Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

2.2.

Chi tiết hóa từng khối

2.2.1. Virtualised Network Function – VNF

Virtualised Network Function (VNF) là một trong ba thành phần cơ bản trong kiến trúc
NFV. Khác với các hàm mạng vật lý (Physical Network Function – PNF) truyền thống
vốn đòi hỏi phần cứng riêng biệt, một VNF là một hàm đảm trách chức năng mạng
(Network Function) được triển khai trên môi trường ảo hóa.

Quá trình phát triển một VNF sẽ bao gồm các bước sau:

1. Định nghĩa tập tin VNFD theo yêu cầu người dùng.

2. Định nghĩa các đoạn script quản lý vòng đời của VNF. Các đoạn script này sẽ tạo
ra các sự kiện trong vòng đời của một VNF như: khởi tạo máy ảo (Instantiate), cấu
hình các thông tin ban đầu (Configure), khởi chạy dịch vụ (Start), hủy dịch vụ
(Terminate), mở rộng dịch vụ (Scale Out),… Các đoạn mã này sẽ do VNF
Manager quản lý và được gửi đến EMS khi cần được thực thi.

3. Phát triển các tập tin image dùng để cài đặt hệ điều hành cho các máy ảo sẽ chạy
các VNF.

4. Tải VNFD lên kho chứa VNF Catalogue. Khi được tải lên, hệ thống sẽ kiểm tra
thử tính tương thích của VNFD đó với các thông tin tài nguyên khả dụng của hệ
thống. Nếu khả thi, hệ thống mới chấp nhận lưu lại VNFD đó.

5. Triển khai thử dịch vụ. Hệ thống sẽ cấp phát tài nguyên và cài đặt VNF.

6. Chạy thử dịch vụ. Nếu cài đặt thành công, hệ thống mới chạy thử nghiệm dịch vụ
từ đó có thể đánh giá nghiệm thu VNF.
Một cách tổng quan, mỗi VNF có các interface để giao tiếp với các khối khác trong kiến
trúc NFV như sau:

 SWA-1: giao tiếp với các VNF hay PNF khác.

 SWA-2: giao tiếp giữa các VNFC trong cùng VNF với nhau.

 SWA-3: giao tiếp với VNF Manager trong khối MANO.

 SWA-4: giao tiếp với EM (Element Management) riêng của VNF đó.

 SWA-5: giao tiếp với khối NFVI bên dưới.

2.2.2. Network Functions Virtualisation Infrastructure – NFVI

NFVI là tập hợp các phần cứng và phần mềm dùng để khởi tạo môi trường cho các VNF
hoạt động bên trên. Về phần cứng, NFVI bao gồm các tài nguyên tính toán, lưu trữ, các
thiết bị định tuyến, chuyển mạch mạng. Về phần mềm bao gồm lớp ảo hóa hypervisor,
các trình điều khiển driver tương tác với các thiết bị vật lý, các trình điều khiển thiết bị
mạng (OpenFlow, firmware).
Các domain của NFVI

ETSI tiếp tục chia NFVI thành 3 miền (domain) chính là:

 Miền tính toán (Compute Domain)

 Miền nhân ảo hóa (Hypervisor Domain)

 Miền hạ tầng mạng (Infrastructure Network Domain)

2.2.3. NFV Manage and Orchestrate – NFV M&O

Khối điều phối và quản lý (NFV Manage and Orchestrate – NFV M&O) hay thường gọi
tắt là MANO.

Chức năng chính của NFV MANO là quản lý NFVI và vòng đời của các VNF. Công việc
cụ thể của NFV MANO như sau:

 Cấp phát và thu hồi tài nguyên của NFVI (tài nguyên xử lý, bộ nhớ,lưu trữ, kết
nối…)

 Quản lý việc kết nối giữa các VM và VNF.

 Khởi tạo, mở rộng, phục hồi, nâng cấp hoặc xóa các VNF
 Theo dõi hiệu năng và các vấn đề khác liên quan đến NFVI

Sơ đồ khối MANO và các interfaces

Về mặt kiến trúc, MANO gồm 3 khối con chính là NFVO, VNFM và VIM. Bên cạnh đó
còn có các khối lưu trữ dữ liệu phục vụ cho các khối chính.

NFV Orchestrator

Chức năng cụ thể của NFV Orchestrator (NFVO) bao gồm khởi tạo, chỉnh sửa các
Network Services (NS), VNF-FG và các gói VNF Packages. Quản lý tài nguyên toàn cục,
chứng thực và cấp quyền khởi tạo tài nguyên của NFVI.

VNF Manager

Quản lý vòng đời của các thực thể VNF (VNF instances). Cụ thể, VNF Manager sẽ điều
phối, tùy chỉnh cấu hình, cung cấp thông tin liên lạc giữa NFVO, VIM và EMS. Các tác
vụ của một VNF Manager có thể là:

1. Quản lý vòng đời của VNF ( khởi tạo/hủy, bật/tắt, thay đổi thông tin cấu hình,
nâng cấp phần mềm, phục hồi khi có sự cố).
2. Mở rộng (scale up) hay thu hẹp (scale down ) VNF khi cần.

3. Thu thập, giám sát các thông tin về hiệu suất hoạt động, các thông báo lỗi (nếu có).

4. Làm cầu nối giữa trình quản lý thực thể (EMS) bên trong các VM (đang chạy
VNF) và NFVO cũng như VIM.

Virtualized Infrastructure Manager (VIM)

Nhiệm vụ của VIM là quản lý và điều phối các tài nguyên về compute, storage và
network của NFVI. Các chức năng chính của VIM bao gồm:

Quản lý việc phân phối, nâng cấp, thu hồi tài nguyên của NFVI và mối liên hệ giữa tài
nguyên (đã được ảo hóa) và tài nguyên vật lý thật bên dưới (compute, storage, network).

Hỗ trợ việc quản lý các VNF Forwarding Graphs bằng cách tạo các virtual link, virtual
network, subnet, port mạng cũng như security policy nhằm quản lý lượng traffic dễ dàng
hơn.

Quản lý các thông tin liên quan đến phần cứng và phần mềm của NFVI.

Quản lý dung lượng các tài nguyên ảo hóa và chuyển tiếp các thông tin về vệc sử dụng tài
nguyên của NFVI.

Quản lý các software image cần dùng cho các ứng dụng khác của MANO (ví dụ như dự
án glance của OpenStack).

Thu thập các thông tin về hiệu năng và lỗi của phần cứng, phần mềm và tài nguyên ảo
hóa.

Quản lý danh mục các tài nguyên ảo hóa để cung cấp cho NFVI.

2.3. Chức năng của mạng ảo hóa NFV

Trong khi vẫn còn nhiều bất cập trong bài toán này thì vai trò của NFV là gì? Là trở nên
quan trọng hơn. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì các ứng dụng công nghệ ảo hóa vào hạ
tầng mạng tại các trung tâm dữ liệu, chính là giải pháp.

Công nghệ NFV cho phép chúng ta có thể phân chia riêng biệt các hàm chức năng mang
(Network Function NF) khỏi thiết bị vật lý chuyên biệt như: NAT, DNS, CDN - Firewall,
Caching, Intrusion Detection... Sau đó là những kế hoạch triển khai các hàm chức năng
mạng này dưới dạng phần mềm hóa. Và đương nhiên chúng có thể chạy trong môi trường
ảo hóa, cụ thể như trên thiết bị phần cứng phổ thông.
Chính vì vậy mà các thiết là vật lý ấy đã không còn giữ riêng cho mình là phần cứng độc
quyền của các nhà mạng hay các hãng nữa. Thay vào đó có thể: máy chủ (servers), thiết
bị lưu trữ dữ liệu (storages) hoặc thiết bị chuyển mạch (switches).. Những thiết bị này
dường như được sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn đảm bảo và theo các tiêu chuẩn công
nghiệp chung được đặt ra.

Không chỉ giúp chúng ta có thể giảm thiểu được những khoản chi phí đầu tư, mà sự phụ
thuộc vào các thiết bị phần cứng chuyên biệt cũng không còn quả nặng nề giống như
trước kia. Ngoài ra, các nhà mạng cũng có thể chủ động khởi tạo, điều phối cũng như di
chuyển được NF - các hàm chức năng mạng hay những dịch vụ mạng một cách linh hoạt
và dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà việc đầu tư hạ tầng phần cứng cũng được tận
dụng tốt hơn. Từ việc cắt giảm, tiết kiệm chi phi đầu tư, chi phí bảo dưỡng, vận hành,
nâng cấp thiết bị...

2.4. Các trường hợp sử dụng NFV

You might also like