Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ II LỚP 11 NĂM 2023

I. Trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945 là?
A. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới.
B. Tình trạng đối đầu và cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
C. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới.
D. Thế lực phát xít thắng thế tuyệt đối ở phạm vi toàn châu Âu.
Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả?
A. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
B. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ trên toàn thế giới.
C. Lực lượng Đồng minh chống phát xít hình thành.
D. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thành công.
Câu 3: Pháp chuyển sang thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây khi thất bại ở Gia Định năm 1859?
A. “Thủ hiểm”. B. “Đánh chắc, tiến chắc”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 4: Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công quốc gia châu Âu nào sau đây?
A. Áo. B. Phần Lan. C. Liên Xô. D. Hung-ga-ri.
Câu 5: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công xâm lược Việt Nam đầu tiên (1858) vì lí do
nào sau đây?
A. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công đánh chiến các tỉnh Bắc Kì.
B. Nhanh chóng đưa quân sang đánh chiếm Lào và Campuchia.
C. Liên minh với triều đình Mãn Thanh cùng thực hiện kế sách “chinh phục từng gói nhỏ”.
D. Chiếm được trung tâm kinh tế-văn hóa miền Trung.
Câu 6. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận Trân Châu Cảng (12/1941). B. Trận En Alamen (10/1942).
C. Trận Xtalingrát (11/1942). D. Trận Béclin (4/1945).
Câu 7. Sự kiện nào mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và kết thúc.
D. Chủ nghĩa phát xít hình thành.
Câu 8. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Mĩ phát động chiến tranh lạnh.
C. Trật tự thế giới 2 cực Ianta sụp đổ D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã.
Câu 9. Trong thời kì 1929 – 1933, kinh tế các nước tư bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Khủng hoảng . B. Phát triển mạnh mẽ.
C. Phát triển xen kẽ suy thoái. D. Phát triển “thần kì”.
Câu 10. Nội dung mục đích nào của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam vào cuối TK XIX là
cơ bản nhất?
A. Biến Việt Nam thành thuộc địa
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh
C. Hoàn thành xâm chiếm các nước Châu Á
D. Giúp nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến
Câu 11 Nội dung kết quả nào được đánh giá là tiêu biểu nhất trong cuộc kháng chiến của nhân
dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858?
A. Làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
B. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
C. Làm thất bại kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” của thực dân Pháp
D. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” của thực dân Pháp
Câu 12. Chiến thuật nào được quân và dân ta sử dụng ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858?
A.Vườn không nhà trống B. Thủ hiểm
C. Đánh nhanh thắng nhanh D. Chinh phục từng gói nhỏ
Câu 13. Ai là tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam
đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Trương Định. D. Hoàng Diệu.
Câu 14. Sự kiện nào xảy ra vào năm 1859, ngay sau khi thực dân Pháp rời Đà Nẵng?
A. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định
B.Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa
C. Liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
D. Triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 15. Trận đánh nào gây tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kỳ?
A. Trận phục kích của quân ta ở Cầu Giấy B. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội
C. Trận đánh địch ở Hàm Rồng (Thanh Hóa) D. Trận đánh địch ở cửa Ô Quan Chưởng
Câu 16. Nội dung nào sau đây được triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận trong hiệp
ước Giáp Tuất?
A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp
B. Sáu tỉnh Nam Kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
Câu 17: Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu đã dẫn tới kết quả nào sau đây?
A. Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập.
B. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời.
C. Chủ nghĩa phát xít hình thành.
D. Tổ chức Quốc tế Cộng sản ra đời.
Câu 18: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Triều Nguyễn ủng hộ phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.
B. Triều Nguyễn thu lại 6 tỉnh Nam Kì từ tay thực dân Pháp.
C. Triều Nguyễn không đồng ý để thực dân Pháp khai thác thuộc địa.
D. Triều Nguyễn đã vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
Câu 19: Địa danh nào sau đây ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân Pháp với khoảng
100 binh sĩ triều đình (1873)?
A. Cửa Bắc. B. Ô Thanh Hà (Ô Quang Chưởng).
C. Cửa Nam. D. Cầu Giấy.
Câu 20: Hành động của Pháp Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì (1858-1867) là?
A. Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
B. Thực hiện kế sách “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
D. Thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Câu 21: Sau chiến thắng của quân dân Việt Nam tại Cầu Giấy (1873) Triều Nguyễn đã có hành động
nào sau đây?
A. Thực hiện các cuộc cải cách duy tân đất nước.
B. Ra lệnh cho Trương Định bãi binh ở Nam Kì.
C. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp.
Câu 22. Từ nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II
(1939 -1945)?
A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
B. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.
C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản.
D. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi.
Câu 23. Điểm chung cơ bản giữa các khối nước đế quốc thực hiện cải cách để thoát khỏi khủng
hoảng 1929 – 1933 là gì?
A. Nhiều thuộc địa, giàu tài chính.
B. Thể chế dân chủ rộng rãi.
C. Các tổ chức độc quyền ở hình thức cao.
D. Phong trào mặt trận nhân dân mạnh mẽ.
Câu 24. Lý do nào sau đây là không đúng khi thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm đánh đầu
tiên?
A. Muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
B. Chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp
C. Biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp
D. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế
Câu 25. Gia Định có vị trí chiến lược như thế nào trong suy nghĩ của người Pháp?
A. Có vị trí chiến lược quan trọng B. Có vị trí chiến lược thuận lợi
C. Có thể sang Lào một cách dễ dàng D. Là trung tâm lưu vực sông Mê Công
Câu 26. Vì sao thực dân Pháp lại tấn công Bắc Kỳ năm 1873?
A. muốn mở rộng chiến tranh ra Bắc Kỳ
B. muốn tiêu diệt nghĩa quân Cờ Đen
C. muốn giúp Đuy- Puy
D. muốn lôi kéo các tín đồ Công giáo
Câu 27. Vì sao Chính phủ Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần 2?
A. Vì nhu cầu về thị trường , nguyên liệu, nhân công...
B. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh
C. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy
D. Nhà Nguyễn không trả tiền chiến phí cho thực dân pháp
Câu 28. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa. B. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức. D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít
Câu 30. Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh thế giới II so với chiến tranh thế giới I là
A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. Hâu quả đối với nhân loại. D. Tính chất của chiến tranh.
Câu 31. Trận Trân Châu Cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ?
A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
C. Liên quân Anh – Mĩ phản công Nhật ở Thái Bình Dương.
D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 32. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ
II?
A. Liên Xô. B. Anh, Mỹ. C. Anh,Mỹ, Liên Xô. D. Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô.
Câu 33. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 34. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống. B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Câu 35: Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng (12-1941), Nhật Bản mở các cuộc tấn công
đánh chiếm khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Đông Bắc Á.
Câu 36: Năm 1883, triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước nào sau đây?
A. Hiệp ước Patơnốt. B. Hiệp ước Hácmăng.
C. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 37: Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng Xta-lin-grát (2-1943) ở Liên Xô đến cục
diện Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.
C. Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công.
D. Phe phát xít kí các Hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
Câu 38: Từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, kết luận quan trọng nhất nhân loại
rút ra là?
A. Cần ngăn chạn các cuộc chiến tranh
B. Cần khắc phục hậu quả của chiến tranh
C. Chiến tranh là yếu tố tất yếu sẽ sảy ra
D. Chiến tranh chỉ đem lại sự chết chóc và đau thương
Câu 39: Triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
cuối thế kỉ XIX bằng sự kiện nào sau đây?
A. Triều đình Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp (1874).
B. Quân Pháp tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần hai (1882-1883).
C. Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương (1887).
D. Triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Patơnốt (1884).
Câu 40. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, thực dân Pháp chủ yếu thực hiện lối đánh
nào?
A. “ Đánh nhanh thắng nhanh” B. “Chinh phục từng gói nhỏ”
C. “ Đánh lâu dài” D. “ Chinh phục từng địa phương”
Câu 41. Nơi đầu tiên liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là
A. Hà Nội B. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). C. Gia Định. D. Huế.
Câu 42. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại.
B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.
D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 43. Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại
khó khăn hơn thời kì trước?
A. Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B. Do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.
C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn
áp cuộc kháng chiến.
Câu 44. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết
các điều ước?
A. Lực lượng của Pháp quá mạnh. B. Sợ mất quyền lợi giai cấp.
C. Hoang mang, dao động. D. Sợ mất quyền lợi dân tộc.
Câu 45. Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là
A. thuộc địa. B. quốc gia phong kiến độc lập.
C. nửa thuộc địa. D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 46. Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây
Nam kì là gì?
A. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
B. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
C. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn than, sĩ phu tham gia.
D. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
Câu 47. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến đang phát triển.
B. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.
C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế.
Câu 48. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí.
B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết.
C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng
D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 49. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp.
B. Nhân dân ta chần chừ, do dự.
C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết.
D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.
Câu 50. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn?
A. Xã hội đã phát triển. B. Xã hội tương đối ổn định.
C. Xã hội đang trên đà phát triển. D. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng.
Câu 51. Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là
A. Rivie. B. Gacniê. C. Napoleon. D. Cuốc bê.
Câu 52.Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ
nhất là ai?
A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 53. Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp?
A. Chiến thắng ở Nam Định. B. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng.
C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 54. Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là
A. xin đình chiến. B. hoang mang, bối rối.
C. kí hiệp ước đầu hàng. D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.
Câu 55. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào sau khi Pháp chiếm được thành
Hà Nội (1873)?
A. Hợp tác với Pháp. B. Hoạt động cầm chừng.
C. Tạm thời dừng hoạt động. D. Phong trào vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 56. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc
Pháp?
A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác Măng. D. Patơnốt.
Câu 57. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy Puy ở Bắc Kì?
A. Đóng quân trên bờ sông Hồng.
B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu.
C. Tự tiện cho tàu theo Sông Hồng lên Vân Nam buôn bán.
D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành.
Câu 58. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra
Hà Nội lần thứ nhất?
A. Giở trò khiêu khích B.Thương lượng với ta.
C. Tuyên bố mở của sông Hồng D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành
Câu 59. Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỷ
XX?
A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì
B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp – Phổ
C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định
D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.
Câu 60. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta
B. Triều đình sợ Pháp
C.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển
D.Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
Câu 61. Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà.
B. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội.
C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt.
D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất.
Câu 62. Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất và lần
thứ hai là
A. quân Pháp hoang mang B. làm nức lòng quân dân ta
C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng. D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.
Câu 63. Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực
dân Pháp của quân dân ta là
A. Làm nức lòng nhân dân cả nước B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang
C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.
Câu 64. So sánh sự khác biệt về nguyên cớ Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai?
A. Mở rộng thị trường B. Khai thác nguyên nhiên liệu
C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874.
Câu 65. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần
thứ hai
A. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội
B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội
C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội
D. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Câu 66. Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai với lần thứ
nhất là
A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy.
B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
C. chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam.
D. quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoang mang.
Câu 67: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng năm 1858 Pháp đã chuyển mục tiêu tấn công vào?
A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Hải Phòng.
Câu 68: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được mở đầu bằng sự kiện?
A. Đức đánh chiếm Pháp. B. Đức đánh chiếm Ba Lan.
C. Đức đánh chiếm Liên Xô. D. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc.
Câu 69: Thực dân Pháp tiến đánh Gia Định (1859) nhằm thực hiện âm mưa?
A. Muốn làm chủ lưu vực sông Mê Công.
B. Muốn chuyển sang chiến thuật đánh lâu dài.
C. Dùng Gia Định làm bàn đạp tấn công Lào.
D. Cần chiếm lĩnh vùng khoáng sản giàu có.
Câu 70: Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 1917-1945?
A. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ.
B. Trở thành một cường quốc công nghiệp.
C. Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Đạt sản lượng thép đứng đầu thế giới.
Câu 71: “Bình Tây Đại nguyên soái” là chỉ vị tướng nào sau đây?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định.
C. Hoàng Diệu. D. Phan Thanh Giản.
Câu 72: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1919-1929 là gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì sự phát triển.
B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược.
C. Từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế.
D. Các nước phát xít liên minh với nhau và hình thành phe Trục.
Câu 73: Lực lượng nào sau đây được thành lập để chống phát xít sau năm 1942?
A. Phe Liên minh dân chủ. B. Khối Đồng minh chống phát xít.
C. Khối Hiệp ước chống phát xít. D. Phe Hòa bình liên kết.
Câu 74: Ngày 15-8-1945 là mốc đánh dấu sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm hình thành.
B. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Câu 75: Trục phát xit Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô được thành lập gồm những quốc gia nào sau đây?
A. Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ. B. Anh, Pháp, Liên Xô.
C. Áo, Phần Lan, Trung Quốc. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
Câu 76: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là
điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam (1858)?
A. Muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.
B. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công vào kinh thành Huế.
C. Là nơi có cảng nước sâu, tàu thuyền lớn dễ dàng qua lại.
D. Nơi tập trung nhiều giáo dân, giáo sĩ có thể làm nội ứng.
Câu 77: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Trả thù việc Gác-ni-ê bị giết ở trận Cầu Giấy.
B. Trừng phạt nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1862.
C. Ngăn cản nhà Nguyễn tiến hành cải cách đất nước.
D. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”.
Câu 78: Nguyên nhân thực dân Pháp đưa quân tiến đánh Gia Định (1859)?
A. Có lực lượng của Đuy-puy làm nội ứng. B. Làm bàn đạp để tiến đánh Bắc Kì.
C. Có thể tiến đánh Cam-pu-chia dễ dàng. D. Nhân dân Gia Định thuận theo Pháp.
Câu 79: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945) có ý nghĩa nào sau đây
đối với tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn.
D. Lực lượng phe Đồng minh bị tiêu diệt.
Câu 80. Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân
loại?
A. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô hình thành.
B. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 81. Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng 2 ở Nga (1917) và Cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc (1911) là gi?
A. Tính chất cách mạng.
B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Lực lượng tham gia.
D. Phương pháp đấu tranh.
Câu 82. Tính chất của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 là gì?
A. Dân chủ dân chủ tư sản.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 83. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Tháng hai và cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917 là gì?
A. Phương pháp đấu tranh.
B. Lãnh đạo cách mạng.
C. Tính chất cách mạng.
D. Lực lượng cách mạng.
Câu 84. Bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế
giới là gì?
A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
C. Bài học về phương pháp đấu tranh.
D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
Câu 85. Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga là gì?
A. Chế độ phong kiến.
B. Chính phủ tư sản lâm thời.
C. Liên quân các nước đế quốc.
D. Giặc ngoại xâm, nội phản.
Câu 86. Bản chất nhà nước vô sản Nga mang lại quyền lợi cho ai?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Nhân dân.
Câu 87. Từ tháng 3/ 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách gì?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Lao động cưỡng bức.
C. Tổng động viên quân dịch.
D. Kinh tế mới NEP.
Câu 88. Nội dung nào sau đây không là tác động của khoa học kĩ thuật đối với nhân loại?
A. Dẫn đến hình thành các công ti độc quyền.
B. Chạy đua vũ trang giữa các nước đế quốc.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
D. Thúc đẩy văn hóa phát triển.
Câu 89. Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới những năm 30 so với những năm
20 của thế kỉ XX là gì?
A. Đảng cộng sản ra đời ở các nước.
B. Chính đảng tư sản lãnh đạo.
C. Phương pháp đấu tranh thay đổi.
D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
Câu 90. Vai trò chủ yếu của quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới là gì?
A. Thống nhất hành động và tập hợp lực lượng.
B. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản.
C. Giúp đỡ về vật chất, vũ khí, nhân lực.
D. Ủng hộ về tinh thần, đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Câu 91. Tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới là
A. Hội quốc liên.
B. Liên Hợp Quốc.
C. Quốc tế cộng sản.
D. Mặt trận Đồng minh.
Câu 92. Quốc tế cộng sản là tổ chức quốc tế của lực lượng nào dưới đây?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Vô sản.
Câu 93. Giai đoạn 1918 – 1929 chủ nghĩa tư bản phát triển
A. ổn định tạm thời.
B. khủng hoảng trầm trọng.
C. phát triển xen kẽ khủng hoảng.
D. phát triển phồn vinh.
Câu 94. Khủng hoảng của thế giới tư bản thời kì 1929 – 1933 diễn ra khỏi đầu từ lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Tài chính ngân hàng.
D. Thương nghiệp.
Câu 95. Điểm chung cơ bản giữa các khối nước đế quốc thực hiện cải cách để thoát khỏi khủng
hoảng 1929 – 1933 là gì?
A. Nhiều thuộc địa, giàu tài chính.
B. Thể chế dân chủ rộng rãi.
C. Các tổ chức độc quyền ở hình thức cao.
D. Phong trào mặt trận nhân dân mạnh mẽ.
Câu 96. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.
B. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức.
D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.
Câu 97. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 98. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giành được độc lập.
Câu 99. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động trực tiếp đến các nước Đông Âu là
A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhton.
B. hình thành trật tự 2 cực Ianta.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. các nước thuộc địa giành được độc lập.
Câu 100. Hệ thống Vecxai – Oasinh tơn ra đời sau khi
A. chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918) kết thúc.
B. chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc.
C. Đức xâm chiếm và thống trị Đông và Nam Âu năm 1940
D. Đức tấn công Liên Xô (6/1941).
Câu 101. Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích 
A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền.

II: TỰ LUẬN
Câu 1: Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành động của phe phát xít
trong những năm 30 của thế kỉ XX.
Câu 2: Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trọng việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp
(1858-1884).

Câu 3: Trình bày khái quát đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta từ 1858 đến 1867.
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? Khái
quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.
Câu 5. Phân tích ý nghĩa chiến thắng chủ nghĩa phát xít của quân Đồng minh trong
chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
Câu 6. Nêu tóm tắt những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Câu 7. Có đúng không khi cho rằng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta từ tháng 9/1858 đến trước ngày 5/6/1862 đã ảnh hưởng đến quá trình xâm lược Việt
Nam của thực dân Pháp?
Câu 8. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?

Đáp án
Câu Nội dung Điểm
1 Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành
động của phe phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX.
- Liên Xô:
+ Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác 0,25
với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Kiên quyết đứng về phía các nước bị đế quốc phát xít xâm lược. 0,25
-Anh, Pháp: 0,25
+ Không liên kết chặt chẽ với Liên Xô vì muốn giữ nguyên trật tự thế
giới có lợi cho mình.
+ Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía 0,25
Liên Xô.
- Mĩ: 0,25
+ Ban hành Đạo luật trung lập.
+ Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ => tạo điều kiện 0,25
cho khối phát xít mạnh tay hành động.
Như vậy, các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô đã không có sự thống
nhất để ngăn chặn những hành động gây chiến của phe phát xít. Đây 0,25
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939-1945).

Câu Nội dung


2 Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân
Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược:
Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu, từ chối mọi đề nghị canh
tân đất nước => Làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu; khiến thực
dân Pháp dễ dàng kiếm cớ xâm lược Việt Nam (1858); làm đất nước mất dần
sức đề kháng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884).
-Trong quá trình kháng chiến chống Pháp (1858-1884):
nhà Nguyễn mắc nhiều sai lầm: sai lầm về chiến thuật; dần từ bỏ con đường
vũ trang chống Pháp, đi theo con đường thương lượng, đầu hàng từng bước
đến đầu hàng thực dân Pháp hoàn toàn; bỏ qua những thời cơ để kháng chiến
chống Pháp thuận lợi
 Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để nước ta rơi vào tay
thực dân Pháp
 Trình bày khái quát đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân
3
Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1867.
 - Đi từ một lãnh đạo thống nhất là triều đình nhà Nguyễn đến nhà nước phong
kiến không còn vai trò lịch sử, nhân dân tự đấu tranh.
 - Diễn ra đồng thời với quá trình xâm lược của thực dân Pháp, Pháp xâm lược
đến đâu nhân dân ta đấu tranh đến đó.
 - Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong khi chế độ phong kiến
rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, nhà Nguyễn đã từng bước bỏ rơi
ngọn cờ lãnh đạo, không tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh
giặc.
 - Phải đối phó với kẻ thù mới, có sức mạnh quân sự - kinh tế hơn hẳn, chủ
nghĩa đế quốc đang hiếu thắng và chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh giành
thuộc địa.
 - Xác định đúng kẻ thù chủ yếu của dân tộc, đặt mâu thuẫn dân tộc lên trên
mâu thuẫn giai cấp.
Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất?
4 Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.

* Nguyên cớ Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất
- Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy.
* Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì
- Quân Pháp do đại úy Gácniê bắt đầu từu Sài Gòn tấn công ra Hà Nội
- 5/11/1873: quân Pháp đến Hà Nội > giở trò khiêu khích
- 16/11/1873:Pháp mở của sông Hồng và áp dụng biểu thuế quan mới
- Sáng 19/11/1873: Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội
yêu cầu nộp khí giới và giải tán quân đội
- Sáng 20/11/1873: Quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Thành
Hà Nội bị thất thủ.
- Trong 2 tháng 11,12/1873, Pháp đẩy mạnh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

Câu 5. Phân tích ý nghĩa chiến thắng chủ nghĩa phát xít của quân Đồng minh trong chiến
tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển
biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh
- Các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á, cùng với LX tạo thành hệ thống XHCN. LX
ngày càng vững mạnh, trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống XHCN đối trọng với Mĩ trong
trật tự thế giới 2 cực.
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nc TBCN. Các nước PX- lực lượng cực đoan
nhất của CNĐQ bị loại bỏ. A,P là những nước TB hàng đầu trước chiến tranh thì giờ đây đều
suy yếu. Riêng Mĩ vươn lên sau chiến tranh,đứng đầu hệ thống TBCN
- Chiến thắng CNPX tạo đktl cho phong trào gpdt bùng nổ và phát triển sau CTTG2, làm sụp đổ
hoàn toàn hệ thống thuộc địa của CNĐQ, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc từng bước
trở thành quốc gia độc lập.
Câu 6. Nêu tóm tắt những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Hướng dẫn trả lời:
- Diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại…
- Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ
nghĩa tư bản…
- PTCMTG bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của CM tháng Mười Nga và sự
kiết thúc của cuộc CTTG thứ nhất….
- CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy
biến động…
- CTTG2 là cuộc CT lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại…
Câu 7. Có đúng không khi cho rằng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
từ tháng 9/1858 đến trước ngày 5/6/1862 đã ảnh hưởng đến quá trình xâm lược Việt Nam
của thực dân Pháp?
Đ.án:
* Ý kiến trên là đúng
* Lí giải:
- Góp phần làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp
+ Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, đây là vị trí
chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch
“đánh nhanh, thắng nhanh”. Sáng 1/9/1858, chúng nổ sung tấn công bán đảo Sơn Trà.
+ Ngay khi giặc xâm lược, quân dân ta anh dũng chống trả, những trận đấu diễn ra ở xã Cẩm Lệ
ven biển Hòa Vang, nhưng không cản được giặc.
+ Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân đội triều đình đắp lũy không cho giặc tiến sâu vào nội
địa, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Suốt 5 tháng, quân
Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn, thực phẩm thiếu thốn. Bị sa lầy ở Đà Nẵng, chúng
buộc phải thay đổi kế hoạch…
- Góp phần làm chậm quá trình mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì của thực dân Pháp.
+ Khi Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình mặc dù đông, vũ khí, lực lượng nhiều
nhưng nhanh chóng tan rã, chiếm được thành. Tuy nhiên giặc Pháp vẫn vấp phải những khó khăn
mới, các nghĩa quân vẫn ngày đêm bám sát, tìm cách tiêu diệt địch. Hoảng sợ chúng quyết định
phá hủy thành Gia Định, rút xuống tàu cố thủ.
+ Khi giặc mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam kì chúng đã vấp phải cuộc chiến đấu
quyết liệt của nhân dân ta. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính…chiến đấu
anh dũng, lập được nhiều chiến công…
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển khiến Pháp vô cùng bối rối, lo
sợ. Pháp vội vàng kí với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước Nhâm Times New Roman

Câu 8. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?
- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dan ta đã anh dúng chiens đấu chống Pháp
+ Ở Hà Nội, dọc sông Hồng: Nhan dân tạo bức tường lửa để làm chậm bước tiến của quân thù
+Những nơi khác: Nhân dân nổi trống, mõ, khua chiêng cổ vũ nhân dân chiến đấu
- Khi Pháp chiếm dược Hà Nội, mở rộng phạm vi đánh chiếm các tỉnh đồng bằng: đi đến đâu
chúng cũng vấp phải sức chiến đấu của nhân dân các địa phương
- Khi Rivie kéo quân đánh Nam Định: Từ phía Sơn Tây và Bắc Ninh , quân dân ta đã áp sát Hà
Nội để uy hiếp Pháp
- Tháng 5/1883, chiến thắng Cầu Giấy lần hai, quân ta lại một lần nữa giáng cho địch đồn nặng nề
khiến tướng Pháp Rivie đã tử trận.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần hai đã thể hiện:
+ ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt địch của nhân dân ta
+Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng bằng con đường thương thuyết.

You might also like