Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 54

Tên môn học: Da Liễu

Tên bài giảng: THƯƠNG TỔN


CĂN BẢN
BÀ I G I ẢNG: LÝ T H UYẾT.
Đ ỐI T Ư Ợ NG: R HM
T H ỜI G I A N: 1 T I ẾT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau bài này sinh viên có khả năng:
Trình bày được 10 loại thương tổn nguyên phát.
Trình bày được 9 loại thương tổn thứ phát.
Nêu được các kiểu phân bố thương tổn.
Nêu được phân bố định khu trên cơ thể của các bệnh da phổ biến.
I. ĐẠI CƯƠNG
Để chẩn đoán và điều trị tốt:đầu tiên là phải tìm samg
thương căn bản (STCB) .
STCB có hai loại: nguyên phát và thứ phát. Sang thương
nguyên phát là những thay đổi sớm của da chưa trải
qua diễn tiến tự nhiên hay chịu sự tác động của bên
ngoài. Sang thương thứ phát là những thay đổi của da
đã trải qua diễn tiến tự nhiên (ví dụ: trợt) hay chịu sự
tác động của bệnh nhân (ví dụ: vết cào gãi).
STCB nằm trong triệu chứng học bệnh da rất cần thiết
cho chẩn đoán. STCB thường phối hợp với nhau trên
cùng một bệnh, tạo nên sự đa dạng về sang thương và
cách bố trí sắp xếp của chúng.
II. MÔ TẢ THƯƠNG TỔN
1. Nguyên phát:
1.1.Dát: (macule)
Là sự thay đổi màu sắc của da, ngoài sự thay đổi đó thì không có
gì khác da bình thường. Kích thước của dát có thể nhỏ như một
điểm hoặc to thành khoảng. Thường liên quan đến bệnh lành
tính.
+ Dát sắc tố: là sự thay đổi màu da do sự thay đổi lượng sắc tố
gồm melanin và những sắc tố khác melanin, màu da đậm hay lợt
- Dát do melanin: có thể bẩm sinh (mụn ruồi) hay thụ đắc (tàn
nhang).
- Dát không phải melanin: cấu tạo do sự tích tụ của những chất
màu ngoại lai nghĩa là vốn không có trong da. Loại dát này có thể
khu trú (xâm mình) hay tản mạn (nhiễm chất bạc).
.Dát hồng ban ( erythematous
macule)
Dát hồng ban giãn mạch
Dát…
+ Hồng ban: là những dát màu đỏ hoặc hồng có tính chất viêm biến mất
dưới sức đè ép.
- Dát mạch máu: dát màu hồng hoặc đỏ sẩm do sự dãn nở thường trực
của các mao mạch trong bì, biến mất dưới sức đè ép và không có phản
ứng viêm. Ví dụ: dãn mao mạch, u mạch phẳng.
- Xuất huyết dưới da: dát màu đỏ tươi, đè không biến mất, tự tiêu trong
1 – 2 tuần sau khi thay đổi tuần tự màu từ đỏ qua tím, nâu, vàng. Tùy
theo kích thước có 3 loại: điểm xuất huyết, vết xuất huyết và vết bầm.
1.2. Mụn nước: (vésicule)
Thương tổn nhỏ hơn 5 mm, nhô cao trên mặt da và chứa đầy
chất lỏng. Sau khi hình thành một thời gian, mụn nước
vỡ ra chảy nước và đóng mài như trong tổ đỉa, chàm cấp.
1.3.Bóng nước: (bulle)
Cấu tạo tương tự mụn nước nhưng đường
kính lớn hơn 5 mm. Bóng nước có thể căng
và thành hình bán cầu hay xẹp. Chất dịch
trong mụn nước bóng nước có thể trong,
đục hay máu. Bệnh bóng nước thường thấy
ở bệnh Duhring, pemphigus.
1.4.Mụn mủ: (pustule)
Thương tổn nhô cao, chứa mủ. Có 2 loại:
- Mụn mủ thượng bì, cạn, hình bán cầu, có thể căng hay
xẹp. Loại này ít khi nguyên phát mà thường hay nẩy sinh từ
một mụn nước hay bóng nước bị bội nhiễm. Ví dụ: chốc.
- Mụn mủ nang lông hoặc nằm ngay trên miệng lỗ hoặc ở
dưới sâu (nhọt). Về hình thể, các mụn này nhọn, căng, có
quầng viêm rộng và đáy cộm hơn những mụn mủ cạn.
1.5.Sẩn: (papule)
Thương tổn nhô cao trên mặt da, <1 cm, đặc, thường biến mất trong thời gian
ngắn và không để sẹo.
Sẩn có thể phẳng, nhọn, tròn hay đa giác. Đặc biệt có trường hợp bị lõm ở
trung tâm (u mềm lây). Màu có thể hồng, tím, đỏ hay nâu. Tập hợp nhiều sẩn
tạo thành một tấm hay mảng.
- Sẩn thượng bì: giới hạn rõ, cấu tạo bởi sự tăng sản của tế bào thượng bì. VD:
mụn cóc phẳng, - Sẩn bì: do bì tẩm nhuận, liên quan đến bệnh mãn tính .
+ Bởi tế bào: giới hạn của sẩn không được rõ. VD: sẩn giang mai.
+ Bởi dịch thể: sẩn phù với sẩn phẳng đôi khi có hình bán cầu, hình dạng có thể
tròn, dài, bầu dục hoặc không đều.Khi lấy ngón tay đè thì có cảm giác căng. Sẩn
phù chóng qua, thường thì kéo dài vài giờ.
Sẩn thượng bì
Sẩn bì ( phù / tăng sinh T.bào )
S Bì-thượng bì trong liken phẳng
- Sẩn bì, thượng bì: kết hợp của hai loại trên. VD: lichen
phẳng.
- Sẩn nang lông: hình thành ở lỗ chân lông. VD: dày
sừng nang lông.

1.6.Củ: (tubercule) Tương tự sẩn nhưng khác sẩn vì có


những đặc điểm :
- Thâm nhiễm tế bào xảy ra ở các phần sâu của bì.
- Thâm nhiễm chậm và kéo dài.
- Khi mất để lại sẹo.
Củ có thể nhô cao trên mặt da hay bằng với mặt da. Củ
thường thấy trong bệnh lupus, giang mai, phong.
Củ ( trong luput lao)
1.7.Cục: (nodule)
Thể đặc nằm sâu trong hạ bì, đôi khi bao gồm cả bì. Cục có hình
cầu hay hình trứng. Nhiều khi người ta phát hiện thương tổn cục
bằng cách sờ nắn hơn là nhìn.
1.8.Gôm
Là cục có tính chất viêm bán cấp hay mãn tính. Ban đầu cứng sau
đó hóa mềm, da trên trở thành đỏ tím, cuối cùng mở ra ngoài
thành một vết loét sâu. Các bệnh hay sinh gôm là giang mai, nấm
sâu, lao.
Cục gần khớp
1.9.Sùi: (végétation)
Cấu tạo bởi các nhú bì phát triển kết thành một chỗ
nhô cao có giới hạn hay trải ra thành một bề mặt
rộng và cao. Trên mặt có phủ một lớp thượng bì
mỏng màu hồng hay có những vết lở rịn nước. Ví
dụ: mồng gà.
Sẩn sùi sừng: (verrucosité)
Là sẩn sùi có bề mặt hóa sừng. Ví dụ: mụn cóc.
Sẩn sùi sừng
1.10.Nang: (kyste)
Là túi chứa dịch lỏng tròn hoặc bầu dục tương tự
sẩn to hoặc cục, nhưng khi ấn chẩn ta có cảm giác
lình bình như khi ấn nhãn cầu. Ví dụ: nang bã.
2. Thứ phát

2.1.Vẩy: (squame)
Là những phiến thượng bì mỏng tróc trên mặt da. Vẩy có khi tiên
phát (da vẩy cá), có khi thứ phát (chàm). Có nhiều loại vẩy: như
vẩy phấn, như phiến mica hoặc thật dày như vỏ sò.
2.2.Vẩy tiết: (mài,croute)
Là khối huyết thanh đông lại trong có bạch cầu đa nhân, hồng cầu,
vi khuẩn hay sợi nấm. Tùy theo nguyên nhân vẩy tiết có màu khác
nhau: vàng (huyết thanh), vàng xanh (mủ), đen (máu).
Vẩy tiết
2.3.Vết xước: (excoriation)
Do chấn thương gây ra cho các tầng trên của da.
Nếu lớp sừng bị thương, ta có một vết trắng hồng
ở chung quanh. Nếu lớp gai bị tổn thương, tiết chất
đông lại thành vẩy tiết. Trong trường hợp nhú bì bị
tổn thương thì tiết chất có lẫn máu, khi đông lại
thành vẩy tiết đen và dính.
2.4.Lở: (erosion)
Còn gọi là trợt. Thượng bì bị tróc mất. Ví dụ: săng giang mai.
2.5.Loét: (ulcération)
Da bị mất đến tận bì, do đó khi lành để lại sẹo. Ví dụ: loét
sâu quảng.
2.6.Lichen hóa:
Do gãi hay cọ xát thường xuyên. Da dày có màu
nâu, các rãnh ngang dọc nằm sâu vẽ thành ô không
đều. Các ô láng, bóng, sáng, đôi khi có vẩy hay vết
xước. Thương tổn này thường thấy trong bệnh
chàm mãn tính.
2.7.Teo da:
- Teo thượng bì: thượng bì mỏng đi vì số lượng thượng bì
giảm. Da có nhiều nếp nhăn, dễ xếp nếp, hơi trong nên có
khi thấy được tĩnh mạch bên dưới. Nhưng trong trường hợp
teo do viêm hay thương tích, da trơn không còn những
đường rãnh mặc dù dễ xếp nếp.
- Teo bì: da bị lõm xuống, teo bì có thể đi kèm với teo
thượng bì. Ví dụ: vết rạn da.
2.8.Cứng da:
Các yếu tố cấu tạo bì đặc lại làm cho sự trợt của da trở thành khó khăn.
Cũng nên để ý là cứng da không đồng nghĩa với dày da, nhiều khi cứng
da nhưng thượng bì lại teo mỏng như các trường hợp teo cứng bì.
2.9.Sẹo:
Tạo bởi mô sẹo tân lập thay chỗ mô đã bị mất hoặc bị viêm trong
trường hợp lupus đỏ, lupus lao, giang mai. Sẹo có thể phì đại do
sự phát triển quá mức của chất tạo keo hoặc có thể teo. Trên mặt
sẹo, da trơn mỏng và không có các bộ phận phụ như lông và
tuyến.
Trong thực tế, các thương tổn căn bản thường kết hợp với nhau
thành từng cặp thương tổn. Những cặp thương tổn thường gặp là
hồng ban vẩy (vẩy phấn hồng), sẩn vẩy (ban giang mai), sẩn mài
(bệnh Darier), sẩn mụn nước (sẩn ngứa).
III. CÁCH SẮP XẾP CÁC DẠNG THƯƠNG TỔN
CĂN BẢN

Thương tổn căn bản của nhiều bệnh da thường gặp sắp xếp theo những
mô hình đặc biệt. Do đó, để đi đến chẩn đoán, bên cạnh việc nhận diện
các thương tổn căn bản, cần phải phân tích hình dáng, kiểu sắp xếp của
các thương tổn trong tương quan vị trí giữa chúng với nhau và kiểu
phân bố của chúng trên toàn cơ thể.
1. Hình dáng và kiểu sắp xếp của các thương tổn thường gặp:

Định nghĩa Ví dụ
Mảng (plaque, placard) Vẩy nến
Bờ rõ Chàm
Bờ gián đoạn

Đường gạch (linéaire) Nevus thượng bì


Vòng (annulaire) U hạt vòng, hồng ban
vòng
Hình cung (arciforme) Mycosis fungoide
Đa cung Mề đay
Dạng herpes Viêm da dạng herpes
(herpétiforme)
Dạng zoster Zona
(zosteriforme)
Dạng bia (iris, en Hồng ban đa dạng
cocarde)
Ly tâm Nấm da, lao da
2. Kiểu phân bố trên cơ thể
- Khu trú, lan tràn, toàn bộ cơ thể.
- Đơn phương, song phương, đối xứng.
- Vùng không được che đậy, vùng dễ cọ xát, vùng tập trung các tuyến mồ hôi,
tuyến bã, vùng ấm và ẩm.
Trong thực tế, có nhiều vị trí của cơ thể có thể chọn lọc cho một số bệnh.
3. Một số hiện tượng, dấu hiệu ngoài da thường gặp:
Trong một số trường hợp, để chẩn đoán ta cần dựa vào một số hiện tượng hoặc
lmột số nghiệm pháp, dấu hiệu.
Dấu hiệu Giải thích Ví dụ
Hiện tượng hay dấu hiệu Koebner Phản ứng đồng dạng của da hình thành sau Vẩy nến, lichen phẳng
chấn thương, một sang thương đặc hiệu của
bệnh

Hiện tượng de Jacquet Hiện tượng Koebner trên da bị chấn thương Lichen phẳng
mà hiện tại không còn vết tích

Dấu hiệu Nikolsky Bong bóng nước trên da có vẻ bình thường Pemphigus thông thường, hội chứng Lyell, ly
dưới một áp lực mạnh trên da ở bệnh nhân bị thượng bì bóng nước
bệnh bóng nước

Lichen hóa Tiếp theo sự gãi liên tiếp Lichen hóa khu trú hay lan tỏa
IV. KẾT LUẬN
Thương tổn căn bản có thể so sánh như những
mẫu tự trong da liễu. Chỉ có thông qua sự phân tích
tỉ mỉ các thương tổn căn bản, chúng ta mới đi đến
chẩn đoán một cách đúng đắn và khoa học.

You might also like