Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Sự hình thành và phát triển thơ haiku


“Nhật Bản là xứ sở của cái đẹp, và như thế có nghĩa là xứ sở của thi ca, của ca
đạo”. “Thơ ca mọc lên từ trái tim con người và lời thơ trở thành vô số lá cành. Trong
cuộc đời biết bao nhiêu điều làm con người xao xuyến xúc động, họ tìm cách thể hiện
cảm xúc của mình qua những hình ảnh mà họ nghe thấy. […] Vì nhận ra sự thật là mọi
sinh vật đều phát tiết thơ ca. Chính thơ ca đã làm chuyển động đất trời, ngay cả qủy thần
vô hình cũng phải xuyến xao”. Có thể thấy người Nhật Bản yêu quý thơ ca đến chừng
nào.
Thơ ca xứ Phù Tang không bắt đầu bằng sử thi hay những trường ca đồ sộ như
Iliad, Odyssey của Hi Lạp hay Mahabharata, Ramayana của Ấn Độ; khởi nguyên của thơ
ca Nhật Bản là những vần thơ 31 âm tiết, gọi là waka, người Nhật dần rút gọn trên nền
waka chỉ còn lại 17 âm tiết gọi là haiku. Từ đó đến nay, giữ một vị trí quan trọng trong
nền thơ ca Nhật Bản. Theo thời gian, thơ haiku dần được phát triển và hoàn thiện, hòa
mình vào dòng chảy thơ ca Nhật Bản, đánh dấu sự khởi nguồn và bao biến đổi qua năm
tháng, trở thành thể thơ ngắn nhất thế giới.
Thể thơ khởi nguồn cho thơ ca Phù Tang đó là waka (hòa ca), chiếm vị trí quan
trọng trong nền thơ ca cổ điển Nhật Bản. Waka được sử dụng trong các buổi tế lễ, cầu
mùa và dâng cúng thần linh ở các đền. Waka có bốn thể loại chính là katauta gồm 5 – 7 –
5 âm hoặc 5 – 7 – 7 âm. Sendoka là cặp thơ katauta gồm 5 – 7 – 7 âm và 5 – 7 – 7 âm
(đây là thể thơ ít thông dụng hơn cả trong thời Nara). Choka luân phiên các khổ thơ 5 – 7
– 7 âm và 5 – 7 – 5 âm, thường viết về đề tài truyện cổ, gian khổ chiến trường. Tanka
(đoản ca) gồm 5 – 7 – 5 – 7 – 7 âm. Tanka chiếm số lượng bài nhiều nhất nên người ta
vẫn hay gọi waka là tanka.

Waka vẫn tiếp diễn, qua đến thời Heian, waka chỉ tập trung phát triển chủ yếu
tanka (đoản ca) 31 âm tiết. Lúc này, thơ ca chữ Hán chiếm địa vị độc tôn, đẩy lùi thơ
waka truyền thống Nhật Bản vào bóng tối, nhưng không vì vậy mà thơ waka biến mất, nó
trở thành một hình thức thơ để biểu thị tình cảm riêng tư, vượt khỏi biên giới giai cấp, từ
quý tộc, lan sang tầng lớp bình dân. Thơ waka phát triển và biến đổi từ thời cổ đại đến
tận ngày nay với loại hình tiêu biểu là thơ tanka. Waka như khởi nguồn để thơ ca xứ Phù
Tang dựa trên nền tảng đó mà hình thành và phát triển.
Từ renga đến haikai, cùng với sự phát triển của tanka thời Heian, thơ renga (liên
ca) được hình thành, là thú vui tao nhã của giới quý tộc. Renga hay còn gọi là renku (liên
cú) là thể thơ liên hoàn gồm nhiều bài tanka nối tiếp nhau. Những nhà thơ Nhật Bản
thường sáng tác renga trong các lễ hội, cuộc gặp gỡ, ngày tết. Vào thời Edo, đặc biệt là
trung kì Edo, renga trở nên thịnh hành và không còn khép kín trong phạm vi giới qúy tộc,
nó trở thành trò chơi đối đáp, lôi cuốn mọi người ở nhiều tầng lớp khác nhau. Renga
được viết theo giọng điệu trào lộng, gọi là haikai no renga. Haikai có nghĩa là dàn xếp
trình bày một cách vui hòa. Thế kỉ XVI, haikai trở thành một thể thơ phổ biến. Để phân
biệt haikai với renga người ta dựa vào haigon (bài ngôn) với nội dung trào lộng và ngôn
ngữ thông tục, khác hẳn thơ ca truyền thống. Một đặc trưng được xem trọng trong haikai
no renga là hokku (phát cú) vì nó có vai trò định hướng ý tưởng cho toàn bài thơ. Renga
bị bỏ rơi và không còn ai hứng thú nhiều với thể thơ cực khó này. Haikai bắt đầu tách dần
khỏi renga để hình thành thế độc lập riêng cho mình. Các nhà thơ vẫn sáng tác tanka và
renga như rất ít vì nó phức tạp và cần sự thống nhất cao giữa nhiều người. Haikai xuất
hiện đã dần khắc phục tính tập thể của renga, nắm bắt được khoảnh khắc bó gọn trong
đoạn hokku.
Như vậy, từ tanka người Nhật Bản đã kết nối lại nhiều bài thành renga sau đó có
xu hướng tách đoạn hokku ra để tạo tiền đề cho một thể thơ mới là haikai.
Từ haikai đến haiku, haikai không là một thể thơ độc lập mà là kết tinh của sự
vận động sáng tác thơ ca của người Nhật Bản trong nhiều thế kỉ. Haikai manh nha hình
thành thời Muromachi dưới hình thức renga, sau đó phát triển mạnh vào trung kì Edo với
sự xuất hiện của bậc đại sư là Mátuo Basho (1644 – 1694). Đến thời Meji, haikai có một
cái tên mới là haiku (hài cú) cho đến ngày nay.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển thơ haiki không chỉ dừng ở điểm cuối
cùng của tên gọi mà còn sau đó là cả một hành trình đi tìm nghệ thuật và cách tân riêng
của các tác giả.

You might also like