Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM LỚP 11

HÀ NỘI NĂM HỌC 2022 - 2023


CỤM TRƯỜNG THPT HK - HBT Môn thi: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. HƯỚNG DẪN CHUNG.


1. Cán bộ chấm thi cần nắm vững Hướng dẫn chấm của Cụm trường THPT HK-
HB để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn
nên cán bộ chấm thi cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm. Thí sinh có
thể trình bày, diễn đạt theo cách thức riêng, cán bộ chấm thi tôn trọng ý tưởng
đúng của người viết, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích những bài làm sáng
tạo, diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, có cảm xúc.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn châm phải
được thống nhất trong Hội đồng chấm thi và bảo đảm không sai lệch với tổng
điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 20, lẻ đến 0,5; không làm tròn số.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
Yêu cầu chung
-Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ
Câu I ràng, chặt chẽ, mạch lạc; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận
(8.0 điểm) đã học; diễn đạt sáng tạo, biểu cảm và thuyết phục. Không mắc lỗi
về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Thí sinh có thể nhìn nhận vấn đề theo hướng khác nhưng cần
đảm bảo bài viết phải rõ ràng, hợp lí, lập luận thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể
* Bảo đảm cấu trúc bài NLXH (có đủ 03 phần: Mở bài, thân 0.5
bài, kết bài); các phần gắn kết với nhau chặt chẽ.
* Triển khai giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả. Cụ thể như 7.0
sau:
Mở bài: Nêu được hiện tượng đời sống được đặt ra trong đoạn 0.5
văn bản (sự phá vỡ các chuẩn mực ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của giới
1
trẻ học đường, có nguy cơ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt).
Thân bài:
- Giới thiệu hiện tượng phá vỡ các chuẩn mực ngôn ngữ tiếng 1.5
Việt của giới trẻ học đường:
+ Tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ (của
các từ đã có kết hợp với một từ khác).
+ Tạo ra một thứ “tiếng lóng” trong giới học đường theo chiều
hướng đáng lo ngại.
- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng trên: 1.5
+ Nguyên nhân: nhu cầu giao tiếp, giải trí của giới trẻ; một số
tầng lớp trong xã hội không chỉ chấp nhận mà còn sử dụng nhiều
từ ngữ do giới trẻ tạo ra; sự thiếu hiểu biết về việc học tập và trau
dồi tiếng mẹ đẻ một cách tích cực và sáng tạo của học sinh;…
+ Hậu quả: làm biến tướng tiếng mẹ đẻ, phá vỡ các chuẩn mực
ngôn ngữ; tạo ra sự hỗn loạn, khó kiểm soát về sự phát triển của
tiếng mẹ đẻ; góp phần hình thành và chuyển tải những suy nghĩ,
lối sống tiêu cực;...
- Bình luận: 1.5
+ Đồng tình với nhu cầu sáng tạo ngôn ngữ để giải trí, vui vẻ
trong giao tiếp, kích thích sự hưng phấn để có cảm hứng học tập
của giới trẻ học đường.
+ Tuy nhiên, cần có giới hạn trong việc tạo ra những cách nói,
cách viết mới, tránh làm biến đổi tiếng Việt theo hướng xấu và cỗ
vũ những suy nghĩ, lối sống thiếu lành mạnh.
- Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trên: 1.5
+ Mỗi bạn trẻ trong nhà trường cần được trang bị kiến thức về giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt và kĩ năng phát triển tiếng mẹ đẻ
một cách lành mạnh, tiến bộ.
+ Nhà trường, gia đình và cộng đồng cần có những hành động kịp
thời cổ vũ những biểu hiện tốt và ngăn chặn những biểu hiện xấu
trong giao tiếp ngôn ngữ của giới trẻ.
+ ...
Kết bài: 0.5
- Khẳng định sự cần thiết phải thay đổi những quan niệm cũ,

2
không còn phù hợp.
- Nhấn mạnh bài học dành cho mọi người: cần có ý chí và sự sáng
tạo trong cuộc sống và công việc
* Sáng tạo trong diễn đạt, văn giàu hình ảnh và cảm xúc; lập 0.5
luận và trình bày thuyết phục
Yêu cầu chung
Câu II - Bảo đảm cấu trúc bài NLVH (có đủ 03 phần: Mở bài, thân bài,
(12.0đ) kết bài); các phần gắn kết chặt chẽ.
- Thí sinh có thể giải quyết vấn đề, trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không xa rời vấn đề
nghị luận.
- Biết vận dụng các kiến thức về lí luận, về tác giả, tác phẩm; các
kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương.
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo; khuyến khích lối hành văn giàu
hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ khi
nghị luận.
Yêu cầu cụ thể
* Bảo đảm cấu trúc bài NLVH (có đủ 03 phần: Mở bài, thân 0.5
bài, kết bài); các phần gắn kết chặt chẽ.
* Triển khai giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả 11.0
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (nhận định) và phạm vi nghị 0.5
luận (các tác phẩm văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945).
Thân bài:
- Giải thích: 2.0
+ Văn học lãng mạn: một trong hai xu hướng/trào lưu văn học lớn
thuộc bộ phận văn học công khai, giai đoạn 1900-1945; là tiếng nói của
cá nhân tràn đầy cảm xúc; đi sâu thể hiện thế giới nội tâm, thế giới
mộng ước như là một cách thoát li thực tại bất lực, bất hòa.
+ Những cảm xúc mạnh mẽ: những trạng thái tâm lí, tình cảm mạnh
mẽ (của con người, tác giả thể hiện trong tác phẩm).
+ Những tương phản gay gắt: những tương quan đối lập đến mức gay
gắt trong hiện thực và tâm hồn con người.
+ Những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người: những biến đổi vô
cùng nhỏ bé, nhẹ nhàng, những rung động khó nắm bắt trong tình cảm,
thái độ của con người.

3
Đánh giá: Nhận định thể hiện đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ
thuật của văn học lãng mạn Việt Nam, nhất là giai đoạn 1930-1945.
- Phân tích, chứng minh: 6.0
+ Những cảm xúc mạnh mẽ (Vội vàng,…)
+ Những tương phản gay gắt (Tràng giang, Chữ người tử tù,…)
+ Những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người (Hai đứa trẻ, Đây
thôn Vĩ Dạ,…).
- Bình luận: 2.0
+ Đồng tình với nhận định trên, đây là một nhận xét xác đáng và có
tính khái quát về văn học lãng mạn Việt Nam, nhất là giai đoạn 1930-
1945.
+ Tuy nhiên, văn học lãng mạn còn thể hiện những khía cạnh khác nữa
và ngay cả những khía cạnh trên cũng có những biểu hiện rất đa dạng ở
các tác phẩm và từng thể loại.
Kết bài: 0.5
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định về một đặc điểm cơ bản của
văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm
1945.
- Nêu ý nghĩa, tác dụng của nhận định: là định hướng, cơ sở lí luận cho
việc tiếp nhận các tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam, nhất là giai
đoạn 1930-1945.
* Diễn đạt giàu hình ảnh, cảm xúc; sáng tạo trong lập luận, 0.5
trình bày.

4
5

You might also like