Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

sự chính xác hóa, hiện đại hóa về khái niệm phân tử mà ngược lại, nó làm thu hẹp

phạm vi phản ánh của khái niệm phân tử. Bời vì trong thực tế dưới góc độ hóa học có
những chất cấu tạo từ các ion, nhưng quan niệm về phân tử dưới góc độ vật lý lại
không bao hàm chúng. Do đó, định nghĩa trên không có cơ sở khoa học chắc chắn cho
sự tồn tại của nó trong Hóa học hiện đại. Trong khi đó, nhu cầu bức thiết về nhận thức
và thực tiển đòi hỏi phải có những quan niệm đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về khái niệm
phân tử.
- Học thuyết về cấu trúc nguyên tử ra đời đã góp phần tích cực, quan trọng và có
tính quyết định đối với những nhu cầu đòi hỏi đó.
3. Phép biện chứng trong khái niệm chất hóa học phức tạp
- Cùng với sự hình thành khái niệm nguyên tố hóa học, khái niệm “chất hóa học
phức tạp” cũng được xuất hiện vào giữa thế kỷ XVII. Theo quan niệm của nhà hóa học
Bôi-lơ thì các nguyên tử của nguyên tố hóa học có khả năng kết hợp lại với nhau tạo
thành những tập hợp lớn hơn, những tập hợp thứ cấp. Do tương tác hóa học như vậy
của một vài nguyên tố mà Bôi-lơ gọi là các chất hóa học phức tạp. Như vậy, trong các
công trình nghiên cứu của Bôi-lơ, khái niệm chất hóa học phức tạp mâu thuẫn với khái
niệm nguyên tố hóa học. Chính vì thế mà về sau này, khái niệm chất hóa học phức tạp
lại được phân hóa ra thành hai loại là hợp chất hóa học và dung dịch. Trong đó, hợp
chất hóa học là các chất hóa học phức tạp có thành phần không thay đổi. Còn dung dịch
là các chất hóa học phức tạp có thành phần hóa học thay đổi. Theo dõi lịch sử phát triển
của Hóa học, chúng ta thấy hai khái niệm đó được hình thành và hoàn thiện dần dần
với một thời gian khá dài khoảng gần 150 năm. Trong khoảng thời gian đó đã nảy sinh
cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai quan niệm khác nhau, đối lập nhau của hai nhà hóa học
là Béc-tô-lê và Pơ-rút về các khái niệm này.
- Béc-tô-lê (1748 - 1822), nhà hóa học sáng lập ra học thuyết về Cân bằng hóa học
đã phủ nhận sự khác biệt giữa các dung dịch và các hợp chất có thành phần không đổi.
Bởi vì ông cho rằng, thành phần của tất cả các chất hóa học phức tạp không phải là bất
biến mà có thể thay đổi liên tục trong những giới hạn nhất định tùy theo các điều kiện
tương tác hóa học.
- Khác với quan điểm của Béc-tô-lê, dựa trên sự phân tích các chất khoáng tự
nhiên, Pơ-rút đã đi đến kết luận rằng, cùng một chất điều chế được theo các phương
pháp khác nhau, từ các chất khoáng khác nhau thì chỉ có một thành phần mà thôi. Ông
còn khẳng định, hợp chất là một sản phẩm đặc thù mà tự nhiên đã dàng cho nó một
thành phần không đổi ngay cả khi thông qua con người cũng không bao giờ sản sinh ra
hợp chất bằng cách nào khác ngoài cách cầm cân trong tay, nghĩa là bằng trọng lượng
và kích thước. Dù ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, dù phương thức tổng hợp và hình
thức thể hiện bề ngoài có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì các hợp chất đều có
các tính chất giống nhau không có sự thay đổi. Điều đó là hiển nhiên, bởi vì đã là một
hợp chất nào đó, như muối Natriclorua chẳng hạn, thì dù tìm thấy hoặc làm ra ở đâu
chúng vẫn chỉ là Natriclorua mà thôi.
- Trong các chất hóa học phức tạp được coi là những hợp chất hóa học đều có tính
chất đặc trưng là không có sự biến đổi các thành phần. Ngược lại, khả năng biến đổi
liên tục của các thành phần lại là thuộc tính đặc trưng của dung dịch. Do đó, quan niệm
“chất hóa học phức tạp” bao gồm cả "hợp chất hóa học” và "dung dịch” với tính cách là
những khái niệm riêng biệt, mới xem thì thấy hai khái niệm đó phủ định lẫn nhau. Đã
là hợp chất hóa học sẽ không thể nào là dung dịch được và ngược lại. Bởi vì, các dấu
hiệu bản chất ở trong hai khái niệm ấy hoàn toàn trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau.
Sự mâu thuẫn ấy đã diễn ra liên tục trong suốt lịch sử phát triển của khái niệm về chất
hóa học phức tạp, và tạo nên một trong những động lực cơ bản thúc đẩy sự hoàn thiện
khái niệm chất hóa học phức tạp dó.
- Thật vậy, ngay sau khi đã xác lập định luật thành phần không đổi của các hợp
chất hóa học, nhà hóa học Đan-tơn đã tìm ra định luật tỷ lệ bội đơn giản. Định luật này
ra đời là một bước tiến quan trọng trên con đường xây dựng học thuyết khoa học về
nguyên tử. Các quan niệm của Pơ-rút về thành phần không đổi của các hợp chất hóa
học không những được xác minh bằng thức nghiệm về sau mà còn có cǎn cứ lý luận
nữa.
-Chẳng hạn, Menđê-lê-ép đã cho rằng, dung dịch là những hợp chất hóa học xác
định ở trạng thái phân ly. Để nêu bật quan điểm của mình về cấu tạo của dung dịch,
trong cuốn sách “những cơ sở của hóa học”, Men-đê-lê-ép đã viết: ”Quan niệm về các
dung dịch và các hợp chất xác định không thừa nhận chúng tồn tại riêng rẽ, mà cho
rằng chúng là một trạng thái đặc biệt của các hợp chất nhất định. Qua đấy mà ta có
được sự thống nhất của các khái niệm hóa học và nếu chấp nhận khái niệm cơ- lý về
các hợp chất không xác định thì không thể có sự thống nhất ấy".(Ð.I. Men-dê-lê-
ép:Những cơ sở của Hóa học, tập 1, tiếng Nga, Nxb Hóa học Trung ương, 1934, trang
409).
- Việc quy khái niệm dung dịch về khái niệm hợp chất hóa học trở nên không có
cơ sở khi các nhà hóa học đã tập trung chú ý nghiên cứu dung dịch nhiều hơn trước.
Người ta đã tìm hiểu những giản đồ thành phần- tính chất của các hệ đa cấu tử. Quy mô
nghiên cứu về vấn đề này ngày càng mở rộng và thành quả cơ bản của việc nghiên cứu
đó là sự hình thành môn Phân tích Hóa lý. Thêm vào đó, một số nhà hóa học đã tích lũy
các tư liệu đủ để chứng minh cho sự sai lầm của việc quy kết ở trên. Chẳng hạn, viện sĩ
hàn lâm khoa học Kô-nô-va-lốp - một học trò của Men-đê-lê-ép đã nói rằng: “Việc biến
hóa Hóa học là do các tương tác tuân theo quy luật liên tục gây ra. Chúng ta sẽ không
thể tránh khỏi mâu thuẫn nếu trong các quan niệm của chúng ta về ái lực chỉ hạn chế
trong lĩnh vực tỷ lệ không đổi, ... không còn nghi ngờ gì nữa những giới hạn của Hóa
học mà ngày xưa để lại và đã đưa Hóa học vào lĩnh vực hằng định, đã tỏ ra chật hẹp”.
- Dần dần, người ta bắt đầu nêu ra khuynh hướng đối lập với khuynh huớng quy
kết ban đầu. Nếu như ở thế kỷ XIX các nhà hóa học tìm cách quy khái niệm dung dịch
về khái niệm hợp chất hóa học xác định thì trong những năm đầu của thế kỷ XX, người
ta lại thường thấy ý định đưa khái niệm dung dịch lên vị trí hàng đầu và coi các hợp
chất hóa học xác định như là những trường hợp riêng biệt của các dung dich.
- Rõ ràng nhận thấy thành phần của các chất hóa học phức tạp không phải là bất
biến mà thường xuyên biến đổi. Khi nhấn mạnh về vấn đề này, nhà hóa học như N.X.
Cuốc-na-cốp đã nhận xét rằng: “Chúng ta cần phải coi các dung dịch và các chất có
thành phần biến đổi hoặc các xon-vát là dạng cơ bản của các biến hóa hóa học. Dù
thoạt nhìn có vẻ kỳ lạ như thế nào đi nữa thì chính nguyên lý liên tục từ nay trở đi sẽ có
nhiệm vụ bảo vệ tính bất khả xâm phạm của định luật thành phần không đổi và nêu lên
được đặc tính của tính gián đoạn khi hình thành các hợp chất hóa học xác định. Thực tế
thì cái đặc trưng các đặc trưng cho một hợp chất nhất định không phải là thành phần
chất rắn vì nói chung thành phần đó là biến đổi, mà là thành phần không đổi của các
điểm bất thường hoặc bất biến trên các giản đồ tính chất của chất rắn. Vì nguyên nhân
đó, các tính chất của các điểm bất thường có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Ở những
điểm đó, sự đồng nhất của chất rắn hoặc lỏng không bị xâm phạm gì, nhưng trên giản
đồ thành phần - tính chất, người ta thấy có sự cắt nhau đặc sắc của hai nhánh dưới một
góc”. (N.X. Cuốc-na-cốp: Mở đầu về phân tích hóa lý, tiếng Nga, Nxb Viện hàn lâm
khoa học Liên Xô, 1940, trang 34).
- Ý kiến trên đây của N.X. Cuốc-na-cốp thỉnh thoảng có xuất hiện khuynh hướng
muốn đưa khái niệm dung dịch lên hàng đầu nhưng trong khi làm nổi bật sự tương
quan giữa khái niệm dung dịch với khái niệm hợp chất hóa học ông đã nhấn mạnh mối
liên hệ chặt chẽ, sự thống nhất mâu thuẫn, sự cần thiết của cả hai khái niệm. Hóa học
hiện đại đã chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp vẫn có mối liên hệ lẫn nhau giữa các
dung dịch với các hợp chất hóa học, xác định giống như mối liên hệ giữa một bên là
của các số nguyên đơn giản với một bên là của các số phân số, bao gồm cả các số vô tỷ
nữa. Một trong những ví dụ đơn giản nhất về mối liên hệ lẫn nhau này là hệ AgCl-TiCl.
Hệ này hình thành nên một đường liên tục của các dung dịch rắn và lỏng. Có thể lấy
một ví dụ khác như các tỷ lệ quan sát được trong hệ Magie và Bạc. Hợp chất AgMg
được hình thành trong hệ đó, nóng chảy ở 8200C và tạo ra các cấu tử của nó, những
dung dịch rắn giới hạn. Trong trường hợp này cả hai phía điểm đặc trưng thành phần
của hợp chất xác định đều được bao bọc bằng những điểm biểu thị thành phần của các
dung dịch Ag-Mg.
15

KẾT LUẬN

- Từ khi ra đời, hóa học có một vị trí rất quan trọng trong nhận thức nói chung và khoa
học nói riêng. Điều đó cho thấy sự ra đời của hóa học làm phong phú thêm những tri thức của
con người trong việc nhận thức về thế giới, giúp con người lý giải những hiện tượng xảy ra
trong đời sống mà các bộ môn khác không thể lý giải nổi.

- Hóa học có vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiển. Điều đó được thể hiện
ở chỗ, nhờ các tri thức hóa học mới định hướng cho sự phát triển cho ngành công nghiệp hóa
học, điều chế các loại dược chất phục vụ cho quá trình sản xuất và cho cuộc sống con người.

- Việc nghiên cứu hóa học giúp con người tin tưởng hơn vào tri thức đã được khái quát
trong triết học, nâng cao khả năng tính toán được một cách chính xác những đại lượng trong
quá trình nghiên cứu.
16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Thông (chủ biên): Vai trò phương pháp luận Triết học Mác- Lê
nin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên, NXB Khoa học Xã hội, 1977

2. Ph. Ăng ghen: Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994

3. M.I. Sakhoparanacop: Một số vấn đề Triết học của hóa học, NXB Sự thật, Hà
Nội, 1962

4. B. Kêđrốp: Lênin bàn về sự liên hệ giữa Triết học và khoa học tự nhiên, NXB
Sự thật, Hà Nội, 1963

5. PGS.TS. Đoàn Quang Thọ (chủ biên): Giáo trình triết học, NXB lý luận chính
trị, Hà Nội, 2017.
16

You might also like