Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 58

KHOA ĐIỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TRANG BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH
Sinh viên: Lê Minh Tiến MSSV: K185520201061
Lớp học phần:

Tên đề tài:
Trang bị điện và điều khiển để ổn định nhiệt độ cho buồng bảo quản đông cá
của nhà máy chế biến hải sản tại Nghệ An.

CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC:


Kích thước kho lạnh: Chiều dài a = 18m Chiều rộng b = 16m
Chiều cao h = 6m
Nền: không sưởi
Tường bao: bê tông, trần màu sáng
Bao bì bảo quản sản phẩm: hộp kim loại
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng: nước
Chu trình làm việc: Chu trình 2 cấp 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn
dùng bình trung gian có ống xoắn.
Môi chất lạnh: R22

Yêu cầu:
1. Tổng quan về công nghệ của hệ thống bảo quản đông cá tươi.
2. Thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống làm lạnh bảo quản đông cá tươi.
2.1. Xây dựng sơ đồ khối
2.2. Tính nhiệt kho lạnh
2.3. Tính toán chu trình lạnh và công suất động cơ máy nén
2.4. Tính chọn các thiết bị trong chu trình hệ thống
2.5. Tổng hợp sơ đồ nguyên lý hệ thống
3. Thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển để ổn định nhiệt độ của hệ thống.
Thời gian hoàn thành:

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022


Bộ môn Kỹ thuật điện Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Huỳnh


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ thuật lạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
cũng như trong khoa học kỹ thuật. Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 ngành kinh
tế quan trọng như: công nghệ thực phẩm, chế biến thủy hải sản, rau quả, rượu bia,
nước giải khát, sinh học hóa lỏng hóa chất và tách khí, điện tử, cơ khí chính xác, y tế,
điều hòa không khí…
Trong những năm qua, kỹ thuật lạnh đã có những thay đổi quan trọng trên thế
giới và ở cả Việt Nam ta. Nó thực sự đã đi sâu vào hết các ngành kinh tế, đang phát
triển nhanh và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó. Đặc biệt, là ngành công nghệ bảo
quản thực phẩm. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật, đã được ứng dụng rộng rãi
vào trong các ngành công nghiệp, cũng như nông nghiệp. Do đó năng suất lao động
ngày càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, mà nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế
dẫn đến sản phẩm dư thừa. Để tiêu thụ những hết sản phẩm dư thừa đó thì người ta
phải chế biến và bảo quản nó, bằng cách làm lạnh đông để xuất khẩu. Nhưng nước ta
hiện nay còn rất ít những kho lạnh bảo quản, không đáp ứng đủ nhu cầu.
Do những nhu cầu trên nên em chọn đồ án “Trang bị điện và điều khiển để ổn
định nhiệt độ cho buồng bảo quản đông cá của nhà máy chế biến hải sản tại Nghệ
An.” của nhà máy chế biến thực phẩm tại Nghệ An

SV [LE MINH TIEN] 2


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG CẤP


ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN CÁ
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG LẠNH
1.1.1. Lịch sử phát triển kỹ thuật điện lạnh
Con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh từ cách đây rất lâu. Nghành khảo
cổ học đã phát hiện ra những hang động có mạch nước ngầm nhiệt độ thấp chảy qua
dùng để chứ thực phẩm và lương thực từ 5000 năm trước.
Kỹ thuật lạnh hiện đại bắt đầu kể từ khi giáo sư Black tìm ra nhiệt ẩn hóa hơi và
nhiệt nóng chảy vào năm 1761-1764 con người làm lạnh bằng cách cho bay hơi chất
lỏng ở áp suất. Thế nhưng thế kỷ 19 mới thực sự là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kỹ
thuật điện lạnh. Máy lạnh hấp thụ khuếch tán đầu tiền do Leslie (Pháp) đưa ra vào năm

1810 là máy lạnh hấp thụ chu kỳ với cặp môi chất . Đến giữa thế kỷ 19, nó
được phát triển 1 cách rầm rộ nhờ kỹ sư tài ba Carre (Pháp) với hàng loạt phát minh về
máy lạnh hấp thụ chu kỳ và liên tục với các cặp môi chất khác nhau. Tiếp theo sau đó
là sự ra đời của một loạt máy lạnh như máy lạnh nén khí do bác sỹ người Mỹ Gorrie
chế tạo, máy lạnh khuếch tán tuần hoàn không có chi tiết chuyển động (1899), máy
lạnh ejector hơi nước (1910).
Ngày nay, kỹ thuật lạnh hiện đại đã có những bước tiến xa hơn, có trình độ
khoa học kỹ thuật ngang với các ngành kỹ thuật tiến tiến khác. Phạm vi nhiệt độ của
kỹ thuật lạnh cũng được mở rộng rất nhiều.
Lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của kỹ thuật lạnh là bảo quản thực phẩm,
theo một số thống kê thì khoảng 80% công suất lạnh được sử dụng trong công nghiệp
bảo quản thực phẩm. Các loại thực phẩm như rau, củ, quả, cá, sữa… là những thức ăn
dễ bị ôi thiu do vi khuẩn gây ra. Nước ta là một nước nhiệt đới có thời tiết nóng nên
quá trình ôi thiu diễn ra rất nhanh. Muốn làm ngừng trệ hoặc làm chậm quá trình ôi
thiu, phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất là bảo quản lạnh.
1.1.2. Kỹ thuật điện lạnh
Kỹ thuật lạnh là kỹ thuật tạo ra môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình
thường của môi trường, giới hạn giữa nhiệt độ lạnh và nhiệt độ bình thường còn có
nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung thì giới hạn môi trường lạnh là môi
trường có nhiệt độ nhỏ hơn 20⁰C. Trong môi trường lạnh được chia làm hai vùng nhiệt
độ. Đó là khoảng nhiệt độ dương thấp, khoảng này có nhiệt độ từ 0÷20⁰C còn khoảng
nhiệt độ còn lại gọi là nhiệt độ lạnh đông của sản phẩm. Bởi vì khoảng nhiệt độ này là
khoảng nhiệt độ đóng băng của nước, tùy theo từng loại sản phẩm mà nhiệt độ đóng
băng khác nhau.

SV [LE MINH TIEN] 3


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kỹ thuật lạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
cũng như trong khoa học kỹ thuật. Kỹ thuật lạnh xâm nhập vào hơn 70 ngành kinh tế
quan trọng như: công nghệ thực phẩm, chế biến thủy hải sản, rau quả, bia rượu, nước
giải khát, sinh học, hóa lỏng hóa chất và tách khí, y tế điều hòa không khí...
Kỹ thuật lạnh đã được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng. Một
trong những ứng dụng quan trọng đó là trong nghành công nghệ thực phẩm, theo
thống kê thì khoảng 80% công nghệ lạnh được sử dụng trong công nghệ thực phẩm.
Các thực phẩm được bảo quản như thịt, cá, sữa.. là những thực phẩm dễ bị hư hỏng do
tác dụng của vi sinh vật và các enzyme nội tạng có trong thực phẩm, vì vậy mà nó cần
được bảo quản lạnh.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN CÁ ĐÔNG LẠNH
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đên sản phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh
1. Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài
- Môi trường: nhiệt độ môi trường có nhiều hưởng rất lớn đến chất lượng các
sản phẩm bảo quản như: nhiệt độ, độ ẩm… làm ảnh hưởng đến các thiết bị cấu trúc
kho lạnh từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm.
- Cấu trúc kho: nếu cấu trúc kho cách nhiệt và ẩm không tốt và cấu trúc không
hợp lí kho sẽ bị dao động không ổn định để cho nhiệt độ dao động nhiều sẽ làm cho
sản phẩm bị giảm khối lượng và chất lượng.
- Chế độ vận hành máy lạnh: nếu vận hành không hợp lí làm cho máy lạnh vận
hành không ổn định để cho nhiệt độ dao động nhiều sẽ làm cho sản phẩm giảm khối
lượng và chất lượng.
- Chất lượng: của hệ thống máy lạnh và chế độ bảo trì hệ thống máy lạnh cũng
ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm bảo quản.
- Thời gian bảo quản sản phẩm: thời gian bảo quản sản phẩm càng dài thì khối
lượng và chất lượng sản phẩm sẽ giảm sút
2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong.
Để có sản phẩm có chất lượng tốt cần đảm bảo điều kiện bảo vệ môi trường
trong kho được ổn định theo đúng quy trình công nghệ như sau:
- Nhiệt độ bảo quản: nhiệt độ bảo quản thực phẩm được lựa chọn trên cơ sở
kinh tế và kỹ thuật.
- Độ ẩm của không khí trong kho lạnh: độ ẩm của không khí trong kho có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm khi sử dụng. Bởi vì độ ẩm của không khí.
- Tốc độ không khí trong kho lạnh: độ ẩm của không khí trong kho có tác dụng
lấy đi nhiệt độ trong kho tỏa ra của sản phẩm bảo quản, nhiệt truyền vào do mở cửa,
do cầu nhiệt, do lao động, do máy móc thiết bị hoạt động trong kho.
Ngoài ra còn đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ độ ẩm và hạn chế mốc hoạt động.

SV [LE MINH TIEN] 4


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

1.2.2.Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình quản đông
1. Những biến đổi về vật lí
Sau khi làm đông, trong thời gian bảo quản kho có hiện tượng tan chảy và kết
tinh thành các tinh thể nước đá. Trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ khoảng từ (-18⁰C
÷ -25⁰C) nếu có sự dao động nhiệt độ sẽ có hiên tượng tan chảy và tái kết tinh của
nước đá khi nhiệt độ tăng tất cả nước đá có nhiệt độ băng thấp hơn nhiệt độ đó sẽ bị
tan chảy khi nhiệt độ hạ thấp dưới điểm băng của phần nước này thì chúng dễ dàng kết
tinh lại nhưng không hình thành tinh thể mới mà có xu hướng di chuyển về các tinh
thể chưa bị hòa tan và kết tinh vào đó.
Để tránh hiện tượng kết tinh lại của nước đá thì trong quá trình bảo quản nhiệt
độ phải ổn định, mức dao động của nước cho phép là ± 1
2. Những biến đổi hóa học
Trong quá trình bảo quản đông thì có những biến đổi về hóa học nhưng các
phản ứng đều chậm lại do nhiệt độ thấp ức chế các phản ứng hóa học. Biến đổi về hóa
học xảy ra không đáng kể trong quá trình làm đông.
Các phản ứng đặc trưng:
- Phản ứng phân giải glocozen tạo ra axitlactic làm cho pH của thực phẩm
giảm.
- Phản ứng malanoidin +đường tạo ralelanin có màu nâu đen.
- Trigrixerit (thủy phân) tạo ra grixerin +3 axit béo tự do bị oxi hóa tạo ra
cá sản phẩm của phản ưng oxi hóa lipit có màu nâu tối, xấu có mùi vô cùng khó chịu,
có tính độc.
Chú ý: + Trong thời gian làm đông phản ứng xảy ra vô cùng bé.
+ Thời gian bảo quản đông càng dài và không có biện pháp khắc phục
thì sản phẩm hư hỏng do nguyên nhân chủ yếu là do phản ứng oxi hóa lipit.
3. Những biến đổi về hóa sinh.
- Khi nhiệt độ hạ thấp dưới nhiệt độ thích hợp tới gần điểm băng thì hoạt động
của enzyme bị giảm.
- Khi nhiệt độ hạ xuống -8⁰C một số enzyme ngừng hoạt động, số còn lại hoạt
động yếu ớt.
- Khi nhiệt độ hạ thấp -18⁰C hầu hết các enzyme ngừng hoạt động trừ enzme
xúc tác cho phản ứng thủy phân lipit và phản ứng oxi hóa lipit nhưng chúng hoạt động
rất yếu. Tuy nhiên nếu thời gian trữ đông kéo dài đến vài tháng hoặc hơn một năm thì
phản ứng xảy ra đáng kể và có thể hư hỏng sản phẩm.
4. Những biến đổi về vi sinh.
-Khi nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp của vi sinh vật (vsv) nhưng chưa dưới
điểm đóng băng thì vsv bi ức chế, hoạt động yếu hơn.

SV [LE MINH TIEN] 5


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm băng thì nước đóng băng và nếu đóng
chậm thì các tinh thể nước đá to có thể gây rách màng tế bào làm cho một số vsv bị
chết, số còn lại rơi vào trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
- Khi nhiệt độ hạ xuống còn (-8⁰C) thì hầu hết các vi khuẩn ngừng hoạt động
nhưng nấm mốc nấm men còn hoạt động được.
- Khi nhiệt độ hạ thấp (-12⁰C) thì cả vi khuẩn, nấm mốc, nấm men ngừng
hoạtđộng nhưng một số vi khuẩn chịu lạnh vẫn còn hoạt động được nên chưa an toàn.
- Khi nhiệt độ hạ thấp (-18⁰C) thì hầu hết vi khuẩn không hoạt động được nên
bảo quản ở nhiệt độ (-18⁰C÷-25⁰C)là vừa an toàn vừa kinh tế.
1.2.3. Tổng quan về kho lạnh.
1.Khái niệm về kho lạnh bảo quản
Là kho lạnh dùng để bảo quản các thực phẩm,nông sản ,rau quả, các sản phẩm
của công nghiệp hóa chất,công nghiệp thực phẩm..vv Hiện nay kho lạnh được sử dụng
rất rộng rãi trong bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như:thịt, hải sản, đồ hộp…
- Bảo quản thực phẩm, rau quả.
- Bảo quản sản phẩm y tế, dược liệu.
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
2.Phân loại
a. Theo công dụng người ta có thể phân ra các kho lạnh sau:
- Kho lạnh sơ bộ: dùng làm lạnh sơ bộ hay tạm thời bảo quản thự phẩm tại các
nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: được sử dụng trong các nhà máy chế bến và bảo quản thực
phẩm.
- Kho lạnh phân phối, kho trung chuyển: dùng điều hòa cung cấp thực phẩm
cho các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài.
- Kho thương nghiệp: kho bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống
thương nghiệp.
- Kho vận tải: đặc điểm của kho là dung tích lớn, bảo quản hàng mang tính tạm
thời để vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
- Kho sinh hoạt: đây là kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà
hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.
b. Theo nhiệt độ
- Kho bảo quản lạnh: nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoản -2⁰C đến 5⁰C.

SV [LE MINH TIEN] 6


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Kho bảo quản đông: kho sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông.
Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt (-18⁰C) để cho các vi sinh vật
không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
- Kho đa năng: nhiệt độ bảo quản là (-12⁰C).
- Kho gia lạnh: nhiệt độ 0⁰C, dùng để gia lạnh các sản phẩm trước khi sang
khâu chế biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: nhiệt độ kho tối thiểu (-4⁰C).
c. Theo dung tích chứa
Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do
đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy
dung tích ra tấn thịt.
d. Đặc điểm cách nhiệt người ta chia ra
- Kho xây: là kho mà kết cấu kiến trúc xây dựng và bên trong ngườn ta tiến
hành bọc lớp cách nhiệt
- Kho panel: được lắp ghép từ tấm panel tiền chế polyuretan và lắp ghép với
nhau bằng các móc khóa cam locking.
1.2.4. Quy trình chế biến trước khi đưa vào kho lạnh và bố trí mặt bằng kho đông
lạnh
Mục đích:
- Giới thiệu khái quát cách hoạt động trong dây truyền sản xuất và công nghệ
của công ty ( xác định đầu vào, đầu ra của dây truyền công nghệ).
- Xác định cách bố trí, xây dựng mặt bằng của hệ thống lạnh. Đảm bảo yêu cầu
và phù hợp với công nghệ đã cho
Quy trình chế biến trước khi đưa vào kho đông lạnh
- Trước khi đưa đưa tôm đạt tiêu chuẩn vào kho bảo quản , chúng ta cần thực
hiện qua khâu chế biến. Cần đảm bảo thực hiên theo quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh
an toàn thực phẩm quy định.
+ Đầu vào: thu mua nguyên liệu (tôm) đạt tiêu chuẩn, còn tươi, không mắc
bệnh,…
+ Đầu ra: Sản phẩm là tôm đã qua sơ chế, và đóng hộp (khay) được bảo quản
đông.
Sơ đồ quy trình công nghệ

SV [LE MINH TIEN] 7


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Tiếp nhận nguyên liệu


Bảo quản đông
đầu vào (Cá)

Tiếp
Rửa 1
nhận và
xử lý sơ
bộ Đóng hộp kim loại
Đánh vảy

Rửa 2 Tách khuôn – Mạ băng

Thành
Fillet phẩm
Cấp đông

Loại bỏ xương
Chế Chờ đông
biến

Phân loại
Xếp khuôn

Rửa 3

Chức năng của từng khâu:


+ Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào:
Công ty cần thu mua nguồn hang có nguồn gốc, đảm bảo các yêu cầu về chất
lượng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm cuối cùng. Sau
khi thu mua xong, tiến hành vận chuyển đến cơ sở sản xuất chế biến. Trong quá trình
vận chuyển cần đảm bảo những điều kiện về nhiệt độ cho cá để đảm bảo thịt cá còn
tươi nguyên.
+ Xử lý sơ bộ:

SV [LE MINH TIEN] 8


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Trước khi đưa vào chế biến cần rửa sơ qua và đánh hết vảy cá, cần rửa cá trong
nước lạnh.
+ Khâu chế biến:
Cá fillet, sau đó loại bỏ xương, đầu và vây cá vì những bộ phận này ít có tác
dụng trong tiêu dùng. Trong quá trình này cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi loại bỏ xương thì cần phải phân loại cá theo cân nặng để xếp vào khay, trước
khi xếp vào khay ta cần rửa cá lần 3, kết thúc khâu chế biến.
+ Chờ đông:
Mục đích của quá trình là để bảo quản bán thành phẩm trong thời gian chờ cấp
đông, tránh biến màu, biến chất và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh đồng
thời hạn chế sự đóng băng nước trong bán thành phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm sau này.
+ Cấp đông:
Mục đích của quá trình cấp đông là để đạt nhiệt độ trung tâm sản phẩm
-200C để bảo quản sản phẩm, duy trì trạng thái, chất lượng sản phẩm gần như ban đầu.
+ Tách khuôn – Mạ băng
Sau khi cấp đông ta cần tách khuôn và mạ băng cá để đem cá đông lạnh đi đóng
gói
+ Đóng hợp kim loại:
Mục đích của quá trình là để tránh cá bị mất nước, đảm bảo mĩ quan và đồng
thời giúp bảo vệ sản phẩm khỏi tác nhân bên ngoài
+ Bảo quản đông:
Sản phẩm sau khi bao gói hoàn chỉnh, chuyển ngay đến kho bảo quản lạnh và
nhập kho qua cửa sổ nhỏ, xếp các thùng vào cây, hàng theo chủng loại, chất đúng quy
cách.

Sơ đồ mặt bằng nhà máy:

Thành phẩm Chế biến Tiếp nhận và xử lý sơ


4 3 bộ
2

Hành lang
Bảo quản đông
5 Nhà điều hành
1

SV [LE MINH TIEN] 9


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kết luận: Trên cơ sở giới thiệu trên em chọn khâu bảo quản đông để thiết kế
hay chính là phòng số 5 - phòng bảo quản đông ở sơ đồ mặt bằng nhà máy.
Nhiệt độ của kho thành phẩm và xe chuyển hàng là -20⁰C cho phép sai lệch
±20C
Kích thước kho đông: Chiều dài a= 18m
Chiều rộng b= 11m
Chiều cao h= 6m
Nền: không sưởi
Tường bao: bê tông, trần màu sáng
Bao bì bảo quản sản phẩm: hộp kim loại
Nhiệt độ: (tại địa điểm đặt kho là Nghệ An)
Nhiệt độ trung bình năm mùa hè tmax= 380C
Nhiệt độ trung bình năm mùa đông tmax= 9,70C
Nhiệt độ trung bình cả năm tn= 23,90C
Độ ẩm: 82%
Nhiệt độ bảo quản kho lạnh t2= -200C

SV [LE MINH TIEN] 10


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG BUỒNG


BẢO QUẢN ĐÔNG
2.1. TÍNH TỔN THẤT NHIỆT CỦA BUỒNG BẢO QUẢN CÁ ĐÔNG LẠNH.
Mục đích:
Tính tổn thất nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt khác nhau trong kho
lạnh đi từ ngoài môi trường vào trong kho lạnh và các nguồn nhiệt khác nhau trong
kho lạnh sinh ra. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để
thải nó ra môi trường, để đảm sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và
không khí bên ngoài
Mục đích tính tổn thất nhiệt kho lạnh là để xác định năng suất lạnh của máy nén

Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q, được xác định bằng biểu thức :
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 (W)
Trong đó:
Q1: Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của kho lạnh.
Q2: Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra trong quá trình xử lý lạnh
Q3: Dòng nhiệt do không khí bên ngoài mang vào khi thông gió buồng
lạnh. (Q3=0)
Q4: Dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh.
Q5: Dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp, nó chỉ có ở kho
lạnh bảo quản rau quả, Q5 = 0.
2.1.1. Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che

a, Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che trần, nền, tường bao Q11:

+ Tổn thất nhiệt qua tường bao, trần:


(W)
Trong đó:
k: Hệ số truyền nhiệt tra bảng 4a, 4b, 4c

F: Diện tích bề mặt truyền nhiệt

: Nhiệt độ ngoài môi trường , với t1=380C là nhiệt độ mùa hè của


tỉnh Nghệ An (tra bảng 2)
: Nhiệt độ trong buồng lạnh , với t2 =-200C

SV [LE MINH TIEN] 11


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Sơ đồ mặt bằng: Chiều dài a = 18m


Chiều rộng b = 11m
Chiều cao h = 6m

Phòng cấp đông

Phòng bảo quản đông

h = 6m
Hướng Nam Hướng Bắc
a = 18m Hành lang

b= 11m

Hướng Đông
b = 11m

Ta tính toán cho bức tường phía Nam:


Tra bảng 2 ta có: t1= tmax= 380C
t2= -200C
+ Diện tích vách ngăn: ( m2)
+ Hệ số truyền nhiệt qua vách ngăn: kN= 0,21 ( W/m2K) – tra bảng 4a
Vậy (W)

SV [LE MINH TIEN] 12


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Tương tự với các bức còn lại ta có bảng số liệu sau:

Bức F K t1 t2 Q11B
(m2) (W/m2K) ( C)
0
( C)
0
(W)

Nam 108 0,21 38 -20 1315,44

Bắc 108 0,28 23,9 -20 1327,53

Đông 66 0,21 38 -20 803,88

Tây 66 0,47 -20 -20 0

Trần 198 0,2 38 -20 2296,8

Tổng 5743,65

Vậy Q11B = 5743,65 ( W)

+ Tổn thất nhiệt qua nền


Để tính toán tổn thất nhiệt qua nền, người ta chia sàn ra các vùng khác nhau có
chiều rộng 2 m mỗi vùng tính từ bề mặt tường bao vào giữa buồng.
Vì a=18m >12m, b=11m >8m nên ta chia nền thành 3 vùng như hình dưới đây

Vùng I

II

III

SV [LE MINH TIEN] 13


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Tổn thất nhiệt qua nền được tính bằng công thức:
(W)
Trong đó:
Fq: diện tích ứng với từng vùng nền (m2)
kq: hê số truyền nhiệt qua nền ứng với từng cặp nền (W/m2K)
tn: nhiệt độ trung bình năm của Nghệ An (℃)
t2: nhiệt độ buồng bảo quản lạnh (℃)

Ta tính toán cho vùng I:


+ Diện tích vùng nền I: (m2)
+ Hệ số truyền nhiệt: kq= 0,47 (W/m2K)
+ Nhiệt độ trung bình năm: tn= 23,9 0C
+ Nhiệt độ buồng bảo quản lạnh: t2= -20 0C
Vậy tổn thất nhiệt ở vùng I:
(W)
Tương tự ta có bảng sau với:
+ Diện tích vùng II: (m2)

+ Diện tích vùng III: (m2)


Vùng Fq kq tn t2 Q11N
(m2) (W/m2K) (℃) (℃) (W)

I 116 0,47 23,9 -20 2393,43

II 68 0,23 23,9 -20 686,6

III 30 0,12 23,9 -20 158,04

Tổng 3238,07

Vậy tổn thất nhiệt qua nền: Q11N = 3238,07 (W)


Tổn thất nhiệt qua kết cấu trần, nền, tường bao là:
Q11 = Q11B + Q11N = 5743,65 + 3238,07 = 8981,72 (W)
b, Nhiệt lượng do bức xạ mặt trời Q12
(W)
Trong đó:
kn: hệ số truyền nhiệt (W/m2K)
Fn: diện tích vách ngăn tương ứng (m2)
∆t12: hiệu nhiệt độ dư (℃)

SV [LE MINH TIEN] 14


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Với thiết kế của buồng bảo quản như trên ta có bức xạ mặt trời chỉ tính toán cho
bức tường phía Đông và Trần ở đây giả sử tường là tường bê tông và trần là màu sáng
Xét bức tường phía Đông ta có:
+ Diện tích: (m2)
+ Tra bảng 4a: kn= 0,21 ( W/m2K)
+ Tra bảng 7a: ∆t12= 7 (℃)
Vậy (W)
Xét trần ta có:
+ Diện tích (m2)
+ Tra bảng 4a: kn= 0,20 ( W/m2K)
+ Tra bảng 7b: ∆t12= 16 (℃)
Vậy (W)
Vậy tổn thất nhiệt do bức xạ mặt trời là:
(W)
=> Do vậy dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che là:
(W)
2.1.2. Tổn thất nhiệt do sản phẩm và bao bì tạo ra.
Tổn thất nhiệt do bao bì và sản phẩm tạo ra xác định theo công thức:
Q2 = Q21 + Q22 (W)
Trong đó: – tổn thất nhiệt do sản phẩm tỏa ra (W)
– tổn thất nhiệt do bao bì tỏa ra (W)
a. Tính tổn thất nhiệt do sản phẩm tỏa ra
Ta có:

(W)

Trong đó:
- Entanpi của sản phẩm trước và sau khi vào buồng lạnh (J/Kg)

M - Công suất buồng gia lạnh (tấn/ngày đêm).

+ M = 0,025E nếu kho lạnh nhập hàng thường xuyên (365 ngày)
+ M = 0,075E nếu kho lạnh nhập hàng theo mùa vụ (120 ngày)
E – dung tích kho lạnh (tấn)
+ với V – thể tích kho lạnh (m3)
gv – định mức chất tải thể tích (tấn/m3)
Nhiệt độ sản phẩm trước khi vào kho bảo quản đông

SV [LE MINH TIEN] 15


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh
0 0
1 2
Chọn t = 0 C, t = -20 C
1 2
=> Tra bảng 8 ta có: h = 249 (kJ/kg), h = 0 (kJ/kg)
+ Dung tích kho lạnh:
E  V  g v  a  b  h  g v  18  11 6  0, 70  831, 6 (tấn)
với gv = 0,70 (tấn/m3) – tra bảng 3
+ Công suất buồng gia lạnh: (cá là sản phẩm nhập hàng thường xuyên)
M  0, 025E  0, 025  831, 6  20,79 ( tấn/ngày đêm)
=> Tổn thất nhiệt do sản phẩm toả ra:
Q21  0, 0116M (h1  h2 )  0, 0116  20, 79  (249  0) 103  60049,83
(W)
b. Tổn thất nhiệt do bao bì tỏa ra
- Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra được tính theo biểu thức:

(KW)

Trong đó :
: là khối lượng bao bì (hộp kim loại) = (10 ÷ 30%)M
Tra bảng 15: chọn = 30%.M
=> ( tấn/ngày đêm)
: nhiệt dung riêng của bao bì (hộp kim loại)

Tra bảng 13: chọn = 0,45 ( KJ/KgK )


: nhiệt độ bao bì trước và sau vào buồng lạnh:
Mà t1= (5- 8)0C => Chọn t1= 50C, t2= -200C
=> Tổn thất nhiệt do bao bì toả ra:
(W)
Vậy tổn thất nhiệt do sản phẩm và bao bì tạo ra là:
Q2 = Q21+Q22 = 60049,83 + 813,93 = 60863,76 (W)
2.1.3. Tổn thất nhiệt do thông gió buồng lạnh
Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các buồng lạnh,
đặc biệt bảo quản rau hoa quả và các loại sản phẩm hô hấp. Vì kho lạnh đông bảo quản
cá không cần thông gió nên = 0.
2.1.4. Tổn thất nhiệt vận hành Q4
Các tổn thất nhiệt do vận hành gồm tổn thất nhiệt do đèn chiếu sáng , do người
làm việc trong các buồng , do các động cơ điện và do mở cửa .

SV [LE MINH TIEN] 16


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

a, Tổn thất nhiệt do đèn chiếu sáng buồng .

Ta có: Q41 = A F (W)

Trong đó: F - diện tích của buồng,


(m2)

A: Nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng 1 diện tích buồng hay diện

tích nền, . Đối với buồng bảo quản đông, A = 1,2


Vậy tổn thất nhiệt do đèn chiếu sáng buồng là:
(W)
b, Tổn thất nhiệt do người làm việc tỏa ra Q42
Tổn thất nhiệt do người toả ra được xác định bằng biểu thức:
= 350.n (W)
Trong đó: n - Số người làm việc trong buồng.
Với phòng có diện tích là 198 m2 ta chọn số người làm việc là n = 3 người
Vậy tổn thất nhiệt do người làm viêc tỏa ra là:
Q42 = 350x3=1050 (W)
c, Tổn thất nhiệt do các động cơ điện tỏa ra Q43
Tổn thất nhiệt do các động cơ điện làm việc trong buồng lạnh (động cơ quạt dàn
lạnh, động cơ quạt thông gió, động cơ các máy móc gia công chế biến, xe nâng vận
chuyển…) có thể xác định theo biểu thức:
= 1000 N (W)

Trong đó: N - Công suất của động cơ điện, kW.


Với buồng bảo quản đông chọn N = 8 kW.
Vậy tổn thất nhiệt do các động cơ điện toả ra là :
= 1000x8 = 8000 (W)
d, Tổn thất nhiệt khi mở cửa Q44
Để tính toán tổn thất nhiệt khi mở cửa ta sử dụng công thức:
= B F (W)

Trong đó: B - dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/ - tra bảng 10


F - diện tích buồng,
2 2
Với diện tích phòng F = 198 (m ) => B = 8 (W/m )
Dòng nhiệt do mở cửa buồng không chỉ phụ thuộc vào tính chất của buồng và
diện tích buồng mà còn phụ thuộc vào sự vận hành của cửa. Thợ chuyên môn bậc cao
vận hành tốt hơn có thể giảm đáng kể dòng nhiệt do mở cửa, ngay cả việc bố trí ra vào
hợp lý làm cho số lần đóng mở giảm và qua đó dòng nhiệt do mở cửa cũng giảm.

SV [LE MINH TIEN] 17


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Vậy dòng nhiệt khi mở cửa Q44= 8x198=1584(W)


Vậy dòng nhiệt do vận hành Q4 là:
Q4 = Q41+Q42+Q43+Q44 = 237,6+1050+8000+1584= 10871,6 (W)
2.1.5. Dòng nhiệt do hô hấp của sản phẩm Q5
Dòng nhiệt chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản rau quả hô hấp đang trong
quá trình sống. Vì là kho lạnh đông bảo quản cá nên suy ra:
=0
Vậy dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh là:

Suy ra Q = 9712,34 + 60863,76 + 0 + 10871,6 + 0 = 81447,7(W)


2.1.6. Năng xuất lạnh của máy nén
Xác định năng suất lạnh của máy nén cần phải kể đến thời gian làm việc của
máy nén và các tổn thất trên đường ống của hệ thống lạnh do đó ta phải nhân thêm hệ
số an toàn K ,ta có:

Trong đó:
K là hệ số kể đến tổn thất trên đường ống của thiết bị.
=> K =1,06 - tra bảng 13
b: hệ số làm việc => Chọn b = 0,9 (đối với kho lạnh lớn).
= (50-75%)Q
=> Chọn QMN = 50%Q = 0,5x81447,7 = 40723,85 (W)
Vậy năng suất lạnh của máy nén:

(W)

SV [LE MINH TIEN] 18


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH VÀ CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ MÁY NÉN
2.2.1. Chọn chế độ làm việc của hệ thống lạnh
a. Chọn môi chất lạnh
Môi chất lạnh có nhiệm vụ là mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đưa ra môi
trường có nhiệt độ cao.
Ở đây đề tài em chọn môi chất lạnh là R22 nên ta chọn R22 làm môi chất lạnh
cho chu trình R22 đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể trong hệ thống. R22 có tính

chất nhiệt động tốt, không độc hại đối với người cũng như cơ thể sống.
b. Nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh t0

Trong đó :
• : Nhiệt độ kho bảo quản. tb= -200C
• : Hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh và nhiệt
độ không khí trong kho. Đối với dàn lạnh bay hơi trực tiếp

=> chọn

Ta có:

c. Nhiệt độ ngưng tụ tk

hơi môi chất

tw1 tw2
nước làm mát

- Vì thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước nên :

Trong đó:
• : Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng.
• : Độ chênh nhiệt độ ngưng tụ

SV [LE MINH TIEN] 19


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

có nghĩa là nhiệt độ ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ

=> Chọn

=>
Chọn các loại bình ngưng kiểu ống vỏ nằm ngang . Nhiệt độ nước đầu vào và
đầu ra chênh nhau => Chọn = 3
Nên :
Trong đó:
• : Nhiệt độ nước vào bình ngưng.
với => Chọn
• tu : Nhiệt độ nhiệt kế ước
0
Tra đồ thị Molier h-x với t = 38 C, độ ẩm 82% ( Nhiệt độ và độ ẩm của Nghệ
0
An) ta được: tu= 33 C
0
Suy ra tw1= tu + 3 = 33 + 3 = 36 C
0
tw2= tw1 + 3 = 36 + 3 = 39 C
0
tk= tw2 + 5 = 39 + 5 = 44 C
0
Vậy nhiệt độ ngưng tụ là tk = 44 C
Từ t0= -300C → p0= 1,8 bar
0
tk=42 C → pk= 17 bar

Tỷ số nén vậy nên ta chọn chu trình 2 cấp nén 2 tiết lưu làm

mát trung gian hoàn toàn dung bình trung gian có ống xoắn.

SV [LE MINH TIEN] 20


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Các quá trình của chu trình lạnh:


1-2 : Nén đoạn nhiệt cấp hạ áp từ po lên ptg.
2-3 : Làm mát hơi quá nhiệt hạ áp xuống nhiệt độ ngưng tụ tk.
3-4 : Làm mát hơi môi chất từ nhiệt độ tk xuống đường hơi bão hoà x = 1.
4-5 : Nén đoạn nhiệt cấp cao áp từ ptg lên pk.
5-6 : Hơi môi chất ngưng tụ thành lỏng hoàn toàn trong bình ngưng.
6-10 : Quá lạnh lỏng ở bình trung gian.
6-7: Tiết lưu 1 từ áp suất pk vào bình trung gian.
10-11: Tiết lưu 2 từ áp suất pk xuống po.
11-1: Lỏng môi chất bay hơi đẳng áp trong thiết bị bay hơi.
Nguyên lý làm việc của chu trình
Chu trình này giống chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn.
Khác biệt là dòng môi chất lỏng từ thiết bị ngưng tụ đi ra đi ra chia làm hai nhánh. Một
nhánh nhỏ qua van tiết lưu thứ nhất vào bình trung gian để làm mát hơi về máy nén
cao áp xuống trạng thái bão hòa khô. Còn nhánh chính được dẫn qua ống xoắn, được
làm quá lạnh sau đó vào van tiết lưu 2 xuống áp suất p o để cấp cho dàn bay hơi. Như
vậy năng suất lạnh của phần lỏng đi qua van tiết lưu 1 chỉ để hạ nhiệt độ của hơi từ
máy nén hạ áp tới nhiệt độ bão hòa và dùng để quá lạnh phần lỏng khi đi vào van tiết
lưu 2. Lỏng tiết lưu từ áo suất pk xuống áp suất po chỉ qua van tiết lưu 2
2.2.2. Tính toán chu trình
Áp suất trung gian (bar)
Suy ra ttg= 40C. Trong đồ thị lgP- h áp suất ptg nằm giữa p0 và pk. Các giá trị
entanpy của các điểm nút chu trình như sau:

SV [LE MINH TIEN] 21


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Điểm 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11
nút
t -30 16 20 4 62 44 4 4 39 -30
( C)
0

h 1192 1225 1215 1205 1233 1058 1058 1007 1047 1047
(KJ/Kg)
p 1,8 5,69 5,69 5,69 18 18 5,69 5,69 18 1,8
(bar)
v 0,137 0,042
(m3/kg)

a, Tính toán cấp hạ áp


- Năng suất lạnh riêng

Trong đó: - h1’ là entanpy của hơi bão hòa khô sau khi ra khỏi dàn lạnh.
- h11 là entanpy của môi chất sau khi qua van tiết lưu.
=>
- Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén hạ áp

Trong đó: Qo là năng suất lạnh của máy nén

=>

- Thể tích hút thực tế của máy nén hạ áp.

Tra đồ thị lgP-h của môi chất R22 ta được v1 = 0,137 (m3/kg).
=>
- Hệ số cấp nén.

Ta có:

Tra đồ thị với máy nén R22 ta được hệ số cấp nén


- Thể tích hút lý tuyết của máy nén hạ áp.

SV [LE MINH TIEN] 22


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Công nén đoạn nhiệt.


N s = m1 .l1 (kW)
Trong đó:
l1 là công tiêu tốn cho quá trình nén hạ áp

=>
- Công nén chỉ thị.

Trong đó : - Công nén đoạn nhiệt


- Hệ số kể đến tổn thất trong

SV [LE MINH TIEN] 23


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Trong đó :

( vì máy nén là máy nén đứng)

b = 0,0025 ( vì môi chất lạnh là môi chất freon R22 )


– nhiệt độ bay hơi
= 0,77 + 0,0025.(-30 + 273,15) = 1,38

=>

- Công ma sát.
Ta có:
Chọn áp suất ma sát riêng pms = 50 Kpa
=>
- Công nén hiệu dụng.
=>
- Công suất tiêu thụ của động cơ Nel :

Trong đó: là tổn thất trong truyền động,

là tổn thất bên trong động cơ, . Chọn

=>

- Công suất lắp đặt động cơ.

Chọn hệ số an toàn là 1,5 ta được :

b, Tính toán cấp cao áp


- Lưu lượng hơi thực tế qua máy nén cao áp.
Áp dụng phương trình cân bằng entanpy ở bình trung gian, ta có :

Thay số vào ta được :

SV [LE MINH TIEN] 24


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Thể tích hút thực tế.

Tra đồ thị lgP-h của môi chất R22 ta được v4 = 0,042 (m3/kg)
=>
- Thể tích hút lý thuyết cao áp.

Ta có :

- Công nén đoạn nhiệt cao áp.

Trong đó: l2 là công tiêu tốn cho quá trình nén cao áp

=>
- Công suất chỉ thị.

Ta có :

- Công suất ma sát.

Chọn áp suất ma sát riêng pms = 50 Kpa


=>
- Công nén hiệu dụng.
=>
i. Công suất tiêu thụ của động cơ Nel :

Trong đó: là tổn thất trong truyền động,

là tổn thất bên trong động cơ, . Chọn

=>

- Công suất lắp đặt động cơ.

Chọn hệ số an toàn là 1,5 ta được :

- Hệ số lạnh của chu trình

SV [LE MINH TIEN] 25


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Hiệu suất execgi:

- Nhiệt lượng thải ra ở thiết bị ngưng tụ:

SV [LE MINH TIEN] 26


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.3 CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG CHU TRÌNH HỆ THỐNG


2.3.1 Chọn máy nén (sử dụng phàn mềm Bitzer)
Từ các thông số:
- Môi chât lạnh là R22
- Máy nén R22 thẳng dòng, 2 cấp
- Năng suất lạnh của máy nén: Qo = 47,963 (kW)
Tra trên phần mềm Bitzer với các thông số của phần mềm:
- Dòng máy: Loại tiêu chuẩn
- Môi chất lạnh: R22
- Nhiệt độ bay hơi bão hoà: -30oC
- Nhiêt độ ngưng tụ: 44 oC
- Nhiệt độ gas đầu hút: -25 oC
- Điều khiển giảm tải: 100%
- Tần số nguồn: 50Hz

SV [LE MINH TIEN] 27


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kết quả chạy từ phần mềm

Thông số kỹ thuật

SV [LE MINH TIEN] 28


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kích tước máy nén


Dựa trên kết quả có được từ phần mô phỏng trên ta chọn được máy S66G-50.2-
40P với một số thông số như sau:
- Công suất lạnh : 53,5 kW
- Công suất lạnh *
: 43,4 kW
- Công suất dàn bay hơi : 53,5 kW
- Nguồn đầu vào : 35,1 kW
- Dải điện thế : 380 -420 V
- Công suất dàn ngưng : 88,7 kW
- Lưu lượng áp suất thấp : 1034 kg/h
- Lưu lượng áp suất cao : 1359 kg/h
Nhận xét: từ kết quả phần mềm ta thấy có sự chênh lệch với kết quả tính toán,
nguyên nhân là do sai số khi tính toán.
2.3.2 Chọn dàn bay hơi (Sử dụng phần mềm guntner)
Ta sử dụng phần mềm guntner.
+ Ta chạy phần mềm

SV [LE MINH TIEN] 29


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Giao diện chính của phần mềm


+ Chọn Evaporator (dx), sau đó đền các thông số như sau:
Calculation mode (phương pháp tính toán) : Calculate capactity
Capacity (Công suất động cơ tính toán Qo ) : 47,963 kW
Medium: (môi chất lạnh) : R22
Evaporation temp (Nhiệt độ bay hơi t0) : -30oC
Superheating (nhiệt độ quá nhiệt ∆tqn) : 0 oC
Cond temp (Nhiệt độ ngưng tụ tk) : 44 oC
Subcooling (nhiệt độ quá lạnh ∆tql) : 0 oC
Air temp (Nhiệt độ phòng bảo quản) : -20oC
Relative humidty (Độ ẩm địa phương) : 82%
Air pressure (Áp suất không khí) : 1013mbar

SV [LE MINH TIEN] 30


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kết quả sau tính toán

SV [LE MINH TIEN] 31


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Thông số dàn lạnh


Theo kết quả từ phần mềm, ta chọn kiểu dàn lạnh:
Model : GHN 050.2H/412-AHU50.M
Capacity (Năng suất lạnh) : 67,9 kW
Fans (Số quạt) : 4 cái
Capacity (Công suất quạt) : 1,25 kW
Current (Dòng làm việc) : 3,8 A
Power (Nguồn cung cấp) : 230 V/3 pha/60 Hz
Air flow (lưu lượng thổi) : 33840 m3/h
Dimensions (Kích thước):
Length (Chiều dài): 4570 mm
Width (Chiều rộng): 825 mm
Height (Chều cao ): 760 mm

2.3.3 Chọn dàn ngưng ( sử dụng phần mềm guntner)


Ta sử dụng phần mềm guntner.
+ Ta chạy phần mềm

Giao diện phần mềm


Chọn Condenser, sau đó điền thông tin như sau:
Calculation mode (phương pháp tính toán) : Calculate capactity
Capacity (Công suất động cơ tính toán Qo ) : 65,975 kW
Medium: (môi chất lạnh) : R22
Condensing temp (Nhiệt độ ngưng tụ tk) : 44 oC
Air temp (Nhiệt độ địa phương) : 38oC
Relative humidty (Độ ẩm địa phương) : 82%
Altitude (Chiều cao phòng bảo quản) :6m

SV [LE MINH TIEN] 32


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Kết quả sau tính toán

SV [LE MINH TIEN] 33


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Thông số dàn ngưng


Theo kết quả từ phần mềm, ta chọn kiểu dàn ngưng:
Model : MCH 082C/2-N(L)
Capacity (Năng suất lạnh) : 70,3 kW
Fans (Số quạt) : 2 cái
Capacity (Công suất quạt) : 1,75 kW
Current (Dòng làm việc) : 3,3 A
Power (Nguồn cung cấp) : 460V/3pha/60Hz
Air flow (lưu lượng thổi) : 39000 m3/h
Dimensions (Kích thước):
Length (Chiều dài): 4000 mm
Width (Chiều rộng): 1185 mm
Height (Chều cao ): 1250 mm
Nhận xét: Từ kết quả phần mềm ta thấy có sự chênh lệch với kết quả tính toán
nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do sai số khi tính toán.

SV [LE MINH TIEN] 34


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.3.4 Chọn van


a, Van tiết lưu
Van tiết lưu là một thiết bị chính trong hệ thống lạnh nó làm nhiệm vụ giảm áp
suất của môi chất lỏng từ áp suất cao và nhiệt độ cao xuống áp suất bay hơi của môi
chất. Nó cũng làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng môi chất cấp vào thiết bị bay hơi.
Chọn van tiết lưu màng cân bằng ngoài, đây là loại van điều chỉnh tự động
lượng dịch cấp vào dàn bay hơi theo độ quá nhiệt của hơi và áp suất hơi hút.
- Cấu tạo:

1. Thân van 6. Lò xo
2. Màng xếp 7. Vít điều chỉnh
3. Nắp van 8. Nắp chụp
4. Ty van 9. Nắp chụp trên
5. Kim van 10. Bầu cảm biến ống mao
- Vị trí lắp đặt:
Van tiết lưu màng cân bằng ngoài bao giờ cũng được lắp đặt sau van điện từ và
trước dàn lạnh. Nó chỉ mở khi trạng thái môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi tại
bầu cảm biến phải là hơi quá nhiệt

SV [LE MINH TIEN] 35


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

b, Van một chiều –Van an toàn


Van một chiều còn gọi là Clape một chiều, chỉ cho dòng đi theo 1 hướng. Van
một chiều được lắp đặt trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ, ngăn chặn
môi chất từ dàn ngưng quay ngược lại máy nén, trong trường hợp dừng máy nén hoặc
sửa chữa máy nén.
Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa 2 cửa vào và ra của van
một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn cửa ra một chút, van sẽ tự động mở cho dòng
hơi đi đến thiết bị ngưng tụ, khi áp suất của vào nhỏ hơn cửa ra thì van sẽ tự động
đóng lại không cho môi chất quay ngược trở lại.
Van an toàn được bố trí ở những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất
lỏng như thiết bị ngưng tụ, bình chứa . . . nó dùng để đề phòng trường hợp khi áp suất
vượt quá mức quy định, khi áp suất trong một thiết bị nào đó vượt qua mức quy định
thì van an toàn sẽ mở ra, để xả môi chất về thiết bị có áp suất thấp.
- Cấu tạo:

SV [LE MINH TIEN] 36


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

c. Van chặn
Nhiệm vụ của van chặn là khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh cần
thiết phải khóa hoặc mở dòng chảy môi chất lạnh trên vòng tuần hoàn.

d. Van điện từ
Van điện từ hay còn gọi là solenoid vavle là loại van chặn đóng mở nhờ lực của
cuộn dây điện từ. Van điện từ là một thiết bị thừa hành. Tùy theo cấu tạo, van điện từ
có thể là van chặn (loại 1 ngả) hoặc van chuyển dòng (nhiều ngả)
Van điện từ 1 ngả (van khác van chặn) dùng để đóng mở tự động dòng chất
lỏng hoặc chất khí, hơi môi chất tải lạnh từ xa.
Van điện từ 2 hoặc 3 ngã (van chuyển dòng) dùng để thay đổi tự động đóng mở
trực tiếp, gián tiếp hoặc phối hợp.
Van điện từ đóng mở trực tiếp là loại van chỉ sử dụng lực điện từ để đóng mở
clape (direct operation).
Van điện từ đóng mở gián tiếp là loại van chỉ sử dụng lực điện từ để đóng mở
clape phụ, clape chính được đóng mở nhờ dòng chất lỏng hoặc khí đi qua clape phụ
(servo operation).
Van điện từ đóng mở phối hợp là loại van có cấu trúc kết hợp được các đặc
điểm của trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng mở van vừa bằng lực điện từ vừa bằng áp suất
của chất lỏng hoặc chất khí của dòng chảy (forced servo operation) hoặc pilot.
Van điện từ thường đóng hoặc thường mở. Theo vị trí lá van khi tác động còn
có thẻ chia ra loại van thường đóng hay thường mở.
Van thường đóng là loại van đóng khi cuộn dây điện từ không có điện và mở
khi cuộn dây điện từ có điện. (NC – Normal Closed).
Van thường mở ngược lại là loại van mở khi cuộn dây không có điện và đóng
khi cuộn dây điện từ có điện (NO – Normal Open).

SV [LE MINH TIEN] 37


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.3.5 Tính chọn tháp giải nhiệt


Cấu tạo tháp giải nhiệt:

1. Quạt hút; 2. Bộ phận tách nước; 3. Dàn tưới nước; 4. Bộ phận làm tơi
nước; 5. Van bảo vệ; 6. Pao cấp nước bổ sung; 7. Máng chứa nước; 8. Đường
nước ra tháp tả nhiệt

Tháp giải nhiệt là thiết bị có nhiệm vụ thải toàn bộ lượng nhiệt do môi chất lạnh
ngưng tụ thải ra. Lượng nhiệt này được thải ra môi trường nhờ chất tải nhiệt trung gian
là nước. Nước vào bình ngưng có nhiệt độ t w1 nhận nhiệt ngưng tụ tăng lên 2- 3oC.
Nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ có nhiệt độ tw2 được đưa qua tháp giải nhiệt, tại đây
nước được phun dưới dạng các giọt nhỏ trao đổi nhiệt với không khí đi ngược dòng
nhờ quạt gió thổi cưỡng bức. Một phần nước được hóa hơi theo không khí ra môi
trường, nó mang theo một lượng nhiệt do nước tỏa ra. Sau khi ra khỏi tháp nước giảm
nhiệt độ xuống nhiệt độ ban đầu tw1.
Quy năng suất nhiệt ra tấn, theo tiêu chuẩn TCI 1 tấn nhiệt tương đương 3021 kcal/h
Vậy (tấn)
Chọn tháp giản nhiệt LBCS-15
Tra bảng 9.2 trang 211 sách “KỸ THUẬT LẠNH CƠ SỞ” của PGS.TS
NGUYỄN ĐỨC LỢI và PGS.TS PHẠM VĂN TỤY với các thông số kỹ thuật chính:
Lưu Kích thước tháp Quạt gió Nối ống
lượng
(l/min) H(mm) D∅(mm) Motor(kW D∅(mm) Vào(mm) Ra(mm) Xả(mm)
)
195 1930 1170 0,25 700 50 50 25

SV [LE MINH TIEN] 38


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.3.6 Tính chọn bình trung gian


Công dụng chính của bình trung gian để làm mát môi chất trung gian giữa các
cấp của máy nén. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tách long môi chất để đảm bảo cho hơi hút
tầm cao của máy nén cao áp là hơi bão hòa khô
Trong hệ thống lạnh sử dụng bình trung gian có ống xoắn
Chọn bình trung gian kiểu đứng có ống xoắn ruột gà, đây là loại bình ngoài việc
để làm mát trung gian thì có thể sử dụng để:
- Tách dầu cho dòng gas đầu đẩy máy nén cấp 1.
- Tách lỏng cho gas hút về máy nén cấp 2.
- Quá lạnh lỏng trước khi tiết lưu vào dàn lạnh nhằm giảm tổn thất tiết lưu.
Cấu tạo của bình trung gian:

2.3.7 Chọn máy bơm nước giàn ngưng và bơm nước xả băng
Để xác định bơm nước giải nhiệt và xả băng cho hệ thống ta cần xác định hai
đại lượng cơ bản là năng suất và cột áp.
- Năng suất bơm là thể tích chất lỏng bơm cấp vào ống đẩy trên một đơn vị thời
gian, ký hiệu là V đơn vị là (m3/h) hoặc (l/s).
- Cột áp của bơm còn được gọi là chiều cao áp lực hay lượng tăng năng lượng
của chất lỏng khi đi từ miệng hút đến miệng đẩy của bơm và thường tính bằng mét cột
chất lỏng, đôi khi tính bằng mét cột nước, ký hiệu là H.

Trong đó Hh và Hd là chiều cao hút và chiều cao đẩy.


hh và hd là tổn thất áp suất trên đường ống hút và ống đẩy.

SV [LE MINH TIEN] 39


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Theo yêu cầu của đề bài ta chọn bơm nước giải dàn ngưng và bơm nước xả
băng loại 2K-9b bơm li tâm do Nga chế tạo:
- Đường kính bánh công tác: 106mm.
- Năng suất: 16,6m3/h.
- Cột áp: H = 1,2bar.
- Hiệu suất:  = 60%.
- Công suất trên trục: N = 0,75kW.
2.3.8 Tính chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống lạnh
Đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh Freon thường là loại ống đồng, việc
tính toán chọn đường kính của ống là bài toán tối ưu về kinh tế. Khi tiết diện đường
ống lớn, thì tổn thất áp suất nhỏ nhưng lại dẫn đến giá đầu tư tăng.
Từ các số liệu ban đầu như : Tốc độ cho phép của môi chất, lưu lượng, khối
lượng riêng. . . ta có thể tính được đường kính ống.
Đường kính trong của ống dẫn được tính theo công thức sau:

Trong đó :
+G: là lưu lượng môi chất lạnh G = 0,22 kg/s
+ρ: là tốc độ dòng chảy trong ống m/s, tra bảng 20, ta được ω = 0,4 - 1, chọn ω = 1
2.3.9. Bình tách dầu
Các máy lạnh khi làm việc cần phải tiến hành bôi trơn các chi tiết chuyển động
nhằm giảm ma sát, tăng tuổi thọ thiết bị. Trong quá trình máy nén làm việc dầu thường
bị cuốn theo môi chất lạnh. Việc dầu bị cuốn theo môi chất lạnh có thể gây ra các hiện
tượng:
- Máy nén thiếu dầu, chế độ bôi trơn không tốt nên chóng hư hỏng.
- Dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở các thiết bị trao đổi nhiệt như
thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng chung
đến chế độ làm việc của toàn hệ thống.
Để tách lượng dầu bị cuốn theo dòng môi chất khi máy nén làm việc, ngay trên
đầu ra đường đẩy của máy nén người ta bố trí bình tách dầu. Lượng dầu được tách ra
sẽ được hồi lại máy nén hoặc đưa về bình thu hồi dầu.
Bình tách dầu lắp vào đường đẩy máy nén amoniac để tách dầu ra khỏi dòng
hơi nén trước khi vào bình ngưng tụ.
* Phạm vi sử dụng
Bình tách dầu được sử dụng ở hầu hết các hệ thống lạnh có công suất trung
bình, lớn và rất lớn, đối với tất cả các loại môi chất. Đặc biệt các môi chất không hoà
tan dầu như NH3, hoà tan một phần như R22 thì cần thiết phải trang bị bình tách dầu.

SV [LE MINH TIEN] 40


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Đối với các hệ thống nhỏ, như hệ thống lạnh ở các tủ lạnh, máy điều hoà rất ít
khi sử dụng bình tách dầu.
2.3.10 Bình tách lỏng
Bình tách lỏng bố trí trên đường hút máy nén để bảo vệ máy nén không hút phải
lỏng. Trong hệ thống lạnh hiện đại bình tách lỏng được trang bị các thiết bị tự động
ngắt mạch, ngừng máy nén khi mức độ cấp lỏng trong bình đến mức nguy hiểm.
Do nguyên lý tách lỏng rất giống nguyên tách dầu nên các bình tách lỏng
thường có cấu tạo tương tự bình tách dầu. Điểm khác đặc biệt nhất giữa các bình là
phạm vi nhiệt độ làm việc. Bình tách dầu làm việc ở nhiệt độ cao còn bình tách lỏng
làm việc ở phạm vi nhiệt độ thấp nên cần bọc cách nhiệt, bình tách dầu đặt trên đường
đẩy, còn bình tách lỏng đặt trên đường ống hút.
Bình tách lỏng kiểu nón chắn có cấu tạo tương tự như bình tách dầu kiểu nón
chắn. Điểm khác là bình tách lỏng kiểu nón chắn không có nón chắn phụ phía dưới, vì
dòng hơi được hút vào bình tách lỏng không sục thẳng xuống đáy bình gây xáo trộn
lỏng phía dưới, nên không cần nón chắn này. Nguyên tắc tách lỏng tương tự như
bình tách dầu. Bình tách lỏng kiểu nón chắn được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ
thống lạnh công suất lớn, đặc biệt hệ thống lạnh NH3.
2.3.11 Áp kế
Áp kế dùng để đo áp suất của môi chất trong đường ống và thiết bị, áp kế được
lắp trên đường hút, đường đẩy của máy nén, trên các bình ngưng, bình chứ… Trên mặt
áp kế có thang chia giá trị áp suất. Các áp kế chuyên dùng trong hệ thống lạnh còn có
các thang chia nhiệt độ sôi bão hòa, tương ứng của môi chất lạnh được sử dụng. Loại
áp kế kiểu ống đàn hồi hay gặp trong thực tế. Trên đường đẩy về phía cao áp của thiết
bị lạnh R22 sử dụng áp kế 0÷25 kg/cm2.

SV [LE MINH TIEN] 41


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

2.4 TỔNG HỢP SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ


2.4.1 Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống.

2.4.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống


Hơi môi chất sinh ra ở thiết bị bay hơi có nhiệt độ t o và áp suất po đi vào máy
nén hạ áp. Môi chất được nén đoạn nhiệt đến trạng thái nhiệt độ cao, áp suất cao theo
đường ống đi vào thiết bị tách dầu hạ áp. Tại bình tách dầu hạ áp, dầu sẽ được tách
khỏi môi chất do hơi môi chất thay đổi hướng đột ngột. Dầu tách ra được đưa trở lại
máy nén còn hơi môi chất tiếp tục theo đường ống đến bình trung gian.Tại bình trung
gian hơi môi chất được làm mát xuống nhiệt độ t tg và áp suất ptg. Sau đó hơi môi chất
tiếp tục đi qua phin lọc vào đầu hút của máy nén cao áp, hơi môi chất tiếp tục được
nén đoạn nhiệt lên trang thái áp suất p k và nhiệt độ tk rồi được đưa vào thiết bị ngưng
tụ. Môi chất sau khi hoá lỏng ở thiết bị ngưng tụ được đưa vào bình chứa cao áp. Đầu
ra bình chứa cao áp được chia làm 2 nhánh: nhánh chính sẽ được dẫn qua ống xoắn
của bình trung gian qua van tiết lưu 2 để làm mát môi chất xuống t0 và p0 rồi vào bình
chứa hạ áp, còn một nhánh nhỏ qua van tiết lưu 1 rồi vào bình trung gian để quá lạnh
cho môi chất ở nhánh chính, đồng thời làm mát hơi đầu vào hút máy nén cao áp xuống
trạng thái bão hòa khô. Bình chứa hạ áp có nhiệm vụ là tách lỏng gas hút về máy nén,
vì vậy mà lỏng rơi xuống phía dưới. Hơi môi chất với áp suất, nhiệt độ po và to cấp cho
dàn bay hơi. Sau đó hơi môi chất lại được hút về máy nén hạ áp, như vậy vòng tuần
hoàn của môi chất được khép kín.

SV [LE MINH TIEN] 42


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN


ĐỂ ỔN ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CỦA HỆ THỐNG
3.1. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH
3.1.1. Các thiết bị điều khiển
a, Aptomat (MCCB)
Để đóng ngắt không thường xuyên trong các mạch điện người ta sử dụng các
aptomat. Cấu tạo aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ
phận tự động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận cắt mạch điện bằng
tác động điện từ theo dòng cực đại. Khi dòng vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt
mạch điện để bảo vệ thiết bị.
Như vậy áptomat được sử dụng để đóng, ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết
bị trong trong trường hợp quá tải.
b, Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR)
Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt. Khi dòng điện
quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao. Rơ le nhiệt ngát
mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén.
Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Trường hợp đặt bên
ngoài rơ le nhằm bảo vệ quá dòng thường được lắp đi kèm công tắc tơ. Một số máy
lạnh nhỏ có bố trí rơ le nhiệt bên trong ở ngay đầu máy nén.

1- Dây nối, 2- Chụp


nối; 3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu
cực 5- Tiếp điểm;
6- Cơ cấu lưỡng kim;
7- Điện trở; 8- Thân; 9- Vít

Hình 3.1: Rơ le nhiệt lắp trong máy nén

Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là một cơ cấu lưỡng kim gồm có 2 kim loại khác
nhau về bản chất, có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau và hàn với nhau. Bản lưỡng kim
được đốt nóng bằng điện trở có dòng điện của mạch cần bảo vệ chạy qua. Khi làm việc
bình thường sự phát nóng ở điện trở này không đủ để cơ cấu lưỡng kim biến dạng. Khi
dòng điện vượt quá định mức bản lưỡng kim bị đốt nóng và bị uốn cong, kết quả mạch
điện của thiết bị bảo vệ hở.
c, Công tắc tơ và rơ le trung gian
Các công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện.
Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây :

SV [LE MINH TIEN] 43


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

1. Cuộn dây hút


2. Mạch từ tính
3. Phần động (phần ứng)
4. Hệ thống tiếp điểm (thường đóng và thường mở)
1- Dây nối, 2- Chụp nối;
3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu cực
5- Tiếp điểm;
6- Cơ cấu lưỡng kim; 7-
Điện trở; 8- Thân; 9- Vít

Hình 3.2: Công tắc tơ


Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có
điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất
điện.
Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm để đảm
bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng ngắt lớn có bộ phận dập hồ quang ngoài ra còn có
thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển.
3.1.2. Rơle bảo vệ áp suất và themostat
Để bảo vệ máy nén khi áp suất dầu và áp suất hút thấp, áp suất đầu đẩy quá cao
người ta sử dụng các rơ le áp suất dầu (OP), rơ le áp suất thấp (LP) và rơ le áp suất cao
(HP). Khi có một trong các sự cố nêu trên, các rơ le áp suất sẽ ngắt mạch điện cuộn
dây của công tắc tơ máy máy nén để dừng máy.
Dưới đây chúng là cấu tạo và nguyên lý làm việc của các rơ le áp suất
a, Rơ le áp suất dầu

1- Phần tử cảm biến áp suất dầu


2- Phần tử cảm biến áp suất hút
3- Cơ cấu điều chỉnh
4- Cần điều chỉnh

Hình 3.3: Rơle áp suất dầu


Áp sấu dầu của máy nén phải được duy trì ở một giá trị cao hơn áp suất hút của
máy nén một khoảng nhất định nào đó, tuỳ thuộc vào từng máy nén cụ thể nhằm đảm
bảo quá trình lưu chuyển trong hệ thống rãnh cấp dầu bôi trơn và tác động cơ cấu giảm
tải của máy nén. Khi làm việc rơ le áp suất dầu sẽ so sánh hiệu áp suất dầu và áp suất

SV [LE MINH TIEN] 44


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

trong cacte máy nén nên còn gọi là rơ le hiệu áp suất. Vì vậy khi hiệu áp suất quá thấp,
chế độ bôi trơn không đảm bảo, không điều khiển được cơ cấu giảm tải.
Áp suất dầu xuống thấp có thể do các nguyên nhân sau:
- Bơm dầu bị hỏng
- Thiếu dầu bôi trơn.
- Phin lọc dầu bị bẫn, tắc ống dẫn dầu;
- Lẫn môi chất vào dầu quá nhiều.
Trên hình 3.3 giới thiệu cấu tạo bên ngoài và bên trong rơ le áp suất dầu.
Rơ le bảo vệ áp suất dầu lấy tín hiệu của áp suất dầu và áp suất cacte máy nén.
Phần tử cảm biến áp suất dầu “OIL” (1) ở phía dưới của rơ le được nối đầu đẩy bơm
dầu và phần tử cảm biến áp suất thấp “LP” (2) được nối với cacte máy nén.
Nếu chênh lệch áp suất dầu so với áp suất trong cacte deltap = p d - po nhỏ hơn
giá trị đặt trước được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định thì mạch điều khiển
tác động dừng máy nén. Khi deltap nhỏ thì dòng điện sẽ đi qua rơ le thời gian (hoặc
mạch sấy cơ cấu lưỡng kim). Sau một khoảng thời gian trễ nhất định, thì rơ le thời
gian (hoặc cơ cấu lưỡng kim ngắt mạch điện) ngắt dòng điều khiển khởi đến khởi động
từ máy nén
Độ chênh lệch áp suất cực tiểu cho phép có thể điều chỉnh nhờ cơ cấu 3. Khi
quay theo chiều kim đồng hồ sẽ tăng độ chênh lệch áp suất cho phép, nghĩa làm tăng
áp suất dầu cực tiểu ở đó máy nén có thể làm việc.
Độ chênh áp suất được cố định ở 0,2 bar
b, Rơ le áp suất cao HP và rơ le áp suất thấp LP.
Rơ le áp suất cao và rơ le áp suất thấp có hai kiểu khác nhau :
* Dạng tổ hợp gồm 02 rơ le
* Dạng các rơ le rời nhau
Trên hình 3.4 là cặp rơ le tổ hợp của HP và LP, chúng hoạt động hoàn toàn
độc lập với nhau, mỗi rơ le có ống nối lấy tín hiệu riêng.
Cụm LP thường bố trí nằm phía trái, còn Hp bố trí nằm phía phải. Có thể
phân biệt LP và HP theo giá trị nhiệt độ đặt trên các thang kẻ, tránh nhầm lẫn.
Trên hình 3.5 là các rơ le áp suất cao và thấp dạng rời.
Rơ le áp suất cao được sử dụng bảo vệ máy nén khi áp suất đầu đẩy cao quá
mức quy định, nó sẽ tác động trước khi van an toàn mở. Hơi đầu đẩy được dẫn vào
hộp xếp ở phía dưới của rơ le, tín hiệu áp suất được hộp xếp chuyển thành tín hiệu cơ
khí và chuyển dịch hệ thống tiếp điểm, qua đó ngắt mạch điện khởi động từ máy nén.

SV [LE MINH TIEN] 45


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Hình 3.4 : Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp


Giá trị đặt của rơ le áp suất cao là 18,5 kG/cm2 thấp hơn giá trị đặt của van an
toàn 19,5 kG/cm2. Giá trị đặt này có thể điều chỉnh thông qua vít “A”. Độ chênh áp
suất làm việc được điều chỉnh bằng vít “B”. Khi quay các vít “A” và “B” kim chỉ áp
suất đặt di chuyển trên bảng chỉ thị áp suất.

Hình 3.5 : Rơ le áp suất cao và thấp dạng rời


Sau khi xảy ra sự cố áp suất và đã tiến hành xử lý, khắc phục xong cần nhấn
nút Reset để ngặt mạch duy trì sự cố mới có thể khởi động lại được.
Tương tự HP, rơ le áp suất thấp LP được sử dụng để tự động đóng mở máy
nén, trong các hệ thống lạnh chạy tự động. Khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu, van
điện từ ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, máy thực hiện rút gas về bình chứa và áp suất
phía đầu hút giảm xuống dưới giá trị đặt, rơ le áp suất tác động dừng máy. Khi nhiệt
độ phòng lạnh lên cao van điện từ mở, dịch vào dàn lạnh và áp suất hút lên cao và vượt
giá trị đặt, rơ le áp suất thấp tự động đóng mạch cho động cơ hoạt động.
c, Thermostat
Thermostat là một thiết bị điều khiển dùng để duy trì nhiệt độ của phòng lạnh.
Cấu tạo gồm có một công tắc đổi hướng đơn cực (12) duy trì mạch điện giữ các tiếp
điểm 1 và 2 khi nhiệt độ bầu cảm biến tăng lên, nghĩa là nhiệt độ phòng tăng. Khi quay
trục (1) theo chiều kim đồng hồ thì sẽ tăng nhiệt độ đóng và ngắt của Thermostat. Khi
quay trục vi sai (2) theo chiều kim thì giảm vi sai giữa nhiệt độ đóng và ngắt thiết bị.

SV [LE MINH TIEN] 46


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.1.3. Rơ le bảo vệ áp suất nước (WP) và rơ le lưu lượng (Flow Switch)


Nhằm bảo vệ máy nén khi các bơm giải nhiệt thiết bị ngưng tụ và bơm giải
nhiệt máy nén làm việc không được tốt (áp suất tụt, thiếu nước ..) người ta sử dụng rơ
le áp suất nước và rơ le lưu lượng.
Rơ le áp suất nước hoạt động giống các rơ le áp suất khác, khi áp suất nước
thấp, không đảm bảo điều kiện giải nhiệt cho dàn ngưng hay máy nén, rơ le sẽ ngắt
điện cuộn dây khởi động từ của máy nén để dừng máy. Như vậy rơ le áp suất nước lấy
tín hiệu áp suất đầu đẩy của các bơm nước.
Ngược lại rơ le lưu lượng lấy tín hiệu của dòng chảy. Khi có nước chảy qua
rơ le lưu lượng tiếp điểm tiếp xúc hở, hệ thống hoạt động bình thường. Khi không có
nước chảy qua, tiếp điểm của rơ le lưu lượng đóng lại, đồng thời ngắt mạch điện cuộn
dây khởi động từ và dừng máy.
3.2. THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ CÁC THIẾT BỊ LẠNH
3.2.1. Bảo vệ máy nén
a, Bảo vệ áp suất
- Áp suất cao HP.
- Áp suất dầu OP.
- Áp suất thấp LP
b, Bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR)
- Bảo vệ quá dòng.
- Bảo vệ quá nhiệt.
c, Bảo vệ khi các điều kiện giải nhiệt không tốt
- Bảo vệ áp suất nước, lưu lượng nước
- Bảo vệ khi bơm nước giải nhiệt dàn ngưng hoặc máy nén ngừng hoạt động
- Bảo vệ khi quạt dàn ngưng không làm việc
- Bảo vệ khi quạt tháp giải nhiệt không làm việc
d, Bảo vệ khi một số thiết bị khác không làm việc
Trong một số mạch điện, máy nén sẽ tự động dừng khi một thiết bị nào đó
không làm việc, chẳng hạn như quạt dàn lạnh, mô tơ cánh khuấy nước muối, bơm
nước lạnh vv..

SV [LE MINH TIEN] 47


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.2.2. Điều khiển mức dịch ở bình trung gian


Để điều khiển mức dịch ở các bình trung gian trong các hệ thống lạnh 2 cấp
người ta sử dụng các van phao điện từ.
Mức dịch ở bình trung gian, nói chung được được khống chế giữa 02 mức: cực
đại và cực tiểu.
- Mức cực đại : Khống chế mức cực đại nhằm bảo vệ máy nén tránh hút ẩm,
gây ngập lỏng phía cao áp.
- Mức cực tiểu : Nhằm đảm bảo lượng dịch tối thiểu trong bình để tăng cường
trao đổi nhiệt cho ống xoắn.
Khi mức dịch trong bình đạt mức cực đại van phao phía trên tác động ngắt điện
cuộn dây van điện từ cấp dịch cho bình trung gian, khi đó mức dịch trong bình sẽ
không tăng.
Khi mức dịch hạ xuống mức cực tiểu van phao tác động mở van điện từ và dịch
được tiết lưu vào bình.
3.2.3. Điều khiển mức dịch ở bình giữa mức
Đối với các bình giữ mức của các dàn lạnh, yêu cầu chỉ bảo vệ mức dịch trên
của bình tránh hút lỏng về máy nén, do đó chỉ cần 01 van phao tác động đóng mở van
điện từ cấp dịch cho bình và qua đó duy trì mức dịch trong bình ở giới hạn cho phép.
3.2.4. Điều khiển mức dịch ở bình chứa hạ áp
Bình chứa hạ áp được bảo vệ bằng 03 van phao. Nhiệm vụ của các van phao
như sau:
- Van phao trên cùng, bảo vệ mức dịch cực đại tránh vượt quá mức cho phép,
máy nén có thể hút lỏng về nguy hiểm. Khi đạt mức cực đại van phao tác động đóng
van điện từ cấp dịch vào bình.
- Van phao giữa, duy trì mức dịch trung bình, khi mức dịch trong bình giảm
xuống mức trung bình, van phao đóng mạch điện van điện từ và cấp dịch vào bình
chứa hạ áp.
- Van phao dưới cùng bảo vệ mức dịch cực tiểu, đây là mức dịch sự cố, nhằm
bảo vệ bơm. Khi lượng dịch trong bình quá thấp, van phao tác động ngắt điện cuộn
dây khởi động từ bơm cấp dịch và bơm cấp dịch sẽ ngừng hoạt động.
3.2.5. Điều khiển nhiệt độ phòng lạnh
Đối với kho lạnh bảo quản hệ thống lạnh hoạt động hoàn toàn tự động và được
điều khiển đóng tắt theo nhiệt độ phòng.

SV [LE MINH TIEN] 48


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.3. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC CHO MÁY NÉN, BƠM, QUẠT.
Mạch điện động lực còn gọi là mạch điện nguồn là mạch điện cấp điện nguồn
để chạy các thiết bị như máy nén, bơm, quạt vv.. Dòng điện trong mạch điện động lực
lớn nhỏ tuỳ thuộc vào công suất thiết bị và do đó công suất các thiết bị đi kèm mạch
điện động lực phụ thuộc công suất thiết bị và lựa chọn một cách tương ứng.
Từ yêu cầu của đề tài ta xây dựng mạch động lực gồm các thiết bị:
- Máy nén hạ áp (M1- 16,05kW), máy nén cao áp (M2- 37,45kW)
- Bơm nước xả băng dàn lạnh (MT- 0,75kW)c
- Bơm nước giải nhiệt dàn ngưng (MP1- MP2: 0,75kW)c
- Quạt gió tháp giải nhiệt : (MCF- 0,25kW)c
- Quạt giải nhiệt giàn ngưng: (MF1 – MF2 - 1,75kW)c
- Quạt giải nhiệt dàn lạnh : (MF3 – MF4 – MF5 – MF6 - 1,25kW)c
Các thiết bị chính trên mạch điện động lực bao gồm:
- MCCB: Aptomat
- CT: Biến dòng
- MC: Tiếp điểm khởi động từ cuộn chạy của máy nén
- MD: Tiếp điểm khởi động từ mạch tam giác
- MS: Tiếp điểm khởi động từ mạch sao
- OCR: Rơle nhiệt
- M: Môtơ; P: Bơm (Pump); F: Quạt (Fan)
- A: Ampe kế
Sơ đồ mạch động lực cung cấp điện cho kho lạnh

SV [LE MINH TIEN] 49


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Đối với động cơ máy nén quá trình khở động như sau:
Khi ấn nút START trên mạch điều khiển nếu không có bất cứ sự cố nào thì
cuộn dây khởi động từ (AX) có điện đóng các tiếp điểm thường mở AX trên mạch
động lực. Trong khoảng 8 giây đầu tiên (đặt ở relay trung gian), cuộn dây khởi động từ
(MS) có điện và tiếp điểm thường mở MS của nó trên mạch động lực đóng. Lúc này
máy chạy theo sơ đồ đấu sao, dòng khở động giảm đáng kể. Sau thời gian đặt, relay
thời gian tác động ngắt điện cuộn dây (MS) và đóng điện cho cuộn dây (MD) tương
ứng các tiếp điểm trên mạch động lực, MD đóng và MS mở. Máy chuyển từ sơ đồ sao
sang tam giác.

SV [LE MINH TIEN] 50


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.4. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN


3.4.1. Mạch điều khiển máy nén cao áp, máy nén hạ áp.

SV [LE MINH TIEN] 51


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Nguyên lý làm việc:


Giả thiết trước khi làm việc, máy nén đã được cấp dầu nén, tiếp điểm của rơ le
dầu OP1, OP2 đóng, động cơ quạt gió dàn lạnh, quạt gió tháp giải nhiệt vẫn trong tình
trạng tốt, sẵn sàng làm việc.
- Khi ấn nút START, cuộn dây rơ le trung gian AX có điện, đóng các tiếp điểm
thường hở AX, cấp điện cho cuộn dây AX1, AX2 để khởi động máy nén. Cuộn dây
MS1, MS2, T1 được cấp điện .Máy nén hạ áp và cao áp được cấp điện theo sơ đồ đấu
. Sau thời gian cài đặt 8s relay thời gian T1 tác động, ngắt điện cuộn dây MS1, MS2,
cấp điện cho cuộn dây MD1 và MD2, máy nén hạ áp và cao áp tiếp tục khởi động theo
sơ đồ đấu .
- Khi ấn nút STOP hoặc khi có sự cố áp suất dầu thấp, áp suất cao vượt ngưỡng,
áp suất bơm nước dàn ngưng thấp, động cơ quạt ngừng hoạt động thì cuộn dây AX
mất điện, động cơ máy nén hạ áp và cao áp ngừng hoạt động => toàn bộ hệ thống cấp
đông ngừng hoạt động.
3.4.2. Mạch bảo vệ áp suất dầu hạ áp và cao áp.

- Khi hệ thống đang làm việc bình thường cơ cấu lưỡng kim của rơ le áp suất
dầu đóng, cuộn dây rơ le trung gian OP1 mắc nối tiếp với nó có điện. Mạch điện cuộn
OPX1 và đèn Đ1 không có điện do tiếp điểm thường đóng OP1 và thường mở OPX1
đang hở.
- Khi áp suất dầu nhỏ hơn giá trị định sẵn, dòng điện đi qua điện trở sấy của rơ
le và bắt đầu đốt nóng cơ cấu lưỡng kim, khi cơ cấu lưỡng kim nhả ra cuộn dây rơ le
trung gian OP1 mắc nối tiếp với nó mất điện. Các tiếp điểm thường đóng OP1 đóng
lại, cuộn dây rơ le trung gian OPX1 có điện và đèn Đ1 sáng báo lỗi. Cuộn dây OPX1

SV [LE MINH TIEN] 52


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

có điện kéo theo tất cả các tiếp điểm thường đóng của nó nhả ra, cuộn dây AX trên
mạch điều khiển máy nén mất điện và tác động dừng máy nén.
- Mạch bảo vệ áp suất dầu cao áp hoạt động tương tự với mạch bảo vệ áp suất
dầu hạ áp.
- Thông thường khi sự cố xảy ra, các mạch điện sự cố sẽ tự duy trì, chỉ sau khi
xử lý xong sự cố và nhấn nút RESET mới có thể khởi động lại máy nén.
3.4.3. Mạch bảo vệ áp suất cao hạ áp và cao áp.

- Khi hệ thống hoạt động bình thường, tiếp điểm rơ le áp suất cao HP mở, cuộn
dây rơ le trung gian HPX1 và đèn Đ2 không có điện. Khi áp suất đẩy của máy nén
vượt quá giá trị đặt trước khoảng 18,5 kG/cm 2, tiếp điểm rơ le áp suất cao HP (UP-
ON) đóng, cuộn dây rơ le trung gian HPX1 có điện và đèn Đ4 sáng báo sự cố. Lúc này
các tiếp điểm thường đóng HPX1 nhả ra, trên mạch khởi động cuộn dây AX mất điện
và tác động dừng máy nén. Rơ le HPX1 cũng tự duy trì điện cho nó thông qua các tiếp
điểm thường đóng RES và tiếp điểm thường mở HPX1.Chỉ sau khi khắc phục xong sự
cố và nhấn nút RESET thì cuộn dây HPX1 mới mất điện.
- Mạch bảo vệ áp suất cao cao áp cũng tương tự như cấp hạ áp.

SV [LE MINH TIEN] 53


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.4.4. Mạch giảm tải

Mạch giảm tải trên sơ đồ được ứng dụng:


-Khi mới bắt đầu khởi động đang chạy theo sơ đồ sao, do dòng khởi động rất
lớn nên bắt buộc phải giảm tải.
-Lúc chạy bình thường (chế độ tam giác) những áp suất hút quá thấp, hệ thống
hoạt động không hiệu quả nên máy nén chuyển sang chế độ giảm tải.
-Khi chạy giảm tải cuộn dây van điện từ SV1 có điện mở thông đường môi chất
về đầu vào hút của máy nén để giảm tải.
-Sơ đồ mạch điện trong quá trình khởi động khi đang chạy theo sơ đồ sao Y thì
máy nén luôn luôn giảm tải vì lúc này cuộn dây khởi động từ (MS1 và MS2) đang có
điện, tiếp điểm thường mở của nó trên mạch giảm tải đóng. Cuộn LPX có điện đóng
tiếp điểm thường hở của nó cấp điện cho cuộn (SV1) và đèn Đ5
-Khi mở động cơ theo chế độ tam giác cuộn dây MD1, MD2 có điện làm cho
tiếp điểm thường hở của nó trên mạch giảm tải đóng lại. Nếu áp suất đầu hút của máy
nén thấp dưới ngưỡng cài đặt thì relay LP tác động đóng tiếp điểm thường hở của nó
cấp điện cho cuộn (SV1), đèn Đ5 sáng báo hiệu hệ thống đang chạy giảm tải.

SV [LE MINH TIEN] 54


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

3.4.5. Mạch điều khiển bơm nước dàn ngưng

Khi cuộn dây AX được cấp điện, tiếp điểm AX đóng, cấp điện cho rơ le thời
gian T2, T3. Sau thời gian cài đặt 1s, tiếp điểm thường mở đóng chậm T2 tác động và
sau 2s tiếp điểm thường mở đóng chậm T3 tác động, cuộn dây MCP1 và rơ le thời
gian T4 được cấp điện. Đồng thời cấp điện cho động cơ quạt tháp giải nhiệt và quạt
giàn ngưng thông qua cuộn dây MCCF, MCF1, MCF2. Sau thời gian cài đặt 6 giờ, tiếp
điểm thường đóng mở chậm T4 mở ra, do đó MCP1 ngắt điện, MCP2 và rơ le T5 được
cấp nguồn duy trì dòng nước giải nhiệt cho dàn ngưng. Sau thời gian cài đặt 6 giờ, tiếp
điểm thường đóng mở chậm T5 mở ra, ngưng cấp điện cho MCP2 và cấp điện cho
MCP1. Quá trình thực hiện tuần tự để cấp nước làm mát dàn ngưng.

3.4.6. Mạch bảo bảo vệ bơm nước và quạt giải nhiệt giàn ngưng

SV [LE MINH TIEN] 55


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

- Khi bơm hoạt động gặp sự cố, rơ le áp suất nước WP1 tác động đóng tiếp
điểm của nó lại, rơ le thời gian T6 được cấp điện. Sau thời gian cài đặt 8s mà áp suất
nước vẫn thấp dưới mức cài đặt (bơm vẫn gặp sự cố) thì tiếp điểm thường mở đóng
chậm T6 đóng lại cấp điện cho cuộn WPX1, tiếp điểm thường đóng WPX1 mở ra ngắt
điện cho động cơ bơm và quạt, đèn Đ7 sáng báo sự cố.
- Khi quạt hoạt động bình thường tiếp điểm thường đóng MCCF, MCF1, MCF2
mở ra, cuộn dây FPX chưa được cấp điện. Khi quạt tháp giải nhiệt hay quạt giàn
ngưng gặp sự cố quá dòng, quá tải thì rơ le nhiệt tác động ngắt điện cho động cơ quạt,
tiếp điểm thường đóng MCCF, MCF1, MCF2 đóng lại cấp điện cho cuộn dây FPX,
đèn Đ8 sáng báo sự cố.
3.4.7. Mạch xả băng dàn lạnh.

Quá rình xả băng thực hiện qua 3 giai đoạn và hoạt động hoàn toàn tự động.
Thời gian thực hiện một giai đoạn được đặt sẵn thông qua rơ le thời gian T7, T8 và T9.
Quá trình làm việc thực tế có thể điều chỉnh lại thời gian cho phù hợp.Tiến hành xả
băng như sau:
- Nhấn nút START để bắt đầu quá trình xả băng
- Khi cần dừng xả băng nhấn nút STOP1. Sau khi nhấn nút START quá trình xả
băng thực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Rút dịch khỏi dàn lạnh
Thực hiện trong khoảng 5 phút, thời gian này được khống chế bằng rơ le thời
gian T7. Sau khi nhấn nút START trên mạch xả băng , cuộn dây rơ le trung gian XD1
có điện, tiếp điểm thường mở XD1 đóng tự duy trì điện cho nó và rơ le thời gian T7 có
điện và bắt đầu đếm thời gian 5 phút. Trong lúc này tiếp điểm thường đóng XD1 của
nó trên mạch cấp dịch dàn lạnh nhả ra, van điện từ mất điện và ngừng cấp dịch cho
dàn lạnh, hệ thống lạnh vẫn chạy nên hút dịch ra khỏi dàn lạnh. Nếu trong thời gian 5
phút mà vẫn chứ hút hết gas trong dàn lạnh thì phải tăng thời gian đặt ở T7.
Giai đoạn 2: Giai đoạn xả băng.

SV [LE MINH TIEN] 56


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

Sau thời gian đã định 5 phút, tiếp điểm thường mở đóng chậm T7 đóng lại cấp
điện cho rơ le trung gian XD2 và rơ le thời gian T8 có điện. Rơ le thời gian T8 bắt đầu
đếm thời gian 9 phút. Trong thời gian này, tiếp điểm thường mở của XD2 trên mạch
bơm xả băng đóng, bơm xả băng hoạt động và thực hiện bơm nước xả băng. Trong lúc
xả băng rơ le trung gian XD2 điều khiển dừng các quạt dàn lạnh, đồng thời ngắt điện
vào rơ le thời gian T7. Rơ le trung gian XD2 cũng tự duy trì điện thông qua tiếp điểm
thường mở của nó ở trên mạch xả băng.
Ta có thể kết thúc nhanh giai đoạn bơm nước xả băng bằng cách nhấn nút
STOP2 để cấp điện ngay cho rơ le XD3, chuyển sang giai đoạn làm khô giàn lạnh.
Giai đoạn 3: Giai đoạn làm khô dàn lạnh.
Sau thời gian xả băng là 9 phút, tiếp điểm thường mở đóng chậm T8 đóng lại
cấp điện cho cuộn XD3 và rơ le thời gian T9. Rơ le thời gian T9 bắt đầu đếm thời gian
làm khô dàn lạnh. Trong giai đoạn này, tiếp điểm thường đóng XD3 mở ra ngưng cấp
điện cho rơ le XD2, bơm xả băng ngừng chạy và quạt dàn lạnh làm việc. Trong suốt
thời gian xả băng cuộn XD1 luôn luôn có điện. Sau tời gian làm khô rơ le T9 ngắt điện
cuộn XD1 thông qua tiếp điểm thường đóng mở chậm T9 và cuộn dây rơ le trung gian
XD3 mất điện theo. Quá trình xả băng kết thúc.
3.4.8. Chuông báo sự cố.

Khi xảy ra các sự cố áp suất hay quá dòng mạch điện của chuông BZ có điện và
chuông reo báo sự cố. Khi đó người vận hành phải nhấn nút BELL STOP để ngừng
tiếng chuông, lúc đó cuộn dây của rơ le trung gian BZX có điện và tiếp điểm thường
đóng của nó nhả ra, ngắt điện chuông BZ. Sau khi khắc phục các sự cố, nhấn nút
RESET , điện qua cuộn dây của rơ le trung gian RES , tất cả ca các tiếp điểm thường
đóng RES của nó trên mạch sự cố sẽ nhả ra, lam ngắt điện mạch báo sự cố và hệ thống
có thể bát đầu khởi động.

SV [LE MINH TIEN] 57


Đồ án môn học Trang bị điện và Điều khiển thiết bị điện lạnh

SV [LE MINH TIEN] 58

You might also like