Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ TRONG THỜI ĐẠI SỐ

NHÓM: 03
01 TRẦN ĐỨC THỊNH 050609212215
02 PHAN HUY BẢO 050609211842
03 NGÔ MINH CƯỜNG 050609211860
04 HỒ NGUYỄN MINH THƯ 050609212230
05 LÊ NGỌC THẢO 050609211353

GVHD: TS. NGUYỄN KIM NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................2

TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH .................................................................... 4

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 5

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁNG TẠO: ...............................................5


2. PHÂN BIỆT SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI. ..........................................................6
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁNG TẠO ...........................................................6
4. PHÂN LOẠI SÁNG TẠO ...............................................................................7
a. Sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ .................................................... 7
b. Sáng tạo trong quá trình và quy trình ................................................. 8
c. Sáng tạo trong thực tế quản lý ............................................................. 8
d. Sáng tạo trong marketing, chiến lược .................................................8
5. ĐO LƯỜNG SỰ SÁNG TẠO .......................................................................... 8

CHƯƠNG 2: ........................................................................................................ 10

1. ĐIỂM MẠNH (STRENGTH) ....................................................................... 10


2. ĐIỂM YẾU (WEAKNESS) .......................................................................... 10
3. THÁCH THỨC (THREATS) ....................................................................... 11
4. CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) ...................................................................... 12

CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 13

1. TẠO Ý TƯỞNG .......................................................................................... 13


2. ĐÁNH GIÁ ................................................................................................ 14
3. SẢN PHẨM THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN CHỈNH ............................................. 15
a. Thử nghiệm sản phẩm ........................................................................ 15
b. Hoàn chỉnh sản phẩm ........................................................................ 16

CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 20

1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ................................................................... 20


a. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp ................................................... 20
b. Mục tiêu chiến lược ............................................................................ 20
c. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi.................................................. 20
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG......................................................................... 21
a. Phân tích tổng quan thị trường ......................................................... 21
b. Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................... 23
c. Phân tích môi trường vi mô ............................................................... 24
d. Tổng quan ........................................................................................... 26
3. DỊCH VỤ CUNG ỨNG ................................................................................ 27
4. KẾ HOẠCH MARKETING.......................................................................... 27
a. Phân khúc thị trường ......................................................................... 27
b. Chiến lược Marketing 4P ................................................................... 27
5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT .............................................................................. 29
a. Công nghệ. .......................................................................................... 29
b. Quy trình sản xuất .............................................................................. 30
c. Cơ sở vật chất. ..................................................................................... 31
6. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ............................................................................... 32
a. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 32
b. Nhà máy .............................................................................................. 34
c. Thời gian hoạt động ........................................................................... 34
7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ............................................................................. 37
8. QUẢN TRỊ RỦI RO ............................................................................... 42
a. Rủi ro về tai nạn: ................................................................................ 42
b. Rủi ro hoạt động: ................................................................................ 42
c. Rủi ro sản xuất: .................................................................................. 43
d. Rủi ro pháp lý: .................................................................................... 43
e. Rủi ro thị trường:................................................................................ 43

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 46


TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH

Hiện nay, trong vô số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, không thể không đến
khí thải công nghiệp, hay cụ thể hơn chính là lượng khí thải từ các phương tiện giao thông
như là xe máy, xe tải và máy bay. Theo báo cáo của Sở TN&MT, kết quả kiểm tra ngẫu
nhiên của 5.240 xe có tuổi đời trên 5 năm cho thấy, xu hướng phát thải vượt giới hạn tiêu
chuẩn Việt Nam cho phép hiện nay. Đồng thời công tác bảo dưỡng cũng có vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát khí thải xe máy khi tỷ lệ xe không đạt giảm xuống chỉ còn
9,54%, lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng có thể giảm đến 7%.

Theo tính toán của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, khi không kiểm soát khí
thải mô tô, xe gắn máy, lượng phát thải là 469.963 tấn CO, 37.956 tấn HC mỗi năm.
Trong khi đó, ước tính theo lượng xe mới, hàng năm các loại khí này tăng từ 24,8 – 43,3%.
Do đó, việc kiểm soát khí thải phát sinh do mô tô, xe gắn máy đóng góp rất lớn trong bảo
vệ môi trường không khí của TP.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics Việt Nam trong thời gian qua
đạt khoảng 14% -16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Hiện nay, thị trường
logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp. Trong đó,
89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng, khoảng
5% trong nhóm này có vốn 10 - 20 tỷ đồng; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) cung cấp dịch vụ logistics xuyên
quốc gia.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng với việc tận dụng
cơ hội thị trường logistics đang phát triển nhanh chóng, nhóm 3 đã lên ý tưởng sử dụng
máy bay không người lái (drone) để giao hàng có thể giúp giảm lượng khí thải phát ra từ
xe hay xe tải, bởi vì nó có thể thay thế một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
bộ. Nếu có nhiều hàng hóa được giao bằng đường hàng không, lượng xe máy hay xe tải
cần phải lưu thông trên đường cũng sẽ giảm đi, từ đó giảm lượng khí thải phát ra.
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ

1. Khái niệm và đặc điểm của sáng tạo:


Theo từ điển bách khoa toàn thư thì sáng tạo là hành động tạo ra bất kỳ cái gì đó
vừa mang tính mới và tính lợi ích. Tính mới là tính khác biệt so với đối tượng cho trước,
so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian (đối tượng tiền thân). Còn tính
lợi ích như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận tiện khi sử
dụng, thân thiện với môi trường,... tính lợi ích có thể mang đến cho bản thân, gia đình,
cho cộng đồng, cho nhân loại.
Shalley(1991), Amabile(1996), Oldham & Cummings (1996), Zhou & Shalley
C.E., (2003) cho rằng sự sáng tạo được xem như là sản xuất ra sản phẩm mới hoặc ý kiến
hữu ích liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc thủ tục thực hiện; Simoton(2000),
Houghton & Dillello(2009) cho rằng sự sáng tạo là một đặc điểm mà những người sáng
tạo có hoặc làm, các cá nhân sáng tạo có một số tính năng được phân biệt từ đồng nghiệp
ít sáng tạo hơn, có nghĩa là họ có một cơ thể phong phú của kiến thức trong phạm vi có
liên quan và phát triển kỹ năng; họ tìm thấy công việc của họ thực chất có động cơ thúc
đẩy. Họ có xu hướng độc lập, độc đáo, sẽ chấp nhận rủi lo lớn; họ có nhiều ham muốn về
sự cởi mở lớn hơn cho những kinh nghiệm mới. Theo Zhou & George (2001) thì sự sáng
tạo tại nơi làm việc được định nghĩa là việc tạo ra các ý tưởng, những giải pháp mới lạ và
hữu ích. Sáng tạo là sự kết hợp trí tuệ mới được thể hiện ra thế giới bên ngoài(Sawyer
2012). Forgionne & Newman (2007) thì cho rằng sáng tạo là khả năng để phân biệt các
mối quan hệ mới, kiểm tra các đối tượng từ cái nhìn mới, và hình thành khái niệm mới từ
thông tin hiện có. Sự sáng tạo còn được định nghĩa là có thể bao gồm các giải pháp giải
quyết vấn đề kinh doanh, sáng tạo chiến lược kinh doanh hoặc thay đổi sáng tạo trong
tiến trình công việc (Zhou & Shalley, 2003).
Tóm lại, từ những khái niệm về sự sáng tạo của các học giả trong và ngoài nước
cho ta thấy rằng, khái niệm sáng tạo qua thời gian và không gian cũng không thay đổi, đó
là đưa ra những ý tưởng, sáng tạo hữu hình hay vô hình, những quy trình, những công
việc, ... Có tính mới và tính hữu ích, hay cải tiến những cái hiện đang có nhằm giải quyết
tốt nhất những vấn đề khó khăn trong công việc.

2. Phân biệt sáng tạo và đổi mới.


Sáng tạo tập trung vào việc hình thành ý tưởng và đổi mới nhất mạnh đến việc
thực hiện ý tưởng (Rank & cộng sự, 2004). Nên sáng tạo thường được coi là bước đầu
tiên của sự đổi mới (Amabile, 1996; West, 2002).

Cơ sở so sánh Sáng tạo Đổi mới

Định nghĩa Sáng tạo là quá trình hoạt động Một ý tưởng, suy nghĩ sáng
của con người tạo ra những giá trị tạo, trí tưởng tượng mới
vật chất, tinh thần dưới dạng thiết bị hoặc
phương pháp

Quá trình Tưởng tượng Sản xuất

Định lượng Rất khó đo lường Dễ đo lường

Có quan hệ với Suy nghĩ một cái gì đó mới, độc Tạo ra một cái gì đó tốt hơn
đáo vào thị trường

Nguồn lực Không cần nguồn lực Cần có nguồn lực

Rủi ro Không Luôn gắn liền với rủi ro

Hoạt động Đưa ra những ý tưởng độc đáo Áp dụng ý tưởng mới vào
thực tế

Trách nhiệm pháp lý Không mang trách nhiệm pháp lý Có liên quan đến trách
về chỉ là ý tưởng và suy nghĩ nhiệm pháp lý khi đổi mới
trở thành hiện thực

3. Tầm quan trọng của sáng tạo


Trong môi trường kinh doanh biến động nhanh, linh hoạt và tính cạnh tranh cao
thì việc đổi mới sáng tạo được coi là chiến lược khác biệt hóa quan trọng để có được lợi
thế của doanh nghiệp.
Việc đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp cần được quản lý đúng phương hướng
để có thể tạo ra một nền văn hóa sáng tạo, không bỏ lỡ những cơ hội phát triển và nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Thông thường nguồn sáng tạo tốt nhất nằm trong chính các cấp nhân sự, do đó
doanh nghiệp cần thúc đẩy một số yếu tố như thúc đẩy văn hóa đổi mới trong nội bộ nhằm
đạt tới cả đổi mới đột phá và gia tăng, tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị thông qua
chuyển đổi số hiệu quả,…
Đổi mới sáng tạo là nguồn tạo ra tri thức để cải thiện các quy trình và cấu trúc kinh
doanh nội bộ từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ theo định hướng thị trường mang lại
kết quả kinh doanh mới.
Thông thường các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc tái cấu trúc
theo xu hướng đổi mới sáng tạo thường là các doanh nghiệp trẻ, năng động, quy mô nhỏ,
nắm bắt nhanh về công nghệ và xu hướng kinh doanh.
Khi sáng tạo, chúng ta có cơ hội để tương tác với thế giới mà không sợ bị đánh
giá. Nó tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi còn nhỏ. Chúng ta không quan tâm
điều mọi người nghĩ về mình .
Sự sáng tạo giúp mọi người có những khám phá mới. Kết hợp với những kiến thức
nền tảng và kinh nghiệm đã rút ra. Các vấn đề mới được tìm thấy. Từ đó đưa ra những
giải pháp khắc phục vấn đề đó.
Cha mẹ hãy cho con cơ hội thể hiện bản thân bằng cách cho con tự do sáng tạo.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo cơ hội cho con thử sức mình bằng cách cho con đi học các
lớp kỹ năng sống, lớp múa hát, vẽ… để con có cơ hội lên thể hiện bản thân từ đó trẻ trở
nên tự tin, mạnh dạn hơn, không còn e dè, sợ hãi.

4. Phân loại sáng tạo

a. Sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ


Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàm lượng chất xám cao phát triển, đòi hỏi
nhiều người làm việc công việc ngày càng sáng tạo và những người tài giỏi thường thay
đổi/có cơ hội thay đổi chỗ làm việc hơn bao giờ hết.

b. Sáng tạo trong quá trình và quy trình

Các quốc gia, tổ chức, công ty càng ngày càng thấy sự cần thiết phải nhanh chóng
tái tạo, tái sáng chế, đổi mới chính mình để phát triển.
Sự cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi mỗi công ty,tổ chức, quốc gia phải huy động các ý
tưởng, tài năng và các tổ chức sáng tạo. Công ty, tổ chức, quốc gia nào không coi trọng
đúng mức điều này sẽ mất đi lợi thế về chiến lược.

c. Sáng tạo trong thực tế quản lý

Vì quản lý đang thay đổi vai trò từ kiểm soát sang giải phóng sức sáng tạo. Đây
chính là tư duy quản lý mới.
Tư duy sáng tạo sẽ mở rộng quá trình sáng tạo, đề xuất nhiều phương án độc đáo,
sáng tạo, và triển khai các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp.
Tư duy sáng tạo sẽ giúp cho mọi người có suy nghĩ thông minh hơn; giúp cho mọi
người làm việc hiệu quả hơn: đạt kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.

d. Sáng tạo trong marketing, chiến lược

Trong các lĩnh vực cần tri thức, chính sáng tạo làm tăng giá trị thặng dư của tri
thức, làm cho tri thức đem lại nhiều ích lợi hơn.
Sự thay đổi quan hệ trên thị trường: khách hàng bây giờ có nhu cầu, yêu cầu cao
hơn; so sánh, đối chiếu nhiều sản phẩm có tính năng tương tự, chứ không còn là khách
hàng trung thành như trước đây. Chỉ có sáng tạo mới tạo ra được sự khác biệt.

5. Đo lường sự sáng tạo


Đo lường sự sáng tạo là một quá trình phức tạp và khó khăn. Mặc dù không có một
phương pháp đo lường chính thức nào để đo lường sự sáng tạo, nhưng có một số tiêu chí
thường được sử dụng để đánh giá mức độ sáng tạo. Dưới đây là một số tiêu chí thường
được sử dụng để đo lường sự sáng tạo:
 Độ mới: Sự sáng tạo đòi hỏi phải có sự khác biệt so với những gì đã được
thực hiện trước đây.
 Độ đột phá: Sự sáng tạo đòi hỏi phải có khả năng thay đổi hoặc cải tiến một
sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra giá trị mới cho người dùng.
 Độ sáng tạo: Sự sáng tạo đòi hỏi phải có khả năng tạo ra ý tưởng hoặc giải
pháp mới cho các vấn đề khó khăn.
 Tầm ảnh hưởng: Sự sáng tạo đòi hỏi phải có khả năng có tầm ảnh hưởng
đến một số người trong cộng đồng hoặc toàn xã hội.
 Độ khả thi: Sự sáng tạo đòi hỏi phải có khả năng thực hiện trong thực tế,
với các nguồn lực và kỹ năng có sẵn.
 Đổi mới sáng tạo là quá trình tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, hoặc quy
trình mới và đột phá, giúp tăng cường giá trị cho tổ chức hoặc xã hội.

Đổi mới sáng tạo là quá trình tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, hoặc quy trình mới
và đột phá, giúp tăng cường giá trị cho tổ chức hoặc xã hội. Để đo lường đổi mới sáng
tạo, có thể sử dụng các phương pháp sau:
 Phân tích SWOT: Phân tích các yếu tố mạnh và yếu, cơ hội và thách thức
của một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình mới.
 Đo lường độ phát triển: Đánh giá mức độ phát triển của một sản phẩm hoặc
dịch vụ mới bằng cách sử dụng các chỉ số như số lượng khách hàng sử dụng,
doanh số bán hàng, lợi nhuận, và năng suất.
 Đánh giá giá trị sáng tạo: Đo lường giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mới
bằng cách so sánh với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự đã có trên thị
trường.
 Đánh giá tầm quan trọng: Đánh giá tầm quan trọng của một sản phẩm hoặc
dịch vụ mới đối với tổ chức hoặc xã hội, bằng cách đo lường sự khác biệt
mà nó mang lại
 Đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đây là phương pháp đánh giá
hiệu quả và đóng góp của các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong việc
tạo ra giá trị mới.
CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH (SWOT)


1. Điểm mạnh (Strength)
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu, trở thành
vấn đề không chỉ các tổ chức xã hội, mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều đặc biệt
quan tâm. Trong vô số những tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường, không thể không kể
đến các khí thải công nghiệp, hay cụ thể hơn chính là lượng khí thải từ các phương tiện
giao thông như là xe máy, xe tải và máy bay. Sử dụng máy bay không người lái (Drone)
dùng năng lượng mặt trời để giao hàng có thể giúp giảm lượng khí thải phát ra từ các
phương tiện xe, bởi vì nó có thể thay thế một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
bộ. Nếu có nhiều hàng hóa được giao hàng bằng drone sử dụng năng lượng mặt trời,
lượng xe máy hay xe tải cần phải lưu thông trên đường cũng sẽ giảm đi, từ đó giảm lượng
khí thải phát ra.
Một trong những lợi thế (điểm mạnh) của bối cảnh giúp hình thành nên ý tưởng
sản phẩm có thể kể đến như:
● Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao.
● Xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của cá nhân và
cả doanh nghiệp.
● Nhu cầu giao hàng thuận tiện tăng nhanh
● Nhu cầu tìm kiếm và phát triển nguồn năng lượng thay thế.
● Hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông và đánh giá lại sử dụng không gian đô thị.

2. Điểm yếu (Weakness)


Hiện nay, nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Do đó, các quốc gia đang
cố gắng tận dụng hết mức những nguồn năng lượng “sạch” thay thế để tạo ra điện. Mặc
dù năng lượng mặt trời tạo ra năng lượng sạch, tái tạo và bền vững, nhưng quá trình sản
xuất các thiết bị có thể gây hại cho môi trường và kèm theo phát thải các-bon và khí nhà
kính, đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải nhựa và sử dụng các vật liệu độc hại. Một số bình
lưu trữ năng lượng nhiệt mặt trời sử dụng chất lỏng nguy hiểm. Các tháp điện mặt trời,
hoạt động trên nguyên tắc tập trung ánh sáng mặt trời, đã cho thấy có nguy cơ gây hại
cho các loài chim, tương tự như các tuabin gió.
Một số điểm yếu chính của bối cảnh - tiền đề hình thành ý tưởng:
● Độ che phủ mặt trời không nhất quán là một trong những nhược điểm rõ ràng hơn
khi nói đến năng lượng mặt trời.
● Có một số lo ngại liên quan đến bản chất không liên tục, chúng không tạo ra điện
vào ban đêm. Cường độ mặt trời thay đổi trong ngày, trong tuần, theo mùa và vị
trí.
● Năng lượng thay thế chưa được sử dụng nhiều, người dân cũng chưa ý thức được
tầm quan trọng của năng lượng thay thế.
● Không đủ kinh phí để áp dụng các công nghệ cao.

3. Thách thức (Threats)


Việc giao hàng đến tay của khách hàng bằng máy bay không người lái còn phải
mất nhiều thời gian mới trở nên phổ biến. Tuy không còn quá mới nhưng hiện nay Drone
vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm là chính.
Công nghệ Drone sẽ sử dụng máy ảnh tích hợp sẵn ghi lại hành trình vận chuyển
và xác định đúng địa điểm. Việc ghi hình liên tục như thế mà không có sự đồng ý sẽ ảnh
hướng đến quyền riêng tư nghiêm trọng. Công nghệ giao hàng bằng máy bay không người
lái sẽ xuất hiện phổ biến trong tương lai, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức
cần phải giải quyết:
● Trước tiên là pháp luật, bởi lý do an ninh nên việc thử nghiệm drone sẽ gặp nhiều
khó khăn
● Về kỹ thuật cũng đang tiến hành, hiện nay công nghệ này đang trong giai đoạn
phát triển. Các nhà nghiên cứu đang tiếp cận
● những vùng không có bản đồ chi tiết và câu hỏi được đặt ra: Cách hạ trực tiếp an
toàn như thế nào? Khi giao căn hộ chung cư thì như thế nào? Xử lý ra sau khi
những va chạm bất ngờ và cách khống chế yếu tố thời tiết?
Việc chế tạo thiết bị bay này không khó lắm tuy nhiên có nhiều phức tạp diễn ra.
Cụ thể là môi trường không gian hoạt động. Ở tốc độ nhanh, drone vẫn có lợi thế là tự
quan sát địa hình chính xác để điều hướng khi lượn xung quanh các tòa nhà, dây điện,
cây cối, máy bay khác và cả người giao thông trên đường trước khi hạ cánh xuống mặt
đất hoặc “nhả” hàng từ trên cao.
Tuy nhiên ở drone lại có rất ít chỗ cho sai sót. Công nghệ GPS vốn hoạt động để
quyết định điều hướng chớp nhoáng trong tích tắc đủ gây nguy cơ hỏng hóc cho drone
nếu gặp sai sót. Trong vấn đề này các chuyên gia cũng nhìn nhận, giải quyết toàn bộ vấn
đề phát sinh để nhiệm vụ phân phối và giao hàng bằng drone hoàn toàn thông suốt thực
sự rất khó.
Các nhà nghiên cứu cũng cần phải đưa ra đủ bằng chứng để thuyết phục công
chúng rằng, việc để các máy bay tự động di chuyển phía trên đầu người dân là an toàn và
không xâm phạm quyền riêng tư của mọi người.

4. Cơ hội (Opportunities)
 Các ông lớn bán lẻ như Amazon và Google cho biết, phương tiện giao hàng
hiện đại này sẽ giúp người dùng giảm thiểu sự phụ thuộc vào vận chuyển
qua đường bưu điện hay chuyển phát nhanh.
 Máy bay không người lái cho phép các công ty vượt qua các thách thức liên
quan đến chặng đường cuối cùng của việc giao hàng.
 Đẩy nhanh doanh số bán hàng trực tuyến khi mà việc vận chuyển miễn phí
và nhanh
 Là yếu tố thu hút nhất với khách hàng đến việc mua sắm trực tuyến thường
xuyên hơn.
CHƯƠNG 3

TẠO Ý TƯỞNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN


1. Tạo ý tưởng
Áp dụng phương pháp SCAMPER - được đề xuất bởi Alex Faickney Osborn vào
năm 1953, và được Bob Eberle phát triển thêm vào năm 1971 trong cuốn: SCAMPER:
Games for Imagination Development. Với các yếu tố:
S – Substitute (Thay thế)
Nghĩa là đưa ra giải pháp hay sản phẩm thay thế những sản phẩm đang có, chẳng
hạn như nguyên vật liệu mới để cải tiến sản phẩm, thay thế bước nào đó trong quy trình
sản xuất… Cụ thể, khi nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không
khí do lượng CO2 thải ra từ phương tiện giao thông ngày càng đáng báo động, nhóm 3
đã có mong muốn có những giải pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng này. Chính vì vậy,
ý tưởng về việc tạo ra một sản phẩm thay thế cách vận chuyển hàng hóa cũ đồng thời sử
dụng tấm năng lượng mặt trời để làm nguồn nguyên liệu mới sử dụng cho sản phẩm đã
xuất phát từ đây.
C – Combine (Kết hợp)
Là sự kết hợp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau thành sản phẩm, dịch vụ mới tối
ưu hơn. Do đó, việc kết hợp tấm năng lượng mặt trời với một sản phẩm sẽ tạo được tính
đột phá mới lạ. Và nhóm đã chọn kết hợp giữa drone - phương tiện vận chuyển hàng hóa
với tấm pin năng lượng mặt trời, tạo thành “Droplus” và “DroPromax” nhằm tạo điểm
nhấn, dễ dàng thu hút và tiếp cận đến mọi người, từ đó thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường
của các doanh nghiệp và các sàn thương mại điện tử.
A – Adapt (Thích nghi)
Sau đại dịch, việc giao hàng từ nhà cung cấp đến tận tay người tiêu dùng đã quá
quen thuộc, nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đang trở thành vấn
đề toàn cầu, ở lĩnh vực giao hàng việc ứng dụng công nghệ drone vào việc vận chuyển
hàng hóa đều tìm kiếm những nhiên liệu thân thiện với môi trường như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió… thì DroLiver của nhóm chính là một ví dụ cụ thể cho yếu tố này.
M – Modify (Điều chỉnh)
Nhóm cũng đã có những thay đổi nhất định để chiếc DroLiver có thể tiếp cận nhiều
đối tượng khách hàng hơn như thay đổi kích thước lớn hơn để có thể vận chuyển khối
lượng hàng hóa lớn hơn, tấm pin năng lượng mặt trời lớn hơn cho mục đích vận chuyển
của các doanh nghiệp lớn; kích thước nhỏ hơn, tấm pin năng lượng nhỏ hơn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, việc vận chuyển hàng hóa không quá cồng kềnh.
P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác)
Nhóm muốn dùng DroLiver với mục đích khác, lớn hơn. Đó chính là hướng đến
cộng đồng, hướng đến môi trường. Nhóm cảm thấy nếu tạo ra một sản phẩm hữu hình sẽ
mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với những bài tuyên truyền, truyền thông suông về
việc bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu lượng CO2 thải vào không khí.
E – Eliminate (Loại bỏ)
Với tiêu chí tạo ra một sản phẩm 3R (Reduce - Reuse - Recycle), chiếc DroLiver
của nhóm đã loại bỏ những đặc điểm, tính năng không “thân thiện” với môi trường, không
cần thiết.
R – Reverse (Thay đổi trật tự)
Rearrange là tái cấu trúc, đảo ngược trình tự để thoát khỏi lối mòn tư duy, tạo ra ý
tưởng khởi nghiệp mới với các sản phẩm, dịch vụ có trật tự khác với thông thường.
Cụ thể, để làm cho drone có tính thực tiễn hơn, nhóm đã thêm một hệ thống dự trữ
năng lượng cho phép drone lưu trữ năng lượng dư và sử dụng khi không có ánh sáng mặt
trời.
Trình tự hoạt động vốn có của tấm năng lượng mặt trời, cộng với một trình tự đảo
ngược sẽ khiến năng lượng đi thành vòng tuần hoàn, tạo ra một nguồn năng lượng mới,
một nguồn năng lượng có thể tái tạo, vừa giải quyết được các vấn đề vĩ mô của môi
trường, vừa giải quyết được các vấn đề vi mô trong vận chuyển hàng hóa.

2. Đánh giá
Đánh giá sơ bộ ý tưởng theo mô hình SWOT, với
Strengths (Điểm mạnh của ý tưởng)
 Cá nhân và cả doanh nghiệp đang có xu hướng ưu tiên sử dụng các biện
pháp nhằm giảm việc CO2 được thải ra môi trường.
 Giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí và các vấn đề giao thông.
 Hệ sinh thái bền vững và quan tâm đến môi trường sống, truyền cảm hứng
tích cực.
Weaknesses (Điểm yếu của ý tưởng)
 Cạnh tranh khốc liệt về các tệp khách hàng, giá cả...
 Chi phí đầu tư lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Opportunities (Những cơ hội)
 Pháp luật Việt Nam (Nghị định 08/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trường) có những chính sách, ưu đãi cho các hoạt động liên quan
đến bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm với xã hội, xu hướng ứng dụng
công nghệ mới với nguồn nguyên liệu sạch tăng lên đáng kể trong những
năm gần đây.
Threats (Những thách thức)
 Tính mới của sản phẩm chưa thật sự cao.
 Cần quản trị rủi ro tốt khi sử dụng công nghệ drone vào việc vận chuyển
hàng hóa

3. Sản phẩm thử nghiệm và hoàn chỉnh

a. Thử nghiệm sản phẩm

Bằng việc thử nghiệm sản phẩm, các yếu tố liên quan đến cảm nhận, sử dụng hay
khả năng được chấp nhận của sản phẩm sẽ được ghi nhận, kiểm tra và sửa đổi. Biện pháp
thử nghiệm sản phẩm có thể được áp dụng gồm:
 Kiểm tra tính khả dụng của các sản phẩm điện tử
 Ứng dụng và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng
 Kiểm tra thiết kế và bao bì đóng gói các sản phẩm
Các sản phẩm thử nghiệm sẽ được giới thiệu cho một nhóm thử có nhiều đặc điểm
tương đồng nhất với nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Do đó, cần xác định tệp
khách hàng cần cho việc thử nghiệm. Sau đó, tùy từng tệp khách hàng mà sẽ có những
cách thử nghiệm sản phẩm khác nhau, như:
Thử sản phẩm thông qua các câu hỏi trực tuyến
Trong trường hợp sản phẩm không hiện hữu thực tế nơi người thử, cụ thể là các
tỉnh thành ngoài Hồ Chí Minh, các chức năng của sản phẩm sẽ được trình diễn ví dụ thông
qua các đoạn phim và sau đó được đánh giá.
Phỏng vấn về các sản phẩm
Trong các phỏng vấn, khách hàng sẽ đưa ra một cách cụ thể các yêu cầu cá nhân
và kinh nghiệm của khách với mỗi sản phẩm. Một cuộc phỏng vấn hiệu quả sẽ mở ra cơ
hội tương đối đặc biệt để thu hút được sự chú ý lớn đối với sản phẩm. Có thể sử dụng
nhiều phương thức khác nhau để thực hiện một cuộc phỏng vấn: thông qua gặp mặt trực
tiếp hoặc qua điện thoại.
Trải nghiệm trực tiếp
Trong cách thức thử này, nhóm sẽ liên hệ tới các tổ chức công cộng như chung cư,
công viên, trường học... và tài trợ sản phẩm thử nghiệm cho tổ chức đó nhằm giúp nhiều
đối tượng khách hàng có cơ hội trải nghiệm và sử dụng sản phẩm, từ đó thu thập được
nhiều ý kiến đóng góp để cải thiện sản phẩm cũng như có những chiến dịch quảng cáo,
marketing thích hợp.

b. Hoàn chỉnh sản phẩm

Sau quá trình thử nghiệm sản phẩm cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn
tại ở sản phẩm, đã cho ra sản phẩm “DroLiver hoàn thiện với cấu tạo như sau:

Phần khung
Hình dạng của phần khung drone vận chuyển hàng hóa thường là hình chữ nhật
hoặc hình vuông, có kích thước phù hợp với trọng lượng và kích thước của hàng hóa được
vận chuyển
Kích thước (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao): từ khoảng 50cm đến 2 m
Trọng lượng: từ khoảng 2kg đối với DroPlus và 2,5kg đối với DroPromax
Vật liệu: thường là hợp kim nhôm B95 và nhựa nanocomposite để giảm trọng
lượng và tăng độ bền
Thiết kế: phần khung của drone vận chuyển hàng hóa thường được thiết kế với
mục đích chịu được trọng lượng hàng hóa lớn và giảm thiểu rung động khi hoạt động.
Cánh quạt
Hình dạng: Cánh quạt của drone thường có hình dạng tương tự như cánh quạt của
máy bay nhỏ. Cánh quạt có dạng lưỡi dao và được thiết kế với độ cong và chiều dài phù
hợp để tạo lực nâng và đẩy drone bay lên.
Chất liệu: Cánh quạt thường được làm bằng các loại vật liệu nhẹ như nhựa
nanocomposite để giảm trọng lượng và tăng độ bền.
Số lượng: Cánh quạt của drone vận chuyển hàng hóa thường có số lượng từ 6 chiếc
đối với DroPlus và 8 chiếc đối với Dropromax. Đối với các drone có nhiều cánh quạt hơn,
việc điều khiển và giữ cân bằng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Động cơ: Cánh quạt được động cơ bên trong tạo ra sức quay và đẩy không khí,
giúp drone bay lên. Động cơ thường được tích hợp sẵn vào cánh quạt hoặc được gắn trực
tiếp lên khung drone.
Tốc độ quay: Tốc độ quay của cánh quạt sẽ ảnh hưởng đến sức nâng và tốc độ di
chuyển của drone. Tốc độ quay được điều chỉnh bằng hệ thống điều khiển của drone.
An toàn: Cánh quạt thường được thiết kế với các bộ phận bảo vệ như lưới che chắn
để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các đối tượng xung quanh.

Hệ thống điều khiển


Bộ điều khiển từ xa: Đây là bộ phận được sử dụng để điều khiển drone từ xa. Bộ
điều khiển từ xa thường được thiết kế để có khả năng kết nối với drone qua sóng radio
hoặc Wi-Fi.
Hệ thống định vị: Hệ thống định vị được sử dụng để xác định vị trí của drone trong
không gian. Điều này giúp người điều khiển có thể biết được vị trí của drone và điều
chỉnh hướng bay của nó.
Hệ thống cảm biến: Hệ thống cảm biến được sử dụng để giúp drone phát hiện các
vật cản và tránh va chạm trong quá trình bay. Các cảm biến này bao gồm cảm biến ánh
sáng, cảm biến khoảng cách, cảm biến siêu âm, cảm biến vô tuyến, vv.
Hệ thống giữ cân bằng: Hệ thống giữ cân bằng được sử dụng để giữ cho drone ổn
định khi bay. Điều này được thực hiện thông qua các cảm biến và hệ thống điều khiển,
giúp điều chỉnh tốc độ và hướng bay của drone để giữ cho nó cân bằng trên không trung.
Hệ thống điều khiển tốc độ: Hệ thống điều khiển tốc độ được sử dụng để điều
chỉnh tốc độ bay của drone. Người điều khiển có thể tăng hoặc giảm tốc độ bay của drone
thông qua bộ điều khiển từ xa.
Hệ thống pin: Hệ thống pin được sử dụng để cung cấp năng lượng cho drone. Các
loại pin được sử dụng thường là pin Lithium Polymer (LiPo), với dung lượng pin khác
nhau tùy thuộc vào mẫu drone và thời gian bay mong muốn.

Bộ pin
Bộ pin của drone vận chuyển hàng hóa là một phần rất quan trọng, cung cấp nguồn
điện cho các động cơ và hệ thống điện tử của drone. Dưới đây là mô tả chi tiết về thông
số kỹ thuật của bộ pin của drone vận chuyển hàng hóa:
Loại pin: Các loại pin được sử dụng trong drone vận chuyển hàng hóa thường là
pin Lithium Polymer (LiPo). Pin LiPo được sử dụng phổ biến hơn vì có khối lượng nhẹ
và mật độ năng lượng cao hơn so với pin Li-ion cùng dung lượng.
Dung lượng: Dung lượng pin thường được đo bằng mAh (miliampe giờ), và phụ
thuộc vào nhu cầu vận hành của drone. Các mẫu drone vận chuyển hàng hóa thường sử
dụng các pin có dung lượng 10000mAh đối với DroPlus và 12500mAh đối với
DroPromax.
Số lượng pin: 5 viên pin đối với DroPlus và 8 viên đối với DroPromax.
Điện áp: Điện áp của pin được đo bằng đơn vị Volt (V), và phụ thuộc vào loại pin
và số lượng pin được sử dụng trong drone. Điện áp của các pin LiPo thường dao động từ
3,7V đến 22,2V, còn pin Li-ion có điện áp từ 3,6V đến 3,7V.
Thời gian sạc: Thời gian sạc của bộ pin thường phụ thuộc vào dung lượng của pin
và loại bộ sạc được sử dụng. Thời gian sạc thường kéo dài từ 3-4 giờ cho mỗi pin.
Tuổi thọ: Tuổi thọ của bộ pin được ước tính dựa trên số lần sạc và xả được thực
hiện. Các pin LiPo có tuổi thọ khoảng từ 300 đến 500 lần sạc và xả, tuy nhiên tuổi thọ có
thể thay đổi tùy thuộc vào cách sử dụng và bảo trì.
Tóm lại, bộ pin của drone vận chuyển hàng hóa là một phần quan trọng của hệ
thống năng lượng, và cần được lựa chọn và bảo trì đúng cách để đảm bảo hoạt động hiệu
quả và an toàn cho drone.
Tấm năng lượng mặt trời
Khi tích hợp tấm năng lượng mặt trời vào drone, thông số kỹ thuật của tấm pin
mặt trời cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu suất và an toàn cho drone. Sau đây là một
số thông số kỹ thuật cơ bản của tấm năng lượng mặt trời khi tích hợp vào drone:
Kích thước: Tấm năng lượng mặt trời sử dụng cho drone thường có kích thước
nhỏ, để có thể gắn trực tiếp lên bề mặt của drone mà không làm tăng quá nhiều trọng
lượng.
Công suất: Công suất của tấm năng lượng mặt trời khi tích hợp vào drone thường
khá thấp, vì không đủ diện tích để lắp đặt các tấm pin mặt trời có công suất lớn. Công
suất của tấm pin mặt trời này thường từ 0,5 đến 2 watt.
Điện áp: Tấm năng lượng mặt trời cho drone thường có điện áp từ 5 đến 12 volt,
tương ứng với điện áp của pin được sử dụng trên drone.
Hiệu suất chuyển đổi: Hiệu suất chuyển đổi của tấm pin mặt trời khi tích hợp vào
drone cũng là một thông số quan trọng. Hiệu suất chuyển đổi càng cao, tấm pin mặt trời
sẽ cung cấp năng lượng tốt hơn cho drone.
Điều kiện ánh sáng: Điều kiện ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng khi tích hợp
tấm năng lượng mặt trời vào drone. Tấm pin mặt trời hoạt động tốt nhất khi ánh sáng mặt
trời là rõ ràng và không bị che khuất bởi đám mây hay bất kỳ vật cản nào.
Trọng lượng: Trọng lượng của tấm năng lượng mặt trời cũng là một yếu tố quan
trọng khi tích hợp vào drone. Tấm pin mặt trời nên có trọng lượng nhẹ để không làm tăng
quá nhiều trọng lượng của drone, gây ảnh hưởng đến khả năng bay và thời gian bay của
nó.
Tóm lại, các thông số kỹ thuật của tấm năng lượng mặt trời khi tích hợp vào drone
cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu suất
CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH


1. Giới thiệu doanh nghiệp

a. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH BC3T


Địa điểm: Quận Bình Chánh, TP. HCM
Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm công nghệ
Hình thức kinh doanh: Bán hàng trực tiếp, cung cấp giao hàng online

b. Mục tiêu chiến lược

Trong 6 tháng, sản phẩm phát triển phần mềm quản lý năng lượng và vận hành
thiết bị thông qua điện thoại.
Trong 1 năm, phát triển công nghệ với chất lượng tốt hơn, ổn định hơn với chi phí
thấp hơn và bảo vệ môi trường hơn.
Trong 2 năm, BC3T sẽ là thương hiệu dẫn đầu trong việc phát triển sản phẩm công
nghệ trong và ngoài nước với tiêu chí: “Thân thiện, an toàn và đảm bảo”

c. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi

Về tầm nhìn,
BC3T định hướng sẽ trở thành thương hiệu tiên phong và đi đầu trong lĩnh vực
phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sử dụng các loại năng lượng sạch, luôn luôn
đề cao đảm bảo vấn đề an toàn và thân thiện đối với người tiêu dùng và môi trường.
Hướng đến là một thương hiệu toàn cầu.

Về sứ mệnh,
Không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp đại đa số người tiêu
dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm, dịch vụ cao cấp với giá thành hợp lý và cải thiện
môi trường của con người.
Về giá trị cốt lõi,
“Đổi mới – Thử thách – Trung thực”
Đổi mới: BC3T không ngừng cải tiến và đổi mới. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận
thay đổi từ thế giới. Ấp ủ những hoài bão, chúng tôi đam mê và không ngừng nỗ lực mang
đến những điều mới mẻ, điểm tô vẻ đẹp cho thế giới.
Thử thách: Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận thử thách. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận
thay đổi từ thế giới. Ấp ủ những hoài bão, chúng tôi đam mê và không ngừng nỗ lực mang
đến những điều mới mẻ, điểm tô vẻ đẹp cho thế giới.
Trung thực: Chúng tôi chăm sóc khách hàng hết lòng như chăm sóc cho gia đình
và chính mình. Nền móng xây dựng và duy trì sự bền vững là trung thực và tôn trọng lẫn
nhau. Nhận được niềm tin từ khách hàng chính là món quà quý nhất.

2. Phân tích thị trường

a. Phân tích tổng quan thị trường

Thị trường logistics


 Thị trường Việt Nam
Logistics là một trong những lĩnh vực mở rộng nhanh nhất của nền kinh tế Việt
Nam, có tốc độ tăng trưởng vượt xa GDP. Thị trường vận tải Việt Nam (thị trường
logistics) dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR hơn 5,5% trong giai đoạn 2022-2027. Vào năm
2019, Việt Nam đã ghi được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm lớn
nhất và được chú ý nhiều hơn như một trung tâm thay thế khi COVID-19 làm gián đoạn
hệ thống sản xuất của Trung Quốc và làm rối loạn chuỗi cung ứng. Doanh thu xuất nhập
khẩu của nước đạt gần 390 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020. Đây là mức tăng trưởng
1,8% so với cùng kỳ năm ngoái theo Tổng cục Thống kê (GSO). Chính phủ Việt Nam đặt
mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng logistics hàng năm gần 20% vào năm 2025.
Bối cảnh thị trường logistics của Việt Nam về bản chất là rất phân mảnh và hầu
hết các bên tham gia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp các dịch vụ logistics có
giá trị gia tăng thấp. Hơn 3.000 công ty logistics và 90% có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Chỉ 5% trong số này có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng, số còn lại trên 20 tỷ đồng.
Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021, trong 9 tháng năm 2021, số DN vận tải,
kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, tỉ lệ số DN lĩnh vực vận, tải kho bãi đăng ký thành lập mới so với tổng số DN
cả nước vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 4,08%, với số vốn chiếm 1,88% và số
lao động chiếm 3,04%. Điều này cho thấy quy mô vốn của các DN trong ngành vẫn còn
hạn chế.
 Thị trường Thái Lan
Thị trường logistics tại Thái Lan dự kiến sẽ tăng thêm 8,89 tỷ USD từ năm 2021
đến năm 2026 và đà tăng trưởng của thị trường sẽ tăng tốc với tốc độ CAGR là 4,95%.
Thương mại điện tử phát triển đã thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ vận tải, đây là một trong
những yếu tố chính làm tăng trưởng thị trường logistics ở Thái Lan. Khi thu nhập của các
quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục tăng, nhu cầu phát
triển hệ sinh thái thương mại điện tử và hàng tiêu dùng với mức chi tiêu của người dân ở
các quốc gia này ngày càng tăng.
Trong năm 2019 và 2020, vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và các
lệnh phong tỏa liên quan, mức tiêu thụ giảm đáng kể và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Các
doanh nghiệp quy mô nhỏ đã phải chịu thiệt hại do số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh và
thiếu hụt đầu vào, bao gồm cả nguyên liệu thô, do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.
 Thị trường Trung Quốc
Thị trường logistics tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR hơn 5.32% trong
giai đoạn 2022-2029. Trong thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào
dịch vụ chuỗi cung ứng, lên tới 181,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 29 tỷ đô la Mỹ) vào
năm 2021. Ngoài ra sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội cho thị trường
logistics và thương mại điện tử tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, chính sách chống Covid từ
chính phủ đã ảnh hưởng đến các trung tâm sản xuất và xuất khẩu, gây ra những hạn chế
đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Năng suất vận chuyển giảm do tắc nghẽn container tại
các cảng khiến giá cước vận tải container tăng đột biến. Vào tháng 9 năm 2022, chỉ số
LPI của Trung Quốc cho thấy ngành vận tải của nước này đã có sự phục hồi nhẹ so với
các tháng trước.
 Thị trường Châu Âu
Thị trường Logistics tại Châu Âu trong giai đoạn 2022-2029 sẽ đạt tốc độ CAGR
là 4,10%. Vào năm 2022, gần 32 triệu m2 đã được sử dụng cho ngành vận tải. Con số này
chỉ thấp hơn 6% so với năm kỷ lục 2021, cho thấy khả năng phục hồi của thị trường này
trước những cơn bão của nền kinh tế. Với nguồn cung vẫn còn thấp hơn cầu, một lượng
lớn thị trường đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số về giá thuê tiêu chuẩn. Các khoản
đầu tư vào dịch vụ vận tải ở Châu Âu đạt khoảng 34 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022.

b. Phân tích môi trường vĩ mô

 Kinh tế

Nhiều quốc gia đi theo một lộ trình “truyền thống” là điều chỉnh các chính sách tài
khóa và tiền tệ bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế. Một số khác lại đẩy mạnh các sáng
kiến kích thích kinh tế theo hướng phục hồi xanh, huy động ngân sách cho giảm phát thải
khí nhà kính và bảo vệ môi trường - điều mà trong điều kiện chưa có dịch bệnh khó có
thể đáp ứng được. Điển hình là Chính phủ Đức đã công bố một gói kích thích khổng lồ,
với 40 tỷ Euro (gần 1/3 tổng giá trị gói) sẽ dành cho các khoản chi liên quan đến khí hậu.
Trong khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã đưa mục tiêu phi các-bon hóa hoàn toàn nền
kinh tế đến năm 2050 vào Dự thảo Luật Biến đổi khí hậu và Chuyển dịch năng lượng.

 Văn hóa – xã hội

Trước đây, ngoài ứng dụng chuyên biệt trong quân sự, drone dân dụng chủ yếu
được biết nhiều là dạng gắn camera (thường gọi flycam) cho mục đích quay phim, chụp
ảnh từ trên không. Tuy nhiên ngày nay, drone đã phát triển vượt bậc và thâm nhập sâu
vào cuộc sống của con người trong nhiều lĩnh vực. Từ thú chơi tiêu khiển hấp dẫn những
người đam mê chinh phục bầu trời, cho đến bay phục vụ công việc của các tổ chức, doanh
nghiệp, người dùng cá nhân, và cả những nhiệm vụ đặc biệt trong quân sự, drone giữ một
vai trò vô cùng quan trọng.

 Công nghệ

Sau đại dịch, Việt Nam đã có thể làm chủ được công nghệ sản xuất máy bay không
người lái hiện đại – Drone.
Việt Nam hiện đã có 88 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 6.000 MW đã
hòa vào lưới điện quốc gia. Điện mặt trời chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện cả nước,
lớn hơn nhiều so với quy mô dự kiến theo quy hoạch điện điều chỉnh cho năm 2020 là
850MW và năm 2025 là 4.000MW.

 Chính sách và luật pháp

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được thông qua năm 2020 có rất nhiều điểm
mới, phù hợp với tiến trình phát triển, hội nhập của đất nước, với chủ trương không hy
sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu phải gắn bó hài hòa với phát triển kinh tế và được đặt ở vị trí trung tâm của các
quyết định phát triển; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, thực hiện sàng
lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường.
Nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ ảnh hưởng đến quân sự, dân dụng và trật tự
an toàn xã hội, do đó trước khi sử dụng Drone, các cá nhân hay tổ chức cần thực hiện thủ
tục đăng ký bay cho những thiết bị bay không người lái. Việc này cũng giúp cho người
dùng xác định được vị trí trong trường hợp bị thất lạc và chịu trách nhiệm nếu vi phạm
những quy định đối với Drone.

 Nhân khẩu học

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Việt Nam ước tính là 99.329.145
người, tăng 784.706 người so với dân số 98.564.407 người năm trước. Năm 2022, tỷ lệ
gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 879.634
người. Do tình trạng di cư dân số giảm -94.928 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số
là 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn
cầu trên thế giới năm 2022 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

c. Phân tích môi trường vi mô

Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường:

 Công ty cổ phần công nghệ thông minh MiSmart

Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ Cao, Lô E2a-10, Đường D2b,
Khu Công nghệ Cao, phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức.
Nhà máy sản xuất và Drone Test Lab: 850 Xa Lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, Thành
phố Thủ Đức.
Bắt nguồn từ thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam đang xếp top 10 thế giới,
tuy nhiên về sản lượng nông sản chỉ được đánh giá ở mức trung bình thấp với lý do cách
thức canh tác còn nhiều điều hạn chế.
Chính điều này đã thôi thúc đội ngũ MiSmart tập trung nghiên cứu và tự chế tạo
sản xuất các loại Drone phun thuốc đáp ứng nhu cầu canh tác nông nghiệp của bà con
nông dân. Sau hơn 2 năm lên ý tưởng và thực hiện, MiSmart đã chính thức thành lập công
ty từ năm 2019 và nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư và tập đoàn, công ty trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Trong thời gian tháng 6/2021, MiSmart vinh dự nhận được chứng nhận sản phẩm
đạt chuẩn ISO 9001:2015 từ Viện nghiên cứu, phát triển sản phẩm Việt Nam.
MiSmart giành giải nhất cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam
(Viet Solution 2020) với quy mô toàn cầu. Được đánh giá cao bởi ý tường và những lợi
ích mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam, MiSmart đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm từ các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

 Công ty cổ phần thiết bị bay agridrone Việt Nam

Địa chỉ trụ sở chính: 4329 Nguyễn Cửu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh
AgriDrone Việt Nam là công ty về Máy bay không người lái được thành lập với
mục đích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Máy bay không người lái vào đời sống, sản
xuất nông nghiệp.
Trên hành trình thực hiện sứ mệnh: “BAY CAO CÙNG NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM”, AgriDrone luôn sẵn sàng sát cánh cùng người dân Việt Nam, không chỉ tập trung
vào nông nghiệp và cuộc sống hiện tại, mà sẽ còn vun đắp những ước mơ với sứ mệnh
phát triển công nghệ vào các lĩnh vực đời sống.
- Ban cố vấn với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực máy bay không người lái.
- Đội ngũ kỹ sư trẻ với nhiệt huyết và sự năng động.
- Tập thể cán bộ nhân viên chăm sóc khách hàng và dịch vụ chuyên nghiệp.
- AgriDrone tiên phong mang đến khách hàng sự tư vấn và trải nghiệm dịch vụ
tuyệt đối chuyên nghiệp và trách nhiệm.

 Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp MAJ

Trung tâm R&D: Số 9, Ngõ 52 Quan Nhân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà máy: AESC - Lô 43A, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Là đơn vị chuyên nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và lắp ráp trong lĩnh vực thiết bị
bay không người lái (UAV), ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, vận chuyển, giải trí, nông
nghiệp, đào tạo và một số lĩnh vực dân dụng khác.
Công ty đã nghiên cứu và lắp ráp các dòng Drone chuyên dụng, Flycam, máy bay
trực thăng, đa động cơ (multi-rotor) với nhiều kích cỡ và một số dòng cánh cứng.
 UAV Cargo giảm 50% chi phí vận chuyển so với đường bộ.
 Rút ngắn tối đa thời gian, đáp ứng các nhu cầu cấp bách.
 Phát thải xanh. Dùng 100% công nghệ điện nên CO2 thải ra môi trường
bằng 0.

d. Tổng quan

 Lựa chọn nguồn cung ứng

Đối với các linh kiện, phụ tùng, công ty sẽ đặt thông qua các trang thương mại
điện tử uy tín tại Trung Quốc. Trung Quốc có rất nhiều trang thương mại lớn như
1688.com, Taobao… đều là các trang web đặt hàng có uy tín và được lựa chọn để đặt
hàng linh kiện thay vì phải đến tận nơi. 1688 là trang thương mại điện tử thuộc sự quản
lý của tập đoàn Alibaba - Chuyên buôn bán sỉ lớn nhất của Trung Quốc. Được quản lý rất
chặt chẽ nên có uy tín rất tốt, phong phú về mẫu mã, đảm bảo chất lượng được nhiều
người tin dùng. Do được bán trên các trang thương mại nên giá của tất cả linh kiện đều
được niêm yết theo giá buôn nên khó thương lượng với nhà cung cấp. Tuy nhiên việc đặt
với số lượng hàng lớn nên có thể giảm chi phí vận chuyển.
 Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp giao thông vận tải và chuỗi cung ứng
có sự quan tâm về môi trường sống lành mạnh, đặc biệt trong khu vực thành thị hoặc tập
trung tại các khu vực đông dân.
Các khách hàng có thu nhập tầm cao trở lên quan tâm và yêu thích công nghệ máy
bay không người lái – drone, có mong muốn giúp môi trường sạch đẹp hơn và có nhu cầu
về dịch vụ giao hàng nhanh.

3. Dịch vụ cung ứng


 Hỗ trợ khách hàng 24/7
 Miễn phí lắp đặt
 Hỗ trợ chi phí vận chuyển
 Ưu đãi khi sửa chữa và vệ sinh máy
 Bảo hành sản phẩm trong thời gian 3 năm
 Có hệ thống liên kết ghi nhận thông tin tình trạng bảo hành của sản phẩm
 Cho thuê sản phẩm với mức giá ưu đãi
 Thu mua lại sản phẩm đã hỏng và không còn hoạt động
4. Kế hoạch marketing

a. Phân khúc thị trường

Thị trường mục tiêu:


Các công ty vận chuyển, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp thương
mại điện tử và các tổ chức quân sự tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

b. Chiến lược Marketing 4P

Sản phẩm
 Chiến lược tập trung
Chiến lược này sẽ tập trung vào thị trường ngách, cụ thể là sẽ hợp tác với các sàn
thương mại điện tử, cửa hàng tiện lợi vì hiện nay các sàn thương mại điện tử có lượng
hàng hóa cần vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng tăng cao.
 Thế mạnh cạnh tranh (Sự khác biệt)
Drone vận chuyển hàng hóa đang trở thành một lĩnh vực mới trong ngành vận tải
và đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư. Dưới đây là một số
thế mạnh cạnh tranh của drone vận chuyển hàng hóa:
Tốc độ và hiệu quả: Drone có thể di chuyển với tốc độ cao hơn và tiết kiệm thời
gian so với phương tiện vận chuyển truyền thống như ô tô hoặc tàu. Điều này giúp giảm
thời gian vận chuyển hàng hóa và tăng hiệu quả.
Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng drone để vận chuyển hàng hóa có thể giảm chi phí
nhân công và vận hành so với các phương tiện vận chuyển truyền thống. Điều này đặc
biệt có lợi cho các chuyến vận chuyển ngắn hạn hoặc trong khu vực hẹp.
Khả năng truy cập: Drone có thể vận chuyển hàng hóa đến những nơi mà các
phương tiện vận chuyển truyền thống không thể truy cập được như những vùng địa hình
khó khăn hoặc những vùng đô thị tắc nghẽn.
Giảm tác động môi trường: Drone có thể giảm tác động của các phương tiện vận
chuyển truyền thống đến môi trường. Chúng không tạo ra khí thải gây ô nhiễm và tiếng
ồn như các phương tiện vận chuyển khác.
Tiềm năng phát triển: Lĩnh vực drone vận chuyển hàng hóa đang phát triển nhanh
chóng và có tiềm năng phát triển lớn. Việc đầu tư và phát triển công nghệ drone và hạ
tầng cần thiết để vận chuyển hàng hóa bằng drone sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và
tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tóm lại, drone vận chuyển hàng hóa có nhiều thế mạnh cạnh tranh so với các
phương tiện vận chuyển truyền thống và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Giá
 Chiến lược giảm giá theo thời gian
Thời gian đầu khi ra thị trường sẽ bán với giá cao hơn một chút để khẳng định vị
thế và giá trị của sản phẩm, sau đó sẽ giảm dần theo thời gian để các khách hàng có thể
dễ dàng tiếp cận sản phẩm.
 Chiến lược phân đoạn giá
Với hai sản phẩm Droplus và Dropromax sẽ có sự khác nhau trong mức giá.
Hai sản phẩm sẽ vận chuyển được khối lượng hàng hóa khác nhau sẽ có mức giá
khác nhau. Các doanh nghiệp vẫn sẽ chịu rút hầu bao nếu họ thấy việc đầu tư thiết bị vận
chuyển sẽ giúp họ tăng uy tín vì có trách nhiệm xã hội.

Phân phối
 Bán trực tiếp
Mở một showroom để doanh nghiệp có thể đến khảo sát sản phẩm và được tư vấn.
 Phân phối độc quyền
Vì tính cạnh tranh cao, có thể mang lại lợi ích kinh tế cao trong tương lai, cho nên
sẽ hợp tác độc quyền đối với 1 số đại lý có tỷ lệ bán cao,
 Website, email và sàn thương mại điện tử

Quảng bá
Thông qua các website về môi trường, công nghệ sẽ đánh vào được một lượng lớn
khách hàng tiềm năng quan tâm trực tiếp đến những vấn đề này.
Tiếp thị gián tiếp dựa vào các đại lý, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tiện lợi... qua
việc họ đẩy chiến dịch môi trường để thu về lượng khách hàng lui tới ổn định cho mình.
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
Tiếp thị nội dung thông qua các Fanpage về môi trường và công nghệ
Tài trợ các sự kiện để cung cấp trải nghiệm cho khách hàng
Hợp tác KOLs

5. Kế hoạch sản xuất

a. Công nghệ.

Sử dụng loại dây chuyền gián đoạn trong quá trình sản xuất các bộ phận của
DroLiver
Sử dụng loại dây chuyền liên tục trong quá trình hoàn thiện và đóng gói sản phẩm.
Sử dụng công nghệ vi mạch đến từ nhà máy Narae Sunhouse.
Một ngày sản xuất trung bình 80 DroLiver.
b. Quy trình sản xuất

 Thiết kế:
Đội ngũ thiết kế sẽ tạo ra bản vẽ kỹ thuật chi tiết về các linh kiện, phần cứng và
phần mềm cho DroLiver.
 Đúc khuôn do công ty thiết kế riêng
Nấu nhựa nanocomposite và đổ vào khuôn có sẵn để tạo trụ – thân của Drone và
các ống chứa pin.
Kích thước: Đường chéo 4000mm
Trọng lượng: 400 gram đối với loại DroPlus và 600 gram đối với DroPromax
 Động cơ (Motor): Nhập khẩu từ công ty ABC và đánh giá chất lượng.
Kích thước:
o Động cơ có kích thước 40mm cho sản phẩm DroPlus.
o Động cơ có kích thước 50mm cho sản phẩm DroPromax.
 Lắp ráp
Sau khi có đầy đủ linh kiện, DroLiver sẽ được lắp ráp bằng tay và bằng dây chuyền
lắp ráp với tính tự động hóa cao, tốc độ sản xuất cao, dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật. Việc
áp dụng dây chuyền sản xuất vào giúp tiết kiệm chi phí với độ chính xác cao phù hợp cho
quy mô doanh nghiệp.
 Tích hợp công nghệ
Hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống định vị: Được thiết kế bởi phòng CNTT
Ứng dụng AI để có thể linh hoạt để xử lý 1 số tình huống ví dụ như: Sai địa chỉ
giao hàng, trùng đơn, sót đơn, sắp xếp thứ tự giao hàng một cách thông minh, nhanh
chóng,...
 Kiểm tra chất lượng
Droliver sẽ được kiểm tra chất lượng bằng cách kiểm tra các phần cứng, phần mềm
và kiểm tra chức năng.
 Thử nghiệm
Droliver sẽ được thử nghiệm trên đất liền trước khi được bay lên không trung.
 Đóng gói và vận chuyển
Droliver sẽ được đóng gói kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn khi vận chuyển đến khách
hàng. Hướng dẫn sử dụng: Khách hàng sẽ nhận được hướng dẫn sử dụng Droliver để có
thể sử dụng và bảo trì đúng cách.
 Vận chuyển vào kho
Các công nhân sẽ chuyển các thùng hàng đã được đóng gói vào kho.
 Kế hoạch phân phối
Phân phối cho các doanh nghiệp B2B.
Phân phối cho Singapore, Trung Quốc, Hàn, Châu Âu, Bắc Mỹ.

c. Cơ sở vật chất.

Nhà máy được đặt ở Bình Dương. Có nhiều lý do để đặt nhà máy tại Bình Dương,
một tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam.
Vị trí địa lý: Bình Dương có vị trí địa lý thuận tiện, nằm ở trung tâm khu vực phía
Nam, gần với thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực sản xuất và xuất khẩu lớn khác của
Việt Nam. Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và phân phối sản phẩm trở nên
dễ dàng hơn.
Hạ tầng: Bình Dương được đầu tư mạnh về hạ tầng với các tuyến đường cao tốc,
đường bộ và đường sắt kết nối với các khu vực khác của Việt Nam. Tỉnh cũng có sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất ở gần đó, giúp cho việc giao nhận hàng hóa và đi lại trở nên thuận
tiện.
Lao động: Bình Dương là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển
mạnh nhất tại Việt Nam, với nhiều lao động có trình độ cao và kinh nghiệm làm việc
trong các ngành công nghiệp khác nhau. Điều này giúp cho việc tuyển dụng nhân lực trở
nên dễ dàng hơn.
Chi phí đầu tư: So với một số khu vực khác tại Việt Nam, chi phí đầu tư tại Bình
Dương thường thấp hơn nhiều. Giá thuê đất và chi phí lao động ở đây thường rẻ hơn so
với một số thành phố lớn khác tại Việt Nam.
Hỗ trợ đầu tư: Bình Dương đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư,
nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Các chính sách này bao gồm
miễn thuế và các khoản hỗ trợ khác.
Được biết, ngoài việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 13, đại
lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, vành đai 3, vành đai 4... mới đây,
Bình Dương xúc tiến kế hoạch xây dựng tuyến metro nối với TPHCM. Bình Dương đang
nghiên cứu phương án vận chuyển hàng hóa đường sắt, hình thành hệ thống logistics
thông minh, mở rộng cảng sông, cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện kinh
tế - xã hội của tỉnh này. Bình Dương đang tăng cường quỹ đất cho phát triển khu công
nghiệp, kịp thời đón đầu làn sóng đầu tư mới.
Đặt trụ sở và showroom ở quận 3 vì vị trí này tập trung nhiều người thu nhập cao,
các doanh nghiệp lớn và là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà xưởng hiện đại phải đáp ứng được đầy đủ không gian cho hệ thống các máy
móc và các dây chuyền sản xuất được vận hành với năng suất tối ưu nhất. Việc lắp đặt
các hệ thống máy móc thiết bị phải được tính toán tỉ mỹ từ các thông số kỹ thuật để thi
công và lắp đặt một cách chính xác và tiết kiệm không gian. Nhà xưởng có thiết kế “không
gian mở” và đơn giản hóa những vách ngăn để tối ưu hóa không gian bên trong. Với
“không gian mở”, những công nhân, nhân viên sẽ có điều kiện làm việc rộng rãi và thoải
mái hơn. Điều đó góp phần giúp người làm việc có tinh thần tốt hơn, giải tỏa những căng
thẳng và năng suất công việc cũng được cải thiện.
Dây chuyền cùng hoặc tương đương nhau về công đoạn có thể được bố trí chung
trong một không gian rộng lớn. Việc làm này có thể thấy ý tưởng thiết kế này cho phép
công ty tiết kiệm được diện tích các vách ngăn giữa những không gian nhỏ hẹp kiểu truyền
thống. Đồng thời với cách làm này cũng góp phần nâng cao hiểu quả làm việc, tiết kiệm
thời gian trong các giai đoạn vận chuyển trung gian.
Các yếu tố về điện và các phương tiện bảo hộ lao động, đề phòng cháy nổ được ưu
tiên đảm bảo trong các thiết kế nhà xưởng. Đây được xem là những tiêu chuẩn cơ bản mà
một nhà xưởng hiện đại phải đảm bảo. Bên cạnh đó, thiết kế nhà xưởng theo kiểu hiện
đại còn là một không gian tích hợp với đầy đủ những phòng chức năng đặc biệt như khu
xử lý chất thải, phòng y tế, phòng nghỉ ngơi, nhà ăn cho nhân viên…

6. Kế hoạch nhân sự

a. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc điều hành: tốt nghiệp đại học; có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên tại vị trí
tương tự; có khả năng ngoại ngữ tốt; kỹ năng đàm phán; xử lý khủng hoảng; độ tuổi từ
28 – 50 tuổi; không phân biệt giới tính. Số lượng: 1
Phó Giám đốc kỹ thuật: tốt nghiệp đại học, có chuyên môn về kỹ thuật, máy móc,
dây chuyền, công nghệ; có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở công việc tương tự; có khả năng
ngoại ngữ tốt; kỹ năng đàm phán, xử lý khủng hoảng; độ tuổi từ 28 – 40 tuổi; không phân
biệt giới tính. Số lượng: 1
Phó Giám đốc Kinh doanh: tốt nghiệp đại học; kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí
tương tự; có khả năng ngoại ngữ tốt; kỹ năng đàm phán, xử lý khủng hoảng; độ tuổi từ
28 – 40 tuổi; không phân biệt giới tính. Số lượng: 1
Phòng Tài chính Kế toán:
Gồm 4 người (nhà máy) + 2 người (trụ sở): Kế toán tổng hợp, Kế toán thanh toán,
Kế toán vật tư, Thủ quỹ. Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài
chính, theo dõi việc sử dụng vốn của Nhà máy, tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp
chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu của Nhà máy, theo dõi tình hình thanh
toán công nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết
định của Phó Giám đốc Nhà máy.
Yêu cầu: Nhanh nhẹn; tỉ mỉ; có chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc từ 1 năm
trở lên; có khả năng ngoại ngữ; độ tuổi từ 25 – 35 tuổi, không yêu cầu về giới tính.
Phòng Hành chính: Nhanh nhẹn, tỉ mỉ; có khả năng ngoại ngữ; độ tuổi từ 22 trở
lên; không yêu cầu về giới tính. Số lượng: 2
Phòng Nhân sự: Nhanh nhẹn; linh hoạt; khéo léo; có kinh nghiệm 1 năm trở lên;
có khả năng ngoại ngữ; độ tuổi từ 23 trở lên; không yêu cầu về giới tính. Số lượng: 2.
Phòng Kinh doanh:
Có trách nhiệm giúp Ban giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế
hoạch lưu chuyển hàng hóa. Kế hoạch sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữ
vật liệu và công cụ lao động đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Tiếp cận và nghiên cứu thị
trường, tìm kiếm đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách
hàng chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để Ban giám đốc ký hợp đồng.
Yêu cầu: có kinh nghiệm 1 năm trở lên; nhạy bén; nhanh nhẹn; có khả năng ngoại
ngữ; độ tuổi từ 23 trở lên; không yêu cầu về giới tính. Số lượng: 4
Phòng Công nghệ thông tin: tốt nghiệp đại học, có chuyên môn về kỹ thuật, máy
móc, dây chuyền, công nghệ; có kinh nghiệm là việc 1 năm trở lên; có khả năng ngoại
ngữ tốt là một lợi thế; độ tuổi từ 20 – 40 tuổi; không phân biệt giới tính. Số lượng: 3

b. Nhà máy

Bộ phận kỹ thuật: Quản lý định mức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề liên quan về
kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm. Giám sát kỹ thuật và an toàn lao động. Yêu
cầu: có sức khoẻ; có kinh nghiệm 6 tháng trở lên; độ tuổi từ 25 – 45, không phân biệt giới
tính. Số lượng: 2
Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Yêu cầu nhanh
nhẹn, linh hoạt, sức khoẻ tốt, có chuyên môn về dây chuyền sản xuất, độ tuổi từ 20 – 45,
không phân biệt giới tính. Số lượng: 62
Bộ phận giám sát: Phụ trách giám sát công nhân, kiểm tra tiến độ làm việc. Yêu
cầu: có kinh nghiệm quản lý nhân sự, nhanh nhẹn, tuổi từ 22 trở lên. Số lượng: 2
Bộ phận vận chuyển: Phụ trách vận chuyển hàng hoá đến nơi phân phối. Yêu cầu:
Có sức khoẻ, độ tuổi từ 25 trở lên; Nam. Số lượng: 6

c. Thời gian hoạt động

Ca làm việc của cả trụ sở lẫn nhà máy là từ 8h – 17h, nghỉ trưa 2 tiếng từ 11h –
13h cùng ngày.
Công nhân được trợ cấp tiền ăn trưa là 50.000VNĐ/ngày, ban lãnh đạo là
80.000VNĐ/ngày. Chi phí này sẽ được đưa vào chi phí hoạt động hàng năm.
Về nguyên tắc, công nhân viên 1 tháng được nghỉ phép 3 lần và phải báo trước ít
nhất 2 ngày.
Cách thức tuyển dụng: Trực tiếp (dán thông báo), đăng bài trên các trang web như
top.cv, timviecnhanh.com, vieclam24h.vn, jobstreet.vn hoặc liên kết với các trường Đại
học, Cao đẳng.
Bảng 1. Kế hoạch nhân sự - cơ cấu và mức lương dự kiến

Mức
lương
STT Số lao động Số người 1
NV/1
tháng

Năm 1 2 3 4 5

Giám đốc điều


1 1 1 1 1 1 50
hành

2 Phó Giám Đốc 2 2 2 2 2 25

Phòng Tài chính


6 6 6 6 6 10
Kế toán
3
Phòng hành
2 2 2 2 2 8
chính

4 Phòng Nhân sự 2 2 2 2 2 8

Phòng Kinh
5 4 4 4 4 4 12
doanh

6 Phòng CNTT 3 3 3 3 3 20

7 Nhà máy 70 70 70 70 70 6.5

Tổng lao động 90 90 90 90 90

Tổng lương hàng tháng


775 770.1 785.5 801.212 817.236281
của năm hiện tại
Bảng 2. Bảng cơ cấu mức lương thưởng

ST Tiền thưởng
Loại lao động
T
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Giám đốc điều 49,000,0 51,450,00 54,022,50 56,723,62 59,559,80
1
hành 00 0.00 0.00 5.00 6.25
98,000,0 102,900,0 108,045,0 113,447,2 119,119,6
2 Phó Giám Đốc
00 00.00 00.00 50.00 12.50
Phòng Tài chính 42,000,0 44,100,00 46,305,00 48,620,25 51,051,26
3
Kế toán 00 0.00 0.00 0.00 2.50
Phòng hành 14,000,0 14,700,00 15,435,00 16,206,75 17,017,08
4
chính 00 0.00 0.00 0.00 7.50
14,000,0 14,700,00 15,435,00 16,206,75 17,017,08
5 Phòng Nhân sự
00 0.00 0.00 0.00 7.50
Phòng Kinh 28,000,0 29,400,00 30,870,00 32,413,50 34,034,17
6
doanh 00 0.00 0.00 0.00 5.00
21,000,0 22,050,00 23,152,50 24,310,12 25,525,63
7 Phòng CNTT
00 0.00 0.00 5.00 1.25
196,000, 205,800,0 216,090,0 226,894,5 238,239,2
8 Nhà máy
000 00.00 00.00 00.00 25.00
Nhân 2.5 lương của ngày đó (đối với các ngày dịp lễ)
462,000, 485,100,0 509,355,0 534,822,7 561,563,8
Tổng tiền thưởng
000 00.00 00.00 50.00 87.50

 Lương thưởng hàng tháng và 2 tháng 13,14:


 Giám đốc điều hành: 3,5tr/ng
 PGĐ: 3tr/ng
 TCKT, HC, NS, KD, CNTT: 500k/ng
 Nhà máy: 200k/ng
 Mức tiền thưởng sẽ tăng 5% qua mỗi năm.
 Nhân viên trong công ty sẽ được kiểm soát bằng quẹt thẻ mỗi khi vào làm
việc và ra về. Còn công nhân sẽ là soát dấu vân tay.

7. Kế hoạch tài chính


Điều kiện hoạt động của dự án: Bình thường

Bảng 3. Bảng tuyên bố tài chính cá nhân (VCSH)

STT Các thành viên Số vốn góp (VNĐ)


1 Phan Huy Bảo 10,000,000,000.000
2 Trần Đức Thịnh 10,000,000,000.000
3 Ngô Minh Cường 10,000,000,000.000
4 Hồ Nguyễn Minh Thư 10,000,000,000.000
5 Lê Ngọc Thảo 10,000,000,000.000
Tổng vốn góp 50,000,000,000.000

Bảng 4. Bảng cơ cấu nguồn vốn

STT Khoản đầu tư Tỷ trọng vốn Giá trị (VNĐ)


1 Tổng vốn đầu tư 100% 198,000,000,000.000
2 Vốn chủ sở hữu 25.25% 50,000,000,000.000
3 Vốn vay ngân hàng 74.75% 148,000,000,000.000

Xác định chi phí (dự báo chi phí ban đầu, chi phí thường xuyên (năm 1, 2)).

Bảng 5. Bảng chi phí ban đầu


ST Đơn vị
Khoản mục SL Đơn giá Thành tiền
T tính
13,212,755,130.
1 Vật liệu Nano Composite 30 Tấn 440,425,171.00
00
Hợp kim nhôm B95, các chất 4,650,000,000.0
2 15 Tấn 310,000,000.00
khác 0
100 3,000,000,000.0
3 Vi mạch điện tử và mô tơ Cái 3,000,000.00
0 0
3,000,000,000.0
4 Mặt bằng nhà máy 5 Năm 50,000,000.00
0
1,080,000,000.0
5 Mặt bằng trụ sở và showroom 3 Năm 30,000,000.00
0
6 Giấy phép kinh doanh 1 Lần 50,000.00 50,000.00
7 Đồng phục công nhân 90 Bộ 400,000.00 36,000,000.00
8 Bàn ghế làm việc 20 Bộ 1,500,000.00 30,000,000.00
30,000,000,000. 30,000,000,000.
9 Xây dựng nhà máy 1 Cái
00 00
Dây 5,000,000,000.0 15,000,000,000.
10 Công nghệ 3
chuyền 0 00
70,008,805,130.
Tổng
00

Bảng 6. Bảng dự báo chi phí hàng tháng năm 1


Tháng/ 1 2 3 4 5 6
Khoản
mục
Trả lương 755,000,00 755,000,00 755,000,00 755,000,00 755,000,00 755,000,00
nhân viên 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Tiền thuê - - - - - -
mặt bằng

Tiền vận 40,000,000. 40,000,000. 40,000,000. 40,000,000. 40,000,000. 40,000,000.


tải 000 000 000 000 000 000

Chi phí 100,000,00 100,000,00 100,000,00 100,000,00 100,000,00 100,000,00


mua hàng 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Tiền điện, 10,000,000. 10,000,000. 10,000,000. 10,000,000. 10,000,000. 10,000,000.


nước, wifi 000 000 000 000 000 000

Khấu hao 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0


00 00 00 00 00 00
Tiền lãi 1,529,333,3 1,526,866,6 1,524,400,0 1,521,933,3 1,519,466,6 1,517,000,0
33.333 67.000 00.000 33.000 67.000 00.000

Chi khác 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0 5,000,000.0


00 00 00 00 00 00

Tổng 2,444,333,3 2,441,866,6 2,439,400,0 2,436,933,3 2,434,466,6 2,432,000,0


33.333 67.000 00.000 33.000 67.000 00.000

7 8 9 10 11 12 Tổng
755,000,0 755,000,0 755,000,0 755,000,0 755,000,0 755,000,0 9,060,000,
00.000 00.000 00.000 00.000 00.000 00.000 000.000
- - - - - - -
40,000,00 40,000,00 40,000,00 40,000,00 40,000,00 40,000,00 480,000,00
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
100,000,0 100,000,0 100,000,0 100,000,0 100,000,0 100,000,0 1,200,000,
00.000 00.000 00.000 00.000 00.000 00.000 000.000
10,000,00 10,000,00 10,000,00 10,000,00 10,000,00 10,000,00 120,000,00
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 60,000,000
000 000 000 000 000 000 .000
1,514,533, 1,512,066, 1,509,600, 1,507,133, 1,504,666, 1,502,200, 18,189,200
333.000 667.000 000.000 333.000 667.000 000.000 ,000.333
5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 5,000,000. 60,000,000
000 000 000 000 000 000 .000
2,429,533, 2,427,066, 2,424,600, 2,422,133, 2,419,666, 2,417,200, 29,169,200
333.000 667.000 000.000 333.000 667.000 000.000 ,000.333
Dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 1
Bảng 7. Bảng dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 1
Thuế
suất
Tháng Doanh thu Chi phí EBT EAT
thuế
TNDN
48,925,425,000 2,444,333,333. 46,481,091,667. 37,184,873,333.
1 20%
.000 000 000 600
47,821,444,500 2,441,866,667. 45,379,577,833. 36,303,662,266.
2 20%
.000 000 000 400
52,429,933,750 2,439,400,000. 49,990,533,750. 39,992,427,000.
3 20%
.000 000 000 000
53,782,572,000 2,436,933,333. 51,345,638,667. 41,076,510,933.
4 20%
.000 000 000 600
56,471,700,600 2,434,466,667. 54,037,233,933. 43,229,787,146.
5 20%
.000 000 000 400
59,295,285,630 2,432,000,000. 56,863,285,630. 45,490,628,504.
6 20%
.000 000 000 000
62,260,049,911 2,429,533,333. 59,830,516,578. 47,864,413,262.
7 20%
.500 000 500 800
65,373,052,407 2,427,066,667. 62,945,985,740. 50,356,788,592.
8 20%
.075 000 075 060
70,602,896,599 2,424,600,000. 68,178,296,599. 54,542,637,279.
9 20%
.641 000 641 713
74,133,041,429 2,422,133,333. 71,710,908,096. 57,368,726,477.
10 20%
.623 000 623 299
83,759,729,896 2,419,666,667. 81,340,063,229. 65,072,050,583.
11 20%
.914 000 914 931
88,168,136,733 2,417,200,000. 85,750,936,733. 68,600,749,386.
12 20%
.593 000 593 875
 Trung bình 1 tháng bán 2000 DroLiver
 DroPlus: 20 triệu/cái
 DroPromax: 30 triệu/cái
 Doanh thu tăng 5.5% qua mỗi tháng
 Giả sử thuế TNDN là 20%
 Thời gian hoàn vốn dự kiến là 2 tháng
Thời gian hòa vốn và điểm hòa vốn tháng đầu

Bảng 8. Điểm hòa vốn tháng đầu tiên

ĐIỂM HOÀ VỐN THÁNG ĐẦU TIÊN

MỤC TIỀN
Định phí 2,503,000,166.000

1 Khấu hao TSCĐ 20 năm 143,333,333.000

2 Tiền điện, nước, internet 10,000,000.000

3 Tiền vận chuyển hàng 40,000,000.000

4 Lương nhân viên 755,000,000.000

5 Chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên 25,333,500.000

6 Lãi vay 1,529,333,333.000


Biến phí 15,570,204.104

1 Nhựa Nanocomposite 10,570,204.104

2 Giá vốn trung bình 5,000,000.000

Giá bán trung bình: 25.000.000 VNĐ.


Doanh thu: 25.000. 000*Q
Tổng chi phí: 2.503.000.166,000 + 15.570.204,104*Q
Tại điểm hoà vốn thì doanh thu bằng tổng chi phí. Vậy sản lượng hoà vốn là 266
Drone và doanh thu hoà vốn là 6.635.881,077VND

Bảng 9. Dòng ngân lưu


Tiền đầu tư Thu về T1 Thu về T2 Thu về T3 Thu về T4 Thu về T5 Thu về T6

70,008,805, 48,925,325, 47,821,444, 52,429,933, 53,782,572, 56,471,700, 59,295,285,


130.000 000.000 500.000 750.000 000.000 600.000 630.000

Thu về T7 Thu về T8 Thu về T9 Thu về T10 Thu về T11 Thu về T12


62,260,049,91 65,373,052,40 70,602,896,59 74,133,041,42 83,759,558,69 88,167,956,52
1.500 7.075 9.641 9.623 8.135 4.353

Tỷ suất CK = 12%
NPV = 640,901,951,162.550đ
IRR = 73%

8. QUẢN TRỊ RỦI RO


Việc sử dụng máy bay giao hàng trên không mang lại nhiều lợi ích cho ngành vận
chuyển hàng hóa. Tuy nhiên cũng có những rủi ro cần phải quản trị khi sử dụng phương
tiện này như:

a. Rủi ro về tai nạn:

Máy bay giao hàng trên không sẽ bay ở độ cao cao hơn so với các phương tiện
giao thông khác, điều này sẽ làm giảm ùn tắc giao thông, va chạm. Tuy nhiên, khi xảy ra
sự cố rất khó để kiểm soát các tai nạn và hậu quả gây ra. Vì vậy, các quy trình an toàn
phải được thực hiện cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ này.

b. Rủi ro hoạt động:


Máy bay giao hàng trên không sử dụng công nghệ cao và phức tạp, do đó các sự
cố kỹ thuật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để giảm thiểu nguy cơ này, các hãng hàng không
cần đảm bảo rằng các máy bay được bảo trì thường xuyên và được kiểm tra trước khi cất
cánh. Vì hàng hóa được chuyển trên máy bay nên có nguy cơ bị đánh cắp hoặc mất trộm.
Các quy trình an ninh nghiêm ngặt phải được thực hiện để đảm bảo an toàn cho hàng hóa
và đối tượng tham gia vào quá trình vận chuyển.

c. Rủi ro sản xuất:

Đây là rủi ro liên quan đến sự cố trong quá trình sản xuất, ví dụ như thiết bị hỏng
hóc hoặc lỗi sản phẩm. Những sự cố này có thể dẫn đến mất mát về tiền bạc, danh tiếng
và lòng tin của khách hàng.

d. Rủi ro pháp lý:

Đây là rủi ro liên quan đến các vấn đề pháp lý, bao gồm các tranh chấp thương
mại, vụ kiện và những quy định pháp lý khác. Các vấn đề pháp lý có thể gây mất mát tài
chính và danh tiếng của tổ chức. Drone có thể được sử dụng để xâm nhập vào các khu
vực cấm, để giám sát hoặc tấn công mục tiêu như tòa nhà chính phủ hoặc nhà máy sản
xuất quan trọng. Điều này có thể gây ra nguy hiểm đến an ninh quốc gia và kinh tế.

e. Rủi ro thị trường:

Thiếu nguồn cung, điều này làm tăng giá thành sản phẩm drone và giới hạn số
lượng drone có thể sản xuất. Nếu thiếu nguồn cung đáp ứng nhu cầu, điều này có thể dẫn
đến giảm doanh thu và giảm lợi nhuận.
Không ổn định của công nghệ: Công nghệ drone đang phát triển nhanh chóng, điều
này có thể dẫn đến sự thay đổi và không ổn định của công nghệ, dẫn đến việc các sản
phẩm sử dụng công nghệ drone không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
KẾT LUẬN
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường đang được ưu tiên
hơn hết. Đồng thời, việc tìm kiếm một nguồn nguyên liệu có thể tái tạo, thay thế tài
nguyên thiên nhiên và lượng khí đốt đang dần cạn kiệt là chính là mục đang được thế giới
hướng đến.
Về mặt bảo vệ môi trường, việc sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển
hàng hóa sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào các phương tiện giao thông động cơ và giảm
lượng khí thải ra môi trường. Đồng thời, sử dụng máy bay không người lái cũng giúp tiết
kiệm năng lượng và tài nguyên trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Về mặt logistics, việc sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa
sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng tính hiệu quả trong
quá trình vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, sử dụng máy bay không người lái cũng giúp
tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa và giảm thời gian giao hàng, tạo ra sự thuận tiện và hài
lòng cho khách hàng.
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ - CƠ CẤU VÀ MỨC LƯƠNG DỰ KIẾN ............................... 35
BẢNG 2. BẢNG CƠ CẤU MỨC LƯƠNG THƯỞNG .............................................................. 36
BẢNG 3. BẢNG TUYÊN BỐ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN (VCSH)............................................... 37
BẢNG 4. BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN ............................................................................... 37
BẢNG 5. BẢNG CHI PHÍ BAN ĐẦU .................................................................................... 37
BẢNG 6. BẢNG DỰ BÁO CHI PHÍ HÀNG THÁNG NĂM 1 ................................................... 38
BẢNG 7. BẢNG DỰ BÁO DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN NĂM 1 .......................................... 40
BẢNG 8. ĐIỂM HÒA VỐN THÁNG ĐẦU TIÊN .................................................................... 41
BẢNG 9. DÒNG NGÂN LƯU .............................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amabile, T. M. (1996). Creativity and Innovation in organisations. Havard Business


School.
Amabile, T. M. (2012). Componential Theory of Creativity. Havard Business School.
Department, S. R. (2023, 2 03). Logistics Industry in China - Statistics & Facts. Retrieved
from statista: https://www.statista.com/topics/10092/logistics-industry-in-
china/#topicOverview
Heye, D. (2006). Characteristics of the Successful 21st Century Information Professional.
Oxford: Chandos Publishing Oxford Ltd.
Intelligence, M. (2023). EUROPE FREIGHT AND LOGISTICS MARKET - SIZE,
SHARE, COVID-19 IMPACT & FORECASTS UP TO 2029. Retrieved from
Mordor intelligence.
Nguyễn Kim Nam. (n.d.). Tài liệu môn Sáng tạo và thiết kế trong thời đại số.
Quyên, Đ. (2021, 06 07). Thị trường logistics Việt Nam đầy tiềm năng để phát triển mạnh
mẽ sau đại dịch. Retrieved from Báo Dân Việt: https://danviet.vn/chuyen-gia-
hang-dau-drone-viet-ung-dung-drone-trong-nong-nghiep-se-nhu-may-cay-thay-
the-con-trau-20210606212151673.htm

You might also like