cán bộ không tương xứng với
công việc giao cho họ. Hiện nay, một số nơi, cán bộ làm công tác vãn
phòng cấp ủy thường là những cán bộ còn rất trẻ, không hiểu nhiều về
công tác đảng vẫn được bố trí làm công tác văn phòng và sau một thời
gian làm công tác văn phòng, cấp ủy sẽ cho cán bộ đó đi học, để có thể
đảm đương các công tác khác cao hơn. Hoặc cấp ủy cử cán bộ đang đảm
nhận một công việc ổn định, có chức danh rõ ràng giao cho kiêm nhiệm
thêm công tác văn phòng. Để đảm đương được nhiệm vụ này đòi hỏi văn

2
4
7
phòng cấp ủy phải có kiến thức cả về lý luận và thực tiễn công tác xây
dựng Đảng. Trong thực tế hiện nay, nhiều chi bộ, đảng bộ cơ sở văn
phòng cấp ủy chưa đảm đương được mặt công tác này. Nên khi được
cấp ủy giao cho việc tham mưu xây dựng các loại vãn bản vãn phòng
thường chủ yếu chỉ sao chép lại các loại văn bản của các kỳ đại hội đã
qua, khi làm công việc này chỉ để đối phó với sự kiểm tra của cấp ủy cấp
mình hoặc của cấp ủy cấp trên, dẫn đến chất lượng một số văn bản rất
thấp.
Hai là, hạn chế trong công tác thông tin, tổng hợp. Các mặt công
tác thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy, công tác văn
thư, lưu trữ, công nghệ thông tin, công tác tài chính Đảng... ở một số tổ
chức cơ sở đảng chưa được quan tâm.
Ba là, hạn chế trong tham mưu tổ chức các chương trình công tác
của cấp ủy. Một số văn phòng cấp ủy chưa bám sát chương trình công
tác của ban thường vụ cấp ủy để giúp ban thường vụ và cấp ủy thực hiện
đúng quy chế làm việc, tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình công
tác đã đề ra.
Bổn là, một sổ cán bộ văn phòng cấp ủy cơ sở hoặc cán bộ được
phân công phụ trách công tác văn phòng cấp ủy còn hạn chế, chưa phù
hợp để đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ của cán bộ làm công tác
văn phòng cấp ủy cơ sở. Đối với các chi bộ cơ sở trực thuộc theo quy
chế làm việc thì có phân công chi ủy viên hoặc đảng viên phụ trách công
tác văn phòng, nhưng hầu hết là kiêm nhiệm, chủ yếu thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn được giao nên chất lượng tham mini về lĩnh vực xây
dựng Đảng còn nhiều hạn chế. Đồng thời, chế độ chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ văn phòng cấp ủy lại rất thấp, trong khi hiện nay một so cấp
ủy đảng còn có quan niệm cán bộ làm công tác văn phòng thường
chỉ để lo công tác hậu cần, “sai vặt” hoặc chỉ để đón tiếp khách trong

2
4
8
các cuộc họp, hội nghị, làm việc, đi nộp báo cáo...
Năm là, công tác phổi hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đôi
khi chưa thật tot.Phối hợp giữa vãn phòng với các ban xây dựng Đảng,
các tổ chức đảng trực thuộc; với các cấp ủy viên; các tổ chức chính
quyền, chuyên môn, đoàn thể; với văn phòng cấp ủy cấp trên cơ sở thể
tham mưu tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện
nghị quyết, cũng như sơ, tổng kết các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị của
cấp trên có lúc thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp.

2.2. Nguyên nhân


2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, Đảng và Nhà nước đã có quy định, hướng dẫn liên quan
đến công tác văn phòng cấp ủy.
Hai là, cấp ủy đã quan tâm và thường xuyên định hướng, hướng
dẫn, bồi dưỡng cho cán bộ làm văn phòng cấp ủy cơ sở về kỹ năng,
nghiệp vụ, giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác vãn phòng thực hiện tốt
hơn chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ba là, công tác văn phòng cấp ủy ngày càng được coi trọng trong
quá trình công tác của cấp ủy, tổ chức đảng.
Bổn là, cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của nhiều
tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy cơ sở đã từng bước được trang bị tốt hơn.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Một là, một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa nhận
thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng của công tác văn phòng cấp ủy của
tổ chức cơ sở đảng làm cho hiệu quả công tác vãn phòng chua cao
Hai là, việc ban hành các quy định, hướng dẫn của Trung ương về
công tác văn phòng cấp ủy nói chung còn chậm, thiếu; một số quy định,
hướng dẫn chưa sát thực tế.

2
4
9
Ba là, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác vãn phòng cấp
ủy của tổ chức cơ sở chưa cao nên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
được giao. Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác vãn phòng
còn nhiều bất cập.

3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
VĂN PHÒNG CẤP ỦY CỦA TỔ CHỨC cơ SỞ ĐẢNG TRONG THỜI
GIAN TỚI

3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, cán bộ làm công tác văn
phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng về vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đăng
Bằng nhiều phương pháp, biện pháp thích họp để tuyên truyền làm
cho các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, các cán bộ
làm công tác văn phòng cấp ủy từ Trung ương đến địa phương hiểu sâu
sắc hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của vãn phòng cấp ủy; từ đó
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, phối hợp, tạo điều
kiện thuận lợi cho văn phòng và công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức
cơ sở đảng. Trước tiên, mỗi cấp ủy phải ban hành được quyết định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của văn phòng
cấp ủy, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ, tình hình của địa phương, đơn vị, tạo điều kiện cho văn phòng
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

3.2. Phát huy và duy trì thành nền nếp việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thường xuyên tự phê
bình và phê bình
Cán bộ văn phòng cần xác định trách nhiệm không ngừng học tập,
rèn luyện phong cách làm việc, sửa chữa bản thân, không ngừng vượt

2
5
0
lên chính mình, coi đó vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi. cấp ủy đưa
việc học tập, rèn luyện của cán bộ văn phòng là một tiêu chí để đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ và phân loại đảng viên hàng năm.
Cán bộ văn phòng phải xây dựng chương trình các hoạt động thực
tiễn để tự học, tự rèn luyện bản thân. Nghị quyết Trung ương 3 khóa
VIII khẳng định, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn là tất yếu phổ biến
phải “... thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của
nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn
cán bộ”139. Thực tiễn hoạt động ở các văn phòng rất phong phú, sinh
động, đa dạng, cán bộ văn phòng có xây dựng và tham gia các hoạt động
thực tiễn này mới hình thành và bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp như
phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực tổ chức thực tiễn, tinh thần dân
chủ, tác phong sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân. Do đó,
thông qua hoạt động thực tiễn để rèn luyện, thử thách là việc làm cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự thấm nhuần và thực hiện theo
lời dạy của Hồ Chí Minh: “... sẽ còn học mãi khi ra làm việc. Khi thành
công thì phải nghiên cứu vì sao thành công để lấy kinh nghiệm, khi thất
bại cũng sẽ xét xem tại sao thất bại để mà tránh đi” 1, “còn phải học nữa,
học mãi trong khi đi làm việc”2. Muốn vậy, cán bộ vãn phòng phải xây
dựng kế hoạch cụ thể, thiết thực qua tự rèn luyện và thực hiện việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là khâu quyết
định đến chất lượng, hiệu quả tự học, tự rèn luyện và thực hiện việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay. Xây dựng kế
hoạch tự học, tự rèn luyện phải cụ thể, thiết thực, bao gồm: mục tiêu,
yêu cầu, nội dung tự học, tự rèn, biện pháp và thời gian thực hiện.
Làm tốt tự phê bình và phê bình là biện pháp thường xuyên và hiệu
139 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự
thật, H.2015, t.5ój tr.342.
1,2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H2011, t.4, tr. 115, 116.
2
5
1
quả giúp từng cán bộ vãn phòng thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình;
nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu để sửa chữa, phấn đấu nhằm hoàn
thành nhiệm vụ công tác ở cơ sở.

3.3. Xây dựng sắp xếp, kiện toàn và nâng cao chất lượng tổ chức bộ
máy, đội ngũ cán bộ bộ làm công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức
cơ sở đảng đảm bảo trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy văn phòng cấp
ủy của tổ chức cơ sở đảng theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-
2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề
về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công
tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng có trình độ năng lực, phẩm
chất chính trị, kiên định lập trường quan điểm của Đảng, tin tưởng vào
đường lối của Đảng, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng, có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ hành chính văn phòng và
công tác đảng. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành
với Đảng, với mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, suốt đời
phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc.

3.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp,
cung cấp và xử lý thông tin, phục vụ kịp thời, có hiệu quả quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sơ kết, tổng kết các
nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên và của đảng ủy cơ sở về chất
lượng tham mưu xây dựng, thẩm định ban hành các văn bản. Đổi mới
công tác thông tin, tổng hợp đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu giúp đảng ủy cơ sở triển

2
5
2
khai thực hiện chương trình công tác; trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
các nghị quyết, chỉ thị, thông báo, kết luận, giải quyết các vấn đề nảy
sinh đội xuất ở cơ sở; tham mưu đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng
ủy, nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ họp. Bám sát Điều lệ Đảng,
các quy định của Trung ương, nghị quyết của cấp trên, chương trình
công tác, các quy chế, quy định của ban chấp hành đảng bộ cơ sở, của
ban thường vụ để tham mưu thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đảm bảo
nguyên tắc tổ chức và chế độ làm việc.

3.5. Thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của văn phòng cấp ủy cấp
trên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ đảng ủy
CO' sở và sự phối hợp với các ban đảng và cấp ủy tổ chức đảng trực
thuộc (đảng bộ cơ sở)
Thực hiện sự hướng dẫn của văn phòng cấp ủy cấp trên về chuyên
môn nghiệp vụ như công tác biên tập, thông tin, tổng hợp, tham mưu
xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy, công tác vãn thư,
lưu trữ, công nghệ thông tin, nội chính; tăng cường các cuộc ttao đổi
kinh nghiệm trong hệ thống vãn phòng cấp ủy thông qua các cuộc hội
nghị chuyên đề, hội thảo, giao lưu, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp
vụ công tác văn phòng.

3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm
việc; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán
bộ văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng
Để công tác tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
ngày càng tốt hơn, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đảng ủy thì
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác tham mưu của đảng ủy. Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu về phương
tiện, điều kiện làm việc của văn phòng, chăm lo đời sống vật chất, tinh

2
5
3
thần cho đội ngũ văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng hoàn thành
được các nhiệm vụ của cấp ủy giao văn phòng cấp ủy cần được bố trí
nơi làm việc tốt, đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu để mọi cán bộ có thể
làm việc đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, văn phòng cấp ủy là một trong
những bộ phận cần được trang bị phương tiện, máy móc văn phòng hiện
đại, có thể đáp ứng được các yêu cầu về in ấn, chuyển tải thông tin một
cách nhanh nhất và chính xác nhất.
c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

* Câu hỏi thảo luận


1. Phân tích vai trò của công tác văn phòng cấp ủy cơ sở?
2. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở?
3. Nêu và phân tích nội dung, phương thức văn phòng cấp ủy cơ
sở?
* Câu hỏi ôn tập
1. Nêu và phân tích các nhiệm vụ của công tác vãn phòng cấp ủy
cơ sở?
2. Nêu và phân tích các giải pháp thực hiện tốt công tác văn
phòng cấp ủy cơ sở thời gian tới?

D. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Ban Bí thư Trung ương: Quy định số 222-QD/TW ngày 08-5-
2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về chức năng, nhiệm vụ
của văn phòng cấp ủy các cấp.
2. Ban Chấp hành Trung ương: Quy định so 66-QD/TWngày 06-
02-2017 của Ban Chấp hành Trung ương “về thể loại, thẩm quyền ban
hành và thể thức vãn bản của Đảng”.
2
5
4
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung
cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Văn phòng Trung ương Đảng: về công tác văn phòng cấp ủy
đảng, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001.
2. Văn phòng Trung ương Đảng: Hướng dẫn sổ 36- HD/VPTW
ngày 03-4-2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về Hướng dẫn thế
thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng.

2
5
5
MỤC LỤC

Lời giới thiệu.........................................................................................7


Bài 1: Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản................................11
Bài 2: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam...............................................................43
Bài 3: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng.................................................................84
Bài 4: Công tác đảng viên của tổ chức cơ sở đảng............................111
Bài 5: Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng..............................139
Bài 6: Công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng.................................165
Bài 7: Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng...............................199
Bài 8: Công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng...............230
Bài 9: Công tác văn phòng cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng................261

2
5
6

You might also like